10 thg 5, 2014

Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ - Phần V: Thông tin và truyền thông




Phần V: Thông tin và truyền thông nước Mỹ
Ở Mỹ hiện có tất cả 11.600 hệ thống truyền hình cáp đang hoạt động phục vụ khoảng 33.000 khu vực dân cư. Rất nhiều chương trình mới khác nhau theo ý thích của những nhóm nhỏ hoặc những ý thích đặc biệt cũng ra đời.
Bạn đọc Lê Oanh tiếp tục chia sẻ với bạn đọc Tuần Việt Nam về lĩnh vực thông tin và truyền thông nước Mỹ - một trong những nội dung của cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" của nhà văn Mỹ nổi tiếng Doulas K.Spevenson. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
T CNN. nh ly t Internet.
Báo chí

Khi nói về báo chi Mỹ, nhiều người bên ngoài nước Mỹ nghĩ đên một tờ báo nghiêm túc, số trang không nhiều, tờ Internationnal Herald Tribune (Diễn đàn người đưa tin quốc tê), được nêu trong danh sách báo hằng ngày của nhiều nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, tờ Internationnal Herald Tribune không hoàn toàn là một tờ báo Mỹ. Có bán tại 164 nước, nó được biên tập tại Paris, và in đồng thời ở Paris, London, Zurich, Praha,Marseilles, Rome, Frankfurt, Hồng Công, Singapo, Tokyo, New York, và Miami.
Tờ báo là nơi tiêu thụ thông tin quốc tế, hầu hết những tin tức này lấy từ những tờ báo mẹ lớn hơn, tờ New York Time (Thời báo Mew York) và tờ The Washinhton Post (Bưu điện Washington). Thế nhưng nhiều người Mỹ chưa bao giờ nghe đến tờ báo này. Và ít người Mỹ đọc báo này khi họ đã có những báo hàng ngày dăng đầy đủ tin tức.

Năm 1992, hơn 10.000 loại báo xuất hiện ở khoảng 6.500 thành phố ở Mỹ. Hầu hết các báo hàng ngày đều được ra nhiều hoặc trình bày bóng đẹp vào các dịp lễ Noel, lễ Tạ ơn, hoặc vào Ngày Quốc khánh Mỹ 4/7. Trong số đó bao gồm cả 85 loại báo tiếng nước ngoài in bằng 34 thứ tiếng khác nhau. Mỗi ngày ở Mỹ bán trên 60 triệu tờ báo .
Tám trăm chín mươi số báo Chủ nhật thường lớn hơn các số ra ngày thường. Kỷ lục bán báo chủ nhật là tờ New York Time. Có một số báo chủ nhật năm 1965 dày 946 trang, nặng trên 7 pao, và giá 50 cent. Người Mỹ có truyền thống đọc báo chủ nhật, đối với một số người đây là hình thức thay cho việc đến nhà thờ. Các báo Chủ nhật có lượng phát hành trung bình 62 triệu bản. Cũng có hơn 7.000 loại báo được xuất bản hằng tuần, hằng nửa tuần, hoặc hàng tháng.

Hầu hết các báo hàng ngày đều là những loại có “chất lượng” chứ không phải “bình dân” (có nghĩa là không chất lượng). Trong số 20 tờ báo có chất lượng phát hành lớn nhất, chỉ có hai hoặc ba tờ thường chú ý đến tội phạm, tình dục và các vụ bê bối. Tờ báo có lượng phát hành lớn nhất , The Wall Street Journal (Tạp chí phố Wall) trên thưc tế là tờ báo rất nghiêm túc.

Người ta thường nói là không có “báo chí dân tộc” ở Mỹ cũng như ở Anh, nơi một vài tờ báo trội hơn hẳn về số lượng lưu hành và được cả nước đọc. Theo một nghĩa nào đó, điều này là đúng sự thực. Hầu hết các báo cáo hằng ngày được phân phối tại địa phương, hoặc trong khu vực, người ta mua một trong những tờ báo của thành phô lớn cộng thêm những tờ của địa phương nhỏ hơn. Một vài tờ trong số những báo nổi tiếng nhất như The Wall Street Jourall có thể có mặt trong toàn quốc.
Tuy nhiên, người ta không thể hy vọng tờ The Milwaukee Journal được tìm đọc ở Boston Globe được tìm đọc ở Houston. Chỉ có một tờ báo thực sự là báo của quốc gia, tờ USA Today (Nước Mỹ ngày nay). Nhưng tờ báo này vẫn chỉ có lượng lưu hành là 1,5 triệu bản và nó chỉ có thể cung cấp tin thuộc các môi quan tâm chung chung. Trong một đất nước mà tin tức và các sự kiện chính trị ở các bang , thành phố, và đại phương có ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến người đọc và vì thế thu hút họ, thì điều đó là không đủ.
Tuy nhiên, theo một nghĩa khác, xuất phát từ ảnh hưởng và việc chia sẻ tin tức, thì phải có một tờ báo quốc gia. Một số tờ báo lớn nhất đồng thời cũng là các hãng thu thập tin tức. Họ không chỉ in ấn báo chí mà còn thu thập và bán thông tin, tin đặc biệt, và ảnh cho hàng trăm tờ báo khác ở Mỹ và trên thế giới. Ba trong số các hãng dịch vụ tịn tức được biết đến nhiều hơn là The New York Time, The Washington Post, và The Los Angeles Time.

Một ví dụ được nhiều người biết đến, một câu chuyện của CIA để lộ ra được đăng ở tờ The New York Time cũng xuất hiện trên mặt báo của 400 tờ khác của Mỹ và được hàng trăm tờ báo nước ngoài khác lấy đăng. “Nhặt” đăng không hoàn toàn đúng. Các câu chuyện như thế đã được đăng ký bản quyền và các tờ báo khác phải trả tiền nếu muốn sử dụng.
Các tờ báo khác thường tránh phải trả tiền cho các thông tin như vậy bằng cách đưa tin câu chuyên này từ báo gốc và trích một cách gián tiếp (“Tờ Washington Post hôm nay đã đưa tin là …”). Vì có nhiều các báo khác đăng tin lấy từ các tờ báo và tạp chí chủ yếu của Mỹ như thế nên những tờ báo này có ảnh hưởng rất lớn, vượt ra ngoài các độc giả của họ trong toàn quốc và trên thế giới.

Hơn nữa, các tờ báo này và những tờ báo khác như The Christian Science Monitor (Người quan sát khoa học Thiên chúa giáo), The Baltimore Sun (Mặt trời Baltimore), The St. Louis Dispatch (Thông điệp St.Louis) hoặc The Milwaukee Journal thường được nhắc đến trong số những tờ báo hay trên thế giới. Trong một cuộc điều tra quốc tế rộng rãi về các hãng báo chí, tờ The New York Time được hầu hết mọi người đánh giá là “Nhật báo hàng đầu thế gới”.

Các nhà báo chuyên trách từng mục viết cho nhiều tờ báo khác nhau, các bài báo của họ được một hãng bán để tăng cùng một lúc trên nhiều tờ báo, cũng có ảnh hưởng tương tự. Những người chuyên viết xã luận và bình luận nghiêm túc cho các báo chủ yếu hàng ngày được đăng bài trên hàng trăm báo nhỏ hơn trong cả nước. Điều này giúp người đọc ở thị trấn nhỏ hàng ngày biết được quan điểm của một số nhà phân tích thời sự quốc tế và trong nước giỏi nhất. Nhiều tờ báo cũng sử dụng các nhà báo này như một cách để cân bằng quan điểm chính trị. Trên các trang đằng sau trang xã luận của các báo thường in song song bài của những nhà bình luận theo trường phái tự do và bảo thủ hàng đầu.

Những tranh biếm họa chính trị và xã luận cũng được khá nhiều tờ báo dùng. Những người vẽ tranh biếm họa chính trị nổi tiếng như Oliphant hoặc MacNelly được hầu hết người đọc Mỹ và nhiều tờ báo nước ngoài biết đến. Các bài báo hài hước và châm biếm cũng thường nổi tiếng trên thế giới.

Các cơ quan thông tấn
Các báo Mỹ lấy một lượng tin rất lớn từ những nguồn giống nhau, những nguồn này phục vụ khoảng nửa số dân trên thế giới, đó là hai hãng thông tấn Mỹ, AP và UPI. Hai hãng thông tấn quốc tế này là những hãng lớn nhất thế giới. Không giống như những hãng thông tấn khác, ví dụ hãng thông tấn của Pháp AFP, không hãng nào do nhà nước sở hữu, quản lý hoặc điều hành. AP là hãng lâu đời và lớn nhất thế giới (Thành lập năm 1884).
Hãng có phóng viên và thợ chụp ảnh làm việc tại 122 phòng thông tin trong nước và 56 văn phòng nước ngoài. Họ có khoảng 10.000 nơi đặt mua định kỳ, đó là các hãng tin tức, báo chí, cơ quan phát thanh truyền hình và các tổ chức khác trong 115 nước trả tiền để có và được sử dụng tin và ảnh của AP. UPI là hãng thông tấn lớn thứ hai, có 92 văn phòng trong nước và 81 văn phòng ngoài nước trên 90 nước khác.
Theo dự đoán, tổng cộng khoảng hai tỷ người trực tiếp hoặc gián tiếp có được thông tin thời sự phần lớn từ AP và UPI. Người ta cung cho rằng lý do giải thích tại sao dường như có quá nhiều tin về “Mỹ”trên thế giới là vì cả hai hãng thông tấn này đều có trụ sở chính ở Mỹ.

Một đặc điểm cơ bản của nền báo chí Mỹ là hầu hết các chủ biên và nhà báo đều tán thành một điều, tin tức cần được phân biệt thật rõ – càng rõ càng tốt – với quan điểm về những tin đó. Theo đạo đức báo chí và truyền thông, các phóng viên và chủ biên trẻ được dạy là mục ý kiến và quan điểm chính trị phải để ở trang ý kiến và xã luận. Tất nhiên, họ biết rằng việc chọn lựa tin tức để đưa lên báo có thể gây thiên lệch. Nhưng họ sẽ phải cố để tách biệt hai thể loại này.

Cũng còn có lý do kinh tế rất thuyết phục để tách tin tức và quan điểm. Vào cuối thế kỷ XIX, người ta đã phát hiện ra rằng nhiều độc giả tin tưởng vào mua báo khi tin tức không bị lái sang hướng này hoặc hướng khác. Ngày nay, thường khó phân biệt một tờ báo là Dân chủ hay Cộng hòa, tự do hay bảo thủ. Một ví dụ là hầu hết các báo đều thận trọng đưa tin không thiên lệch và tương đương nhau về các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử. Họ có thể ủng hộ người này hoặc người khác trên các trang xã luận, như năm này có thể là một ứng cử viên của Đảng Cộng hòa , năm sau lại là của Đảng Dân chủ.

Hãng AP va UPI có được uy tín và thành công trên thế giới là nhờ vào chính sách này. Chỉ bằng cách thận trọng hạn chế ở mức đưa tin – ai nói gì và cái gì xảy ra trên thực tế, xảy ra như thế nào, lúc nào và ở đâu – họ đã giành được sự tin cậy và vì thế tin tức của họ được sử dụng rộng rãi. Để bảo vệ danh tiếng khách quan của mình, cả AP và UPI đều thực hiện những luật lệ nghiêm ngặt. Những luật lệ này ngăn không để các báo thay đổi quá nhiều tin gốc của AP và UPI trong khi vẫn tuyên bố các hãng này là nguồn.

Ngoài việc bán thông tin, AP và UPI hàng ngày còn cung cấp hàng chục bức ảnh và tranh châm biếm chính trị cho những mục chính của các báo. Những bức ảnh này thể hiện những quan điểm khác nhau và biểu hiện mọi thái độ, từ ca ngợi đến chế nhạo. Những người đặt mua được tự do lựa chọn và cho in ấn những gì họ thấy phù hợp với mình nhất.

Tự do thông tin

Do ở Mỹ không có một hãng thông tấn chính thức hoặc của nhà nước nào nên cũng không có tờ báo chính thức hoặc của nhà nước nào cả. Không có sự kiểm duyệt của nhà nước, không có “quy định về bí mật quốc gia”, cũng như bất cứ luật nào nói, ví dụ như, hồ sơ của nhà nước phải giữ bí mật sau nhiều năm. Luật tự do thông tin cho phép tất cả mọi người (người Mỹ hay nước ngoài), kể cả phóng viên báo chí, lấy được thông tin mà nơi khác đơn giản là “không có”. Các tòa án và thẩm phán không thể cấm in một câu chuyện hay xất bản một tờ báo. Ai đó có thể kiện lên tòa sau đó, nhưng tất nhiên lúc ấy câu chuyện đã được đăng.

Các cố gắng của nhà nước giữ không để cho những người đã từng là nhân viên tình báo cho đăng các bí mật của họ đã từng hứa – không “kể toàn bộ câu chuyện”, trích nguyên lời của báo chí – luôn gặp phải thất bại. Một trong những ví dụ dược nhiều người biết đến nhất là khi tờ The New York Time và The Washington Post cho đăng cái gọi là “Tài liệu của Lầu năm góc”. Đây là những tài liệu mật liên quan đến chính sách quân sự của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Sau đó phía báo chí đã thắng Tòa án tối cao. Tòa án tuyên bố (1971): “Quyền của nhà nước kiểm duyệt báo chí được hủy bỏ để báo chí có thể duy trì mãi mãi sự tự do đối với sự kiểm duyệt nhà nước”.

Truyền thống của người Mỹ “bới móc những chuyện bê bối” – đào bới những chuyện bẩn thỉu và phơi bầy cho công chúng thấy – vẫn rất mạnh, và phóng sự điều tra vẫn là một phần lớn công việc của nhà báo. Đây là một lý do giải thích tại sao nhiều thanh niên Mỹ thích nghề báo chí, cho đó là một cách để tạo thay đổi trong xã hội. Tất cả những ai nổi tiếng, dù là chính trị gia, thẩm phán, cảnh sát, tướng tá, nhà kinh doanh hàng đầu, ngôi sao thể thao, hoặc những người hoạt động trong ngành điện ảnh và truyền hình đều là nhân vật được công chúng biết đến.

Rõ ràng, một số người Mỹ không hài lòng với truyền thống viết phóng sự điều tra này. Họ cho rằng thói quen này đã đi quá xa, đến mức làm người ta hiểu sai về đất nước này, đến mức hầu như không thể giữ cho cuộc sống cá nhân khỏi bị đụng chạm. Họ nói báo chí không phải và không nên là một phần của nhà nước.
Giới báo chí Mỹ là phản ứng lại bằng cách trích dẫn những bản quyền của họ được hiến pháp quy định và nhắc lại một cách tự hào những lời cao quý của Thomas Jefferson: “Tự so của chúng ta phụ thuộc vào tự do báo chí, và hạn chế tự do là đánh mất nó”. Giới báo chí cho rằng họ làm công việc phục vụ công chúng, một công việc cần thiết cho một chế độ dân chủ lành mạnh. Tất nhiên, họ cũng biết, cái kém phần cao quý hơn là khi một sự việc được che đậy bí mật thì lại được đưa lên những trang đầu để họ có thể bán được rất nhiều báo.

Tạp chí

Ở Mỹ có trên 11.000 tạp chí và ấn phẩm ra định kỳ. Hơn 4.000 ấn phẩm ra hàng tháng, khoảng 500 ấn phẩm ra hàng tuần. Các tạp chí này viết về mọi chủ đề và môi quan tâm, từ nghệ thuật và kiến trúc đến tennis, từ hàng không và làm vườn đến máy vi tính…

Trong các tạp chí tin tức hàng tuần, những tạp chí nổi tiếng nhất là Time (Thời đại), Newsweek (Tuần tin tức), và U.S.News and World Report (Tin Mỹ và thế giới), các tạp chí này đóng vai trò như một theer loại báo chí quốc gia. Chúng cũng có ảnh hưởng quốc tế khá lớn, lớn nhất là tạp chí Time. Tạp chí tin tức này hiện ra hàng tuần với hơn 200 số trong nước Mỹ, và trên 100 số ở nước ngoài. Trong bất kỳ trương hợp nào, không một ấn phẩm nào được nhiều người đọc trên thế giới như Time.

Có hai lý do giải thích tại sao Time lại có ảnh hưởng quốc tế đến như vậy. Thứ nhất, một số tạp chí tin tức khác được phỏng theo hình mẫu của Time, trong đó có các tạp chí tin tức hàng đầu ở Pháp, Đức, Italia. Thứ hai, Time cũng bán tin tức, tin dặc biệt, phỏng vấn, ảnh, đồ thị và sơ đồ cho các tạp chí khác trên khắp thế giới. Dođó, những chuyện đặc biệt được đăng ở Time lần đầu tiên đựơc nhiều ấn phẩm ở nhiều nước khác đăng lại.

Các tạp chí tin tức đều nhằm vào các độc giả trung niên và có học. Cũng có nhiều tạp chí định kỳ viết nhiều về các chủ đề nghiêm túc như giáo dục, chính trị và văn hóa. Tạp chí nổi tiếng nhất trong số đó là The Atlantic Monthly (Nguyệt san Đại Tây Dương), Harvard Educational Review (Tạp chí Giáo dục Harvard)…Những tạp chí được nhiều người đọc như thế cùng với hàng trăm tờ báo chuyên ngành đã tạo ra một diễn đàn rộng lớn và thực chất để thảo luận một cách nghiêm túc.

Rất nhiều bài báo lần đầu tiên xuất hiện trên những ấn phẩm này thường cũng lại được đăng trên khắp thế giới hoặc in thành sách. Với các ấn phẩm nghiêm túc như vậy thì trường tiêu thụ khá mạnh. Tạp chí National Geographic (Địa lý quốc gia) có lượng lưu hành bình quân 10 triệu bản, Consumer Report (Ý kiến người tiêu dùng) khoảng 3,8 triệu bản. Có trên 70 tạp chí ở Mỹ mỗi loại bán được trên 1 triệu bản cho một số, và một số lượng gần như tương tự các tạp chí bán trên 500.000 bản mỗi số.

Sách

Dù lo ngại việc thông tin điện tử có thể làm mất đi việc xuất bản sách, song sự thật lại có vẻ như ngược lại. Kể từ khi truyền hình ra đời, sách bán ra lại tăng lên đáng kể, vượt hơn nhiều so với mức tăng dân số. Và một cuộc điều tra quãng thời gian từ 1988 đến 1993 cho thấy sách bán ra tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ bán các chương trình TV, tạp chí, báo, đài hoặc phim. Trên thực tế, Mỹ dẫn đầu về số sách được đọc theo đầu người. Những cuốn sách này gồm từ những sách hiện bán chạy nhất hoặc sách tiểu sử cho đến sách về các sự kiện lịch sử, về làm vườn và nấu ăn hoặc sách về kỹ thuật và bách khoa toàn thư.

Đã có một số lý do được đưa ra để giải thích thực tế này. Trước hết, trường học ở Mỹ có truyền thống chú trọng và cố gắng tạo “lòng ham mê đọc sách”, khiến cho nó trở thành một thói quen. Sự quan tâm về giáo dục này đã thành công. người ta có thể nhận thấy có nhiều người đọc sách như thế nào, họ không chỉ đọc tạp chí hay báo, trên các xe buýt trên thành phố, sân bay, trong giờ nghỉ ăn trưa, hoặc trên bãi tắm. Thứ hai, các thư viện công cộng luôn hoạt động tích cực ở các khu dân cư trên toàn quốc. Cả ở lĩnh vực này chính sách chung là đem sách đến với người dân chứ không phải bảo vệ sách không cho dân sử dụng.

Lý do thứ ba và có thể là lý do quan trọng nhất là không có luật nào quy định ai là người bán sách và quy định giá cả cố định. Ai cũng có thể bán sách mới và cũ với giá giảm và giá khuyến khích, và gần như mọi người đều bán sách. Đã từ lâu, sách được bán ở khắp nơi, ở hiệu thuốc và cửa hàng tự phục vụ, quầy hàng bách hoá, các câu lạc bộ sách, các trường học và tại các quầy sách thông thường.

Nhiều hiệu sách ở các trường đại học là của sinh viên và do sinh viên quản lý. Các hiệu sách này hoạt động trên cơ sở phi lợi nhuận, có nghĩa là mọi lợi nhuận giành để làm cho giá sách thấp xuống, để trả lương cho những sinh viên phục vụ trong cửa hiệu, và thường để dành làm các học bổng cho sinh viên và các hình thức tài chính khác.

Các chương trình truyền hình và phát thanh toàn quốc, các phim mới, và sách ở dạng phim thường góp phần làm cho sách bán được khá nhiều.

Và lý do cuối cùng là do có một số sự hài hước đặc biệt Mỹ đối với toàn bộ thực tế này. Một số người Mỹ viết sách trong những năm 1980 cho rằng người Mỹ chưa đọc đủ hoặc ít ra chưa đọc “đúng cái đáng đọc”. Và những sách này cũng trở thành những cuốn bán chạy nhất.

Đài phát thanh và truyền hình

Nói về đài phát thanh và truyền hình Mỹ là một điều khó khăn, đơn giản là vì có qua nhiều cái để nói, nhiều thể loại khác nhau, và nhiều hình thái khác nhau.

Năm 1993, có trên 11.500 đài phát thanh riêng biệt hoạt động ở Mỹ. Trong số đó trên 1.600 đài phát thanh không mang tính thương mại, có nghĩa là không cho phép bất cứ quảng cáo hay quảng cáo thương mại nào. Những đài phát thanh giáo dục và công cộng này chủ yếu là của các trường cao đẳng và đại học, các trường trung học địa phương và các sở giáo dục, các nhóm tôn giáo khác nhau, và do họ điều hành.

Đồng thời, có 1.500 trạm truyền hình khác nhau, không chỉ là trạm chung chuyển để chuyển tiếp các chương trình. Trong số các trạm truyền hình này, 350 trạm không mang tính thương mại, không có lợi nhuận và mang tính giáo dục về bản chất, không cho phép quảng cáo các loại.

Giống như các trạm phát thanh phi thương mại, các đài truyền hình phi thương mại được sự trợ giúp từ cá nhân quyên góp, được tài trợ từ các quỹ và các tổ chức tư nhân, cộng với nguồn tài chính từ liên bang, bang và thành phố.

Tất cả các đài phát thanh truyền hình ở Mỹ, công cộng hay tư nhân, giáo dục hay thương mại, lớn hay bé, đều phải có giấy phép thu phát sóng từ Uỷ ban thông tin lên bang (FCC), một tổ chức liên bang độc lập. Mỗi giấy phép có giá trị chỉ trong một vài năm. Và các giấy phép này không được bán đấu giá cho những nhà thầu trả giá cao nhất như ở một số nước khác. Nếu các đài phát thanh truyền hình không tuân thủ quy định của FCC, họ có thể bị thu hồi giấy phép. Có một số quy định cần phải lưu ý.

Mặc dầu FCC quản lý việc truyền thanh và truyền hình, cơ quan này không quản lý việc thu sóng. Vì thế, ở Mỹ sở hữu các máy thu thanh và thu hình hoặc tiếp nhận bất cứ gì được phát đi đều không mất cước phí, không bị khoản thu nào, không mất thuế. Điều này vẫn là sự khác biệt chủ yếu giữa Mỹ và các nước khác, ở những nước này, luật pháp buộc mọi người phải trả lệ phí giấy phép, thậm chí khi người ta không xem những chương trình mà vẫn phải trả lệ phí, và thậm chí khi những chương trình này có cả quảng cáo thương mại.

Luật pháp cấm bất cứ bang nào hoặc chính quyền liên bang nào được sở hữu hoặc điều hành các đài phát thanh và truyền hình. Cũng không có sự kiểm duyệt của nhà nước hoặc “duyệt lại” chương trình và nội dung. Không có ban sở nào của nhà nước hay các nhóm được chỉ định nào để kiểm soát bất cứ việc phát thanh và truyền hình nào. Thay vào đó, FCC bảo dảm rằng không có tình trạng độc quyền nào tồn tại và mỗi lĩnh vực phải có nhiều thể loại chương trình và nhiều đài phát.

FCC cũng quản lý quyền sở hữu thông tin: ví dụ, không một tào báo nào có thể đồng thời sở hữu đài phát thanh hoặc truyền hình ở chính khu vực của họ, hay một đài phát thanh đồng thời sở hữu đài truyền hình ở cùng một nơi. Các chính sách này và những chính sách khác của FCC có nhiều tác dụng ngăn chặn bất cứ một nhóm nào có quá nhiều ảnh hưởng ở bất kỳ lĩnh vực nào và bảo đảm cho mỗi đơn vị có những lựa chọn rộng rãi.

Với chính sách “mỗi người đều có một cái gì đó”, thậm chí ở những nơi chỉ có 10.000 hoặc khoảng từng đó dân cũng thường có hai đài phát thanh địa phương. Các đài này có thể phát các sự kiện của địa phương và các bài về nông nghiệp, thời tiết và tình trạng đường xá trong vùng, về các cuộc họp của hội đồng thành phố, hoạt động của nhà thờ, các sự kiện thể thao và những việc khác mà dân chúng địa phương quan tâm. Họ cũng phát tin tức trong nước và quốc tế lấy từ các đài hoặc mạng lưới các đài lớn hơn và nhấn mạnh bất kỳ cái gì có thể là “câu chuyện quan trọng” ở thị trấn nhỏ đó.

Ngược lại, các thành phố lớn có rất nhiều đài phát thanh địa phương phục vụ, thường là hơn 25 đài, người dân sống ở các thành phố, ví dụ nhu New York, Chicago, hoặc Los Angeles, được chọn đến 100 đài sóng AM và FM và rất nhều “dạng” khác nhau.

Hầu hết các đài phát thanh mang tính thương mại đều có các chương trình riêng, một loại chương trình thu hút đối tượng nghe nhất định. Một vài trong số các chương trình phát thanh phổ biến nhất được in dưới đây với số lượng gần chính xác các đài phát thanh ở Mỹ cho mỗi thể loại (một số đài có thể nhiều loại hơn). Để đổi từ thể loại này sang thẻ loại khác, các đài phát thanh phải được FCC cho phép.

Mặc dù có khoảng 2.700 đài phát thanh phát nhạc đồng quê, nhưng thị trường người nghe cho mỗi đài chỉ là 11% so với khoảng 15% cho các đài phát tin tức và đàm thoại. Thị trường người nghe của 1.200 đài tôn giáo chỉ là 2%.

Các đài truyền hình cũng rất đa dạng, mặc dù nhìn chung có ít đài truyền thanh. Các thành phố và khu vực nhỏ có một hoặc hai địa phương, và các thành phố lớn hơn có 10 hoặc hơn. Chín mươi phần trăm toàn bộ các gia đình Mỹ có thể tiếp nhận ít nhất sáu đài truyền hình khác nhau, và hơn 60% có thể tiếp nhận từ 10 đài trở lên không cần cáp, không cần phải trả cước phí hoặc bất cứ khoảng nộp nào.
Chính sách cho phép hầu như tất cả mọi người đều có chút quyền lợi đã dẫn đến nhiều vô cùng thể loại khác nhau. Ví dụ, chính sách này dẫn đến hàng trăm đài phát thanh bằng tiếng nước ngoài, trong đó có các đài phát bằng tiếng Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Ba Lan, Bồ Đào Nha. Trên 350 đài phát thanh trên toàn nước Mỹ phát bằng tiếng Tây Ban Nha, 75 trong số đó phát hơn 10 giờ một ngày.
Khoảng sáu đài phát thanh là của các nhóm và bộ tộc người thổ dân da đỏ Mỹ. Có khoảng 400 đài do sinh viên các trường đại học điều hành. Trong số này, nhiều đài là thành viên của hệ thống phát thanh của các trường đại học trong toàn quốc mà ở đó họ chia sẻ quan điểm và tin tức với nhau.

Hệ thống Đài phát thanh công cộng toàn quốc (NPR) là hiệp hội gồm các đài công cộng, có nghĩa là không mang tính thương mại và là những đài mang tính giáo dục. NPR đặc biệt nổi tiếng về tin tức có chất lượng và các chương trình thảo luận. Một hệ thống đài phát thanh công cộng khác, hệ thống Đài phát thanh cộng cộng Mỹ(APR), thì cung cấp chương trình giải trí và bình luận, chương trình Người bạn đồng hành của quê hương đồng cỏ đã trở thành chương trình quốc gia được hâm mộ. Những chương tình nghiêm túc khác như mọi điều suy ngẫm (của NPR) đã đem lại cho các đài địa phương của hệ thống này sự trung thành vững chắc của người nghe. Và nhiều người đã quyên góp tiền cho những đài này tiếp tục hoạt động.

ABC,CBS,NBC,hoặc Fox không phải là hệ thống truyền hình lớn nhất. Những cơ sở này cũng không phải là một trong những hệ thống truyền hình tin tức và các chương trình liên quan đến tin như CNN (Hệ thống truyền tin cáp), không phải là ESPN, hệ thống truyền hình cáp về các loại thể thao, hoặc thậm chí MTVnổi tiếng về các băng video ca nhạc. Đúng hơn các đài này thuộc Hệ thống truyền hình công cộng.

PBS đặc biệt nổi tiếng nhờ chất lượng của nhiều chương trình truyền hình giáo dục của mình, đó là các chương trình chuyên vê dụng cụ giáo dục cho tất cả lứa tuổi khác nhau. Nova, những điều đặc biệt về Địa lý quốc gia, và Những hiểu biết về khoa học Mỹ, là cơ sở của một số chương trình này. Trên 95% các đài truyền hình công cộng này có các chương trình học từ xa, được trên .800 trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc chấp nhận và ủng hộ. Mỗi năm trên ¼ triệu sinh viên “theo các khóa học” kiểu này.

Các chương trinh mới cho trẻ em như Barney và các bạn kế tục tuyền thống của PBS là các chương trình truyền hình có chất lượng cho trẻ em chưa đến tuổi đi học, và có các chương trình dài kỳ như truyền hình trực tiếp từ trung tâm Lincoln, truyền những vở opera và các bản nhạc hay nhất, trực tếp và không mất tiền.

Phần đông người Mỹ xem các chương trình của đài truyền hình thương mại. Khoảng 70% chương trình của các đài này được lấy từ bốn hệ thống thương mại. Các tổ chức này có một số lợi thế nhờ lượng tài chính và những người làm công tác chuyên môn của mình.Quan trọng hơn cả, họ có thể duy trì các tổ chức thu thập tin tức lớn trong toàn quốc và trên thế giới. Họ cũng thu được khá nhiều tiền từ việc bán tin và băng video cho các đài truyền hình quốc tế khác.

Tất cả bốn tổ chức này đều có các chương trình tin toàn quốc trong đó cũng đưa chủ yếu các tin nổi bật vào cá buổi sáng trong suốt cả tuần. Tất cả đều có các chương trình tin cố định phát hành nhiều kỳ. Trong số các chương trình được nhiều người biết đến nhất có chương trình 60 phút của CBS và The MacNeil hay Lehrer Newshour của PBS (MacNeil thôi không làm chương trình này năm 1995). Chương trình chuyền hình tồn tại lâu nhất trên thế gới là chương trình Gặp gỡ với giới báo chí của NBC, được phát hàng tuần từ năm 1948.
Trên thực tế, các hệ thống truyền hình thương mại đã tăng số lượng các chương tình hay với giới báo chí và chuyền các chương trình này vào “thời điểm quan trọng”. Các truyền hình địa phương cũng có lực lượng đi săn tin, phóng viên, và đội ngũ làm phim của riêng họ.

Đã có nhiều sách và các bài nghiên cứu, và các bài viết mang tính quần chúng về truyền hình thương mại Mỹ và các chương trình của nó, về chất lượng và kém chất lượng của chương trình, tác động trên thực tế và tưởng tượng của các chương trình này, về biểu tượng, các câu chuyện huyền thoại và sức mạnh của truyền hình thương mại. Tuy nhiên, cũng có không ít các nhóm áp lực ở Mỹ như các nhóm tôn giáo, giáo dục, và các nhóm đại diện cho các công ty quảng cáo, nên chương trình truyền hình thương mại phải truyền những gì mà phần đông dân chúng muốn xem.

Dân chúng Mỹ thường xuyên kiểm tra các chương trình đại chúng như vậy để xem họ nói gì về truyền hình Mỹ, về người Mỹ, hoặc thậm chí về các chủ đề trừu tượng như “lối sống của người Mỹ”.

Nhưng hầu hết các chương trình thương mại dài kỳ và các chương trình nói chung đã thành công ở Mỹ cũng đều thành công trên thế giới. Các nước chỉ có hệ thống truyền hình do nhà nước kiểm soát hoặc cung cấp tài chính thường mua và chiếu các chương trình này. Không một hệ thống truyền hình thương mại nào ở Mỹ cho rằng các chương trình dài kỳ như Dallas là vở kịch hay. Nhưng họ thấy các công ty truyền hình ngoại quốc như BBC hoặc ITV tranh giành nhau quyền phát sóng và các công ty khác vội vã làm các chương trình tương tự, vì thế họ kết luận rằng các chương trình giải trí nhiều kỳ này trên thực tế được quần chúng yêu thích.

Đôi khi người phê bình quên rằng một số chương trình có nguồn gốc từ Mỹ, hoặc có “giấy phép” từ Mỹ, và điều này đã dẫn đến những kết quả thú vị. Ví dụ,một bài báo trên tờ The Times (của London) năm 1992 đã phê phán mạnh mẽ một chương trình về trò chơi của Đức rằng đã “phơi bày toàn bộ mọi mặt về đời sống vật chất của xã hội Đức”. Điều này cũng ngớ ngẩn tương tự như việc đánh giá người Mỹ như thế nào qua việc người Mỹ xem hinh mẫu của họ, Bánh xe vận mệnh. Cả hai trường hợp đều thể hiện sự thiển cận.

Ngày nay, việc những nơi muốn quảng cáo có ảnh hưởng ở mức độ nào đến việc xây dựng chương trình truyền hình không còn được quan tâm nhiều như trước đây. Các quảng cáo thương mại đủ thế loại, từ những quảng cáo thú vị , hay thông minh đến những quảng cáo tẻ nhạt, chán ngắt và ngốc nghếch. Những nhà quảng cáo học dược một điều là trừ phi các quảng cáo của họ có một chút thú vị nếu không người xem sẽ chuyển sang kênh khác hoặc đứng lên làm việc khác khi có “nghỉ” quảng cáo. Năm 1990, Quốc hội thông qua luật giới hạn thời gian quảng cáo trong các chương trình truyền hình cho thiếu nhi là từ 10 đến 12 phút mỗi giờ. Không một chương trình nào khác bị giới hạn thơi gian quảng cáo như vậy.

Với các chương trình chuyền hình công cộng ngày càng được phổ biến rộng rãi và truyền hình cáp không mang tính thương mại, người xem nếu muốn có thể chuyển sang các kênh không có quảng cáo. Kinh nghiệm ở các nước dẫn đầu về số lượng chương trình truyền hình – theo thứ tự là Canada, Mỹ, và Nhật Bản – cho thấy, thậm chí với nhiều sự lựa chọn, các chương trình với mục đích thương mại vẫn được nhiều người ưa thích.

Cho dến cuối những năm 1980, người ta vẫn không biết chắc liệu các “giải pháp” về truyền hình mất tiền, truyên hình vệ tinh và truyền hình cáp như dự đoán có trở thành hiện thực hay không. Những người hoài nghi cho rằng các công ty truyền hình cáp sẽ phải có cái gì đó rất đặc biệt để làm cho người Mỹ phải trả tiền cho cái họ có thể xem, các chương trình thương mại thông thường và truyền hình công cộng không phải mất tiền.

Những nơi khác thì băn khoăn làm thế nào để bắt mọi người phải trả tiền cho cái mà người ta có thể có được với một đĩa về tinh. Đến nay thì rõ ràng những người hoài nghi này đã sai. Truyền hình cáp vệ tinh, và thể loại kết hợp cả hai hình thức đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành truyền hình video ở Mỹ. Kết quả là đã ra đời các chương trình mới, đa dạng hơn, thuộc đủ các thể loại.

Không giống như ở nhiều nướ khác, ở Mỹ không có một hệ thống truyền hình cáp duy nhất, một chính sách chung toàn quốc, và không có danh mục những gì có thể hoặc không thể được truyền hình cáp. Nói một cách khác, ở mỗi địa phương dân chúng được tự do chọn hệ thống truyền hình, với những chương trình và giá cả họ chấp nhận (nếu có)trong số nhiều công ty truyền hình cáp đang cạnh tranh nhau.

Có nhiều thể loại hệ thống và chương trình khác nhau. Một số giới thiều các phim hàng đầu mới nhất trên các hệ thống xem mất tiền, một số chiếu các vở opera và nhạc giao hưởng. Tất cả các hệ thống này đều sẵn sàng cung cấp các kêng truyền hình “công chúng tham gia” trong đó các cá nhân và nhóm dân chúng tự lập nền các chương trình của mình.

Ở Mỹ hiện có tất cả 11.600 hệ thống truyền hình cáp đang hoạt động phục vụ khoảng 33.000 khu vưc dan cư. Rất nhiều chương trình mới khác nhau theo ý thích của những nhóm nhỏ hoặc những ý thích đặc biệt cũng ra đời.

Nước Mỹ có truyền thống thận trọng trong việc ngăn chặn bất cứ hình thức độc quyền truyền hình (hoặc truyền thanh) hay một thể loại chương trình nào. Các hệ thống truyền hình không phải là các đài quốc gia, mặc dù nhiều chương trình được chiếu toàn quốc. Tuy nhiên, không có đài phát thanh hay truyền hình nào được phép phát sóng trên toàn quốc. Các đài phát vệ tinh và cáp kết hợp đã tăng thêm thể loại chương trình và sự lựa chọn cho khán giả

Trên thực tế có các kênh được khán giả trên toàn quốc và hơn thế nữa, trên thế giới chọn xem. Hai kênh nổi tiếng nhất trong số đó là MTV và CNN. MTV khởi đẩu là một kênh giới thiệu về truyền hình cáp, đã trở thành một kênh quốc tế 24 giờ trong ngày. Nhiều nước đã xem chương trình này ở các thể loại đa dạng dành cho từng khu vực.

CNN, mạng tin truyền hình cáp, cũng khởi đầu từ một ý tưởng mà ngược trở lại năm 1980 ít ai nghĩ có thể thành công. Đài này đã có đội ngũ lấy tin tức toàn thế giới, và các hệ thống truyền hình lớn, được cung cấp tài chính đầy đủ ở các nước khác, cũng đã cho mục tin tức là thế mạnh của họ.

Cần thêm một vài nhận xét về “một người Mỹ điển hình” xem truyền hình nhiều đến mức độ nào. Rõ ràng là có rất nhiều cái và nhiều thể loại để xem. Các sự kiện thể thao được truyền trực tiếp và đầy đủ, thu hút rất nhiều người xem. Các bộ phim mới ra không bị cắt bỏ được nhiều người ưa thích và luôn có ít nhất một đài truyền hình có “phim chiếu muộn”, thường là các phim rùng rợn của phương Tây hoặc Nhật Bản bắt đầu chiếu từ nửa đêm và kéo dài đến ba hoặc bốn giờ sáng.

Các báo thông thường thường không thận trọng khi đưa các số liệu về thời gian xem truyền hình. Các con số thống kê của Mỹ phát hành hàng năm cho thấy thời gian trung bình một gia đình Mỹ điển hinh bật máy truyền hình mỗi ngày (và đêm) chứ không phải thời gian thực tế họ xem truyền hình. Khác biệt này là điều quan trọng. Vậy là cái được tính là toàn bộ thời gian máy truyền hình được bật (nay là 7 giờ trong một ngày). Trên thực tế, số giờ một người Mỹ được gọi là bình thường xem không thay đổi trong ba năm qua khoảng 4,5 giờ một tuần.

Ở Mỹ, máy truyền hình được bật lên theo cách và với cùng lý do như việc bật đài, đó là tiếng động và nhạc nền. Trong cả hai trường hợp mọi sinh hoạt vấn tiếp tục. Nhiều chương trình buổi sáng và ban ngày chỉ được xem ngắt quãng, trong khi các việc khác vẫn tiếp diễn và chỉ thỉnh thoảng đựơc để mắt tới.

Liên lạc điện tử

Đã trở thành điều thông thường, thậm chí lỗi thời khi chỉ ra rằng sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và truyền thông, hai lĩnh vực một thời hòan toàn biệt lập, sẽ làm thế giới “như thế giới chúng ta đã biết” thay đổi. Hoặc, rằng sẽ có những thay đổi to lớn trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, cung cách và trình tự sống và làm việc. Những nhận xét như thế không chỉ ngày càng lỗi thời mà còn không nắm bắt được một điểm là ở Mỹ ngày nay, cái gì là hiện tại và cái gì là tương lai, có thể nói, là cái đang diễn ra hiện nay.

Các hệ thống máy tính và đường truyền cáp, điện thoại và vệ tinh và các nhà xuất bản hiện được lên kết và hòa quyện với nhau. Qua chính sách xóa bỏ các quy chế của nhà nước đối với một số lĩnh vực cơ bản có thể “thay thế” được cho nhau.

Nhiều trường hợp mà thường chỉ một vài năm trước, có vẻ như không thể xảy ra thì giờ đã trở thành hiện thực hoặc thậm chí một vấn đề đã lùi vào quá khứ. Năm 1992, hệ thống cáp quang 150 kênh đầu tiên trên thế giới đã đi vào hoạt động ở khu các hoàng hậu ở thành phố New York. Năm mươi trong số các kênh này là kênh phim với khả năng phối hợp được với nhau, người xem có thể “gọi điện đến” và đặt chương trình muốn xem riêng của mình.

Xa lộ thông tin rộng lớn của Mỹ (hay còn gọi là “infobahn”) vẫn đang được thiết kế và xây dựng “từng byte một”. Đồng thời, hệ thống máy vi tính và dịch vụ thương mại trên mạng thường được coi là “những đường dẫn nối” tới đường cao tốc – đã rất bận rộn và đông đúc. Sự phát triển nhanh chóng này thể hiện rõ nhất trong hệ thống Internet. Hệ thống này bắt nguồn từ một hệ thống mạng khá hạn chế của Chính phủ Mỹ nhưng nhanh chóng phát triển thành hệ thống ban đầu là của quốc gia, sau đó trở thành hệ thống của thế giới, hệ thống trung tâm của các hệ thống.

Không ai biết có bao nhiêu người trên khắp thế giới sử dụng mạng Net. Vào giữa những năm 1990, có thể thấy những dự đoán chuyên môn về số người sử dụng mạng Net là từ khoảng 20 đến 50 triệu người. Và nếu dự đoán chung là khoảng 60 đến 70% số người sử dụng vẫn ở Mỹ không thôi, thì tốc độ sử dụng Internet này lan tràn tới những nước khác cũng đã rất chú ý rồi.

Chỉ riêng việc hệ thống Internet được biết đến nhanh chóng như thế nào trên khắp thế giới, và đặc biệt đối với công chúng nói chung, cũng có thể dễ dạng nhận thấy. Nhìn vào tốc độ nhanh chóng mà hệ thống Internet và thông tin về nó đã lan tỏa, thì sẽ là không khôn ngoan chút nào nếu dự đoán về tương lai của một cuộc cách mạng thay đổi thông tin nhanh chóng biết nhường nào và hiện đang lan rộng.

Tất nhiên, còn có rất nhiều câu hỏi cơ bản về cuộc cách mạng này mà chắc chắn sẽ tiếp tục được đặt ra vượt qua cuộc tranh cãi hiện nay. Một lần nữa, lấy Internet làm ví dụ, những câu hỏi như vậy gồm ai, nếu có, sẽ hoặc nên “kiểm soát” hay “chỉ đạo” Internet. Hiện nay không ai và không chính phủ nào làm những công việc đó, và thậm chí câu hỏi này có thể gây ra một sự tức giận lớn đối với những người cảm thấy rằng Internet không nên (hoặc nói cách khác, không thể) bị kiểm soát.

Những vấn đề bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ là những vấn đề rõ ràng đáng quan tâm. Một số người hêt sức lo lắng rằng những lĩnh vực có thể bị các phương tiện thông tin đại chúng “truyền thống” hạn chế về mặt luật pháp với, chẳng hạn, phim ảnh khiêu dâm, hay văn học mang tính phân biệt chủng tộc, lại có thể di chuyển một cách hữu hiệu khắp mọi nơi. Các cơ quan cảnh sát đang phải giải quyết một thực tế là tội phạm có tổ chức đã không hề chậm trễ trong việc thích nghi với những công nghệ truyền thông mới (và việc “bắt giữ máy tính cá nhân” chẳng giúp ích được gì).

Có những lo lắng thường trực của các bậc cha mẹ và thầy cô giáo rằng điều đó sẽ có nghĩa là một “sự mù chữ mới”, còn những người khác lại thấy rằng thư điện tử đối với bạn bè qua thư từ, rốt cuộc, chỉ là viết và đọc.

Tại Mỹ, có một sự chú ý đặc biệt đối với những cuộc tranh luận này, điều này làm chậm đáng kể ngày tháng của các cuộc tranh luận và sẽ (chúng tôi tin tưởng dự đoán như vậy) làm cho các cuộc tranh luận đó tiếp tục diễn ra.

Tất cả những câu hỏi như vậy và tương tự như vậy sẽ được giải quyết bằng quyền tập trung hàng đầu tới những khái niệm như “quyền tự do ngôn luận”, và “quyền tự do hội họp”. Một số nhà quan sát hiện nay đã nhận thấy một sự nhất trí trên khắp cả nước về “quyền phát triển thông tin”. Nhưng chúng tôi cảm thấy đây là một vấn đề đối với tương lai.
Bạn đọc: Lê Oanh (Hà Nội)

1 nhận xét:

Unknown nói...

cảm ơn vì bài viết!
-----------------------
"Số hóa truyền hình là một bước tiến lớn của ngành công nghiệp truyền hình, được Chính phủ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát sóng và tuyên truyền đến người dân đang sinh sống tại 63 tỉnh thành Việt Nam.
Để xem truyền hình số mặt đất, liên hệ Kingtek để mua đầu thu DVB T2:
Tổng đài hỗ trợ: 08 7303 1368 | Hotline: 0909 480 368
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kingtek
63 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình.

Xem thêm:
Thiết bị thu phát sóng truyền hình mặt đất
Danh sách các kênh thu được từ đầu thu kỹ thuật số
Anten chuyên dụng dùng cho đầu thu DVB T2"