Hiển thị các bài đăng có nhãn sỏi mật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sỏi mật. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 8, 2023

CHỮA SỎI THẬN, SỎI MẬT, SỎI TỤY - nguồn lão nhà quê

 CHỮA SỎI THẬN, SỎI MẬT, SỎI TỤY

1. CHỮA CẤP: Dùng dao nhỏ khoét lấy lõi dứa ra, rồi nhét vào đó một viên phèn chua bằng đầu ngón tay xong đậy lõi vào quả như cũ. Nướng cả quả dứa (để nguyên vỏ), đến khi cháy sém đen bên ngoài là được. Vắt hoặc ép quả lấy nước uống. Mỗi ngày một quả, chỉ cần 5 - 7 ngày là khỏi. Một tuần sau đi chiếu chụp, không còn sỏi nữa. Bài này chỉ nên dùng khi khẩn cấp bệnh đang nặng. sau đó làm thêm mục 3 trong bài này khoảng vài tuần cho sạch hẳn.
2. CHỮA NHANH
Dứa tươi, gọt vỏ, bỏ mắt, khoét ½ lõi ra, nhét 1 cục phèn chua bằng đầu ngón tay vào, đậy lõi lại. Cho cả quả dứa vào bát tô to, đậy đĩa lên. Hấp cách thủy 45 - 60 phút, rồi ép lấy nước uống, uống sau khi ăn sáng. Làm 5 - 7 ngày liền, mỗi ngày 1 quả. Sau đó áp dụng thêm Mục 3 vài tuần.
3 – CHỮA BÌNH THƯỜNG: Cách này tuy chậm hết sỏi, nhưng có thể khỏi được rất nhiều bệnh như; mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, Suy giãn tĩnh mạch, tắc nghẽn các mạch máu, huyết khối. u xơ, u lành tính ....
+ Dứa 4 – 5 lạng, gọt, vỏ bỏ mắt
+ 5 – 7g gừng
+ 1 – 2g muối
Ép lấy nước uống. Mỗi ngày 01 quả, uống sau khi ăn sáng, 7 - 9 ngày sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi tụy tiêu hết. Sau 7 – 9 ngày nên làm thêm 2 đợt, mỗi đợt 7 ngày, cho khỏi hẳn. Nếu dứa nhỏ có thể ép 2 quả cho đủ 200 – 300ml (tùy ng to hay nhỏ). Sau 5 ngày đã thấy khỏe ra, da mặt sáng đẹp lên.
Ăn sáng no, rồi uống và làm đúng chuẩn công thức, thì không ảnh hưởng tới dạ dầy. Uống vào buổi trưa hoặc tối hiệu quả giảm xuống một chút so với uống sau ăn sáng.
4 – CÁCH CHỮA ĐẶC BIỆT:
Đu đủ non, đường kính quả khoảng 6 – 8cm tươi, hái trong ngày là tốt nhất. Tối đa sau hái, không quá 36h. Khoét đầu quả, nhét mấy hạt muối vào, đậy nắp như cũ, ghim lại cho khỏi bật nắp. Khi cơm vừa sôi, cho vào hấp. Đến khi cơm chín, lấy ra ăn nóng, trước khi ăn cơm. Ăn hơi ngang ngang, khó ăn, và ăn vào cảm giác khá là cồn ruột. Nhưng ăn cơm vào là hết. Mỗi ngày ăn 1 quả, vào buối chiều tối, là tốt nhất (ăn vào lúc trưa cũng được). Ăn 7 - 9 quả ,là các loại sỏi, sỏi bùn túi mật, sỏi san hô, sỏi bố, sỏi con tan biến hết.
Cả 4 mục chỉ có thể hiệu quả, nếu như bạn uống nhiều nước hàng ngày, uống ít, thì sỏi vẫn còn nguyên. Lưu ý: đọc bài này 999 lần, trước khi thực hiện.
ĐIỀU CUỐI CÙNG:
1 - Tác dụng phụ là u nang, nang nước khỏi hẳn. U xơ, u lành, viêm tắc mạch máu, da hay bị thâm tím. Tiêu giảm rất nhiều mỡ máu, men gan cao, ngộ độc gan.
2 – Với vùng nước có nhiều cặn vôi, trong ấm đun nước đóng nhiều cặn. Lấy 1 viên sỏi, khoảng từ 4 - 6cm, thả vào ấm, đun cùng với nước. Hàng ngày bạn đun nước bằng ấm có viên sỏi đó, sẽ thấy cặn vôi không đóng vào thành và đáy ấm nữa vì nó bám chặt hết vào viên sỏi rồi. Lâu lâu, lấy viên sỏi ra, đập cho hết cặn, đánh sạch, và lại cho vào đun cùng với nước.
3 - Người có cơ địa tích sỏi, 6 tháng nên làm 1 đợt 7 - 9 ngày & hàng ngày, nên UỐNG NHIỀU NƯỚC 1,5 – 1,8 lít/ngày thì k bao giờ có sỏi.
Nguồn Lao Nha Que

21 thg 7, 2014

Gần 40 năm chia sẻ bài thuốc quý từ quả sung giúp bệnh nhân đánh tan sỏi mật

Gần 40 năm chia sẻ bài thuốc quý từ quả sung giúp bệnh nhân đánh tan sỏi mật
GiadinhNet - Từ câu chuyện vô tình chứng kiến trên chính quê hương mình, lương y Phan Văn Sang , hiện đang công tác tại Phòng khám Đông y, thuộc Trung tâm Y tế dự phòng – trạm y tế phường 7, quận Gò Vấp đã bào chế thành công bài thuốc quý từ trái sung để áp dụng vào trị bệnh sỏi mật, sỏi gan. Cuộc trò chuyện tại phòng khám, lương y Sang vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về cơ duyên sở hữu bài thuốc đặc biệt này.
Gần 40 năm chia sẻ bài thuốc quý từ quả sung giúp bệnh nhân đánh tan sỏi mật 1
Lương y Sang được tặng giấy chứng nhận của Hội Đông y và châm cứu TP.HCM. Ảnh TG
Cơ duyên với phương thuốc quý
Quê gốc của lương y Sang ở xã Cát Thánh, huyện Phù Cát . Ông còn nhớ, những năm sau giải phóng, mảnh đất nơi ông sống gặp vô vàn khó khăn vì hạn hán xảy ra liên miên. Mỗi khi người dân trong vùng mắc bệnh, họ đều phải đi tìm những bài thuốc dân gian để trị bệnh, phần vì bệnh viện ở khá xa, phần bởi cuộc sống của bà con chẳng lấy gì làm dư dả. Chứng kiến những bài thuốc từ cây cỏ mọc xung quanh đã cứu sống biết bao mạng người, chàng trai trẻ Lương Văn Sang đã bị kích thích mạnh mẽ. Những trăn trở về y thuật dân gian, về cái nghiệp hành thiện cứu người đã khiến chàng trai lặn lội tìm hiểu các phương thuốc mà chưa sách vở nào ghi chép. May mắn hơn, lương y Sang đã được một người tinh thông y thuật ngay tại quê nhà nhận làm đệ tử. Không quản ngại mưa nắng, ngày nào hai thầy trò cũng đi đây đó tìm những bài thuốc dân gian chữa bệnh cứu người. Cũng trong thời gian này, ông đã được sư phụ truyền lại nhiều bài thuốc quý.
Đau đáu cái tâm với nghề nên những ngày ở trong quân ngũ, lương y Sang vẫn luôn mày mò tìm kiếm những dược liệu quý. Năm tháng sống giữa chốn “rừng thiêng nước độc” lại là cơ hội để ông tiếp xúc với nhiều loại thảo dược mà không phải ai cũng may mắn có được. Rời quân ngũ, ông trở lại làng quê nhưng chưa bao giờ gác lại sở thích đó. Ông vẫn thường xuyên rong ruổi khắp các làng xóm, tìm gặp những lang y vườn để có bài thuốc hay. Đó cũng là cơ duyên giúp ông may mắn đến được với bài thuốc có thể chữa tan hoàn toàn sỏi gan, sỏi mật. Theo lương y Sang, câu chuyện xảy ra khoảng năm 1976, vào một buổi chiều muộn trên chuyến xe tỉnh đi về huyện Phù Cát, ông đã vô tình nghe được cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa một bà lão và người phụ nữ trên xe về một cô bé đang mắc căn bệnh sỏi mật khá nặng. “Tôi nhớ rất rõ, lúc đó ngồi cạnh tôi là một người mẹ ăn mặc rách rưới, tay ôm chặt đứa con nhỏ da mặt vàng sạm, nom rất yếu ớt. Ngồi kế bên là một bà cụ miệng nhai trầu bỏm bẻm, thấy tình cảnh tội nghiệp của hai mẹ con nọ nên tôi bắt chuyện. Thì ra, đứa bé bị sỏi mật nằm ở Bệnh viện đa khoa Quy Nhơn được bác sĩ chỉ định mổ nhưng vì mắc chứng máu khó đông nên người mẹ ấy đành bế con về nhà nằm chờ chết”, lương y Sang nhớ lại.
Sau khi bà mẹ vừa dứt lời, cụ bà đáp lại ngay: “Chết cái gì mà chết, bệnh này không cần phải mổ xẻ gì cả đâu. Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ sung xanh, thái mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi thì cho cháu uống, dần sẽ hết bệnh”. Nghe lấy làm lạ nhưng cũng muốn biết thực hư tác dụng của trái sung đối với bệnh sỏi nên ông quyết theo chân mẹ đứa bé về kiểm nghiệm. Kết quả thật bất ngờ, bệnh tình của cháu bé chuyển biến tích cực và bé liên tục đòi ăn đòi uống, mặc dù thời gian trước đó cô bé chẳng ăn uống được gì. Những ngày sau đó, cô bé vẫn được mẹ sắc nước từ trái sung cho uống và dần khỏi hẳn. Sự kiện thoát khỏi tử thần nhờ trái sung mọc hoang của cô bé khiến ai nấy đều lấy làm lạ. Vì thế, ông đã dò la tin tức của bà lang trên để học hỏi kinh nghiệm rồi tự mình nghiên cứu tác dụng trị bệnh của trái sung.   Công dụng thần kỳ của trái sung  
Gần 40 năm chia sẻ bài thuốc quý từ quả sung giúp bệnh nhân đánh tan sỏi mật 2
Sung là loại cây mọc hoang nhiều ở các vùng quê Việt Nam.

Sung là một loại cây dân dã mọc rất nhiều ở các vùng quê nhưng ít ai biết được công dụng trị bệnh của nó. Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận tràng… Lương y Sang cho biết, trái sung có tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm, bên trong có chứa axit béo và một số hoạt chất tốt cho tim mạch, giàu phenol. Thú vị hơn, trái sung phơi khô có tác dụng trị bệnh sỏi mật cực kì hiệu quả. Nói về bài thuốc chữa bệnh sỏi mật, sỏi gan từ trái sung, ông Sang cho biết: “Bệnh sỏi mật do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như ăn phải thực phẩm nhiễm độc tố cộng với bộ phận gan suy yếu. Về mặt y lý, khi gan suy yếu chức năng, lượng dịch mật được cơ thể tiết ra hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn không được giải phóng hết. Lâu dần, dịch mật kết tủa tạo thành khối u gọi là sỏi. Ngoài phương pháp tây y là phẫu thuật cắt bỏ, bài thuốc Nam từ trái sung cũng sẽ làm tiêu tan được sỏi”.
Với mong muốn bài thuốc của mình sẽ được phổ biến rộng rãi khắp cả nước để mọi người có thể áp dụng chữa trị, ông không ngần ngại tư vấn miễn phí trực tiếp hoặc qua điện thoại và hướng dẫn cách thức bào chế thuốc cho người bệnh có nhu cầu. Theo lương y Sang, khi bào chế thuốc nên chọn hái những trái sung không quá non nhưng cũng không quá già, đem đập dập hoặc thái mỏng phơi khô. Tiếp sau đó, đem lượng sung khô sao vàng hạ thổ , dùng sắc lấy nước uống theo công thức, mỗi ngày dùng 200g. Mỗi người bệnh khi tìm đến phòng khám đều được lương y hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ: “Cho 200g trái sung vào nồi, đổ 4 chén nước rồi đun sôi đến khi cô cạn còn 1 chén thì để uống. Và nên chia uống nhiều lần trong ngày sau mỗi bữa ăn để tránh cơ thể mệt mỏi do hàm lượng thuốc đậm đặc. Những người mắc chứng bệnh sỏi gan, sỏi túi mật, sỏi thận cần phải chú ý kiêng một số thực phẩm như: Trứng, mỡ, nội tạng động vật và các loại hải sản”. “Khi người bệnh uống nước từ trái sung đã được rang vàng hạ thổ thì những chất có trong nó sẽ tiếp xúc với khối sỏi và làm cho nó mềm đi, tan dần rồi bị đào thải ra bên ngoài qua đường bài tiết. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà có thời gian điều trị khác nhau, có người khoảng 2-3 tháng, lâu hơn thì phải mất 5-6 tháng”, ông Sang lý giải.   Tuy nhiên, theo ông Sang, người bệnh uống liên tục từ 1-3 tháng thì khi đi siêu âm sẽ có được kết quả khả quan. Nói về tác dụng chữa bệnh kỳ diệu từ quả sung, loại trái cây mọc hoang nhiều ở các làng quê Việt Nam, lương y Sang cho rằng: “Thuốc không phân đắt rẻ, thuốc nào trị lành bệnh là thuốc hay! Tôi không có quan niệm giữ khư khư một bài thuốc hay bí quyết nào cho riêng mình. Để có thể cứu giúp cho người thì bài thuốc đó phải được phổ biến rộng rãi”.              
Về bài thuốc trị sỏi mật, sỏi gan của lương y Phan Văn Sang, ông Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: “Trong Đông y không có bài thuốc nào trị sỏi mật, sỏi gan từ quả sung cả. Bài thuốc của ông Sang có lẽ là một bài thuốc dân gian của một đồng bào vùng miền nào đó. Để chứng thực bài thuốc này, trước hết cần kết quả điều trị của 100 người sử dụng trở lên, sau đó mới có thể đánh giá nó có hiệu quả hay không”. Đồng quan điểm này, lương y Hà Văn Tiêu, Phó Chủ tịch Hội Đông y T.P Hà Nội cũng cho biết: “Tôi có biết một số bài thuốc sử dụng trái sung làm vị nhưng chỉ một loại trái cây này mà có thể trị được sỏi gan, sỏi mật thì tôi chưa nghe thấy bao giờ. Chính vì vậy, bài thuốc của lương y Sang cần được kiểm nghiệm”.
  Khôi Nguyên

12 thg 2, 2012

Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật, Điều Mà Ít Ai Biết

Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật, Điều Mà Ít Ai Biết


image
Sung là loài cây sống trải rộng khắp nơi trên trái đất. Sung gần gũi với dân quê hiền hòa chất phát, từ đó có những câu hát, câu ca dao truyền từ đời này qua đời khác…
...Đói lòng ăn nửa trái sung
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng...

Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện...

Quả sung dân dã, quê mùa, nhưng ít ai biết sung có công dụng trị nhiều thứ bệnh.
Khi quý vị vào trang google nhập từ TRÁI SUNG sẽ được nhiều thông tin phong phú nói về trái sung.
Trái sung tên khoa học là Ficus carica, họ dâu tằm Moraceae L
Trái sung giàu Phenol, axit béo, omega3 và omega6, tốt cho tim mạch.
Chất xơ trái sung có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan mật, ruột kết và ung thư vú.
Vi chất ổn định đường huyết, ổn định huyết áp…

Đó là những thông tin trong sách báo, trên mạng Internet, nhưng ở vùng miền Trung vùng sâu, vùng  xa hẻo lánh của quê hương tôi người ta dùng để chữa hiệu quả một chứng bệnh, đó là bệnh

                                                           SỎI MẬT

Nghe qua  khó tin nhưng là việc thật. Bỡi thế người Trung Hoa thường bảo “ người Việt Nam chết trên cây thuốc” là vậy.

Vào thời điểm những năm sau 1975, đời sống kinh tế và thuốc men rất là khó khăn khổ cực. đối với mọi người dân, nhất là vùng sâu vùng xa, cho nên mọi người rất sợ đau ốm.

Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại huyện Phù Cát thuộc Tỉnh Bình Định quê hương tôi.

Hôm đó vào khoảng xế chiều trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe lam chỉ có 3 người : một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái ( khoảng 20 tuổi ) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm ngoặc nghẽo trong vòng tay người mẹ.

Bà già trầu cất tiếng hỏi:
- Chị ơi, con bé bị bệnh gì mà trông tội nghiệp quá vậy ?
- Dạ, cháu nó bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng xét nghiệm rồi nói cháu nó máu loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm được máu sẽ chết, thôi thì đưa cháu về cho ăn được gì ăn rồi cháu sẽ chết !
Nói xong 2 hàng nước mắt lăn dài trên đôi má gầy còm của người mẹ.

Nghe xong, bà già tay cầm miếng trầu đang nhai trong miệng vứt xuống đất nghe cái “bộp”, nói một giọng chắc mẩm :

- Wééé...ét……Chết chóc cái gì mà chết, bịnh này mà mổ xẻ cái gì chứ ! Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi cho cháu uống dần sẽ hết bịnh.

- Nghe bà già trầu nói thế  người mẹ mừng quá quên cả cám ơn , về đến nhà trời cũng đã tối, bà con lối xóm nghe con bé về ai nấy đến thăm, nhìn thân hình tiều tụy, mê man mà lắc đầu thương xót.
Khi đưa cô con gái vào nằm trên giường, mặc ai thăm thì cứ đến thăm, riêng bà đốt đèn ra bờ sông soi tìm hái đầy một rổ trái sung.

Về đến nhà mọi người đến thăm ai nấy đã về hết, chỉ còn con gái bà  còn  nằm bất động trên giường. Mặc kệ mày !

Bà cặm cụi xắt mỏng từng trái sung, đêm không nắng không phơi được, hơn nữa thời giờ cấp bách bà chất lửa đốt, bắt chảo lên rang vàng đến khô giòn từng lát  sung, sau đó cho vào nồi nấu đến khi còn lại 1 bát lớn thì trời cũng đã khuya lắm rồi.

-  Dậy uống thuốc nè con
-  Ôi ! Con mệt quá…
-  Ráng uống để sống với người ta đi con ơi, không thì con sẽ chết!
Nửa tỉnh nửa mê nghe nói chết, cô con gái  cũng sợ ráng ngồi dậy uống hết bát thuốc.

Thấy con uống xong, là lúc bà cũng mệt mỏi lắm, nằm ngủ thiếp lúc nào không hay.
 ………..
-Má ơi con đói bụng quá !
Đang nằm ngủ ngon giấc, bà mẹ giật mình ngồi dậy;
- Hã? Con nói gì ?
- Con đói bụng quá, có gì ăn không ?
Trời đất, con nhỏ nó hồi dương rồi sao ? Nằm bệnh viện cả tháng trời nó có chịu ăn uống gì đâu, nó chỉ sống bằng thuốc , bằng dịch chuyền thôi mà, sao nay về nhà nó lại đói bụng đòi ăn ? Vậy là nó hồi dương và sắp chết thật rồi. Bà thầm nghĩ vậy.
- Có ăn cũng để má nấu cơm nóng đã chứ. Còn cơm nguội ăn gì được .
- Kệ má ơi, cho con ăn đi, con đói lắm rồi.
Trời ! Bà còn sợ dữ nữa, nhất định con nhỏ hồi dương rồi, chắc rồi nó cũng chết, thôi cứ cho nó ăn đại cơm nguội, nếu nó có chết cũng là chết no. Nghĩ vậy bà bèn lấy cơm nguội với mắm cho nó ăn.
Nhìn nó ăn ngon lành mà bà thấy buồn thương cho đứa con gái tội nghiệp, rồi đây nó sẽ không còn trên cõi đời này, không còn trong căn nhà này nữa…
           
Sau hơn tháng trời xa nhà nằm bệnh viện, sáng nay nó đi khắp xóm khắp làng gặp nhà ai nó cũng ghé vào nói cười vui vẻ làm ai cũng lo cũng sợ. Cứ nghĩ cô gái này chết rồi mà hồi dương lại đi thăm mọi người rồi về cũng  sẽ chết luôn…(dân quê hay quan miệm vậy mà!)

Đến chiều nhìn đứa con gái xem ra vẫn khỏe hơn, bà nghĩ bụng : vậy là trái sung đã cứu sống con mình rồi. Bà vui mừng đi tìm hái thêm mấy  rổ nữa về làm cho nó uống…

Thưa quý vị, trải qua 34, 35 năm nay cô con gái đó, nay đã trở thành bà nội bà ngoại rồi. Đây là câu chuyện thật 100% ở cùng làng quê tôi.

Thằng em út tôi ( sinh năm 1977) vào năm 1995 làm ăn ở Sài gòn cũng bị chứng sỏi mật nằm bệnh viện Bình dân (đã lên lịch mổ), tối hôm đó tôi có lên thăm thấy mắt, mặt và toàn thân là một màu vàng sạm ( nói xin lỗi, còn xấu hơn da người mới chết ) nhưng sáng hôm sau đã thấy nó vát mặt về nhà.

-Trời ơi, sao mày không nằm để bác sĩ người ta mổ ?

Thì thằng em tôi nó nó nói: “Thôi, em về uống trái sung, sợ mổ lắm”.

Và thưa quý vị quả thật cho đến hôm nay (tháng 2-2011) trải qua 16 năm nó vẫn lao động bình thường, sỏi cũng tiêu đâu mất.

Trải qua 12 năm tôi có tham gia chữa bệnh từ thiện ở các phòng khám của các chùa. Vào năm 2003 tôi đang châm cứu cho một bà bệnh nhân, bà ấy  bảo:

-Thầy ơi châm giùm tôi chỗ cạnh sườn này. Vừa nói bà vừa lấy ngón tay chỉ vào.Tôi hỏi

- Sao lại phải châm chỗ này ?

- Tôi bị sỏi mật, còn 1 tháng nữa là tôi phải đi mổ đó.Giờ châm cho đỡ đau thôi.

Bà còn nói –“bác sĩ cho biết giá mổ xong hoàn tấc là 30 triệu đó”.
Tôi hỏi :
- Vậy ai lo cho bà ?
- Tôi có thằng con làm giám đốc sẽ lo cho tôi về tiền bạc.
Nghe vậy tôi nói nữa đùa nửa thật:
- Vậy nếu tôi chữa cho bà, đến khi tan hết sỏi, khỏi mổ bà cho tôi bao nhiêu ?

Thật tình những lương y chúng tôi phần đông ai cũng nghèo, nhưng vì yêu thích nghề nên ăn cơm nhà đi làm từ thiện miễn phí, giúp cho những bệnh, thỉnh thoảng cũng gặp được những người gia đình khá giả họ cũng có bồi dưỡng cho chúng tôi ít nhiều có tiền uống café với anh em , nay gặp bà bệnh nhân này nói có con làm giám đốc vậy cũng mừng.
Bà ấy nói : Nếu thầy chữa tôi hết bệnh khỏi mổ tôi tạ thầy 10 triệu, nhưng mà…thầy chữa hết không ?

-  Tôi là người lớn, là một lương y không thể nói đùa.

Nghe vậy bà ấy vui mừng 2 bên thỏa thuận bằng miệng với nhau và hứa ngày mai đến gặp tôi lấy thuốc.

Tôi mướn người đi tìm hái trái sung về sao tẩm chế biến,thỉnh thoảng hết thuốc bà thường đến gặp tôi để lấy về uống, liên tục như thế thời gian khoảng 1 tháng, rồi sau đó bà bặt tăm luôn không thấy đến nữa, mà tôi thì quên hỏi số điện thoại nhà bà. Đến chừng 6 tháng sau bà đến chùa, gặp lại bà tôi rất vui và hỏi :

- Lâu quá không gặp bà, bà khỏe không ?
- Khỏe !
- Vậy sỏi mật bà hết chưa ? Có đi bác sĩ mổ không ?
Bà đáp :
- À hết rồi, hết rồi thôi đâu có đi bác sĩ chi nữa.
Tôi hỏi :
- Vậy chứ còn bà hứa sau khi hết bệnh cho tôi 10 triệu bà tính sao ?
Bà cười giả lả : Các thầy có cái tâm đến đây làm từ thiện mà nhắc đến tiền bạc sao ?
 - Trời đất ! Bà nói vậy thôi tôi chịu thua bà luôn.
Từ đó về sau, gặp bà tôi cũng không nhắc đến chuyện đó nữa.

“Làm người thầy thuốc rất vinh hạnh, nhưng cũng lắm phũ phàng” là vậy. Đây là chuyện có thật trong đời làm thuốc của tôi, bạn bè đồng nghiệp làm chung với tôi, biết chuyện ai cũng phì cười.

Là một người Phật tử tin sâu vào Phật Pháp, một lương y tuy có đủ bằng cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng xưa nay phần nhiều làm ở các chùa, tiếp xúc đủ loại bịnh, tuy ít ai biết đến tôi, nhưng tôi cũng có vài bí quyết kinh nghiệm nhỏ, người ta bảo “Thầy dở cũng đỡ xóm làng” ấy mà. Nay tuổi cũng đã xế chiều, trường chay đạm bạc, niệm Phật phát nguyện vãng sanh, không vì danh lợi, muốn được phổ biến, chia sẻ cùng Chư Đạo hữu một vài kinh nghiệm nhỏ.
Nói thế chứ cũng tùy theo cơ địa của từng mỗi người, nhưng những phương tôi chia sẻ từ “cây nhà lá vườn”, bằng trái, hoa, củ quả… uống vào nếu vô thưởng thì cũng vô phạt. .

Khi quý vị gặp bệnh này hãy làm bằng cái tâm (miễn phí) sau khi thấy hiệu quả cũng xin được chia sẻ lại niềm vui đó đến với tôi, tôi sẽ tiếp tục phổ biến những phương khác nữa bằng những câu chuyện như trên.

Thuốc không phân là thuốc mắc hay thuốc rẻ, Thuốc nào trị lành bệnh là thuốc hay !

Pháp Phật không phân biệt Pháp cao hay Pháp thấp, Pháp nào hạp căn cơ, cứu cánh là Pháp đó hay !

                                    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT