26 thg 5, 2014

Kinh nghiệm dùng nhân sâm

 ST

SUÝT MẤT CẢ VỢ VÀ CON VÌ... NHÂN SÂM

Các bậc danh y tiền bối chỉ có Hải Thượng Lãn Ông (là tên hiệu của cụ Lê Hữu Trác) là người có ghi chép lại các trường hợp bệnh chữa khỏi gọi là Dương án và các trường hợp bệnh không chữa khỏi, tử vong gọi là Âm án để đời sau lấy đó làm gương, may ra tìm được phương thuốc khác mà cứu được người.

Tôi là một dược sĩ, nên chỉ ghi chép lại các trường hợp bản thân được chứng kiến về tác dụng của thuốc để rút kinh nghiệm hoặc cảnh báo cho người thân và cộng đồng. Nhân có “Diễn đàn: Tai biến y khoa” trên báo Sức khỏe&Đời sống; tôi xin góp một câu chuyện đã ghi chép được cách nay 40 năm.

Trong Đông y nhân sâm được xếp vào hàng quý hiếm: sâm, nhung, quế, phụ. Thời kỳ bao cấp nước ta nhập nhân sâm của Triều Tiên về phân phối cho các cán bộ thuộc diện Ban bảo vệ sức khỏe của tỉnh quản lý, mỗi suất 10g sâm củ loại một (15 củ = 600g).

Tôi là Trưởng trạm Nghiên cứu dược liệu và kiểm nghiệm dược phẩm tỉnh Bắc Thái (trong các tỉnh thành trên cả nước khi ấy chỉ có Bắc Thái có liên trạm NCDL & KNDP) thuộc diện “có tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe” nên được phân phối một suất.

Vợ tôi cũng là dược sĩ đại học (chuyên khoa dược liệu khóa đầu tiên của Trường đại học Dược Hà Nội) công tác ở Phòng Quản lý dược Ty Y tế Bắc Thái nên cũng biết tác dụng của nhân sâm. Cuối tháng 10/1973 sắp chuyển dạ đẻ nên vào Khoa Sản - Bệnh viện A để chờ đẻ. Nhà tập thể của chúng tôi cũng ở liền Bệnh viện A nên cứ hết giờ làm việc là tôi sang xem vợ có chuyển biến thế nào.

Vợ tôi đau kéo dài tới 12 giờ, rất mệt (vì là đẻ con đầu nên chúng tôi chưa có kinh nghiệm gì chỉ trông vào các thầy thuốc Khoa Sản). Thấy vợ mệt quá, tôi phải đến bác sĩ bệnh viện trưởng xin tem phân phối mua một hộp sữa đặc hiệu “Ông Thọ” cho vợ bồi dưỡng.

Khi đem sữa về cho vợ uống, vợ tôi tức giận bảo: “Người ta đau mệt chết đi được, có tí nhân sâm lại đem cất đi, đợi bao giờ không thở được mới cho uống à”, tôi bảo: “Nhân sâm là thuốc bổ thuộc loại đại bổ nguyên khí. Nếu dùng cứu nguy cho người thoát dương thì phải phối hợp với phụ tử chế. Em mệt do đau đẻ, không biết dùng nhân sâm độc vị có được không”.

Vợ tôi bảo: “Em còn nhớ lời thầy giảng về nhân sâm khi còn là sinh viên: Các nhà khoa học Liên Xô đã thí nghiệm cho hai lô chuột nhắt, lô thứ nhất uống nhân sâm, lô thứ hai làm đối chứng cho uống nước cất, rồi bắt tất cả lội nước. Kết quả cuối cùng là sau hai giờ lội nước, lô uống nhân sâm có tới 80% số chuột vẫn còn đủ sức lội nước so với đối chứng là 0%”. Tôi bảo: “Đó là thí nghiệm trên động vật khỏe mạnh, còn em là người chờ đẻ, để anh phải tra sách cho kỹ đã, không thể thấy nhân sâm là thuốc bổ thì dùng được”.

Tôi về phòng làm việc tra cứu trên các tài liệu hiện có như: Dược điển Việt Nam I (1970). 6 tập sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của dược sĩ Đỗ Tất Lợi (năm 1980 dược sĩ Đỗ Tất Lợi mới được Nhà nước phong hàm Giáo sư Đại học) và một số sách của Trung Quốc, Dược điển Liên Xô IX (1961). Trong mục nói về nhân sâm, tất cả đều không có một chữ nào khuyên không nên dùng nhân sâm cho người đau đẻ. Chỉ có lời khuyên: “Những người bệnh có thực tà không dùng được” và truyền thuyết về “Phúc thống phục nhân sâm... tắc tử” lưu giữ trong đầu tôi.

Truyền thuyết kể rằng có một thầy lang khám cho cháu 3 tuổi bị đau bụng, đi phân lỏng, thấy cháu quá mệt, thầy định cho dùng nhân sâm, trước khi quyết định thầy giở sách tra cứu về nhân sâm, ở đoạn cuối trang ghi: phúc thống phục nhân sâm... Thầy vội gấp sách lại rồi cho cháu uống thang thuốc có nhân sâm, sau khoảng nửa canh giờ thì cháu tử vong. Thầy tra lại sách, mở tiếp trang sau có chữ... tắc tử.

Như vậy, sách đã ghi: Đau bụng dùng nhân sâm... ắt chết (tiếc rằng chữ “ắt chết” lại ở trang sau mà lần đầu thầy chưa giở ra). Truyền thuyết này đã nhắc nhở tôi phải đọc kỹ tài liệu để tránh sai sót như người xưa.

Thế là tôi phải thuận theo ý vợ, chia suất nhân sâm 10g thành 5 miếng, đưa cho vợ ngậm 1 miếng, sau 1 giờ thì vợ tôi nhai hết miếng sâm, đỡ mệt nên ngủ được.

Đến 21 giờ tôi vào thăm, vẫn chưa thấy lên bàn đẻ, sốt ruột quá tôi đến gặp bác sĩ trực (BS. Lý Thị H.) bác sĩ khám cho vợ tôi bảo: “côn” (cổ tử cung) đã mở được 6 phân rồi. Tôi yên trí là vợ sắp đẻ rồi ngồi chờ đến 24 giờ vẫn chưa thấy bác sĩ hành xử gì, tôi lại vào phòng bác sĩ đề nghị kiểm tra cho vợ tôi. Sau khi kiểm tra, bác sĩ bảo: “côn” không mở được thêm nữa. Tôi đề nghị can thiệp y khoa cho vợ tôi đẻ. Bác sĩ bảo: đây là chuyên môn của tôi, anh là dược sĩ không nên can thiệp vào. Vợ tôi lại yêu cầu cho ngậm tiếp một miếng sâm nữa để có sức “rặn đẻ”.

Tôi nghĩ: đến miếng sâm này tổng số mới là 4g vẫn chưa quá liều 6g/ngày, nên đưa sâm cho vợ ngậm. Sau đó, tôi ngồi chờ rồi cũng gục xuống bàn ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy thì đã 5 giờ sáng, thấy vợ vẫn chưa đẻ được, bác sĩ vẫn “bình chân như vại”, tôi phải chạy xuống nhà tập thể Bệnh viện A gõ cửa phòng bác sĩ M. - Trưởng khoa Sản gọi: M. ơi, dậy ngay cứu vợ tao với! “Côn” mở 6 phân từ 9 giờ đêm qua mà đến giờ chưa đẻ được.

Thế là bác sĩ M. và tôi chạy vội lên phòng đỡ đẻ. Bác sĩ M. khám ngay cho vợ tôi, thấy cổ tử cung đã mở hết nhưng không có cơn co tử cung, có biểu hiện suy tim thai. Anh lấy máy hút thai trong tủ trực ra, bảo tôi tiệt khuẩn để cấp cứu. Tôi đem rửa thì thấy tổ tò vò trong giác hút, rửa sạch giác hút rồi tôi đổ cồn 90 độ vào đốt để tiệt khuẩn, sau lại đổ cồn 90 độ vào làm lạnh để kịp dùng ngay.

Bác sĩ M. bảo tôi bơm máy hút, hai bác sĩ và hai y tá kéo giác hút và giữ vợ tôi trên bàn đẻ, đến lúc kéo được con tôi ra thì nó đã ngạt, trắng như túi bóng đựng nước, bác sĩ M. phải một tay xách ngược hai chân bé lên, một tay phát thật mạnh vào mông bốn, năm cái bé mới khóc lên được, khi cất được tiếng khóc đầu tiên, bé mới hồng trở lại. Tôi nín thở từ lúc kéo được con ra khỏi bụng mẹ đến khi con cất được tiếng khóc chào đời mới thở ra được nhẹ nhàng và xem đồng hồ, lúc ấy là 7 giờ, mặt trời đỏ như bát tiết vừa ló ra khỏi đám mây.

Thế là nhờ bác sĩ M. cấp cứu sau gần 2 tiếng đồng hồ vợ con tôi đã thoát chết, do bác sĩ Lý Thị H. vô tâm và 2 miếng nhân sâm hảo hạng dùng cho người đau đẻ đã làm cho vợ tôi đờ tử cung suýt chết cả mẹ lẫn con, chuyện này tôi nhớ suốt đời. Nay chép lại làm bài học kinh nghiệm Âm án.

Ngày nay, nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Trung Quốc (sâm Cát Lâm) nhập vào nước ta rất nhiều, cứ có tiền là mua bao nhiêu cũng được. Các nghiên cứu khoa học cũng thông báo có hàng chục trường hợp không nên dùng nhân sâm độc vị. Thiết nghĩ, câu chuyện này cũng là bài học cảnh giác cho những bà mẹ mang thai và là đề tài cần nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm về tác dụng lợi, hại của nhân sâm với người chuyển dạ đẻ.

DS. TRẦN XUÂN THUYẾT


19 thg 5, 2014

Quyền năng của gỗ sưa: Những bí mật chưa từng được tiết lộ

ST


Các thương lái Trung Quốc liên tục lùng sục tìm mua loại gỗ Sưa khắp nơi với giá hàng chục triệu đồng cho 1kg khiến cho cơn sốt gỗ sưa ở Việt Nam không ngừng tăng nhiệt những năm gần đây, gỗ sưa là loại gỗ quý giá thật sự hay chỉ là chiêu trò của các thương lái? bài viết được đăng tải lại từ Báo Pháp Luật.

Niềm tin gỗ sưa chữa được nhiều bệnh tật
Đem những thắc mắc về gỗ sưa hỏi một người Trung Quốc (tên phiên âm Hong Dan, người Chiết Giang) từng có nhiều năm buôn gỗ, anh này cho biết: “Quả thực gỗ sưa là một loại gỗ quý, có giá trị sưu tập rất cao. Những năm gần đây, tại Trung Quốc đang có trào lưu sưu tập đồ gia dụng cổ bằng gỗ sưa. Chắc chắn người sưu tập đều rõ như lòng bàn tay về giá trị vật chất ngoài thị trường của vật mình sưu tập. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết rằng ngoài giá trị về mặt sưu tập, gỗ sưa còn có tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe con người”.
Theo người này, gỗ sưa có mùi thơm nhạt, nhưng dễ ngửi, là tượng trưng cho sự cao quý, vinh hoa. Những gia đình quan lại giàu có thời cổ đại thường chọn gỗ sưa làm nguyên liệu đóng tủ đựng quần áo. Càng lâu ngày, quần áo để trong đó càng có mùi thơm, khi mặc vào, người ta thấy tinh thần sảng khoái vô cùng, có thể nói là rất kỳ diệu.
Ngoài ra, trước đời Thanh, trong hiệu thuốc, bột gỗ sưa là một loại dược liệu rất quý. Sau này, do nguyên liệu gỗ sưa khan hiếm nên thậm chí một số hiệu thuốc còn thu mua hoặc đem đồ gia dụng bằng gỗ sưa của nhà mình ra nghiền thành bột để bốc thuốc. Đây có thể cũng là một nguyên nhân khiến các đồ gia dụng ít có cơ hội được lưu truyền về sau.

Chiếc tủ gỗ sưa có giá trị cực lớn
Vậy tại sao trước đây các vua chúa và các gia đình quyền quý ở Trung Quốc thường dùng gỗ sưa làm đồ gia dụng và coi đó như một loại dược liệu thượng đẳng, một bảo vật khó kiếm? Người này cho biết, cây gỗ sưa quý là cây đã sinh trưởng qua hàng trăm năm, có cây có tuổi đời tới 800 năm, do đó đã tích tụ một năng lượng hết sức kỳ lạ. Khi con người tiếp xúc lâu và thường xuyên, nó có thể khiến người ta thay đổi khí huyết, trừ bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Thậm chí, những người trước đây có hàm răng xỉn màu, khi tiếp xúc lâu với gỗ cũ (gỗ sưa từ 100 năm trở lên), răng có thể trắng trở lại. Không ít người cũng tin rằng dùng bột nghiền của gỗ sưa đun với nước để đắp vào chỗ bị đau bệnh có thể đả thông kinh lạc, hoạt huyết, thúc đẩy tuần hoàn và giảm áp lực máu.
Bột gỗ sưa còn có thể dùng để điều trị bệnh ngoài da, như bệnh chàm (eczema). Cách thức chữa bệnh được giới thiệu như sau: Dùng 1g bột gỗ sưa, 3g hùng hoàng, 1g axit salicylic, 10g nước dấp cá, 2g thất lý tán (hỗn hợp: Trân châu, tổ yến, hoàng liên, khổ hạnh nhân, bán hạ, mạch nha, phục linh, trần bì, thần khúc, cam thảo, hổ phách…) trộn đều bôi lên chỗ da bị chàm mỗi ngày một lần.
Ngoài ra, gỗ sưa cũ thường tán phát ra ngoài một loại vật chất được gọi là “mộc dưỡng”. Loại vật chất này có tác dụng an thần, tỉnh táo, khi thường xuyên sử dụng có thể thúc đẩy việc tái tạo các tế bào, phòng chống các nếp nhăn và sự lão hóa của cơ thể, thậm chí góp phần giúp phục hồi các chức năng tạng phủ trong cơ thể.
Sử dụng đồ gia dụng bằng gỗ sưa như giường tủ, bàn ghế, thời gian tiếp xúc lâu sẽ có hiệu quả điều hòa khí huyết, duy trì sắc đẹp, tránh lão hóa, phòng bệnh ung thư.
Gỗ sưa không chỉ có tác dụng làm đẹp, nó còn có tác dụng chữa bệnh xương khớp. Dùng bột gỗ sưa hòa với dấm trắng, sau đó đắp vào chỗ khớp bị xưng, cứ 10 ngày một liệu trình chữa trị, khoảng 3 liệu trình như vậy xương khớp sẽ gần như hết đau nhức.
Thực tế, gỗ sưa có tác dụng như vậy là do nó có thể điều hòa khí huyết. Các mạch máu lưu thông, chức năng thận tạng cải thiện. Thận lại được coi là “tiên thiên chi bản, bách bệnh chi nguyên”, tức là nguồn của bách bệnh, thận lại chủ về xương khớp, sinh ra tủy, thông với não nên thận khỏe thì mọi bệnh tật tiêu tán, trẻ lâu, trường thọ.

Vì vậy, tiếp xúc một thời gian với gỗ sưa, khí sắc con người cũng sẽ tốt lên, da dẻ hồng hào, hai mắt có thần hơn, không bị ù tai, xương cốt chắc khỏe, tăng cường trí nhớ, trấn tĩnh, không sợ hãi, người này cho biết thêm. Gỗ sưa càng để lâu càng đẹp nên khi chế tác thành đồ mỹ nghệ, tác dụng tán phát các chất “mộc dưỡng” càng nhiều.
Hiểu biết để bảo tồn
Tiếp tục đi tìm lời giải về gỗ sưa, phóng viên đã liên lạc một người bạn là bác sĩ Trung y khá am hiểu về loại gỗ trên. Người này cho biết, gỗ sưa loại lâu năm quả thực có tác dụng chữa bệnh vì trong gỗ có rất nhiều chất như: Isoliquiritigenin, pterostilbene, pterocarpin,narrin, santalin, angiolensin, homopterocarpin, prunetin, formonoetin, p-hydroxyhydratropic acid, pterofuran, pterocarpol.
Các chất này có tác dụng chữa bệnh phong, làm liền vết thương, hồi phục cảm giác nóng lạnh cho người bệnh, giảm đau cho phụ nữ đau bụng kinh, giảm đau và chữa trị bệnh xương khớp, điều tiết lượng đường trong máu của người tiểu đường và giảm các biến chứng như hồi phục chức năng sinh lý, cải thiện vấn đề tiền liệt tuyến, bài tiết sỏi thận và bàng quang.
Các chất này cũng giúp ức chế u ung thư, ban đỏ, bệnh về huyết quản, chứng mất trí, bệnh nha chu, cơ tim, hen xuyễn. Đơn cử như chất Pterostilbene, có tác dụng kháng ô-xy hóa, kháng tăng sinh tế bào, giảm mỡ máu, giảm áp lực máu. Có giá trị lớn trong y học, ứng dụng trong điều trị bệnh ung thư, cao huyết áp, mỡ máu cao. Homopterocarpin ứng dụng trong y học là tiêu sưng giảm đau. Pterocarpin có tác dụng chống nấm, hoạt tính kháng ung thư…
Ngoài ra, gỗ sưa còn được coi là tuyệt phẩm trong các loại gỗ bởi tính rắn chắc, màu sắc hoa lệ, vân gỗ đẹp, bền, được vua chúa và vương công quý tộc sử dụng. Gỗ có mùi hương vĩnh hằng, bách độc không thể ngấm vào nên thường được dùng làm tràng hạt, có ý nghĩa tránh tà ma và tật bệnh. Từ đó, gỗ sưa còn được con người gán cho ý nghĩa tâm linh.

Một cây sưa ở Hà Nội bị “sưa tặc” đốn hạ.
Do ở ngoài tự nhiên gỗ sưa có tốc độ sinh trưởng rất chậm mà ở thời nào thì con người cũng ráo riết tìm cách đốn hạ chúng nên ngày nay gỗ sưa cũ (cây sưa lâu năm) đã không còn nhiều.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp người dân Việt Nam hiểu rõ hơn giá trị của những cây gỗ sưa cổ thụ hiếm hoi đang còn sót lại để từ đó có biện pháp bảo vệ, bảo tồn chúng hiệu quả trước sự săn lùng của “sưa tặc”, để một tài sản quý của quốc gia không “chảy máu” ra ngoài lãnh thổ, từ đó sau này thế hệ con cháu chúng ta còn có dịp tận mắt thưởng ngoạn loại “đệ nhất gỗ” này./.

10 thg 5, 2014

Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ - Phần VI: Đời sống văn hoá ở Mỹ



Phần VI: Đời sống văn hóa ở Mỹ

Nhà văn Anh Stephen Spender nói về đời sống văn hóa Mỹ như sau: “Sự âu hóa đã sang đến Mỹ và quay trở lại châu Âu vì quá trình Mỹ hóa nay đã hoàn tất”



Vừa vay mượn vừa mới mẻ

Những ảnh hưởng của Châu Âu đối với đời sống văn hóa Mỹ - đâu là nét vay mượn, đâu là nét mới của Mỹ - không phải là đề tài mới. Trước khi nhà quý tộc Alexis de Tocqueville tiến hành chuyến đi nổi tiếng của mình tới cộng hòa non trẻ Hoa Kỳ vào năm 1831, đã có khoảng 1.200 người Pháp viết về đề tài này.
Trong suốt hơn 150 năm, người ta đã tranh luận rằng liệu có nét gì là nguyên gốc của Mỹ trong nền văn minh Mỹ hay không? Niềm tin chính trị, định kiến về giai cấp, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, lý thuyết kinh tế học, và niềm tự hào – tất cả những cái đó đóng vai trò quan trọng trong cuộc bàn cãi của những người ở hai bên bờ Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, sang thế kỷ XX, khi ảnh hưởng, sự giàu có và sức mạnh của Mỹ tăng lên, cuộc tranh luận bắt đầu chuyển hướng. Đề tài cũ rích về nền văn hóa Mỹ đã có một sắc thái mới. Trước kia, ảnh hưởng của Châu Âu đã có lúc là một đề tài nhạy cảm, thậm chí có tác động mạnh tới tình cảm của người dân Mỹ.
Hiện nay, nó hầu như không còn dược công chúng Mỹ quan tâm một cách nghiên túc nữa, và trở thành chủ đề bàn thảo của các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa. Trái lại, ảnh hưởng văn hóa Mỹ đối với các nước khác trên thế giới lại là vấn đề hiện đang gây nhiều tranh cãi và đôi khi làm xôn xao dư luận bên ngoài nước Mỹ.
Trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai, người dân Mỹ ngạc nhiên khi nghe những lời buộc tội về “chủ nghĩa đế quốc” văn hóa và “chủ nghĩa dân tộc”. Nhưng thật đáng tiếc, người ta cũng bàn về hình thái mới của nó trước đây. Do vậy, cần phải có cách nhìn nhận từ góc độ lịch sử của vấn đề.

Khía cạnh lịch sử

Việc chia lịch sử văn hóa Mỹ thành ba giai đoạn lớn tuy là khái quát hóa vấn đề , song sẽ bổ ích cho quá trình nghiên cứu. Không có đường ngăn cách rõ ràng giữa các giai đoạn nhưng những ảnh hưởng khác nhau tác động tới những lĩnh vực văn hóa khác nhau theo những cách thức không giống nhau nên mỗi giai đoạn đều có giá trị lịch sử nhất định.

Giai đoạn thứ nhất kéo dài từ thời kỳ thực dân đô hộ tới lúc diễn ra cuộc nội chiến. Trong giai đoạn này, nền nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, văn học và thời trang của Mỹ chịu ảnh hưởng mạnh của những ý tưởng, truyền thống và xu hướng của châu Âu. Những gì hợp thời ở các trung tâm văn hóa châu Âu như London, Paris, Rome thường là hình mẫu cho Boston, New Orleans, New York, và Philadelphia học theo. Một số người Mỹ đi theo các xu hướng của châu Âu một cách không hào hứng. Và thường phải đi sau một thời gian, các xu hướng đó mới sang Mỹ. Chắc chắn dù sớm hay muộn, ít hay nhiều, người Mỹ cũng đã theo các xu hướng đó.

Tất nhiên điều này không có nghĩa là Châu Mỹ chỉ biết du nhập nền nghệ thuật và các nghệ sĩ từ nơi khác. Họa sĩ Mỹ Benjamin West, người được nước Anh gọi là “Raphael của Mỹ”, là người sáng lập ra Viện hàn lâm hoàng gia ở London, và từ năm 1792 là chủ tịch viện này trong suốt 26 năm. Và tài năng âm nhạc hiện đại đặc biệt của người Mỹ cũng sớm thể hiện với việc sáng tác được những “bài hát chuẩn”, những bài hát mà ở khắp mọi nơi, ai ai cũng biết hát.

Ngày nay, lý lẽ mà người Mỹ dùng trong giai đoạn thứ nhất để bảo về nền văn hóa của họ thường bị lãng quên. Mong muốn tách rời về văn hóa với châu Âu là một phần trong cuộc cách mạng của người Mỹ. Người Mỹ công kích nền nghệ thuật, văn hóa và xã hội châu Âu là “ra vẻ quý tộc”, suy đồi, thoái hóa, kém phẩm chất và xem đó như những nguy cơ đối với dân chủ ở Mỹ. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn tồn tại trong một thời gian dài.

Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, trong suốt nhiều năm, người Châu Âu cũng nhắc đi nhắc lại một giọng điệu, được coi là quan điểm của giới quý tộc thượng lưu, về nền văn hóa Mỹ. Theo đó, nền cộng hòa Mỹ, một nền dân chủ mới của những thường dân “pha tạp chủng tộc”, có lẽ không đủ khả năng đem lại những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Họ cho rằng việc gìn giữ và phát triển nền văn minh luôn thuộc về tầng lớp lãnh đạo. Sự nổi lên của những thường dân chỉ đồng nghĩa với sự xuống cấp về văn hóa và nghệ thuật.

Lý lẽ trên luôn trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào thời gian nổ ra những cuộc cách mạng theo chu kỳ và những cuộc nổi dậy thường xuyên trên khắp đất nước châu Âu trong thế kỷ XIX. Những người cảm thấy bị đe dọa nhiều nhất bởi tiếng vang và ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản Mỹ, và sau đó là cuộc cách mạng tư sản Pháp, không có gì lạ chính là những người lên tiếng quyết liệt nhất.

Do nguồn gốc xuất thân, đương nhiên Alexis de Tocqueville đã tán thành quan điểm coi trọng giới lãnh đạo quý tộc. Trong cuốn sách nổi tiếng nhan đề Dân chủ ở Mỹ (Democracy in America) xuất bản năm 1835, ông viết rằng người Mỹ hầu như không có văn minh, nhưng cũng không nên mong đợi hơn thế vì họ không có “tầng lớp quý tộc” và không có “sự phân biệt giai cấp”. Ông giải thích rằng đó là lý do khiến người Mỹ không coi trọng những khía cạnh nghệ thuật tinh tế hơn của cuộc sống, những khía cạnh vốn “nảy sinh từ những khoảng thời gian rảnh rỗi của giới quý tộc”

Quan niệm này rõ ràng đã làm lẫn lộn vị trí giữa người nghệ sĩ trong xã hội và người cai trị mình (chắng hạn, Benjamin West lại là người phục vụ cho vua George III). Nó tồn tại trong một thời gian dài , đặc biệt trong Thế giới cũ. Những gì mang tính phổ biến thì không thể có nhiều giá trị nghệ thuật, điều đó gần như đã thành một định nghĩa. Tất nhiên, cho đến ngày nay, người ta vẫn còn nghe thấy lập luận như vậy.

Những con đường xuyên Đại Tây Dương

Giai đoạn thứ hai, kéo dài từ thời kỳ nội chiến cho tới khoảng chiến tranh thế giới lần thứ nhất, được đánh dấu bởi sự căng thẳng. Có thể nói rằng, người Mỹ có chân trong cả hai thế chiến, và họ thường cảm thấy đó là tư thế bất tiện. Các nhà văn, kiến trúc sư và họa sĩ của thế kỷ XIX vẫn coi họ phần nhiều là một bộ phận của truyền thống châu Âu. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều nghệ sĩ lấy Mỹ làm chủ đề và chất liệu cho sự sáng tạo nghệ thuật của mình. Cuộc đấu tranh giữa châu Âu và châu Mỹ là một trong những đề tài quan trọng hơn cả trong nền văn học của Mỹ.

Tuy nhiên, sang đến giai đoạn thứ hai này, có thể thấy rõ Mỹ đã phát triển được phong cách văn hóa riêng của mình. Không còn lẫn đi đâu được chất Mỹ thể hiện rõ trong giọng văn của những tay bút thế kỷ XIX như Cooper, Thoreau, Emerson, Melville, Whitman…Rõ ràng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đã hình thành.
Những ảnh hưởng của châu Âu vẫn còn mạnh, song không còn áp đảo nữa. Cho dù có tự ý thức được hay không thì trên thực tế, người Mỹ cũng đã bắt đầu đi theo con đường riêng của mình. “ Tôi đi về hướng Đông chỉ vì bị bắt buộc, còn đi về hướng Tây là ý muốn tự do của tôi” – Thoreau, tác giả của cuốn Walden, đã viết như vậy năm 1862. Ông còn viết tiếp: “Ở phía Tây tôi thấy có tương lai và ở đó, trái đất dường như giàu có hơn và không bao giờ cạn kiệt…Tôi phải đi về hướng Oregon, chứ không hướng sang châu Âu”.

Giai đoạn hiện nay là giai đoạn thứ ba, được đánh dấu bởi làn sóng sáng tạo vô cùng mạnh mẽ của Mỹ trong mọi lĩnh vực, bởi ảnh hưởng quốc tế ngày càng lớn và sự tự tin vững chắc. Nhà nghiên cứu nghệ thuật của châu Âu George Steiner đã miêu tả giai doạn hiện nay của đời sống văn hóa Mỹ như là “giai đoạn Elizabeth” trong lịch sử nước Anh.

Mặc dù đã thể hiện cả trong mỹ thuật, kiến trúc, âm nhạc, vũ điệu, phim ảnh và thời trang, những sức sống mãnh liệt và thử nghiệm sáng tạo của Mỹ thể hiện riox nhất trong văn học. Người Mỹ đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng Nobel văn học vào năm 1930 là Sinclair Lewis. Tiếp sau ông, giải thưởng này liên tục về tay những nhà văn Mỹ khác.

Và bây giờ có ai đọc tiểu thuyết của Mỹ không? Nếu ai đó muốn biết tên những nhà văn Mỹ có tác phẩm được mọi người hầu như khắp các nơi trên thế giới đọc, họ có thể nhận được một danh sách rất dài, bắt đầu từ vần A bằng những tên tuổi chẳng hạn như Agee, Algren…và kết thúc đâu đó ở vần W với những tên Walker, Williams.Tất nhiên, điều quan trọng là vấn đề được đặt ra từ lâu về nền văn hóa Mỹ đã phần nhiều đi vào dĩ vãng.

Những vị trí đang thay đổi

Cũng khá nực cười rằng sau một thế kỷ rưỡi người Mỹ phải lo ngại về những ảnh hưởng của người nước ngoài đối với nền văn hóa của họ, phải phàn nàn về những tác động tiêu cực, “những tội lỗi ở vườn Babylon" và sự suy thoái đạo đức của thế giới cũ đối với họ, thì dòng ảnh hưởng hiện nay lại có vẻ như đã đổi chiều. Hiện nay, dường như Mỹ lại đang có quá nhiều ảnh hưởng. Đối với nhiều người bên kia bờ Đại Tây Dương (và cả Thái Bình Dương), văn hóa Mỹ đã trở nên quá phổ biến.

Một nhà phê bình người Pháp, trong khi thừa nhận sự ưu việt của tiểu thuyết Mỹ hiện đại, đã phải phàn nàn về việc người Pháp ngày càng bắt chước theo Mỹ nhiều hơn. Người ta đã quyết định đặt tiêu đề tiếng Anh cho cuốn Annales de I’Institut Pasteur và chỉ xuất bản cuốn này bằng tiếng Anh. Một làn sóng phản đối đã đăng kín trên báo cáo Pháp. Một mình chứng khác về “chủ nghĩa đế quốc Mỹ trong lĩnh vực ngôn ngữ”, đó là sự thình hành của “tiếng Anh Mỹ” trong ngôn ngữ khoa học quốc tế.
Khi kiến trúc sư I.M. Pei, người được đào tạo tại Mỹ, được chọn để thiết kế cổng vào mới của bảo tàng Louvre ở Pháp, một số ngươi Pháp đã nói tới sự phản bội về văn hóa. Cũng tương tự như vậy, một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất của Đức đã phải than vãn về sự thiếu vắng một nền âm nhạc hiện đại thực thụ ở nước ông. Nước Đức không hề nhận thấy họ đã trở thành một (vệ tinh của Mỹ).
Trên tạp trí Jie Zeit Magazin, một nhà báo đã viết rằng trong cuộc sống thường nhật của mình, bà nhìn quanh đâu cũng thấy tiếng Anh Mỹ. Bà đã đặt câu hỏi “Chúng ta đang ở đâu?”, “ở một thuộc địa của Mỹ ư?”. vào năm 1993, Wiem Wnders, một trong những nhà đạo diễn phim được kính trọng nhất ở châu Âu, đã tiên đoán rằng đến năm 2000, ngành điện ảnh của châu Âu sẽ không còn tồn tại nữa. Các nước châu Âu bị “Một con ngựa khổng lồ của thành Troij”. Ông cảnh báo rằng, ngay bây giờ, 95% tổng số thu nhập từ các bộ phim được trình chiếu trên khắp châu Âu đã chảy về túi con ngựa khổng lồ đến từ Hollywood.

Mặc dù cùng đưa ra những lời phàn nàn tương tự như trên, nhưng người Anh tỏ ra đặc biệt nhạy cảm trước những ảnh hưởng mạnh mẽ của đất nước thuộc địa cũ của họ. Khi hai kiến trúc sư người Mỹ là Robert Venturi và Denise Scott Brown được chọn để thiết kế một bên cánh mới cho Nhà triển lãm mĩ thuật quốc gia ở London, các nhà phê bình người Anh đã nổi dậy và cho đến khi cánh Sainsburi được khánh thành năm 1991, cơn giận của họ vẫn chưa nguôi.
Cùng năm đó, Nhà hát vũ kịch hiện đại của London đã chọn ra một giám đốc mới, người mà tờ the sunday times (Thời báo chủ nhật) đã cho rằng "cũng lại là một người Mỹ nữa” Cách đây hơn 10 năm, các nhà xuất bản của Mỹ đã xuất bản tới ¾ tổng số sách bằng tiếng Anh trên thế giới. Ngày nay, việc một tác giả người Anh in sách tại một nhà xuất bản ở Mỹ không phải chuyện lạ, và nhiều cuốn sách như vậy, khi sau đó được in lại ở Anh, vẫn giữ nguyên bản tiếng Anh của Mỹ.
Người ta đã viết những chồng thư dài vô tận gửi tới các báo ở Anh phàn nàn về những “tác động tiêu cực” của tiếng Anh Mỹ đối với trẻ em vị thành niên ở Anh được lan truyền qua radio, TV, phim ảnh, âm nhạc, và băng video. Sự Mỹ hóa này "thậm chí càng tồi tệ hơn” vào dịp Giáng sinh, khi mà tất cả những gì được trình chiếu chỉ là phim và các chương trình biểu diễn của Mỹ.

Nếu như Benjamin Franklin, người hai thế kỷ trước đây đã từng phê phán gay gắt những ảnh hưởng tiêu cực của Anh đối với Mỹ, có thể sống lại thì ông sẽ nghĩ gì khi nghe được rằng đối với nhiều người, cái Thế giới mới gan dạ của ông đã trở thành “Vườn Babylon mới?" Mới chỉ cách đây hai hoặc ba thế hệ, trong tâm trí những người thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ, Paris là nguồn gốc của mọi tội lỗi và lối sống hoang dã.
Thật mỉa mai là nếu nhìn từ góc độ lịch sử, hình ảnh Paris đã được thay thế bằng sức sáng tạo nghệ thuật đã suy đồi của thành phố New York, hay cảnh tượng hoang dã và kỳ quặc về “tình dục, mặt trời và ma túy” ở California. Paris có thể còn là nơi để người Mỹ và người châu Âu cùng giải trí.

Nếu một số người Mỹ không có cảm giác gì trước những lời kết tội về “chủ nghĩa đế quốc về văn hóa” thì, trước hết, có thể nới rằng họ đơn giản chỉ đang đáp lại một lời ca tụng về lịch sử. Thứ hai là người Mỹ nói chung không quan tâm đến cuộc thảo luận nào diễn ra bên ngoài đất nước họ. Nếu nhìn theo một góc độ tích cực hơn, họ đã trở nên sẵn sàng chấp nhận những mối quan hệ và những sự vay mượn về văn hóa.

Trên thực tế, họ thường tự hào chỉ ra những lợi thế của việc có nhiều truyền thống văn hóa đa dạng như vậy. Sự trưởng thành về văn hóa khiến họ trở nên ít quan tâm hơn tới việc xác định đâu là những thứ của “ngoại quốc”, đâu là của Mỹ, những gì đã du nhập vào Mỹ hoặc xuất khẩu từ Mỹ ra ngoài.

Ở Mỹ, người ta mong đợi và chào đón chủ nghĩa quốc tế và thuyết đa nguyên. Chẳng hạn, nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc của Mỹ cảm thấy thoải mái mỗi khi chỉ huy những giàn nhạc nước ngoài chẳng khác nào chỉ huy dàn nhạc trong nước.


Thành ph New York (nh: Internet)
New York, New York

Thành thực mà nói, New York thường gây bực mình cho những người ở các thành phố khác của Mỹ cũng như rất nhiều người ở các nước khác trên thế giới. Người dân New York nghiễm nhiên coi thành phố của họ là trung tâm tài chính, kinh doanh và thông tin liên lạc của thế giới. Không những thế, New York còn là “thủ đô nghệ thuật của thế giới” và là “thành phố có nghệ thuật múa và balê hiện đại nhất”.
Nó là “trung tâm sách báo và xuất bản hàng đầu”, “điểm giải trí của cả trái đất”, và là nơi “có nhiều diễn viên hơn kẻ cướp”. Như một cuốn sách hướng dẫn du lịch của một nước ngoài đã hào hứng khẳng định, New York là quê hương của nhà hát opera nổi tiếng nhất thế giới – the Met – Nhà hát Opera trung tâm.

Một người nào đó đến từ Washington – J.C. vốn có ý thích coi thành phố mình như “thủ đô cả nước”, có thể sẽ nói ngay rằng thư viện của Quốc hội nằm tại đây là thư viện lớn nhất trên thế giới. Cũng giống như một ai đó từ quê hương Harvard có thể giải thích rằng thư viện của trường họ là thư viện đại học lớn nhất thế giới.
Như người New York sẽ nói một cách đơn giản là “tôi tin” rằng Thư viện công cộng của New York là thư viện lớn nhất trên thế giới mà không phải là bộ sưu tập quốc gia. Điều khiến nhiều người bực mình về người dân New York đến như vậy là việc họ biết mình sống ở đâu và họ là ai. Thường họ tỏ ra không quá quan tâm đến những gì tất cả chúng ta đang nghĩ.

Những quà tặng nghệ thuật mà New York dành cho du khách nhiều và đa dạng đến mức tác giả của những quyển sách hướng dẫn du lịch thường bỏ qua và chỉ liệt kê các con số. Chẳng hạn, chỉ riêng ở New York, có khoảng 12 000 nghệ sỹ và nhà điêu khắc hành nghề để kiếm sống. Ở New York có bảo tảng nghệ thuật trung tâm, mà sánh ngang với nó chỉ có Bảo tàng Anh và Louvre của Pháp.

Vị thế trung tâm nghệ thuật hàng đầu mà New York có được không chỉ dựa trên số lượng các nghệ sỹ làm việc tại đó và là nơi có nhiều triển lãm, trưng bày hay bảo tàng. Nhiều bước đi quan trọng trong nền nghệ thuật hiện tại xuất phát từ đây. Trong số những bước tiến được nhiều người biết đến – khởi điểm chủ yếu từ New York và phổ biến trong nền nghệ thuật quốc tế - có trường phái Biểu hiện trừu tượng và Hành động trong hội họa với những hình thái đầu tiên ra đời ở New York vào những năm 1959 – 1960, nghệ thuật Pop, nghệ thuật siêu nhỏ và nghệ thuật nhiếp ảnh theo trường phái hiện thực.

Cũng tương tự như vậy, thành phố Chicago thường được gắn liền với kiến trúc hiện đại, bởi đó là quê hương của Louis Sullivan, người đôi khi được gọi là “cha đẻ của những tòa nhà chọc trời” và Frank Lloyd Wright. Tuy nhiên, đối với nhiều người, chính những đường nét của Manhattan trên bầu trời mới là biểu tượng của thành phố hiện đại to lớn. Và Bảo tàng Guggenheim là một trong những công trình thiết kế nổi tiếng nhất của Wright.
Chicago cũng là nơi lẩn tránh của nhiều nghệ sĩ Bauhaus. Một vài người trong số họ, như Mies Van Der Rohe, người đã cùng hợp tác với kiến trúc sư người Mỹ Philip Johnson, đã làm được nhiều việc có ảnh hưởng đến nền kiến trúc hiện đại. Nhưng chính New York lại là nơi có một số công trình nổi tiếng nhất của họ.

Do khá nhiều công ty thông tin và truyền thông lớn cũng như những người khổng lồ trong lĩnh vực xuất bản như Time – Warner và Turner có trụ sở chính tại New York, nên New York còn trở thành một trung tâm quan trọng đối với các phóng viên nhiếp ảnh. Cuối cùng, cái gọi là “nghệ thuật đường phố” – cho dù đến nay đã là những bức Graffiti và những bức họa đắt tiền tại ga tàu điện ngầm hay những bức vẽ treo tường và trên các tòa nhà – có liên quan mật thiết với nền nghệ thuật Nam Califognia và Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha, vẫn là những thứ thường hay được gắn với New York nhất.

Sân khấu kịch đặc biệt thịnh hành trong hàng trăm nhóm trường đại học và nhóm khu vực trên khắp cả nước Mỹ. Nhưng chỉ có Broadway với khoảng 40 sàn diễn truyên nghiệp và trên 350 sân khấu thử nghiệm ở ngoài khu vực Broadway mới làm người ta biết đến những nhà viết kịch của Mỹ như O’Neill, Miller, Saroyan, William. Chỉ tính riêng ở New York đã có trên 15 000 diễn viên chuyên nghiệp, và ở bang Califognia có khoảng 20000. Hơn 16 000 và nhà soạn nhạc chuyên nghiệp sống ở New York, và khoảng 23 000 ở Califognia. Cuộc cạnh tranh thật gay gắt.

Những trung tâm trải dài trên bờ đại dương

Mặc dù New York gần như có nhiều sản phẩm văn hóa dành cho du khách hơn hẳn các thành phố khác, nhưng nó cũng chỉ là một trung tâm văn hóa lớn chứ không phải là duy nhất ở Mỹ. Thực tế là số người Mỹ đi dự các buổi hòa nhạc giao hưởng nhiều gấp 3 lần những người đi xem những trận đấu bóng rổ, điều đó có thể giải thích bằng một thực tế là trên khắp nước Mỹ có khoảng 1500 giàn nhạc. Gần 40 giàn nhạc ở Mỹ có thể được coi là giàn nhạc “lớn”, có tầm cỡ quốc tê.

Các nhóm đồng diễn và các giàn nhạc của các trường học và trường đại học cũng đóng một vai trò rất quan trong trên cả nước. Chúng như là những trung tâm chuyên nghiệp đào tạo các nhạc công và vũ công. Ở Mỹ người ta tổ chức hàng trăm cuộc thi âm nhạc ở cấp thành phố, bang và quốc gia. Các khoa âm nhạc, kịch và múa thuộc các trường đại học cung cấp học bổng và các khóa đào tạo chuyên nghiệp. Phần lớn các buổi hòa nhạc và các buổi biểu diễn âm nhạc do các trường tài trợ đều không mất tiền vé.

Những buổi hòa nhạc cộng đồng ngoài trời miễn phí cho tất cả mọi người cũng là một truyền thống lâu đời ở Mỹ. Có 2 nguyên nhân giải thích cho sự ra đời của truyền thống này. Một là, những buổi hòa nhạc đó thể hiện mối quan hệ tốt với công chúng, là một cách để các nghệ sĩ cảm ơn cả cộng đồng vì đã ủng hộ họ và để kết bạn mới. Lý do thứ hai thật đơn giản, đó chính là những buổi vui chơi giải trí, cho dù có hay không có nhạc cổ điển.

Vì vậy, cái được gọi là âm nhạc đang nghiêm túc đang phát triển lành mạnh ở Mỹ. Một mặt, loại nhạc này đã có truyền thống về chất lượng, gắn liền với tên tuổi của những người như Menuhin, Stern…Mặt khác, chất lượng đó có triển vọng tiếp tục được bảo đảm với sự có mặt của đông đảo các nhạc công, ca sĩ và vũ công đang được đào tạo.

Vai trò của những người ủng hộ

Có thể nói thêm rằng, kể cả nghệ thuật kịch cũng như bất kỳ ngành nghệ thuật nào khác ở Mỹ, đều không hề dựa vào tiền của nhà nước. Chúng tồn tại không phải vì được các thành phố hay các bang cấp vốn hoạt động. Nhiều người Mỹ có xu hướng coi văn hóa và các ngành nghệ thuật là những lĩnh vực nhà nước không nên can thiệp tới.

Việc cần phải có một bộ trưởng văn hóa hay âm nhạc là ý tưởng ngoại lai đối với họ. Họ không xem chính phủ là người bảo trợ cho nghệ thuật. Thêm vào đó, chẳng hạn, những người yêu nhạc jazz sẽ không hiểu được tại sao tền đóng thuế của họ lại được sử dụng để phục vụ cho thú vui của những người yêu thích nhạc cổ điển hay ngược lại. Người Mỹ cảm thấy rằng mỗi cá nhân cần sẵn lòng ủng hộ và đóng góp kinh phí cho hoạt động văn hóa mà mình ưa thích, bất kể đó là hoạt động gì.
Nhà hát Opera trung tâm, hay the Met, là một ví dụ điển hình. Trung tâm Lincoln rộng 14 hecta, trong đó có trụ sở của dàn nhạc Những người yêu nhạc và Khoa âm nhạc Juliard cũng không kém phần nổi tiếng, được tài trợ chủ yếu thông qua những mon quà và những khoản tiền của hàng nghìn cá nhân, tổ chức tư nhân, các tổ hợp công ty và những tổ chức phi lợi nhuận. Trong tổng số ngân quỹ 75 triệu USD hàng năm của Met, chỉ có 5% là từ các nguồn phi chính phủ, ở cấp liên bang, bang hoặc thành phố. Chín mươi lăm phần trăm còn lại là do tư nhân đóng góp, cộng thêm tiền thu được từ bán vé và một số thu nhập khác.

Mỗi năm trôi qua lại dem đến cho người ta nỗi lo sợ mới (“Liệu the Met có bị khánh kiệt không?”), nhưng rồi sau mỗi lần như vậy. Trung tâm lại ghi nhận them được từ các cá nhân người dân đủ số tiền để tiếp tục hoạt động. Nhưng vì điều đó, the Met không có đủ sức để cạnh tranh với những nhà hát opera được chính phủ tài trợ ở các nước khác trong việc thu hút những ngôi sao opera quốc tế vốn được trả lương rất cao.
Tuy vậy, địa vị quốc tế mà một ca sĩ giành được khi có thể nói ra rằng “tôi đã hát tại trung tâm the Met” cũng đủ để thu hút mọi người, trừ những người tham lam nhất , tơi New York. Nguồn tài chính bấp bênh của the Met còn làm cho trung tâm có được những người ủng hộ vô cùng trung thành, họ cảm giác rằng đây mới chính là nhà hát opera của họ. Song, giá vé một đêm tại nhà hát the Met thường rẻ hơn tại các nhà hát opera ngang hàng khác.

Tình trạng tương tự như vậy cũng sảy ra trong nghệ thuật múa ba lê. Danh tiếng của nền nghệ thuật múa hiện đại của Mỹ có được không phải nhờ vào sự năng đỡ và tài chính của chính phủ, Đúng hơn, nó xuất phát từ tính độc đáo và tài năng của cá cá nhân như Graham và Cunningham, Joffrey và Tharp, và những học trò của họ hiện đang giảng dạy và biểu diễn môn nghệ thuật này trê khắp thế giới.


Poster phim Cun theo chiu gió
Phim ảnh

Thế giới phim ảnh và sản xuất phim của Mỹ;à một chủ đề rộng lớn tới mức nó xứng đáng, và trên thực tế cũng đã, được in thành tuyển tập lớn. Tất nhiên, người ta sẽ nghĩ ngay đến Hollywood cũng như nhiều nhà đạo diễn và diễn viên vĩ đại đang tiếp tục được thu hút về đây và thành danh tại đây.
Nhưng sau đó, người ta cũng có thể nghĩ đến nhiều xưởng phim độc lập có mặt trên khắp cả nước, nghĩ đến những chuỗi phim tài liệu và giáo dục cũng như những bộ phim truyện, đến truyền thống xã hội chích hợp trong điện ảnh, và các khoa điện ảnh trong các trường đại học như trường Đại học Nam Califonia (USC), trường Đại học Califonia ở Los Angeles (UCLA), hay trường Đại học New York, nơi đào tạo ra những nhà đạo diễn như Francis Ford Coppola, George Lucas…Tuy nhiên, chỉ nói tới “nền điện ảnh Mỹ” không thôi thì sẽ tạo ấn tượng sai lệch.

Trong hơn 70 năm qua, phim Mỹ đã ngày càng được ưa chuộng trên khắp thế giới. Các thế hệ lớn lên cùng với phim Mỹ và nhìn nhận về nước Mỹ cũng qua phim Mỹ. Vô tuyến truyền hình và video cũng chỉ càng làm tăng thêm sự phổ biến về phim Mỹ. Hầu hết cá hệ thống truền hình trên thế giới đều có một điểm chung, đó là khối lượng lớn các bộ phim Mỹ họ chọn để trình chiếu trên màn ảnh nhỏ. Trong nhiều trường hợp, nhưng bộ phim này, cho dù là cũ hay mới, được chiếu thường xuyên hơn cả những bộ phim do các nước chủ nhà sản xuất.

Những bộ phim giải trí thành công rực rỡ, kể từ Cuốn theo chiều gió cho tới Công viên kỷ Jula, được chú ý nhiều nhất. Nhìn vào giải thưởng được trao tại các liên hoan phim quốc tế, ta cũng thấy phim Mỹ, với tư cách là một ngành nghệ thuật, tiếp tục tạo được uy tín đáng kể. Ngay cả khi chủ đề cua phim mang tính nghiêm túc, hay như họ nói là “có ý nghĩa”, phim Mỹ vẫn được ưa chuộng.
Trong những thập kỷ trước, những bộ phim nói về tác hại của rượu, về các cuộc ly hôn, sự nguy hiểm của năng lượng và vũ khí hạt nhân, tình trạng tòi tàn của khu trung tâm thành phố, những ảnh hưởng của chế độ nô lệ, cảnh ngộ của những thổ dân Mỹ, sự nghèo đói, về tình trạng như nhập cư hay về hiện tượng đồng tính luyến ái, tất cả đều được giải thưởng và được quốc tế cộng nhận. Và đồng thời, số lượng người đi xem cũng rất đông.

Vào cuối những năm 1980 và đặc biệt là đâu những năm 1990, người ta chú ý nhiều tới việc ngay cả khi châu Âu mạnh lên thì những phim sản xuất tại Mỹ và trình chiếu ở châu Âu vốn ở vị trí hàng đấu còn trở nên được yêu chuộng hơn nữa. Liên minh châu Âu (EU) đã ký những hiệp định không chính thức nhằm hạn chế số lượng phim Mỹ chiếu trên truyền hình châu Âu. Và ở một số nước, người ta đã thông qua những bộ luật nhằm cố gắng hạn chế số lượng phim chiếu ở rạp.
Người châu Âu thường nêu ý kiến rằng điện ảnh ở châu Âu đại diện cho văn hóa, còn ở Mỹ thì nó đại diện cho thương mại. Tuy nhiên, vào những thời kỳ, chẳng hạn như trong vòng ba năm liền Mỹ liên tục giành được giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes với các phim Tình dục, sự dối trá và cuốn băng hình của đạo diễn Soderbergh (năm 1990) và Tên chỉ điểm Barton của anh em nhà Coen (năm 1991), thì lập luận trở nên yếu ớt. Tất nhiên, cả ba phim trên đều do các hãng phim tự do chứ không phải do Hollywood sản xuất.

Chúc mừng sinh nhật bạn

Vấn đề chủ yếu trong các cuộc thảo luận về văn hóa phổ thông của Mỹ cũng chính là một trong những đặc trưng của nền văn hóa này: nó sẽ không là của riêng Mỹ. Bất kẻ đó là phim, thức ăn, thời trang, âm nhạc, những môn thể thao theo mùa hay là những tiếng nói lóng của Mỹ, tất cả đều nhanh chóng thuộc về một nơi nào khác trên thế giới.

Có nhiều thuyết đã được đưa ra nhằm lý giải sao văn hóa phổ thông của Mỹ lại có sức lôi cuốn đến như vậy, đặc biệt là từ những năm 1920. Một thuyết cho rằng đó là do nó dược “quảng cáo” và tiếp thị trông qua những bộ phim, những bản nhạc phổ thông, và gẩn đây là qua truyền hình của Mỹ.

Một thuyết khác giải thích do Mỹ là “dân tộc của dân tộc”, nền nghệ thuật và văn hóa phổ thông của Mỹ dễ dàng “trở về nhà”, hấp dẫn đối với những truyền thống và gu thưởng thức của các nước khác.

Lại có một thuyết khác, có lẽ là phổ biến nhất, cho rằng văn hóa phổ thông của Mỹ được thế giới gắn liền với cái gọi là “tinh thần Mỹ” Bất kể lý do tại sao nó lan truyền rộng khắp, văn hóa phổ thông của Mỹ thường được chấp nhận môt cách nhanh chóng và sau đó được điều chỉnh cho thích hợp với nền văn hóa ở nhiều nước khác nhau. Do đó, nguồn gốc và bản chất của Mỹ có thường nhanh chóng bị lãng quên.

Các chuyên gia đã tranh luận hoài với nhau về lý do tại sao văn hóa phổ thông của Mỹ lại phổ biến đến như vậy, và họ cũng đã nói tới những tác động quốc tế của nền văn hóa này.

Ẩm thực Mỹ: từ Asparagus cho đến Zucchini

Quan điểm thình hành ở nước ngoài cho rằng người Mỹ sống bằng bánh nhân thịt kẹp phomat, Coca cola và khoai tây chiên giòn là chính xác, cũng chính xác như quan điểm người Mỹ cho rằng người Anh sống bằng chè, cá rán và khoai tây chiên, người Pháp sống bằng rượu và tỏi, và người Nhật thì bằng tảo biển và rượu Sake.

Không chỉ là một câu nói quen thuộc thường ngày, quan điểm trên còn xuất phát từ một thực tế là rất nhiều trong số những thứ được quảng cáo là “thực phẩm của Mỹ” ở nước ngoài đều là những món được chế biến nhại theo của Mỹ khá nhạt nhẽo và vô vị. Kể cả những thứ cơ bản như nước sốt để ăn thịt nướng làm tại Mỹ cũng khác nhiều loại nước sốt bán ở các siêu thị nước ngoài.

Mỹ có hai lợi thế về thực phẩm. Thứ nhất, là một nước nông nghiệp hàng đầu, nước Mỹ luôn có sẵn nhiều loại thịt, hoa quả và rau tươi với giá khá rẻ. Đây là một lý do giải thích tại sao bittet hay thịt bò rán có thể được coi là món “đặc trưng” nhất của Mỹ; món này có nhiều hơn các món khác. Nhưng món gà quay ngon của vùng phía Nam cũng là món có danh tiếng, cũng như món jambon hun bằng khói gỗ hồ đào hoặc jambon tẩm đường, món gà tây, tôm hùm tươi, và nhiều hải sản khác như cua hay trai.

Ở một đất nwowcscos nhiều vùng khí hậu khác nhau và nhiều khu vực trồng rau quả, thì người Mỹ không cần phải nhập những thứ rau quả tươi như bưởi, cam, chanh, dưa hâu…Điều này lý giải tại sao hoa quả và salat là những món ăn phổ biến ở Mỹ.

Lợi thế thứ hai mà Mỹ có được – đó là những người nhập cư đã mang theo và còn tiếp tục mang theo những món ăn truyền thống của đất nước và nền văn hóa của họ khi tới Mỹ. Sự phong phú về thức ăn và kiểu ăn thật đáng kinh ngạc!

Ở Mỹ có bốn xu hướng đã tiếp diễn hơn một thập kỷ nay và dường như vẫn còn tiếp tục. Xu hướng thứ nhất, đó là số lượng những tiệm ăn với giá phải chăng phục vụ những món ăn đặc sản ngày càng gia tăng một cách đáng kể. Xu hướng thứ hai là ngày càng có nhiều người Mỹ đi ăn hiệu thường xuyên hơn.Xu hướng tồn tại lâu đời thứ ba, đó là có các chiến dịch vận động giữ gìn sức khỏe được tiến hành trên toàn quốc nên người Mỹ hiện nay có chế độ ăn uống nhẹ hơn rất nhiều.
Cuối cùng là xu hướng sử dụng các món “ăn nhanh”, đây cũng là xu hướng quốc tế. Người ta xếp những chuỗi dài để mua bánh Bizza, bánh nhân thịt, các mona ăn của Mehico…Trong khi có nhiều người Mỹ cũng như người dân các nước khác không hài lòng với xu hướng này và ngay cả các tiệm ăn cũng không thích món ăn này – một điều có thể hiểu được – thì người ta lại thấy cả những người giàu và người nghèo vẫn tiếp tục mua và xài “thức ăn nhanh”.

Và rồi cái “thức ăn nhanh” của người Mỹ cũng đã chu du vòng quanh thế giới đủ để trở thành một phần quen thuộc trong bức tranh thường ngày, giống như những khía cạnh khác của nền văn hóa Mỹ. Chẳng hạn, việc Hồng Công có quầy bánh Pizza Hut là của hàng bán bánh bizza lớn nhất và hiệu bán đồ ăn Mc Donald đông khách nhất, hay việc cách đây hơn 20 năm, gà rán Kentucky đã lại được ở Nhậ Bản và hiện đã có khoảng 900 quầy đại lý chẳng phải là điều đáng ngạc nhiên, ít nhất là đối với thế hệ trẻ. Điều mới là ở chỗ du khách nước ngoài tới Mỹ có lúc phải ngạc nhiên khi thấy những thứ quen thuộc có trong nước họ, và thốt lên: “Ồ, người Mỹ cũng có cả gà rán Kentucky!”.

Một Tân thế giới đã già hơn

Giữa “nền văn hóa cao” của Nhà hát Opera trung tâm và nền văn hóa ẩm thực tầm thường nhưng rất đậm đà hương vị còn tồn tại một mảng văn hóa lớn, đó là nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống của Mỹ, những lĩnh vực mà ngày nay không còn bị xem thường nữa. Bắt đầu từ những năm 1960 với phong trào trở về cội nguồn và vứt bỏ đồ nhựa, nhiều ngành thủ công và nghệ thuật truyền thống đã di phục hồi ở nhiêu nơi. rong số những ngành được nhiều người quan tâm hiện nay có nghệ thuật gốm sứ, nghệ thuật chế biến các loại thủy tinh, nghề đan và dệt thủ công, nghề chế tác đồ trng sức và đồ gỗ.

Ngày nay, ở vùng Ty Nam và Viễn Tây nước Mỹ có những độ ngũ làm gốm và thợ dệt chuên nghiệp coa trình độ, họ bị ảnh hưởng mạnh bởi truyền thống của người Mỹ da đỏ và truyền thống phương đông. Niềm say mê lâu đời của người Mỹ đối với các các phẩm gỗ tự nhiên, có từ thời thực dân Anh đô hộ, lại một lần nữa trở nên mãnh liệt, mọi đồ vật từ những nhạc cụ truyền thống làm bằng tay cho tới những đồ dùng gia đình như chiếc ghế đu mảnh mai kiểu Mỹ đều được làm mới trở lại.Trên khắp cả nước Mỹ, người ta tổ chức nhiều lớp dạy những kỹ năng và các nghề thủ công như vậy.

Những vật liệu xây dựng truyền thống cũng có mặt trong nền kiến trúc thường được gắn liền với phong cách sống “thân mật” tuyệt vời của vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, Bắc Califonia, vùng Tây Nam và vùng Núi đá của nước Mỹ. Nhiều người Mỹ đã mệt mỏi hay chán ngấy “phong cách kiến trúc quốc tế”, và khi một loạt các cuộc thử nghiệm phong cách hiện đại được tiến hành thì cũng là lúc họ quay trở về với lối kiến trúc cũ.
Những kiểu kiến trúc khu vực mang tính truyền thống hơn, những phong cách đơn giản nhưng trang nhã của thực dân Anh ở vùng Đông Bắc, hay kiểu kiến trúc với hình dáng mềm mại xây bằng gạch sống hòa nhập với đặc tính của vùng Tây Nam, tất cả đều lấy lại được vị trí của mình.

Việc duy trì những ngôi nhà và những công trình xây dựng thời Victoria ở vùng Trung Tây cũng đã trở nên quan trọng hơn. Công cuộc cải cách toàn diện khu trung tâm Boston cũ kỹ đang và đang không hề đi ngược lại danh tiếng của thành phố là một trung tâm công nghệ và hướng về tương lai. Ở một chừng mực nào đó, sống giữa cái cũ và cái mới như vậy cũng là một nét đặc trưng của Mỹ.
Bạn đọc: Lê Oanh (Hà Nội

Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ - Phần V: Thông tin và truyền thông




Phần V: Thông tin và truyền thông nước Mỹ
Ở Mỹ hiện có tất cả 11.600 hệ thống truyền hình cáp đang hoạt động phục vụ khoảng 33.000 khu vực dân cư. Rất nhiều chương trình mới khác nhau theo ý thích của những nhóm nhỏ hoặc những ý thích đặc biệt cũng ra đời.
Bạn đọc Lê Oanh tiếp tục chia sẻ với bạn đọc Tuần Việt Nam về lĩnh vực thông tin và truyền thông nước Mỹ - một trong những nội dung của cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" của nhà văn Mỹ nổi tiếng Doulas K.Spevenson. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
T CNN. nh ly t Internet.
Báo chí

Khi nói về báo chi Mỹ, nhiều người bên ngoài nước Mỹ nghĩ đên một tờ báo nghiêm túc, số trang không nhiều, tờ Internationnal Herald Tribune (Diễn đàn người đưa tin quốc tê), được nêu trong danh sách báo hằng ngày của nhiều nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, tờ Internationnal Herald Tribune không hoàn toàn là một tờ báo Mỹ. Có bán tại 164 nước, nó được biên tập tại Paris, và in đồng thời ở Paris, London, Zurich, Praha,Marseilles, Rome, Frankfurt, Hồng Công, Singapo, Tokyo, New York, và Miami.
Tờ báo là nơi tiêu thụ thông tin quốc tế, hầu hết những tin tức này lấy từ những tờ báo mẹ lớn hơn, tờ New York Time (Thời báo Mew York) và tờ The Washinhton Post (Bưu điện Washington). Thế nhưng nhiều người Mỹ chưa bao giờ nghe đến tờ báo này. Và ít người Mỹ đọc báo này khi họ đã có những báo hàng ngày dăng đầy đủ tin tức.

Năm 1992, hơn 10.000 loại báo xuất hiện ở khoảng 6.500 thành phố ở Mỹ. Hầu hết các báo hàng ngày đều được ra nhiều hoặc trình bày bóng đẹp vào các dịp lễ Noel, lễ Tạ ơn, hoặc vào Ngày Quốc khánh Mỹ 4/7. Trong số đó bao gồm cả 85 loại báo tiếng nước ngoài in bằng 34 thứ tiếng khác nhau. Mỗi ngày ở Mỹ bán trên 60 triệu tờ báo .
Tám trăm chín mươi số báo Chủ nhật thường lớn hơn các số ra ngày thường. Kỷ lục bán báo chủ nhật là tờ New York Time. Có một số báo chủ nhật năm 1965 dày 946 trang, nặng trên 7 pao, và giá 50 cent. Người Mỹ có truyền thống đọc báo chủ nhật, đối với một số người đây là hình thức thay cho việc đến nhà thờ. Các báo Chủ nhật có lượng phát hành trung bình 62 triệu bản. Cũng có hơn 7.000 loại báo được xuất bản hằng tuần, hằng nửa tuần, hoặc hàng tháng.

Hầu hết các báo hàng ngày đều là những loại có “chất lượng” chứ không phải “bình dân” (có nghĩa là không chất lượng). Trong số 20 tờ báo có chất lượng phát hành lớn nhất, chỉ có hai hoặc ba tờ thường chú ý đến tội phạm, tình dục và các vụ bê bối. Tờ báo có lượng phát hành lớn nhất , The Wall Street Journal (Tạp chí phố Wall) trên thưc tế là tờ báo rất nghiêm túc.

Người ta thường nói là không có “báo chí dân tộc” ở Mỹ cũng như ở Anh, nơi một vài tờ báo trội hơn hẳn về số lượng lưu hành và được cả nước đọc. Theo một nghĩa nào đó, điều này là đúng sự thực. Hầu hết các báo cáo hằng ngày được phân phối tại địa phương, hoặc trong khu vực, người ta mua một trong những tờ báo của thành phô lớn cộng thêm những tờ của địa phương nhỏ hơn. Một vài tờ trong số những báo nổi tiếng nhất như The Wall Street Jourall có thể có mặt trong toàn quốc.
Tuy nhiên, người ta không thể hy vọng tờ The Milwaukee Journal được tìm đọc ở Boston Globe được tìm đọc ở Houston. Chỉ có một tờ báo thực sự là báo của quốc gia, tờ USA Today (Nước Mỹ ngày nay). Nhưng tờ báo này vẫn chỉ có lượng lưu hành là 1,5 triệu bản và nó chỉ có thể cung cấp tin thuộc các môi quan tâm chung chung. Trong một đất nước mà tin tức và các sự kiện chính trị ở các bang , thành phố, và đại phương có ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến người đọc và vì thế thu hút họ, thì điều đó là không đủ.
Tuy nhiên, theo một nghĩa khác, xuất phát từ ảnh hưởng và việc chia sẻ tin tức, thì phải có một tờ báo quốc gia. Một số tờ báo lớn nhất đồng thời cũng là các hãng thu thập tin tức. Họ không chỉ in ấn báo chí mà còn thu thập và bán thông tin, tin đặc biệt, và ảnh cho hàng trăm tờ báo khác ở Mỹ và trên thế giới. Ba trong số các hãng dịch vụ tịn tức được biết đến nhiều hơn là The New York Time, The Washington Post, và The Los Angeles Time.

Một ví dụ được nhiều người biết đến, một câu chuyện của CIA để lộ ra được đăng ở tờ The New York Time cũng xuất hiện trên mặt báo của 400 tờ khác của Mỹ và được hàng trăm tờ báo nước ngoài khác lấy đăng. “Nhặt” đăng không hoàn toàn đúng. Các câu chuyện như thế đã được đăng ký bản quyền và các tờ báo khác phải trả tiền nếu muốn sử dụng.
Các tờ báo khác thường tránh phải trả tiền cho các thông tin như vậy bằng cách đưa tin câu chuyên này từ báo gốc và trích một cách gián tiếp (“Tờ Washington Post hôm nay đã đưa tin là …”). Vì có nhiều các báo khác đăng tin lấy từ các tờ báo và tạp chí chủ yếu của Mỹ như thế nên những tờ báo này có ảnh hưởng rất lớn, vượt ra ngoài các độc giả của họ trong toàn quốc và trên thế giới.

Hơn nữa, các tờ báo này và những tờ báo khác như The Christian Science Monitor (Người quan sát khoa học Thiên chúa giáo), The Baltimore Sun (Mặt trời Baltimore), The St. Louis Dispatch (Thông điệp St.Louis) hoặc The Milwaukee Journal thường được nhắc đến trong số những tờ báo hay trên thế giới. Trong một cuộc điều tra quốc tế rộng rãi về các hãng báo chí, tờ The New York Time được hầu hết mọi người đánh giá là “Nhật báo hàng đầu thế gới”.

Các nhà báo chuyên trách từng mục viết cho nhiều tờ báo khác nhau, các bài báo của họ được một hãng bán để tăng cùng một lúc trên nhiều tờ báo, cũng có ảnh hưởng tương tự. Những người chuyên viết xã luận và bình luận nghiêm túc cho các báo chủ yếu hàng ngày được đăng bài trên hàng trăm báo nhỏ hơn trong cả nước. Điều này giúp người đọc ở thị trấn nhỏ hàng ngày biết được quan điểm của một số nhà phân tích thời sự quốc tế và trong nước giỏi nhất. Nhiều tờ báo cũng sử dụng các nhà báo này như một cách để cân bằng quan điểm chính trị. Trên các trang đằng sau trang xã luận của các báo thường in song song bài của những nhà bình luận theo trường phái tự do và bảo thủ hàng đầu.

Những tranh biếm họa chính trị và xã luận cũng được khá nhiều tờ báo dùng. Những người vẽ tranh biếm họa chính trị nổi tiếng như Oliphant hoặc MacNelly được hầu hết người đọc Mỹ và nhiều tờ báo nước ngoài biết đến. Các bài báo hài hước và châm biếm cũng thường nổi tiếng trên thế giới.

Các cơ quan thông tấn
Các báo Mỹ lấy một lượng tin rất lớn từ những nguồn giống nhau, những nguồn này phục vụ khoảng nửa số dân trên thế giới, đó là hai hãng thông tấn Mỹ, AP và UPI. Hai hãng thông tấn quốc tế này là những hãng lớn nhất thế giới. Không giống như những hãng thông tấn khác, ví dụ hãng thông tấn của Pháp AFP, không hãng nào do nhà nước sở hữu, quản lý hoặc điều hành. AP là hãng lâu đời và lớn nhất thế giới (Thành lập năm 1884).
Hãng có phóng viên và thợ chụp ảnh làm việc tại 122 phòng thông tin trong nước và 56 văn phòng nước ngoài. Họ có khoảng 10.000 nơi đặt mua định kỳ, đó là các hãng tin tức, báo chí, cơ quan phát thanh truyền hình và các tổ chức khác trong 115 nước trả tiền để có và được sử dụng tin và ảnh của AP. UPI là hãng thông tấn lớn thứ hai, có 92 văn phòng trong nước và 81 văn phòng ngoài nước trên 90 nước khác.
Theo dự đoán, tổng cộng khoảng hai tỷ người trực tiếp hoặc gián tiếp có được thông tin thời sự phần lớn từ AP và UPI. Người ta cung cho rằng lý do giải thích tại sao dường như có quá nhiều tin về “Mỹ”trên thế giới là vì cả hai hãng thông tấn này đều có trụ sở chính ở Mỹ.

Một đặc điểm cơ bản của nền báo chí Mỹ là hầu hết các chủ biên và nhà báo đều tán thành một điều, tin tức cần được phân biệt thật rõ – càng rõ càng tốt – với quan điểm về những tin đó. Theo đạo đức báo chí và truyền thông, các phóng viên và chủ biên trẻ được dạy là mục ý kiến và quan điểm chính trị phải để ở trang ý kiến và xã luận. Tất nhiên, họ biết rằng việc chọn lựa tin tức để đưa lên báo có thể gây thiên lệch. Nhưng họ sẽ phải cố để tách biệt hai thể loại này.

Cũng còn có lý do kinh tế rất thuyết phục để tách tin tức và quan điểm. Vào cuối thế kỷ XIX, người ta đã phát hiện ra rằng nhiều độc giả tin tưởng vào mua báo khi tin tức không bị lái sang hướng này hoặc hướng khác. Ngày nay, thường khó phân biệt một tờ báo là Dân chủ hay Cộng hòa, tự do hay bảo thủ. Một ví dụ là hầu hết các báo đều thận trọng đưa tin không thiên lệch và tương đương nhau về các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử. Họ có thể ủng hộ người này hoặc người khác trên các trang xã luận, như năm này có thể là một ứng cử viên của Đảng Cộng hòa , năm sau lại là của Đảng Dân chủ.

Hãng AP va UPI có được uy tín và thành công trên thế giới là nhờ vào chính sách này. Chỉ bằng cách thận trọng hạn chế ở mức đưa tin – ai nói gì và cái gì xảy ra trên thực tế, xảy ra như thế nào, lúc nào và ở đâu – họ đã giành được sự tin cậy và vì thế tin tức của họ được sử dụng rộng rãi. Để bảo vệ danh tiếng khách quan của mình, cả AP và UPI đều thực hiện những luật lệ nghiêm ngặt. Những luật lệ này ngăn không để các báo thay đổi quá nhiều tin gốc của AP và UPI trong khi vẫn tuyên bố các hãng này là nguồn.

Ngoài việc bán thông tin, AP và UPI hàng ngày còn cung cấp hàng chục bức ảnh và tranh châm biếm chính trị cho những mục chính của các báo. Những bức ảnh này thể hiện những quan điểm khác nhau và biểu hiện mọi thái độ, từ ca ngợi đến chế nhạo. Những người đặt mua được tự do lựa chọn và cho in ấn những gì họ thấy phù hợp với mình nhất.

Tự do thông tin

Do ở Mỹ không có một hãng thông tấn chính thức hoặc của nhà nước nào nên cũng không có tờ báo chính thức hoặc của nhà nước nào cả. Không có sự kiểm duyệt của nhà nước, không có “quy định về bí mật quốc gia”, cũng như bất cứ luật nào nói, ví dụ như, hồ sơ của nhà nước phải giữ bí mật sau nhiều năm. Luật tự do thông tin cho phép tất cả mọi người (người Mỹ hay nước ngoài), kể cả phóng viên báo chí, lấy được thông tin mà nơi khác đơn giản là “không có”. Các tòa án và thẩm phán không thể cấm in một câu chuyện hay xất bản một tờ báo. Ai đó có thể kiện lên tòa sau đó, nhưng tất nhiên lúc ấy câu chuyện đã được đăng.

Các cố gắng của nhà nước giữ không để cho những người đã từng là nhân viên tình báo cho đăng các bí mật của họ đã từng hứa – không “kể toàn bộ câu chuyện”, trích nguyên lời của báo chí – luôn gặp phải thất bại. Một trong những ví dụ dược nhiều người biết đến nhất là khi tờ The New York Time và The Washington Post cho đăng cái gọi là “Tài liệu của Lầu năm góc”. Đây là những tài liệu mật liên quan đến chính sách quân sự của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Sau đó phía báo chí đã thắng Tòa án tối cao. Tòa án tuyên bố (1971): “Quyền của nhà nước kiểm duyệt báo chí được hủy bỏ để báo chí có thể duy trì mãi mãi sự tự do đối với sự kiểm duyệt nhà nước”.

Truyền thống của người Mỹ “bới móc những chuyện bê bối” – đào bới những chuyện bẩn thỉu và phơi bầy cho công chúng thấy – vẫn rất mạnh, và phóng sự điều tra vẫn là một phần lớn công việc của nhà báo. Đây là một lý do giải thích tại sao nhiều thanh niên Mỹ thích nghề báo chí, cho đó là một cách để tạo thay đổi trong xã hội. Tất cả những ai nổi tiếng, dù là chính trị gia, thẩm phán, cảnh sát, tướng tá, nhà kinh doanh hàng đầu, ngôi sao thể thao, hoặc những người hoạt động trong ngành điện ảnh và truyền hình đều là nhân vật được công chúng biết đến.

Rõ ràng, một số người Mỹ không hài lòng với truyền thống viết phóng sự điều tra này. Họ cho rằng thói quen này đã đi quá xa, đến mức làm người ta hiểu sai về đất nước này, đến mức hầu như không thể giữ cho cuộc sống cá nhân khỏi bị đụng chạm. Họ nói báo chí không phải và không nên là một phần của nhà nước.
Giới báo chí Mỹ là phản ứng lại bằng cách trích dẫn những bản quyền của họ được hiến pháp quy định và nhắc lại một cách tự hào những lời cao quý của Thomas Jefferson: “Tự so của chúng ta phụ thuộc vào tự do báo chí, và hạn chế tự do là đánh mất nó”. Giới báo chí cho rằng họ làm công việc phục vụ công chúng, một công việc cần thiết cho một chế độ dân chủ lành mạnh. Tất nhiên, họ cũng biết, cái kém phần cao quý hơn là khi một sự việc được che đậy bí mật thì lại được đưa lên những trang đầu để họ có thể bán được rất nhiều báo.

Tạp chí

Ở Mỹ có trên 11.000 tạp chí và ấn phẩm ra định kỳ. Hơn 4.000 ấn phẩm ra hàng tháng, khoảng 500 ấn phẩm ra hàng tuần. Các tạp chí này viết về mọi chủ đề và môi quan tâm, từ nghệ thuật và kiến trúc đến tennis, từ hàng không và làm vườn đến máy vi tính…

Trong các tạp chí tin tức hàng tuần, những tạp chí nổi tiếng nhất là Time (Thời đại), Newsweek (Tuần tin tức), và U.S.News and World Report (Tin Mỹ và thế giới), các tạp chí này đóng vai trò như một theer loại báo chí quốc gia. Chúng cũng có ảnh hưởng quốc tế khá lớn, lớn nhất là tạp chí Time. Tạp chí tin tức này hiện ra hàng tuần với hơn 200 số trong nước Mỹ, và trên 100 số ở nước ngoài. Trong bất kỳ trương hợp nào, không một ấn phẩm nào được nhiều người đọc trên thế giới như Time.

Có hai lý do giải thích tại sao Time lại có ảnh hưởng quốc tế đến như vậy. Thứ nhất, một số tạp chí tin tức khác được phỏng theo hình mẫu của Time, trong đó có các tạp chí tin tức hàng đầu ở Pháp, Đức, Italia. Thứ hai, Time cũng bán tin tức, tin dặc biệt, phỏng vấn, ảnh, đồ thị và sơ đồ cho các tạp chí khác trên khắp thế giới. Dođó, những chuyện đặc biệt được đăng ở Time lần đầu tiên đựơc nhiều ấn phẩm ở nhiều nước khác đăng lại.

Các tạp chí tin tức đều nhằm vào các độc giả trung niên và có học. Cũng có nhiều tạp chí định kỳ viết nhiều về các chủ đề nghiêm túc như giáo dục, chính trị và văn hóa. Tạp chí nổi tiếng nhất trong số đó là The Atlantic Monthly (Nguyệt san Đại Tây Dương), Harvard Educational Review (Tạp chí Giáo dục Harvard)…Những tạp chí được nhiều người đọc như thế cùng với hàng trăm tờ báo chuyên ngành đã tạo ra một diễn đàn rộng lớn và thực chất để thảo luận một cách nghiêm túc.

Rất nhiều bài báo lần đầu tiên xuất hiện trên những ấn phẩm này thường cũng lại được đăng trên khắp thế giới hoặc in thành sách. Với các ấn phẩm nghiêm túc như vậy thì trường tiêu thụ khá mạnh. Tạp chí National Geographic (Địa lý quốc gia) có lượng lưu hành bình quân 10 triệu bản, Consumer Report (Ý kiến người tiêu dùng) khoảng 3,8 triệu bản. Có trên 70 tạp chí ở Mỹ mỗi loại bán được trên 1 triệu bản cho một số, và một số lượng gần như tương tự các tạp chí bán trên 500.000 bản mỗi số.

Sách

Dù lo ngại việc thông tin điện tử có thể làm mất đi việc xuất bản sách, song sự thật lại có vẻ như ngược lại. Kể từ khi truyền hình ra đời, sách bán ra lại tăng lên đáng kể, vượt hơn nhiều so với mức tăng dân số. Và một cuộc điều tra quãng thời gian từ 1988 đến 1993 cho thấy sách bán ra tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ bán các chương trình TV, tạp chí, báo, đài hoặc phim. Trên thực tế, Mỹ dẫn đầu về số sách được đọc theo đầu người. Những cuốn sách này gồm từ những sách hiện bán chạy nhất hoặc sách tiểu sử cho đến sách về các sự kiện lịch sử, về làm vườn và nấu ăn hoặc sách về kỹ thuật và bách khoa toàn thư.

Đã có một số lý do được đưa ra để giải thích thực tế này. Trước hết, trường học ở Mỹ có truyền thống chú trọng và cố gắng tạo “lòng ham mê đọc sách”, khiến cho nó trở thành một thói quen. Sự quan tâm về giáo dục này đã thành công. người ta có thể nhận thấy có nhiều người đọc sách như thế nào, họ không chỉ đọc tạp chí hay báo, trên các xe buýt trên thành phố, sân bay, trong giờ nghỉ ăn trưa, hoặc trên bãi tắm. Thứ hai, các thư viện công cộng luôn hoạt động tích cực ở các khu dân cư trên toàn quốc. Cả ở lĩnh vực này chính sách chung là đem sách đến với người dân chứ không phải bảo vệ sách không cho dân sử dụng.

Lý do thứ ba và có thể là lý do quan trọng nhất là không có luật nào quy định ai là người bán sách và quy định giá cả cố định. Ai cũng có thể bán sách mới và cũ với giá giảm và giá khuyến khích, và gần như mọi người đều bán sách. Đã từ lâu, sách được bán ở khắp nơi, ở hiệu thuốc và cửa hàng tự phục vụ, quầy hàng bách hoá, các câu lạc bộ sách, các trường học và tại các quầy sách thông thường.

Nhiều hiệu sách ở các trường đại học là của sinh viên và do sinh viên quản lý. Các hiệu sách này hoạt động trên cơ sở phi lợi nhuận, có nghĩa là mọi lợi nhuận giành để làm cho giá sách thấp xuống, để trả lương cho những sinh viên phục vụ trong cửa hiệu, và thường để dành làm các học bổng cho sinh viên và các hình thức tài chính khác.

Các chương trình truyền hình và phát thanh toàn quốc, các phim mới, và sách ở dạng phim thường góp phần làm cho sách bán được khá nhiều.

Và lý do cuối cùng là do có một số sự hài hước đặc biệt Mỹ đối với toàn bộ thực tế này. Một số người Mỹ viết sách trong những năm 1980 cho rằng người Mỹ chưa đọc đủ hoặc ít ra chưa đọc “đúng cái đáng đọc”. Và những sách này cũng trở thành những cuốn bán chạy nhất.

Đài phát thanh và truyền hình

Nói về đài phát thanh và truyền hình Mỹ là một điều khó khăn, đơn giản là vì có qua nhiều cái để nói, nhiều thể loại khác nhau, và nhiều hình thái khác nhau.

Năm 1993, có trên 11.500 đài phát thanh riêng biệt hoạt động ở Mỹ. Trong số đó trên 1.600 đài phát thanh không mang tính thương mại, có nghĩa là không cho phép bất cứ quảng cáo hay quảng cáo thương mại nào. Những đài phát thanh giáo dục và công cộng này chủ yếu là của các trường cao đẳng và đại học, các trường trung học địa phương và các sở giáo dục, các nhóm tôn giáo khác nhau, và do họ điều hành.

Đồng thời, có 1.500 trạm truyền hình khác nhau, không chỉ là trạm chung chuyển để chuyển tiếp các chương trình. Trong số các trạm truyền hình này, 350 trạm không mang tính thương mại, không có lợi nhuận và mang tính giáo dục về bản chất, không cho phép quảng cáo các loại.

Giống như các trạm phát thanh phi thương mại, các đài truyền hình phi thương mại được sự trợ giúp từ cá nhân quyên góp, được tài trợ từ các quỹ và các tổ chức tư nhân, cộng với nguồn tài chính từ liên bang, bang và thành phố.

Tất cả các đài phát thanh truyền hình ở Mỹ, công cộng hay tư nhân, giáo dục hay thương mại, lớn hay bé, đều phải có giấy phép thu phát sóng từ Uỷ ban thông tin lên bang (FCC), một tổ chức liên bang độc lập. Mỗi giấy phép có giá trị chỉ trong một vài năm. Và các giấy phép này không được bán đấu giá cho những nhà thầu trả giá cao nhất như ở một số nước khác. Nếu các đài phát thanh truyền hình không tuân thủ quy định của FCC, họ có thể bị thu hồi giấy phép. Có một số quy định cần phải lưu ý.

Mặc dầu FCC quản lý việc truyền thanh và truyền hình, cơ quan này không quản lý việc thu sóng. Vì thế, ở Mỹ sở hữu các máy thu thanh và thu hình hoặc tiếp nhận bất cứ gì được phát đi đều không mất cước phí, không bị khoản thu nào, không mất thuế. Điều này vẫn là sự khác biệt chủ yếu giữa Mỹ và các nước khác, ở những nước này, luật pháp buộc mọi người phải trả lệ phí giấy phép, thậm chí khi người ta không xem những chương trình mà vẫn phải trả lệ phí, và thậm chí khi những chương trình này có cả quảng cáo thương mại.

Luật pháp cấm bất cứ bang nào hoặc chính quyền liên bang nào được sở hữu hoặc điều hành các đài phát thanh và truyền hình. Cũng không có sự kiểm duyệt của nhà nước hoặc “duyệt lại” chương trình và nội dung. Không có ban sở nào của nhà nước hay các nhóm được chỉ định nào để kiểm soát bất cứ việc phát thanh và truyền hình nào. Thay vào đó, FCC bảo dảm rằng không có tình trạng độc quyền nào tồn tại và mỗi lĩnh vực phải có nhiều thể loại chương trình và nhiều đài phát.

FCC cũng quản lý quyền sở hữu thông tin: ví dụ, không một tào báo nào có thể đồng thời sở hữu đài phát thanh hoặc truyền hình ở chính khu vực của họ, hay một đài phát thanh đồng thời sở hữu đài truyền hình ở cùng một nơi. Các chính sách này và những chính sách khác của FCC có nhiều tác dụng ngăn chặn bất cứ một nhóm nào có quá nhiều ảnh hưởng ở bất kỳ lĩnh vực nào và bảo đảm cho mỗi đơn vị có những lựa chọn rộng rãi.

Với chính sách “mỗi người đều có một cái gì đó”, thậm chí ở những nơi chỉ có 10.000 hoặc khoảng từng đó dân cũng thường có hai đài phát thanh địa phương. Các đài này có thể phát các sự kiện của địa phương và các bài về nông nghiệp, thời tiết và tình trạng đường xá trong vùng, về các cuộc họp của hội đồng thành phố, hoạt động của nhà thờ, các sự kiện thể thao và những việc khác mà dân chúng địa phương quan tâm. Họ cũng phát tin tức trong nước và quốc tế lấy từ các đài hoặc mạng lưới các đài lớn hơn và nhấn mạnh bất kỳ cái gì có thể là “câu chuyện quan trọng” ở thị trấn nhỏ đó.

Ngược lại, các thành phố lớn có rất nhiều đài phát thanh địa phương phục vụ, thường là hơn 25 đài, người dân sống ở các thành phố, ví dụ nhu New York, Chicago, hoặc Los Angeles, được chọn đến 100 đài sóng AM và FM và rất nhều “dạng” khác nhau.

Hầu hết các đài phát thanh mang tính thương mại đều có các chương trình riêng, một loại chương trình thu hút đối tượng nghe nhất định. Một vài trong số các chương trình phát thanh phổ biến nhất được in dưới đây với số lượng gần chính xác các đài phát thanh ở Mỹ cho mỗi thể loại (một số đài có thể nhiều loại hơn). Để đổi từ thể loại này sang thẻ loại khác, các đài phát thanh phải được FCC cho phép.

Mặc dù có khoảng 2.700 đài phát thanh phát nhạc đồng quê, nhưng thị trường người nghe cho mỗi đài chỉ là 11% so với khoảng 15% cho các đài phát tin tức và đàm thoại. Thị trường người nghe của 1.200 đài tôn giáo chỉ là 2%.

Các đài truyền hình cũng rất đa dạng, mặc dù nhìn chung có ít đài truyền thanh. Các thành phố và khu vực nhỏ có một hoặc hai địa phương, và các thành phố lớn hơn có 10 hoặc hơn. Chín mươi phần trăm toàn bộ các gia đình Mỹ có thể tiếp nhận ít nhất sáu đài truyền hình khác nhau, và hơn 60% có thể tiếp nhận từ 10 đài trở lên không cần cáp, không cần phải trả cước phí hoặc bất cứ khoảng nộp nào.
Chính sách cho phép hầu như tất cả mọi người đều có chút quyền lợi đã dẫn đến nhiều vô cùng thể loại khác nhau. Ví dụ, chính sách này dẫn đến hàng trăm đài phát thanh bằng tiếng nước ngoài, trong đó có các đài phát bằng tiếng Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Ba Lan, Bồ Đào Nha. Trên 350 đài phát thanh trên toàn nước Mỹ phát bằng tiếng Tây Ban Nha, 75 trong số đó phát hơn 10 giờ một ngày.
Khoảng sáu đài phát thanh là của các nhóm và bộ tộc người thổ dân da đỏ Mỹ. Có khoảng 400 đài do sinh viên các trường đại học điều hành. Trong số này, nhiều đài là thành viên của hệ thống phát thanh của các trường đại học trong toàn quốc mà ở đó họ chia sẻ quan điểm và tin tức với nhau.

Hệ thống Đài phát thanh công cộng toàn quốc (NPR) là hiệp hội gồm các đài công cộng, có nghĩa là không mang tính thương mại và là những đài mang tính giáo dục. NPR đặc biệt nổi tiếng về tin tức có chất lượng và các chương trình thảo luận. Một hệ thống đài phát thanh công cộng khác, hệ thống Đài phát thanh cộng cộng Mỹ(APR), thì cung cấp chương trình giải trí và bình luận, chương trình Người bạn đồng hành của quê hương đồng cỏ đã trở thành chương trình quốc gia được hâm mộ. Những chương tình nghiêm túc khác như mọi điều suy ngẫm (của NPR) đã đem lại cho các đài địa phương của hệ thống này sự trung thành vững chắc của người nghe. Và nhiều người đã quyên góp tiền cho những đài này tiếp tục hoạt động.

ABC,CBS,NBC,hoặc Fox không phải là hệ thống truyền hình lớn nhất. Những cơ sở này cũng không phải là một trong những hệ thống truyền hình tin tức và các chương trình liên quan đến tin như CNN (Hệ thống truyền tin cáp), không phải là ESPN, hệ thống truyền hình cáp về các loại thể thao, hoặc thậm chí MTVnổi tiếng về các băng video ca nhạc. Đúng hơn các đài này thuộc Hệ thống truyền hình công cộng.

PBS đặc biệt nổi tiếng nhờ chất lượng của nhiều chương trình truyền hình giáo dục của mình, đó là các chương trình chuyên vê dụng cụ giáo dục cho tất cả lứa tuổi khác nhau. Nova, những điều đặc biệt về Địa lý quốc gia, và Những hiểu biết về khoa học Mỹ, là cơ sở của một số chương trình này. Trên 95% các đài truyền hình công cộng này có các chương trình học từ xa, được trên .800 trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc chấp nhận và ủng hộ. Mỗi năm trên ¼ triệu sinh viên “theo các khóa học” kiểu này.

Các chương trinh mới cho trẻ em như Barney và các bạn kế tục tuyền thống của PBS là các chương trình truyền hình có chất lượng cho trẻ em chưa đến tuổi đi học, và có các chương trình dài kỳ như truyền hình trực tiếp từ trung tâm Lincoln, truyền những vở opera và các bản nhạc hay nhất, trực tếp và không mất tiền.

Phần đông người Mỹ xem các chương trình của đài truyền hình thương mại. Khoảng 70% chương trình của các đài này được lấy từ bốn hệ thống thương mại. Các tổ chức này có một số lợi thế nhờ lượng tài chính và những người làm công tác chuyên môn của mình.Quan trọng hơn cả, họ có thể duy trì các tổ chức thu thập tin tức lớn trong toàn quốc và trên thế giới. Họ cũng thu được khá nhiều tiền từ việc bán tin và băng video cho các đài truyền hình quốc tế khác.

Tất cả bốn tổ chức này đều có các chương trình tin toàn quốc trong đó cũng đưa chủ yếu các tin nổi bật vào cá buổi sáng trong suốt cả tuần. Tất cả đều có các chương trình tin cố định phát hành nhiều kỳ. Trong số các chương trình được nhiều người biết đến nhất có chương trình 60 phút của CBS và The MacNeil hay Lehrer Newshour của PBS (MacNeil thôi không làm chương trình này năm 1995). Chương trình chuyền hình tồn tại lâu nhất trên thế gới là chương trình Gặp gỡ với giới báo chí của NBC, được phát hàng tuần từ năm 1948.
Trên thực tế, các hệ thống truyền hình thương mại đã tăng số lượng các chương tình hay với giới báo chí và chuyền các chương trình này vào “thời điểm quan trọng”. Các truyền hình địa phương cũng có lực lượng đi săn tin, phóng viên, và đội ngũ làm phim của riêng họ.

Đã có nhiều sách và các bài nghiên cứu, và các bài viết mang tính quần chúng về truyền hình thương mại Mỹ và các chương trình của nó, về chất lượng và kém chất lượng của chương trình, tác động trên thực tế và tưởng tượng của các chương trình này, về biểu tượng, các câu chuyện huyền thoại và sức mạnh của truyền hình thương mại. Tuy nhiên, cũng có không ít các nhóm áp lực ở Mỹ như các nhóm tôn giáo, giáo dục, và các nhóm đại diện cho các công ty quảng cáo, nên chương trình truyền hình thương mại phải truyền những gì mà phần đông dân chúng muốn xem.

Dân chúng Mỹ thường xuyên kiểm tra các chương trình đại chúng như vậy để xem họ nói gì về truyền hình Mỹ, về người Mỹ, hoặc thậm chí về các chủ đề trừu tượng như “lối sống của người Mỹ”.

Nhưng hầu hết các chương trình thương mại dài kỳ và các chương trình nói chung đã thành công ở Mỹ cũng đều thành công trên thế giới. Các nước chỉ có hệ thống truyền hình do nhà nước kiểm soát hoặc cung cấp tài chính thường mua và chiếu các chương trình này. Không một hệ thống truyền hình thương mại nào ở Mỹ cho rằng các chương trình dài kỳ như Dallas là vở kịch hay. Nhưng họ thấy các công ty truyền hình ngoại quốc như BBC hoặc ITV tranh giành nhau quyền phát sóng và các công ty khác vội vã làm các chương trình tương tự, vì thế họ kết luận rằng các chương trình giải trí nhiều kỳ này trên thực tế được quần chúng yêu thích.

Đôi khi người phê bình quên rằng một số chương trình có nguồn gốc từ Mỹ, hoặc có “giấy phép” từ Mỹ, và điều này đã dẫn đến những kết quả thú vị. Ví dụ,một bài báo trên tờ The Times (của London) năm 1992 đã phê phán mạnh mẽ một chương trình về trò chơi của Đức rằng đã “phơi bày toàn bộ mọi mặt về đời sống vật chất của xã hội Đức”. Điều này cũng ngớ ngẩn tương tự như việc đánh giá người Mỹ như thế nào qua việc người Mỹ xem hinh mẫu của họ, Bánh xe vận mệnh. Cả hai trường hợp đều thể hiện sự thiển cận.

Ngày nay, việc những nơi muốn quảng cáo có ảnh hưởng ở mức độ nào đến việc xây dựng chương trình truyền hình không còn được quan tâm nhiều như trước đây. Các quảng cáo thương mại đủ thế loại, từ những quảng cáo thú vị , hay thông minh đến những quảng cáo tẻ nhạt, chán ngắt và ngốc nghếch. Những nhà quảng cáo học dược một điều là trừ phi các quảng cáo của họ có một chút thú vị nếu không người xem sẽ chuyển sang kênh khác hoặc đứng lên làm việc khác khi có “nghỉ” quảng cáo. Năm 1990, Quốc hội thông qua luật giới hạn thời gian quảng cáo trong các chương trình truyền hình cho thiếu nhi là từ 10 đến 12 phút mỗi giờ. Không một chương trình nào khác bị giới hạn thơi gian quảng cáo như vậy.

Với các chương trình chuyền hình công cộng ngày càng được phổ biến rộng rãi và truyền hình cáp không mang tính thương mại, người xem nếu muốn có thể chuyển sang các kênh không có quảng cáo. Kinh nghiệm ở các nước dẫn đầu về số lượng chương trình truyền hình – theo thứ tự là Canada, Mỹ, và Nhật Bản – cho thấy, thậm chí với nhiều sự lựa chọn, các chương trình với mục đích thương mại vẫn được nhiều người ưa thích.

Cho dến cuối những năm 1980, người ta vẫn không biết chắc liệu các “giải pháp” về truyền hình mất tiền, truyên hình vệ tinh và truyền hình cáp như dự đoán có trở thành hiện thực hay không. Những người hoài nghi cho rằng các công ty truyền hình cáp sẽ phải có cái gì đó rất đặc biệt để làm cho người Mỹ phải trả tiền cho cái họ có thể xem, các chương trình thương mại thông thường và truyền hình công cộng không phải mất tiền.

Những nơi khác thì băn khoăn làm thế nào để bắt mọi người phải trả tiền cho cái mà người ta có thể có được với một đĩa về tinh. Đến nay thì rõ ràng những người hoài nghi này đã sai. Truyền hình cáp vệ tinh, và thể loại kết hợp cả hai hình thức đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành truyền hình video ở Mỹ. Kết quả là đã ra đời các chương trình mới, đa dạng hơn, thuộc đủ các thể loại.

Không giống như ở nhiều nướ khác, ở Mỹ không có một hệ thống truyền hình cáp duy nhất, một chính sách chung toàn quốc, và không có danh mục những gì có thể hoặc không thể được truyền hình cáp. Nói một cách khác, ở mỗi địa phương dân chúng được tự do chọn hệ thống truyền hình, với những chương trình và giá cả họ chấp nhận (nếu có)trong số nhiều công ty truyền hình cáp đang cạnh tranh nhau.

Có nhiều thể loại hệ thống và chương trình khác nhau. Một số giới thiều các phim hàng đầu mới nhất trên các hệ thống xem mất tiền, một số chiếu các vở opera và nhạc giao hưởng. Tất cả các hệ thống này đều sẵn sàng cung cấp các kêng truyền hình “công chúng tham gia” trong đó các cá nhân và nhóm dân chúng tự lập nền các chương trình của mình.

Ở Mỹ hiện có tất cả 11.600 hệ thống truyền hình cáp đang hoạt động phục vụ khoảng 33.000 khu vưc dan cư. Rất nhiều chương trình mới khác nhau theo ý thích của những nhóm nhỏ hoặc những ý thích đặc biệt cũng ra đời.

Nước Mỹ có truyền thống thận trọng trong việc ngăn chặn bất cứ hình thức độc quyền truyền hình (hoặc truyền thanh) hay một thể loại chương trình nào. Các hệ thống truyền hình không phải là các đài quốc gia, mặc dù nhiều chương trình được chiếu toàn quốc. Tuy nhiên, không có đài phát thanh hay truyền hình nào được phép phát sóng trên toàn quốc. Các đài phát vệ tinh và cáp kết hợp đã tăng thêm thể loại chương trình và sự lựa chọn cho khán giả

Trên thực tế có các kênh được khán giả trên toàn quốc và hơn thế nữa, trên thế giới chọn xem. Hai kênh nổi tiếng nhất trong số đó là MTV và CNN. MTV khởi đẩu là một kênh giới thiệu về truyền hình cáp, đã trở thành một kênh quốc tế 24 giờ trong ngày. Nhiều nước đã xem chương trình này ở các thể loại đa dạng dành cho từng khu vực.

CNN, mạng tin truyền hình cáp, cũng khởi đầu từ một ý tưởng mà ngược trở lại năm 1980 ít ai nghĩ có thể thành công. Đài này đã có đội ngũ lấy tin tức toàn thế giới, và các hệ thống truyền hình lớn, được cung cấp tài chính đầy đủ ở các nước khác, cũng đã cho mục tin tức là thế mạnh của họ.

Cần thêm một vài nhận xét về “một người Mỹ điển hình” xem truyền hình nhiều đến mức độ nào. Rõ ràng là có rất nhiều cái và nhiều thể loại để xem. Các sự kiện thể thao được truyền trực tiếp và đầy đủ, thu hút rất nhiều người xem. Các bộ phim mới ra không bị cắt bỏ được nhiều người ưa thích và luôn có ít nhất một đài truyền hình có “phim chiếu muộn”, thường là các phim rùng rợn của phương Tây hoặc Nhật Bản bắt đầu chiếu từ nửa đêm và kéo dài đến ba hoặc bốn giờ sáng.

Các báo thông thường thường không thận trọng khi đưa các số liệu về thời gian xem truyền hình. Các con số thống kê của Mỹ phát hành hàng năm cho thấy thời gian trung bình một gia đình Mỹ điển hinh bật máy truyền hình mỗi ngày (và đêm) chứ không phải thời gian thực tế họ xem truyền hình. Khác biệt này là điều quan trọng. Vậy là cái được tính là toàn bộ thời gian máy truyền hình được bật (nay là 7 giờ trong một ngày). Trên thực tế, số giờ một người Mỹ được gọi là bình thường xem không thay đổi trong ba năm qua khoảng 4,5 giờ một tuần.

Ở Mỹ, máy truyền hình được bật lên theo cách và với cùng lý do như việc bật đài, đó là tiếng động và nhạc nền. Trong cả hai trường hợp mọi sinh hoạt vấn tiếp tục. Nhiều chương trình buổi sáng và ban ngày chỉ được xem ngắt quãng, trong khi các việc khác vẫn tiếp diễn và chỉ thỉnh thoảng đựơc để mắt tới.

Liên lạc điện tử

Đã trở thành điều thông thường, thậm chí lỗi thời khi chỉ ra rằng sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và truyền thông, hai lĩnh vực một thời hòan toàn biệt lập, sẽ làm thế giới “như thế giới chúng ta đã biết” thay đổi. Hoặc, rằng sẽ có những thay đổi to lớn trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, cung cách và trình tự sống và làm việc. Những nhận xét như thế không chỉ ngày càng lỗi thời mà còn không nắm bắt được một điểm là ở Mỹ ngày nay, cái gì là hiện tại và cái gì là tương lai, có thể nói, là cái đang diễn ra hiện nay.

Các hệ thống máy tính và đường truyền cáp, điện thoại và vệ tinh và các nhà xuất bản hiện được lên kết và hòa quyện với nhau. Qua chính sách xóa bỏ các quy chế của nhà nước đối với một số lĩnh vực cơ bản có thể “thay thế” được cho nhau.

Nhiều trường hợp mà thường chỉ một vài năm trước, có vẻ như không thể xảy ra thì giờ đã trở thành hiện thực hoặc thậm chí một vấn đề đã lùi vào quá khứ. Năm 1992, hệ thống cáp quang 150 kênh đầu tiên trên thế giới đã đi vào hoạt động ở khu các hoàng hậu ở thành phố New York. Năm mươi trong số các kênh này là kênh phim với khả năng phối hợp được với nhau, người xem có thể “gọi điện đến” và đặt chương trình muốn xem riêng của mình.

Xa lộ thông tin rộng lớn của Mỹ (hay còn gọi là “infobahn”) vẫn đang được thiết kế và xây dựng “từng byte một”. Đồng thời, hệ thống máy vi tính và dịch vụ thương mại trên mạng thường được coi là “những đường dẫn nối” tới đường cao tốc – đã rất bận rộn và đông đúc. Sự phát triển nhanh chóng này thể hiện rõ nhất trong hệ thống Internet. Hệ thống này bắt nguồn từ một hệ thống mạng khá hạn chế của Chính phủ Mỹ nhưng nhanh chóng phát triển thành hệ thống ban đầu là của quốc gia, sau đó trở thành hệ thống của thế giới, hệ thống trung tâm của các hệ thống.

Không ai biết có bao nhiêu người trên khắp thế giới sử dụng mạng Net. Vào giữa những năm 1990, có thể thấy những dự đoán chuyên môn về số người sử dụng mạng Net là từ khoảng 20 đến 50 triệu người. Và nếu dự đoán chung là khoảng 60 đến 70% số người sử dụng vẫn ở Mỹ không thôi, thì tốc độ sử dụng Internet này lan tràn tới những nước khác cũng đã rất chú ý rồi.

Chỉ riêng việc hệ thống Internet được biết đến nhanh chóng như thế nào trên khắp thế giới, và đặc biệt đối với công chúng nói chung, cũng có thể dễ dạng nhận thấy. Nhìn vào tốc độ nhanh chóng mà hệ thống Internet và thông tin về nó đã lan tỏa, thì sẽ là không khôn ngoan chút nào nếu dự đoán về tương lai của một cuộc cách mạng thay đổi thông tin nhanh chóng biết nhường nào và hiện đang lan rộng.

Tất nhiên, còn có rất nhiều câu hỏi cơ bản về cuộc cách mạng này mà chắc chắn sẽ tiếp tục được đặt ra vượt qua cuộc tranh cãi hiện nay. Một lần nữa, lấy Internet làm ví dụ, những câu hỏi như vậy gồm ai, nếu có, sẽ hoặc nên “kiểm soát” hay “chỉ đạo” Internet. Hiện nay không ai và không chính phủ nào làm những công việc đó, và thậm chí câu hỏi này có thể gây ra một sự tức giận lớn đối với những người cảm thấy rằng Internet không nên (hoặc nói cách khác, không thể) bị kiểm soát.

Những vấn đề bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ là những vấn đề rõ ràng đáng quan tâm. Một số người hêt sức lo lắng rằng những lĩnh vực có thể bị các phương tiện thông tin đại chúng “truyền thống” hạn chế về mặt luật pháp với, chẳng hạn, phim ảnh khiêu dâm, hay văn học mang tính phân biệt chủng tộc, lại có thể di chuyển một cách hữu hiệu khắp mọi nơi. Các cơ quan cảnh sát đang phải giải quyết một thực tế là tội phạm có tổ chức đã không hề chậm trễ trong việc thích nghi với những công nghệ truyền thông mới (và việc “bắt giữ máy tính cá nhân” chẳng giúp ích được gì).

Có những lo lắng thường trực của các bậc cha mẹ và thầy cô giáo rằng điều đó sẽ có nghĩa là một “sự mù chữ mới”, còn những người khác lại thấy rằng thư điện tử đối với bạn bè qua thư từ, rốt cuộc, chỉ là viết và đọc.

Tại Mỹ, có một sự chú ý đặc biệt đối với những cuộc tranh luận này, điều này làm chậm đáng kể ngày tháng của các cuộc tranh luận và sẽ (chúng tôi tin tưởng dự đoán như vậy) làm cho các cuộc tranh luận đó tiếp tục diễn ra.

Tất cả những câu hỏi như vậy và tương tự như vậy sẽ được giải quyết bằng quyền tập trung hàng đầu tới những khái niệm như “quyền tự do ngôn luận”, và “quyền tự do hội họp”. Một số nhà quan sát hiện nay đã nhận thấy một sự nhất trí trên khắp cả nước về “quyền phát triển thông tin”. Nhưng chúng tôi cảm thấy đây là một vấn đề đối với tương lai.
Bạn đọc: Lê Oanh (Hà Nội)