19 thg 3, 2015

Tìm con đường sống lâu 100 tuổi - kinh lạc thông suốt



Kinh lạc theo sự nhận biệt của Trung Y là mạng lưới tín hiệu dây thần kinh và sinh học trong cơ thể con người, sẽ bị tắc dần sau 50 tuổi và dẫn đến các chứng bệnh ở người già 





Mới đây, Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Mỹ đã tiến hành cuộc thí nghiệm bằng mô hình máy tính y học và kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu tế bào, kết quả cho thấy, trên thực tế, kinh lạc theo sự nhận biệt của Trung Y là mạng lưới tín hiệu dây thần kinh và sinh học trong cơ thể con người, sẽ bị tắc dần sau 50 tuổi và dẫn đến các chứng bệnh ở người già. Tiến sĩ Hàn Tiến Đào, chuyên ngành châm cứu Trường Đại học Trung Y dược Bắc Kinh cho rằng, thành quả nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia Mỹ chính đã ăn khớp với lý luận thông lạc trường thọ của Trung Y, nếu có thể làm thông suốt kinh lạc ở người già, chắc chắn sẽ bổ ích nhiều cho giảm thiểu bệnh tật và diên niên ích thọ.
 
Mới đây, sau cuộc phỏng vấn tiến sĩ Hàn Tiến Đào phóng viên được biết, kinh lạc là đường vận chuyển khí huyết và kết nối các tạng phủ với bề mặt cơ thể con người, trong đó, kinh mạch ẩn trong cơ thể, lạc mạch rải rác bên ngoài cơ thể. Lạc mạch thông suốt là sự đảm bảo duy trì tính mạng và vận hành bình thường của khí huyết, khí lạc, huyết lạc, thực lạc, mệnh lạc trong mạch lạc trực tiếp liên quan tới tuổi thọ, lần lượt đối xứng với các chức năng khác nhau của khí, huyết, tinh, thần, vận động, ngủ nghê v.v, điều tiết các tạng phủ và mô khác nhau trong cơ thể. Theo ghi chép văn hiến, rất nhiều nhà y học, nhà dưỡng sinh thời cổ đại chính do coi trọng cao sự thông suốt của mạch lạc mới được hưởng thọ cao. Ví dụ như Biển Thước thời chiến quốc đã hưởng thọ 97 tuổi bởi cụ coi trọng làm lưu thông khí lạc, Cát Hồng của đời Tấn coi trọng sự lưu thông của mạch máu, Đào Hồng Cảnh của thời Nam Bắc Triều rất chú trọng sự thông suốt của thực lạc, vì vậy các cụ đều hưởng thọ 81 tuổi, Tôn Tư Mạc đời Đường do chú trọng giữ gìn lưu thông của mệnh lạc đã sống đến 102 tuổi. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà dưỡng sinh bằng khí công và dưỡng sinh bằng truyền dẫn, xét đến cùng cũng là nhờ vào làm lưu thông mạch lạc bằng phương pháp khí công và truyền dẫn.
 

Tiến sĩ Hàn Tiến Đào cho biết, mạch lạc rải rác khắp toàn bộ cơ thể con người, và có chức năng khác nhau. Trong đó, khí lạc chủ quản sự lưu thông của khí trong cơ thể; huyết lạc chủ quản sự lưu thông của máu; mệnh lạc chủ quản sự đầy vơi của thận khí; thực lạc chủ quản chức năng tiêu hóa của tỳ vị; động lạc thì liên quan tới tính linh hoạt của chân và tay; thần lạc chủ quản chức năng tư duy và trí nhớ của não bộ; cốt lạc liên quan tới sự cường tráng và linh hoạt của gân cốt. Nếu giữ gìn sự thông suốt của các lạc, thì hệ thống hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh và nội tiết của cơ thể con người đều ở vào trạng thái hài hòa ổn định, bệnh tật sẽ không thể thâm nhập, người ta sẽ khỏe mạnh trường thọ.
 

Tiến sĩ Hàn Tiến Đào nhắc nhở rằng, thanh niên khí huyết thịnh vượng, khí cơ lưu thông, mạch lạc thông suốt. Sau 50 tuổi khí huyết không đủ, kinh khí hư nhược ứ trệ, đường mạch dần dần bị ùn tắc. Trung Y cho rằng "Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông", mạch lạc bị tắc nghẽn nhẹ sẽ dẫn đến các chứng đau đầu, đau bụng, trướng bụng, đau lưng, đau chân, mỏi chân, trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng sẽ xuất hiện các chứng suy tim, đau tim, thiếu máu não, ung thư. Một số đại gia dưỡng sinh trong lịch sử Trung Quốc đã mò mẫm và tổng kết những phương pháp thông lạc, và được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
 

Xoa bụng thông khí lạc




Khí lạc nằm chính giữa bụng với bán kính khoảng 5 cen-ti-mét xung quanh rốn. Buổi tối sau khi lên giường đi ngủ, nằm ngửa, chắp hai tay lại, xoa nóng, đề lên rốn, khi lòng bàn tay hết nóng còn phải xoa nóng lần nữa rồi đề lên rốn, buổi tối hàng ngày cứ kiên trì làm trong 15 phút. Theo nhà khí công dưỡng sinh Đại gia, Hạ Đan Điền là chỉ vị trí khí lạc, làm cho khí lạc thông suốt có thể khích thích nguyên khí trong cơ thể người cao tuổi, thúc đẩy chức năng tạng phủ, tăng cường sản sinh các chất dinh dưỡng như khí huyết và tân dịch, đóng vai trò diên niên ích thọ.
 

Chải chân làm thông huyết lạc

 

Huyết lạc nằm bên trong bắp chân, cách xương mắt cá chân 5 cen-ti-mét. Sáng sớm hàng ngày, dùng bàn chải mềm chải chân trái 5 phút, tiếp theo đổi sang chân phải chải 5 phút. Trung Y cho rằng, huyết lạc được hình thành qua hình thức tụ tập lạc khí của gan tỳ, gan tàng huyết, tỳ thống huyết, làm thông huyết lạc có thể tăng cường sản sinh huyết dịch. Huyết dịch dồi dào có thể dinh dưỡng ngũ tạng lục phủ, có thể nuôi dưỡng gân cốt và lông da, nhờ đó để trì hoãn suy già của tạng phủ.
 

Thông mệnh lạc bằng cách đấm lưng




Mệnh lạc nằm giữa hai quả thận, tức vùng đối xứng với rốn ở phía trước. Sáng sớm hàng ngày, sau khi mặt trời mọc, với tư thế đứng quay mặt với mặt trời, hít thở sâu, nín thở, nắm lấy hai tay, đưa hai tay về phía sau, đấm vùng mệnh mạch ở sau lưng. Đấm 6 lần phả khí 1 lần, cứ làm như vậy trong 10 phút. Trung Y cho rằng, bên trong mệnh lạc gắn kết với thận, thận là tiên thiên chi bản, lập mệnh chi căn, tinh tàng trữ trong thận liên quan chặt chẽ tới tuổi thọ của con người. Đả thông mệnh lạc có thể thúc đẩy chuyển hóa tinh khí trong thận, nhằm bổ sung thận tinh ngày một suy giảm của người già và diên niên ích thọ.

Không có nhận xét nào: