Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền; trường sinh hoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền; trường sinh hoc. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 8, 2013

Trường Sinh học - Phương pháp chữa bệnh không mất tiền




          Một trong những phương pháp chữa bệnh hiệu quả không tốn tiền mua thuốc là Trường Sinh học. Đây là “bài thuốc” chữa bệnh bằng ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học của con người, được thu nạp từ vũ trụ, thông qua điều khiển của các Luân xa (tức là điều khiển các huyệt đạo quan trọng trong cơ thể) làm cân bằng thể chất tâm lý, giúp cơ thể có nhiều năng lượng, khỏe lên, lấn át bệnh tật.
 
          Tập đơn giản, hiệu quả cao.
          Trước khi tôi đi chữa bệnh bằng phương pháp Trường Sinh học, ông Trần Quý, chủ nhà hàng trung tâm tiệc cưới Đông Xuyên, Phường Rạch Dừa, Thành phố Vũng Tàu căn dặn: “Chú đi học chữa bệnh phải có niềm tin. Đây là bài thuốc chữa bệnh bằng thu nạp năng lượng từ vũ trụ. Thông qua tác động và suy nghĩ để điều khiển các huyệt đạo làm cho con người cân bằng sinh thái, thông kinh, hoạt huyết, năng lực dồi dào, đẩy lùi bệnh tật”. Tôi vui vẻ đi học với ý nghĩ: “Có bệnh thì vái tứ phương”.
          Tôi đến Tịnh xá Pháp Hải ở Phường 6, Thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) để học. Buổi trưa, ngôi chùa yên tịnh vắng vẻ. Cái nắng như thiêu như đốt cũng không làm chùn bước những ông già bà cả, thanh niên, phụ nữ về đây. Ông Nguyễn Văn Nhân, cán bộ hưu trí ghi chép tên những người vào đăng ký học cho biết: “Đây là khóa học thứ 112 cho người bệnh đến học 6 ngày bằng phương pháp thu nạp năng lượng mà không phải đóng bất cứ chi phí nào”.
 
                        Hướng dẫn học viên vị trí của Luân xa.- Ảnh: Nhật Minh.

          Thời gian học thường bắt đầu vào 12 giờ trưa thứ 2 hàng tuần và kết thúc vào trưa thứ 7 tuần đó. Ông Bảy là người hướng dẫn cho người bệnh về lý thuyết và thực hành. Theo ông Bảy, Trường Sinh học là phương pháp tự trị bệnh bằng thu nạp năng lượng từ vũ trụ vào cơ thể con người thông qua huyệt đạo. Sau khi khai mở Luân xa, người bệnh bắt đầu tập luyện và có năng lượng rồi thì dùng ý chí (suy nghĩ) của mình để điều khiển vào huyệt đạo (Luân xa). Các huyệt đạo sẽ bắt được tín hiệu theo hệ thống năng lượng sinh học để điều khiển khí huyết, cân bằng tâm sinh lý, thông kinh, tinh thần an lạc. Khi chữa, người bệnh ngồi ở tư thế thiền, dùng trí của mình nghĩ về Luân xa (mỗi Luân xa quy định cho một loại bệnh). Sau 6 buổi học, người bệnh về nhà tự chữa, mỗi lần chữa bệnh ít nhất ngồi 30 phút. Các bệnh tật sẽ giảm dần và hết do năng lượng vũ trụ được thu nạp đầy đủ và điều tiết cân bằng cơ thể.
          Theo hướng dẫn của ông Bảy, mỗi người có 7 Luân xa quan trọng. Luân xa số 7 ở giữa đỉnh đầu trị bệnh thần kinh, não; Luân xa số 6 ở giữa trán trị bệnh thần kinh ngoại biên, thần kinh tọa, đau nhức cơ thể, viêm đa khớp; Luân xa số 5 ở dưới đốt xương sống gồ lên đầu tiên sau gáy, trị bệnh về da, dị ứng, các bệnh về khí như phổi, hô hấp; Luân xa số 4 ở điểm giao nhau của đường thẳng dọc đốt xương sống và đường thẳng kẻ từ đầu ngực của người đàn ông vòng qua, trị bệnh tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu; Luân xa số 3 ở đốt sống sau giữa thắt lưng, trị bệnh dạ dày, viêm gan, ruột, lá lách, tụy; Luân xa số 2 ở xương cụt chữa bệnh hiếm muộn, sinh lý yếu, bệnh phụ nữ, tuyến tiền liệt; Luân xa số 1 ở giữa hậu môn và cơ quan sinh dục ngoài (không có chức năng trị bệnh). Người bệnh đau ở đâu thì nghĩ về Luân xa ấy.
          Bắt đầu vào trị bệnh, người bệnh chọn vị trí thoải mái mát mẻ (tránh tiếng động ồn ào, ruồi muỗi hoặc tác động ngoại cảnh). Ngồi xếp bằng tròn, một chân để trên, một chân để dưới (kiểu ngồi thiền). Hai tay mở để lên đầu gối tự nhiên, lòng bàn tay ngửa lên trên, mắt nhìn thẳng, hít vào từ từ bằng mũi, thở ra từ từ bằng miệng, làm như thế 3 lần, sau đó nhắm mắt lại và ngồi tịnh tâm suy nghĩ về Luân xa mà mình cần chữa cho bệnh nào đó, không được uống rượu, bia trước khi chữa bệnh 4 giờ.
 
          Nhiều người tự chữa khỏi bệnh bằng Trường Sinh học.
 
           Học viên đang tập luyện tại Tịnh xá Pháp Hải  - Ảnh: Nhật Minh.

          Có nhiều người đã tự chữa khỏi bệnh bằng phương pháp Trường Sinh học. Trong những người ấy, có ông Trần Quý, chủ nhà hàng trung tâm tiệc cưới Đông Xuyên, thành phố Vũng Tàu. Nói về tính ưu việt của phương pháp tự chữa bệnh này, ông Quý cho biết: “Thoạt đầu khôn tin, bởi tôi đã mất 40 triệu đồng đi chữa bệnh mà không lành. Trước tôi bị bệnh huyết áp cao, viêm gan B, tinh thần uể oải, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng… Sau khi đi học và về nhà tự chữa bệnh qua 7 tháng, đi xét nghiệm lại, men gan ở mức bình thường, huyết áp ở giới hạn cho phép, gam cỏn nhiễm mỡ nhưng ở mức độ nhẹ.
          Theo bà Nguyễn Thị Lài, quê ở Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh hiện đang sinh sống ở Phường 10, thành phố Vũng Tàu thì trước đây bà cũng đủ thứ bệnh, như cao huyết áp, viêm xoang, đau nửa đầu, sỏi thận,… Qua hơn một năm tự chữa bệnh bằng phương pháp Trường Sinh học, bệnh của bà cơ bản đã hoàn toàn chấm dứt, ăn ngủ tốt, da dẻ hồng hào. Bà Lài vui vẻ: “Khi chữa bệnh sang tháng thứ 2, tôi đi tiểu ra sỏi, huyết áp tốt. Có điều phương pháp này phải kiên trì, chữa thường xuyên mới có hiệu quả. Không tốn tiền bạc, mỗi ngày chỉ ngồi vài lần, ít nhất cũng phải được trên 30 phút mỗi lần, hoặc lâu hơn càng tốt,.. Ai cũng có thể đến lớp học rồi về tự chữa cho mình. Bài thuốc này không chỉ chữa khỏi bệnh, mà còn giúp cho người bệnh an về tâm, thịnh về sức”.
          Một nhân chứng khác cũng thành công về chữa bệnh bằng phương pháp Trường Sinh học, đó là chị Nguyễn Thị Minh Huệ, hiện là quân nhân chuyên nghiệp, thuộc Phòng Hậu cần, Lữ đoàn 171 Vùng B Hải quân. Chị Huệ mắc bệnh hiểm nghèo rỗng tủy, phát hiện cách đây gần 2 năm, đã chữa trị tại các bệnh viện lớn như: 108 Hà Nội, 175 TP Hồ Chí Minh. Theo bác sỹ, bệnh của chị Huệ thuộc loại hiểm nghèo, không có khả năng tái tạo tủy. Chị Huệ đi học Trường Sinh học, lúc đầu cũng tự an ủi mình, nhưng sau 3 tháng tự chữa, chị đã mang thai, khỏe lên rất nhiều.
 
Tựa đề bài báo trên Tập san "Người cao tuổi", số 162.

          Sáu ngày học chữa bệnh bằng phương pháp Trường Sinh học đã qua, tôi cũng như bao người bệnh khác trở về trong niềm vui và bắt đầu tự chữa bệnh cho mình. Qua hơn 3 tuần tự chữa, tôi thấy bệnh cũng có phần thuyên giảm, ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn, tinh thần ổn định, da hồng hào. Có một điều không thể phủ nhận là tinh thần sảng khoái hơn và luôn nhân ái hướng thiện.
Tác giả bài viết: TRẦN MẠNH TUẤN
Nguồn tin: Tập san NGƯỜI CAO TUÔI, số 162, tháng 8 năm 2010.

29 thg 4, 2013

Thiền Định

Trích từ:

Hai bài Thuyết Trình về Thiền được trình bày tại
Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới
Thể Nhập Thiền Định (Samatha)

Thiền Tuệ (Vipassanā)



Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw
Tiến Sĩ Mehm Tin Mon



Thọ Trì Niệm Hơi Thở (Ānāpānassati)

Niệm Hơi Thở (Ānāpānassati) là một trong những đề mục thiền hiệu quả nhất để tu tập định một cách nhanh chóng. Nó nhận được nhiều sự tán dương của Đức Phật và được sử dụng ở nhiều trung tâm thiền như là đề mục thiền đặc biệt (pārihāriya kammaṭṭhāna) để tu tập định. Nếu thực hành một cách đúng đắn theo chỉ dẫn của Đức Phật, nó có thể tu tập tâm đến tứ thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna) theo hệ thống thiền (jhāna) bốn bậc.

Niệm Hơi Thở (Ānāpānassati) nên được tu tập theo bốn bước theo Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm (Ānāpānassati Sutta), đó là, 

(1) nhận biết hơi thở dài, 

(2) nhận biết hơi thở ngắn, 

(3) nhận biết toàn thân hơi thở, 

(4) an tịnh hơi thở. 

Trong thực hành, theo hướng dẫn được đưa ra trong các Chú giải, đầu tiên hành giả được dạy nhận biết hơi thở vào (assāsa) và hơi thở ra (passāsa) bằng phương pháp Đếm (Gaṇanānaya) để phát triển niệm một cách nhanh chóng.

Hành giả (yogi) nên nhận biết hơi thở vào và hơi thở ra nhờ sự xúc chạm nhẹ nhàng của chúng ở đầu mũi hoặc lỗ mũi hay ở môi trên, bất kỳ chỗ nào mà sự xúc chạm là rõ ràng trong khi hành giả ngồi thẳng lưng, buông lỏng với mắt nhắm và thở một cách bình thường.

Chỉ khi hành giả thực hành niệm hơi thở (ānāpānassati) bằng cách an trú niệm trên hơi thở ở điểm xúc chạm rõ ràng với hơi thở vào và hơi thở ra thì hành giả mới hoàn thành đầy đủ định niệm hơi thở (ānāpānassati) và thiền” 

Hành giả nên tập trung tâm mình ở một điểm (điểm xúc chạm) trên hơi thở để phát triển nhất tâm (ekaggatā), là một tâm sở đại diện cho định (samādhi). Hành giả không nên để tâm mình lang thang đến các đối tượng giác quan khác hay bất kỳ cảm giác thân thể nào không phải là đề mục niệm hơi thở (ānāpānassati).

Phương Pháp Đếm

Trong việc đếm hơi thở, hành giả nên thở vào, thở ra và đếm một; thở vào, thở ra và đếm hai, và cứ thế tiếp tục đến tám với sự tôn kính Bát Thánh Đạo. Khi tâm vẫn lặng lẽ gắn chặt vào hơi thở khoảng một giờ đồng hồ trong mỗi thời ngồi thiền, hành giả có thể dừng việc đếm và tiếp tục nhận biết hơi thở một cách lặng lẽ. Khi hành giả có thể tập trung vào hơi thở trong một giờ hay hơn nữa ở mỗi thời ngồi thiền, hành giả ấy nên tiến đến bước tiếp theo.

Nhận Biết Chiều Dài Hơi Thở Cũng Như Toàn Thân Hơi Thở

Chiều dài hơi thở nên được xác định bằng khoảng thời gian diễn ra hơi thở. Nếu dùng nhiều thời gian để thở vào hay thở ra thì hơi thở đó diễn ra dài. Nếu dùng ít thời gian để thở vào hay thở ra thì hơi thở đó diễn ra ngắn.

Hơi thở có thể là dài hay ngắn trong một lúc hay toàn thời ngồi thiền. Bất kể nó là gì, sau khi hành giả nhận biết chiều dài của hơi thở, hành giả cũng nên nhận biết toàn thân hơi thở từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc ở điểm xúc chạm của nó ở đầu mũi hoặc ở lỗ mũi hoặc ở môi trên. Hành giả không nên theo hơi thở đi vào phía trong hay ra bên ngoài. Hành giả nên hành động như một người gác cổng.

Một người gác cổng không kiểm tra từng người ở bên trong hay bên ngoài đô thị vì chúng không phải là việc của anh ta. Nhưng người gác cổng xem xét từng người khi người đó đến cổng. Tương tự, hành giả không quan tâm đến hơi thở đã vào trong hay ra ngoài mũi vì nó không phải là việc của hành giả. Nhưng mối quan tâm của hành giả chính là mỗi lần hơi thở vào hay hơi thở ra đến nơi cửa lỗ mũi.

Hành giả cũng nên hành động như một người thợ xẻ gỗ. Người thợ xẻ tập trung sự chú ý của mình vào các răng cưa ở điểm tiếp xúc với khúc gỗ mà không quan tâm đến các răng cưa đang tiến lại gần hoặc đi ra xa, mặc dù khi chúng làm như vậy, không phải là anh ta không thể biết chúng.

Theo cách tương tự, hành giả an trú niệm trên hơi thở ở điểm xúc chạm với lỗ mũi hoặc với môi trên mà không quan tâm đến hơi thở vào và hơi thở ra khi chúng tiến lại gần hay đi ra xa, mặc dù khi chúng làm như vậy, không phải là hành giả không thể biết chúng.

Khi hành giả có thể tập trung tâm mình một cách lặng lẽ và chú tâm vào lúc bắt đầu, lúc giữa và lúc cuối của hơi thở vào và hơi thở ra trong một giờ đồng hồ hoặc hơn nữa ở mỗi thời ngồi thiền, hành giả nên tiến lên bước thứ tư.

An Tịnh Hơi Thở

Khi hành giả chú tâm quan sát hơi thở vào và hơi thở ra để nhận biết toàn thân hơi thở, hơi thở của hành giả sẽ càng trở nên nhẹ nhàng và vi tế hơn. Trong khi các đề mục thiền khác trở nên càng rõ ràng hơn ở các giai đoạn cao hơn, niệm hơi thở (ānāpānassati) thì không như vậy. Thực tế, khi hành giả tiếp tục tu tập, hơi thở càng trở nên vi tế hơn đối với hành giả ở mỗi giai đoạn cao hơn, và thậm chí đến lúc mà nó không còn rõ ràng hay biểu hiện nào nữa.

Khi hơi thở trở nên không còn rõ ràng nữa, hành giả không nên đứng dậy khỏi chỗ ngồi và bỏ đi. Hành giả nên tiếp tục ngồi thiền như trước và tạm thời thay hơi thở thực tại bằng nơi mà hơi thở bình thường vẫn xúc chạm như là đề mục hành thiền.

Khi hành giả chú tâm theo cách này, niệm của hành giả sẽ tăng trưởng từ từ và hơi thở sẽ xuất hiện trở lại không lâu sau đó. Rồi hành giả nên tiếp tục tập trung sự chú ý vào hơi thở vào và hơi thở ra ở điểm xúc chạm để nhận biết toàn thân hơi thở.

7 thg 4, 2013

Tẩu hỏa nhập ma khi mở luân xa 6



Nhiều người sau khi khai mở luân xa (LX), tưởng mình có khả năng đặc biệt mà không biết đó là hiện tượng của bệnh lý thần kinh.


 Bị hoang tưởng vì năng lượng lạ xâm nhập
 Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng, việc tác động khai mở LX có hại nhiều hơn lợi.
Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng, việc tác động khai mở LX có hại nhiều hơn lợi.
Trả lời về vấn đề, nhiều người khi được khai mở LX, lúc ngồi thiền thì thấy xuất hiện các hiện tượng rất lạ như nói chuyện được với người âm, nhìn thấy người âm... nhìn được bằng con mắt thứ 3, xuất hồn... thầy Nguyễn Xuân Điều, Trưởng Bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh (Trung tâm Unesco - Văn hóa, dòng họ và gia đình Việt Nam) khẳng định, những người được mở LX, trong lúc ngồi thiền không ai có thể nói chuyện hoặc nhìn thấy người âm, hoặc xuất hồn. Trừ trường hợp một số người, trước khi đến tập đã mắc một căn bệnh mà danh từ chuyên môn “Năng lượng sinh học” gọi là “Thần kinh giả” (TKG).

Bệnh này là do sự xâm nhập của một dạng “năng lượng lạ” từ bên ngoài vào cơ thể con người, nó cư trú tại các hạch thần kinh. Bệnh này thuốc Tây y, Đông y không thể nào chữa được. Người mắc bệnh nay thấy đau chỗ này, mai đau chỗ khác, đau như giả vờ... Tính tình thay đổi, nóng giận thất thường, thậm chí còn gây tai họa trong gia đình: Vợ chồng chia ly, con cái hỗn láo, mắc tệ nạn xã hội, sự nghiệp tiêu tán và kết quả có thể dẫn đến cái chết đột ngột...

Người bị TKG là trụ cột trong gia đình không biết sẽ dẫn cả nhà đi đến đâu. Người quản lý một công ty lớn bị TKG thì không biết sẽ đưa công ty mà mình lãnh đạo đi đến đâu. Nam chưa vợ, nữ chưa chồng nếu bị TKG thì rất khó trong việc xây dựng gia đình... và có thể trở thành người sống cô độc.

Nguyên nhân của bệnh TKG yếu tố khách quan là do bị “năng lượng lạ” xâm nhập một cách tự nhiên. Tuổi bị năng lượng lạ xâm nhập có thể từ lúc còn trong bào thai, hoặc sinh ra được vài tháng tuổi, hoặc lúc tuổi thiếu niên, hoặc vào tuổi trung niên… nhưng những cụ già thường ít bị.

Những người bị TKG, khi tập thiền “Năng lượng sinh học” nếu được mở luân xa, căn bệnh sẵn có đến lúc này mới được bộc lộ ra, chứ không phải do đi tập thiền mà sinh ra bệnh TKG. Căn bệnh “ác tính” đó chỉ được giải quyết triệt để bằng kỹ thuật của môn “Năng lượng sinh học”. Một điều đáng chú ý là các năng lượng lạ này không xâm nhập qua các LX được mở mà nó xâm nhập trực tiếp vào các “hạch thần kinh” của người sống.
  
 Dòng hỏa xà gây tẩu hỏa nhập ma

BS.VS Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long Võ đạo cho biết, việc tu luyện khai mở theo các trường phái khác nhau nhưng đều đạt đến hợp nhất với năng lượng tuyệt đối giữa tiểu ngã và đại ngã. LX trông tựa như bánh xe quay nên gọi là luân xa. Thực tế, mỗi LX khai mở ít hay nhiều mà ánh sáng mờ ảo hay rực rỡ. Đây chính là thể hào quang. Hiện tượng này thiền gọi là hiện tượng thông lửa và khí công thì gọi là dòng chân khí đang xuyên qua các trung tâm lực để hợp nhất với nguyên thần. Ánh sáng nhiều màu sắc tỏa ra từ các LX sẽ tạo thành vầng hào quang bao quanh thân và sáng nhất là đỉnh đầu (thuộc LX 6 và 7). Mỗi LX mở nhiều hay ít đều có tác động trực tiếp đến các khu vực tại thân hay tâm mà LX đó phụ trách. Khai mở thần thông qua thể phách và khai ngộ tâm thông qua thể vía.

Còn thực tế, theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng, việc tác động khai mở LX có hại nhiều hơn lợi. Vì LX 6 ở vùng trung tâm thần kinh trung ương cùng LX 7 ở đại não. Lại quản lý thùy trán, thùy của trí tuệ, lại đối diện với thùy chẩm, thùy của loạn động, hư vọng cho nên được chân sư khai mở đúng thì thùy trán được tỏa sáng và thùy chẩm tắt, con người sẽ có sức khoẻ, an lạc và trí tuệ. Nhưng khi khai mở không đúng thì LX 6 sẽ mờ tối thì thùy chẩm sẽ tăng cường hoạt động sinh nhiều hư vọng, hoang tưởng và gây mất điều chỉnh của 2 bán cầu đại não làm cho tinh thần rối loạn, tâm động làm bản ngã tăng lên và khi nặng có thể mất trí nhớ, tâm thần và có thể điên loạn, rất khó chữa.

“Tôi đã gặp rất nhiều người với mọi căn cơ như cán bộ khoa học, bác sĩ , kỹ sư và các ngành nghề khác do khai mở sau LX nên đưa đến một thân hình tiều tụy, điên loạn và họ có thể làm mọi thứ sai trái, không kiểm soát đựơc do rối loạn LX 6 và chính tôi đã sửa sai và điều chỉnh lại cho họ trở về trạng thái bình thường”,  BS.VS Nguyễn Văn Thắng cho biết.

Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng, LX 6 là một trong những LX khó khai mở nhất và dễ mắc sai sót khi khai mở nhất. Hơn nữa khai mở LX 6 cũng phụ thuộc vào sự khai mở của LX 7 và 4. Sự khai mở hệ thống LX có tính chất đồng bộ vì hệ thống LX có quan hệ chặt chẽ với nhau, thực chất không bao giờ trực tiếp khai mở LX 6 khi chưa khai mở một vài LX khác. Vì khi tập trung quán tưởng tại LX 6 mà quá tập trung nóng vội hay trong trạng thái căng thẳng sẽ làm cho dòng hỏa xà xông thẳng lên não và tụ tại não gây kích thích, căng thẳng, làm cho người bệnh rối loạn tinh thần và tâm năng sinh ra những ảo giác hoang tưởng và dần điên dại.

Lý do khi tập trung quán tưởng trong trạng thái tâm động, căng thẳng hay nóng vội, dòng hỏa xà lao thẳng lên LX 6 thuộc thùy tinh thần và trí tuệ gây mất điều chỉnh và rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Hiện tượng này tiếp diễn thì gây tẩu hỏa. Tẩu hỏa là dòng hỏa hầu cứ cuốn vào não và lâu hơn thì từ tẩu hỏa thành nhập ma. Triệu chứng chung của tẩu hỏa nhập ma là họ đều bị nghịch khí gây nên căng thẳng, đau đầu, nóng đầu, buồn nôn, ảo giác, nhìn và nghe thấy điều lạ (nhưng là ảo giác) trạng thái tinh thần hoang tưởng, tự thấy mình có có khả năng nọ kia, nếu không được chữa trị ngay thì tâm và thân đều suy sụp, tiều tụy, không còn khả năng hòa nhập   cộng động.

Những người bị bệnh TKG thì nhất thiết không được quay lại con đường mê tín dị đoan, nên đi tập luyện và chữa trị để giải quyết bệnh kịp thời, bởi vì có trường hợp bị bệnh thần kinh giả, nếu để quá lâu thành thần kinh thật (có thể dẫn tới cái chết...) lúc đó việc giải quyết lại càng khó khăn hơn.

Theo Xuân Hòa
Kiến thức

Khai mở luân xa 6 là mở được ra con mắt thứ 3 sẽ thành nhà ngoại cảm?


VN Times -

Nhiều người nghĩ khai mở luân xa (LX) 6 là mở được ra con mắt thứ 3, trở thành nhà ngoại cảm có thể nhìn được "thế giới vô hình". Vậy thực tế, Luân xa 6 và con mắt thứ ba là gì? LX 6 có thực sự khai mở được không và khi khai mở sẽ thấy điều gì? Ý kiến các nhà khoa học dưới đây sẽ cho ta cái nhìn tổng quát.



Khai Luân xa 6 con mắt thứ 3 - VNT

Chị  Hoàng Thị Thiêm (Hòa Bình) người có khả năng bịt mắt vẫn đọc được báo.



Cơ chế hoạt động của con mắt thứ 3



Theo BS Nguyễn Thế Dân, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người, LX6 không phải là con mắt thứ 3. Con mắt thứ 3 là thuật ngữ tiếng Việt để chỉ một trong những khả năng tâm linh của những người có thể nhận biết được hình ảnh của đồ vật, sự kiện diễn ra trong quá khứ, hiện tại hay tương lai không bằng thị giác thông thường. Trong các tôn giáo, tín ngưỡng cổ xưa người ta đã nói đến con mắt thứ ba, nó thường được gọi là Huệ nhãn hay Tuệ nhãn, Thần nhãn, Thiên nhãn thông... Khái niệm này hay gặp nhất trong trường phái phật giáo Ấn Độ, Yoga và các kinh điển của phật giáo Tây Tạng.



Những người có con mắt thứ 3 là những người có khả năng thấu suốt (hay thấu thị), khả năng này thường được gắn với những người có năng lực phi thường, những vị thần thánh hay những bậc tiên tri... nhờ có con mắt thứ 3 mà các vị "siêu nhân" đó có những khả năng hết sức đặc biệt như tiên tri, thần giao cách cảm và chuyển di tư tưởng, giao tiếp từ xa, khả năng thu nhận kiến thức trực tiếp từ trí tuệ của vũ trụ, biết được quá khứ và tương lai, đọc ý nghĩ của người khác hay khám bệnh tâm linh... Trên các bức chân dung của các vị thánh thường thấy hình biểu tượng của con mắt thứ 3 ở huyệt Ấn đường ngay giữa 2 chân mày.



Trong lịch sử, có nhiều trường hợp những người có con mắt thứ 3 chỉ là những người bình thường, có thể do bẩm sinh, luyện tập hay sau một sự cố biến động nào đó mà có khả năng thấu suốt. Điển hình của việc sở hữu khả năng thiên nhãn do tu luyện và thiền tập có lẽ là những nhà Yoga và các Lạt ma Tây Tạng. Đây là sản phẩm phụ tâm linh trong sự phát triển tinh thần của các hành giả, được gọi là Siddhis. Các nhà Yoga có thể quan sát được các sự kiện diễn ra mà không phụ thuộc vào không gian hay thời gian: quá khứ, hiện tại hay tương lai. Họ được gọi là Trikalazna (người biết ba thời gian).



Tuy nhiên, khả năng của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào mức độ và thời gian tu tập. Những nghiên cứu mới đây cho thấy, khả năng thấu thị liên quan đến tuyến tùng (pineal gland), là một tuyến nội tiết nhỏ chỉ nặng khoảng 0,1g nằm trong hố yên ngựa bên cạnh tuyến yên. Tuyến tùng chủ yếu tiết ra Melatonin và Seratonin, nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự điều hòa nội tiết, chức năng miễn dịch và chu kỳ sinh học của con người và một số động vật. Người ta cũng nhận thấy hoạt động của tuyến tùng cũng ảnh hưởng đến tâm trí và sự hoạt động của con người. Tuyến tùng có tính nhạy cảm cao đối với cường độ ánh sáng. Vào ban đêm, lượng  melatonin tiết ra rất cao và seratonin thì rất thấp, làm cho cơ thể thư giãn và đi vào giấc ngủ. Quá trình này diễn ra ngược lại vào ban ngày, lượng melatonin giảm và seratonin tăng, tạo ra một trạng thái hưng phấn hoạt động không ngừng.



Trong trạng thái thiền định, việc sản xuất seratonin từ từ giảm dần và sản xuất melatonin tăng làm người ta sẽ dần cảm thấy trạng thái yên tĩnh trước khi bước vào trạng thái ý thức cao hơn, có thể cảm thấy sự yên lạc và ý thức được hòa đồng với vạn vật. Các nhà Yoga và các Lạt ma Tây tạng đã biết cách phát triển những tư thế (asana) và những phương pháp giúp người tu tập có thể điều khiển hay ảnh hưởng trực tiếp lên tuyến tùng (tương đương LX6) và vì vậy họ nhanh chóng đạt được ý thức tinh thần tinh tế hơn.



Mở LX6 không giúp thành nhà ngoại cảm



Ông Nguyễn Xuân Điều, Trưởng Bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh (Trung tâm Unesco - văn hóa, dòng họ và gia đình Việt Nam) cho hay, theo y học phương Đông, trên cơ thể con người có 365 huyệt, được sắp xếp trên 12 đường kinh và 2 mạch Nhâm và mạch Đốc. Bộ môn "Năng lượng sinh học" chỉ tập trung nghiên cứu 2 mạch "Nhâm và Đốc" vì trên hai mạch này có chứa những đại huyệt liên quan tới các bộ phận cơ bản trong cơ thể. Mạch Đốc (Đốc nghĩa là chỉ huy) có 28 đại huyệt. Năng lượng trao đổi của mạch Đốc gọi là "tiên thiên khí", "sinh khí" hay còn gọi là  "năng lượng vũ trụ".



Bình thường các năng lượng đó được tưới vào cơ thể qua các cửa ngõ là các đại huyệt mạch Đốc, nhưng không hiểu vì lý do gì các đại huyệt này (hay còn gọi là LX) thường bị ách tắc, người ta bị bệnh vì thiếu "tiên thiên khí". LX số 6 (LX6) thuộc mạch Đốc, ở vị trí "thiên mục" giữa trán. Đây là LX phụ trách về thần kinh, liên quan tới hoạt động của tuyến tùng, tuyến yên và hoạt động của tứ chi. LX6 còn gọi là "con mắt thứ ba" hay là "giác quan thứ 6". Mọi khả năng về thần giao cách cảm, linh cảm, đọc được suy nghĩ của người khác, di chuyển các đồ vật trong không gian... là nhờ LX6.



LX6 còn là vị trí để phân biệt giữa con người với các loài động vật khác. Việc mở LX6 (và các LX khác) thuộc mạch Đốc (nằm trong chương trình cơ bản của "Bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh"), không thể biến người bình thường thành "nhà ngoại cảm" được. Nhờ tập luyện thiền, cơ thể người bệnh đang từ trạng thái hỗn loạn, trở về cân bằng, đẩy lui được bệnh tật. Tập thiền còn có tác dụng phòng bệnh, dưỡng sinh phục hồi sức khoẻ.



 Khai Luân xa 6 con mắt thứ 3 - VNT

Luân xa 6 không thể biến người bình thường thành "nhà ngoại cảm" được. 



Sự tiến hóa làm ẩn con mắt thứ 3



GS.TS Đoàn Xuân Mượu, nguyên Viện trưởng Viện Văcxin Việt Nam, tác giả bộ sách khoa học về thế giới tâm linh cho biết, sự tiến hóa của loài người cũng làm chúng ta không còn tiếp cận được đầy đủ với "trường thông tin toàn thể" như các chủng tộc người trước đây. GS.TS Y khoa, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật tạo hình nhãn khoa (Nga) đã dùng máy scan quét khu vực mắt các đại diện của 35 chủng tộc người trên thế giới vào máy tính để phân tích tính toán các con số hình học nhãn khoa truy tìm nguồn gốc loài người. Để kiểm chứng, ông cũng tổ chức đoàn nghiên cứu tới Tây Tạng, Ấn Độ, Nêpan, kết hợp với mổ mắt và tiếp xúc với các đạo sư nổi tiếng để khai thác thông tin, gặp gỡ các nhân chứng sống, tận mắt chứng kiến những di chỉ và những cổ thư của các tôn giáo phương Đông và đối chiếu với sách của các nhà tiên tri.



Ông kết luận trong quá trình phát triển, tiến hóa loài người đã trải qua 5 chặng đường ứng với sự ra đời của 5 chủng tộc người. Theo đó, chủng tộc tự sinh là người không xương, không thịt nhẹ như gió thoảng, có thể đi xuyên qua tường và các chướng ngại vật, tự phát sáng, có một mắt, sinh sản vô tính và giao tiếp bằng truyền ý nghĩ. Chủng tộc thứ 2 cũng giống chủng tộc thứ nhất nhưng đặc hơn. Chủng tộc thứ ba, thể xác đặc, cơ xương, sinh sản hữu tính, mặt trước có hai mắt, mặt sau có một mắt gọi là "con mắt thứ 3" - là thị giác tinh thần để nhìn vào bên trong mình. Đến chủng tộc thứ 4 - Atlan con mắt thứ 3 tụt sâu vào đáy não. Đến chủng tộc thứ 5 - Arian là chủng tộc của chúng ta hiện nay, con mắt bị thoát hóa thành cơ quan thô sơ gọi là "tuyến tùng" tọa lạc ở phía trên tuyến yên ở đáy não. Nguyên nhân thoái hóa là vì chủng tộc Arian có ít tính chất tinh thần, ngày càng mang nhiều tính chất phàm tục. Tuy nhiên, theo nhà tiên tri E.Bakavatskaya, "ngày này chủng tộc Arian có khuynh hướng muốn phát triển trở lại "con mắt thứ ba" bằng kích thích nhân tạo, chẳng hạn tham thiền”.





Chức năng chính của con mắt thứ 3



- Thị giác bên trong tức là điều chỉnh sang tần số các trường xoắn của các cơ quan nội tạng, kết quả là có thể nhìn thấy các bộ phận cơ thể và các bệnh của chúng.



- Thị giác thiền định tức là điều chỉnh sang tần số các cấp độ khác nhau của trường xoắn của chính tâm hồn mình. Được biết có đến 112 kiểu thiền. Tất phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với tần số của mỗi kiểu.



- Thị giác thể trí tức là điều chỉnh sang các tần số của trường thông tin toàn thể - nhà ngoại cảm nắm bắt được những điều kỳ diệu...

25 thg 3, 2013

Gặp người đàn bà dùng thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn người

Gặp người đàn bà dùng thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn người

Họ đã khỏi bệnh “thần kỳ” ra sao?

(LĐ) - Số 64 - Thứ hai 25/03/2013 06:28
Sau vài tháng luyện tập kiên trì, tôi đã dần khỏi hết những bệnh đã kể ở trên. Tất cả bệnh tật của tôi trước đây có bệnh án, có kết quả xét nghiệm và giấy tờ liên quan về quá trình điều trị của các bệnh viện trung ương tại Hà Nội; giờ đi đến chính những nơi điều trị đó xét nghiệm lại, thì thần kỳ thay, không còn chứng bệnh nào tồn tại. Chỉ có điều tôi phải duy trì niềm vui ngồi thiền hằng ngày của mình, dừng tập là bệnh có thể ập đến.
>> Gặp người dùng thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn người
(Tiếp theo và hết)


Người trong cuộc


Tôi không định tự chứng minh để thuyết phục ai đó theo môn học này, chỉ đơn giản là tôi khỏi bệnh. Nhiều người, trong đó có cả nhà sư và các mục sư theo học, nhưng trong số 60.000 học viên của bà Thu, nhiều nhất vẫn là người nghèo. Bởi đi bệnh viện là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để người ta đi đến tán gia bại sản, khánh kiệt mọi nhẽ. Trong khi môn học này không yêu cầu người bệnh phải nộp bất cứ cái gì, trừ tấm lòng thanh sạch, niềm tin vào môn học và sự kiên trì luyện tập, rũ bỏ tất cả để tịnh tâm ngồi thiền.


Hơn 4 năm theo học, tôi đã chứng kiến nhiều người khỏi bệnh một cách thần kỳ. Hơn chục người tình nguyện đến ở tại nhà bà Thu để phụ giúp bà truyền dạy môn học, hầu hết là người từ cõi chết trở về. Tôi đã gặp nhiều bạn mới, nhiều người quen cũ ngay tại nhà bà Thu. Trong đời đi làm báo lang thang, tôi cũng đã gặp nhiều người dựng ở góc trang trọng bức ảnh tiến sĩ y khoa Đasira Narada bé xíu (bà Thu cấm phóng to) rồi nghe họ kể về lòng tốt của bà Thu cũng như sức mạnh của môn học. Tổng số học viên của bà Thu đến nay ước tính khoảng hơn 60.000 người.


Năm 2012, tại Đắc Lắc, lần đầu tiên một hội thảo về tâm năng dưỡng sinh, trường sinh học với sức khỏe con người, quy tụ hơn 200 đại biểu bao gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ và nhà khoa học được tổ chức. Bà Thu là Phó Chủ tịch Hội Tâm năng dưỡng sinh tỉnh Đắc Lắc, với cả đời “phát tâm làm việc thiện” đã được giới khoa học đánh giá cao và khẳng định cách chữa bệnh của bà là một vấn đề hết sức khoa học, nó là một thực tế đáng ngạc nhiên.


Hiện nay, nhiều học viên của bà Thu đang được ông Nguyễn Thanh Nam (59 tuổi) ở Phú Phong, Tây Sơn (Bình Định) thay mặt “cô” truyền dạy và trực tiếp khai mở huyệt đạo. Ông Nam khỏe; nhưng ít ai biết rằng ông từng bị bệnh nan y liên quan đến phổi, ho ra máu trong thời gian dài, nhờ luyện tập đã lành bệnh.


Bản thân bà Thu cũng rất tâm đắc với niềm vui sống sót từ bệnh tật “y học bó tay” của ông Cao Xuân Tiến (58 tuổi) bị ung thư phổi, viêm đại tràng rất nặng, nhờ luyện tập nay đã khỏi hẳn và đang tham gia giúp đỡ người khác ở câu lạc bộ trường sinh học ở quê nhà. Ông Cao Xuân Tiến nhiều năm là cán bộ giữ rừng có uy tín ở Ea H’leo, tỉnh Đắc Lắc. Ông từ cõi chết trở về và muốn tri ân cuộc đời qua việc giúp đỡ người khác bằng cách tập tâm năng dưỡng sinh trị bệnh.


Ông Tiến cho biết: “Tôi là thành phần bệnh nặng đến mức bệnh viện bó tay rồi. Thận, gan, dạ dày, đại tràng đều sắp... hỏng hết. Đi khắp bệnh viện ở Đắc Lắc, Sài Gòn, rồi cả Viện Ung bướu TPHCM... Tôi kiên trì theo học, thế mà từ bấy đến nay, sống khỏe được 7-8 năm rồi. Tôi phát động cả nhà tôi theo môn học này. Con gái tôi bị bướu đa nhân ở họng, BV phát hiện và kết luận rất đáng sợ. Con tôi theo học, bây giờ khỏe mạnh, có chồng có con rồi”.


Ngỡ mình được uống “thuốc tiên”


Tôi vào Bình Định, ngồi thiền cùng ông Cao Đình Vinh - người An Nhơn, Bình Định (61 tuổi) - cũng mắc bệnh nặng đến... hết thuốc chữa. Gan của ông đã bị xơ, bị chai đi rồi, chỉ ít ngày nữa là gan không còn hoạt động, hoặc chuyển sang ung thư gan di căn. BV Chợ Rẫy trả về, cơ may sống sót chỉ còn hy vọng... mong manh. Qua luyện tập, hết sức bất ngờ là đến nay ông Vinh đã sống thêm được 8 năm, hiện đang khỏe mạnh, giúp bà Thu chữa bệnh cứu người tại Hội Vân.


Bà Thu mở và hướng dẫn mở huyệt đạo cho học viên.

Đặc biệt nhất trong số những người được phương pháp luyện tập màu nhiệm này cứu giúp, có lẽ phải là chị Hoàng Thị Vũ, nhà ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sinh năm 1977, làm nghề buôn bán nhỏ đang phát đạt và yên bình, bỗng dưng cô Vũ lên cơn đau xương, đi khắp viện ở Quy Nhơn, TPHCM, thì người ta mới phát hiện ra bị ung thư tủy. Khi Trung tâm Huyết học ở TPHCM “trả về”, Vũ kiệt quệ cả tâm lẫn sức. Chân Vũ không đi được nữa, người nhà phải bế khi mang Vũ đến gặp cô Thu.

Sau một tháng khai mở huyệt đạo, luyện tập âm dương, Vũ có thể đi lại được. Nhưng bệnh ung thư tủy đã làm xương cô rệu rạo, hai khớp háng bị thoái hóa không thể cử động nâng giơ chân lên hoặc hạ chân xuống được. Cô không thể ngồi thiền theo phương pháp truyền thống, mà phải ngồi trên ghế, xoạc chân ra... để thiền. Cả lớp học, cả gia đình và khu dân cư xôn xao: Chị Vũ có thể đi lại được sau 1 tháng luyện tập.


Đã 7 năm trôi qua, cô vẫn sống khỏe! Vũ nói: “Bệnh án của tôi ghi rõ ràng là suy tủy, ung thư tủy. Thỉnh thoảng tôi vẫn phải trực tiếp gặp cô Hồ Thị Thu nhờ phụ (chữa) bệnh thông qua năng lượng trong người bà. Nhưng khi tôi ngồi thiền 2 tiếng/ngày thì tôi khỏe hơn nhiều. Nhưng bệnh quá nặng, thỉnh thoảng vẫn mệt mỏi nhiều, tôi quyết tâm ngồi thiền 3 tiếng/ngày thì sức khỏe rất tốt. Hễ tôi chuyển xuống ngồi 2 tiếng/ngày là sức khỏe lại suy giảm, ăn uống kém, đầu óc kém linh hoạt. Điều đó cho thấy, thiền đối với tôi là sự sống. Và niềm tin, tinh thần tập luyện là do chính mình tạo ra, không có ai giúp được mình hết. Ở đây là một khoa học, một sự công phu, chứ không có “phép màu” nào cả”.


Không nhận bất cứ sự trả ơn nào.
Chúng tôi đã nhiều lần muốn đóng góp gì đó cho bà Hồ Thị Thu - người đem toàn bộ nhà cửa, đất đai ruộng vườn nhà mình ra làm trường tập thiền cho người cả nước; người hiến dâng toàn bộ phần đời còn lại của mình cho những tận khổ vì bệnh tật mà không đòi hỏi bất cứ sự trả ơn nào, kể cả lời tri ân nhỏ nhẹ nhất. Ngày giỗ tổ sư môn học, bà cũng không cho tổ chức linh đình: Mỗi người được phép góp 2.000 đồng mua mấy cái bánh ngồi liên hoan với nhau. Bất cứ quà cáp nào bà cũng không nhận, với lý do bà ăn chay trường, không dùng gì cả ngoài gạo lức nấu cơm hoặc rang khô ăn, sau đó uống nước hoa quả (mà hai thứ đó thì nhà bà, vườn bà rất sẵn).

Ngồi thiền đúng cách.
Bí quyết chiến thắng bệnh ung thư của bà Hồ Thị Thu chỉ đơn giản là ngồi thiền hằng ngày và được  mở luân xa đúng cách. Trước khi ngồi thiền, hai bàn tay xòe ra, 4 đầu ngón tay chụm lại, ngón tay cái quặp lại đặt lên đầu gối. Hít vào bằng mũi thật sâu, thở ra bằng miệng thật sâu đủ 3 lần trong tư thế ngồi thiền kể trên (trước khi kết thúc buổi thiền, cũng hít vào thở ra theo phương pháp đó, số lần đó, y như lúc bắt đầu). Sau đó, chìm vào tĩnh lặng tuyệt đối. Cơ thể tự vận hành theo cơ chế của nó. Suy nghĩ tập trung vào hệ thống luân xa, có thể là lấy khí lành vào qua luân xa số 6 ở trước trán rồi để cơ thể vận động các nguồn khí nhằm đào thải ra khí độc. Tùy theo bệnh tình của mỗi người mà cố gắng vận khí vào một “cửa luân xa” ở một trong 6 vị trí đã quy định của cơ thể người. Người học còn được hiểu về lịch sử ra đời môn học này, với ông tổ là tiến sĩ y khoa Đasira Narada - một con người thành đạt và thông tuệ người gốc Sri Lanka.

24 thg 3, 2013

Gặp người dùng thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn người

Gặp người dùng thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn người Bà Hồ Thị Thu

Gặp người dùng thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn người

(LĐ) - Số 63 - Thứ bảy 23/03/2013 11:12
Bà Hồ Thị Thu, (58 tuổi, người ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) mỗi ngày dùng đến gần chục tiếng đồng hồ để ngồi thiền. Bà ngồi bất động, muỗi đốt no bụng máu rồi lặng lẽ bay đi hay rụng xuống xung quanh, bà cũng kệ. Cháy nhà chết người xung quanh, bà cũng kệ.
Bà bảo, sách viết, người Ấn Độ nói, kẻ nào mỗi ngày ngồi thiền dăm ba tiếng đã được xem như cái gì đó giống như “Phật sống” rồi. Bà có thể ngồi im như tượng cả ngày, các luân xa (huyệt đạo) khai mở, bà đang tự chữa bệnh cho mình và tính đến nay đã chữa bệnh cho hơn 6 vạn người trong xã hội. Cái phương pháp chữa bệnh đó đã được thế giới biết đến không ít. Bà chỉ nặng lòng hơn, chỉ quyết liệt và đắm say hơn để quên thân xác mình, quên tất tật mọi thứ của đời mình, mà hiến dâng vì hạnh phúc cho những người cùng bệnh, cùng khổ.

Người ta khỏi bệnh, thấy lối trị bệnh ấy sao mà “màu nhiệm” đến khó tin, người nọ mách người kia. Lúc nào cũng có hàng trăm người đến nhà bà xin được học thiền trị bệnh, có hàng đoàn người nô nức đến chắp tay bà tạ ơn cứu mạng, bà chỉ mỉm cười nói một câu hài hước bằng tiếng xứ Phù Cát vô cùng khó nghe…

Rồi bà lặng lẽ cầm danh sách những bệnh nhân mới đến, đôn đáo đi tìm công an Cát Hiệp để đăng ký tạm trú. Chứ hễ kê sót trường hợp nào là người ta đến xử phạt nặng lắm. Năm ngoái (vì bệnh nhân đến lúc nửa đêm, không kịp khai báo), chồng bà là ông Võ Ngọc Anh đã phải bán một lứa lợn lấy tiền nộp phạt.

Bà Thu hiện là Phó Chủ tịch Hội Tâm năng dưỡng sinh tỉnh Đắc Lắc, bà đi khắp cả nước trị bệnh cứu người miễn phí.

Thuê xe ôtô 45 chỗ, cả làng vào suối nước nóng xin học thiền

Bà Thu bảo (và người viết bài này cũng là người đã 4 năm theo môn phái thiền chữa bệnh của bà, từng đi theo bà mở lớp chiêu sinh, nên biết rất rõ) bà đã từ cõi chết trở về với căn bệnh ung thư phổi, đã di căn sang gan, đã suy tim, suy thận mạn, bệnh viện trả về để chờ mai táng từ cách đây hơn 20 năm. Thế nên, sau khi được tiếp cận với môn học trong 21 tháng 14 ngày liên tục tại tỉnh Bình Dương, thấy mình được sống, đã sống khỏe suốt 23 năm qua (!) - bà đã coi như mình nợ phương pháp chữa bệnh “thần kỳ” này một kiếp sống.

Cô Hồ Thị Thu sắc sảo, tảo tần bán gạo nước lẻ tẻ kiếm ăn lần hồi ở xã Cát Hiệp cát trắng như tuyết năm xưa xem như đã chết. Người đàn bà ngồi im như tượng Hồ Thị Thu bây giờ, tóc bạc rồi, thỉnh thoảng lại thổ ra một bụm máu tươi do bệnh ung thư phổi chưa bao giờ khỏi hẳn – đã có một kiếp sống khác. Bà là một tín đồ của môn học kia. Thầy đã trao cho bà sự sống, bà xuống núi và đi khắp nhân gian trao truyền bí quyết cứu rỗi đồng loại đó, bà sẽ tình nguyện làm điều này cho đến hơi thở cuối cùng.

Tính đến nay, hơn 6 vạn người trên khắp cả nước, từ Bắc chí Nam, lên Tây Nguyên, dọc miền Trung đã tìm đến bà Thu để học thiền. Bà từng mở lớp với nhiều… tổng biên tập báo; lớp ở Quảng Nam thì toàn… công an. Lớp ở Đắc Lắc, Bình Định thì đủ thành phần, trong đó lãnh đạo tỉnh cũng kha khá. Người viết bài này, trong lúc bệnh trọng, khó tin là mình có thể tiếp tục sống sót, đã theo một lớp bà Thu dạy khai mở huyệt đạo rồi ngồi thiền ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, đến nay bệnh đã cơ bản được khống chế.

Đông đảo người ngồi thiền và học thiền tại nhà bà Thu

Lúc đầu, ở thị trấn Đông Phú và xã Sai Nga trong huyện Cẩm Khê có vài người bệnh nặng, thuốc tây thuốc ta bó tay, họ nghe đồn có “cô Thu” ở Phù Cát chữa bệnh mà chả dùng thuốc thang gì, không thu đồng nào của người học, không nhận tiền cảm ơn của người khỏi bệnh. “Chỉ việc ngồi im như tượng là xong” - một người tặc lưỡi nói vẻ hài hước. Thế là không còn đâu bấu víu, không còn gì để hy vọng, họ có bệnh thì… vái bừa đi.

Họ bắt xe khách vào Phù Cát. Giữa suối nước nóng Hội Vân nóng 85 độ C. Ngâm gà xuống một lúc là chín, thả trứng sống nhúng xuống là ăn ngon lành, họ được dạy ngồi thiền. Thiền trong vườn điều xanh ngát, trong khi chồng và con cô Thu vẫn loanh quanh xách bình thuốc sâu đi chăm sóc hoa màu, vẫn nuôi gà lợn như bất cứ nông hộ nào khác. Họ tự bỏ tiền ra nuôi sống cái dạ dày mình, mỗi tháng đóng vài nghìn đồng tiền cho người cháu của bà Thu trả cho cán bộ quản lý điện nước khi người ta đến thu. Tuyệt nhiên không mất gì nữa. Và nhiều người đã khỏi bệnh.

Bà con choáng váng. Có nguyên lãnh đạo huyện Cẩm Khê, người nhà đương kim lãnh đạo huyện, hiệu trưởng nhà trường, giáo viên, cán bộ các ban ngành cùng tham gia học thiền. Dần dà đông quá, bà con thuê cả những chiếc xe khách 45 chỗ đi trọn gói vào xã Cát Hiệp tìm “cô Thu” nhờ “dang tay độ thế”. Số người học đông quá, tính kỹ ra, mỗi người phải mất tiền triệu, vài triệu, thậm chí cả chục triệu nếu đi máy bay và ở nhà nghỉ.

Bà Thu ngẫm thấy thương, thấy quyến luyến, và bà nghĩ, tại sao mình không đi tàu bay ra ngoài Hà Nội, bắt xe khách lên Cẩm Khê, dạy cho bà con? Một chuyến đi của “cô” sẽ giúp cho bà con mình đỡ tốn hàng trăm, đến năm sáu trăm triệu đồng.

Khắp cả Việt Nam, cứ thấy ai lấy một xu của người học, thì kẻ đó không phải đệ tử của “cô Thu”

Khi bà Thu có mặt, tôi cũng là vị khách duy nhất lặn lội từ thủ đô theo học. Lúc ấy phần vì túng quẫn với sự bế tắc của bệnh tật: Hở van tim, hay ngất vặt, dạ dày bị phù nề xung huyết, uống thuốc nhiều sinh ra sỏi thận với các cơn đau thận cấp phải đi cấp cứu, đấy là chưa kể bệnh trào ngược cực kỳ khó chịu, kèm theo các hệ lụy liên tục gây mất tiếng nói, đau rát cổ xuyên ngày đêm, vai cổ gáy lúc nào cũng đau như bị tra tấn. Đôi lúc người đơ ra như tượng, đau đến mức đã ngồi thì ngồi im và không tự nằm xuống được; đã nằm thì nằm im không tự ngồi lên được. Thuốc tây và các đơn kê bừa bãi của bác sỹ làm bệnh của tôi ngày càng nặng, bệnh nọ bị hậu quả của thuốc tây làm cho xọ sang bệnh kia, đặc biệt là triệu chứng trầm cảm, liên tục muốn tự tử hoặc giết người mỗi khi phẫn uất.

Bấy giờ, tôi nghĩ một cách hoài nghi: Học cũng chẳng mất gì, biết đâu “phúc chủ lộc thầy” nó lại khỏi bệnh. Hoặc ngồi im như tượng, thoát khỏi tục lụy trần gian một thời gian, có khi bớt stress, tự cơ thể mình hàn gắn vết thương cho mình. Hoặc giả dụ bà Thu có phù phép ma tà vô lý quá, thì cũng được… cái phóng sự đích đáng!

Bờ sông Hồng hun hút gió, những rặng xoan chín mọng thơm ngòn ngọt rụng quả xuống lối quê rồi quả xoan ủng lên men hoài nhớ... Sương lơ mơ phủ dọc con đê sông Hồng, cái rét của năm 2008 ấy như cắt da cắt thịt. Bàn tọa và đùi người học thiền cứng như đá vì máu tụ, vì lạnh cóng của cái nền nhà kho hợp tác xã ẩm thấp. Hàng trăm người tụ tập xem cô Thu, cô dẫn theo một số môn đệ đã qua học “cấp 3” (cấp cao) trong môn học để phụ giúp cô truyền dạy, mở huyệt đạo cho học viên mới. Nam có, nữ có, già có, trẻ có, tất cả đều mang phong cách của nhà Phật.

Lặng lẽ và nhân từ, không khoa trương, cũng không cố làm ra vẻ giản dị. Người tụ tập đông đến mức, trước đó, những người tổ chức đón “cô Thu” ra Cẩm Khê đã phải báo cáo, xin phép chính quyền bằng văn bản và được sự đồng ý cẩn thận. Chúng tôi nghe giảng, bà Thu nói suốt từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, từ tối đến khuya. Lý do là người theo học quá đông, thay vì mở một lớp như dự kiến, bà phải mở ba lớp sáng, chiều, tối.

Khóa học kéo dài một tuần, vừa lý thuyết, vừa thực hành ngồi thiền cùng bà Thu; rồi bà Thu và các “tông đồ” trực tiếp mở luân xa trên đỉnh đầu, trước trán, dọc sống lưng mỗi học viên. Người ta có 7 luân xa, bà Thu chỉ có quyền năng mở 6 luân xa. Bà ngồi thiền chăm chỉ hơn học viên, một là để gương mẫu, hai là hằng ngày hằng giờ bà vẫn phải ngồi như tượng để tự cứu mình khỏi đủ thứ bệnh nan y khác.

Chúng tôi học suốt một tuần, bà Thu giảng say sưa, nói như thổ huyết ra, nói trong nước mắt về những trải nghiệm chết lâm sàng của mình; rằng tôi là hồng nhan bạc mệnh thế đó, rồi tôi đi học thiền trong… nghi ngờ, được chăng hay chớ. Thế rồi tôi thoát án tử hình ung thư, cả làng cả nước đến xem tôi, họ tưởng tôi là hồn ma hiện về. Bà khuyên các học viên cần có tâm thế rũ bỏ, hỉ xả, từ bi, tha thứ, bớt tham sân si đi. Tất cả bệnh tật từ cái việc con người ta ham hố, không thanh thản, không cho đầu óc mình được nghỉ ngơi mà ra.

Lúc ngồi thiền, cần tập trung “quán tưởng”, từ bỏ hết mọi lo toan thường nhật, hãy nghĩ đến môn học, nghĩ đến tấm gương “ông tổ môn học”: Tiến sĩ y khoa Đasira Narada - một con người thành đạt và thông tuệ, người gốc ở Srilanca, người từ bỏ quyền quý tột đỉnh để vào hang núi, vào mênh mông sa mạc tuyết trắng ngồi thiền suốt 18 năm, tìm cách mở luân xa cho mình và bí quyết (chìa khóa, tần số) khai mở giúp người khác. Nghĩ đến một lối sống thanh thản, vị tha, hiến dâng cho cộng đồng, bà Thu đặc biệt không bao giờ chấp nhận lấy tiền, hay quà gì của bất cứ ai. Bà bỏ tiền ra thuê nhà nghỉ rẻ tiền ở phố huyện để dạy thiền, “tiết kiệm vài trăm triệu cho bà con” khỏi phải đi hơn nghìn cây số vào Phù Cát theo học.

Nhiều bô lão (hầu hết người học thiền là người già) đem rau cỏ thịt thà đến, bà Thu từ chối, “con nhận của cô, thì chẳng lẽ không nhận của người khác? Coi như hôm nay con đã nhận của cô, từ mai cô đừng mang cho con nữa nhé”. “Thôi, con trả rau và cá cho bà, chỉ xin bà cho con cái rổ nhựa này, con vẫn đi mua rau, nhưng chưa kịp mua rổ. Thịt cá thì con ăn chay trường, thiết gì cái đó, các cụ cầm về giúp con”.

Bà Thu tuyên bố ở tất cả các lớp học: Tôi dạy thiền giúp đời, cũng là để giúp tôi thực hiện lời tâm nguyện với thầy tôi, với môn học đã cứu sống tôi. Cả nước này, có nhiều cơ sở do đồng môn, hoặc học trò của tôi đang dạy. Nhưng có một cách để kiểm tra xem người ta có phải là người của môn phái tôi, học trò tôi hay không, hỏi rằng họ có thu tiền của học viên hay không! “Cô Thu” và môn đệ của cô, thề với trời đất, nói sai thì trời tru đất diệt, không bao giờ tôi lấy tiền/quà của người bệnh, của học trò, dưới bất cứ hình thức nào. Chúng tôi làm việc vì cái tâm, vì lòng biết ơn môn học. Nó rất khoa học, không có gì dị đoan, tà đạo hay thần bí cả.

(Xem tiếp số 64 ra thứ 2 ngày 25.3.2013)

22 thg 1, 2013

Về tẩu hoả nhập ma

VỀ TẨU HỎA NHẬP MA (Sưu tầm để nhớ mãi về những ngày đau ốm quằn quại trong căn bệnh THNM quái ác).

Bài báo dưới đây được đăng trong tờ Nguyệt san Võ thuật, xuất bản đã lâu, nhưng nội dung cũng có giá trị hữu ích cho những ai thích tập nội công nhưng không có điều kiện học tập đúng thầy đúng sách. Nội dung nói về kinh nghiệm của một người tự tập Dịch cân kinh, nhưng do không tập đúng mà phải chịu ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ. Phần dưới đây không đăng đầy đủ của bài báo gốc, do phần cuối đề cập những việc riêng tư không liên quan nhiều đến nội dung chính nên được lược bỏ. Dịch cân kinh & tôi – Thích phước Điện Một môn công phu tu luyện có một kết quả cực cao thường đi đôi với những nguy hiểm vượt bực không kém. Nếu thành công : "nội công được hàm dưỡng để thân tâm siêu phàm nhập thánh", nếu thất bại : "bị tẩu hỏa nhập ma, thân bại danh liệt". Hai trạng thái đó chỉ cách nhau một đường tơ kẻ tóc. Nguyên nhân : - Không thầy hướng dẫn. - Người luyện công thiếu kinh nghiệm. - Chưa qua thời kỳ nội công căn bản. - Chưa nắm vững tâm pháp. - Không nghiên cứu kỹ các hệ thống kinh mạch mà luồng khí vận sẽ chạy qua. - Chưa đả thông các huyệt mạch tự nó bế tắt từ thuở sơ sinh của kiếp người. - Chưa vận được khí và điều khiển âm dương nhị khí. Chỉ thiếu một điều kiện trong các điều kiện không thể thiếu đó cũng khó luyện công được. Hơn nữa các sách lưu truyền chỉ trình bày một cách tổng quát về chiêu thức mà không giải thích tường tận các bí quyết uyên thâm, do đó, dù nắm được sách cũng chỉ nắm chơi, nếu luyện, khó thành công cũng như dễ lạc công, tẩu hỏa, loạn khí… đem đến nguy hiểm cho người luyện không ít. Tôi không nhớ rõ vào khoảng năm tháng nào nhưng chắc chắn lúc đó tôi đang viết những bài đầu tiên về môn phái Thiếu Lâm cho những số đầu tiên của nguyệt san Võ Thuật. Phong trào võ lâm phục hưng làm tâm hồn tôi thao thức và võ công của tôi bừng sống, nhiều huynh đệ thương mến, khuyến khích tôi nên đóng góp cho võ lâm một vài viên gạch, nhưng đóng góp bằng cách nào ? Tôi lưỡng lự rất lâu để cuối cùng chọn cách gởi gắm tâm hồn và sự hiểu biết nhỏ hẹp của mình vào tờ báo. Ngoài những giờ viết bài và ôn lại võ thuật, tôi bắt đầu nghiên cứu kỹ về Dịch cân kinh, một môn tu luyện nội công thượng thừa của Thiếu Lâm tự ; để rồi từ đó : rủi, may, và bao thăng trầm quanh cuộc đời võ nghiệp của tôi bắt đầu, ảnh hưởng luôn đến nếp sống của tôi ở các phương diện khác, như một xáo trộn toàn diện... làm tôi điêu đứng ê chề, để khi viết tài này, tôi đã xa khởi điểm trên hai năm. Đến nay, thâm tâm tôi tạm yên ổn, để tôi thành kính cống hiến cho những ai có duyên nghiệp trên bước đường tu luyện Dịch cân kinh vài chi tiết nhỏ bé của riêng tôi, bồi đắp thêm cho rừng võ lâm một vài hoa lá. Tôi thương thân tôi một thuở nào vì tu luyện võ công mà phải khổ sở, nên thương mến tất cả những ai sẽ đi trên con đường này, thao thức vì các bạn sẽ và đang tu luyện như thao thức vì chính mình "đồng thanh tương ứng" trong xóm hoạn nạn và cùng một lý tưởng. Thuở đó, tôi đã viết cho võ thuật khoảng ba bài giới thiệu tổng quát về môn phái Thiếu Lâm, bài kế, tôi định đưa Dịch cân kinh ra mắt độc giả của Võ Thuật, cũng may, tôi chưa viết, nếu không, giờ này tôi ân hận biết dường nào. Đầu tiên, tôi đem 8 bản Dịch cân kinh mà tôi sưu tầm được ra so sánh, tuyển chọn. Ba bản Dịch cân không phải của Thiếu Lâm phái được tôi để riêng ra, đó là các bản : - Dịch cân bật kinh bát đoạn cẩm của tiên gia. - Dịch cân kinh nhị thập bát thức của Thiên Hư đạo trưởng (thuộc Côn Lôn phái). - Dịch cân trước lục của Nhiếp ngột Truật Đế thuộc một dị phái giáp giới Tây Tạng. Ba bản này tôi chỉ đọc sơ để cho biết rồi đem cất. Tôi đem 5 bản còn lại được gắn nhãn hiệu của Thiếu Lâm ra phân chất. Ba bản kế đó được loại ra một lần nữa vì chiêu thế nhiều ít không đồng theo đương truyền (24 đoạn) nên khó tin cậy. Hai bản còn lại giống nhau khoảng một chín một mười, hai bản này được lưu truyền ở hai nơi khác nhau và hai nhân vật cũng ở hai thế hệ xa nhau gần hai trăm năm, đó là hai bản : 

1) Dịch cân kinh của Tử y hầu (Anh Lạc Hà ở báo Võ Thuật đã có dịch ra Việt ngữ với nhan đề là Dịch cân Tổ truyền - trong khi chính bản được in chung với Ngũ hình quyền - 8 lần tái bản ở Ma cao và Hồng Kông, 3 lần đổi tựa sách : Nội công Thiếu Lâm tự - Ngũ hình quyền - Nội công Tâm Pháp Thiếu Lâm tự).

 2) Dịch cân kinh của Vân không Đại Sư, sách in theo lối mộc bản, cuốn sách có hàng chữ : Trọng đông giáp thìn niên - đời Vua Thánh Tổ, niên hiệu Khang Hy (khoảng năm 1784 theo dương lịch). Cả hai bản này đều có 24 đoạn, các đường khí vận tuy hơi chênh lệch nhau chút đỉnh vì có vài huyệt được kê khai thừa thiếu không đồng nhưng hệ thống kinh mạch đồng nhất nên không sao, nhưng tôi cũng phân vân đến mấy hôm liền. Bản nào mới là chính bản của Thiếu Lâm hay đúng hơn, của Đạt ma Thiền Sư. Không có vấn đề Tổ sư cho lưu hành hai bản khác nhau, cũng không có vấn đề Dịch cân kinh loại giả mạo vì Dịch cân là danh từ chung, ai cũng có quyền để tựa cho tác phẩm của mình cả (như ba quyển dịch cân mà tôi đề cập ở đoạn đầu và còn vô số các bản Dịch cân khác mà tôi chưa gặp như bản do Trần Tuấn Kiệt dịch thuật chẳng hạn...) Cuối cùng tôi quyết định dồn hai quyển làm một, hay đúng hơn hai quyển vốn là một, chỉ bổ túc vài thiếu kém của nhau thôi, như vậy tôi có một pho Dịch cân hoàn toàn đầy đủ. (Tôi xin thông tri một điều : hiện có nhiều pho quyền phổ, bí kíp, luyện công được in bằng loại chữ cổ trên giấy súc, như một pho sách xưa, được tung ra thị trường và bán từng quyển một, giá cả tương đương với một món đồ cổ giá trị, đó là sách xưa giả mạo. Còn sách xưa chính tông thì sao ? cũng khó tin cậy vì hội võ thuật Trung Quốc đã từng cảnh cáo : phải coi chừng, sách càng xưa càng không bảo đảm vì sự thiên vị và sự hiểu biết hạn cuộc của người ra sách, không như ngày nay, được hội kiểm duyệt và được nhiều danh sư phối hợp ấn chứng trước khi xuất bản…). Bởi vậy khi nắm pho Dịch cân kinh bằng loại giấy hoa tiên sản xuất tại Giang Nam với giòng chữ xa xưa, lòng tuy nao nức cảm động, tôi vẫn hồi hộp hoài nghi, đến khi phối hợp với pho lưu truyền của Tử y Hầu (được kiểm duyệt và khích lệ bởi hội võ thuật Trung Quốc) tôi mới yên tâm tin tưởng. Tôi về một tịnh thất nhỏ bên bờ sông Đồng Nai ở Biên Hòa để rãnh giờ tu luyện. Thức thứ nhất mà cũng là thức quan trọng nhất được tôi đặc biệt lưu ý, dành nhiều thì giờ thực hiện. Nửa tháng đầu tôi siêng năng luyện tập, kết quả vô cùng khả quan. Trong người tôi đã có một luồng hơi nóng thường trực luân chuyển, tôi mừng rỡ, cho là nội công đã khai phát (?). Tôi không hiểu sao thời kỳ đó tôi ngớ ngẩn khờ dại đến thế, có lẽ sự lạc quan và ảnh hưởng tiểu thuyết làm tôi quên mất thực tế. Đến ngày thứ 18, trong người tôi nóng quá, mắt đỏ và hay đổ ghèn, đầu nhức, tôi hy vọng đó là do bệnh chứ không phải do sự tập luyện bị sơ sót, tuy nhiên đó là một sự biện luận để tự đánh lừa mình trong một ý niệm hoài vọng cao xa, thực tâm tôi đã hơi lo : chắc có sao đây trong vấn đề tu luyện. Tôi đọc lại tất cả các pho Dịch cân kinh mà tôi hiện có, nhưng với trình độ của tôi hoàn toàn mù tịt, không khám phá một cái gì mới lạ cả. Tôi nghỉ tập hai ngày để lắng nghe sự phản ứng tự bản thân (Tôi không dám bỏ tập quá 3 ngày vì với thời gian này tất cả các cách luyện công của người xưa dù ở phái nào đều cấm kỵ, nếu phạm phải tập lại từ đầu, điều này trong pho "huyền nghĩa" Dịch cân kinh của sư phó đại sư cho thí dụ rằng : như gà ấp trứng chưa nở thành con, nếu bỏ quá hạn, trứng hư, phải đợi lứa khác; như nước chưa sôi, bỏ dở, nước trở lạnh như bình thường; như người lội ngược giòng suối chảy mạnh, không cẩn thận, hỏng chân, nước sẽ cuốn về vùng dưới, phải bắt đầu từ đầu, chứ không phải tiếp tục chỗ bỏ dở... Sau hai ngày bỏ dở, nhiệt lượng trong người vẫn không giảm. Tôi luyện tiếp thì sức nóng lại tăng. Tôi liều mạng luyện đều đều không chịu bỏ. Có ngày quá nóng tôi phải nằm dưới bến sông Đồng Nai trước mặt, thân mình ngâm được nước, đầu gối trên một hòn đá ngủ say sưa. Đến đêm thứ 25 kể từ lúc tu luyện, tôi bị xuất tinh dầm dề, tôi mê đi, đúng hơn là được ngủ yên. Sáng hôm sau thức dậy, sức nóng không còn nữa nhưng thể xác mệt mỏi rã rời, tôi lại bỏ tập hai ngày, rồi tập lại, sức nóng lại gia tăng nhưng độ năm ngày sau tôi lại bị xuất tinh, sáng mai hết nóng, người lại yếu… Kinh nghiệm này làm tôi hoảng sợ bỏ tập hẳn. Nhưng dù không tập thì sức nóng vẫn tăng đều, khoảng một tuần thì lại bị xuất tinh, tinh ra cho kỳ hết mới thôi, và hôm sau lại bớt nóng… Chu kỳ này đến với tôi từ đó, người tôi ốm yếu xanh xao rõ rệt, các bạn tôi đều kinh ngạc cho sự biến đổi của tôi. Tôi không muốn gặp ai hết, đóng cổng chữa bệnh, nơi tu dưỡng trở thành nơi dưỡng đường. Tâm hồn tôi cáu kỉnh bất thường, sự ham muốn tình dục ở đâu ầm ầm kéo đến làm tôi khổ sở, tôi xa lánh tất cả các người quen thuộc, tìm các danh y để trị bệnh, các đông y thì bảo là tôi bị thận suy, hỏa vượng, thủy khô, có vị bảo là gan héo, có vị bảo mật sưng, thần loạn, tôi uống đủ thứ thuốc, mùi thuốc nam thuốc bắc xông lên không ngớt trong am tịnh tu của tôi. Không gặp đúng thầy đúng thuốc nên bệnh tôi không giảm chút nào, tôi cũng biết bịnh do võ công kiến tạo, chỉ có những người am tường võ công mới chữa nổi, nên giả từ Đông y tôi tìm đến Tây y. Bác sĩ Tài giới thiệu tôi vào bệnh viện Đồn Đất, ở đây tôi được thử đủ thứ : thử nước tiểu, thử phân, nước bọt, đo nhiệt độ, đo áp suất máu. Ngành Tây y với một lối khám bệnh toàn diện, kỹ lưỡng cũng không đoán nổi bệnh của tôi, kết luận họ bảo : lục phủ ngũ tạng của tôi hoàn hảo, tôi chỉ bị nóng, trong máu có nhiều thán khí, số lượng hồng huyết cầu sút giảm quá nhiều, thận hơi teo lại, trong hai tháng tôi được vào mười chai nước biển, tiêm đủ loại thuốc bổ, thuốc mát... nhưng đâu vẫn còn đấy, chu kỳ nóng đến cao độ, tôi xuất tinh rồi tiếp tục nóng trở lại vẫn đến với tôi hàng tuần. Giả từ Biên Hòa, tôi về Phú Thọ, Gia Định, bến Hàm tử rồi đi Đà Lạt, Banmêthuột, Pleiku... Tôi không đi chơi mà đi để tìm danh sư trị bệnh. Tôi biết bệnh của tôi chỉ có người rành về tu luyện, phải giỏi nội công, khí công hoặc có thừa kinh nghiệm võ công may ra mới cứu tôi ra khỏi đoạn trường Dịch cân kinh này mà thôi. Năm tháng dần qua, tôi đi mãi trong giòng đời qua muôn xứ, tôi hay gởi thư cho các người quen ở hải ngoại như Hồng Kông, Nhật, Pháp, Anh, Mỹ để nhờ tìm hộ những pho võ công tu luyện và đặc biệt về Dịch cân kinh hầu tìm một giải pháp chữa trị. Tôi ốm yếu quá, mặt mày vàng vỏ xanh xao, tôi sụt đến 12 kg, người tôi đôi khi đi không vững. Tôi chán cho chính tôi. Những bức thư gởi đi vẫn bặt vô âm tín, chẳng thấy hồi âm. Sau ba tháng chờ đợi mỏi mòn làm tôi bi quan đến cùng cực. Cho đến năm sau, những yêu cầu của tôi lần lượt được đáp ứng, những ân nhân xa gần gởi về cho tôi nhiều tài liệu đáng giá không ngờ. Anh Hoàng Cầm ở Nhật gởi cho tôi bản Dịch cân kinh do Điền thứ Lang sao lục và cuốn sách thuốc trị các bệnh do huyết mạch, khí công tàn phá. Chị Tôn nữ thị Mỹ Linh ở Anh chép cho tôi bản "huyền nghĩa Dịch cân kinh" nguyên tác của Sư Phó Đại Sư. Pho này trình bày những diệu lý, cách tu luyện Dịch cân kinh và những thắc mắc khi bị lệch lạc trong việc luyện công. (Bộ sách này có lẽ do liên minh Anh Pháp chiếm đoạt trong chiến cuộc đánh phá vườn Viên Minh tại Bắc Kinh năm 1859, nhiều sách cổ trong thư viện ở hoàng cung Thanh Triều bị chiếm vào dịp này). Tôi cũngkhông quên ơn chú Lê Tâm Anh ở Macao đã gởi cho cuốn "Khí công y dược trị liệu toàn thư". Tôi lành bệnh do phối hợp nhiều phương pháp ở các pho sách này, tôi xin chân thành ghi lên đây những sự tri ân của riêng tôi (hiện chúng tôi đang dịch thuật để phổ biến các tài liệu quí giá này một ngày gần đây). Nguyên thức thứ nhất trong tiền bộ Dịch cân kinh gọi là Hỗn nguyên nhứt khí (một danh từ hoàn toàn của tiên gia. Theo pho "huyền nghĩa dịch cân kinh" của Sư phó thì toàn bộ 24 đoạn không có đoạn nào được đặt tên cả, có chăng chỉ là lời giải thích các công dụng của từng chiêu thức do các đại sư đời sau bổ túc thêm để kẻ hậu học được rộng phần kiến thức thôi. Cũng theo Sư phó thì việc đặt tên cho các chiêu thức sẽ làm cho người tu luyện bị kẹt vào danh từ, tâm ý sẽ có ấn tượng theo ý riêng của danh từ được đặt ra làm mất sự vô tâm theo tinh thần tu luyện cao siêu của Dịch cân kinh) - Thức đầu tiên trong tiền bộ này được sử dụng khí theo hệ thống huyệt đạo nhai nhiệt, huyệt mở đường là huyệt khí hải ở vùng Đan điền, đường khí này bò theo xương sống bắt đầu từ huyệt vỹ tử (nhiều người lầm là huyệt hội âm) theo xương sống lên hai vai rồi tỏa xuống hai tay, luồng khí đến đây được quần một vòng theo tư thế bật hai bàn tay và rút lên, điểm quan trọng được cấm kỵ thứ nhất là hai tay không được rút cao quá khởi điểm (huyệt khí hải) nếu rút cao hơn sẽ bị loạn khí và lúc đó đầu khí ở khí hải, đuôi khí ở cườm tay, sự giao động được vận dụng đến tối đa, như một bình thông nhau, càng chênh lệch khí càng bị tràn ra ngoài sanh bệnh khi trả khí về, luồng khí không chạy theo lối cũ mà cùng trở lại xương sống trên cổ qua đỉnh đầu (huyệt thiên tinh, hoặc còn gọi là huyệt bá hội, hay nê hoàn cung) xong vòng ra trước và xả ra đằng mũi. Điểm cấm kỵ thứ hai là khi khí chạy qua huyệt linh đài phải từ tốn điều hòa, vì huyệt này là yếu huyệt để tập trung hay phân tán khí lực, nếu huyệt này bị tổn thương sẽ gây khó khăn trong việc tu luyện khí công, nội công, vô cùng. Ngoài thức thứ nhất, mỗi thức khác trong 24 thức đều có một hệ thống khí vận và cấm kỵ riêng biệt, hết 24 thức là giáp cả một châu thân trong nội thể (cũng theo Sư phó Đại sư thì pho Tẩy Tủy là tổng luận về huyệt pháp sanh biến, sanh trụ và sanh khắc của điện lực âm dương trong con người, pho Dịch cân kinh là phương pháp kiến thiết hệ thống đối trị và hóa giải. Nói đến Tẩy Tủy thì phải nói đến Dịch cân kinh, tuy nhiên có thể thiếu Tẩy tủy chứ không thể thiếu Dịnh cân kinh, vì Dịch cân kinh mới là then chốt trong vấn đề tu luyện, nói như vậy không phải Tẩy tủy kinh không quan trọng thật sự. Tẩy Tủy quan trọng ở một phương diện khác : những liên hệ của thời gian, vị trí và con người khi thực hiện sự tu luyện, ngoài ra Tẩy tủy cũng còn dạy phương pháp di chuyển huyệt đạo hoặc khai thêm huyệt đạo hoặc đóng kín các huyệt đạo không cần thiết v.v...) Riêng vấn đề bệnh tật của tôi là do tôi luyện sai, điều cấm kỵ là không nên rút tay lên quá eo lưng hoặc ngang eo lưng theo các sách đương thời chỉ dạy, một lời dạy quá mơ hồ tổng quát, đúng ra phải phân lượng huyệt đạo rành mạch mới phải. Tôi vấp phải cấm luật này nên hỏa nhiệt tràn ra ngoài hệ thống riêng biệt của nó, sinh ra bịnh nhiệt hỏa sinh biến. Để chữa trị, tôi phải sử dụng thức cuối cùng của hậu bộ dịch cân kinh, thức nầy có công dụng làm tản tinh lực trong người ra khắp toàn thân, tinh không tụ lại thì không tràn ra ngoài (xuất tinh) mỗi khi bị hỏa nhiệt nấu lỏng và kích thích. Tôi lại phải luyện lại thức thứ nhất thật đúng để kéo các luồng khí đang tán loạn khắp nơi trở về hệ thống cũ. Ngoài ra tôi lại phải ngồi điều khí sổ tức quán theo thiền gia. Trong gần 3 tháng chữa trị, bệnh tôi hoàn toàn bình phục. Lần này tôi lại tu luyện Dịch cân kinh mà không phải lo sợ vì đầy đủ các tài liệu cần thiết. Lúc này tôi đang ở Đà Lạt, nhiều bạn thân ở xa về thăm, chúc mừng tôi, lâu lâu gởi cho tôi một cuốn Nguyệt San Võ thuật, tôi xúc động đọc say sưa như lính tiền đồn đọc báo... Thích phước Điện