Hiển thị các bài đăng có nhãn sỏi thận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sỏi thận. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 8, 2023

CHỮA SỎI THẬN, SỎI MẬT, SỎI TỤY - nguồn lão nhà quê

 CHỮA SỎI THẬN, SỎI MẬT, SỎI TỤY

1. CHỮA CẤP: Dùng dao nhỏ khoét lấy lõi dứa ra, rồi nhét vào đó một viên phèn chua bằng đầu ngón tay xong đậy lõi vào quả như cũ. Nướng cả quả dứa (để nguyên vỏ), đến khi cháy sém đen bên ngoài là được. Vắt hoặc ép quả lấy nước uống. Mỗi ngày một quả, chỉ cần 5 - 7 ngày là khỏi. Một tuần sau đi chiếu chụp, không còn sỏi nữa. Bài này chỉ nên dùng khi khẩn cấp bệnh đang nặng. sau đó làm thêm mục 3 trong bài này khoảng vài tuần cho sạch hẳn.
2. CHỮA NHANH
Dứa tươi, gọt vỏ, bỏ mắt, khoét ½ lõi ra, nhét 1 cục phèn chua bằng đầu ngón tay vào, đậy lõi lại. Cho cả quả dứa vào bát tô to, đậy đĩa lên. Hấp cách thủy 45 - 60 phút, rồi ép lấy nước uống, uống sau khi ăn sáng. Làm 5 - 7 ngày liền, mỗi ngày 1 quả. Sau đó áp dụng thêm Mục 3 vài tuần.
3 – CHỮA BÌNH THƯỜNG: Cách này tuy chậm hết sỏi, nhưng có thể khỏi được rất nhiều bệnh như; mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, Suy giãn tĩnh mạch, tắc nghẽn các mạch máu, huyết khối. u xơ, u lành tính ....
+ Dứa 4 – 5 lạng, gọt, vỏ bỏ mắt
+ 5 – 7g gừng
+ 1 – 2g muối
Ép lấy nước uống. Mỗi ngày 01 quả, uống sau khi ăn sáng, 7 - 9 ngày sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi tụy tiêu hết. Sau 7 – 9 ngày nên làm thêm 2 đợt, mỗi đợt 7 ngày, cho khỏi hẳn. Nếu dứa nhỏ có thể ép 2 quả cho đủ 200 – 300ml (tùy ng to hay nhỏ). Sau 5 ngày đã thấy khỏe ra, da mặt sáng đẹp lên.
Ăn sáng no, rồi uống và làm đúng chuẩn công thức, thì không ảnh hưởng tới dạ dầy. Uống vào buổi trưa hoặc tối hiệu quả giảm xuống một chút so với uống sau ăn sáng.
4 – CÁCH CHỮA ĐẶC BIỆT:
Đu đủ non, đường kính quả khoảng 6 – 8cm tươi, hái trong ngày là tốt nhất. Tối đa sau hái, không quá 36h. Khoét đầu quả, nhét mấy hạt muối vào, đậy nắp như cũ, ghim lại cho khỏi bật nắp. Khi cơm vừa sôi, cho vào hấp. Đến khi cơm chín, lấy ra ăn nóng, trước khi ăn cơm. Ăn hơi ngang ngang, khó ăn, và ăn vào cảm giác khá là cồn ruột. Nhưng ăn cơm vào là hết. Mỗi ngày ăn 1 quả, vào buối chiều tối, là tốt nhất (ăn vào lúc trưa cũng được). Ăn 7 - 9 quả ,là các loại sỏi, sỏi bùn túi mật, sỏi san hô, sỏi bố, sỏi con tan biến hết.
Cả 4 mục chỉ có thể hiệu quả, nếu như bạn uống nhiều nước hàng ngày, uống ít, thì sỏi vẫn còn nguyên. Lưu ý: đọc bài này 999 lần, trước khi thực hiện.
ĐIỀU CUỐI CÙNG:
1 - Tác dụng phụ là u nang, nang nước khỏi hẳn. U xơ, u lành, viêm tắc mạch máu, da hay bị thâm tím. Tiêu giảm rất nhiều mỡ máu, men gan cao, ngộ độc gan.
2 – Với vùng nước có nhiều cặn vôi, trong ấm đun nước đóng nhiều cặn. Lấy 1 viên sỏi, khoảng từ 4 - 6cm, thả vào ấm, đun cùng với nước. Hàng ngày bạn đun nước bằng ấm có viên sỏi đó, sẽ thấy cặn vôi không đóng vào thành và đáy ấm nữa vì nó bám chặt hết vào viên sỏi rồi. Lâu lâu, lấy viên sỏi ra, đập cho hết cặn, đánh sạch, và lại cho vào đun cùng với nước.
3 - Người có cơ địa tích sỏi, 6 tháng nên làm 1 đợt 7 - 9 ngày & hàng ngày, nên UỐNG NHIỀU NƯỚC 1,5 – 1,8 lít/ngày thì k bao giờ có sỏi.
Nguồn Lao Nha Que

2 thg 7, 2021

07 - Mẹo chữa sỏi thận sỏi mật - bài thuốc bác Hùng y

 07 - Mẹo chữa sỏi thận sỏi mật

Năm 1986 tôi làm thu mua hoa quả chế biến xuất khẩu trong đó có mặt hàng dứa tươi. Trong những ngày nằm chờ ở các nông trường trồng dứa tôi phát hiện ra một điều người dân nơi đây không  ai bị sỏi thận, sỏi mật. Đến những năm 1995 tôi quay lại các nông trường và tìm hiểu thì đến lúc đó cũng không có.
Từ đó tôi bắt đầu dùng dứa (trái thơm) để chữa bệnh cho người thân  bạn bè. Điều kỳ diệu  hàng trăm người chỉ có ba người không khỏi, nguyên nhân vì sao tôi cũng không biết, có lẽ vì rẻ tiền quá họ không tin chăng?

Cách chữa như sau:

Chữa cấp: 

Dùng dao nhỏ khoét lấy lõi dứa ra, rồi nhét vào đó một viên phèn xanh bằng đầu ngón tay xong đậy lõi vào quả như cũ. Nướng cả quả dứa (để nguyên vỏ), đến khi cháy sém đen bên ngoài là được. Vắt hoặc ép quả lấy nước uống. Mỗi ngày một quả, chỉ cần ba ngày  khỏi. Một tuần sau đi chiếu chụp không còn sỏi nữa. Chỉ dùng khi khẩn cấp bệnh đang quá nặng.

Chữa bình thường

Dứa gọt vỏ bỏ mắt thêm bảy hoặc chín lát gừng và một chút muối, ép lấy nước uống. Mỗi ngày một quả, uống vào sau khi ăn sáng 30–45 phút, 7-9 ngày sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi tụy tiêu hết. Sau 7–9 ngày nên làm thêm đợt hai cho khỏi hẳn. Nếu dứa nhỏ có thể ép 2–3 quả cho đủ 120–150ml nước dứa. Sau năm ngày đã thấy khỏe ra, da mặt sáng đẹp lên. Tác dụng phụ là u nang, u xơ, u lành tính tiêu giảm rất nhiều.
Nên làm theo phương pháp này tốt hơn. Người có cơ địa tích sỏi, sáu tháng nên làm một đợt 7-9 ngày.
***

11 thg 7, 2013

Bài thuốc nam giản dị bóp nát những viên sỏi thận



nguoiphattu.com - Gặp ông lão Nguyễn Sinh Châu (60 tuổi, dân tộc Mường, ngụ xóm Yên Thành, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đang phơi nắng đống thân cây xắt nhỏ trên sân nhà, không ai nghĩ ông là một thầy thuốc có tiếng, thậm chí còn là Phó Chủ tịch Hội đông y huyện.  Lý do nhầm tưởng cũng giản dị như những vị thuốc ông đang phơi “tầm thường” giống… đồ bỏ đi. Vậy mà thực chất đó lại là những vị thuốc có thể bóp nát những viên sỏi thận gây đau đớn trong cơ thể người bệnh.
Lương y Nguyễn Sinh Châu
Lương y Nguyễn Sinh Châu
Bắt bệnh sỏi thận       
Sinh ra và lớn lên ở trong một gia đình có truyền thống về thuốc nam, từ nhỏ ông đã được gia đình truyền lại bài thuốc chữa sỏi thận. Tham gia Hội đông y xã, kinh nghiệm hành nghề hàng chục năm cộng với những lần được cử đi tập huấn các khóa huấn luyện về y học cổ truyền, ông Châu đã thành một “lão làng” trong nghề. Bài thuốc chữa sỏi thận của ông đã được Hội đông y huyện kiểm nghiệm, công nhận là bài thuốc gia truyền.
Lương y này cho rằng có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sỏi thận, chủ  yếu là các dạng sau: Có thể là do uống nước không đủ, một số người lao động nặng nhọc, lúc nghỉ ngơi thì uống rất nhiều nước nhưng lượng nước uống vào không đồng đều. Nhiều lần như vậy sẽ tạo thành thói quen, do tác động của việc đi tiểu không điều độ có thể làm ảnh hưởng đến ống thoát nước tiểu, nước tiểu sẽ bị ứ đọng do không được thoát hết ra ngoài, lâu ngày tạo thành sỏi.
Lý do nữa là ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều thịt hoặc quá nhiều rau. Lại có những trường hợp bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ, nhất là vết thương ở đùi, khi người bệnh uống nhiều sữa, ít nước sẽ dễ ảnh hưởng đến nước tiểu và ảnh hưởng đến ống thoát nước tiểu.
Theo ông Châu, ở phụ nữ thường khi bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục do không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó tạo thành sỏi. Cũng có thể do người bệnh bị u xơ tiền liệt tuyến, lâu dần dẫn đến u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ. Cũng có những trường hợp rất kuf dị như lá cây, cỏ, rơm… vô tình lọt vào trong ống dẫn nước tiểu gây bí tắc, dẫn đến sự tạo thành những viên sỏi.
“Những viên sỏi được tạo từ trong thận có nhiều kích thước khác nhau. Có thể nhỏ như hạt cát, có những viên sỏi to có kích thước bằng quả trứng. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài bằng đường nước tiểu, nhưng cũng có những sỏi thận lớn gây đau đớn vì chúng không thể tự thoát ra ngoài”, ông lão cho biết.
Người mắc bệnh thường có các cơn đau quặn thận. Đau từng cơn, lúc đầu chỉ đau ở hai thắt lưng, sau đó lan ra bụng, lan xuống bụng dưới, rồi xuống đùi. Các cơn đau được sinh ra do các viên sỏi chặn đường nước tiểu. Nếu các cơn đau chỉ kéo dài thời gian ngắn thì do viên sỏi chưa đủ lớn để bưng bít kín mít ống dẫn nước tiểu, một thời gian nó lại nhúc nhích đến vị trí khác.
Trường hợp viên sỏi lớn sẽ làm cho các cơn đau buốt kéo dài dai dẳng. Người ta cũng có thể chỉ đau ở một bên thì chỉ bị thận một bên, nếu bị sỏi ở cả hai thận sẽ dẫn đến người bệnh bị đau ở hai hố thắt lưng. Hiện tượng đái buốt, đái rắt, đái ra máu là do sỏi đã va vào niệu quản. Nguy hiểm nữa là các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn. Bệnh sỏi thận không được chữa kịp thời sẽ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận dạng cấp tính, nặng hơn là mãn tính. Riêng đối với dạng mãn tính thì tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%.
Chia sẻ bí quyết chữa bệnh gia truyền
Ông Châu cho rằng mình có thể “tiêu tán” những viên sỏi to bằng quả trứng gà chỉ với những cây thuốc nam. Tuy là bài thuốc gia truyền nhưng ông cũng không giấu bí quyết và kê đủ những vị thuốc: Cây xạ bướm, dây mộc thông, dây ngũ da bì (cây chân chim), cây râu mèo, cây ý dí, rễ cỏ xương, cây sa ngạn, cây mã đề, cây gai nước, cây cối xay, cây phèn đen ( làm vết thương mau hồi phục, sỏi mòn đến đâu là hổi phục đến đó), cây thóc bút. Không sợ bài thuốc gia truyền bị người khác “học lỏm”, ông lão cười: “Làm nghề bốc thuốc này chủ yếu là để chữa bệnh cứu người. Càng phổ biến thì càng chữa được nhiều người, làm sao phải giấu giếm”
Công đoạn chế biến bài thuốc khá đơn giản: Những cây thuốc này được hái về rửa sạch, thái dài khoảng 5cm, phơi khoảng một tuần. Mỗi vị thuốc lấy một chén để tổng hợp thành một thang thuốc. Đun sôi khoảng 30 phút rồi bắc xuống để nguội, uống nhiều lần trong ngày, nên cách khoảng một tiếng đồng hồ lại uống một bát. Mỗi thang thuốc uống được 3 ngày lại thay thang khác.
“Thời gian chữa khỏi bệnh không cố định. Người nào bị nhẹ, viên sỏi nhỏ thì chữa rất nhanh, có thể chỉ đến 3 ngày uống thuốc là có thể thải được viên sỏi ra ngoài. Đối với những viên sỏi quá lớn cần có một thời gian bào mòn khá lâu mới có thể thoát ra ngoài”, lão lương y giải thích.
Ông Châu lý giải về cơ chế của bài thuốc một cách dân dã, dễ hiểu: “Cứ tưởng tượng xem ở ruột phích bị đá vôi ăn vào, cọ cũng không ra, nhưng đổ nước thuốc chữa sỏi thận vào cái là từng mảng bay hết. Chữa bệnh sỏi thận cũng vậy, chỉ cần uống một thời gian thì nó sẽ tự bào mòn viên sỏi và “tiêu tán” viên sỏi to”.
Những thang thuốc cuối cùng được bổ sung loại thuốc kháng sinh. Đó là lá cây xạ đen chuyên dùng để trị các loại ung thư. Loại lá này có tác dụng chống viêm sưng, kích thích ăn ngủ. Sau khi lấy lá về, thái nhỏ, phơi khô một tuần nắng. Khi có hiện tượng sỏi đã ra khỏi ống nước tiểu thì cho vị thuốc này vào đun cùng với những thang thuốc cuối để làm chất kháng sinh.
Mỗi thang thuốc của ông Châu có giá 30 ngàn đồng. “Đấy là tiền công đi hái. Cả nhà đi khắp các vùng đồi núi Hòa Bình để tìm thuốc, có những cây phải xuống tận Ninh Bình mới có. Có lúc công việc đồng áng chững lại vì có nhiều người đến tìm thuốc quá. Gia đình không có tiền để thuê người đi hái, hơn nữa để người khác đi hái sợ không đúng thuốc thì khổ. Với số tiền công đó cũng chỉ đủ cả nhà rau cháo qua ngày. Quan trọng nhất ở điều cứu được bệnh cho người ta là tôi vui rồi”, ông lão chia sẻ.
Ông Bùi Phi Diệp, Phó chủ tịch UBND xã Yên Trị xác nhận bài thuốc chữa bệnh gia truyền của gia đình ông Nguyễn Sinh Châu nổi tiếng ở xã. “Nhiều trường hợp bệnh nhân tìm đến nhờ ông Châu chữa đều đã khỏi bệnh. Bài thuốc đã được Hội đông y huyện kiểm nghiệm và chứng nhận”, vị Chủ tịch xã cho biết.
Sỏi thận là tình trạng một hoặc vài viên sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành qua thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau quằn quại dữ dội ở vùng bụng dưới và xác định qua chụp X - quang hoặc siêu âm. Chế độ ăn uống không hợp lý khiến cơ thể rất dễ mắc bệnh sỏi thận. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần ăn uống điều độ, uống nhiều nước.
Hoàng Thế Tào - PLVN

27 thg 2, 2012

Kinh ngiệm dân gian, chữa sỏi thận, đái rắt, đái buốt bằng lá chè xanh


Những ai bị bệnh đi đái rắt có thể chữa bằng cách sau, đảm bảo khỏi ngay sau khi uống. Tôi thường xuyên bị và mỗi lần bị thường chữa theo cách này. Lấy một nắm lá chè xanh (không cần nhiều) rửa sạch, vẩy ráo nước sau đó mang giã nhỏ rồi đổ nước đun sôi vào. Để cho lắng bã chè xuống và uống lấy nước xanh, uống ngay lúc đó, vừa thổi cho nguội và uống từ từ, sau khi uống hết bát nước chè xanh giã nhỏ đó, sẽ khỏi luôn, thậm chí uống vào đến đâu cảm thấy dễ chịu đến đó (cho dù bị đi đái rắt nặng cảm thấy buốt cũng khỏi). Chú ý uống ngay lúc nước còn xanh và nóng ấm, không để nước chuyển sang màu vàng và nguội mới uống thì không khỏi.

Kinh nghiệm chữa sỏi thân:
Làm như trên nhưng cho nước đun sôi để nguôi, vát nước uống, mỗi ngày 1 lần (khoảng 1 lạng lá chè xanh) uống liên tục trong vài ngày, sỏi thận sẽ ra theo đường tiểu. Chú ý uống khi no để tránh say do chè xanh.

12 thg 2, 2012

Sự liên quan giữa sỏi thận và bệnh suy thận

Sự liên quan giữa sỏi thận và bệnh suy thận

 




Sỏi thận hay bệnh sỏi niệu, sỏi bàng quang v.v, dù tên gọi thế nào thì cũng có một nghĩa chung là có sự hình thành chất khoáng cô đặc trong thận hay ở hệ tiết niệu. Phần lớn sỏi thận được hình thành do giảm lượng nước tiểu hay do tăng lượng khoáng chất tạo thành sỏi trong nước tiểu.
Sỏi tiết niệu có thể hình thành trong thận nơi tập hợp nước tiểu, được gọi là bể thận, bàng quang (là nơi giữ nước tiểu trước khi được đưa ra ngoài cơ thể) hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Sỏi thận có nhiều kích cỡ khác nhau, nó có thể từ cỡ nhỏ như những hạt cát và có sỏi lớn bằng quả bóng golf. Có những sỏi tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có sỏi thận gây đau đớn và không thể tự ra ngoài qua đường tiểu nếu không có sự can thiệp của thuốc men hay các phương pháp điều trị khác.

Sỏi thận là gì?

Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do lượng nước quá ít (từ việc mất nước do uống ít nước hoặc tập thể thao quá sức), sự thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu, và/hoặc mức khoáng chất phân nhỏ hơn mức bình thường trong nước tiểu. Các khoáng chất như canxi, oxalate, uric axit, Natri, cystine hay phốt-pho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo.
Nói chung sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài mà không ảnh hưởng gì, nhưng nếu sỏi lớn, có thể bị mắc lại trên đường ra và  sẽ cần phải có sự trợ giúp của bác sỹ chuyên khoa để lấy sỏi ra ngoài.
Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây sỏi thận và loại sỏi thận, từ đó mới tìm được cách chữa trị tốt nhất và cách phòng tránh. Nếu một người đã từng bị sỏi thận, rất có khả năng sẽ bị hình thành sỏi tiếp. Sỏi tiết niệu có thể gây cản trở cho thận trong việc loại bỏ các chất độc hại. Một viên sỏi trong thận cũng có thể xù xì, lởm chởm hoặc có các cạnh sắc nhọn và có thể làm tổn thương tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến thận bị hỏng và đôi khi gây nên suy thận.

Những triệu chứng của sỏi thận

Bạn có thể không biết rằng mình bị sỏi thận cho đến khi nó gây đau đớn, là sỏi lớn và chặn đường tiểu hoặc đôi khi đi tiểu ra sỏi mới biết. Triệu chứng thông thường là cơn đau dữ dội, không đều bắt đầu từ vùng của thận, là sau lưng ở phía dưới hoặc phía dưới xương sườn. Cơn đau có khuynh hướng di chuyển cùng với sỏi. Nếu sỏi dừng không di chuyển thì cơn đau cũng hết. Ngoài ra còn có các triệu chứng sau:
  • Nước tiểu có máu hoặc màu đục, có mùi
  • Choáng váng và/hoặc nôn
  • Sốt và/hoặc ớn lạnh
  • Cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu
Nếu bạn có bất kể một triệu chứng nào kể trên, hãy đến gặp bác sỹ ngay. Chữa trị sỏi thận sớm có thể ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm như bệnh về thận, đặc biệt nghiêm trọng là có thể gây suy thận.

Các loại sỏi thận và cách hình thành sỏi

Có bốn loại sỏi thận chính: sỏi canxi, sỏi struvite, sỏi cystine và uric acid.
  • Sỏi Canxi là loại sỏi phổ biến nhất. Khoảng 80-90% sỏi thận là canxi với một vài khoáng chất khác (thường là oxalate và phosphate). Lượng canxi dư thừa trong cơ thể không sử dụng hết được loại bỏ qua thận, luợng dư thừa này thường chảy vào nước tiểu. Nếu canxi không được đưa ra ngoài, hoặc đơn giản là quá nhiều để có thể hoà tan trong nước tiểu, nó sẽ rắn lại và kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Sỏi canxi thường xuất hiện ở những nguời có lượng Vitamin D cao hoặc bị cường tuyến giáp (hạch tuyến giáp quá nhạy cảm). Những người bị suy thận thường có khả năng bị sỏi canxi.
  • Sỏi khuẩn là loại sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu. Loại này khá phổ biến ở phụ nữ, do phụ nữ cũng dễ bị viêm đường tiết niệu hơn nam giới. Viêm đường tiết niệu mãn tính tạo ra enzyme làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac dư thừa này làm vi khuẩn có thể phát sinh nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, hoặc phân nhánh thành sừng và kích thước có thể phát triển lớn làm tổn thương đến thận.
  • Sỏi uric acid hình thành do quá nhiều uric acid trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành và kết hợp với canxi cộng oxalate tạo nên sỏi. Loại sỏi này thường có ở nam giới. Một chế độ ăn giàu chất đạm động vật có thể góp phần tăng cao lượng uric acid trong cơ thể. Những người bị bệnh gout có nguy cơ bị sỏi uric acid cao.
  • Sỏi cystine hiếm gặp hơn vì sỏi này thường bị do di truyền. Cystine là một loại amino acid. Một vài người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không thể hút lại xistine vào trong máu. Xistine không được hoà tan tốt trong nước tiểu, vì vậy những dư thừa sẽ tạo thành khối rắn là sỏi cystine. Những người bị bệnh này thường được phát hiện ngay từ khi còn trẻ và sẽ được tiếp tục theo dõi chữa trị.

Điều trị sỏi thận

Để điều trị sỏi thận thì điều quan trọng là bác sỹ phải xác định bạn bị sỏi loại gì, từ đó mới có cách điều trị hiệu quả nhất. Sẽ lấy nước tiểu để xét nghiệm ra loại sỏi, do có nhiều loại sỏi thận nên  cũng có nhiều cách điều trị hiệu quả với từng loại
Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Bạn có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu nếu uống nhiều nước (2-3 lít nước mỗi ngày, nếu bạn không bị bệnh gì cấm uống nhiều nước). Nếu sỏi quá lớn, có thể gây chảy máu hay làm tổn thương thận khi ra ngoài thì  phải dùng cách khác.
Một số cách điều trị sỏi thận:
  • Tán sỏi ngoài cơ thể. Năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm sẽ được chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Bệnh nhân sẽ nằm trên một đệm nước, bác sỹ sẽ xác định vị trí viên sỏi qua chụp X-quang hoặc siêu âm. Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ vừa đủ để nó tự ra ngoài qua đường tiểu. Quá trình tán sỏi diễn ra trong khoảng một giờ. Tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể gây đau nên bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê. Sau khi trị liệu bạn có thể đi tiểu ra máu, có cảm giác hơi bỏng rát sau lưng và ở bụng hoặc đau khi viên sỏi đi ra ngoài.
  • Lấy sỏi thận qua da. Là phương pháp nội soi để lấy sỏi thận khi không tán sỏi được. Một ống soi thận sẽ được đặt vào trong thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống. Mặc dù cách lấy sỏi thận qua da không tạo ra vết mổ hở nhưng vẫn cần dùng thuốc gây tê và giảm đau, bệnh nhân vẫn phải nằm viện hai hoặc ba ngày. Lấy sỏi thận qua da được dùng khi viên sỏi quá lớn không thể dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được hoặc khi đã tán sỏi ngoài mà không hiệu quả. Phương pháp này thường được dùng để điều trị những sỏi có nhiều cạnh nhọn, phân nhánh, sỏi khuẩn. Sau khi lấy sỏi qua da, bạn có thể cảm thấy đau ở đường rạch đặt ống soi và vùng thận. Sau khi hút hết sỏi, bác sỹ sẽ đặt ống thông dẫn nước tiểu ra ngoài, ống thông này sẽ được rút ra sau một vài ngày sau khi phẫu thuật.
  • Tán sỏi niệu quản qua nội soi là dùng một máy soi niệu quản qua bàng quang để lấy sỏi còn mắc trong niệu quản. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Máy soi niệu quản là máy dò có thể đi qua bàng quang lên niệu quản để xác định vị trí sỏi trong niệu quản, khi tìm được vị trí sẽ dùng sóng siêu âm để tán vụn sỏi ra. Bệnh nhân cũng cần được gây mê khi làm tán sỏi niệu quản.

Hãy thay đổi cách sống để phòng ngừa sỏi thận

Vì hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị lại, nên cách tốt nhất là chữa trị và tìm cách phòng ngừa sỏi tái phát. Cách phòng ngừa tốt nhất là thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục.  Những người đã từng bị sỏi thận nên uống khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày (nếu không bị bệnh gì cần phải hạn chế uống nước). Ngoài ra, nếu bạn đã bị sỏi canxi, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalate, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô-cô-la, chè, rau chân vịt, các loại quả mọng như dâu tây. Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, bác sỹ cũng có thể cho bạn uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu.
Một số người bị sỏi thận là do tuyến giáp nhạy quá mức và tiết ra nhiều hóc-môn, cường tuyến giáp cũng làm lượng canxi được giải phóng từ xương ra nhiều, số canxi này sẽ tạo thành sỏi trong thận. Vì vậy để điều trị triệt để có thể phẫu thuật tuyến giáp và sỏi thận sẽ không bao giờ còn nữa.

Mối liên quan giữa sỏi thận và suy thận

Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu sỏi thận không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Một số loại sỏi thận, có cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách chữa trị sỏi thận  triệt để nếu phát hiện ra sỏi.
Nếu bạn có sỏi thận, nghĩa là bạn có nguy cơ bị tổn thương thận, suy thận cao hơn những người khác, vì vậy hãy thực hiện cách phòng ngừa sỏi thận và nếu đã bị sỏi thì thảo luận với bác sỹ để tìm cách chữa trị và ngăn chặn sỏi xuất hiện trở lại.

Minh Huệ(Theo www.davita.com)

Quả đu đủ xanh chữa sỏi thận, sỏi mật

Quả đu đủ xanh chữa sỏi thận, sỏi mật
 Đu đủ xanh.
Tôi năm nay 77 tuổi, bị nhiều bệnh nhưng năm 1990 bị sỏi thận, chạy chữa 5 năm nhiều thầy lang ở nhiều nơi, mất nhiều tiền mới tiêu tan được sỏi. Năm 2005, sỏi lại tái phát thận phải 1 viên 0,7mm, thận trái 1 viên 0,9mm. Tôi rất lo lắng tìm đường chạy chữa. Thật may gặp ông anh cho một quyển sách nhỏ Những bài thuốc gia truyền bằng cây nhà, lá vườn của một cố đạo người Việt cư trú ở Mỹ viết gửi về. Trong đó có bài quả đu đủ xanh chữa sỏi. Cách làm: quả đu đủ xanh cắt đầu đuôi bỏ hết hột, thêm ít muối, đem đun cách thủy, ăn ngày một lần, ăn liền trong một tuần lễ là khỏi. Tôi thực hiện ngay, trẩy quả đu đủ xanh (bằng vốc tay) vừa ăn trong một ngày, ăn 7 quả liền. Sau 7 ngày đi siêu âm quả thật viên sỏi đã biến mất. Tôi thấy cháu Nguyễn Văn Thiết, 35 tuổi đi lưng còm lom khom là bị 2 viên sỏi đường tiết niệu chèn đau không làm được gì. Tôi hướng dẫn trảy ngay quả đu đủ vườn nhà làm như trên để ăn. Cháu ăn đến ngày thứ ba đã giảm đau, đến ngày thứ năm đã khỏi đau đi làm bình thường được. Thấy kết quả, ông anh Nguyễn Minh Xa và Phạm Văn Sáu, nguyên hiệu trưởng trường cấp II đã về hưu cũng thực hiện ăn quả đu đủ xanh trong 7 ngày đi siêu âm cũng tiêu tan sỏi thận. Tôi lại mách và hướng dẫn ông Nguyễn Văn Sướng ở tổ 10, phường Minh Khai - thành phố Phủ Lý, nguyên là Giám đốc khách sạn bị sỏi bùn ở mật chuẩn bị đi mổ và bà vợ là Nguyễn Thị Thịnh bị sỏi thận 3 viên. Hai ông bà cũng thực hiện ăn quả đu đủ xanh trong 1 tuần lễ đi siêu âm cũng tiêu tan hết. Tôi còn mách bảo nhiều người khác. Đây là tin vui bước đầu thực nghiệm theo sách có kết quả tốt và rất nhiều người bị bệnh này, chữa đơn giản không mất nhiều tiền mà khỏi bệnh. Tôi viết bài này mong quý báo đăng để độc giả bị bệnh có thể áp dụng thử khi cần vừa rẻ vừa an toàn.
Trên đây là kinh nghiệm chữa sỏi từ quả đu đủ xanh, của bác Lương Phúc Huyên gửi tới tòa soạn, xét thấy không độc hại gì vì vậy chúng tôi đăng để bạn đọc thử áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng nếu có điều gì bất thường nên đi khám tại bệnh viện để được xử trí đúng. Thực tế, trong Đông y thường dùng đu đủ xanh hầm chân giò giúp lợi sữa dùng cho các bà mẹ sau đẻ ít sữa.
Lương Phúc Huyên

CÁCH LÀM:

Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn);ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẻ hết.

Phương thuốc này đã đựoc kiểm chứng.