25 thg 4, 2015

BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA, Á SỪNG, VẨY NẾN, TỔ ĐỈA.

DÒNG HỌ NGUYỄN VÀ BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA, Á SỪNG, VẨY NẾN, TỔ ĐỈA.




Danh y đất Việt 
Dòng họ nhiều đời chữa bệnh viêm da cơ địa, á sừng, vẩy nến, tổ đỉa.
Nhắc đến dòng họ Nguyễn ở tỉnh Hải Dương người dân quanh vùng không ai không biết đến truyền thống hiếu học của dòng họ này,nhưng điều làm cho dòng họ nổi tiếng khắp trong và ngoài nước lại ở bài thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa,á sừng bí truyền.
Ban biên tập chuyên trang bacsiviemdacodia.com đã có cuộc trao đổi với Lương y Nguyễn Hữu Chung – Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Chuyên gia hàng đầu bệnh viêm da cơ địa về bài thuốc thần hiệu này:
Trao đổi với Lương y Ts Nguyễn Hữu Chung 
Ban biên tập: Thưa Lương y, Viêm da cơ địa,á sừng là một bệnh mãn tính khá phổ biến hiện nay,là người chuyên sâu nghiên cứu và điều trị các bệnh về da bằng đông y Lương y có thể cho biết khái quát về căn bệnh này?
Lương y Nguyễn Hữu Chung: Theo y văn chuyên ngành gọi bệnh là viêm da cơ địa,á sừng hoặc chàm thể tạng là bệnh da mạn tính bệnh hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng hay những người bị bệnh hen,viêm da dị ứng viêm da tiếp xúc,viêm mũi dị ứng.
Ban biên tập: Vậy Lương y có thể cho biết cách chữa bệnh này?
Lương y Nguyễn Hữu Chung: Hiện nay có hai phương pháp điều trị bằng tây y và đông y
+ Điều trị tây y: Thường dùng costicoid,nhóm thuốc giảm mẫn cảm và các vitamin nhóm A,B..kết hợp với các thuốc kháng Histamin để cải thiện về bệnh lâm sàng.


+ Điều trị đông y:
- Thuốc bôi ngoài: làm khô vùng bị bệnh, kháng viêm và tiêu diệt sừng hóa.
- Thuốc uống trong: Tăng cường công năng khử độc của gan và hỗ trợ thận thải độc.
Điều trị theo phương pháp y học cổ truyền sẽ gặp ít tác dụng phụ,trên cơ sở biện chứng luận trị và lựa chọn lý pháp phương dược hợp lý sẽ chữa khỏi bệnh mà không tái phát.
Ban biên tập: Trên thực tế hiện nay có ai đang áp dụng phương pháp này chưa ạ?

Lương y Nguyễn Hữu Chung: Trên thực tế các thầy thuốc đông y mới chỉ chú trọng vào việc chữa bên ngoài mà chưa chú trọng vào nguyên nhân gây bệnh từ bên trong (công năng khử độc của gan và thải độc của thận). Có thể nói duy nhất có bài thuốc bí truyền của dòng họ Nguyễn ở Hải Dương là đáp ứng cả hai tiêu chí bên ngoài và bên trong.
Ts Bùi Trọng Tuyên - Viện đông y khuyên bệnh nhân điều trị viêm da bằng y học cổ truyền vì tính an toàn và hiệu quả không tác dụng phụ 

Ban biên tập: Xin Ông nói rõ hơn về bài thuốc này để độc giả biết chi tiết hơn ?
Lương y Nguyễn Hữu Chung: Thành phần bài thuốc gồm có bôi ngoài và uống trong

+ Bôi ngoài: Là hỗn hợp dung dịch Nghệ,lá trầu không và một số thành phần bí truyền khác: Tác dụng làm khô, mềm vùng tổn thương, sát trùng và làm tiêu vùng da bị bệnh, tái tạo tế bào da mới giúp làn da trở lại trạng thái ban đầu như chưa bị bệnh.
Trầu không 
+ Uống trong: Thành phần thảo dược gồm:tang diệp;ô rô;phật phà…được cô thành cao có tác dụng hỗ trợ công năng khử độc tố của gan,đồng thời bổ thận giúp cho sự thải độc tố diễn ra ổn định và đạt hiệu quả tối đa là căn nguyên phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Ban biên tập: Xin Ông cho biết ưu điểm của bài thuốc bí truyền của dòng họ Nguyễn.
Nghệ - Vị thuốc quý 
Lương y Nguyễn Hữu Chung: Bài thuốc đi sâu vào biện chứng luận trị theo nguyên lý của đông y nên không có bất cứ một tác dụng phụ nào cả với phụ nữ có thai và trẻ em (đối tượng dễ mắc bệnh này). Các phương pháp tây y thường để lại tác dụng phụ (sau khi khỏi một thời gian khi tái phát vùng tổn thương thường rộng hơn)

Việc chữa trị đi sâu vào căn nguyên của bệnh nên khi đã điều trị khỏi bệnh sẽ không tái phát, hoặc tỉ lệ tái phát rất thấp (nếu tuân thủ đúng những yếu cầu khi sử dụng bài thuốc).

Với phương pháp bôi ngoài và uống trong bài thuốc có cách sử dụng tương đối đơn giản, bệnh nhân tự điều trị theo hướng dẫn mà không cần phải nằm viện hoặc đến khám trực tiếp(thích hợp với những người ở xa hoặc ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam). Thuốc uống được cô thành cao nên rất tiện dụng với những người đi làm ít có thời gian sắc thuốc.
Ban biên tập: Xin Lương y cho biết về mức độ phổ biến của bài thuốc?
Lương Nguyễn Hữu Chung: Bài thuốc đã được truyền qua nhiều đời dòng họ Nguyễn,mỗi thời kì lại được điều chỉnh cho phù hợp với cơ địa da và tác nhân gây viêm da. Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng theo đánh giá của tôi và một số đồng nghiệp thì đây là bài thuốc chữa viêm da cho nhiều người nhất và lâu đời nhất tại Việt Nam.
Ban biên tập: Bệnh viêm da cơ địa là bệnh ngày càng phổ biến và phức tạp vậy xin Lương y cho biết cách phòng chống bệnh này.
Lương y Nguyễn Hữu Chung: Quý vị có thể phòng bệnh viêm da cơ địa,á sừng bằng những cách sau đây:
1. Hạn chế tiếp xúc hóa chất: Đeo găng tay khi rửa bát,giặt quần áo để không tiếp xúc trực tiếp với xà phòng và hóa chất tẩy rửa,dùng bồ kết,lá bưởi,chanh thay cho dầu gội đầu,dùng các loại sữa tắm trung tính.
2. Đối phó với thời tiết: Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột,tránh tiếp xúc với phấn hoa và các dị nguyên gây dị ứng khác
3. Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm: Hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm,trong trường hợp phải sử dụng thì nên sử dụng những mỹ phẩm quen dùng.Muốn thay đổi mỹ phẩm cần bôi thử trong một vùng da nhỏ xem có gây dị ứng,ngứa không thì mới dùng tiếp.
4. Cẩn thận với món ăn lạ: Một số người khi ăn đồ hải sản,đồ tanh,đồ cay nóng lập tức có triệu chứng viêm da thì cần kiêng hoàn toàn những loại đồ ăn này.
5. Khi bị bệnh tránh dùng các loại thuốc đông và tây y không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng trôi nổi trên thị trường dễ làm cho tình trạng bệnh phức tạp thêm rất khó cho quá trình điều trị.
Ban biên tập: Xin cảm ơn và chúc sức khỏe Ông
Sau khi Ban biên tập đăng nội dung cuộc phỏng vấn nhiều bạn liên lạc hỏi về số điện thoại và địa chỉ để được chữa trị bằng bài thuốc. Được sự đồng ý của Lương y Nguyễn Thị Việt Nga - Người kế thừa và phát triển bài thuốc bí truyền dòng họ Nguyễn chúng tôi xin công bố số điện thoại để quý vị tiện liên lạc 0934 498 286 hiện Lương y đang công tác tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam Số 3 Ngõ 25 Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội.

13 thg 4, 2015

Sự khác biệt giữa thiền chỉ và thiền Vipassanā




Thiền chỉ có nghĩa là vắng lặng và Vipassanā có nghĩa là nhìn thấu vào bên trong. Đây là hai trình độ của sự phát triển tâm linh và thông qua sự thực tập, qua đó tâm của con người có khả năng để phát triển hơn nữa và trở nên hoàn thiện.
Những người đã phát triển tâm của mình đến mức hoàn thiện được gọi là các vị Thánh A-la-hán. Đức Phật-  vị Thánh A-la-hán đầu tiên của kỷ nguyên của chúng ta - nói, “Nếu con người siêng năng thực hành chánh niệm và tỉnh giác một cách liên tục, thế giới này sẽ không vắng bóng các bậc Thánh A- la –hán.”

Chúng ta bắt đầu việc ngồi thiền bằng cách thực hành thiền vắng lặng. Đầu tiên, chúng ta chọn một đề mục thiền thích hợp. Trong Phật giáo, có khoảng 40 đề mục được đề nghị để sử dụng cho việc thực hành thiền vắng lặng, và hơi thở là một đề mục phổ biến.
Sau khi chọn một đề mục thích hợp, bạn tìm một chỗ thích hợp, ít bị quấy rầy để thực hành. Ngày nay, thật khó tìm được một nơi hoàn toàn yên tĩnh, không có tiếng ồn của xe cộ, ti vi và chuyện trò ồn ào của cuộc sống thường nhật, nhưng chúng ta nên tìm sự yên tĩnh mà chúng ta có thể tìm thấy trong nhà chúng ta.

Chúng ta ngồi trên gối, hai tay đặt vào lòng, hai chân bắt chéo nếu bạn có thể ngồi được như vậy (điều quan trọng là bạn hãy khởi sự thực tập cho dẫu bạn không thể ngồi được tư thế kiết già). Nếu bạn muốn hoặc cần ngồi trên ghế, cũng tốt nữa, nhưng hãy cố gắng giữ lưng cho thẳng.

Bây giờ, hãy nhẹ nhàng nhắm mắt lại, chú tâm hoàn toàn vào đề mục thiền của bạn. Hãy thư giãn mọi bắp thịt trong cơ thể của bạn, thả lỏng mọi sự căng thẳng hoặc căng cứng. Hãy thở một cách tự nhiên. Ngồi yên như vậy cho đến khi bạn cảm nhận được sự định tĩnh và bạn kinh nghiệm được trạng thái tâm vắng lặng. Cố gắng thực hành như vậy tối thiểu vài phút mỗi ngày.

Đây là cách để phát triển sự an tịnh, học để chú tâm vào một đề mục hoặc một điểm để tâm ý tập trung vào đó. Bạn phải cố gắng giữ cho tâm mình tập trung vào một đề mục, trong trường hợp này là hơi thở vào và hơi thở ra. Hãy để cho hơi thở trôi chảy một cách tự nhiên, thanh thản và êm dịu.

Thực hành Vipassanā thì hoàn toàn khác. Vipassana về cơ bản, có nghĩa là chia ra hoặc tách ra. Nó là kết quả của quá trình thực tập và phát triển chánh niệm và tuệ giác. Ở đâu có chánh niệm ở đó có tuệ giác. Đó là lý do tại sao thiền quán còn được gọi là thiền tuệ. Qua việc thực hành Vipassanā, hành giả có thể thấy rõ ba đặc tướng của sự hiện hữu là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã, không có linh hồn.

Không giống thiền vắng lặng hay thiền chỉ (samatha), trong thiền Vipassanā, hành giả phải chú tâm vào các đối tượng sanh khởi, càng nhiều càng tốt. Chúng ta thường nhận biết nhiều đối tượng khác nhau thông qua các cửa giác quan của chúng ta. Qua mắt, chúng ta tiếp xúc với (thấy) những vật hữu hình (cảnh sắc), qua tai chúng ta tiếp xúc với âm thanh, qua mũi chúng ta tiếp xúc với mùi, qua lưỡi chúng ta tiếp xúc với vị, qua thân thể chúng ta xúc chạm với những đối tượng hữu hình và qua tâm chúng ta tiếp xúc với những đối tượng mà tri giác nhận biết được (đối tượng của tâm). Tất cả đều sanh khởi do nhân duyên. Nếu hành giả hướng sự chú tâm đến thời điểm tiếp xúc (thời điểm mà chủ thể, đối tượng và ý thức gặp nhau hay sự ghi nhận trong khoảnh khắc hiện tại), hành giả có thể hiểu được bản chất của các cảm thọ, thủ cũng như tham ái.

Với một sự hiểu biết vào bản chất của sự vật như vậy, hành giả có thể đi đến kết luận rằng chẳng có gì đáng để ôm giữ như là của ta và “ chẳng có gì là của ta, tất cả mọi thứ chẳng phải là ta, tất cả mọi thứ chẳng phải là cái Ngã của ta, mọi thứ đều vô thường, mọi thứ đều bất toại nguyện và mọi thứ đều vô ngã, không có linh hồn.”
Qua sự quán chiếu như vậy, hành giả sẽ không còn cảm thấy có những ham muốn bám níu vào bất cứ điều gì cũng như không xua đuổi bất cứ điều gì, hành giả sẽ sống hạnh phúc và an vui trong xã hội như một đóa sen nở trong hồ. Rễ của nó có thể tìm thấy trong bùn, nhưng hoa thì tinh khiết và trong sạch.

Tương tự như vậy, chúng ta sinh ra trong một thế giới đầy đau khổ, nhưng nếu chúng ta có đủ chánh niệm và phát triển trí tuệ, tánh giác chúng ta sẽ đơm hoa. Vậy, đây là những gì khác biệt trong việc thực hành thiền vắng lặng (samatha), trong đó chúng ta chỉ lấy một đối tượng (làm đề mục), trong khi với Vipassanā, chúng ta ghi nhận càng nhiều đối tượng càng tốt. Đó chính là sự khác biệt.


Chuyển ngữ: Pañña Dīpa Tuệ Đăng

11 thg 4, 2015

Nhịp tim cho biết gì?



● Trái tim bạn là trung tâm của hệ tuần hoàn và cơ quan làm việc rất cần mẫn. Nếu là người trưởng thành, tim của bạn có thể đập hơn 100.000 lần mỗi ngày. Ngay cả khi bạn nghỉ ngơi, cơ tim cũng làm việc chăm chỉ—gấp đôi cơ chân khi bạn chạy nước rút. Và khi cần, tim bạn có thể tăng tốc gấp hai lần trong vòng năm giây. Ở người lớn, lượng máu tim bơm thay đổi từ 5 lít một phút—5 lít là xấp xỉ lượng máu trong cơ thể—đến 20 lít một phút khi bạn tập thể dục.
Nhịp tim của bạn được điều khiển bởi hệ thần kinh, hệ thống được thiết kế vô cùng tuyệt vời. Hệ thần kinh đảm bảo ngăn trên của tim (tâm nhĩ) co bóp trước ngăn dưới (tâm thất), bằng cách làm cho tâm thất co bóp sau tâm nhĩ chỉ một phần nhỏ của giây. Điều đáng lưu ý là tiếng “thịch thịch” mà bác sĩ nghe qua ống nghe là tiếng của van tim đóng lại, chứ không phải tiếng co bóp của cơ tim.

Đập một tỷ lần

Thông thường, tần số tim đập của con vật tỉ lệ nghịch với kích thước cơ thể nó—nghĩa là con vật càng lớn thì tần số càng chậm. Chẳng hạn, trung bình tim con voi đập 25 nhịp/phút, trong khi tim của chim hoàng yến đập khoảng 1.000 nhịp/phút! Nhịp tim con người lúc mới sinh là khoảng 130 mỗi phút, giảm xuống khoảng 70 khi trưởng thành.

Đa số động vật có vú dường như sống cho đến khi tim đập khoảng một tỷ lần. Vì vậy, một con chuột, tim đập khoảng 550 nhịp/phút, có thể sống gần 3 năm; trong khi cá voi xanh, tim đập khoảng 20 nhịp/phút, có thể sống hơn 50 năm. 

Con người là ngoại lệ. Nếu tính theo nhịp đập của tim, tuổi thọ của chúng ta chỉ khoảng 20 năm. Tuy nhiên, trái tim của người khỏe mạnh có thể đập đến 3 tỷ lần hoặc hơn, vì thế người đó sống hơn 70 hoặc 80 tuổi!*