Hiển thị các bài đăng có nhãn suythận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn suythận. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 11, 2023

VỊ BÁC SĨ GIÀ VÀ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH SUY THẬN TỪ ĐẬU ĐEN VÀ CÂY CỎ MỰC

 Cụ là Tao Thanh Luật, sn 1932, từng là bác sĩ quân y Quân đoàn 3 Tây Nguyên. Cụ cho biết đã dùng bài thuốc cỏ mực 30g và 40g đậu đen (rang vàng, cả 2 vị đun sôi uống) chữa cho nhiều người bị suy thận!

Tuệ Lâm gặp cụ trên chuyến xe khác đường dài nối giữa 2 tỉnh Khánh Hoà - Đắk Lắk. Cụ ở tuổi ngoài 80 cho biết đi rừng Đắk Lắk tìm thuốc cứu người. Khi biết Tuệ Lâm nhỏ hơn 40 năm tuổi đời cũng đang trên hành trình như mình, cụ nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm của mình về bài thuốc đậu đen + cỏ mực với khẳng định: “Người nào dùng kiên trì, đúng lượng, sinh hoạt kiêng cử, không uống tạp nham, ai dùng bài này cũng hiệu quả!”.
Cụ Luật cho biết theo Đông y, cỏ mực còn có tên gọi khác là cỏ nhọ nồi, hạ liên thảo, thuộc nhóm thuốc cầm máu, cây có vị ngọt, chua, tính lương vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lỵ (cầm tiêu chảy), đại tiện ra máu, làm đen râu tóc: “Ông dùng cỏ mực giã vắt nước uống chữa cho nhiều người bị rong kinh ở nữ, trĩ ra máu, bị thương chảy máu, viêm họng... Ai cũng hết bệnh đấy cháu”.
Tuệ Lâm: Dạ, liều dùng như thế nào vậy ông?
Cụ Luật: Sách y của cụ Đỗ Tất Lợi ghi kiều 30-40g, nhưng bà con trong dân gian thì không biết mà cân đâu, cứ hái một nắm rửa sạch, giã nhỏ chắt lấy nước uống lúc nó lúc đói đều được...
Về đậu đen, cụ Luật biện giải theo y lý là vị thuốc thông tiểu tiện, thông mật và ích thận, liều dùng 20 - 50g hoặc hơn tuỳ thể bệnh: “Đậu đen có 2 loại, loại lòng trắng và loại xanh lòng. Loại xanh lòng còn gọi đậu đen nếp hay đậu đen xanh lòng, ăn ngon và dùng làm thuốc tốt”.
Cụ luật: Cả 2 loại đều bổ thận, không kỵ nhau nên có bệnh về thận yên tâm sử dụng. Nhưng công dụng chậm nên để phát huy tác dụng con phải dùng kiên trì. Ai có bệnh tìm đến ông, ông hướng dẫn dùng bài này, thường sau 1-2 tháng sử dụng đều tìm đến nhà tạ ơn. Ở quê ông chữa không tiền bạc gì, bà con khổ bệnh đến tặng ông khi nải chuối, lúc con cá con gà thôi. Con biêt rõ rồi con giúp người con nhé”.
Y sinh Tuệ Lam

4 thg 4, 2018

Bài thuốc kỳ diệu chữa bệnh thận, suy thận, thận hư nhiễm mỡ

Bài thuốc nam này đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, đây là bài thuốc rất quí, bí truyền của gia đình, nhưng cuối cùng thì tôi quyết định “giải mã” với suy nghĩ cứu người là trên hết.
Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm :
1- Rễ cây Chuối tiêu(chuối hờn, chuối già hương) ( Tên khoa học:Musa spp. họ Musaceae) ( Có hoặc không)
2- Rễ cây Dừa ( cây Dừa- Tên khoa học :Cocos nucifera L. họ Palmae )
3- Rễ cây Cau ( Cây cau-tên khoa học Areca catechu L. họ Palmae )
4- Rễ / lá của cây Lá Gai (Tên khoa học: Boehmeria nivea L.;(Urtica nivea L.) Họ Gai Gaud Urticaceae
5- Rễ cây Dứa (Gọi là cây dứa dại- Không phải cây Thơm);Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectorius Park. ex Z.), thuộc họ Dứa dại – Pandanaceae.
6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Dâu tằm ( Cây Dâu-tên Khoa học Morus alba L họ Moraceae )
7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Sung-Có thể dùng vỏ thân cây sung ( Ficus glomerata Roxb.Var.chittagonga )
8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngái- Khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái ( Tên khoa học:Ficus hispida L. f.,họ Dâu tằm Moraceae)
9- Cây Tầm gửi ( không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít) ( tầm gửi dâu-tên Khoa học Ramulus loranthi, Họ Loranthaceae)
10-Cây Bìm bìm khu chén ( họ bìm bìm- Convolvulaceae )
11-Cây Nàng nàng ( tên khoa học Callicarpa cana L. họ Verbenaceae ) ( còn gọi là cây trứng ếch,..)
12-Cây Sả ( tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Gramineae )
13-Cây Thạch xương bồ ( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Araceae )
14-Cây Rau răm ( tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Polygonaceae ) (dành cho người bệnh nhưng kém tiêu hóa)
15-Cây Mã đề -Tên khoa học : Plantago asiatia L. Họ Plantaginaceae
16- Râu bắp ( ngô )-tên khoa học Stigmata maydis/ của cây Zea mays L họ Gramineae ( Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)
17- Vỏ quả bưởi (bòng) Tên khoa học Citrus maxima, họ cam quit

Thêm : bệnh nhân Nam thêm Vỏ quít – bệnh nhân Nữ thì thêm Cỏ cú
(Bởi có câu : Nam bất thiểu Trần bì – Nam không thể thiếu vỏ quit .Nữ bất ly Hương phụ- Nữ không nên xa Cỏ cú)
Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.
Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) .
Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30 gr (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10gr)
Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ… mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày.
Sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm ! Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian cho bệnh dứt hoàn toàn
Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc nầy để điều trị thì rất tốt.
Đối với những bệnh nhận suy thận đã chuyển sang giai đoạn chạy thận có thể dùng bài thuốc nầy để chữa trị tiếp tục, hiệu quả đã được kiểm chứng thực tế.
Các loại thảo dược đã được đề cập trong bài thuốc đều là các cây có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thức ăn ,thức uống cho người nên rất an toàn cho người sử dụng.
Món ăn bài thuốc cho người bệnh thân.
* Canh đậu phộng và tỏi
- Tác dụng: kiện tỳ, khử thấp, tiêu thũng, giải độc, thích hợp cho người bị phù thũng do bệnh thận, tỳ hư thấp thanh, triệu chứng thường thấy: tứ chi nặng nề, chi dưới sưng phù, ăn uống không ngon, tinh thần mệt mỏi, khó tiểu
- Nguyên liệu: đậu phộng hạt 150g, tỏi lớn 100g.
- Cách làm: Đậu phộng rửa sạch. Tỏi lột vỏ, rửa sạch. Cho cả 2 vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, dùng lửa lớn nấu sôi, bớt lửa hầm đến khi đậu phộng mềm rụt, nêm gia vị là được.
- Món này chia ra dùng hết trong ngày.
* Cháo phục linh, đậu đỏ
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận
- Nguyên liệu: phục linh 25g, đậu đỏ 30g, táo lớn 10 quả, gạo 100g.
- Cách làm: Ngâm đậu đỏ nửa ngày, vớt ra rửa sạch, cùng phục linh, táo và gạo nấu cháo.
- Món này ăn thay cơm sáng và tối, nên ăn nóng.
* Cháo đậu đỏ, rễ tranh
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị bệnh thận
- Nguyên liệu: rễ tranh tươi, đậu đỏ, gạo mỗi thứ 200g.
- Cách làm: Rễ tranh rửa sạch, bỏ vào nồi thêm vào lượng nước thích hợp nấu lấy nước bỏ bã. Gạo và đậu đỏ vo sạch, đổ nước rễ tranh vào nấu cháo.
- Món này chia 3 - 4 lần ăn hết trong ngày.
* Cháo ngô, đậu cô ve, táo
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận
- Nguyên liệu: hạt ngô, táo lớn mỗi thứ 50g, đậu cô ve 25g.
- Cách làm: Đậu cô ve rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng với ngô và táo nấu cháo.
- Món này mỗi ngày ăn 1 lần.
songkhoe.net

31 thg 12, 2014

Cây thuốc lạ của người từng bị hư thận

            
Thứ Hai, 15/09/2014 09:00 SA báo Phú Yên: http://www.baophuyen.com.vn/89/120641/cay-thuoc-la-cua-nguoi-tung-bi-hu-than.html


Anh Lạc giới thiệu về cây thuốc bí ẩn - Ảnh: Y.LAN
Bị hư cả hai quả thận, tiền bạc lại không có, anh Ngô Sĩ Lạc ở thôn Nguyên Trang, xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa) cứ ngỡ mình sẽ sớm lìa khỏi cuộc đời. Trong hoàn cảnh bế tắc, anh tìm uống thuốc nam và hết bệnh nên hăm hở chia sẻ cây thuốc lạ lùng này với nhiều người, mong giúp họ tìm lại được sức khỏe. 

CÂY THUỐC NAM KỲ LẠ

Năm 1993, anh Ngô Sĩ Lạc mắc bệnh thận. Căn bệnh này suýt nữa thì cướp đi mạng sống của anh. “Tôi điều trị ở bệnh viện tại Phú Yên, vô bệnh viện TP Hồ Chí Minh rồi ra bệnh viện ở Vinh, Nghệ An. Bác sĩ đều nói cả hai quả thận bị hư, tôi phải ghép thận, nếu có tiền”.

Anh Lạc làm gì có tiền, có thận để mà ghép! Năm 1984, từ Diễn Châu (Nghệ An), anh đến huyện miền núi Sơn Hòa lập nghiệp. Rồi anh đi bộ đội, sang chiến trường Campuchia. Bị bệnh sốt rét hành hạ, anh Lạc xuất ngũ một năm sau đó. Trở về Sơn Hòa, anh lập gia đình. Hai vợ chồng mưu sinh trên rẫy. Đến khi anh Lạc ngã bệnh, vợ chồng anh phải chuyển nhượng 1,5ha đất rẫy để chạy chữa, thuốc thang. Không có tiền ghép thận, anh đành buông xuôi, mặc cho số phận. Anh được đưa về nhà và bị căn bệnh quái ác hành hạ, dẫn đến phù, co rút hai chân, không thể đi được. Khi đó, người đàn ông sinh năm 1967 này yếu đến mức được vợ và bạn dìu hai bên, cũng không còn sức để đứng lên.

Cứ ngỡ mình sẽ chết thì ngày nọ, anh Lạc hay tin ở Tuy Hòa có một người đào vàng bị hư cả hai quả thận, bệnh viện “chê”, trả về. Rồi bệnh nhân đó uống thuốc của một người dân tộc thiểu số ở Phú Túc (Krông Pa, Gia Lai) và khỏe mạnh trở lại.

Như người sắp chết đuối vớ được cọc, anh Lạc nhờ em trai lên Phú Túc, lặn lội tìm người đàn ông kia để mua thuốc. “Em tôi mua được 2 khúc cây, mỗi khúc dài khoảng nửa mét, to bằng cổ tay với giá 150.000 đồng, về nhà vạt mỏng, rang vàng hạ thổ rồi nấu sôi kỹ để tôi uống thay nước. Đêm đó, sau khi uống hết ấm thuốc đầu tiên, tôi rất mệt, nhưng sáng hôm sau thì thấy đỡ nhiều. Tôi liền bảo em lên Phú Túc mua thêm thuốc. Uống đúng một tháng thì khỏe, tôi đi siêu âm lại, bác sĩ bảo: Thận không có vấn đề gì” - anh Lạc tươi cười kể về chuyện mình đã thoát khỏi bệnh một cách kỳ diệu.

Cây thuốc đã được bào nhỏ - Ảnh: Y.LAN

CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG

Khỏi bệnh, anh Lạc vô cùng tò mò muốn biết cây thuốc gì đã giúp mình bước qua “cửa tử” nên đem khúc cây đến gặp nhiều người dân tộc thiểu số sống ở địa phương để tìm hiểu. Tuy nhiên, tất cả đều lắc đầu, chẳng biết đó là cây gì. Bởi vì trước khi bán thuốc cho gia đình anh Lạc, người đàn ông ở Phú Túc đã chặt cây thuốc ra thành từng khúc và trên cây không còn một cái lá nào, vì vậy, người ta không thể “nhận diện” được.

Khỏe mạnh trở lại, anh Lạc tiếp tục làm rẫy và mua cây thuốc “trữ” trong nhà. “Mỗi lần lên Phú Túc, tôi mua từ 1 đến 2 triệu đồng tiền thuốc để dành trong nhà, ai cần thì tôi chia lại cho họ” - anh Lạc cho biết.

Cách đây 3 năm, anh Cao Văn Thìn ở thôn Nguyên Trang, đồng hương với anh Lạc, mắc bệnh sốt rét, sau đó tiểu ra máu rất nhiều. Anh Thìn đến bệnh viện khám thì được khuyên nhập viện để điều trị. “Lúc đó vợ tôi cũng bệnh, đang lúc mùa màng mà gia đình lại neo người nên tôi không nhập viện. Anh Lạc hay tin, đưa cho tôi một khúc cây, bảo về sắc uống thử. Tôi uống vào thấy đỡ, nước tiểu trong trở lại. Công nhận cây đó hay, cách sử dụng cũng rất đơn giản” - anh Thìn kể.

Anh Thìn cho biết sau khi uống hết 4 ấm thuốc, anh khỏi bệnh cho tới bây giờ. Khúc cây thuốc mà anh Lạc đưa, giờ vẫn còn một ít, anh Thìn cất kỹ, để dành. “Nó chẳng bị mối mọt gì cả, dù tôi cứ để khơi khơi như thế” - anh Thìn nói. Rồi, cũng như anh Lạc, anh Thìn rất tò mò muốn biết rốt cuộc đó là cây gì mà hay vậy. “Hai anh em đã lên Gia Lai mua thuốc và “theo dõi” người đàn ông đó vì muốn tìm ra gốc gác cây thuốc, nhưng mà không được” - anh Thìn tươi cười kể.

Không chỉ nhiều người dân ở thôn Nguyên Trang biết về cây thuốc “của anh Lạc”, mà người ở xa cũng gọi điện đến “đặt hàng”. Anh Lạc nói: Tôi đã chia thuốc cho rất nhiều người, gần có, xa có, giờ không thể nào nhớ hết. Có người ở Cam Ranh (Khánh Hòa), uống hết bệnh rồi mà vẫn mua thêm, nói là để “thủ” trong nhà. Một người tên Thi bị phù, ứ nước ở thận, uống thuốc hết bệnh rồi thì mua về bán cho dân trong vùng. Tít trong TP Hồ Chí Minh cũng có người điện ra tìm mua cây thuốc này”. 

Một trong những người ở TP Hồ Chí Minh đã mua thuốc của anh Lạc là anh Nguyễn Đức Thái, sống tại quận Thủ Đức. Qua điện thoại, anh Thái cho biết: “2 năm trước, thận của tôi bị ứ nước độ 2. Nghe người ta mách bảo, tôi mua thuốc của anh Lạc, uống chừng gần một tháng thì khỏi bệnh. Từ đó đến nay, tôi vẫn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết quả đều ổn”. 

Theo lời anh Lạc, cây thuốc mà anh trữ trong nhà “chuyên trị” chứng suy thận, phù do bệnh về thận, thận ứ nước, tiểu ra máu do tổn thương thận, còn bệnh sỏi thận thì cây thuốc này “bó tay”. Khi phóng viên tỏ ý muốn biết “mặt mũi” cây thuốc, anh Lạc kêu vợ mang ra một khúc cây to bằng cổ tay trẻ con, có gai, màu vàng rất nhạt. Rồi anh mang ra một cái máy bào. Tì khúc cây vào cửa, anh Lạc bắt đầu bào và dăm xối xả văng ra. Chốc sau, anh đã có một vốc to dăm mỏng bào từ cây thuốc, có mùi hăng rất nhẹ. Anh Lạc hướng dẫn: Đem cái này rang vàng, hạ thổ rồi cho vào ấm đất, đổ 4 chén nước, đun sôi kỹ rồi uống thay nước, thế thôi. Một ấm thuốc nấu từ 2 đến 3 nước mới bỏ. Cũng theo anh Lạc, người bị suy thận phải uống từ nửa tháng đến một tháng mới có kết quả, còn người bị phù do bệnh về thận thì chỉ cần uống trong năm mười ngày. 

“Có người ở TP Tuy Hòa điện lên hỏi về cây thuốc, rồi hỏi là có cần đưa bệnh nhân đến để bắt mạch không. Trời, tôi đâu phải là thầy thuốc. Tôi may mắn biết được cây thuốc này, cứu được mình, sau đó thì giúp cho bà con thôi” - anh Lạc nói.

Bạn đọc có nhu cầu liên lạc với anh Ngô Sĩ Lạc, thì liên lạc theo số điện thoại: 0168.614.6886. 

Trao đổi xoay quanh cây thuốc “bí ẩn” đang được anh Ngô Sĩ Lạc chia sẻ với nhiều người mắc bệnh thận, đông y sĩ Lê Văn Phước ở TP Tuy Hòa - người đã có nhiều năm sưu tầm, giới thiệu những cây thuốc quý - nói: Muốn biết đó là cây gì, hoạt chất của nó như thế nào thì phải gửi tiêu bản đến Viện Dược liệu để các nhà chuyên môn xác định.
Cũng theo ông Phước, trong nhiều trường hợp, thổ nhưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chiết xuất được dược liệu từ cây thuốc. Và phải thu hái đúng quy trình, nếu thì cũng không có tác dụng.
YÊN LAN
BÌNH LUẬN

29 thg 8, 2014

Bài thuốc đơn giản chữa bệnh suy thận


Bài thuốc đơn giản chữa bệnh suy thận
Lương y Đào Hồ Phong Giao nói về tác dụng của thuốc nam
(PLO) -  Xuất thân từ gia đình nhiều đời theo nghề thuốc, cộng với niềm đam mê khám phá những cây thuốc dân gian, bác sĩ - lương y Đào Hồ Phong Giao (50 tuổi, ngụ đường Hoàng Hoa Thám, phường 5, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã nghiên cứu thành công nhiều bài thuốc dễ kiếm, hiệu nghiệm. Theo ông, bệnh suy thận cấp hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng bài thuốc tự chế rất đơn giản, rẻ tiền.
Cây cỏ mực và đỗ đen trị bệnh suy thận cấp
Thành phần chính của bài thuốc là cây cỏ mực - cỏ nhọ nồi (có tên đông y là hạ liên thảo) và hạt đỗ đen. Hai loại thảo dược này rất tốt trong việc chữa trị chứng suy thận cấp, tức bệnh suy thận ở cấp độ mới mắc phải. 
Triệu chứng bệnh suy thận thường gặp như sau: Tiểu đêm, ngủ hay gặp ác mộng, tóc bạc sớm kèm biểu hiện đau lưng mỏi gối. Nếu không chữa trị kịp thời, để bệnh chuyển sang mãn tính sẽ rất khó chữa trị.
Ông Giao hướng dẫn: Hái cỏ mực đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sau đó sao vàng trên lửa than. Hằng ngày dùng khoảng 30g cây cỏ mực nấu chung với 40g đỗ đen rang cháy vừa. Đun hỗn hợp cỏ mực và đỗ đen sôi rồi chắt lấy nước uống như uống nước bình thường. Mỗi thang thuốc có thể nấu nhiều lần. 
Bài thuốc từ cỏ mực và đỗ đen phù hợp với mọi cơ địa, không hề lo lắng xảy ra tác dụng phụ. Uống chừng vài thang thuốc, người bệnh sẽ thấy triệu chứng tiểu đêm thưa dần rồi giảm hẳn; đồng thời ăn ngon, ngủ ngon hơn. 
Bài thuốc không chỉ bổ thận mà còn giúp hệ thống cơ xương phát triển tốt. “Tây y bồi bổ xương khớp bằng cách cung cấp canxi trực tiếp. Còn Đông y bổ xương cũng thông qua việc tạo canxi nhưng thông qua bồi bổ thận”, lương y Giao giải thích. 
 Cây cỏ mực (có nơi còn gọi là cỏ nhọ nồi)
Tuỳ thể trạng từng người, bệnh tình thuyên giảm nhanh hoặc chậm khác nhau. Tuy nhiên đặc tính chung của thuốc  nam là phát huy công dụng chậm. Bởi vậy người bệnh cần kiên trì uống thuốc đều đặn. Cũng liên quan đến chứng suy thận, ông Giao khuyên mọi người nên chú trọng bảo vệ cơ quan này bởi thận giữ vai trò cốt yếu giúp cơ thể khoẻ mạnh: “Thận hoạt động tốt, chất độc trong cơ thể sẽ được đào thải hết ra ngoài, ắt bệnh tật tiêu tan”.
Phương pháp cai nghiện bằng châm cứu và thuốc đông y
Ngoài bài thuốc chứa suy thận cấp. ông Giao cũng cho biết có thể áp dụng liệu pháp châm cứu kết hợp thuốc đông y vẫn giúp con nghiện cắt cơn nghiện hiệu quả, đồng thời giảm chi phí đáng kể. 
Phương pháp châm cứu có tác dụng kích thích vào hệ thần kinh, thúc đẩy quá trình tạo hoóc môn của cơ thể, tạo sự cân bằng giúp con nghiện cắt cơn. Tất nhiên mỗi người nghiện ma tuý, nội tạng tổn thương ở mức độ khác nhau nên phương pháp kích thích bằng kim châm cứu cũng khác nhau. Mỗi lần châm cứu sẽ tác động trực tiếp vào nhóm huyệt trên dưới 10 huyệt đạo. Thời gian châm cứu chỉ kéo dài chừng nửa tiếng đồng hồ. 
Khi áp dụng liệu pháp này, thầy thuốc cần nắm rõ chu kì lên cơn nghiện của con nghiện. Căn cứ vào đó, phải tiến hành châm cứu trước thời điểm phát cơn một tiếng đồng hồ nhằm giúp cơ thể sản sinh hoóc môn ức chế kịp thời. “Thông thường, mỗi liệu trình châm cứu kéo dài từ 15 - 25 ngày. 
Nếu con nghiện lên cơn 2 – 3 lần/ngày thì cũng phải châm cứu cắt cơn tương đương chừng đó lần. Bên cạnh tác dụng kích thích quá trình tạo hoóc môn kháng thể, châm cứu còn giúp ổn định hệ thần kinh người nghiện”, ông Giao trình bày.
Song song với quá trình châm cứu, người nghiện ma tuý nên sử dung bài thuốc “Thập toàn đại bổ” nhằm bổ dưỡng ngũ tạng tổn thương, lấy lại sức đề kháng. 
Bài thuốc gồm thành phần như sau, liều lượng mỗi vị dao động từ 6 đến 20g: Đản sâm (có tác dụng bổ khí, sơn thù; nói cách khác là bổ thận âm), bạch truật (bổ tỳ, tăng đề kháng, kích thích ăn uống), hoài sơn (bổ tỳ, khí), thục địa (bổ thận dương), sài hồ (bổ thận âm, thanh nhiệt), cam thảo (giải độc, làm trung hoà các dược liệu), bạch chỉ (kháng viêm, có tác dụng trị đau vùng thượng đình), táo nhân; và viên chỉ (có tác dụng an thần, bổ tâm can). 
Đem bài thuốc trên sắc lấy nước uống, thời gian uống là trước bữa ăn chừng 30 phút. Theo ông Giao, nếu kết hợp song song liệu pháp châm cứu và uống thuốc sẽ rút ngắn thời gian cai nghiện hơn. Nguyên lý chung của hai phương pháp đều nhằm mục đích tạo sự cân bằng cơ thể, ổn định thần trí. Từ đó người nghiện “quên” đi cơn “đói” ma tuý.
Tương tự bài thuốc nam trị chứng suy thận cấp, cai nghiện bằng y học cổ truyền giúp con nghiện rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, sử dụng thuốc đông y hoàn toàn không lo lắng xuất hiện tác dụng phụ ngoài ý muốn. Nhất là người nghiện ma tuý sử dụng nhiều thuốc tây y dễ gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể. Vị lương y cung cấp thêm, tất cả mọi người, nhất là người lớn tuổi đều có thể áp dụng bài “Thập toàn đại bổ” để tăng cường sức khoẻ. 
Ông Giao được đánh giá là vị thầy thuốc giỏi về chuyên môn, từng công tác nhiều năm tại Viện Y dược học TP.HCM. Mười hai tuổi cậu bé đã học nghề đông y, sau đó tốt nghiệp trường Đại học Y dược TP.HCM. Suốt thời gian công tác tại viện y dược học, ông Giao nhiều lần được những bệnh viện nước ngoài trực tiếp mời sang giảng dạy, thực nghiệm chữa bệnh đông y. 
Ông từng đem phương pháp châm cứu, thuốc y học cổ truyền sang Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kì. Bệnh nhân những nước này rất chuộng liệu pháp trị bệnh không cần dùng thuốc như kĩ thuật châm cứu, bấm huyệt của người Việt. 
Mang trong mình hai trường phái y học, ông Giao quan niệm muốn trị bệnh hiệu quả cần biết cách kết hợp hài hoà giữa Đông và Tây y. Nói cách khác tức kết hợp hài hoà hai yếu tố cổ (tức đông y) và kim (y học hiện đại): “Mỗi ngành đều có cái hay của nó. Nếu biết kết hợp sẽ tăng cao tính hiệu quả trong việc chữa trị bệnh tật”, ông Giao trải lòng.
Huế Thương

7 thg 3, 2012

Hai bài thuốc chữa suy thận mạn

- Kết hợp kinh nghiệm của nhiều lương y và những bài thuốc theo cổ phương của hai danh y Việt Nam là Tuệ Tĩnh và Hải thượng Lãn Ông cùng hai bài cổ phương nổi tiếng còn truyền lại là bài "Lục vị" và "Bát vị", GS.TSKH Hoàng Tuấn, nguyên giám đốc Bệnh viện 19/8 đã giúp nhiều người phục hồi chức năng thận. 


GS Lâm Quang Thiệp (số nhà 121 Chung cư đường sắt, 35 Láng Hạ, Hà Nội) cho biết: Tôi bị bệnh gút, uống nhiều thuốc chứa corticoid dẫn tới suy thận độ 2 với chỉ số Creatinin trong máu đã lên tới 230mg. Sau 2 tháng uống "bổ thận dưỡng vinh" chỉ số Creatinin trong máu của tôi đã xuống 100mg gần như bình thường. Tôi tiếp tục uống mỗi năm một vài đợt, đến nay sau 14 năm, thận của tôi vẫn ổn định bình thường. Đặc biệt, nhờ uống thuốc Đông y tôi cũng không phải dùng thuốc gút của Tây y nữa mà bệnh cũng giảm nhiều, không còn các cơn đau nặng nữa". Ông Thiệp cho hay, nếu bài thuốc của GS.TS Hoàng Tuấn không được truyền lại thì thật tiếc cho bệnh nhân.

f
GS.TSKH Hoàng Tuấn đang nói về âm dương ngũ hành chữa bệnh tại Trung tâm Unesco.


Theo GS.TSKH Hoàng Tuấn, người bị suy thận là người còn nguyên hai thận nhưng những đơn vị trong thận đã bị hỏng đến 2/3 (hai quả thận gồm 2,5 triệu đơn vị thận), còn nếu thận bình thường thì kể cả khi "cho" một quả thận, chỉ còn một quả, thận bù trừ vẫn hoạt động bình thường. Chữa suy thận là chữa nội thận (thận bên trong) chứ không phải ngoại thận (tinh hoàn) vì quan niệm thận trong Đông y thường được hiểu là gồm cả cơ quan sinh dục của nam giới.
Điều trị suy thận mạn bằng Đông y là sử dụng các bài thuốc nuôi dưỡng cơ thể, giải độc lợi tiểu nhằm chống viêm và phục hồi các tế bào sắp chết vì xơ hóa. Tuyệt đối không được dùng các thuốc cả Đông và Tây y sẽ có hại cho thận. Đối với các bệnh nhân suy thận mạn, ông phối hợp theo quan niệm về âm dương, thủy hỏa... của người xưa, dùng cả hai bài thuốc "Lục vị" và "Bát vị", tùy từng bệnh nhân mà gia giảm các liều lượng cho thích hợp.

Thông thường, một bài thuốc của ông có từ 30 - 35 vị, nhiều vị có  tính "thực phẩm", tự tay ông phải đi chọn thuốc và bào chế cho bảo đảm vì cùng một vị thuốc chỉ cần lấy đoạn khác nhau giữa thân, rễ và cành, kết quả cũng khác nhau. Trong quá trình điều trị của mình, ông đã nghiên cứu trên 28 bệnh nhân bị suy thận mạn, có 5 người suy thận có mức urê từ 350 - 370mg% dùng thuốc đến nay hơn 3 năm vẫn còn sống. Trong khi 3 người khác có mức urê như thế cho đi chạy thận nhân tạo đều tử vong không quá được 6 tháng.


Thúy Nga

Thuốc Nam cứu sống người hấp hối vì suy thận

Đây là bài thuốc Nam gồm 4 loại cây thuốc: Cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ  mà chị Đoàn Thị Dung ở xóm 4, thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, Phù Mỹ, Bình Định dùng để chữa những căn bệnh về thận cho người dân.

Con bị hấp hối, tìm được cuốn sách mối ăn
Chị Đoàn Thị Dung kể rằng: Thật ra chị chẳng tài giỏi gì. Biết bài thuốc Nam cứu người đó cũng là sự tình cờ. Số là 13 năm trước, khi bé  Trần Thị Thanh Tuyền, con chị được 4 tuổi, tự nhiên mắc chứng bệnh kì lạ.
Toàn thân cứ sưng phù lên, ngày một nặng, cháu phải nằm một chỗ, không sao đi lại được.
Con bị như thế, vợ chồng chị đau xót ruột gan, hễ ai nói bệnh gì, dùng thuốc điều trị nào thì chị cũng đều không từ bỏ. Vậy mà bệnh tình không thuyên giảm chút nào. Vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, biết cháu bị hư thận, bệnh viện trả về, con bé chỉ chờ chết.
"Buổi tối nó hấp hối, mình hoảng quá, biết nó không qua khỏi nên mò mẫm trong bóng đèn dầu tìm trong cái lẫm đựng lúa những vật dụng cần thiết để liệm cho con nhỏ. Ai dè, mình mò làm sao lại bóc trúng cuốn sách mục bị mối ăn, có tên là "Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc", mình giũ sách cuốn sách thì thấy mối, đất đổ ra.
Thật ra cuốn sách này là của ông nội mình (Trần Liệu) để lại, khi xưa ông là thầy thuốc mà. Tiếc là cuốn sách bị rách hơn một nửa. Mình lật ra thấy trong sách có bài thuốc chữa bệnh thận, trong đó có thận ứ nước, thận sỏi... Con bé Tuyền bị thận ứ nước. Mừng quá. Như sách hướng dẫn, mình tìm hiểu thì biết 4 loại cây này ở địa phương mình thường có tên gọi là: Cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ", chị Dung nói.

Mô tả ảnh.
CHị Dung và con gái
Sáng sớm hôm sau chị Dung bắt đầu đi tìm lá, đến 4 giờ chiều mới đủ thuốc. Bẻ cả cành và lá mỗi cây mỗi thứ một ít, chị đem sao, sấy khô tất cả. Sau đó cho vào ấm đất, sắc 6 chén chỉ còn một chén cho cháu uống. Không ngờ cháu đi tiểu liên tục ngay trong đêm đầu tiên sau khi uống chén thuốc đó. Cứ thế da xẹp xuống hẳn và sau đó cháu đã đi cầu. Chị còn phát hiện khi cháu đi cầu, trong phân có rất nhiều viên trắng giống như hạt sạn to nhỏ như mắt cá. Mà hồi đó chị không biết đó là hạt sạn, cứ thấy nó cứng ngắt.
Chị Dung nhớ lại: Lúc uống xong lần đầu, một ngày sau, mình thấy cháu cựa mình được, nhắm mở mắt bình thường. Mình mừng quá, cho cháu uống thuốc liền tù tì trong vòng nửa tháng. Về sau, ngày nào cũng nấu thuốc thành nước cho cháu uống trong vòng 3 tháng, cháu khoẻ hẳn cho tới bây giờ. Mà nói thiệt, hồi cháu đỡ bệnh khoảng 6 tháng thì mình có đưa cháu vào Quy Nhơn cho bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định khám lại cho chắc ăn.
Ông bác sĩ đó ngạc nhiên, không ngờ khi gặp lại thấy nó khoẻ mạnh... Mình nói bé về uống thuốc Nam. Bác sĩ khám lại và bảo bé đã khỏi... Sau đó, nhiều người bệnh hay tin cứ tìm tới nhà mình hỏi thăm. Cũng bởi con bé Tuyền bệnh nặng nên cả làng cứ tới thăm thường xuyên, nên khi nó hết bệnh, thông tin mới lan truyền thật nhanh. Cũng từ đó, mình làm phước cứu người nhờ bài thuốc này luôn.

Bệnh nhân đến từ nhiều nơi
Hôm chúng tôi tìm đến nhà chị Dung, bé Tuyền giờ đã thành cô thiếu nữ 17 tuổi, trông khoẻ mạnh và luôn quấn quýt bên mẹ để phụ làm thuốc cứu người. Giờ đây, những người mắc bệnh thận không riêng gì ở trong tỉnh mà các tỉnh khác như Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Gia Lai... cũng tìm đến nhà chị Dung.
Để tiện giúp đỡ mọi người, chị Dung đã lên núi hái các loại cây thuốc trong bài thuốc kì diệu này về nhà phơi hai nắng, rồi chở đi ra xã Mỹ Chánh (Phù Mỹ) nhờ máy sấy điện của người ta sấy khô giùm. Khi bệnh nhân tìm đến, chị đưa thuốc, hoặc gửi thuốc cho người ta, cứ thế người nhà bệnh nhân sắc thuốc cho uống mà thôi.
Chị Dung cho biết: Bài thuốc Nam này cũng lạ lắm! Với những căn bệnh về thận mà bệnh viện trả về, nhất là ung thư thận, nó chữa rất nhanh, trong vòng 4 tháng bệnh nhân hết bệnh luôn, không trở đi trở lại gì cả. Còn thận khô, thận nhiễm mỡ chữa lâu hơn một chút, trong vòng 5 - 6 tháng là hết bệnh.
"Mình cũng đã tìm ra thêm một vị thuốc giúp bệnh nhân bị bệnh thận ăn cơm được ngon hơn là cây thuốc hồng đơn. Loại này cũng uống kèm với 4 vị thuốc kia rất tốt. Mình thực sự mong muốn khi có điều kiện, sẽ sắm một chiếc máy sấy để sấy thuốc vì số lượng thuốc làm rất nhiều, chở đi sấy nơi khác thì lại quá tốn kém, hơn nữa mùa mưa thì không thể nào phơi khô trước khi đem sấy được", chị Dung nói.

Gặp người thoát khỏi "lưỡi hái tử thần"
Để kiểm nghiệm lời chị Dung nói, chúng tôi tìm đến nhà bà Đinh Thị Giàu (74 tuổi) ở thôn Phước Thọ, xã Mỹ Hòa, một bệnh nhân hư thận tưởng chừng không thể cứu chữa được, đã trở lại đời sống bình thường.
Một buổi tối mùa hè 12 năm về trước, bà phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch: Đi tiểu không được, cơ thể bị phù ứ. Các bác sĩ Quân y viện 13 đã xác định 1 quả thận bị suy độ 3, không còn tác dụng. Để cứu lấy sinh mạng bệnh nhân, bác sĩ quyết định mổ và cắt bỏ quả thận bị hư. Nhưng đến giữa tháng 11/2002 thì bệnh cũ lại tái phát, cơ thể bà bị phù nặng hơn.
Chịu không nổi, bà Giàu lại tiếp tục nhập viện lần thứ 2. Đợt cứu chữa này, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đành phải bó tay bởi quả thận còn sót lại được thể hiện trên phim X-quang cũng đã suy. Gia đình bà không còn cách gì khác ngoài việc đưa bà về nhà và chờ...
Chị Kim Anh - con gái của bà Giàu cho hay: "Sau khi chúng tôi đưa má về nhà thì được chị Dung ở thôn Hội Khánh bày cách chữa thận và hái cho gia đình một bài thuốc Nam, gồm 4 loại cây. Thú thật, bây giờ nói 4 loại cây thuốc đó tên gì tui cũng không nhớ rõ. Chúng tôi chỉ nghĩ, cứ coi đây như một cuộc "thử nghiệm", biết đâu ông trời thương thì má tui qua khỏi.
Vậy là chúng tôi đem thuốc về nhà sắc rồi cho má tui uống như kiểu uống trà. Sau một canh giờ dùng thuốc đã có tác dụng, bà cảm thấy mắc tiểu và đi liên tục nửa tiếng một lần. Những chỗ phù trướng trên cơ thể đã chuyển về trạng thái ban đầu và xẹp xuống hoàn toàn. Để chắc ăn, mấy ngày sau, tui tiếp tục sắc một ít lá cây thuốc Nam còn lại cho bà uống thêm.
Được một tháng bà đã tự ngồi dậy được và cũng tự mình đi lại, làm vệ sinh cá nhân mà không cần người phụ giúp. Sức khoẻ bà ngày càng khá lên dù những ngày sau bà không dùng thuốc nữa. Ăn uống cũng bình thường trở lại và bây giờ bà thực sự khoẻ mạnh".
Còn bà Giàu tâm sự: "Đúng là uống thuốc được sắc 4 loại cây thuốc Nam này, tui đã khoẻ lên rất nhiều, không còn cảm giác mệt mỏi vì bệnh nữa. Dù hiện thời không biết mình có thể sống được bao lâu nữa, nhưng sau lần "trở về" này, tui vui lắm! Hy vọng bài thuốc chữa thận đầy hiệu quả này không chỉ có ích cho tui mà nó sẽ được phổ biến để có thể chữa trị cho những người có chứng bệnh này!".
Lương y Đinh Công Bảy,  (tổng thư kí Hội dược liệu TPHCM):
Tốt nhưng phải có lương y tư vấn
4 loại cây thuốc Nam: Cây nổ, cây quýt gai, cây muối và cây mực chữa bệnh thận tốt. Cây quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các chứng bệnh phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, thận, rắn cắn. Cây mực có vị ngọt, chua, tính mát dùng chữa các bệnh âm hư, sốt cao, xuất huyết, có tác dụng bổ thận. Cây muối có vị mặn, mùi thơm, điều hòa các khí... Ưu điểm của các loại thuốc cỏ cây là ít gây dị ứng và giá thành lại không cao. Tuy nhiên không nên dùng quá liều, và muốn đạt hiệu quả chữa bệnh cao, người bệnh cần được lương y tư vấn.


  • Thu Hiền

12 thg 2, 2012

Hai bài thuốc chữa suy thận mạn

- Kết hợp kinh nghiệm của nhiều lương y và những bài thuốc theo cổ phương của hai danh y Việt Nam là Tuệ Tĩnh và Hải thượng Lãn Ông cùng hai bài cổ phương nổi tiếng còn truyền lại là bài "Lục vị" và "Bát vị", GS.TSKH Hoàng Tuấn, nguyên giám đốc Bệnh viện 19/8 đã giúp nhiều người phục hồi chức năng thận.


GS Lâm Quang Thiệp (số nhà 121 Chung cư đường sắt, 35 Láng Hạ, Hà Nội) cho biết: Tôi bị bệnh gút, uống nhiều thuốc chứa corticoid dẫn tới suy thận độ 2 với chỉ số Creatinin trong máu đã lên tới 230mg. Sau 2 tháng uống "bổ thận dưỡng vinh" chỉ số Creatinin trong máu của tôi đã xuống 100mg gần như bình thường. Tôi tiếp tục uống mỗi năm một vài đợt, đến nay sau 14 năm, thận của tôi vẫn ổn định bình thường. Đặc biệt, nhờ uống thuốc Đông y tôi cũng không phải dùng thuốc gút của Tây y nữa mà bệnh cũng giảm nhiều, không còn các cơn đau nặng nữa". Ông Thiệp cho hay, nếu bài thuốc của GS.TS Hoàng Tuấn không được truyền lại thì thật tiếc cho bệnh nhân.

f
GS.TSKH Hoàng Tuấn đang nói về âm dương ngũ hành chữa bệnh tại Trung tâm Unesco.


Theo GS.TSKH Hoàng Tuấn, người bị suy thận là người còn nguyên hai thận nhưng những đơn vị trong thận đã bị hỏng đến 2/3 (hai quả thận gồm 2,5 triệu đơn vị thận), còn nếu thận bình thường thì kể cả khi "cho" một quả thận, chỉ còn một quả, thận bù trừ vẫn hoạt động bình thường. Chữa suy thận là chữa nội thận (thận bên trong) chứ không phải ngoại thận (tinh hoàn) vì quan niệm thận trong Đông y thường được hiểu là gồm cả cơ quan sinh dục của nam giới.
 
Điều trị suy thận mạn bằng Đông y là sử dụng các bài thuốc nuôi dưỡng cơ thể, giải độc lợi tiểu nhằm chống viêm và phục hồi các tế bào sắp chết vì xơ hóa. Tuyệt đối không được dùng các thuốc cả Đông và Tây y sẽ có hại cho thận. Đối với các bệnh nhân suy thận mạn, ông phối hợp theo quan niệm về âm dương, thủy hỏa... của người xưa, dùng cả hai bài thuốc "Lục vị" và "Bát vị", tùy từng bệnh nhân mà gia giảm các liều lượng cho thích hợp.

Thông thường, một bài thuốc của ông có từ 30 - 35 vị, nhiều vị có  tính "thực phẩm", tự tay ông phải đi chọn thuốc và bào chế cho bảo đảm vì cùng một vị thuốc chỉ cần lấy đoạn khác nhau giữa thân, rễ và cành, kết quả cũng khác nhau. Trong quá trình điều trị của mình, ông đã nghiên cứu trên 28 bệnh nhân bị suy thận mạn, có 5 người suy thận có mức urê từ 350 - 370mg% dùng thuốc đến nay hơn 3 năm vẫn còn sống. Trong khi 3 người khác có mức urê như thế cho đi chạy thận nhân tạo đều tử vong không quá được 6 tháng.


Thúy Nga