Hiển thị các bài đăng có nhãn dưỡngsinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dưỡngsinh. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 3, 2015

Tìm con đường sống lâu 100 tuổi - kinh lạc thông suốt



Kinh lạc theo sự nhận biệt của Trung Y là mạng lưới tín hiệu dây thần kinh và sinh học trong cơ thể con người, sẽ bị tắc dần sau 50 tuổi và dẫn đến các chứng bệnh ở người già 





Mới đây, Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Mỹ đã tiến hành cuộc thí nghiệm bằng mô hình máy tính y học và kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu tế bào, kết quả cho thấy, trên thực tế, kinh lạc theo sự nhận biệt của Trung Y là mạng lưới tín hiệu dây thần kinh và sinh học trong cơ thể con người, sẽ bị tắc dần sau 50 tuổi và dẫn đến các chứng bệnh ở người già. Tiến sĩ Hàn Tiến Đào, chuyên ngành châm cứu Trường Đại học Trung Y dược Bắc Kinh cho rằng, thành quả nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia Mỹ chính đã ăn khớp với lý luận thông lạc trường thọ của Trung Y, nếu có thể làm thông suốt kinh lạc ở người già, chắc chắn sẽ bổ ích nhiều cho giảm thiểu bệnh tật và diên niên ích thọ.
 
Mới đây, sau cuộc phỏng vấn tiến sĩ Hàn Tiến Đào phóng viên được biết, kinh lạc là đường vận chuyển khí huyết và kết nối các tạng phủ với bề mặt cơ thể con người, trong đó, kinh mạch ẩn trong cơ thể, lạc mạch rải rác bên ngoài cơ thể. Lạc mạch thông suốt là sự đảm bảo duy trì tính mạng và vận hành bình thường của khí huyết, khí lạc, huyết lạc, thực lạc, mệnh lạc trong mạch lạc trực tiếp liên quan tới tuổi thọ, lần lượt đối xứng với các chức năng khác nhau của khí, huyết, tinh, thần, vận động, ngủ nghê v.v, điều tiết các tạng phủ và mô khác nhau trong cơ thể. Theo ghi chép văn hiến, rất nhiều nhà y học, nhà dưỡng sinh thời cổ đại chính do coi trọng cao sự thông suốt của mạch lạc mới được hưởng thọ cao. Ví dụ như Biển Thước thời chiến quốc đã hưởng thọ 97 tuổi bởi cụ coi trọng làm lưu thông khí lạc, Cát Hồng của đời Tấn coi trọng sự lưu thông của mạch máu, Đào Hồng Cảnh của thời Nam Bắc Triều rất chú trọng sự thông suốt của thực lạc, vì vậy các cụ đều hưởng thọ 81 tuổi, Tôn Tư Mạc đời Đường do chú trọng giữ gìn lưu thông của mệnh lạc đã sống đến 102 tuổi. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà dưỡng sinh bằng khí công và dưỡng sinh bằng truyền dẫn, xét đến cùng cũng là nhờ vào làm lưu thông mạch lạc bằng phương pháp khí công và truyền dẫn.
 

Tiến sĩ Hàn Tiến Đào cho biết, mạch lạc rải rác khắp toàn bộ cơ thể con người, và có chức năng khác nhau. Trong đó, khí lạc chủ quản sự lưu thông của khí trong cơ thể; huyết lạc chủ quản sự lưu thông của máu; mệnh lạc chủ quản sự đầy vơi của thận khí; thực lạc chủ quản chức năng tiêu hóa của tỳ vị; động lạc thì liên quan tới tính linh hoạt của chân và tay; thần lạc chủ quản chức năng tư duy và trí nhớ của não bộ; cốt lạc liên quan tới sự cường tráng và linh hoạt của gân cốt. Nếu giữ gìn sự thông suốt của các lạc, thì hệ thống hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh và nội tiết của cơ thể con người đều ở vào trạng thái hài hòa ổn định, bệnh tật sẽ không thể thâm nhập, người ta sẽ khỏe mạnh trường thọ.
 

Tiến sĩ Hàn Tiến Đào nhắc nhở rằng, thanh niên khí huyết thịnh vượng, khí cơ lưu thông, mạch lạc thông suốt. Sau 50 tuổi khí huyết không đủ, kinh khí hư nhược ứ trệ, đường mạch dần dần bị ùn tắc. Trung Y cho rằng "Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông", mạch lạc bị tắc nghẽn nhẹ sẽ dẫn đến các chứng đau đầu, đau bụng, trướng bụng, đau lưng, đau chân, mỏi chân, trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng sẽ xuất hiện các chứng suy tim, đau tim, thiếu máu não, ung thư. Một số đại gia dưỡng sinh trong lịch sử Trung Quốc đã mò mẫm và tổng kết những phương pháp thông lạc, và được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
 

Xoa bụng thông khí lạc




Khí lạc nằm chính giữa bụng với bán kính khoảng 5 cen-ti-mét xung quanh rốn. Buổi tối sau khi lên giường đi ngủ, nằm ngửa, chắp hai tay lại, xoa nóng, đề lên rốn, khi lòng bàn tay hết nóng còn phải xoa nóng lần nữa rồi đề lên rốn, buổi tối hàng ngày cứ kiên trì làm trong 15 phút. Theo nhà khí công dưỡng sinh Đại gia, Hạ Đan Điền là chỉ vị trí khí lạc, làm cho khí lạc thông suốt có thể khích thích nguyên khí trong cơ thể người cao tuổi, thúc đẩy chức năng tạng phủ, tăng cường sản sinh các chất dinh dưỡng như khí huyết và tân dịch, đóng vai trò diên niên ích thọ.
 

Chải chân làm thông huyết lạc

 

Huyết lạc nằm bên trong bắp chân, cách xương mắt cá chân 5 cen-ti-mét. Sáng sớm hàng ngày, dùng bàn chải mềm chải chân trái 5 phút, tiếp theo đổi sang chân phải chải 5 phút. Trung Y cho rằng, huyết lạc được hình thành qua hình thức tụ tập lạc khí của gan tỳ, gan tàng huyết, tỳ thống huyết, làm thông huyết lạc có thể tăng cường sản sinh huyết dịch. Huyết dịch dồi dào có thể dinh dưỡng ngũ tạng lục phủ, có thể nuôi dưỡng gân cốt và lông da, nhờ đó để trì hoãn suy già của tạng phủ.
 

Thông mệnh lạc bằng cách đấm lưng




Mệnh lạc nằm giữa hai quả thận, tức vùng đối xứng với rốn ở phía trước. Sáng sớm hàng ngày, sau khi mặt trời mọc, với tư thế đứng quay mặt với mặt trời, hít thở sâu, nín thở, nắm lấy hai tay, đưa hai tay về phía sau, đấm vùng mệnh mạch ở sau lưng. Đấm 6 lần phả khí 1 lần, cứ làm như vậy trong 10 phút. Trung Y cho rằng, bên trong mệnh lạc gắn kết với thận, thận là tiên thiên chi bản, lập mệnh chi căn, tinh tàng trữ trong thận liên quan chặt chẽ tới tuổi thọ của con người. Đả thông mệnh lạc có thể thúc đẩy chuyển hóa tinh khí trong thận, nhằm bổ sung thận tinh ngày một suy giảm của người già và diên niên ích thọ.

6 thg 11, 2013

Rung động thư giãn theo tư thế ôm thân cây

ST
Rung động thư giãn theo tư thế ôm thân cây  - Một phương pháp tập thể dục giúp tăng cường nguồn năng lượng rất dồi dào cho cơ thể 
1. Phương pháp rung động thư giãn theo tư thế ôm thân cây:
Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành, mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng (luôn giữ thẳng lưng và cổ), hai chân dang ra song song ngang vai, hai mắt nhắm lại, miệng ngậm và đầu lưỡi chạm nướu răng hàm trên.
 
Hai cánh tay đưa ra ôm tròn trước ngực giống như đang ôm một thân cây ở trước mặt của mình (10 đầu ngón tay thả lỏng tự nhiên và cách nhau khoản từ 5 đến 10 phân), 2 nách vuông góc với chiều thẳng đứng của cơ thể, các ngón tay khép lại duỗi thẳng tự nhiên (ngón tay cái để hở tự nhiên so với ngón trỏ), lòng bàn tay hướng vào phía ngực, lưng bàn tay hướng ra phía trước. Hít thở điều hòa và từ từ chậm rãi xoay tròn hông, 2 đầu gối từ trái qua phải (xoay thuận theo chiều kim đồng hồ), xoay đều liên tục như vậy trong khoản thời gian từ 20 đến 45 phút cho mỗi lần tập (gần giống như động tác lắc vòng nhưng được thực hiện một cách từ từ chậm rãi và hơi nhúng xoay tròn 2 đầu gối một chút). Trong lúc xoay tròn người từ trái qua phải mọi người hãy cố gắng giữ cho tâm ý trống không (hạn chế tối đa việc nghĩ ngợi lung tung), chỉ chú ý luôn giữ cho hơi thở sâu, chậm rãi và điều hòa.
 
Ghi chú
 
- Việc xoay tròn phải được thực hiện liên tục trong khoản thời gian từ 20 đến 45 phút, tuyệt đối không nên dừng lại một cách quá đột ngột để xử lý một công việc nào đó phát sinh trong lúc mình đang luyện tập vì như thế sẽ dễ gây ra nhức đầu hoặc chóng mặt. Trước khi muốn dừng lại hẳn thì mọi người hãy nói thầm trong đầu mình 3 lần: “Tạm dừng! Tạm dừng! Tạm dừng!”, rồi từ từ vẫn tiếp tục xoay nhẹ theo đà của lực quán tính cho đến khi cơ thể mình dừng lại hẳn rồi mới chuyển sang làm công việc khác.
 
- Trong lúc xoay tròn người như vậy thì mọi người hãy giữ cho 2 cánh tay luôn được cố định theo tư thế ôm tròn trước ngực và 2 nách vuông góc với chiều thẳng đứng của cơ thể. Rất có thể trong những lần tập đầu tiên mọi người sẽ cảm thấy rất mỏi và đau nhức ở 2 cánh tay nhưng khi cố gắng kiên trì thực hiện chuyên cần trong vòng 1 tuần lễ là cơ thể sẽ dần thích nghi với tư thế này.

2. Những ích lợi từ phương pháp rung động thư giản theo tư thế ôm thân cây mang lại:
 
* Tự điều chỉnh cân bằng lại cơ thể:
 
- Khi mọi người rung động thư giản theo tư thế ôm thân cây thì những dây thần kinh chằn chịt, sợi gân, màng hoạt dịch tạo thành cái mà ta có thể gọi là một bộ xương thứ hai. Trong tình trạng này các cơ bắp hầu như bị lãng quên mà chỉ có sự căng thẳng nhẹ xảy ra, các sợi gân sẽ được tăng cường và làm dễ dàng sự vận chuyển dịch não tủy. Chất dịch não tủy này lưu thông trong những sợi gân và dẫn lưu trong hệ thống bạch huyết để nuôi dưỡng các khớp xương, các tế bào và các xương sụn. Rung động thư giản sẽ tác động trên trục não tủy làm kích thích sự sản sinh dịch não tủy vì gân dây chằng bao quanh tủy sống được kéo giãn ra. Đây là tư thế rất lý tưởng cho việc sản xuất loại chất dịch này. Nhờ sự luân chuyển của chất dịch não tủy này sẽ giúp cho cơ thể ngày càng trở nên tự điều chỉnh thẳng và cân bằng hơn, các bệnh lý về cột sống cũng từ từ giảm hẳn và ý thức từ đó cũng sẽ được phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.


 

* Tăng cường và cân bằng nguồn năng lượng âm dương cho cơ thể:
 
- Nhờ rung động thư giản theo tư thế ôm thân cây sẽ giúp cho việc thu năng lượng Âm của đất vào cơ thể qua 2 lòng bàn chân (huyệt Dũng Tuyền) và nguồn năng lượng Dương của Trời qua đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), từ đó giúp cân bằng âm dương trong cơ thể và tăng cường nguồn năng lượng cho cơ thể một cách rất dồi dào. Nhờ vậy mà cơ thể ngày trở nên cường tráng hơn, khí lực cơ thể ngày càng mạnh mẽ, tinh thần minh mẫn, tăng tính miễn dịch, loại trừ sự mệt mỏi…

- Động tác xoay tròn hông sẽ giúp dần dần khai mở được 2 đại huyệt là Mệnh Môn và Quan Nguyên (gần huyệt Khí Hải), từ đó sẽ giúp cho việc tăng cường Nguyên khí để nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể.
 
* Đẩy dần độc tố và các mầm bệnh ra ngoài cơ thể:
 
- Việc dang tay ra, căng hai vai vuông góc với chiều thẳng đứng của cơ thể để mở rộng xương đốt sống cổ thứ 7 (huyệt Đại Chùy) xuống các đường kinh Dương để gặp nhau ở một điểm ngay phía dưới. Việc rung động nhẹ nhàng, mở rộng hai bên nách sẽ giúp cho nguồn năng lượng xấu từ lồng ngực thoát ra phía các ngón tay được dễ dàng hơn.
 
- Rất có thể trong lúc khởi đầu thực hành động tác này mọi người sẽ gặp các phản ứng sau: đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn, ngứa khắp vùng trên cơ thể, mệt mỏi, nước tiểu sậm màu hoặc gia tăng lượng nước tiểu… Các triệu chứng này sẽ dần biến mất sau vài ngày. Nếu là bệnh nặng có thể kéo dài lâu hơn hoặc sẽ có các dấu hiệu trầm trọng hơn. Tuy nhiên dù có hay không có các triệu chứng trên, nếu mọi người luyện tập thường xuyên theo động tác rung động này mỗi ngày thì việc loại bỏ các độc tố và các mầm bệnh vẫn tiếp tục diễn ra mà mình có thể không thể nhận ra. Những ai nhạy cảm sẽ cảm nhận một cách rõ ràng hơn như cảm nhận được cơ thể của mình ngày càng trở nên nhẹ nhàng hơn, phấn khởi hơn. Ở một số người khác thì một vài căn bệnh cũ có thể bị tái phát rồi sau đó sẽ biến đi vĩnh viễn giống như năng lượng đã tẩy rửa những dấu vết độc tố và mầm bệnh tiềm ẩn trong các tế bào của cơ thể.
 
* Giúp khai mở dần các luân xa trong cơ thể, khai thông các đường kinh mạch, dần dần khai mở các tiềm năng trong cơ thể và giúp cơ thể ngày càng nhạy cảm hơn với giác quan thứ 6:
 
- Trong môn Cảm Xạ Học, “Rung động thư giản tư thế ôm thân cây” là một bài tập rất quan trọng và không thể thiếu được vì nhờ động tác này sẽ giúp cho các Cảm Xạ Viên dần dần khai mở được 7 luân xa, khai thông các đường kinh mạch, dần dần khai mở các tiềm năng trong cơ thể và giúp cơ thể ngày càng nhạy cảm hơn với giác quan thứ 6.
Chánh Tuân.

5 thg 11, 2013

Một phương pháp hít thở thật đơn giản nhưng rất bổ ích cho sức khỏe

ST


MỘT PHƯƠNG PHÁP HÍT THỞ THẬT ĐƠN GIẢN 
NHƯNG RẤT BỔ ÍCH CHO SỨC KHỎE
1. Cách thực hiện:
Hàng ngày, trước khi chuẩn bị chìm vào giấc ngủ sâu và sau khi vừa mới thức dậy, hãy nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế hoặc đứng thẳng lưng, buông lỏng toàn bộ cơ thể, nhắm mắt, miệng ngậm, lưỡi chạm nướu hàm trên.
Bước 1: Hít vào thật sâu sau đó nín thở rồi nhíu hậu môn (Nam nhíu 7 cái, nữ nhíu 9 cái). Sau đó tiếp tục nín thở (lúc này vẫn thấy có cảm giác như đang hít vào thật nhẹ) cho đến khi nào chịu đựng hết nổi thì mới bắt đầu thở ra.
Bước 2: Thở ra hết cỡ rồi nín thở (lúc này vẫn thấy có cảm giác như đang thở ra thật nhẹ) cho đến khi nào không thể chịu đựng được nổi nữa thì mới hít vào thật sâu và quay trở lại thực hiện như bước 1. Cứ thực hiện liên tục như vậy từ 10 đến 15 phút cho mỗi lần tập.
2. Những ích lợi có được từ phương pháp hít thở này:
- Việc hít vào thật sâu và nín thở nhíu hậu môn sẽ giúp cho lượng dưỡng khí tốt vào nuôi cơ thể được nhiều hơn và sẽ giúp cho sự tăng cường trao đổi chất cho toàn bộ cơ thể.
- Việc thở ra hết cỡ sẽ giúp cho cơ thể thải được hết các năng lượng xấu ra ngoài cơ thể.
- Việc thở ra và nín thở cho đến khi nào chịu hết nổi rồi mới hít vào sẽ kích thích các huyệt đạo và các đường kinh mạch trong cơ thể mở ra để thu hút năng lượng từ xung quanh vào cơ thể. Khi hít vào thì nguồn năng lượng không chỉ đi vào cơ thể qua đường lỗ mũi mà còn đi qua các huyệt đạo và qua các đường kinh mạch nữa. Từ đó giúp cho các huyệt đạo và các đường kinh mạch ngày được khai thông mà không còn bị bế tắc nữa.
- Nếu mọi người tập hít thở theo phương pháp này thì sau một thời gian ngắn sẽ giúp cho cơ thể mình có được thói quen hít thở thật sâu (Ngay cả trong giấc ngủ vẫn có được thói quen hít thở sâu như vậy), điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của chính mình.
Chánh Tuân.

Jo xin bổ sung một chi tiết như sau: Động tác như trên nhưng lưu ý "Khi hít vào thì phình bụng lên khi thở ra thót bụng lại"

25 thg 1, 2013

Phương pháp Cốc Đại Phong

Bài của Ròm: http://my.opera.com/hoatrongvuon/blog/tu-xoa-bop-tang-cuong-suc-khoe

 Phương pháp Cốc Đại Phong: TỰ XOA BÓP TĂNG CƯỜNG SỨC KHOẺ

Thứ tư đứng đón tàu lửa ở Hardbrucke một luồng gió nổi lên và tự dưng cái ngực đau kinh khủng, biết là trúng rồi vậy mà quên uống thuốc liền. Tối hôm đó không ngủ được, còn hôm qua nằm đừ, mệt quá chừng, chắc bị trúng gió độc. . Tối hôm qua ròm nấu gừng, muối với nước cho sôi rồi để nguội ngâm chân, rồi xông hơi, và tối uống thuốc bệnh nên ngủ ngon được.

Sáng nay thấy bài của anh Cường tự xoa bóp tăng cường sức khỏe em copy về blog để dành. Em cảm ơn anh Cường.up

Tác giả Cốc Đại Phong, người Trung Quốc, có gia đình 5 đời sống thọ trên trăm tuổi truyền đạt lại phương pháp tự xoa bóp rất hiệu quả.

Xin giới thiệu dưới đây những thủ thuật chính.

Đông y quan niệm rốn là nơi tập trung nguồn dinh dưỡng của cơ thể. Khi xoa bóp phải tập trung hướng về rốn. Xoa trực tiếp lên da. Lực mạnh yếu tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi cũng có thể tự xoa bóp, nhưng xoa bóp vào buổi sáng khi mới thức dậy là tốt nhất.

1- Giữ tư thế ngồi thiền, xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó xát lòng bàn chân mỗi bên 30 lần. (cái này ròm chỉ xoa bàn tay lúc sáng sớm sau khi tập SNTT thôi)

2- Day ấn huyệt dũng tuyền (ở 1/3 trên lòng bàn chân, tại điểm lõm khi đầu ngón chân cong lại) 5 lần.





3- Xoa bóp từ ngón chân ngược lên đùi, từ đùi xuống bàn chân, mỗi bên 30 lần.

4- Xoa bóp từ đầu ngón tay ngược lên gốc cánh tay, rồi từ gốc cánh tay xuống bàn tay, mỗi bên 30 lần.

5- Day ấn huyệt hợp cốc (giữa đầu trên xương bàn tay 1, 2 phía mu tay) 5 lần mỗi bên.





6- Nhắm mắt, xát nhẹ từ trong ra ngoài đuôi mắt 20 lần. (cái này có làm hàng đêm)

7- Mở to mắt nhìn thẳng phía trước vào một điểm nào đó, sau đó đảo mắt 360 độ theo chiều từ phải sang trái 20 lần. Nhìn thẳng một lúc, sau đó lại đảo mắt 360 độ theo chiều ngược lại (làm tinh mắt, chống mỏi mắt). (ròm tui chỉ nhìn nơi nào có màu xanh và đảo tùm lum thôi)

8- Dùng hai ngón tay cái xát dọc hai bên sống mũi 20 lần , vừa xát vừa hít vào thở ra theo chiều lên xuống (tác dụng chống sổ mũi, hắt hơi, cảm) (thử cái này cha mẹ ơi khó thở quá)

9- Dùng lòng bàn tay xoa đều toàn bộ khuôn mặt 20 lần. (cái này có làm hàng đêm)

10- Dùng hai lòng bàn tay bịt chặt hai lỗ tai, các ngón tay 2, 3, 4 gõ đều vào xương chấm sau gáy 20 lần (tác dụng chống ù tai, nghe không rõ) (vừa thử xong đã gì đâu)

11- Dùng 10 đầu ngón tay làm lược chải tóc từ trước ra sau 20 lần (chống rụng tóc, làm đen tóc) (ròm hay làm do thói quen chứ không biết đẹp tóc)

12- Dùng đầu lưỡi rê dọc các chân răng hàm trên, hàm dưới, bên trong, bên ngoài 20 lần.

13- Dùng răng hàm dưới gõ lên răng hàm trên 20 lần

14- Tự súc trong miệng, cho đến khi đầy nước bọt trong miệng, chia làm 3 lần nuốt xuống dạ dày (giúp cho hệ tiêu hoá tốt, chống no hơi)

15- Lấy lòng bàn tay phải xát chéo từ dưới bụng lên ngực trái 30
lần. Lòng bàn tay trái xát chéo từ bụng lên ngực phải 30 lần.

16- Dùng lòng bàn tay phải xát vòng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ lấy rốn làm tâm 30 lần, sau đó lòng bàn tay trái xát theo chiều ngược lại 30 lần (tác dụng chống no hơi, chống táo bón)

17- Ngồi thẳng lưng, áp sát hai lòng bàn tay vào hai bên cột sống thắt lưng, xát lên xát xuống 30 lần (tốt cho thận, chống đau lưng) (ròm cũng hay làm nhưng không biết chống đau lưng chỉ biết mỗi lần bị đau làm vậy thì nhẹ được chút ít )

18- Ngồi thở ra hết rồi hít vào từ từ cho bụng phình hết cỡ, cứ vậy 20 lần. (cái này hay làm khi ngồi vi tính lúc nghỉ ngơi, đảo mắt nhìn màu xanh)

PS: Làm được cái nào lợi cái đó nên mọi người đừng nghĩ nó nhiều quá.



Note (12/4): Đã tập hết 18 món xoa bóp này và không thấy khó gì cho lắm, ngủ dễ hơn nếu làm trước khi đi ngủ.