27 thg 7, 2014

Sự thực ít biết về Tượng thần tự do NewYork ở Hà Nội xưa

print friendly
(Kiến Thức) - Tượng nữ thần tự do nay là một biểu tượng của thành phố NewYork nói riêng và nước Mỹ nói chung. Nhưng ít ai biết Hà Nội từng có một phiên bản của bức tượng này.



Người Mỹ nói chung và người dân NewYork nói riêng coi tượng thần tự do là biểu tượng đáng tự hào của họ. Nhưng thật ra, đây lại là tác phẩm của các nhà kiến trúc, điêu khắc Pháp thế kỷ 19. Năm 1875, chính phủ Pháp đã đặt hàng kiến trúc sư Bartholdi một bức tượng để tặng cho chính phủ Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ngày quốc khánh Mỹ. Phải mất gần 10 năm, Bartholdi mới hoàn thành công trình tượng thần tự do khổng lồ với khối lượng 204 tấn này. Năm sau, tượng được đưa lên tàu chiến Mỹ đem về đặt ở cảng New York. 

Sau khi trao cho chính phủ Mỹ tượng thần tự do, người Pháp cũng tạo thêm một vài phiên bản nhỏ hơn nhiều để đem dự triển lãm. Một trong số những phiên bản đó được đem sang triển lãm ở Việt Nam năm 1887 và sau đó, được tặng cho thành phố Hà Nội. Bức tượng mang sang Hà Nội cao 2,5m làm bằng đồng. Vì tượng mặc áo lòe xòe nên người dân gọi nôm na là tượng bà đầm xòe. 

Lúc đầu, tượng được đặt ở vườn hoa trung tâm gần tòa công sứ (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Sau đó, vào năm 1891, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương muốn thay vào đó tượng Pôn Be (paul Bert) - viên toàn quyền Đông Dương đầu tiên, nên đã hạ tượng bà đầm xòe xuống. Trong lúc còn chờ xây dựng bệ đá đặt tượng Pôn Be và tìm vị trí mới đặt tượng bà đầm xòe, cả hai bức tượng bị hạ xuống nằm chỏng trơ trên nền cỏ. Nhân đó, người Hà Nội đặt câu vè để chế diễu:
“Ông Pôn Be lấy bà đầm xòe
Trước nhà kèn ò e í e”

Sau nhiều cuộc tranh cãi, cuối cùng, chính quyền thực dân Pháp ở Hà Nội quyết định đặt tượng bà đầm xòe trên nóc tháp Rùa mà họ gọi là ngôi đền nhỏ. Bức tượng được đặt ở đó từ năm 1891 đến 1896. Mặt tượng hướng về phía đông tức là khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay. Sau năm 1896, một lần nữa người ta lại di dời bức tượng này về vườn hoa Cửa Nam.


 Ảnh chụp tháp rùa với tượng bà đầm xòe được đặt trên nóc.

Tháng 7/1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, chính phủ Trần Trọng Kim được quân Nhật dựng lên. Ở Hà Nội, cụ Trần Văn Lai được bổ nhiệm làm thị trưởng. Là một người yêu nước, cụ Lai đã cho đổi lại tên hầu hết các con phố Hà Nội từ những tên của Pháp sang tên các danh nhân nước Việt mà cụ biết. Đồng thời với hành động đó, cụ Lai cũng ký quyết định cho giật đổ nhiều tượng đài tàn tích của thực dân Pháp. Một trong số chúng là tượng bà đầm xòe ở vườn hoa Cửa Nam. 

Như vậy, so với “người anh em” của mình bên Mỹ, tượng bà đầm xòe đã không thể yên ổn ở một chỗ. Ít nhất nó đã phải ba lần di chuyển. Và trong khi tượng thần tự do ở Mỹ trở thành một biểu tượng để người dân nước này tự hào thì tượng bà đầm xòe là thứ khiến cho người Việt căm ghét vì nó gắn với sự xâm lăng của bọn thực dân.

Những thứ tự do, bình đẳng, bác ái giả hiệu mà bọn thực dân nêu ra khi xâm lăng nước Việt không thể ru ngủ người Việt. Bởi thế, chúng chẳng thể đặt bức tượng lòe bịp ấy ở yên một chỗ lâu dài. 

Người Việt ta có tính tiết kiệm, phàm cái gì đã hư hỏng cũng đều cố tận dụng để làm việc khác. Từ khi thứ nghề “đồng nát” ra đời, những vật hỏng quá không còn giá trị sử dụng thì đem bán đồng nát cho đỡ phí của. Và tượng bà đầm xòe cũng được người Việt cho đi theo truyền thống. Đó là thanh lý đồng nát. 

Cụ thể, năm 1952, dân làng Ngũ Xã – một làng có nghề đúc đồng nổi tiếng ở Hà Nội, có ý định đúc một bức tượng phật A Di Đà, họ đã xin mua lại hai bức tượng trên để lấy đồng. Pho tượng A Di Đà này cao 3,95m, nặng hơn 12 tấn được đánh giá là hoàn hảo, không hề có một chút sai sót nào về kỹ thuật đúc và là pho tượng A Di Đà bằng đồng đầu tiên ở Việt Nam. 
 Hiện tại tượng ông Pôn Be và bà đầm xòe đã nằm trong pho tượng
phật A Di Đà ở chùa Ngũ Xã.

Vậy là tượng ngài Pôn Be với “bà đầm xòe” – đại diện cho cái tự do giả hiệu ở xứ An Nam bị nấu chảy để đúc nên tượng phật A Di Đà với gương mặt hiền từ luôn cảm thông, cứu vớt những nỗi đau trần thế. Sự kết thúc của pho tượng nữ thần tự do ở Việt Nam có thể là vô tình hay hữu ý của những người thợ đúc. Tuy nhiên, nó rất hợp với bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt. Truyền thống đó là luôn tiếp thu văn hóa bên ngoài để làm giàu nền văn hóa của dân tộc nhưng cũng luôn bài trừ rất mạnh những yếu tố văn hóa đi cùng các đội quân xâm lược. 


Minh chứng cho điều này, ta có thể ví dụ: học thuyết Nho giáo đã phát triển từ trước Công Nguyên ở Trung Quốc, tuy nhiên, suốt gần 1.000 năm người Hán thống trị nước Nam, dù dùng vũ lực để ép người Việt học văn hóa Hán, ăn mặc giống người Hán mà kết quả vẫn chẳng được bao nhiêu. Nhưng từ khi người Việt lấy lại độc lập thì lại chủ động tìm học Nho giáo và tạo ra một thời vàng son của chế độ khoa cử. Nhiều trí thức Việt khi sang phương Bắc đối đáp về Nho giáo, Khổng học khiến triều đình Trung Quốc phải kính nể. Đó là một minh chứng rất rõ ràng về khí phách kiên cường bất khuất của người Việt Nam.

26 thg 7, 2014

Mỹ không có bộ giáo dục, còn VN có văn hóa truyền khẩu



Cái tựa entry này sẽ làm cho nhiều người thắc mắc, thậm chí khó chịu. Một cái tựa ... rất vớ vẩn. Vì hai phần trước và sau dấu phẩy chẳng ăn nhập gì với nhau. Nhưng nếu kiên nhẫn đọc đến hết bài, sẽ thấy giữa 2 phần có chút liên hệ logic. Là tôi nghĩ thế.

Trước hết, nói về phần đầu của cái tựa. Tôi rất mong những bạn đọc blog của tôi đều biết điều khẳng định ấy là sai. Mong vậy thôi, chứ không dám chắc. Vì ở Việt Nam, đã có nhiều hơn một người dám công khai khẳng định rằng Mỹ không có bộ giáo dục. Xin mở ngoặc, tôi nói "nhiều hơn một" có nghĩa là 2, vì tôi biết chắc chắn là có ít nhất 2 người; nhưng theo cách nói của tiếng Anh thì "nhiều hơn một" được hiểu đơn giản là "nhiều"; có lẽ cũng không sai!

Nói có sách, mách có chứng. Trước hết, xin mọi người hãy đọc entry của GS NVT, Việt kiều Úc, người đã từng rất ngạc nhiên, thậm chí shocked, khi đọc trên báo Việt lời khẳng định nói trên. Entry ấy ở đây.

Xin trích lại ở đây lời phát biểu của chuyên gia ấy, hiện vẫn còn nằm nguyên trên mạng, ở đây. Format in đậm nghiêng do tôi thêm vào để nhấn mạnh.
Ở Anh, Mỹ, khi kiểm định, Hội đồng thẩm định có quyền tối cao, nhà nước không tham gia nữa vì họ không có Bộ GD-ĐT.


Uả, vậy chứ mấy nước này có bộ giáo dục không vậy? GS NVT đã viết rất rõ ràng:
Ở Mĩ, bộ này có tên là “U.S. Department of Education” và website đàng hoàng www.ed.gov/index.jhtml. Còn Anh thì bộ giáo dục và đào tạo xuất hiện qua nhiều tên khác nhau như Ministry of Education (trước đây là Board of Education). Tra wikipedia thì được biết cơ quan quản lí giáo dục và đào tạo của Anh đã trải qua nhiều tên như Department for Education and Skills (từ năm 2001 đến 2007), Department for Children, Schools and Families (2007), Department for Innovation, Universities and Skills (2007-2009).


Nói thêm, 2 trang web của 2 Bộ Giáo dục này, đặc biệt là Bộ Giáo dục của Mỹ, là những địa chỉ tôi ra vào thường xuyên lắm lắm. Vì chúng rất hay. Vào trang web của bộ giáo dục Mỹ, tôi tìm được các thông tin về chủ trương, chính sách, hoặc cơ cấu tổ chức, nhân sự, và hoạt động của Bộ Giáo dục và chính phủ Mỹ liên quan đến vấn đề giáo dục của toàn nước Mỹ.

Và quan trọng hơn đối với tôi, ở đó còn có các số liệu thống kê về giáo dục Mỹ, các thực tiễn tối ưu (best practices) liên quan đến giáo dục để mọi người cùng học hỏi, các tài liệu hướng dẫn thực hành các vấn đề liên quan đến giảng dạy và học tập, và cả các nghiên cứu hàn lâm nữa.

Rất thuận tiện, và đáng đọc, cho tất cả mọi người đang hoạt động trong lãnh vực giáo dục dưới những vai trò khác nhau - giáo viên đứng lớp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, và các vị lãnh đạo ngành giáo dục. Trang ấy ở đây. Hình ngay dưới đây.

Trước đây tôi cũng có đọc cả phát biểu của chuyên gia ở Hà Nội lẫn entry của GS NVT, nhưng tin rằng có lẽ phóng viên ghi nhầm vì không hiểu hết ý của người phát biểu. Gì chứ việc này ở VN dễ xảy ra lắm. Nên bỏ qua, không chú ý.

Nhưng tôi thực sự giật mình khi cách đây 2 ngày, trong chuyến công tác Thái Lan vừa qua, được nghe lại lời phát biểu cũng vẫn chắc như đinh đóng cột như thế của một chuyên gia giáo dục đại học khác, lần này là chuyên gia ở TP Hồ Chí Minh (cho nó cân bằng í mà): Mỹ không có bộ giáo dục!

Sao thế nhỉ? Cả hai chuyên gia có những phát biểu "giật gân" này tôi đều biết rõ, là đồng nghiệp hẳn hoi, và là những nguời tôi đánh giá cao, làm việc khá nghiêm túc, giỏi giang hơn mức trung bình chung trong giới rất nhiều. Cả hai đều đã học nước ngoài, nước tư bản cẩn thận, sử dụng tiếng Anh thoải mái trong công việc.

Hai chuyên gia giáo dục của VN, một Nam một Bắc, đều đã công khai khẳng định nước Mỹ không có bộ giáo dục?

Băn khoăn, tôi hỏi hai người. Một người là một đồng nghiệp khác, đi cùng đoàn với tôi, và ngồi gần tôi trên cùng chuyến bay từ Bangkok về Sài Gòn. Người ấy nói, không tỏ ra bức xúc lắm, rằng có lẽ người ta muốn nói không có bộ giáo dục theo kiểu của mình, tức một bộ giáo dục can thiệp quá sâu vào việc vận hành của các trường. Nhưng tôi chưa cảm thấy thuyết phục lắm. Vì như thế, thì phải nói rằng ở Mỹ, bộ giáo dục không can thiệp vào việc của các trường, chứ không thể nói là không có bộ giáo dục.

Người thứ hai mà tôi hỏi, vâng, còn ai trồng khoai đất này nữa, đó là ông xã tôi. Và ông ấy nói, "Em ơi, đúng rồi còn gì, Mỹ nó đâu có các ministry giống như mình. Nó gọi là department mà!"

Và thế là tôi bỗng ngộ ra mọi việc (ừ, thì tôi tưởng bở thế). Nên mới bật ra phần thứ hai của cái tựa này. Tôi nhớ mang máng cũng đã từng nghe ai đó, rất lâu rồi, kể về việc nhầm lẫn này. Mỹ không gọi là ministry và minister (bộ và bộ trưởng như Việt Nam và một số nước khác), mà nó gọi là department và secretary. Ví dụ, department of education và secretary of education. Nếu không thực sự hiểu biết về thế giới (thời VN đóng cửa, chưa có internet), thì khi gặp từ department of education dám dịch là "bộ môn giáo dục", và secretary of education dịch là "thư ký bộ môn giáo dục", không biết chừng!

Vậy thì, có thể mọi việc đã diễn ra như thế này chăng: có ai đó (cỡ bậc thầy, cao niên một chút) nghĩ rằng Mỹ không có bộ giáo dục vì thấy nó không có "ministry of education". Người ấy đã chân thành nhưng hăng hái phát biểu suy nghĩ nhầm lẫn này công khai ở nơi nào đó. Với một ấn tượng rất sâu sắc rằng vì Mỹ không có bộ giáo dục nên các trường đại học được sự tự chủ rất cao (điều này không phải là sai hoàn toàn: có bộ, nhưng bộ không can thiệp gì nhiều, các trường rất chủ động --> có thể coi như là không có bộ?)

Sau đó, những người khác cứ thế mà phát biểu theo, không kiểm chứng lại?

Có lẽ những gì tôi viết ở trên chỉ là do tôi tưởng tượng ra. Nhưng nếu không dùng đến sự tưởng tượng này, thì tôi thực sự không làm sao lý giải được những phát biểu tự tin, công khai đến thế của các đồng nghiệp đáng kính kia của tôi.

Mà suy cho cùng, chẳng phải văn hóa truyền khẩu đã ăn rất sâu vào người VN chúng ta rồi sao? Mời đi ăn cưới, dự tiệc, hoặc thậm chí đi họp, nếu chỉ đưa thiệp/giấy mời, thì như thế là không coi trọng, người ta sẽ không đi. Phải gọi điện, nói đến tận tai, thì mới là thông tin chính thức.

Cũng vậy, thông báo dán sờ sờ trên bảng, nhưng vẫn cứ phải chen chúc đến chỗ người văn thư để hỏi, mới thấy yên tâm, mới tin là thật. Nếu có sự khác biệt giữa giấy và lời, thì người Việt tin vào lời hơn là tin vào giấy. Văn hóa truyền khẩu mà.

Ai không đồng tình với entry này của tôi, xin cho tôi lời giải thích khác. Mong lắm lắm, và cám ơn lắm lắm!

Còn các vị đồng nghiệp của tôi nếu có đọc entry này, mong các vị không giận, vì tôi hoàn toàn không có ý xúc phạm các vị. Nhầm lẫn cũng là bình thường thôi, quan trọng là khi nhận ra mình nhầm thì sửa lại. Chứ đừng tự vệ bằng cách cãi cho lấy được, thà chết chứ nhất định không nhận mình sai.

Mà dân trí, quan trí, "trí trí" (= trí tuệ của trí thức) của ta như thế này, đố biết khi nào VN có trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế?

21 thg 7, 2014

Gần 40 năm chia sẻ bài thuốc quý từ quả sung giúp bệnh nhân đánh tan sỏi mật

Gần 40 năm chia sẻ bài thuốc quý từ quả sung giúp bệnh nhân đánh tan sỏi mật
GiadinhNet - Từ câu chuyện vô tình chứng kiến trên chính quê hương mình, lương y Phan Văn Sang , hiện đang công tác tại Phòng khám Đông y, thuộc Trung tâm Y tế dự phòng – trạm y tế phường 7, quận Gò Vấp đã bào chế thành công bài thuốc quý từ trái sung để áp dụng vào trị bệnh sỏi mật, sỏi gan. Cuộc trò chuyện tại phòng khám, lương y Sang vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về cơ duyên sở hữu bài thuốc đặc biệt này.
Gần 40 năm chia sẻ bài thuốc quý từ quả sung giúp bệnh nhân đánh tan sỏi mật 1
Lương y Sang được tặng giấy chứng nhận của Hội Đông y và châm cứu TP.HCM. Ảnh TG
Cơ duyên với phương thuốc quý
Quê gốc của lương y Sang ở xã Cát Thánh, huyện Phù Cát . Ông còn nhớ, những năm sau giải phóng, mảnh đất nơi ông sống gặp vô vàn khó khăn vì hạn hán xảy ra liên miên. Mỗi khi người dân trong vùng mắc bệnh, họ đều phải đi tìm những bài thuốc dân gian để trị bệnh, phần vì bệnh viện ở khá xa, phần bởi cuộc sống của bà con chẳng lấy gì làm dư dả. Chứng kiến những bài thuốc từ cây cỏ mọc xung quanh đã cứu sống biết bao mạng người, chàng trai trẻ Lương Văn Sang đã bị kích thích mạnh mẽ. Những trăn trở về y thuật dân gian, về cái nghiệp hành thiện cứu người đã khiến chàng trai lặn lội tìm hiểu các phương thuốc mà chưa sách vở nào ghi chép. May mắn hơn, lương y Sang đã được một người tinh thông y thuật ngay tại quê nhà nhận làm đệ tử. Không quản ngại mưa nắng, ngày nào hai thầy trò cũng đi đây đó tìm những bài thuốc dân gian chữa bệnh cứu người. Cũng trong thời gian này, ông đã được sư phụ truyền lại nhiều bài thuốc quý.
Đau đáu cái tâm với nghề nên những ngày ở trong quân ngũ, lương y Sang vẫn luôn mày mò tìm kiếm những dược liệu quý. Năm tháng sống giữa chốn “rừng thiêng nước độc” lại là cơ hội để ông tiếp xúc với nhiều loại thảo dược mà không phải ai cũng may mắn có được. Rời quân ngũ, ông trở lại làng quê nhưng chưa bao giờ gác lại sở thích đó. Ông vẫn thường xuyên rong ruổi khắp các làng xóm, tìm gặp những lang y vườn để có bài thuốc hay. Đó cũng là cơ duyên giúp ông may mắn đến được với bài thuốc có thể chữa tan hoàn toàn sỏi gan, sỏi mật. Theo lương y Sang, câu chuyện xảy ra khoảng năm 1976, vào một buổi chiều muộn trên chuyến xe tỉnh đi về huyện Phù Cát, ông đã vô tình nghe được cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa một bà lão và người phụ nữ trên xe về một cô bé đang mắc căn bệnh sỏi mật khá nặng. “Tôi nhớ rất rõ, lúc đó ngồi cạnh tôi là một người mẹ ăn mặc rách rưới, tay ôm chặt đứa con nhỏ da mặt vàng sạm, nom rất yếu ớt. Ngồi kế bên là một bà cụ miệng nhai trầu bỏm bẻm, thấy tình cảnh tội nghiệp của hai mẹ con nọ nên tôi bắt chuyện. Thì ra, đứa bé bị sỏi mật nằm ở Bệnh viện đa khoa Quy Nhơn được bác sĩ chỉ định mổ nhưng vì mắc chứng máu khó đông nên người mẹ ấy đành bế con về nhà nằm chờ chết”, lương y Sang nhớ lại.
Sau khi bà mẹ vừa dứt lời, cụ bà đáp lại ngay: “Chết cái gì mà chết, bệnh này không cần phải mổ xẻ gì cả đâu. Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ sung xanh, thái mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi thì cho cháu uống, dần sẽ hết bệnh”. Nghe lấy làm lạ nhưng cũng muốn biết thực hư tác dụng của trái sung đối với bệnh sỏi nên ông quyết theo chân mẹ đứa bé về kiểm nghiệm. Kết quả thật bất ngờ, bệnh tình của cháu bé chuyển biến tích cực và bé liên tục đòi ăn đòi uống, mặc dù thời gian trước đó cô bé chẳng ăn uống được gì. Những ngày sau đó, cô bé vẫn được mẹ sắc nước từ trái sung cho uống và dần khỏi hẳn. Sự kiện thoát khỏi tử thần nhờ trái sung mọc hoang của cô bé khiến ai nấy đều lấy làm lạ. Vì thế, ông đã dò la tin tức của bà lang trên để học hỏi kinh nghiệm rồi tự mình nghiên cứu tác dụng trị bệnh của trái sung.   Công dụng thần kỳ của trái sung  
Gần 40 năm chia sẻ bài thuốc quý từ quả sung giúp bệnh nhân đánh tan sỏi mật 2
Sung là loại cây mọc hoang nhiều ở các vùng quê Việt Nam.

Sung là một loại cây dân dã mọc rất nhiều ở các vùng quê nhưng ít ai biết được công dụng trị bệnh của nó. Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận tràng… Lương y Sang cho biết, trái sung có tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm, bên trong có chứa axit béo và một số hoạt chất tốt cho tim mạch, giàu phenol. Thú vị hơn, trái sung phơi khô có tác dụng trị bệnh sỏi mật cực kì hiệu quả. Nói về bài thuốc chữa bệnh sỏi mật, sỏi gan từ trái sung, ông Sang cho biết: “Bệnh sỏi mật do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như ăn phải thực phẩm nhiễm độc tố cộng với bộ phận gan suy yếu. Về mặt y lý, khi gan suy yếu chức năng, lượng dịch mật được cơ thể tiết ra hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn không được giải phóng hết. Lâu dần, dịch mật kết tủa tạo thành khối u gọi là sỏi. Ngoài phương pháp tây y là phẫu thuật cắt bỏ, bài thuốc Nam từ trái sung cũng sẽ làm tiêu tan được sỏi”.
Với mong muốn bài thuốc của mình sẽ được phổ biến rộng rãi khắp cả nước để mọi người có thể áp dụng chữa trị, ông không ngần ngại tư vấn miễn phí trực tiếp hoặc qua điện thoại và hướng dẫn cách thức bào chế thuốc cho người bệnh có nhu cầu. Theo lương y Sang, khi bào chế thuốc nên chọn hái những trái sung không quá non nhưng cũng không quá già, đem đập dập hoặc thái mỏng phơi khô. Tiếp sau đó, đem lượng sung khô sao vàng hạ thổ , dùng sắc lấy nước uống theo công thức, mỗi ngày dùng 200g. Mỗi người bệnh khi tìm đến phòng khám đều được lương y hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ: “Cho 200g trái sung vào nồi, đổ 4 chén nước rồi đun sôi đến khi cô cạn còn 1 chén thì để uống. Và nên chia uống nhiều lần trong ngày sau mỗi bữa ăn để tránh cơ thể mệt mỏi do hàm lượng thuốc đậm đặc. Những người mắc chứng bệnh sỏi gan, sỏi túi mật, sỏi thận cần phải chú ý kiêng một số thực phẩm như: Trứng, mỡ, nội tạng động vật và các loại hải sản”. “Khi người bệnh uống nước từ trái sung đã được rang vàng hạ thổ thì những chất có trong nó sẽ tiếp xúc với khối sỏi và làm cho nó mềm đi, tan dần rồi bị đào thải ra bên ngoài qua đường bài tiết. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà có thời gian điều trị khác nhau, có người khoảng 2-3 tháng, lâu hơn thì phải mất 5-6 tháng”, ông Sang lý giải.   Tuy nhiên, theo ông Sang, người bệnh uống liên tục từ 1-3 tháng thì khi đi siêu âm sẽ có được kết quả khả quan. Nói về tác dụng chữa bệnh kỳ diệu từ quả sung, loại trái cây mọc hoang nhiều ở các làng quê Việt Nam, lương y Sang cho rằng: “Thuốc không phân đắt rẻ, thuốc nào trị lành bệnh là thuốc hay! Tôi không có quan niệm giữ khư khư một bài thuốc hay bí quyết nào cho riêng mình. Để có thể cứu giúp cho người thì bài thuốc đó phải được phổ biến rộng rãi”.              
Về bài thuốc trị sỏi mật, sỏi gan của lương y Phan Văn Sang, ông Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: “Trong Đông y không có bài thuốc nào trị sỏi mật, sỏi gan từ quả sung cả. Bài thuốc của ông Sang có lẽ là một bài thuốc dân gian của một đồng bào vùng miền nào đó. Để chứng thực bài thuốc này, trước hết cần kết quả điều trị của 100 người sử dụng trở lên, sau đó mới có thể đánh giá nó có hiệu quả hay không”. Đồng quan điểm này, lương y Hà Văn Tiêu, Phó Chủ tịch Hội Đông y T.P Hà Nội cũng cho biết: “Tôi có biết một số bài thuốc sử dụng trái sung làm vị nhưng chỉ một loại trái cây này mà có thể trị được sỏi gan, sỏi mật thì tôi chưa nghe thấy bao giờ. Chính vì vậy, bài thuốc của lương y Sang cần được kiểm nghiệm”.
  Khôi Nguyên

19 thg 7, 2014

Hiệu quả bất ngờ từ bài thuốc rẻ tiền, dễ kiếm giúp khắc chế tiểu đường của lương y nức tiếng Sài thành


GiadinhNet - Hiện nay, tiểu đường được xem là một trong những chứng bệnh nan y, rất khó để chữa trị dứt điểm. Y học hiện đại ví căn bệnh này là “kẻ giết người thầm lặng” bởi những biểu hiện của nó thường không rõ ràng. Thế nhưng, khi được phát hiện thì bệnh thường đã biến chứng ở mức độ nghiêm trọng.

Lương y Hứa Hiền Quang. Ảnh TG
Trước nguy cơ đó, cả Đông và Tây y đã có nhiều nỗ lực trong việc tiêu trừ, đẩy lùi căn bệnh này. Tại TP. HCM, một vị lương y đã nghiên cứu và tìm ra bài thuốc khắc chế bệnh tiểu đường với những nguyên liệu vô cùng đơn giản. Đó là dùng quả cau cảnh và trái cóc dại sắc thành nước, dùng chữa cho bệnh nhân tiểu đường khá hiệu quả.

Nhân duyên thừa hưởng bài thuốc lạ

Người chúng tôi đang nói đến là lương y Hứa Hiền Quang, thầy thuốc Đông y xuất thân trong một gia đình Hoa kiều có truyền thống lâu đời làm thuốc. Đã nhiều năm nay, phòng khám Đông y của lương y Quang (ngay dưới chân cầu Ông Lãnh, Q.1, TP. HCM) là địa chỉ tin cậy của không ít bệnh nhân từ khắp nơi tìm về. Khi chúng tôi đến, dù đã chiều muộn nhưng bệnh nhân vẫn còn rất đông. Dáng vẻ tất bật, thi thoảng ông lại quay qua chỗ chúng tôi ngồi nhắc khéo, xin thông cảm vì phải đợi lâu. Qua chia sẻ, chúng tôi được biết, Lương y Quang sinh ra tại Sài Gòn. Cha ông là một thầy thuốc nổi tiếng. Ngay từ nhỏ, ông đã được cha truyền lại cho những bài thuốc Nam quý giá. Vì lẽ đó, ông sớm thông thạo về tác dụng của các loại thảo dược tự nhiên. Khi lớn lên, ông quyết theo nghề thuốc của gia đình và trở thành niềm tự hào của dòng họ. Lương y Quang cho biết: “Những phương thuốc hiện nay tôi đang dùng phần lớn được kế nghiệp từ cha. Ông cũng chính là người chỉ dạy cho tôi cái tâm của một thầy thuốc phải hết lòng với bệnh nhân. Không những thế, tôi còn học được ở ông tính độc lập, ham học hỏi trong công việc”.
Quả cau tươi – thành phần không thể thiếu trong bài thuốc khắc chế tiểu đường. Ảnh TG

Ngoài ra, vị lương y này còn có sở thích sưu tầm các bài thuốc Nam từ trong dân gian và các loại sách Đông y cổ. Lương y Quang lấy từ trong ngăn tủ ra một cuốn sách y học cổ bằng chữ Hán. Ông biết khá rành rọt về loại cổ tự này nên không khó khăn để tìm hiểu những phương thuốc của người Trung Hoa và sau đó kết hợp với cách điều trị của người Việt. Điều đặc biệt, những bài thuốc ông sử dụng cho bệnh nhân không chỉ đạt hiệu quả cao mà giá thành cũng rất thấp. “Nhờ cuốn sách y học cổ này mà tôi tìm ra được bài thuốc chữa trị căn bệnh “khó nói” cho chị em phụ nữ. Đó là căn bệnh huyết trắng, một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung sau này”, lương y Quang cho biết.

Đối với chứng bệnh “khó nói” của phụ nữ, ông cho biết, các thành phần của phương thuốc gồm: Đẳng sâm, phục linh, bạch truật và cam thảo kết hợp với vỏ quýt. Phương thức sử dụng thuốc khá đơn giản, chỉ cần đem sắc lấy nước uống theo công thức: Sắc ba chén nước lấy một chén, lần sắc tiếp theo chỉ đổ vào hai chén cạn còn 8 phần. Tác dụng sẽ giúp bổ khí kiện tỳ, tức phục hồi khí từ bên trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Người bệnh kiên trì uống thuốc thì bệnh sẽ thuyên giảm và dứt hẳn tùy vào cơ địa của từng người và tình trạng của bệnh.

Tuy nhiên, lương y Hứa Hiền Quang được nhiều người biết đến với biệt tài chữa bệnh tiểu đường, căn bệnh được xem là nỗi nhức nhối thời đại. Điều ngạc nhiên, căn bệnh phức tạp này có thể được khắc chế bằng bài thuốc cực kì đơn giản. Nguyên liệu là hai loại trái dân dã của người Việt mà nơi nào cũng có, đó là cau cảnh và trái cóc. Đối với ông, sở hữu được bài thuốc này cũng là một cái duyên, không phải ai làm thuốc cũng có may mắn như vậy. Lương y Quang kể, cách đây đúng ba năm, trong một lần đi chợ ở gần nhà, ông vô tình gặp lại một người phụ nữ đã từng quen trên chùa trước đó. Sau khi trò chuyện, cảm động trước tấm lòng hành thiện của lương y Quang, người phụ nữ đã chia sẻ bài thuốc quý. Ông Quang nói: “Chỉ gặp tôi vỏn vẹn 2 lần nhưng không hiểu sao, bà ấy lại “chỉ điểm” rồi mách nước cho bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng hai loại trái cau cảnh và cóc. Ban đầu, tôi cũng bán tính bán nghi nhưng đến khi trực tiếp sử dụng, nhận thấy sự chuyển biến tích cực của người bệnh, tôi mới dám tin”.
Bài thuốc đơn giản
Giấy chứng nhận chẩn đoán bệnh theo Y học cổ truyển trao cho lương y Hứa Hiền Quang. Ảnh TG

Theo như lời của lương y Quang, bài thuốc chữa căn bệnh “thời đại” được người phụ nữ kia truyền dạy có nói tường tận: Sắc thuốc cho người bệnh uống phải theo nguyên tắc “nam thất nữ cửu”, tức mỗi thứ 7 trái cho nam và 9 trái cho nữ (theo quan niệm nam 7 vía, nữ 9 vía). Uống ngày 3 lần hoặc uống thay nước hàng ngày như trà. “Ban đầu, tôi chưa tin nhưng khi áp dụng cho bệnh nhân đã từng chữa trị ở nhiều nơi không khỏi thì chỉ sau một thời gian ngắn, bệnh tình đã tiến triển rất khả quan. Đồng thời, tôi hướng dẫn người bệnh không nên ăn những thức ăn có nhiều chất đạm, đường. Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục thường xuyên để tiết mồ hôi giúp điều hòa cơ thể. Cứ mỗi đợt uống 20 ngày, sau đó đi xét nghiệm và chỉ sau hơn một tháng, căn bệnh đái tháo đường đã thuyên giảm hẳn. Tôi cũng áp dụng cho bệnh nhân uống thêm trái dừa cạn sau khi đã ổn định để đảm bảo chắc chắn rằng, các chất độc được thải hết ra ngoài”, lương y Quang cho biết.

Hơn 40 năm hành nghề thuốc, lương y Hứa Hiền Quang quan niệm, nếu người thầy thuốc sở hữu được bài thuốc quý mà không chia sẻ cho mọi người, chỉ muốn giữ khư khư làm của riêng thì không đúng với cái tâm của nghề. Bởi vậy, không chỉ riêng đối với bài thuốc chữa đái tháo đường mà tất cả các phương thuốc hiệu quả, ông đều sẵn lòng chia sẻ cho những ai tìm đến phòng khám Tân Tế Dân. “Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường tôi may mắn được người ta truyền lại thì nay tôi cũng chia sẻ cho những ai có nhu cầu. Các dược liệu cũng dễ tìm và ít tốn kém… Bởi vậy, tôi hy vọng nhiều người biết đến phương thuốc dân gian nhưng vô cùng quý báu này”, lương y Quang tâm sự.

Lương y Quang nói thêm, nếu như sau 20 ngày uống liên tục nước từ trái cóc và trái cau cảnh thì bệnh nhân nên đi xét nghiệm. Nếu kết quả cho thấy nồng độ đường máu đã trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống. Để có kết quả tốt nhất, người bệnh cần có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bị bệnh đái tháo đường.

Phòng khám Tân Tế Dân ngày càng được nhiều người biết đến nhưng ngày ngày, lương y Quang vẫn không ngừng học hỏi, tìm tòi những bài thuốc mới trong dân gian. Tính đến nay, ông không thể nhớ rõ mình đã chữa khỏi bệnh đái tháo đường từ trái cau cảnh và trái cóc cho biết bao nhiêu người bệnh. Với tấm lòng của một lương y, lại được sinh ra trong đói khổ, ông hiểu hơn ai hết cảnh mắc bệnh nhưng không có điều kiện chữa trị. Bởi vậy, bệnh nhân tìm đến ông nếu có hoàn cảnh khó khăn, éo le (người già neo đơn), ông đều chữa hoàn toàn miễn phí mà không hề đòi hỏi một chút tư lợi nào cho bản thân. Với đóng góp vì sức khỏe cộng đồng, mới đây nhất, lương y Hứa Hiền Quang đã được Hội Đông y Việt Nam trao tặng tấm bằng khen kỷ niệm chương vì sự nghiệp đông y. “Theo cha đi khám bệnh từ nhỏ, tôi được tận mắt chứng kiến cuộc sống của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, giàu nghèo đều có cả. Chính cái tâm, cái tài của cha là kim chỉ nam cho tôi đi đúng con đường người lương y như hôm nay”, lương y Hứa Hiền Quang nói.
Qua nghiên cứu, lương y Đinh Công Bảy – nguyên Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM nhận thấy trong trái cau có nhiều thành phần chất như: alcahoit, tanin, arecolin có tính hạ khí, hành thủy thông đại tiểu trường. Dùng loại quả này có thể chữa được các chứng như: Trương tích, chướng khí, sát trùng, tạ hạ. Hạt cau có vị đắng chát, có tác dụng tiêu tích, lợi thủy, thông khí, diệt khuẩn, trị tả lỵ, sốt rét, phù thũng. Vỏ cau trị thủy thũng, lợi tiểu. Trái cóc lại là một loại quả có vị chua và ngọt rất dễ ăn. Trong loại trái này chứa nhiều vitamin C, có tác dụng làm giảm đường huyết trong máu đối với người mắc chứng tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 (bệnh lý mà khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể tự kháng với insulin được sản xuất). Hơn nữa, đây còn là loại quả có giá trị nhiều về mặt dinh dưỡng, phần thịt của quả cóc gồm các chất: lipid, acid, tro, glucid, protein, cellulose.
Khôi Nguyên

18 thg 7, 2014

Cách trị hôi nách bằng phèn chua hiệu quả

Hôi nách khiến bạn thiếu tự tin, gây nhiều phiền toái trong công việc, cuộc sống của bạn. Bạn có biết phèn chua có nhiều công dụng trong điều trị và khử mùi hôi nách?. Hãy áp dụng những cách trị hôi nách bằng phèn chua dưới đây sẽ giúp bạn thổi bay bệnh hôi nách, loại bỏ mùi mồ hôi nách một cách nhanh nhất.

chua hoi nach bang phen chua
Chữa hôi nách bằng phèn chua tiện dụng và tiết kiệm chi phí
Đối với một số người tuyến mồ hôi lớn hoạt động quá mạnh, tăng tiết. Cộng với việc tuyến mồ hôi này nằm ở vùng kín như nách, vùng sinh dục, là những nơi vi khuẩn, nấm thường hay xuất hiện. Do đó khi mồ hôi tiết ra các vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da phân hủy các Acid béo tạo ra mùi rất khó ngửi. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh hôi nách.
Nếu bạn bị bệnh hôi nách nhẹ chỉ cần giữ vệ sinh vùng nách, tắm rửa thường xuyên và áp dụng một số cách đơn giản từ mẹo dân gian bằng các sản phẩm tự nhiên như: chanh tươi, gừng, lá trầu không, lá khổ qua ( mướp đắng ),…Bạn có thể tham khảo thêm bài viết : Top 5 cách tự nhiên chữa hôi nách hiệu quả để hiểu rõ hơn về các phương pháp này. Hay bạn có thể sử dụng cách chữa hôi nách bằng phèn là một trong những biện pháp tự nhiên giúp giảm bớt mùi hôi nách hiệu quả.
Ngoài công dụng chữa bệnh cao huyết áp, ho ra máu, sốt rét, viêm tai giữa mãn tính…Phèn chua còn có tác dụng chữa mồ hôi nách, khử mùi hôi nách giúp bạn thoải mái và tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
cách trị hôi nách bằng phèn chua
Phèn chua có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe đồng thời giúp trị hôi nách hiệu quả
Theo Đông y, phèn chua còn gọi là bạch phàn là chất có màu trắng, vị chua chát, hình thành do quá trình nướng ( phàn = nướng ). Theo kỹ thuật, phèn chua (còn gọi là alumen) thuộc loại phèn nhôm có thành phần chính là Nhôm Sunfat Al2(SO4)3. Alumen có tính hàn, công hiệu giả độc, sát trùng, làm hết ngứa, trừ nấm…
Các cách sử dụng phèn chua chữa hôi nách:
+ Cách 1: Chưng khoảng 50g phèn chua (phèn cục bình thường) đã giã nhỏ và cho vào nồi nung, tốt nhất là nung bằng nồi đất. Chưng nóng cho phèn rút hết nước, trở thành phèn xốp nở phồng ra gấp 2-3 lần chúng ta gọi là phèn phi hay bột phèn chua. Sau khi tắm rửa sạch sẽ bạn chà xát phèn chua lên nách và chân . Tuần bôi 3-4 lần.
Lưu ý: Phải chưng phèn chua thật kỹ thì phèn mới mịn. Khuyến khích cho phèn chua vào bọc vải và làm ấm lên mỗi khi chà xát vào nách nhằm làm co bớt lỗ chân lông và hút mồ hôi, mùi hôi ở nách.
cách trị hôi nách bằng phèn chua
Phèn chua giã nhỏ trước khi nung
+ Cách 2: Dùng 15 gr phèn chua, phụ tử, thanh mộc hương, vôi sống mỗi vị 30 gr. Tất cả nghiền thành bột mịn, trộn với phấn thơm xoa vào hai bên nách.
+ Cách 3: Dùng nhũ hương, thanh mộc hương, đinh hương, phòng hương mỗi vị 60 gr, vôi sống 500 gr, phèn chua 120 gr, dương khởi thạch, quất bì mỗi vị 90 gr. Tất cả nghiền bột, lấy một lượng đủ dùng rải lên tấm vải, buộc cố định vào hai bên nách.
+ Cách 4: Nung phèn chua cho mất nước, giã mịn ra, trộn với 50% bột Talc, thoa vào nơi thường tiết ra mùi khó chịu (nách, các nếp gấp ở ngực…), hoặc mài phèn chua với nước hay cho phèn chua vào rượu thêm ít dầu thơm chà vào các vùng dễ đổ mồ hôi trước khi ra đường.
+ Cách 5: Khi tắm có thể thêm vào nước tắm một cục phèn chua có tác dụng khử mùi mồ hôi rất hiệu quả
Cách 6: Cho 50gr phèn chua vào trứng, dùng lửa nhỏ hơ đến khi phèn chảy nước, đợi phèn cứng lại, sau đó giã nhuyễn thành bột, ngày bôi 2 lần có tác dụng giảm nhẹ hôi nách, kiên trì điều trị sẽ có khỏi hoàn toàn.
Cách chữa hôi nách bằng phèn chua có thể chỉ phù hợp với một số trường hợp bị hôi nách khá nhẹ. Nếu bệnh hôi nách gây ảnh hưởng nhiều tới công việc và cuộc sống của bạn thì bạn nên áp dụng cách chữa hôi nách triệt để, vĩnh viễn tại đây.

12 thg 7, 2014

Tên lửa Scud của Việt Nam: Lữ đoàn Tên lửa 490




Lãnh đạo Binh chủng Pháo binh kiểm tra công tác SSCĐ và chụp ảnh với cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn
Trong vài năm qua, có tin cho rằng Việt Nam đã có được một số tên lửa đất đối đất Scud. Ví dụ như, tài liệu Cán cân Quân sự Năm 2012, của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã liệt kê mục sau đây “SSM Scud-B/Scud-C (báo cáo)” ở phần tên lửa Việt Nam.
Hồi tháng 5, Việt Nam dỡ bỏ bức màn bí mật về khả năng tên lửa Scud của mình khi tạp chí quân sự có tên Tạp chí Quốc phòng Toàn dân đã in một trang duy nhất về hình ảnh Lữ đoàn Tên lửa 490 (xem bức hình bên phải và các bức ảnh bên dưới).

Tháng sau, báo Đất Việt, một tờ báo tiếng Việt (số ra ngày 11 tháng 6 năm 2012) đã đăng bức ảnh giống như hình phía trên bên phải và xác định tên lửa này là R-17E/9K72, hay tên lửa SS-1 Scud B. Tờ báo này cũng đưa tin Viện Công nghệ, Quân chủng Phòng không-Không quân, đã sản xuất thành công một trong những thành phần quan trọng cho các nhiên liệu tên lửa lỏng được sử dụng bởi các tên lửa Scud. Bảo Đất Việt đã xác định đơn vị sản xuất là Lữ đoàn B90 .
Trong thập niên 1980, tin cho biết rằng Liên Xô cung cấp cho Việt Nam một số tên lửa Scud B (xem tin trong khung bên dưới). Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có chưa tới 50 tên lửa” Scud B.
Lực lượng chiến lược
Có lẽ vào thập niên 1980, đôi khi Việt Nam sở hữu một số lượng nhỏ tên lửa đất đối đất Scud B SS-1 do Nga sản xuất (tầm hoạt động 300 km và lượng chất nổ 985 kg). Nỗ lực của Việt Nam để hiện đại hóa lực lượng quân sự và phát triển một [lực lượng] ngăn chặn cách đáng tin cậy đối với Quân đội Trung Quốc (PLA) đã đưa Việt Nam đi tới một loạt các thỏa thuận với Bắc Triều Tiên. Tháng 5 năm 1994, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến thăm Bình Nhưỡng để thảo luận sơ bộ về khả năng Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Việt Nam. Trong tháng sau đó (ND: tháng 6-1994), Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê dẫn một đoàn đại biểu quân sự cấp cao tới Bình Nhưỡng trong chuyến thăm chính thức theo lời mời của Nguyên soái O Chin-u, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang của CHDCND Triều Tiên. Tháng 11 năm 1994, Phó Nguyên soái Choe Kwang, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao Động Triều Tiên và quyền bộ trưởng lực lượng vũ trang và Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự đến thăm như một khách mời, để đáp lại lời mời của tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng. Ngay sau chuyến thăm đó, một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh tiết lộ rằng, Việt Nam và Bắc Triều Tiên đã “nhắm tới một thỏa thuận về trao đổi thương mại, theo đó Bắc Triều Tiên cung cấp cho Việt Nam các bộ phận vũ khí và đạn dược, đổi lại các tàu Việt Nam đưa gạo tới Triều Tiên”.
Tháng 12 năm 1996, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Thới Bưng đã đến thăm Bắc Triều Tiên và ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá 100 triệu đô la. Thanh toán bằng các khoản trao đổi gạo của Việt Nam. Việc mua bán tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud, theo tin tức, đã được thảo luận vào thời điểm này. Tháng 4 năm 1999, tin tức cho biết Việt Nam đã mua một số tên lửa đất đối đất Scud C (SSMs) của Bắc Triều Tiên. Scud C có thể chứa lượng chất nổ 770 kg, tầm hoạt động 550 km. Tháng 2 năm 2009, tin tức nói rằng Hà Nội và Bình Nhưỡng đang thảo luận về việc Bắc Triều Tiên hỗ trợ để nâng cấp tên lửa Scud SSMS cho Việt Nam.
Nguồn: Carlyle A. Thayer, Quân đội Nhân dân Việt Nam: Phát triển và hiện đại hóa. Loạt bài giảng về Lực lượng Vũ trang. Tài liệu số 4, Bandar Seri Begawan: Học viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Vua Haji Hassanal Bolkiah, năm 2009.
Trùng hợp với những phát triển này, báo United Daily News đưa tin hôm 2 tháng 7, Trung Quốc đã thiết lập một lữ đoàn tên lửa mới, Lữ đoàn Tên lửa đạn đạo 827, ở thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông. Báo Đài Loan đưa tin với suy đoán rằng, Lữ đoàn Tên lửa này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong DF-21 và Đông Phong 16, loại lửa đạn đạo mới hơn, có tầm hoạt động xa hơn. DF-21 có tầm hoạt động từ 2.000-3.000 km và tin tức cho biết, khả năng tấn công các mục tiêu di chuyển trên biển với độ chính xác cao. DF-16 có tầm hoạt động 1.200 km và do đó có khả năng bắn trúng Hà Nội.
Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu ở đảo Hải Nam, gồm căn cứ hải quân Du Lâm, gần Tam Á, và các thành phố nằm trong bán kính 500 km ở miền nam Trung Quốc như Nam Ninh.
Nguồn: Thayer Consultancy
Tác giả: Carl Thayer
Người dịch: Dương Lệ Chi
Nguồn: Anh Ba Sàm


Tên lửa đạn đạo R-17 (Scud B) trên bệ phóng di động 9P117 của Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Nguồn: Quân đội Nhân dân Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn.

Còn theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud. Các năm tiếp đó không có số liệu.

Lưu ý về cái tên Scud, đây là định danh của NATO dành cho hai dòng tên lửa đạn đạo R-11 và R-17 của Liên Xô (R-11 được NATO định danh là Scud A còn R-17 được gọi là Scud B). Trong đó, loại R-11 ra đời vào đầu những năm 1950, còn R-17 là thế hệ cải tiến thay thế R-11 ra đời năm 1958.

Loại tên lửa đạn đạo mà Việt Nam nhận viện trợ là loại R-17 (Scud B). Nhưng R-17 chỉ là một thành phần trong cả hệ thống tên lửa mà nước ta nhận. Tên đầy đủ của hệ thống này là “hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72 Elbrus”. Đây là tên rất ít khi được biết đến trên các phương tiện truyền thông phương Tây, hầu như người ta chỉ gọi chung nó là Scud.

Tên lửa đạn đạo R-17 (Scud B) trên bệ phóng di động 9P117 của Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Nguồn: Quân đội Nhân dân

Tên lửa R-17 (Scud B) có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 (thành phần nhiên liệu gồm chất cháy TM-185, chất oxy hóa AK-27I và nhiên liệu phóng TG-02).

Hệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu 450m (phương Tây cho rằng con số vào khoảng 900m).

R-17 thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m.

Tên lửa có khả năng đạt tầm bắn tới 270km. Các biến thể cải tiến sau này có thể tăng tầm lên 300km hoặc 500-600km.

Dù loại tên lửa dùng động cơ nhiên liệu lỏng nhưng qua cải tiến, việc bảo quản nhiên liệu trong điều kiện chiến trường kéo dài tới 6 tháng, ở điều kiện bình thường tới 19 năm.

Đạn tên lửa R-17 (Scud B) được đặt trên bệ phóng di động 9P117 Uragan dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MAZ-543. Khi phóng, tên lửa sẽ được khung nâng đạn dựng thẳng đứng và bắn đi (trước đó tên lửa cần khoảng thời gian để nạp nhiên liệu phóng, nạp thông số mục tiêu). 


Hiện nay, theo một số hình ảnh của báo Quân đội Nhân dân, R-17 (Scud B) cùng xe phóng được biên chế trong Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Mặc dù đã qua hàng chục năm sử dụng, nhưng tên lửa vẫn được bảo quản tốt, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

6 thg 7, 2014

Nguồn gốc trống đồng: Cuộc tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc

GS Nguyễn Văn Hảo, nguyên Viện phó Viện Khảo cổ cho hay, hiện nay nhiều nước Đông Nam Á cũng có trống đồng. Nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc trống đồng có niên đại lâu hơn cả. Việc phân định trống đồng của nước ta có trước, hay Trung Quốc có trước vẫn là vấn đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Một số chuyên gia khảo cổ học phương Tây cho rằng, Việt Nam là cái nôi của trống đồng, người Trung Quốc đã lấy mẫu trống đó về thêm một số họa tiết để đúc lại. Nhưng theo quan điểm thống trị của Trung Quốc thì trống đồng Vạn Gia Bá ở Vân Nam có đầu tiên, ra đời thứ hai là trống Đông Sơn, thứ ba là trống Thạch Trại Sơn.
Nguồn gốc trống đồng: Cuộc tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc
Nguồn gốc trống đồng: Cuộc tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc
Để phản bác điều đó nhiều nhà nghiên cứu của nước ta đưa ra lập luận khẳng định Việt Nam là cái nôi của trống đồng. TS Hảo đồng ý với ý kiến Cụ Đào Duy Anh cho rằng, trống đồng Đông Sơn ra đời đầu tiên, sau đó người Hán mới mang về biến cái đó thành của mình. “Không phải tôi là người Việt mà tôi nhất trí như vậy mà nghiên cứu của tôi đã chỉ ra. Khi nói tới trống đồng người ta thừa nhận là nhạc cụ gõ, yếu tố nào quyết định là nhạc cụ thì đầu tiên là hình dáng, mặt trống gõ phát ra âm thanh, thân trống là phần cộng hưởng. Thứ hai, hình dáng trống cũng quyết định đến âm thanh. Thứ ba, chất liệu chế tạo trống. Ba yếu tố đó không chỉ tạo thành âm sắc, âm vực của chiếc trống mà nó có ý nghĩa, nó biểu hiện hồn phách của dân tộc có trống đó, dân tộc nào vẽ hoa văn của dân tộc đó. Hoa văn trên trống đồng là hoa văn thể hiện văn hóa, của dân tộc chế tạo ra hoa văn đó chứ không phải mỗi trống có hoa văn riêng”, GS Hảo cho biết.
Trong sách viết về nguồn gốc trống đồng của người Trung Quốc họ nói chiếc trống cổ do 6 dân tộc chế tạo, trong đó có người Lạc Việt. Số lượng trống tìm thấy là 46 chiếc. Điều đó là bất hợp lý, không thể 6 dân tộc lại chế tạo một loại trống.
Theo nghiên cứu của GS Hảo, chiếc trống Thạch Trại Sơn có hoa văn giống Đông Sơn, nhưng người Điền đã khắc thêm những hoa văn của họ, đè lên hoa văn của Đông Sơn. Trong hội nghị quốc tế tổ chức tỉnh Quế Lâm, Trung Quốc, khi TS Hảo phát biểu và đưa ra những giải thích khiến các nhà khoa học Trung Quốc cũng phải đồng ý. Chính một GS – Hiệu phó của trường Học viện Dân tộc học Quảng Tây tiến hành phân tích đồng vị chì chiếc trống ở Quý Huyện, Quảng Tây cũng khẳng định rằng, chiếc trống đồng cổ nhất của người Đông Sơn chế tạo. Bằng cách nào đó chiếc trống được đưa sang Trung Quốc và được thợ khắc thêm hoa văn trên trống.
Qua tìm hiểu của GS Hảo, những chiếc trống mà Trung Quốc nói là trống cổ của họ, được tìm thấy trong ngôi mộ của viên quan từng cai trị ở nước ta. Vì thế, ông ta mất đi, biết trống đồng quý đã bảo con cháu chôn cất trong mộ của mình. Giống như Mã Viện sang đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó lấy trống đồng về đúc ngựa. Do vậy, việc Trung Quốc cũng có những chiếc trống đồng bằng với niên đại ở nước ta là do họ đã mang về để sử dụng.
Những chiếc trống đồng Thạch Trại Sơn của người Điền có cách nay hơn 1 nghìn năm hoa văn tả thực hơn trống Đông Sơn, độ tả thực cao, chi tiết. Tay người đeo vòng, người mặc áo hoa kẻ sọc, có khuyên tai. Điều đó chứng tỏ người Điền lấy trống Đông Sơn cải tạo thành thùng đựng vỏ ốc, mặt họ phá đi đúc mặt mới làm nắp, dưới làm một cái đáy để bỏ vỏ ốc. Đối với người Điền thì ốc là tiền, những vỏ con ốc lợn được lấy từ biển của Ấn Độ, là những thứ rất quý. Những hoa văn gốc của trống như hình ảnh người mặc nửa trần, đội mũ lông chim đặc trưng người Đông Sơn đã bị cạo, khắc hình ảnh đặc trưng của người Điền.
Những lý giải của GS Hảo về trống đồng cổ của ông được Hội đồng nghiên cứu trống đồng Trung Quốc cũng phải công nhận là đúng. Tập luận văn nghiên cứu về trống đồng của GS Hảo hiện được Bảo tàng khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ghi nhận và lưu giữ tại đây. Nhiều người trong giới chuyên môn đã công nhận Việt Nam là cái nôi của trống đồng.
(Theo Kiến Thức)

Tiếng trống đồng Đông Sơn ở Indonesia


Cập nhật: 10:08 GMT - thứ ba, 24 tháng 9, 2013


Hai năm trước, khi đến thăm Bảo tàng Quốc gia Malaysia ở Kualar Lumpur, tôi đã thấy nhà rông, cồng chiêng và cột nhà mồ như ở Tây Nguyên, Việt Nam và hiểu rằng văn minh Đông Nam Á cổ đã trải rộng thế nào ở châu Á lục địa.
Nhưng tuần qua, khi vào Bảo tàng Quốc gia Indonesia giữa thủ đô Jakarta thì tôi khá ngạc nhiên khi thấy bốn chiếc trống đồng Đông Sơn (Dongson kettledrum) trưng bày ở đó trong phần về di sản văn hóa nước này.
Với các hình mặt trời và cả chim Lạc giống hệt như ở trống ở Bảo tàng Lịch sử tại Hà Nội, trống đồng tại Indonesia, mà họ gọi là gendang, đã được tìm thấy ở các đảo xa ngoài Thái Bình Dương.
Một trong số đảo đó là East Nusa Tengarah (cách TPHCM 2600 km đường chim bay), nơi người ta tìm được một chiếc trống đồng năm 1828.
Nhưng ngoài ba trống đồng có hình người chèo thuyền, chim và thú như trống ở Việt Nam, chiếc thứ tư có hoa văn dạng khác hẳn, cho thấy một sự dịch chuyển, biến đổi về văn hóa trống đồng.
Ngoài khu vực đồng bằng sông Hồng, hàng trăm chiếc trống thuộc nhiều giai đoạn khác nhau đã được tìm thấy ở Nam Trung Hoa, Lào, Thái Lan, và tất nhiên là ở các hải đảo.
Ở đây tôi không muốn đi vào câu chuyện của giới khảo cổ rằng trống đồng đã có ở đâu, ai làm ra...mà chỉ muốn chia sẻ một chút cảm nghĩ về thái độ nhìn lịch sử của người Indonesia.

Giống và khác

Gốm sứ Việt Nam đã đến Indonesia qua nhiều thế kỷ và đóng góp vào văn hóa ở đây
Như câu chuyện trống đồng Indonesia cho thấy, hiện còn rõ dấu tích của một nền văn minh bản địa đã trải rộng từ vùng lục địa Đông Nam Á sang các hải đảo, trước khi hai dòng văn minh lớn khác là Trung Hoa và Hồi giáo ập đến.
Tại Bảo tàng Quốc gia Indonesia, người ta viết rõ rằng quốc gia mà nay có gần 250 triệu dân, là do người chủng Mongoloid từ châu Á lục địa ra và các nhóm Melanesian và Austronesian từ vùng hải đảo tới mà thành.
Sự giao lưu, hòa trộn này có trùng hợp với truyền thuyết '50 con lên rừng, 50 con xuống biển' ở Việt Nam?
Lời thuyết minh cũng nói chừng 6000 năm trước, các nhóm từ lục địa bắt đầu thống lĩnh các đảo mà người Indonesia gọi chung là Nusantara, lập ra các quốc gia sau đó theo Ấn giáo và Phật giáo, trước khi đạo Hồi tràn đến.
Ở thời kỳ tiền Hồi giáo tại Indonesia hay trước Khổng giáo ở Việt Nam, hẳn các tộc người bản địa có trao đổi văn hóa mạnh mẽ, liên tục, nếu không nói là cùng chung nhiều yếu tố từ ngôn ngữ, ăn mặc đến thờ cúng mà các hình trên trống đồng chỉ là một biểu hiện còn thấy được.
Và cứ thể mà suy ra thì nhóm Việt (Kinh) ở Việt Nam hiện nay không phải nhóm thừa kế duy nhất về văn hóa từ đại gia đình Đông Nam Á đó.
Nhưng người Việt vì ở tuyến đầu chống lại sức ép từ Phương Bắc, dù giữ được độc lập đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán sâu rộng hơn hẳn các dân tộc Đông Nam Á khác và phần nào tiếp nhận cả tư duy độc tôn kiểu Hán.
Trái lại, tác động của Trung Quốc đến các đảo Indonesia xa xôi chưa bao giờ mạnh như ở Đông Dương mà chỉ là một trong nhiều dòng văn hóa du nhập vào đây.
Chữ Hán cũng xuất hiện trên các đồ tế tự nhập vào Indonesia bởi người gốc Hoa nhưng sắc dân này cũng thường bị đồng hóa vào các nhóm Phật giáo bản địa và ngôn ngữ Hán chưa bao giờ có vị trí gì cao, theo lời giới thiệu ở Bảo tàng Quốc gia Indonesia.
Bên cạnh dấu ấn từ Ấn Độ và thế giới Hồi giáo luôn rất mạnh và rõ rệt, Bảo tàng này cũng ghi nhận bốn dòng văn hóa ảnh hưởng đến nghệ thuật gốm sứ của họ: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Thái Lan.
Hình chim Lạc trên một chiếc trống đồng Indonesia
Điều này hẳn làm người Việt Nam cảm thấy tự hào nhưng cũng khiến bạn tự hỏi vì sao trong cách trình bày về lịch sử, trong người Việt luôn có xu hướng không rộng rãi và bao dung bằng người Indonesia.
Người Việt thường thích nhấn mạnh đến sự riêng biệt, độc tôn của mình mà làm nhẹ đi nguồn gốc chung với nhiều dân tộc khác dù trên thực tế văn hóa chỉ lớn được qua sự tiếp thu, hội nhập và giao lưu.

Không độc quyền

Sau khi giành độc lập, người Java đông nhất tại Indonesia (hiện có 100 triệu) tự nguyện không chọn tiếng Java mà chấp nhận dùng tiếng Bahasa Indonesia, gốc Mã Lai làm ngôn ngữ quốc gia để thống nhất 300 dân tộc khác nhau trên hàng nghìn hòn đảo.
Nhưng dù dùng chung Bahasa Indonesia, các nhóm sắc tộc Indonesia ngày nay vẫn có quyền học tiếng mẹ đẻ của mình ở trường đến hết tiểu học.
Còn ở Việt Nam, nước chính thức có trên 50 nhóm sắc tộc, tiếng Kinh chiếm ví trí độc tôn trong mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hội và các ngôn ngữ thiểu số có nguy cơ bị mai một, thậm chí biến mất trong tương lai.
Tính bao dung của Indonesia còn nổi bật lên khi nhìn vào báo chí và hệ thống chính trị.
Dù 86% dân số theo Hồi giáo, các đạo khác Phật, Thiên Chúa giáo...có vị trí được công nhận trong hiến pháp nước cộng hòa.
Các nhà báo Indonesia quan tâm nhiều đến Việt Nam
Hiện nay, đôi khi vẫn có va chạm giữa tín đồ Hồi giáo phái Sunni và thiểu số phái Shia nhưng đây không phải là đề tài cấm kỵ và báo chí nói đến nó liên tục.
Từ sau khi ông Suharto sụp đổ năm 1998, sau một thời 'tập sự dân chủ', nay Indonesia đã có một nền chính trị đa nguyên khá sôi động, và năm 2014 sẽ có kỳ bỏ phiếu khép lại hai nhiệm kỳ của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.
Đến Jakarta trước năm bầu cử cả quốc hội và tổng thống nên tôi được nghe các nhà báo ở đây bàn thảo rất nhiều về các ứng viên tiềm năng, các đảng khác nhau, về chuyện tham nhũng, chuyện kinh tế, giao lưu khu vực và cơ hội của Indonesia.
So với nhiều nơi khác ở châu Á, tôi thấy các nhà báo bạn không chỉ cởi mở, trẻ trung, thạo tiếng Anh mà còn rất quý Việt Nam.
Không ít biên tập viên, phóng viên đã từng sang Việt Nam dự các sự kiện thể thao, chính trị ASEAN, và trận đá bóng Cup AFF giữa Việt Nam và Thái Lan tuần rồi cũng trở thành chủ đề bàn tán của các đồng nghiệp trong văn phòng BBC Indonesia ở Jakarta vào sáng hôm sau.
Ngồi ăn bánh chưng chay với các bạn Indonesia, cũng thứ bánh bằng gạo nếp, nhân đỗ xanh, quấn lá chuối nhưng gói mỏng hơn bánh ở Việt Nam, tôi cảm được sự tương đồng văn hóa vẫn còn từ một thời kỳ xa xưa với xứ sở và con người ở đây.
Nhưng hai xã hội này có vẻ đang chọn hay con đường khác nhau.
Indonesia đã và đang thể hiện vai trò đàn anh trong ASEAN, là cầu nối giữa Thế giới Hồi giáo và các cường quốc Phương Tây và có tham vọng thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới vào năm 2030.
Việt Nam cũng đang nỗ lực đóng một vai trò quan trọng về an ninh vùng nhưng còn thiếu tham vọng ở tầm khu vực cho xứng đáng với số dân và khao khát của giới trẻ.
Trở lại chuyện trống đồng, người Indonesia đang tự hào rằng trên đảo Selayar của họ hiện có chiếc trống đồng Đông Sơn, cũng thuộc loại Heger I, 'to nhất thế giới'.
Indonesia coi trọng quan niệm di sản văn hóa mở
Tranh cãi ai kế thừa cái gì ở thời kỳ chưa hình thành quốc gia dân tộc, như cuộc tranh luận Việt - Trung rằng đâu là cái nôi của trống đồng, dễ trở nên vô nghĩa nếu ta tiếp thu tinh thần vươn ra biển xa của các chủ nhân trống đồng hàng nghìn năm trước.
To lớn nhưng vẫn bao dung trong đa dạng là tinh thần Indonesia ngày nay.
Có thể vì thái độ với quá khứ hẹp hơn các quốc gia hải đảo nên Việt Nam chưa thể 'lướt sóng' ngoài đại dương được?