3 thg 5, 2015

Hãy đo huyết áp hai tay và giải quyết ngay khi có chênh lệch

 Huyết áp là số liệu quan trọng nhất trong các số liệu sức khỏe vì nó biểu thị sức khỏe của hệ thống tim và mạch máu. Các loại bệnh khác cho dù khó trị đi nữa cũng còn cho thời gian để y học tìm cách khắc phục.Tim mạch mà có vấn đề thì đôi khi nó đánh gục một cơ thể khỏe mạnh trẻ trung chỉ trong vài phút đồng hồ và y học không kịp trở tay.
Một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người bị tai biến dù đã được khám sức khỏe định kỳ đều đặn là tình trạng chênh lệch huyết áp ở hai tay. 

 Ở Việt Nam hiện nay, thói quen đo huyết áp chỉ ở một tay khá phổ biến. Tùy theo vị trí được sắp xếp cố định của người đo và người được đo ở trong các cơ sở y tế mà bệnh nhân chỉ được đo huyết áp bên tay trái hoặc phải mà thôi. Nếu đi nơi khác thì lại có thể được đo HA ở tay bên kia. Vì vậy BN thường hay phát biểu rằng “ở chổ này nói là HA cao bắt uống thuốc, chổ kia lại nói là HA bình thường….”. Thực chất là sao? Sao lại có sự bất đồng giữa hai nơi như vậy?

 Vẫn biết rằng đo HA bởi 2 người khác nhau, bằng 2 máy khác nhau, thời điểm đo khác nhau thì trị số HA có thể khác nhau. Nhưng khó có thể chấp nhận sự chênh lệch xa đến mức bác sĩ phải đưa ra hai chỉ định mâu thuẩn nhau đến thế.
Đó là vì có nhiều trường hợp BN bị trở ngại một bên vùng động mạch cánh tay-đầu. Khi một bên bị trở ngại thì não bên đó bị thiếu máu, lập tức nó gởi tín hiệu về tim yêu cầu tim tăng cường máu cho nó. Tim nhận lệnh, thế là co bóp mạnh hơn để bên não bị thiếu có đủ máu để hoạt động. Thế là cánh tay bên kia vô tình bị nâng cao áp lực máu tạo ra sự chênh lệch HA ở hai tay. Chính xác hơn nữa là chênh lệch huyết áp ở hai bán cầu não.
Thế là hể uống thuốc HA thì bên này bình thường mà bên kia lại bị hạ thấp,đương nhiên việc tự điều chỉnh lại xảy ra; cứ thế HA không thể ổn định được…. Và rõ ràng vấn đề không được giải quyết đúng.
Thế là BS đổi thuốc hoặc BN đổi BS. Cứ thế…cho đến khi BN chán nãn hoặc lơ là với hiện trạng HA của mình.
Nếu chỉ đo HA ở một tay, tình hình này sẽ không được phát hiện. Thế là, một ngày nào đó BN bị tai biến, thật là oan uổng!!
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này? Đó là phải đo HA cho cả hai tay trái và phải. Nếu thấy hai tay chênh lệch nhau hơn 10 số thì cần đo lại mỗi bên 2 lần. Vì có khi BN hồi hộp khiến HA thể hiện không đúng. Đo tay này rồi tay kia, lập lại quy trình 2 lần như thế thì BN sẽ giãm hồi hộp và HA được thể hiện tương đối đúng với thể trạng của họ. Có khi đo xong lượt thứ nhì thì HA hai tay gần như nhau.
Nhưng nếu trị số HA 2 tay chênh nhau hơn 10 số thì làm sao?
Bạn hãy làm như sau:

Day với dầu bộ TIÊU VIÊM KHỬ Ứ (156 -+, 38 -+, 7 -+, 50, 37, 3 -+, 61 -+, 290 -+, 16 -+, 26), sau đó dùng cây cào nhỏ cào vùng sơn căn, vùng ấn đường cùng bên tay có HA thấp hơn (vùng giữa 2 mắt và giữa hai đầu lông mày). Nếu không có cây cào mini thì bạn có thể dùng đầu que dò quẹt hai nơi này nhiều lần cho đến khi thấy da vùng này mềm mại hẳn). Đến đây, đo lại HA bạn sẽ thấy trị số ở 2 tay sẽ bằng nhau hoặc sự chênh lệch giãm rõ rệt. Nếu tình hình không được cải thiện là bạn gặp một trường hợp phức tạp rồi đó. Hãy chuyển BN đến cơ sở y tế để họ giải quyết nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm để giải quyết.
Ở đây, tôi đưa ra ví dụ HA tay trái là 120/70, HA tay phải là 150/70 (chênh nhau 30 số). Phần bộ huyệt là cố định, chỉ thay đổi vùng sơn căn và ấn đường cho phù hợp với bên có trị số HA thấp mà thôi.
Sài Gòn, 2009
Lương y: Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com  

2 nhận xét:

Unknown nói...

Cái chỗ dãy số và cộng trừ sao khó hiểu quá ạ?

Unknown nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.