28 thg 11, 2017

Bài thuốc chữa suy thận bằng cây nhọ nồi và đỗ đen

Hiện nay, bệnh suy thận đang là nỗi lo lắng của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cây thuốc chữa suy thận hiệu quả có thể tìm được ở quanh nhà, vườn như bài thuốc từ cây nhọ nồi và đỗ đen.
Theo số liệu thống kê, ở nước ta hiện có khoảng 6 triệu người bị bệnh thận mạn chiếm 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 bệnh nhân ở tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế nhưng chỉ có 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu. Trên thực tế, tỉ lệ này có thể cao hơn và ngày càng gia tăng.
Khi bị suy thận cấp không chữa trị kịp thời, để bệnh chuyển sang mãn tính sẽ rất khó chữa trị. Ngược lại, nếu kịp thời xử lí, bệnh nhân có thể phục hồi được chức năng thận hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn.
Vị thuốc đơn giản, dễ tìm
Cỏ mực là một loại cây mọc hoang trên các bờ ruộng, ruộng cao trồng hoa màu hoặc vườn nhà. Trong dân gian, cây cỏ mực dùng để chữa nhiều bệnh cho cả người và động vật nuôi. Cỏ mực giúp cầm máu, chữa bệnh đi tiểu ra máu, kiết lị... ở người. Theo Đông y, cỏ mực có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc cũng có tác dụng tốt trong chữa bệnh thận.
Đỗ đen là một loại hạt cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Theo Đông y, đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, chứa nước nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy bổ thận, giải độc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh suy thận.
Bài thuốc chữa suy thận bằng cây nhọ nồi và đỗ đen - Ảnh 1
Cây cỏ mực có thể tìm quanh vườn, nhà
Bài thuốc chữa suy thận từ cây nhọ nồi và đỗ đen là bài thuốc mà khi bị bệnh ở giai đoạn đầu mà bạn có thể tham khảo. Cả 2 loại thảo dược này đều có dược tính chữa suy thận rất tốt và rất dễ tìm.
Bên cạnh đó, bài thuốc này tương đối lành tính và phù hợp với tất cả cơ địa cũng như thể trạng người bênh. Tác dụng của bài thuốc này là loại bỏ tình trạng tiểu đêm, hay mộng mị khi ngủ, hạn chế đau nhức lưng...
Khi áp dụng bài thuốc này một cách đều đặn trong vòng vài tháng người bệnh sẽ thấy giảm bớt những triệu chứng suy thận, có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, do cơ địa và thể trạng của mỗi người không giống nhau nên hiệu quả của bài thuốc này với từng người bệnh cũng khác nhau.
Bài thuốc kết hợp cỏ mực, đỗ đen
Đầu tiên, bạn hãy tìm hái cây nhọ nồi ở quanh vườn nhà, ngoài ruộng.Trong quá trình hái thuốc, bạn cần chú ý để tránh hái nhầm với loại cây khác vì có nhiều cây nhìn bề ngoài tương đối giống cây thuốc cỏ mực. Tiếp đến, bạn đem về rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô, sao màng để cất dùng dần.
Sau đó mỗi ngày dùng 30g cây nhọ nồi đã được sao vàng nấu cùng 40g đỗ đen rang cháy và 2 lít nước, nấu cho đến khi sôi được khoảng 15 phút thì chắt lấy nước uống cả ngày. Sau khi uống hết nước đầu tiên, bạn hãy đổ thêm nước và đun tiếp thêm vài ba lần rồi thay thang thuốc mới.
Khi đã sử dụng bài thuốc này, người bệnh cần thực sự kiên trì thực hiện trong thời gian dài và khi đã sử dụng thời gian dài mà bệnh không cải thiện hoặc xuất hiện dấu hiệu suy thận khác lạ thì nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Bài thuốc chữa suy thận bằng cây nhọ nồi và đỗ đen - Ảnh 2
Đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, chứa nước có tác dụng tốt trong điều trị bệnh suy thận
Dược tính của hai loại thảo dược này dùng để chữa suy thận, giải rượu rất tốt, tuy nhiên người bệnh cần áp dụng ngay từ giai đoạn đầu, nếu để đến giai đoạn nặng hơn thì chỉ có thể đi lọc máu, chạy thận… chứ không có thuốc gì chữa khỏi.
Chữa bệnh suy thận bằng thuốc nam tuy không gây ra tác dụng phụ nhưng những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ mới nên áp dụng những bài thuốc này. Về cơ bản, những phương thuốc chữa suy thận trên đây chỉ có tính chất hỗ trợ ở giai đoạn đầu. Muốn đạt được hiệu quả chữa suy thận, ngay khi bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh sớm gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ trị liệu thích hợp.
Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ khám sức khỏe định kì sẽ giúp bạn sớm phát hiện những dấu hiệu suy thận nếu có từ đó có hướng xử trí kịp thời khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nếu bạn muốn chữa bệnh suy thận bằng thuốc nam, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên hữu ích.
Hữu Lan (TH)


6 thg 11, 2017

Chữa cảm


Diện Chẩn điều trị cảm nóng, cảm lạnh và cảm nước

Nguyên nhân cảm

Hoặc do tiếp xúc lâu với điều kiện bất lợi cao độ, hoặc tuy không lâu không cao độ nhưng vì cơ thể suy yếu mà bị cảm.
cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước
Cơ thể suy yếu dễ bị cảm
Triệu chứng chính, chẩn đoán nhanh: mệt mỏi lừ đừ, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Triệu chứng phụ (có thể có, có thể không): đau đầu,đau họng ,ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi hoặc cả hai,mắt mờ mỏi muốn nhắm lại.
 Có 3 loại cảm
  1. Cảm nóng: do ở môi trường nóng lâu, đi nắng lâu. Khát nước, sợ nóng, ưa mát. Sờ trán và bàn chân thấy ấm như nhau.
  2. Cảm lạnh: do bị nhiễm lạnh, không khát nước, sợ lạnh, ưa ấm. Trán ấm, bàn chân lạnh.
  3. Cảm nước: do tiếp xúc với nước nhiều, không khát, hơi sợ lạnh,không sợ nóng. Sờ trán và bàn chân mát hoặc ấm như nhau.

Cách điều trị cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

  1. Cảm nóng: dùng một cục nước đá áp vào các huyệt Diện Chẩn theo thứ tự 26,173,3,87. Mỗi huyệt 2 phút, luân phiên nhau cho đến khi thấy người mát mẻ, hết các triệu chứng chính : mỏi mệt lừ đừ, sốt.
  2. Cảm lạnh: dùng máy sấy tóc sấy lòng bàn chân cho nóng lên (nóng như phỏng…như đạp trúng cục than đang cháy đỏ), nghỉ 5 giây, sấy lại cho nóng. Như vậy 3 lần liên tiếp. Mang vớ cho ấm bàn chân, giữ ấm toàn thân. Nếu toát mồ hôi thì lau khô và thay áo khác ngay. Nếu tr.ch. chính vẫn còn thì một giờ sau bạn lập lại các thao tác trên. Cứ thế cho đến khi hết hẳn triệu chứng chính.
  3. Cảm nước: làm như cảm lạnh 1 lần duy nhất, kết quả chỉ giãm chớ không hết hẳn các triệu chứng chính. Cần xông hơi mới mau hết bệnh. Khi xông bằng phòng xông thì trước khi ra khỏi phòng, phải quấn khăn toàn thân, ra khỏi phòng xông cứ giữ như vậy chờ cho mồ hôi không ra nữa và thấy không còn nóng nữa mới được tháo khăn. Nếu tháo khăn sớm, sau này bạn sẽ dể bị chứng ngứa, mề đay…Nếu xông bằng nồi xông thì sau khi vừa ý, bạn rút nồi ra khỏi mền mà vẫn ngồi trùm mền cho đến khi không ra thêm mồ hôi hoặc không thấy nóng nữa. Lúc này bạn hé mền một chút cho hơi nóng trong mền và hơi mát bên ngoài hòa trộn nhau. Một lát sau lại hé thêm mền. Chờ cho hai luồng không khí hòa đều. Lúc này mới bỏ hẳn mền ra, thay quần áo khô. Nếu không sau này bạn cũng dể bị ngứa ngoài da, rất khó trị.
Thông thường, hết cảm thì các triệu chứng phụ cũng hết theo. Đôi khi di chứng (triệu chứng phụ) sau cảm còn nặng nề thì bạn trị các bệnh này mà thôi – sẽ lần lượt đưa lên sau.
Riêng với cảm nóng, rất dể bị nhiễm trùng cơ hội các cơ phận hô hấp: mũi,họng,khí phế quản. Nếu trị mà không thấy giãm các triệu chứng này bạn nên theo Tây y.
Nên trị bệnh ngay khi vừa bị cảm. Bởi lúc này các bệnh phụ kèm theo (ho,nghẹt mũi…) chưa nặng lên.

Kinh nghiệm điều trị cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

  • Thông thường, nếu trị sớm và đúng, bạn sẽ hết bệnh ngay trong ngày hay không quá 2 ngày.
  • Dù trị cảm bằng phương pháp nào đã thấy có giãm nhiều (#7/10) mà vẫn không khỏi hẳn triệu chứng chính, kéo dài hơn 2 ngày. Đó là bạn có suy nhược cơ thể, nên uống thêm thuốc bổ đa sinh tố.
  • Đôi khi bạn bị cảm theo cả 2, 3 nguyên nhân cùng lúc. Như khi đi nắng lâu, vừa về đến nhà, không chịu chờ cho cơ thể dịu lại bạn lập tức nhào vô tắm, và tắm lâu cho đến khi thấy mát lạnh cho “đã”. Sau đó bị cảm, thì ít nhất bạn có 2 nguyên nhân gây bệnh trở lên. Lúc này bạn sẽ thấy các tr.ch. rất lộn xộn khó chẩn đoán. Cụ thể như vừa thấy nóng vừa thấy lạnh, khát nước nhưng uống vào lại thấy ngán không uống được. Thèm nước đá nhưng uống vào một lát thì thấy lạnh người hơn. Sờ trán và bàn chân cũng khó nhận định vì chúng thay đổi liền liền. Bạn cứ bình tĩnh trị theo cảm lạnh,xông, cho đến khi chỉ còn các hiện tượng của cảm nóng mà thôi (dựa theo tr.ch. chính),nên theo dỏi bản thân ít nhất 4 giờ đồng hồ để biết chắc chỉ còn cảm nóng. lúc bấy giờ bạn trị theo cảm nóng là xong. Trường hợp này, bạn cần uống thuốc bổ sau khi các tr.ch. chính đã hết, vì sức đề kháng của bạn đã bị suy giãm. Các tr.ch. phụ cũng sẽ kéo dài chứ không hết ngay.

Đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

Lưu ý: mỗi khi bị cảm là sức khỏe của bạn phải bị giãm sút ít hay nhiều, tạo điều kiện cho các bệnh khác nảy sinh. Cho nên không nên để bị cảm. Bạn nên tập lại các thói quen:
  • Hạn chế tối đa việc uống nước đá, nước ướp lạnh. Khi trời quá nóng nực bạn có thể dùng thức uống lạnh nhưng chậm rãi, lắng nghe cơ thể thấy dịu lại hết cảm giác nóng bức là ngưng ngay, cho dù đó là một ly cam vắt hay cà phê sữa đá ngon tuyệt.
  • Không cho cơ thể chịu đựng nhiều với môi trường nóng, lạnh, ẩm ướt cao độ. Có nghĩa là cơ thể cần được bảo vệ khi đi nắng, đi mưa…vv.
  • Sau khi đi nắng hoặc làm việc mệt nhọc, phải chờ cho cơ thể dịu lại, hết mệt mới đi tắm. Không tắm khi quá đói hay quá no.
Lương y Tạ Minh

Thuốc đắp chữa bệnh tim

CHỮA BỆNH TIM CHỈ BẰNG ĐẬU XANH VÀ DẦU MÈ – TOA THUỐC BÍ TRUYỀN CỦA VỊ CAO TĂNG THÍCH TUỆ HẢI

“Khi biết bệnh tình của tui, thầy Hải suy nghĩ rất lâu rồi đồng ý chỉ cho tui bài thuốc trị bệnh tim bằng đậu xanh và tinh dầu mè.” bà Thắm nói.



Bà Thắm kể chuyện bệnh tim của mình và cơ duyên có được bài thuốc đậu xanh, dầu mè trị bệnh cứu người miễn phí

Hết bệnh, phải dùng bài thuốc cứu đời


Bà Trương Thị Thắm (43 tuổi, ngụ tổ 6, ấp Định Nghĩa, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) kể: “Năm tui 28 tuổi thì tự nhiên bị mệt trong người. Đi khám bệnh ở Bệnh viện Cù Lao Minh (huyện Mỏ Cày Nam), bác sĩ phát hiện tui mắc chứngnhồi máu cơ tim do bị hở van tim giai đoạn 2 rất nặng”.

Trong suốt 3 năm, bà Thắm ra vào Bệnh viện Cù Lao Minh liên tục. Có khi trong 10 ngày, bà phải nhập viện điều trị bệnh tim 2 lần. Điều trị ròng rã nhưng bệnh tình của bà Thắm không thuyên giảm nên Bệnh viện Cù Lao Minh đã chuyển bà lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM. Mấy năm sau đó, bà chuyển hết sang Bệnh viện 115, rồi Bệnh viện Việt Pháp TP. HCM điều trị nhưng bệnh tình không chuyển biến.

Bà Thắm nhớ lại: “Tui nhớ lúc đó tui điều trị bệnh tim ở Bệnh viện Việt Pháp suốt 4-5 năm, mỗi tháng tốn gần 12 triệu đồng tiền thuốc mà bệnh tình mỗi ngày một nặng hơn. Chẳng những bị bệnh tim nặng, tui còn có 2 khối u ở ngực, bị u nang buồng trứng, gai cột sống nặng và bị sỏi thận 7,3mm.

Lúc đó tiền trong nhà đã cạn sạch, 300 triệu đồng của mẹ tui đi làm thuê dành dụm được, 6 cây vàng tiền bán 2 công đất vườn dừa, 50 triệu đồng vay ngân hàng đều đổ vào trị bệnh cho tui. Nhìn tui, gia đình, bà con lối xóm ai cũng nói tui chỉ có chết chứ không thể qua khỏi những căn bệnh nan y”.

Bài thuốc của thầy Thích Tuệ Hải với thành phần chủ lực là đậu xanh và dầu mè

Năm 2004, bà Thắm đến Linh Quang Tịnh xá (quận 4 TP. HCM) lễ Phật thì tình cờ gặp được thầy trụ trì Thích Từ Giang. Nghe bệnh tình của bà Thắm, thầy Thích Từ Giang cho bà 1 chiếc đĩa DVD do thầy Thích Tuệ Hải ở Đồng Nai hướng dẫn thực dưỡng trị bệnh bằng gạo lứt, muối mè.

Bà Thắm về ăn gạo lứt muối mè một thời gian như hướng dẫn thì khi đi khám lại các khối u không còn, nhưng căn bệnh tim thì không thuyên giảm.

Trong một lần đi Đồng Nai gặp thầy Thích Tuệ Hải để cảm ơn, bà Thắm và chồng là ông Nguyễn Văn Cường (44 tuổi) may mắn được thầy Hải chỉ cho thêm bài thuốc trị bệnh tim để về áp dụng. “Khi biết bệnh tình của tui, thầy Hải suy nghĩ rất lâu rồi đồng ý chỉ cho tui bài thuốc trị bệnh tim bằng đậu xanh và tinh dầu mè.

Ông nói, không phải người nào ông cũng cho bài thuốc trị bệnh tim bí truyền này mà chỉ hướng dẫn cho những người có cơ duyên. Điều kiện duy nhất của thầy Hải đưa ra với vợ chồng tui lúc đó rất đơn giản: Sau khi đắp thuốc trị hết bệnh tim cho bản thân thì 2 vợ chồng tui bắt buộc phải dùng bài thuốc này trị bệnh miễn phí cho những người nghèo khó bị mắc bệnh tim”, bà Thắm nhớ lại.


Sau khi có được bài thuốc của thầy Thích Tuệ Hải với thành phần chủ lực là đậu xanh và dầu mè, bà Thắm và chồng về nhà áp dụng. Chỉ sau 20 ngày đắp thuốc đậu xanh và dầu mè, bà Thắm cảm thấy trong người hoàn toàn khỏe mạnh, không còn những cơn mệt mỏi, vật vã khó thở như trước.

Chỉ sau 20 ngày đắp thuốc đậu xanh và dầu mè, bà Thắm cảm thấy trong người hoàn toàn khỏe mạnh

“Cuối năm 2005, khi tui đi lên các bệnh viện ở TP. HCM khám lại, các bác sĩ cứ hỏi tui uống thuốc gì mà khỏi bệnh? Bởi theo bác sĩ ở đây, bệnh tim của tui chỉ có uống thuốc Tây cầm cự hoặc phải phẫu thuật mới cứu vãn được. Lúc đó tui không dám nói thật là đắp đậu xanh, dầu mè mà khai với bác sĩ là về nhà chỉ thuốc Nam, thuốc Bắc gì cũng uống, bệnh hết hồi nào không hay”, bà Thắm kể.

Câu chuyện bà Thắm hết bệnh tim nhờ phương pháp đắp đậu xanh, dầu mè chẳng mấy chốc lan truyền ra khắp vùng quê Định Thủy. Rất nhiều người không tin, tìm đến tận nhà xem thử thực hư và tận mắt nhìn thấy bà Thắm tươi tỉnh, mạnh khỏe chăm sóc vườn tược, may quần áo gia công, không còn xanh xao vàng vọt nằm một chỗ như trước.

Từ đó, nhiều người bị bệnh tim trong vùng đã tìm đến, nhờ vợ chồng bà cứu giúp họ qua cơn bệnh hiểm nghèo.

Cứu hàng ngàn người miễn phí nhưng bị cấm

Bà Thắm nhớ lại: “Lúc nhiều người tìm đến vợ chồng tui nhờ đắp thuốc trị bệnh tim, tui nhớ đến lời căn dặn của thầy Thích Tuệ Hải, nên không từ chối một ai hết. Lúc đầu chỉ có vài người trong xã lui đến, sau đó người này chỉ dẫn người khác, càng ngày người bệnh tìm đến nhờ đắp thuốc càng đông”.

Theo những hồ sơ bệnh án của người bệnh để lại nhà bà Thắm để chứng minh, thì có người ở các huyện, thị của tỉnh Bến Tre, có người bệnh ở Tiền Giang, nhiều người khác ở tận TP. HCM. Người có bệnh, hễ ai chỉ nơi có bài thuốc hay, là xa ở đâu họ cũng tìm tới…

Mỗi ngày vợ chồng bà Thắm đắp thuốc trị bệnh miễn phí cho 40- 50 người bệnh từ khắp nơi tìm đến. Nhà chật hẹp, lúc đầu bà Thắm không có chỗ cho bệnh nhân nằm đắp thuốc, nên nhiều người bệnh phải tự kê ghế bố, ghế xếp ngoài sân, bên hiên nhà để nằm đắp thuốc.

Những tháng nắng thì đỡ vất vã, nhưng những tháng mùa mưa, tìm chỗ nằm khô ráo cho bệnh nhân rất khó khăn. Thấy vậy, nhiều bệnh nhân đã tự nguyện góp tiền, cây gỗ… cất 1 căn trại rộng khoảng 40m2, có đầy đủ giường chiếu sạch sẽ, sát bên căn nhà của bà Thắm để người bệnh có nơi nằm đắp thuốc trị bệnh yên ổn.



Bà Thắm khoe bịch thuốc Tây trị bệnh tim của bà bị bỏ hơn 10 năm sau khi bà hết bệnh nhờ bài thuốc đậu xanh, dầu mè

Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên vợ chồng bà Thắm chỉ nhận đắp thuốc trị bệnh miễn phí. Còn đậu xanh, tinh dầu mè và giấy vệ sinh (dùng để thấm dầu sau khi hết thời gian nằm đắp thuốc) đều do người bệnh tự mua mang tới để sử dụng. Tức vợ chồng bà không hề thu một đồng nào của người bệnh.

Bà Thắm kể: “Hồi trước vợ chồng tui đắp thuốc trị bệnh miễn phí từ sáng đến chiều mỗi ngày, buổi sáng thì trị bệnh cho phụ nữ do tui đảm trách. Còn buổi chiều, đắp thuốc cho bệnh nhân nam do chồng tui thực hiện.

Nhưng sau đó các bệnh nhân thấy gia cảnh vợ chồng tui quá khó khăn, tui may gia công quần áo còn chồng đi làm thuê, lại phải nuôi 2 đứa con đang ăn học ở TP. HCM, nên bà con đề nghị mỗi ngày chỉ trị bệnh 1 buổi sáng, còn buổi chiều để vợ chồng tui làm lụng kiếm tiền lo cuộc sống gia đình. Từ đó tui đắp thuốc trị bệnh cho bà con từ 3 giờ sáng đến 13 giờ chiều thì nghỉ”. 

Nguyên tắc đắp thuốc trị bệnh tim của bà Thắm cũng rất khắt khe: Người bệnh khi đến đắp thuốc phải mang đầy đủ hồ sơ bệnh án, kết quả siêu âm được bệnh viện xác định là mắc bệnh tim thì vợ chồng bà Thắm mới nhận đắp thuốc giùm.

Bệnh nhân nào không có hồ sơ bệnh án của bệnh viện thì vợ chồng bà Thắm cương quyết từ chối. Lý do đơn giản là không biết bị bệnh gì thì không thể đắp thuốc trị bệnh tim.

“Hầu hết bệnh nhân đến nhờ vợ chồng tui đắp thuốc trị bệnh tim đều bị các chứng hở van tim nặng. Trong thời gian đắp thuốc, nếu tui thấy ai khỏe mạnh trở lại thì yêu cầu họ ngưng đắp thuốc, đi bệnh viện khám lại xem bệnh tình ra sao. Nếu bị tình thuyên giảm thì có thể quay trở lại đắp thuốc tiếp, còn nếu khỏe mạnh hoàn toàn thì ngưng luôn, không đắp nữa”, bà Thắm cho biết.

Theo bà Thắm, bài thuốc trị bệnh tim của thầy Thích Tuệ Hải rất đơn giản và không tốn kém quá nhiều tiền: đậu xanh bỏ vỏ xay nhuyễn pha với nước ấm thành bột đắp lên chỗ tim bị bệnh thành 1 vòng tròn, sau đó lấy 10ml tinh dầu mè hâm nóng ở nhiệt độ vừa phải rồi chế vào trong vòng tròn đậu xanh, giữ nguyên 2 giờ đồng hồ cho thuốc thấm vào bên trong cơ thể (người bệnh phải nằm ngửa bất động trong thời gian đắp thuốc).

Tùy theo cơ địa của người bệnh mà mỗi lần đắp thuốc kéo dài 15 ngày đến 30 ngày.

Theo bà Thắm, hiện nay các bệnh lý do hở van tim khi phẫu thuật rất tốn kém, chi phí lên đến vài trăm triệu đồng/ca, những bệnh nhân nghèo hầu như không có tiền để chữa trị. Trong khi đó mỗi ca điều trị bệnh tim bằng bài thuốc của bà Thắm chỉ tốn khoảng 200.000 đồng, gồm chi phí mua 2kg đậu xanh (đã bỏ vỏ), 2 chai dầu mè tinh chất và 2 cuộn giấy vệ sinh…

Theo tuổi trẻ