Hiển thị các bài đăng có nhãn Dị ứng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dị ứng. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 6, 2021

Hen suyễn - khó thở - dị ứng - Bài thuốc bác Hùng y

 09  - Hen suyễn - khó thở - dị ứng thời tiết - mẩn ngứa do lạnh, do ăn hải sản - đau bụng - ho - cảm lạnh…

Thầy vừa đi lễ phật mấy nước Ấn Độ - Nepal – Tây Tạng về, các đệ tử đến thăm, nghe chuyện hóng quà đến tận đêm khuya, chẳng ai chịu về trước. Vì nghĩ đông quá thầy chẳng đủ quà cho mọi người, nên đệ nào cũng hi vọng, chúng nó về bớt, để chỉ còn mình ở lại, xin thầy cho nó dễ. Gần 12h thầy hiểu ý: “Thôi tất cả về đi, thầy có quà cho từng người rồi, yên tâm. Bệnh ai có quà nấy, tôi thuộc từng người nên chẳng để ai thiệt cả đâu. Vài hôm nữa để thầy soạn đã. Mà thầy dặn này: Chúng ta theo mật tông vậy nên việc ai nấy biết, quà ai nấy giữ đừng để lộ ra ngoài nó mất thiêng.”
Thế là cả lũ hoan hỉ ra về. Vài tuần sau, đứa thì khoe dạo này dễ thở rồi, không khò khè, đờm trong họng như trước nữa, đứa thì nói mưa gió bây giờ là cái đinh. Đứa thì tuyên bố ăn thả cửa đồ hải sản  không sợ mẩn ngứa, đứa thì hay đau bụng vặt nay hết. Bệnh lạnh chân, lạnh tay tiêu tan, hen suyễn, trái gió, trở trời vẫn vui tươi thoải mái.
“Hê hê, mấy hôm nữa hết thuốc, chúng mày lấy nước lã, rửa cùi trỏ, rồi niệm mật tông vào à?” Cả lũ mặt vênh lên: “Chuyện nhỏ, chúng em góp tiền vào để thầy lại đi Nepal, Tây Tạng lấy thuốc về cho chúng em. Mỗi đứa góp độ hai, ba triệu  thầy tiêu thoải mái bác ạ. Thầy nói thuốc này không có bán, chẳng qua các đại lão hòa thượng ở Tây Tạng, thấy thầy tổ chức chữa bệnh, làm phúc nên cho riêng thầy, cũng là giao nhiệm vụ cứu chữa, giúp đỡ chúng sinh thoát bớt đau khổ, bệnh tật. Chỉ tiền vé máy bay với tiền cước thôi bác ạ. Mà thầy siêu lắm, mỗi đứa một bệnh khác nhau, thầy thuộc từng đứa. Thầy kể các đại lão hòa thượng hướng dẫn: Con chỉ việc ngồi thiền, nghĩ đến từng bệnh nhân của mình, ta sẽ cho thuốc phù hợp với từng người. Nhưng họ căn dặn  thuốc do các ngài ban phát theo nhân quả, phúc đức của các mệnh số khác nhau, phải ghi cho kỹ đừng để nhầm lẫn, người nọ uống của người kia, dù chỉ là thử vài giọt cũng mất linh nghiệm.
Nhớ kỹ: MẬT TÔNG  không nên để lộ bất cứ điều gì mà mất thiêng.”
Thằng thầy này siêu thật, bao nhiêu đệ ruột. Tuy hầu hết xuất phát từ phổi và gan nhưng bệnh thể hiện từ triệu chứng, nặng nhẹ khác nhau vậy mà nó nhớ kỹ từng bệnh nhân, thật tuyệt. Này nhé: Hen suyễn, hen phế quản thì nặng ngực khó thở khi thời tiết thay đổi. Ho gió, ho  đờm nhiều năm. Dị ứng thời tiết gây sổ mũi, nhức đầu. Đau bụng do gặp lạnh hoặc ăn hải sản, hay cảm lạnh, mẩn ngứa khi ăn đồ lạ, phát ban dị ứng do nhiều nguyên nhân…
Mà cái hay là chẳng phải khai báo gì, chỉ việc nghĩ. Các đại lão thì chỉ thần giao cách cảm  pha chế cho từng bệnh nhân với từng bệnh riêng biệt khác nhau, thế mới kỳ diệu. Mà thuốc lại không có bán, sang tận nơi hỏi, chắc chắn là bị mắng dở hơi, điên… thầy tu lại bán thuốc, đại
lão hòa thượng ai lại pha chế đông nam dược. Chỉ người có tâm đức mới được giao thuốc, giao nhiệm vụ. Oách xì dầu thế chứ.
Đúng là thầy, người chuyên dạy chữa bệnh từ thiện bằng phương pháp thiền, không lấy tiền. Bệnh nhân tùy tâm, bỏ tiền vào hòm công đức và đặt lễ lên ban Phật, chủ yếu là tiền mặt để thầy mua hoa quả, cầu xin Phật chữa bệnh cho linh…
Cách đây sáu năm mấy thằng em thấy bác làm ăn thất bát, rước bằng được thầy lên để làm phong thủy, sắp xếp lại ban thờ cho bác, để bác làm ăn cho suôn xẻ. Thầy lên vừa vào nhà đòi được xem nhà và làm ngay không nước nôi gì cả. Thầy bận lắm Hải Phòng bao nhiêu khách đang chờ. Bác nói bác chẳng vội: “Mà thầy không ngồi một lát cho tĩnh tâm, vội thế liệu  sợ sai sót  không?” Thầy trợn mắt nhìn bác một lát, rồi tự nhiên quỳ sụp xuống: “Lạy sư phụ, chỉ mấy câu của sư phụ, con có mắt như mù xin sự phụ xá tội cho con.” Thằng dẻo mỏ, ngày ấy nó ở nhà thuê trong ngõ, rẽ bảy lần mới vào được nhà. Vậy mà giờ nó có một nhà 120m2 xây ba tầng và một miếng đất 300m2 xây nhà một tầng rất đẹp.
Hôm nọ mấy đứa Lê Bảo Lộc, Myhanh Huynh, Anh Ung Inh, KhanhNgoc Vu(1), đến nhà bác chơi, chúng uống hết thuốc của thầy, đang mong mãi mà thầy vẫn chưa đi vì thầy chưa quyên đủ tiền. Thương chúng quá mùa đông sắp đến rồi bác liền rót cho mỗi đứa một chai 0,3 lít dặn
Cách uống đúng như thuốc của Tây Tạng. Xúi quẩy thế nào tuần sau mưa lạnh sáu ngày liền, vậy mà chẳng đứa nào làm sao. Chủ nhật chúng kéo lên không phải bốn đứa mà gần bốn mươi đứa không đủ chỗ ngồi. Mỗi đứa lăm lăm một nắm tiền: “Bác ơi ưu tiên cho em, bác đi Tây Tạng lúc nào mà chẳng cho chúng em biết, đứa nào cũng kể lể hoàn cảnh, đang chữa dở thì hết thuốc, chỉ sợ mùa đông này, chưa khỏi hẳn lại tái phát, xin được bác ưu tiên.” Nguyên do là vì mấy đứa lần trước nói, thuốc của bác linh nghiệm hơn thuốc của thầy nhiều. Thế là cả lũ tranh nhau lên sợ hết. Bác nói: “Bác làm cho gia đình bác dùng, lấy đâu ra mà lắm thế gần bốn chục người, các cậu tự về làm lấy.”

Công thức thế này này:

Bình màu đỏ, hoặc nâu sẫm, gốm càng tốt, mục đích là không bị tia cực tím UV hủy hoại thuốc.
Chanh + Gừng + Đường phèn (hoặc đường thốt nốt). 
Bình loại 10 lít thì mỗi thứ 2,2kg. Loại bình 20 lít thì mua mỗi thứ 4,5kg rửa sạch, ngâm nước muối 30 phút, vớt ra để ráo nước, gừng đập dập, chanh cắt ngang.
Cả ba thứ cho vào bình rồi đổ ngập rượu 35–39 độ, đầy đến miệng. 
Muốn dùng ngay thì bịt ni- lông màu đen phơi ra nắng khoảng tháng rồi lại đưa vào bóng tối một tháng  dùng được. Muốn nhanh hơn cho bình vào chậu nhôm đổ nước vào chậu, đun trên bếp cho nước trong chậu nóng già (đừng để sôi vỡ bình) thì để nhỏ lửa khoảng 6–8h rồi cất vào chỗ tối khoảng 20–30 ngày là dùng tạm được. Bình thường thì để trong bóng râm khoảng sáu tháng  dùng tốt. Công thức uống thì Tây Tạng  Việt tạng như nhau. Cả  ồn ào: Quý bác thì quý thật nhưng cái này khó tin quá, nhẩm sơ bộ khoảng 100.000đ/lít trong khi của thầy chỉ tính công  vận chuyển đã ba triệu đồng/ lít. Mặc  mấy đứa  Bảo Lộc, Myhanh Huynh, Anh Ung Inh, KhanhNgoc Vu khẳng định đã dùng của bác, nói còn tốt hơn của thầy, chẳng đứa nào tin. Nhưng mà giờ nhà đứa nào cũng có mấy bình vừa để nhà dùng vừa để làm phúc. Riêng thầy, nghe nói sau lần đó thầy bị ốm nặng. Bác đểu, hại thầy, hại cả miếng cơm, manh áo của vợ con thầy.
CÔNG THỨC
Chanh tươi cắt đôi + Gừng tươi rửa sạch đập dập + Đường phèn; ba thứ bằng nhau mỗi thứ 1kg + Rượu x 1,5. Ví dụ ba thứ kia mỗi thứ 1kg thì rượu 1,5 lít. Hoặc mỗi thứ 4kg thì rượu 6 lít. Các bạn nên làm sớm để có thể sử dụng vào mùa đông và xuân này.
Người đang có bệnh ngày uống 3–4 lần, mỗi lần 20ml=2cc tính trung bình cho 50–60kg. Trẻ dưới sáu tháng 7–9 giọt. Trên 6 tháng từ 10 giọt. Trên 15kg tính theo trọng lượng của 2cc cho 50kg mà định lượng.
Hen suyễn, dị ứng thời tiết kinh niên, trẻ biếng ăn, yếu ớt, thể trang xanh, gầy yếu, kém ăn hay sổ mũi, viêm họng, dị ứng thời tiết, uống một lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.  thể pha với nước nóng, ngoáy cho bay bớt hơi rượu đi rồi uống.
Mẩn ngứa, mề đay, đau bụng, cảm lạnh có khi chỉ cần một lần là khỏi.

5 thg 6, 2018

Kinh nghiệm chữa dị ứng mề đay

Phuc Toan Anh đến Y HỌC CỔ TRUYỀN KHO BÁU DÂN TỘC
Chữa dị ứng, mề đay:

Nguyên nhân: do phong nhiệt ( thường do bị cảm nhiễm cái nắng nóng mùa hè, hoặc giao mùa giữa hạ sang thu, hoặc môi trường nóng bức..), ăn nhiều đồ cay nóng.. hoặc do thiếu máu , bị mất máu nhiều, phụ nữ sau sinh âm huyết bị hư tổn.. khiến cho " can phong nội đông"

Cách chữa: trừ phong nhiệt, giải độc, mát gan, bổ máu

Bài thuốc nam đơn giản, dễ kiếm, an toàn lành tính

- Kinh giới ( giúp trừ phong nhiệt, chữa dị ứng)
- Lá đinh lăng ( giúp giải độc mát gan, chữa dị ứng)
- Diếp cá ( giúp mát , dưỡng gan, hạ sốt, là kháng sinh tự nhiên..)
- Rau má ( giúp giải độc, mát gan,chữa dị ứng, bổ máu..)
mỗi thứ 50g tươi hoặc 30g khô say sinh tố, hoặc sắc lấy nước uống

Kiêng nắng,gió, nóng, đồ cay nóng, nhộng, tôm cá nhỏ, vận động khiến mồ hôi ra nhiều làm hao tổn chân âm..

P/S: thấy nhiều người bị bênh này, mình chia sẻ lại, bài này trước kia đã hướng dẫn giúp rất nhiều người đã khỏi

22 thg 9, 2014

Bài thuốc dân gian chữa dị ứng


Cuộc đời có số phận hẩm hiu khi chồng hi sinh, con qua đời, bà lão Nguyễn Thị Chuyền (77 tuổi, ngụ xóm 1, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) hàng chục năm nay chỉ biết tìm nguồn vui từ những thang thuốc công hiệu chữa bệnh dị ứng, mẩn ngứa giúp người nghèo. Những vị thuốc… với tay ra hàng rào là bắt gặp
Nguyên nhân của bệnh mẩn ngứa, theo bà lão thì có nhiều lý do như thay đổi thời tiết, dị ứng với thức ăn; khi ốm chưa khỏi mà không kiêng cữ, lại ra ngoài trời gặp gió… Thường thì mọi loại bệnh mẩn ngứa rất dễ chẩn đoán, phân biệt bằng mắt thường, được chia làm hai loại: Nếu nổi những nốt đỏ như rôm sảy thì gọi là “đơn bọ nẹt” theo cách nói của người địa phương, còn nếu nổi nốt to hơn gọi là đơn hỏa (đơn mề đay).



Bà lão Nguyễn Thị Chuyền và một số vị thuốc trong bài thuốc chữa mẩn ngứa
Nếu không chữa trị kịp thời, những nốt mẩn ngứa ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt cho người mắc phải.

Bà Chuyền tự tin cho rằng mình có thể chữa khỏi 90% các loại bệnh này và không “giấu nghề” mà sẵn sàng kể tên, phương pháp kết hợp những loại cây dại trong tự nhiên để tạo thành bài thuốc. Tùy vào độ tuổi, liều lượng, bài thuốc chữa mẩn ngứa sẽ được bổ sung thêm loại cây thuốc khác nhau.

Có hai bài thuốc dành cho hai lứa tuổi: Trẻ em từ sơ sinh - 10 tuổi; và người lớn từ 10 tuổi trở. Bài thuốc của trẻ em dùng những loại cây sau: Lá cúc tần, cây cam nha, sài đất, phượng vĩ, tía tô, lá rưới, rau má đề, ké đội đầu, râu ngô, sắn dây (lá hay cây đều được), tổng trọng lượng mỗi thang thuốc khoảng 100g. Bài thuốc của người lớn ngoài những loại cây trên còn có thêm cây đơn mặt xanh, kinh giới, đăng cay với trọng lượng mỗi thang thuốc là gấp đôi, khoảng 200g.

Những loại cây này đều phải được hái lúc còn tươi, sau đó rang vàng hạ thổ, theo lý giải của bà Chuyền thì bào chế theo cách này sẽ giúp thuốc phát huy hết tác dụng, đem lại hiệu quả cao nhất. Có một lưu ý là trong trường hợp người bệnh nặng, bị sưng phù, đau nhức; trong đơn thuốc sẽ có thêm cây dáy, và lượng cây má đề phải nhiều lên. Nhìn chung đây là những loại cây cực kỳ dễ gặp, dễ kiếm.

Bà lão hướng dẫn người bệnh sử dụng bài thuốc kết hợp giữa xông và uống. Ngoại trừ trường hợp trẻ nhỏ mới sinh thì không được uống mà chỉ xông, lúc này người mẹ sẽ uống thay con, khi con nhỏ bú sữa mẹ thì bài thuốc cũng sẽ được đứa con hấp thụ.

Cách sử dụng như sau:
Nước lá thuốc khi đun xong sẽ lấy khăn sạch hơ nóng, nhúng vào rồi lau vào những vết mẩn ngứa. Với thang thuốc dành cho người lớn, 200g thuốc được sắc thành một ấm, đổ bốn bát nước (tương đương khoảng một lít nước), đun đến sôi và sau khoảng 5 phút “sôi sùng sục” thì nhấc ra để nguội.

Khác với nhiều bài thuốc dân gian khác là có thể cho nhiều nước rồi cô đặc lại thành thuốc, bài thuốc của bà lão Chuyền lại tuân thủ nguyên tắc “cho nhiêu bát nước thì lấy bấy nhiêu bát thuốc”. Bát đầu tiên để cho dễ uống, bệnh nhân có thể cho thêm đường. Còn 3 bát thuốc sau được chia đều uống trong ngày, nhưng đặc biệt lưu ý là không được để qua đêm vì thuốc sẽ hết tác dụng. Đến cuối ngày, khi đã uống hết thuốc, bệnh nhân tận dụng lá thuốc đó cho thêm nước vào đun lần nữa, lấy nước xông hơi, tắm rửa.

Để bài thuốc thêm hiệu quả, bà lang khuyên người bệnh phải kiêng ra gió; tuyệt đối không được tắm nước lã mà phải dùng nước đun sôi để nguội. Bên cạnh đó cần kiêng cứ: Không ăn thịt gà, cá gáy, cua đồng, mắm tôm, thịt ếch, trứng vịt, trứng gà. Tùy theo biểu hiện bệnh và thể chất người bệnh thời gian có thể khỏi lâu hay chậm, thông thường theo bà thì chỉ cần uống từ 2 – 3 thang là bệnh mẩn ngứa biến mất.

Nỗi lo thất truyền
Khách mới đến ngôi nhà cấp 4 đã ngả màu thời gian của bà lão, thường phải cất tiếng gọi bà lão chữa bệnh mẩn ngứa vài câu thì mới thấy tiếng đáp vọng từ phía sau nhà. Những khi rảnh rỗi, bà lão lại cặm cụi cuốc đất trồng thêm những cây thuốc mới mang từ rừng. “Trước đây còn trẻ khỏe thì còn lên rừng kiếm những cây thuôc gắp ít gặp, nhưng giờ già rồi nên mang cây về vườn gây giống. Nhưng đấy chưa phải là nỗi lo lớn nhất của tôi, sợ nhất vẫn là sau khi tôi mất đi bài thuốc sẽ bị thất truyền”, bà lão chia sẻ.

Sinh ra trong một gia đình có 5 anh em có người mẹ từng nức danh chữa bệnh bằng thuốc Nam trong vùng, các anh chị em của bà đều thành đạt và chọn con đường riêng mà không theo nghề của mẹ. Năm 16 tuổi cô thiếu nữ Chuyền lấy chồng, thời gian sau có bầu được khoảng 3 tháng thì niềm vui làm mẹ vuột mất vì sảy thai.

Không lâu sau đó chồng bà đi bộ đội và hi sinh ở chiến trường miền Nam, góa phụ chuyển về ở với mẹ, theo học nghề bốc thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bài thuốc chữa bệnh mẩn ngứa. Bà sống cô độc từ ngày mẹ qua đời, lấy niềm vui là bài thuốc giúp người nghèo.

Gần 80 tuổi nhưng không con cháu, không chịu nghỉ ngơi khi về già, bà lão “cứ như trời đày” như lời dân làng nhận xét, cứ thấy bệnh nhân đến là lại tất tả đi hái thuốc, cặm cụi chế biến. Lấy công việc là nguồn vui chứ không phải vì tiền nên thuốc của bà không có giá, ai có lòng đưa bao nhiêu bà cũng không chê ít nhiều.

Người dân ở đây đa số là những người làm nghề nông nghiệp, người có tiền thì biếu bà 5 – 10 ngàn, “kỷ lục” là 20 ngàn đồng cho mỗi lần bốc thuốc, nhiều người vì hoàn cảnh nghèo quá mà không có tiền thì bà biếu không.

Riêng những người nghèo trong làng thì thậm chí bà còn lọ mọ tìm đến tận nhà chữa giúp vì bệnh nhân kiêng không được ra gió. Một người dân trong xóm xác nhận: “Trong làng cứ ai bị bệnh mẩn ngứa là lại đến bà Chuyền. Bà lão nhiệt tình khám chữa bệnh còn không lấy tiền, thường nói “của nhà trồng được”, giúp được ai thì giúp”.

Vài năm trở lại đây, người anh trai của bà lão là ông Nguyễn Xuân Lưu (80 tuổi) sau hàng chục năm công tác, định cư ở một tỉnh phía Nam trở về sống cùng em gái. Tuy nhiên, do tuổi đã cao nên người anh từ năm ngoái người anh đã không còn bốc thuốc giúp em, hiện chỉ còn mình bà theo nghề gia truyền mẹ để lại.

Tuổi đã cao, lại không có con nối nghề, nỗi niềm bà lão nhiều năm nay lúc nào cũng canh cánh nỗi lo thất truyền: “Góp một phần sức mình giúp người bệnh là tôi cảm thấy vui, chỉ tiếc là tôi già rồi lại không có người kế nghiệp bài thuốc”.


10 thg 10, 2013

Bài thuốc dân gian chữa dị ứng

Bài thuốc dân gian chữa dị ứng



Cuộc đời có số phận hẩm hiu khi chồng hi sinh, con qua đời, bà lão Nguyễn Thị Chuyền (77 tuổi, ngụ xóm 1, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) hàng chục năm nay chỉ biết tìm nguồn vui từ những thang thuốc công hiệu chữa bệnh dị ứng, mẩn ngứa giúp người nghèo.
Những vị thuốc… với tay ra hàng rào là bắt gặp
Nguyên nhân của bệnh mẩn ngứa, theo bà lão thì có nhiều lý do như thay đổi thời tiết, dị ứng với thức ăn; khi ốm chưa khỏi mà không kiêng cữ, lại ra ngoài trời gặp gió… Thường thì mọi loại bệnh mẩn ngứa rất dễ chẩn đoán, phân biệt bằng mắt thường, được chia làm hai loại: Nếu nổi những nốt đỏ như rôm sảy thì gọi là “đơn bọ nẹt” theo cách nói của người địa phương, còn nếu nổi nốt to hơn gọi là đơn hỏa (đơn mề đay).




Bà lão Nguyễn Thị Chuyền và một số vị thuốc trong bài thuốc chữa mẩn ngứa
Nếu không chữa trị kịp thời, những nốt mẩn ngứa ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt cho người mắc phải.

Bà Chuyền tự tin cho rằng mình có thể chữa khỏi 90% các loại bệnh này và không “giấu nghề” mà sẵn sàng kể tên, phương pháp kết hợp những loại cây dại trong tự nhiên để tạo thành bài thuốc. Tùy vào độ tuổi, liều lượng, bài thuốc chữa mẩn ngứa sẽ được bổ sung thêm loại cây thuốc khác nhau.

Có hai bài thuốc dành cho hai lứa tuổi: Trẻ em từ sơ sinh - 10 tuổi; và người lớn từ 10 tuổi trở. Bài thuốc của trẻ em dùng những loại cây sau: Lá cúc tần, cây cam nha, sài đất, phượng vĩ, tía tô, lá rưới, rau má đề, ké đội đầu, râu ngô, sắn dây (lá hay cây đều được), tổng trọng lượng mỗi thang thuốc khoảng 100g. Bài thuốc của người lớn ngoài những loại cây trên còn có thêm cây đơn mặt xanh, kinh giới, đăng cay với trọng lượng mỗi thang thuốc là gấp đôi, khoảng 200g.

Những loại cây này đều phải được hái lúc còn tươi, sau đó rang vàng hạ thổ, theo lý giải của bà Chuyền thì bào chế theo cách này sẽ giúp thuốc phát huy hết tác dụng, đem lại hiệu quả cao nhất. Có một lưu ý là trong trường hợp người bệnh nặng, bị sưng phù, đau nhức; trong đơn thuốc sẽ có thêm cây dáy, và lượng cây má đề phải nhiều lên. Nhìn chung đây là những loại cây cực kỳ dễ gặp, dễ kiếm.

Bà lão hướng dẫn người bệnh sử dụng bài thuốc kết hợp giữa xông và uống. Ngoại trừ trường hợp trẻ nhỏ mới sinh thì không được uống mà chỉ xông, lúc này người mẹ sẽ uống thay con, khi con nhỏ bú sữa mẹ thì bài thuốc cũng sẽ được đứa con hấp thụ.

Cách sử dụng như sau:
Nước lá thuốc khi đun xong sẽ lấy khăn sạch hơ nóng, nhúng vào rồi lau vào những vết mẩn ngứa. Với thang thuốc dành cho người lớn, 200g thuốc được sắc thành một ấm, đổ bốn bát nước (tương đương khoảng một lít nước), đun đến sôi và sau khoảng 5 phút “sôi sùng sục” thì nhấc ra để nguội.

Khác với nhiều bài thuốc dân gian khác là có thể cho nhiều nước rồi cô đặc lại thành thuốc, bài thuốc của bà lão Chuyền lại tuân thủ nguyên tắc “cho nhiêu bát nước thì lấy bấy nhiêu bát thuốc”. Bát đầu tiên để cho dễ uống, bệnh nhân có thể cho thêm đường. Còn 3 bát thuốc sau được chia đều uống trong ngày, nhưng đặc biệt lưu ý là không được để qua đêm vì thuốc sẽ hết tác dụng. Đến cuối ngày, khi đã uống hết thuốc, bệnh nhân tận dụng lá thuốc đó cho thêm nước vào đun lần nữa, lấy nước xông hơi, tắm rửa.

Để bài thuốc thêm hiệu quả, bà lang khuyên người bệnh phải kiêng ra gió; tuyệt đối không được tắm nước lã mà phải dùng nước đun sôi để nguội. Bên cạnh đó cần kiêng cứ: Không ăn thịt gà, cá gáy, cua đồng, mắm tôm, thịt ếch, trứng vịt, trứng gà. Tùy theo biểu hiện bệnh và thể chất người bệnh thời gian có thể khỏi lâu hay chậm, thông thường theo bà thì chỉ cần uống từ 2 – 3 thang là bệnh mẩn ngứa biến mất.

Nỗi lo thất truyền
Khách mới đến ngôi nhà cấp 4 đã ngả màu thời gian của bà lão, thường phải cất tiếng gọi bà lão chữa bệnh mẩn ngứa vài câu thì mới thấy tiếng đáp vọng từ phía sau nhà. Những khi rảnh rỗi, bà lão lại cặm cụi cuốc đất trồng thêm những cây thuốc mới mang từ rừng. “Trước đây còn trẻ khỏe thì còn lên rừng kiếm những cây thuôc gắp ít gặp, nhưng giờ già rồi nên mang cây về vườn gây giống. Nhưng đấy chưa phải là nỗi lo lớn nhất của tôi, sợ nhất vẫn là sau khi tôi mất đi bài thuốc sẽ bị thất truyền”, bà lão chia sẻ.

Sinh ra trong một gia đình có 5 anh em có người mẹ từng nức danh chữa bệnh bằng thuốc Nam trong vùng, các anh chị em của bà đều thành đạt và chọn con đường riêng mà không theo nghề của mẹ. Năm 16 tuổi cô thiếu nữ Chuyền lấy chồng, thời gian sau có bầu được khoảng 3 tháng thì niềm vui làm mẹ vuột mất vì sảy thai.

Không lâu sau đó chồng bà đi bộ đội và hi sinh ở chiến trường miền Nam, góa phụ chuyển về ở với mẹ, theo học nghề bốc thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bài thuốc chữa bệnh mẩn ngứa. Bà sống cô độc từ ngày mẹ qua đời, lấy niềm vui là bài thuốc giúp người nghèo.

Gần 80 tuổi nhưng không con cháu, không chịu nghỉ ngơi khi về già, bà lão “cứ như trời đày” như lời dân làng nhận xét, cứ thấy bệnh nhân đến là lại tất tả đi hái thuốc, cặm cụi chế biến. Lấy công việc là nguồn vui chứ không phải vì tiền nên thuốc của bà không có giá, ai có lòng đưa bao nhiêu bà cũng không chê ít nhiều.

Người dân ở đây đa số là những người làm nghề nông nghiệp, người có tiền thì biếu bà 5 – 10 ngàn, “kỷ lục” là 20 ngàn đồng cho mỗi lần bốc thuốc, nhiều người vì hoàn cảnh nghèo quá mà không có tiền thì bà biếu không.

Riêng những người nghèo trong làng thì thậm chí bà còn lọ mọ tìm đến tận nhà chữa giúp vì bệnh nhân kiêng không được ra gió. Một người dân trong xóm xác nhận: “Trong làng cứ ai bị bệnh mẩn ngứa là lại đến bà Chuyền. Bà lão nhiệt tình khám chữa bệnh còn không lấy tiền, thường nói “của nhà trồng được”, giúp được ai thì giúp”.

Vài năm trở lại đây, người anh trai của bà lão là ông Nguyễn Xuân Lưu (80 tuổi) sau hàng chục năm công tác, định cư ở một tỉnh phía Nam trở về sống cùng em gái. Tuy nhiên, do tuổi đã cao nên người anh từ năm ngoái người anh đã không còn bốc thuốc giúp em, hiện chỉ còn mình bà theo nghề gia truyền mẹ để lại.

Tuổi đã cao, lại không có con nối nghề, nỗi niềm bà lão nhiều năm nay lúc nào cũng canh cánh nỗi lo thất truyền: “Góp một phần sức mình giúp người bệnh là tôi cảm thấy vui, chỉ tiếc là tôi già rồi lại không có người kế nghiệp bài thuốc”.

Lưu ý: Những Thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác Sĩ trước khi áp dụng!

9 thg 10, 2013

Chữa dị ứng bằng Đông y


Để chữa dị ứng mẩn ngứa, bạn có thể chọn một trong những vị sau sắc uống: cây đơn kim 15 g, lá đơn tía (đơn lá đỏ) 15 g, cây đơn nem 10 g hoặc lá đơn tướng quân 15 g.
tr
Đơn lá đỏ.
Theo y học hiện đại, dị ứng là một phản ứng không bình thường của cơ thể khi có sự xâm nhập của một chất lạ, thường gọi là “dị nguyên”. Dị nguyên có thể là bụi, phấn hoa, những lông nhỏ trên cành, lá của một vài loại thực vật, các protein, dịch tiết các loại côn trùng, hóa chất... Khi bị xâm nhập, lập tức trong cơ thể xuất hiện phản ứng kháng nguyên - kháng thể và một chất trung gian sinh học histamin được phóng thích khỏi các tế bào dưới dạng tự do. Chính chất này đã gây nên hiện tượng dị ứng làm mẩn ngứa, nổi mề đay, ban đỏ, phù nề, hắt hơi, sổ mũi, co thắt phế quản, khó thở, đôi khi làm giãn mạch, tụt huyết áp...
Sự xâm nhập của các dị nguyên có thể theo nhiều đường khác nhau như đường hô hấp (do hít phải), đường tiêu hóa (do ăn uống), đường máu (do tiêm chích, côn trùng đốt) và phần nhiều qua đường da do tiếp xúc.
Trong Đông y, dị ứng thuộc phạm vi chứng phong sang. Phong ngứa là từ dân gian quen gọi chỉ hiện tượng dị ứng. Về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, ngoài sự xâm nhập của các chất lạ vào trong cơ thể còn do nhiễm ngoại tà hoặc thời khí ôn dịch làm cho cơ thể bị phong nhiệt, phong hàn, phong thấp, phong thấp nhiệt... mà gây ra uất kết ở da, bắp thịt. Mặt khác, do quá trình chuyển hóa, hoạt động của các tạng phủ thiếu điều độ, chẳng hạn can, phế, vị nhiệt, tỳ thấp quá thịnh, âm huyết bất túc, huyết hư, huyết trệ mà sinh phong ngứa.
Để điều trị dị ứng, điều quan trọng là xác định được nguyên nhân và loại trừ “dị nguyên”. Có rất nhiều bài thuốc chữa dị ứng:
- Gặp mưa, lạnh, người nổi ban đỏ, ngứa ngáy khó chịu, dân gian thường gọi bị “lất”: Cần vào chỗ ấm tránh mưa lạnh. Dùng một miếng vải vó cũ cho vào chảo rang lên cho nóng chừng 40-45 độ C rồi chườm vào vùng bị lất. Có thể lấy 3 lát gừng tươi, giã nát thêm ít nước sôi và một chút đường cho uống để tăng tác dụng ôn trung.
- Rễ chàm mèo 12 g, kim ngân hoa 10 g, đại hoàng 9 g, hoàng bá 8 g, cam thảo 5 g, hoặc phù bình 6 g, thuyền thoái 3 g; phòng phong, kim ngân hoa mỗi thứ 5 g. Sắc uống.
- Dị ứng mẩn ngứa do ăn phải các chất lạ, đặc biệt các protein lạ như các loại hải sản, nhộng tằm: Dùng kinh giới 25 g, sao vàng sắc uống, kết hợp lấy một ít lá kinh giới sao với cám rồi xát nhẹ lên vùng da bị ngứa, ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi. Nếu mẩn ngứa do tuần hoàn huyết dịch trì trệ, thêm chỉ xác 12 g sắc với kinh giới; hoặc dùng lá đơn tướng quân 15 g, sài đất, kim ngân hoa mỗi vị 12 g; cỏ nhọ nồi 10 g; núc nác 8 g; thổ phục linh 15 g. Sắc uống. Trường hợp lở ngứa nổi sần do huyết trệ thêm đan bì, xích thược, quy vĩ mỗi thứ 10 g sắc.
- Trường hợp ngứa phát ban do phong nhiệt dùng thương nhĩ tử, địa phu tử mỗi thứ 6 g; hoặc dùng bồ công anh 15 g; cúc hoa, kim ngân hoa mỗi vị 9 g, cam thảo 5 g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng lá đơn tướng quân 20 g hoặc nhẫn đông đằng, thổ phục linh, thương nhĩ tử mỗi vị 20 g. Sắc uống.
- Nếu huyết nhiệt gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa dùng bài Ngũ vị tiêu độc ẩm: Kim ngân hoa 20 g, bồ công anh, cúc hoa, sinh địa, cam thảo đất mỗi thứ 10 g. Sắc uống.
Phạm Hinh, Sức Khỏe & Đời Sống