Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh vẩy nến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh vẩy nến. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 3, 2014

Bài thuốc đông y chữa bệnh vẩy nến hiệu quả tốt nhất



Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Bệnh mang tính di truyền, không nguy hại đến tính mạng, không lây nhưng thường kéo dài, tái phát, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Để giúp bạn đọc có thêm kiến thức về bệnh vẩy nến và cách thức điều trị bệnh hiệu quả nhất, chúng tôi đã có dịp trao đổi với Thạc sĩ - bác sĩ Vũ Hồng Hạnh, trưởng ban chủ nhiệm nghiên cứu các bệnh về da liễu của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam.

Chuyên đề đi tìm phương pháp chữa bệnh vẩy nến

PV: Chào bác sĩ Vũ Hồng Hạnh, xin bác sĩ cho chúng tôi và độc giả biết thông tin về bệnh vẩy nến và nguyên nhân gây bệnh?

Ths Vũ Hồng Hạnh: Theo Đông y, bệnh vảy nến gọi là tùng bì tiễn, là bệnh ngoài da mạn tính, hay tái phát. Thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến là đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc nhiều. Nền đỏ này thường có vảy trắng, xám phủ lên trên, phải cạo hết lớp vảy này mới thấy rõ. Bệnh hay phát vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài của tay, chân; nặng thì phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp tay chân.

Nguyên nhân của bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo không nuôi dưỡng được da nên nảy sinh vảy nến.

PV: Với kinh nghiệm nghiên cứu và chữa bệnh của mình, xin bác sĩ cho biết các phương pháp điều trị vẩy nến hiện nay.

Ths Vũ Hồng Hạnh: Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, bệnh nhân bị vẩy nến nên chú ý lựa chọn cho mình một phương pháp trị bệnh an toàn và hiệu quả.

Phương pháp Tây y, thường sử dụng thuốc điều trị tại chỗ như Corticoisteroid, Ciclosporin, Calcipotriene, Anthralin… thuốc dễ sử dụng, có tác dụng nhanh, dung nạp tốt nhưng thuốc lại có một số tác dụng phụ như teo da, giãn mạch, ức chế thượng thận, dễ tái phát, có thể gây kích ứng da, tăng canxi máu, nhuộm màu da, kích ứng da,…

Phương pháp quang trị liệu: Sử dụng tia UVB (Goeckerman), PUVA chiếu vào vùng da bị tổn thương. Phương pháp này có tác dụng khỏi bệnh nhanh, kéo dài, tỉ lệ sạch thương tổn cao. Tuy nhiên, thuốc này có tác dụng phụ như: tổn thương da do ánh sáng, phát ban ánh sáng đa dạng, tăng nguy cơ lão hóa và ung thư da.

Phương pháp Đông y điều trị vẩy nến cũng có hiệu quả không kém gì phương pháp Tây y. Thậm chí phương pháp này còn có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với phương pháp khác. Thành phần thuốc Đông y điều trị bệnh vẩy nến là những dược liệu tự nhiên nên rất lành tính, an toàn, không có tác dụng phụ. Điều trị bằng Đông y có thể điều trị được tận gốc của bệnh, ngăn ngừa tái phát.

PV: Theo như bác sĩ nói thì phương pháp Đông y là phương pháp điều trị bệnh vẩy nến mang lại hiệu quả, tốt nhất hiện nay. Vậy bác sĩ có thể nói cụ thể hơn về bài thuốc mà trung tâm đang sử dụng để điều trị cho bệnh nhân vẩy nến hiện nay?

Ths Vũ Hồng Hạnh: Hiện tại, trung tâm chúng tôi đang sử dụng “bài thuốc Đông y đặc trị bệnh vẩy nến, viêm da”. Bài thuốc này là kết quả của sự chuyển giao từ những bài thuốc quý của dân tộc Việt. Thành phần của thuốc bao gồm: hoàng kỳ, quế chi, qương qui, phòng phong, liên kiều, cam thảo, sinh địa, thổ phục, khương hoạt, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, thăng ma, chích thảo, địa phu tử…

Bài thuốc điều trị theo phương thức kết hợp nội trừ, ngoại tiêu. Thuốc có dạng uống điều trị tận gốc phát sinh của bệnh từ bên trong cơ thể và cao bôi ngoài nhằm điều trị các vết thương bôi ngoài da. Phương pháp điều trị chặt chẽ này nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

PV: Thưa bác sĩ, việc điều trị bệnh vẩy nến không hề đơn giản vì bệnh rất dễ tái phát. Vậy chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh không thưa bác sĩ?

Ths Vũ Hồng Hạnh: Đúng như chị nói, chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến của bệnh nên người bệnh cần có kế hoạch ăn uống, sinh hoạt hợp lý để điều trị bệnh triệt để và tránh tái phát.

Bệnh nhân nên tránh các thức ăn như: Họ cam quýt (cả trái cây lẫn nước ép), đường (cả đường tinh luyện lẫn tự nhiên), thực chiên xào lẫn chế biến sẵn như thịt hộp, thịt nguội, thức ăn nhiều gia vị, hạt tiêu…

Ngược lại những thức ăn giàu kẽm, omega 3 (cá thu, cá mòi, hạt hướng dương, hạnh nhân…), ngũ cốc, lúa mì, rau xanh, đậu lăng… lại rất tốt cho bệnh nhân vảy nến.

Bên cạnh đó bệnh nhân cần uống đủ 2,5 lít đến 3 lít nước một ngày, tinh thần thỏa mái, ngủ ít nhất một ngày 7 tiếng…

PV: Vâng, xin cảm ơn bác sĩ đã tham gia buổi phỏng vấn của chúng tôi. Kính chúc bác sĩ sức khỏe và thành công trong sự nghiệp, chúc trung tâm ngày càng phát triển vững mạnh.

Trong thời gian qua Ban biên tập Cổng thông tin khoa học bệnh vẩy nến, á sừng nhận được rất nhiều câu hỏi về bài thuốc chữa bệnh vảy nến á sừng của Trung tâm thừa kế và phát triển đông y Việt Nam. Để bạn đọc có thể hiểu thêm về bài thuốc. Ban biên tập đã liên lạc và được Trung tâm, trung tâm đã đồng ý cung cấp số điện thoại tư vấn điều trị bệnh vẩy nến á sừng bằng bài thuốc của trung tâm.


Hotline: 0974013296 - (04)62 941 458
Website: http://www.trungtamduoclieu.com/
Email: benhdaday.thuocdantoc@gmail.com
Địa chỉ: Số 3/25 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội

13 thg 7, 2013

Đông y với bệnh vảy nến


Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Bệnh mang tính di truyền, không nguy hại đến tính mạng, không lây nhưng thường kéo dài, tái phát, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến gọi là tùng bì tiễn, là bệnh ngoài da mạn tính hay tái phát. Thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến là đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc nhiều. Nền đỏ này thường có vảy trắng, xám phủ lên trên, phải cạo hết lớp vảy này mới thấy rõ. Bệnh hay phát vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài của tay, chân; nặng thì phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp tay chân. Y học cổ truyền cho nguyên nhân của bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo, không dinh dưỡng được da sinh vảy nến.
Sau đây là các bài thuốc chữa trị bệnh này tuỳ theo từng thể bệnh:

Thể phong huyết nhiệt: 

Triệu chứng: những nốt chấm đỏ xuất hiện nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, màu hồng tươi, ngứa nhiều.
Phép chữa: khu phong, thanh nhiệt, lương huyết.

Bài thuốc 1: hoa hoè 20g, sinh địa 20g, thổ phục linh 16g, ké dầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, cây cứt lợn 12g, thạch cao 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài thuốc 2 (Hoè hoa thang gia giảm): hoè hoa sống 40g, thăng ma 12g, sinh địa 40g, thổ phục linh 40g, tử thảo 12g, thạch cao 40g, ké đầu ngựa 20g, địa phu tử 12g, chích thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Thể phong huyết táo: 

Triệu chứng: ở thể bệnh kéo dài, có triệu chứng: những nốt mới ít xuất hiện, những nốt cũ màu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô.
Phép chữa: dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong.

Bài thuốc 1: hà thủ ô 20g, đương quy 20g, khương hoạt 16g, thổ phục linh 40g, ké đầu ngựa 16g, sinh địa 16g, huyền sâm 12g, oai linh tiên 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài thuốc 2: huyền sâm, sinh địa, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hà thủ ô, vừng đen mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc tắm rửa: hoả tiêu, phác tiêu, khô phàn, dã cúc hoa mỗi thứ 15g. Nấu nước tắm rửa, ngày 1 lần.

Kết hợp day bấm các huyệt: khúc trì, nội quan, thần môn, túc tam lý, tam âm giao, phi dương.

Những bài thuốc theo kinh nghiệm của Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh:

Bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông: 

+ ngải cứu khô 2 nắm tay, tẩm ít bột mỳ, nấu nước uống hằng ngày.

Phèn chua, vỏ lựu, tán nhỏ hoà dấm mà bôi.
 Cây và củ sinh địa.
Bài thuốc của Tuệ Tĩnh: rễ cây núc nác 1 nắm, sinh địa 10 củ (trồng ở vườn) đều đập nát, thạch tín một ít, tán nhỏ, dấm chua 1 bát (200ml). Tất cả bỏ vào lọ, lấy bùn trát kín, đun cách thuỷ 10 giờ, rồi đem ra xức (ngửi). Không để thuốc vào mắt, mặt (thạch tín là thuốc độc bảng A). Nếu nổi vết đỏ, tròn bằng đồng tiền, ngứa, chảy nước vàng thì dùng: xương chó vàng 2 phần, vỏ trứng gà con so 1 phần, tóc rối 1 phần. Tất cả đốt ra tro, tán nhỏ, hoà dầu vừng, xát vào tổn thương.

Ăn uống hỗ trợ trị bệnh: Người bệnh vảy nến nên thường xuyên ăn cháo tang thầm, hồng táo: tang thầm (quả dâu tằm) 30g, hồng táo 10 quả, bách hợp 30g, gạo lức 100g. 3 vị trên cho nước ninh kỹ, sau khi bỏ bã cho gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, ăn liền 1 tuần là một liệu trình, nghỉ 1 tuần, ăn tiếp và cứ ăn như thế đến khi bệnh thuyên giảm. 

Lưu ý: Bệnh vảy nến không nguy hại nhưng thường kéo dài và hay tái phát. Cần chú ý ăn uống thanh đạm, ít mỡ, nhiều rau quả, vitamin. Tránh bia rượu, thịt trâu, thịt chó, các thức ăn khó tiêu. Tránh thức đêm, căng thẳng thần kinh. Cần giải trí vui chơi lành mạnh, tâm hồn thanh thản.
 
Vị trí huyệt
Khúc trì: gấp cánh tay vào ngực, huyệt ở đầu khuỷu cẳng tay cách cùi chỏ khoảng chiều ngang của 3 ngón tay 2 - 3 - 4.
Nội quan: từ lằn chỉ cổ tay, phía lòng bàn tay đo lên 2 tấc, ở giữa 2 đường gân.
Thần môn: chỉ cổ tay phía lòng bàn tay đầu xương quay (từ ngón út kéo xuống đến chỉ cổ tay).
Túc tam lý: nằm ở bắp chân ngoài, dưới đầu gối 3 tấc, ngay tại đầu ngoài nếp nhăn ngang dưới đầu gối.
Tam âm giao: trên mắt cá chân trong 3 tấc, sát phía sau bờ xương chày.
Phi dương: trên mắt cá ngoài chân 7 tấc.
Thay đổi day bấm trong 1 tuần: các huyệt khúc trì, nội quan, thần môn day bấm trong 3 ngày sau đó chuyển sang day bấm huyệt túc tam lý, tam âm giao, phi dương trong 3 ngày là một đợt, nghỉ 1 ngày rồi tiếp đợt 2…
Lương y Minh Chánh

19 thg 6, 2013

Cây Lược vàng chữa khỏi bệnh vẩy nến toàn thân

Cảm ơn bạn Nguyễn Trần Như Thảo đã cung cáp bài này!

Báo Người cao tuổi - 21/02/2012 09:23

Tháng 8 năm 2010, tôi mua cuốn “Cây Lược vàng quý hơn vàng” đọc hết, biết nhiều tác dụng chữa bệnh của nó. Nhưng cũng như nhiều người khác, tuy tin tưởng, tôi vẫn muốn được kiểm chứng, dù chỉ là một loại bệnh. May sao, tôi đã thực hiện được ý định này.


Tháng 2-2010, Chị Trần Thị T, 48 tuổi ở số nhà 206, tầng 2, nhà A4 Tập thể Dệt Kim, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị mẩn ngứa, xuất hiện các lớp vẩy ở hai khuỷu tay, lan dần ra hai thái dương, tóc rụng nhiều khi chải đầu. Nghĩ là bệnh ngoài da bình thường, chị rửa cồn, bôi thuốc mỡ không đỡ, đến Bệnh viện Da Liễu Hà Nội khám, xét nghiệm, được kết luận là viêm da cơ địa + rụng tóc, được điều trị bằng kem bôi và thuốc uống. Đột nhiên, đầu tháng 4 năm 2010 bệnh phát triển rất nhanh: Lớp vẩy lan ra hai tay, khắp người, cổ, mặt, toàn thân trông rất sợ, đầy vẩy, dưới lớp vẩy ứa máu, ngứa ngáy toàn thân, tóc rụng từng mảng, chị luôn phải mặc áo dài, đội mũ. Cả nhà vô cùng lo lắng, đưa đi khám lại và được kết luận là vẩy nến thể mảng, lại được điều trị bằng kem bôi và thuốc uống. Chị phải nghỉ bán hàng, người hốc hác, khó chịu, phải nằm thường xuyên, kiên trì uống thuốc, chấm bôi thuốc mỡ khắp người, vẩy rụng ra hàng vốc lại mọc mà không đỡ.
Sốt ruột, nghe mách bảo, tháng 6-2011 chị đi khám Đông y Nguyễn Bỉnh Khiêm, uống hơn 30 thang thuốc, không thay đổi gì, lại quay lại khám Bệnh viện Da liễu được cấp thuốc mỡ, kem bôi và thuốc uống, kiên trì từ tháng 7 đến hết tháng 10-2010. Tháng 11-2010 chị chuyển sang khám tại Viện Da liễu Quốc gia (tại Bệnh viện Bạch Mai), sau khi sinh thiết, vẫn được kết luận là vẩy nến thể mảng, được cấp kem bôi và thuốc uống, tiếp tục kiên trì điều trị. Trong quá trình điều trị, chị còn được chạy xạ hai đợt tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, mỗi đợt 5 ngày, mỗi ngày khoảng 5 phút, người đỏ như tôm luộc.
Tuy biết vẩy nến không nguy hiểm ngay đến tính mạng, hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị, có khi phải “chung sống”, nhưng cả gia đình chị hết sức lo lắng, vì chị là trụ cột chính của gia đình, lại phải nằm bẹp một chỗ.
Tháng 10-2010 tôi đến thăm chị. Lần đầu tiên nhìn thấy bệnh vẩy nến tôi cũng ghê sợ. Cầm trên tay cuốn sổ y bạ kẹp hơn hai chục tờ giấy xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn; nhìn chị ngồi thu lu, rúm ró trên giường tôi ái ngại khuyên chị thử dùng cây Lược vàng và đưa cho chị cuốn “Cây Lược vàng quý hơn vàng” bản phô-tô, dặn đọc kĩ những trang đánh dấu về chữa bệnh vẩy nến.
Gần Tết Tân Mão (2011), người nhà chị ở Nam Định gửi đến một bao tải dứa cây Lược vàng, chủ yếu là thân, vòi nhờ tôi ngâm rượu. Còn lá chị cho vào nhiều túi ni-lông, để vào tủ lạnh, dùng dần. Đúng 28 Tết, chị bắt đầu sử dụng: Ngày ăn 6 lá (lá dài trên 20cm), chia 3 lần trước bữa ăn 20 phút. Đập giập lá, lấy bã và nước xoa xát khắp người. Tạm dừng sử dụng các loại thuốc Tây. Sau 5 ngày, chị thấy người thay đổi: Toàn thân như căng ra, nhất là chân, tay, da căng mọng, chân các vẩy rớm máu, rất khó chịu. Đó là phản ứng có tác dụng như sách đã nói, thông báo cho tôi biết và tiếp tục kiên trì sử dụng. Thời gian tiếp theo là những tin đáng khích lệ: Toàn thân dịu dần, vẩy không ứa máu, tắm nước nóng ấm hằng ngày vẩy rụng rất nhiều, người thấy dễ chịu. Sau hai tháng, vẩy rụng hết, các vết bắt đầu lên da non, tóc không còn rụng. Chị sử dụng thêm rượu Lược vàng xoa khắp chỗ bị vẩy nến. Tháng 4-2011, da chân tay trở lại bình thường, sức khỏe hồi phục, chị lại đi bán hàng. Tháng 6-2011, chị cùng chồng, con đến thăm tôi, vui tươi, khỏe mạnh hơn trước, có thể do trút được gánh nặng lo âu về căn bệnh khó chịu chăng? Tôi khuyên chị duy trì sử dụng cho đến khi khỏi hẳn và tiếp tục dùng phòng bệnh tái phát.
Gia đình và họ hàng chị cũng vô cùng phấn khởi, có người nói: “Đó là thuốc tiên dành cho người nghèo và mọi nhà đều phô-tô cuốn “Cây Lược vàng quý như vàng”, để sử dụng. Ngoài ra, một người trong họ từ tháng 5-2011 sử dụng Lược vàng để chữa trị biến chứng tiểu đường, đến nay đã có nhiều chuyển biến khả quan: Đường huyết hạ, mắt đỡ biến chứng, đang dần hồi phục.
Còn chị T bệnh nhân vẩy nến, yên tâm vui vẻ ăn Tết Nhâm Thìn. Tôi thực sự vui lây và muốn chuyển lời cảm ơn của gia đình họ đến Báo Người cao tuổi, đến tác giả cuốn sách “Cây Lược vàng quý như vàng”
Xuân Hùng

29 thg 4, 2013

Bài thuốc dân gian điều trị bệnh vảy nến

Đây là chia sẻ của bạn Thanh Vân đã chữa khỏi bệnh vảy nến bằng cây sài đất. Post lên đây để mọi người tham khảo. Cảm ơn bạn Thanh Vân!

Thanh Van has left a new comment on your post "Bài thuốc dân gian điều trị bệnh vảy nến":

"Minh cũng bị vẫy nến như các bạn. Xin đừng nghe lời đồn huyễn hãy thưc tế. Cây sài đất sắc uống và nấu nước tắm không mất gi hêt sau thơi gian ngăn kết quả ngay. Tìm đọc hướng dẫn cây thuôc nam trên Google kết quả tùy theo bệnh nặng nhẹ lâu hay mau Chúc may mắn."


"Mình là Thành Vân xin chia sẻ bài thuốc dân gian trị vẫy nến ma mình đã sông chung hơn 10 năm giờ đã khỏi. Mong các bạn có cùng nổi khổ giờ sẽ vui vì không mât nhiều tiền và thơi gian nữa là cây Sài đất nấu nước uống thương xuyên và tắm. ĐT 01244729309 hướng dẫn tận tình miễn phí đươc tiêp các ban là niềm vui cuôc sông .  "

Mình sẽ hỏi lại liều lượng cách dùng rồi post lên đây sau!

(Được bổ sung ngày 6 - 5- 2016)

ST
Bài thuốc dân gian điều trị bệnh vảy nến
Thân ái chào quý anh chị em!
Bệnh vảy nến là một loại bệnh mà các tế bào da khi chết dày lên tạo thành những nốt vảy da gây ngứa, các vẩy như vảy cá trên da ngày càng phát triển làm cho người bệnh luôn bị ngứa ngáy rất khó chịu.
Chánh Tuân có một người thân bị bệnh vảy nến hơn 10 năm nay, đã đi chữa trị nhiều nơi và sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không thể chữa trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này và được các bác sỹ khuyên nên “sống chung hòa bình” với căn bệnh này.
Thật may mắn vì tình cờ gần đây Chánh Tuân được một người quen chỉ cho hai bài thuốc dân gian để điều trị bệnh vảy nến rất đơn giản, dễ làm, chi phí thấp nhưng lại rất hiệu nghiệm (kiên trì thực hiện liên tục ít nhất 2 tháng sẽ thấy kết quả), đến nay người thân của Chánh Tuân đã gần như khỏi hẳn bệnh. Chánh Tuân cũng đã chia sẻ 2 bài thuốc này đến một vài người quen đang bị bệnh vảy nến và cũng đã giúp cho căn bệnh của họ đã được điều trị khỏi hẳn. 
Mọi người chỉ nên sử dụng một trong hai bài thuốc dân gian sau đây:
1. Bài thuốc thứ nhất (Rất hiệu nghiệm và dễ thực hiện):
Dùng lá và đọt tươi của cây  Muồng Trâu  rửa sạch rồi đâm nhuyễn  lấy nước, sau đó pha với dung dịch kem thuốc điều trị bệnh  lác nhãn hiệu Kentax (loại thuốc được bán rất phổ biến tại các tiệm thuốc Tây dùng để điều trị các bệnh nấm trên da, Tuyp thuốc màu cam, lớn bằng ngón tay út)) theo tỷ lệ 2/3  nước lá và đọt Muồng Trâu tươi với 1/3  dung dịch kem thuốc lác. Sau đó chấm bông gòn thoa  hỗn hợp thuốc này vào vị trí những nơi bị vảy nến.  (Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc này thì mọi người nên hạn chế dùng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào).



Cây Muồng Trâu
(Ở TP.HCM thì cây Muồng Trâu mọc nhiều 2 bên đường tại khu công nghiệp Tân Tạo)

KENTAX

2. Bài thuốc thứ hai:
Lá trầu + rau răm + muối sống (muối hột) + bèo hoa dâu.
Rửa thật sạch bằng nước muối rồi cắt hoặc xé nhỏ tất cả các loại lá trên bỏ vào nồi đun sôi chín nhừ khoản từ 15 - 20 phút, để ấm rồi lấy nước tắm (trước khi tắm nên uống khoảng 1/5 ly rượu nhỏ [loại ly nhỏ dùng để uống rượu] hỗn hợp nước của các loại lá này (Nếu đang mang thai hoặc chuẩn bị có thai hoặc đang cho con bú thì tuyệt đối không nên uống hỗn hợp nước này), sau đó giã nát hỗn hợp các loại lá này rồi lấy bông gòn thấm hút nước từ hỗn hợp lá đã được giã nát này chà xát vào vùng da nơi bị vảy nến để cho các vảy nến bị bong tróc khỏi làn da.
Ghi chú: Số lượng các loại lá được dùng cho mỗi lần nấu nhiều hay ít là tùy thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ (mỗi lần nấu có thể sử dụng từ 7 – 20 lá trầu; từ 10 – 20 lá bèo hoa dâu; từ 2 – 4 nắm rau răm; lượng muối hột vừa đủ mặn (không nên quá mặn); lượng nước từ 2 – 3 lít nước). Mỗi ngày nên tắm và thoa hỗn hợp lá này 2 lần (không nên tắm lại bằng nước sạch ngay mà phải đợi khoản 3 – 4 tiếng đồng hồ sau mới tắm lại bằng nước sạch nhằm giúp cho nước từ hỗn hợp lá này thấm sâu vào những vùng bị vảy nến). Nên ngưng sử dụng các loại thuốc tây điều trị bệnh vảy nến trước đây mình đã sử dụng.


 Lá trầu (có thể trồng ngay trong vườn hoặc mua ở chợ)

Rau răm (có thể trồng ngay trong vườn hoặc mua ở chợ)

 Bèo hoa dâu 
(Thường sống ở các ao sen, có thể nuôi bèo ngay trong các ao gần nhà)


Muối hột (muối sống)

Rất mong quý anh chị em cùng chia sẻ 2 bài thuốc dân gian này đến với những ai bị bệnh vảy nến để giúp họ tìm thấy được niềm vui và sự dễ chịu trong cuộc sống hàng ngày. 
Nếu có điều gì chưa rõ về 2 bài thuốc trên thì quý anh chị em có thể liên lạc với Chánh Tuân qua số điện thoại 0937.68.78.79 để cùng trao đổi thêm.
Quý anh chị em có thể vào đường link sau để tham khảo thêm bài viết về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị vảy nến:
http://tongiaocaodai.blogspot.com/2011/05/ieu-tri-benh-vay-nen-va-che-o-dinh.html

Chánh Tuân.