31 thg 12, 2017

Hoàng bá nam và tác dụng chữa bệnh của hoàng bá nam



Tên khác: Vỏ Núc nác, Nam hoàng bá. 

Tên khoa học: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác (Oroxylon indicum Vent.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae). 

Mô tả: Cây: Cây nhỡ, cao 5-13m. Thân nhẵn, ít phân cành, vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2-3 lần lông chim, dài tới 1,5m. Hoa màu nâu đỏ sẫm mọc thành chùm dài ở ngọn thân. Đài hình ống, cứng, dày, có 5 khía nông. Tràng hình chuông, phình rộng, có 5 thuz họp thành hai môi, 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc. chuông, phình rộng, có 5 thuz họp thành hai môi, 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc. 120cm, rộng 5-10cm, các mảnh vỏ hoá gỗ. Hạt dài 4-9cm, rộng 3-4cm, kể cả cánh mỏng bao quanh. Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ dơi. Hoa và quả từng lúc quanh năm. Các quả chín vẫn ở trên cây khá lâu vào mùa khô khi cây rụng hết lá. 

Dược liệu: Vỏ cuộn lại thành hình ống hay hình cung, dày 0,6 – 1,3 cm, dài ngắn không nhất định. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, nhăn nheo, có nhiều đường vân dọc, ngang. Mặt trong nhẵn, màu vàng xám hay vàng lục. Mặt bẻ ngang có lớp bần mỏng. Mô mềm vỏ lổn nhổn như có nhiều sạn, trong cùng có lớp sợi dễ tách theo chiều dọc. Bộ phận dùng: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác (Oroxylon indicum Vent.) Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi khắp nước ta. 

Thu hái: Thu hái quả nang chín màu nâu vào mùa thu và đông, phơi khô ngoài nắng cho vỏ nứt hạt, tách lấy hạt và phơi tiếp cho đến khô. Vỏ cây thu hái quanh năm; khi cần thiết, đẽo vỏ trên cây, thái phiến dài 2 – 5 cm, phơi hay sấy khô. Tác dụng dược lý: Có tác dụng chống viêm, chống dị ứng rõ rệt. Tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân bất lợi từ bên ngoài vào cơ thể. Làm giảm độ thấm của mạch máu. Thành phần hoá học: Vỏ và hạt chứa một hỗn hợp flavonoid và chất đắng kết tinh là oroxylin. Vỏ chứa baicalein và chrysin. Hạt cüng chứa oroxylin và một chất dầu chứa 80,40% acid oleic, acid palmitic, acid stearic và acid lignoceric. 

Công năng: Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Các flavonoid trong vỏ cây và hạt có tác dụng đối với bệnh mày đay và mẩn ngứa và còn có tính kháng trùng. Công dụng: + Lá hoa và quả khi còn non đều ăn được sau khi đun nấu. Người ta thường lùi quả non vào trong tro than rồi đem bóc bỏ vỏ ngoài, lấy phần trong của quả xào ăn. Hạt, vỏ thân thường được dùng làm thuốc. 

+ Hạt dùng trị: 1. Viêm họng cấp và mạn tính, khan cổ; 2. Viêm phế quản cấp và ho gà; 3. Đau vùng thượng vị, đau sườn. 

+ Vỏ thân được dùng trị: viêm gan vàng da, viêm bàng quang, viêm họng, khô họng, ho khan tiếng, đau dạ dày, dị ứng trẻ em ban trái, sởi. Cüng dùng chữa dị ứng sơn, trị bệnh vẩy nến, hen phế quản trẻ em. 

Trong dân gian dùng thay Hoàng bá. Cách dùng, liều lượng: Ngày 8 – 16g, dạng thuốc sắc, hoàn tán. 1,5-3g hạt, 8-16g vỏ thân, dạng thuốc sắc. 

Có thể nấu thành cao hay chế dạng bột. 

Dùng ngoài nấu nước rửa hoặc dùng cao bôi. 

Ở nước ta Viện Dược liệu đã sản xuất nunaxin viên 0,25g từ hỗn hợp các flavonoid để chữa mày đay và mẩn ngứa, dùng vỏ Núc nác làm viên Habanin kháng trùng và một loại viên kết hợp 2 dạng thuốc trên. Bào chế: Loại bỏ tạp chất, cạo bỏ lớp bần, rửa sạch, thái phiến chiều dài 2- 5 cm, bề dày 1-3 mm, phơi khô, hoặc sao nhỏ lửa cho đến khi bề mặt dược liệu có màu vàng. 

Bài thuốc: 1. Ngoài da lở ngứa, bệnh tổ đĩa ngứa giữa lòng bàn tay, bệnh giang mai lở loét: Vỏ Núc nác, Khúc khắc, mỗi vị 30g, sắc uống hàng ngày. 

2. Chữa đau dạ dày: Dùng vỏ núc nác, sấy khô tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-3g (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). 

3. Chữa kiết lỵ, đau dạ dày ợ hơi, ợ chua: Dùng hạt núc nác phơi khô, tán thành bột mịn, hoặc sắc uống mỗi ngày 8-10g (Trồng hái và dùng cây thuốc). 

4. Chữa viêm phế quản, ho lâu ngày: Mộc hồ điệp 10g, đường phèn hay kẹo mạch nha 30g, nước 300ml sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). 

5. Viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu: Vỏ núc nác, rễ Cỏ tranh, Mã đề mỗi thứ một nắm, sắc nước uống. 

6. Ho lâu ngày: 5-10g hạt, sắc nước hoặc tán bột uống. 

7. Lở do dị ứng sơn: Vỏ Núc nác nấu cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở. 

8. Chữa viêm khí quản cấp tính, ho gà: Dùng mộc hồ điệp 4g, an nam tử 12g, cát cánh 6g, cam thảo 4g, tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm) 12g, khoản đông hoa 12g. Sắc lấy nước, thêm 60g đường phèn vào hòa tan, chia uống nhiều lần trong ngày (Hiện đại thực dụng trung dược). “An nam tử” là tên dùng trong đơn thuốc của vị “bạng đại hải”, tức là hạt “lười ươi” (Sterculia lychnophora Hance.), có mọc ở Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Ðịnh, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Trị… 

9. Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang: Dùng vỏ núc nác 16g, chi tử (quả dành dành) 20g, mã đề thảo (lá và bông mã đề) 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tz giải 30g, quế chi 4g, cam thảo đất 20g; Sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày vào lúc đói bụng (Thuốc Nam và Châm cứu). 

Kiêng kỵ: Người hư hàn gây đau bụng, đầy bụng tiêu chảy không dùng. 

Ghi chú: Hạt Núc nác cüng là vị thuốc, có tên là Mộc hồ điệp, có tác dụng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày. 

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh. 

Nguồn bài viết: http://agarwood.org.vn/hoang-ba-nam-va-tac-dung-chua-benh-cua-hoang-ba-nam-3631.html

22 thg 12, 2017

Rượu vang đỏ ngâm hành tây giúp ổn định huyết áp chỉ sau 5 ngày.


Bệnh cao huyết áp thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”, bởi đây là căn bệnh ít có biểu hiện ra bên ngoài. Ngoài những cách chữa theo y học hiện đại còn có những bài thuốc cổ truyền dễ áp dụng như rượu vang đỏ ngâm hành tây dưới đây.
Chị Ngọc Hà cùng mẹ chiến đấu với căn bệnh cao huyết áp và đau nhức do tuổi già đem lại đã lâu, áp dụng đủ các phương pháp Đông y, Tây y kết hợp mà chẳng ăn thua.
Trước kia, mẹ chị rất năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng của tổ dân phố, lại thoải mái đi du lịch và ăn uống ngon miệng mỗi dịp gia đình tụ tập quây quần.
Nhưng gần đây, chứng kiến cân nặng của mẹ bắt đầu khó kiểm soát do ít vận động và tập thể dục vì chứng đau nhức hành hạ, chị Ngọc Hà thấy sốt ruột và lo lắng vô cùng.
Huyết áp cao thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”
ruou-vang-hanh-tay-cao-huyet-ap-3
Thật may mắn, trong một lần đi công tác ở Hồng Kông, nhờ đối tác công ty bạn chia sẻ mẹo nhỏ, chị Ngọc Hà đã giúp mẹ đánh bay chứng huyết áp cao và bệnh đau nhức, dần dần lấy lại nếp sinh hoạt như trước kia. Chị Ngọc Hà đã chia sẻ bài thuốc đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm này với mọi người:
“Hôm nay, mình xin chia sẻ với mọi người một vị thuốc rất hay mà mẹ mình đã uống và thấy rất hiệu quả. Lúc trước, ngày nào mẹ cũng phải uống thuốc đau nhức, đo huyết áp hàng ngày và thường xuyên phải ra vào bệnh viện thăm khám nhưng giờ tình hình của bà đã được cải thiện rất nhiều. Hiện, mẹ mình chẳng cần uống thuốc nhưng luôn thấy trong người nhẹ nhõm, dễ chịu.
Khâu chuẩn bị nguyên liệu khá đơn giản: Chọn mua hành tây (màu tím càng tốt) và một chai rượu vang đỏ (hoặc rượu nho cũng được), hai thứ này đều dễ kiếm. Ngâm theo tỷ lệ: 2 củ hành tây trộn với 500ml rượu vang đỏ.
Do rượu vang thường được đóng chai theo quy cách 750ml/chai nên mọi người chỉ cần chuẩn bị 3 củ hành tây cho mỗi chai. Mình ít bị cay mắt khi chế biến hành tây nên thường phụ giúp mẹ làm.
ruou-vang-hanh-tay-cao-huyet-ap-2
Hành tây màu tím 
Trước tiên rửa sạch, lột vỏ, cắt dọc củ thành 8 phần bằng nhau, rồi cho vào bình thủy tinh, đổ rượu vào. Đóng kín nắp bình rượu, để chỗ thoáng mát khoảng một tuần, sau đó chắt riêng rượu và hành vào hai bình đựng khác nhau, cất rượu vào tủ lạnh. Lưu ý mọi người, khi ngâm rượu hoàn toàn có thể cho cả lớp vỏ của hành vào, hiệu quả giảm đau nhức và hạ huyết áp sẽ càng cao.
Cách dùng của mẹ mình như sau: Mỗi lần uống chừng 50ml, mỗi ngày uống 1-2 lần, người cao tuổi khuyến khích nên dùng khoảng 20 ml. Để có tác dụng tốt nhất, mọi người nên ăn cả lát hành đã ngâm.
Những ai không uống được rượu thì cho thêm vào một lượng nước tương đương với một lần sử dụng, đun sôi 5 phút rồi mới để lạnh và uống. Đối với người thích ngọt có thể pha thêm vào rượu chút mật ong.
Hành tây ngâm rượu vang có tác dụng ổn định huyết áp
ruou-vang-hanh-tay-cao-huyet-ap-4
Theo tài liệu mình và mẹ tham khảo được thì hành tây, đặc biệt là hành tím có tác dụng giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên và rượu vang đỏ ngâm hành tây là bài thuốc đa năng rất hữu hiệu.
Ở Nhật Bản, người ta dùng loại rượu ngâm này chữa bệnh cao huyết áp, giảm lượng đường trong máu, cải thiện tật viễn thị ở người cao tuổi, chữa chứng tiểu đêm, khó ngủ, mắt mờ và mệt mỏi, chữa bệnh nước tiểu đục, trướng bụng do bí đại tiện…
Mình đã “quảng cáo” bài thuốc rẻ tiền này cho bạn bè và đồng nghiệp, nhiều người dùng loại rượu trên cho biết sau 3-5 ngày thấy kết quả ngay: da căng hồng, ngủ ngon, chân tay linh hoạt hơn… Chúc mọi người cũng tìm lại được niềm vui và hạnh phúc tuổi già đơn giản như mẹ mình”.
Không nên vứt bỏ bỏ hành tây quá nhiều khi chế biến
Hành tây tím ngoài công dụng ổn định huyết áp còn giúp ngừa thiếu máu, giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm sốt, làm loãng máu, đánh tan các cục máu đông và lọc máu ra khỏi các chất béo không lành mạnh.
Khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng, chất flavonoid chống oxy hóa có nhiều ở những lớp vỏ ngoài của hành tây. Nếu lột hai lớp vỏ đầu tiên của hành tây thì ta đã loại bỏ 75% chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên. Vì vậy, thật sai lầm khi lột bỏ quá nhiều các lớp vỏ này.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, mỗi người nên ăn ít nhất 3 củ hành tây tím/tuần có thể ngăn ngừa ung thư. Để tốt cho sức khỏe, cần có hành trong chế độ ăn uống, ít nhất là một củ hành tây tím mỗi tuần.
Uống một ly rượu vang mỗi ngày nếu muốn giảm huyết áp
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người được xác định là mắc bệnh huyết áp cao khi chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu – tim co lại) trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương – tim giãn ra) trên 90mmHg.
Nhưng vài năm trở lại đây, số lượng người mắc bệnh tăng huyết áp đang có chiều hướng gia tăng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nữ giới uống đều đặn 1 cốc rượu vang mỗi ngày sẽ giúp huyết áp giảm từ 2 – 4 mmHg; với phái mạnh nếu uống 2 cốc rượu vang đỏ không cồn mỗi ngày trong 1 tháng sẽ giúp giảm huyết áp đáng kể.
Với những người trên 50 tuổi, ngay cả khi bị cao huyết áp, họ vẫn nằm trong diện được uống 1 cốc rượu vang đỏ mỗi ngày. Bởi các chất phytochemical trong rượu vàng làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể, thêm vào đó, thành phần chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc của động mạch vành. Vì thế uống rượu điều độ từ 1-2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, nhiều người lầm tưởng rằng bị cao huyết áp là không được vận động thường xuyên. Thực ra, vận động với cường độ vừa phải sẽ giúp điều hòa huyết áp, tăng cường nhịp tim và hô hấp. Yoga và thiền cũng là hai phương pháp có hiệu quả ngăn ngừa bệnh cao huyết áp hữu hiệu.

Huyền Trâm

19 thg 12, 2017

Dùng dừa xiêm và lá trầu đánh bay bệnh gout trong vòng 7 ngày


Căn bệnh nhà giàu đang là nỗi khiếp sợ của những quý ông hay phải ngồi bên bàn tiệc bởi những cơn đau luôn hành hạ mỗi đêm. Thế nhưng, nhờ có bài thuốc đơn giản sau mà nhiều người đã thoát khỏi bệnh gout (bệnh gút) chỉ sau 7 ngày sử dụng.
Anh Võ Đình Minh (Quảng Trị) có chia sẻ trên mạng xã hội facebook bài thuốc chữa bệnh gout rất đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả.
Anh bị bệnh gout hành hạ đã 5 năm, uống nhiều loại thuốc và kiêng khem rất khổ cực nhưng không đỡ. Tình cờ anh được chia sẻ bài thuốc sử dụng dừa xiêm với lá trầu không và đã áp dụng thử trong 7 ngày. Thật bất ngờ là anh không thấy bị đau lại nữa và cũng không cần phải ăn uống kiêng cữ như trước. Rất nhanh chóng bài thuốc này đã thu hút hơn 100 nghìn lượt chia sẻ và nhận được những phản hồi tích cực rằng họ đã thử áp dụng. Tất cả đều công nhận sau 1 tuần uống bài thuốc đơn giản này, cơn đau đã giảm tới 90%.
Vậy, bài thuốc đó như thế nào mà lại công hiệu như vậy? Mời các bạn tham khảo cách dùng dừa xiêm và lá trầu không chữa bệnh gout.
Dùng dừa xiêm và lá trầu đánh bay bệnh gout trong vòng 7 ngày - Ảnh 1
Nguyên liệu: 700gr lá trầu tươi, 07 quả dừa xiêm tươi.
Cách dùng: Mỗi buổi sáng trước khi ăn hãy áp dụng bài thuốc đơn giản sau
- Dùng 01 quả dừa xiêm cắt vạt nắp, giữ nguyên nước dừa để trong quả.
- Lá trầu không: lấy 100gr rửa sạch ráo nước, thái thật nhỏ.
- Bỏ lá trầu đã thái nhuyễn vào ngâm trong quả dừa xiêm, nếu nước dừa nhiều có thể chắt bớt 1 chút để khỏi tràn ra ngoài, đậy nắp gáo dừa lại.
- Ngâm từ 30 - 40 phút, sau đó bỏ bã và chắt hỗn hợp nước trong quả dừa ra uống cạn. Nước dừa ngâm lá trầu không thơm, dễ uống và không bị say trầu.
- Lưu ý: không ăn sáng ngay mà hãy chờ cho nước dừa và tinh trầu được hấp thụ vào cơ thể, sau khi đi giải mới được ăn sáng.
- Chỉ cần dùng bài thuốc này trong vòng 07 ngày, đảm bảo cơn đau do bệnh gout hành hạ bạn sẽ biến mất.
- Nên sau 6 tháng uống lại một lần để cơ thể có thể tiếp tục đào thải lượng axit uric tích tụ lâu ngày.
Dùng dừa xiêm và lá trầu đánh bay bệnh gout trong vòng 7 ngày - Ảnh 2
Dừa xiêm cắt vạt nắp gáo, giữ nguyên nước trong quả và lá trầu cắt nhỏ. Ảnh: Võ Đình Minh
Có thể hiểu trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu bao gồm các nhóm hoạt chất như Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… tổ hợp các chất đó có tác dụng như chất chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm đau thần kinh. Đặc biệt lá trầu có khả năng cải thiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, giúp hấp thu khoáng chất, vitamin tốt hơn. Đồng thời cũng giúp đào thải các chất cặn bã độc hại dễ dàng hơn.
Còn công dụng của nước dừa sẽ giúp cân bằng sự chuyển hóa, trao đổi chất và có khả năng kháng viêm, khử độc, chống oxy hóa, làm giảm sự hình thành axit lactic – chất có thể làm bệnh gút thêm nặng. Uống nước dừa giúp cải thiện các bất thường về tiết niệu và thận, tăng đào thải axit uric.
Vì vậy mà bài thuốc dùng dừa xiêm và lá trầu không là một cách tuyệt vời để khống chế bệnh gout. Bạn hãy chia sẽ bài thuốc này tới những ai đang bị bệnh để họ có thể thoát khỏi cơn đau mỗi ngày nhé.

18 thg 12, 2017

Đậu đen nước dừa chữa bệnh gút

Theo chia sẻ về bài thuốc trị đau khớp, bệnh gout kết hợp trái dừa tươi với đậu đen được đăng tải trên mạng xã hội gần đây đã được nhiều người sử dụng và thu được kết quả bất ngờ. Ảnh: Facebook.
Bài thuốc trị khớp và gout thần thánh từ đậu đen, nước dừa - Ảnh 2
Nhiều người đã cho phản hồi tốt sau khi sử dụng bài thuốc an toàn, rẻ tiền này. Cụ thể, những cơn đau nhức xương khớp, đau nhức do bệnh gout được cải thiện đáng kể. Ảnh: Songkhoe.
Bài thuốc trị khớp và gout thần thánh từ đậu đen, nước dừa - Ảnh 3
Nguyên liệu bài thuốc chữa bệnh gout, đau nhức này vô cùng đơn giản. Bạn cần chuẩn bị quả dừa tươi, 1 nắm hạt đậu đen xanh lòng và 1 chiếc nồi hấp. Ảnh: 3mien.
Bài thuốc trị khớp và gout thần thánh từ đậu đen, nước dừa - Ảnh 4
Cách làm: Đầu tiên, cho đậu đen vào nước ngâm khoảng 1 tiếng cho đậu nhanh mềm. Tiếp theo, bạn gọt vỏ dừa rồi dùng dao chặt miệng quả dừa nhưng nhớ giữ lại một phần sọ trên để làm nắp đậy. Ảnh: Monngonmoingay.
Bài thuốc trị khớp và gout thần thánh từ đậu đen, nước dừa - Ảnh 5
Cho hạt đậu đen vào quả dừa, đổ nước dừa ngập đậu đen rồi đậy chặt lại. Ảnh: Baithuoc.
Bài thuốc trị khớp và gout thần thánh từ đậu đen, nước dừa - Ảnh 6
Tiếp đó, bạn cho quả dừa vào nồi hấp cách thủy khoảng 4 tiếng tới khi đậu trong quả dừa chín bở là xong. Ảnh: Kenhsuckhoe.
Bài thuốc trị khớp và gout thần thánh từ đậu đen, nước dừa - Ảnh 7
Để chữa bệnh, bạn hãy ăn hết toàn bộ phần cùi dừa, đậu và nước dừa có trong quả. Đều đặn ăn 3 tuần 1 quả sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Ảnh: Songkhoe.
Bài thuốc trị khớp và gout thần thánh từ đậu đen, nước dừa - Ảnh 8
Đậu đen và nước dừa rất tốt cho người bệnh khớp và những người bị gout. Ảnh: Vaobep.
Bài thuốc trị khớp và gout thần thánh từ đậu đen, nước dừa - Ảnh 9
Sở dĩ đậu đen có công dụng tốt như vậy vì nó giàu chất chống oxy hóa và có tính kháng viêm giúp giảm những cơn đau nhức do bệnh gout, bệnh khớp gây ra. Ảnh: Khoeplus.


Bài thuốc từ gừng, tỏi, chanh lâu đời của người Đức

Hoàng Hương | 
Bài thuốc từ gừng, tỏi, chanh lâu đời của người Đức

Thức uống gồm tỏi, chanh và gừng không chỉ “loại bỏ” cảm cúm, mệt mỏi mà còn phòng các bệnh về tim mạch và hệ miễn dịch khác.



Bài thuốc lâu đời nhất của Đức này này rất đơn giản, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến cách thực hiện.
Sự kết hợp của 3 nguyên liệu là gừng, chanh và tỏi rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, cholesterol cao, mệt mỏi, nhiễm trùng và cảm lạnh. Hơn nữa, nước uống này còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và làm sạch gan.
Bài thuốc này cũng ngăn chặn các gốc tự gây tổn hại các cơ quan trong cơ thể, tốt cho tim cũng như các bệnh hô hấp.
Nguyên liệu:
- 4 tép tỏi (4 củ)
- 1 lát gừng (3-4 cm)
- 4 quả chanh (nguyên vỏ)
- 2 lít nước lọc
Cách làm:
- Chanh nguyên vỏ rửa sạch và cắt nhỏ. Gừng, tỏi cũng rửa sạch, bỏ vỏ và cắt nhỏ. Cho tất cả các nguyên liệu này vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp này vào nồi cùng với 2 lít nước lọc. Cho lên bếp nấu tầm 10 phút, sôi và tắt lửa để nguội.
- Cho hỗn hợp cho vào chai thủy tinh để dùng dần.
Cách sử dụng:
- Đừng sợ mùi tỏi sẽ làm bạn khó thưởng thức loại nước uống này, vì chanh giúp trung hòa mùi vị của tỏi và gừng.
- Mỗi ngày uống cốc trước bữa ăn khoảng 2 tiếng. Tốt nhất, nên áp dụng vào buổi sáng khi dạ dày còn đói, để kích thích toàn bộ hệ tiêu hóa hoạt động, quá trình thải độc cũng diễn ra tốt hơn.
- Trước khi uống nên lắc đều chai để hỗn hợp hòa lẫn với nhau, xác chanh, tỏi, gừng ở dưới chai sẽ được khuấy lên.
- Uống hết hỗn hợp, dừng 6 ngày rồi tiếp tục thực hiện thêm 1 liệu trình nữa nếu muốn.
* Theo Top Healthy Life Advices

10 thg 12, 2017

CÂU CHUYỆN CHỮA GÚT BẰNG LÁ MƠ LÔNG DẠỊ CỦA THẦY LÊ VĂN SỬU


Mùa hè năm 2005 vừa qua, trên các báo hàng ngày, báo tuần, xuất bản ở Hà Nội, đều đăng bài có nội dung về việc ông sư giả mạo L. Q. H chữa bệnh gút cho tiến sỹ y khoa Ng. H. K.. Báo viết về lời của ông K. tả lại, ông H đã tiêm cho ông một mũi thuốc biệt dược, với số tiền là 12 ngàn đô la Ông K thấy sau khi được tiêm, bệnh ông có đỡ, nhưng chưa biết được bệnh có khỏi lâu dài hay không. Điều mà ông K còn băn khoăn, đó là: Không biết tên thuốc, thành phần của thuốc ra sao, và xuất xứ của thuốc do hãng nào, nước nào sản xuất. Nhận thấy ở nước ta có nhiều người bị bệnh gút, bệnh gây ra rất đau đớn, lại được coi là bệnh khó chữa. Từ nhiều năm nay, tôi đã để tâm tìm hiểu, thu lượm bài thuốc dân gian, bằng cây cỏ nước ta, tiến hành chữa thử cho một số người bị bệnh này. Người nào đã được tôi chỉ cho họ cách tự làm thuốc chữa cho mình, họ cũng đều khỏi cả. Nay tôi muốn phổ biến bài thuốc kinh nghiệm này đến mọi người. Tôi xin kể một trường hợp cụ thể, mong đồng nghiệp có thêm niềm tin.

Cụ K. ở cụm dân cư số 9, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nhà cụ cùng khu tập thể tôi ở hiện nay, nhưng bên dãy nhà A 5, tầng một. Tôi ở tầng hai, đầu dãy A 3. Từ cửa sổ đầu hồi nhà tôi, tôi nhìn xuống cửa chính nhà cụ rất rõ. Cụ hơn tôi chừng dăm tuổi, nhưng người cụ nhỏ nhẹ, và cụ còn rất nhanh nhẹn. Chúng tôi thường quan hệ, giúp đỡ nhau những chuyện nhỏ trong đời sống hàng ngày. Một hôm, vào mùa hè năm 2004, khi tôi đi chợ, qua ngách nhỏ gần nhà cụ, gặp cụ từ chợ về. Cụ gọi tôi đứng lại và hỏi tôi về bệnh tật của cụ. Cụ kéo ống quần chân trái lên, để lộ từ bắp chân trở xuống cho tôi xem. Cụ nói: “Ông thầy thử xem giúp tôi, chân tôi sưng đau như thế này, vậy nó là bệnh gì ?.” Một phần, vì gặp nhau ngay giữa nơi nghách hẹp, không tiện đứng lâu xem chân cụ được. Phần nữa, tôi cũng muốn cụ đi khám ở cơ sở y tế, để có được chẩn đoán chắc chắn, sau đó tôi mới bàn với cụ về phương án chữa cho tiện lợi nhất. Vì thế tôi đã hỏi cụ: “Chân cụ bị sưng đau như thế này mấy hôm rồi ?.” Cụ nói: “Mới hai ba hôm nay thôi.” Tôi khuyên cụ: “Chân cụ sưng đau thế này, có thể là do nhiều loại bênh khác nhau gây ra, cụ nên đi khám ở bảo hiểm y tế ngay. Khám xong, cụ về cho tôi biết, họ chẩn đoán bệnh của cụ thế nào. Cụ đừng cho họ tiêm thuốc, cũng đừng uống thuốc gì, như thế, khi tôi xem xong mới dám bàn với cụ.”Tối hôm đó, cụ gặp tôi và nói: “Họ chẩn đoán là tôi bị bệnh gút.” Tôi nói với cụ: “Thế thì không đáng ngại.” Cụ hỏi tôi: “Nghe nói bệnh này khó chữa lắm phải không ông thầy ?.” Tôi nói với cụ: “Ngày mai cụ phải đặt ở hàng thuốc Nam, mua loại lá mơ dại, mua được càng nhiều càng tốt. Khi có lá thuốc về, tôi sẽ hướng dẫn cụ cách chế biến để sắc uống.” Về đến nhà, tôi mở sách, xem lại những thông tin chính về bệnh gút, để đối chiếu với chứng đau ở chân cụ. 

Trong cuốn sách “Sổ tay lâm sàng.” của Nhà xuất bản Y học Hà Nội năm 1994, có những thông tin chính như sau:

 “Định nghĩa : Rối loạn chuyển hoá a xít u ríc, thường do nguồn gốc gia đình có đặc trưng a xít u ríc máu tăng, biểu hiện bằng những cơn đau khớp cấp, u rát kết tủa dưới da ở quanh các khớp (cục u rát) và tổn thương thận.

Bệnh căn : Sự liên quan giữa tăng a xít u ríc máu và những biểu hiện ở khớp của bệnh gút chưa được biết rõ. Thực tế, tăng a xít u ríc máu có thể hoàn toàn không có triệu chứng, hình như những biến đổi nhanh của a xít u ríc máu thuận lợi cho sự kết tủa u rát.

1 - Bệnh gút tiên phát : Tăng a xit u ríc máu do sản xuất tăng và hoặc do a xít u ríc bài xuất giảm. Trong 10 - 20% các trường hợp, thấy có tiền sử gia đình trong tiền sử bệnh. Những khiếm khuyết di truyền của một số en zim đã được xác định trong một số trường hợp (xem tăng a xít u ríc máu di truyền). Gần như là bệnh gút chỉ gặp ở đàn ông (95% các trường hợp) từ 30 tuổi; ở phụ nữ chỉ gặp ở tuổi mãn kinh.
2 - Bệnh gút thứ phát: (lược)…

... Triệu chứng : Tiến triển của bệnh gút tiên phát thường rất chậm và đặc trưng bởi các cơn đau của bệnh gút cấp : Sau một bữa ăn quá thịnh soạn, mệt mỏi thể chất hoặc chấn thương cục bộ. Khoảng cách tự do ngày càng ngắn lại. Cơn gút cấp (viêm khớp cấp) : Cơn đau đánh thức người bệnh vào khoảng 2 giờ sáng. Trong đa số trường hợp, đau ở ngón chân cái (khớp xương bàn chân - đốt một ngón chân). Các nơi khác cũng có thể bị : Háng, đầu gối, tay. Lúc đầu, đau vừa phải, sau đó tăng dần rồi đau ghê gớm. Người bệnh giãy giụa và tăng cảm giác khiến không chịu đựng được sức nặng của chăn đắp trên người. Khám tại chỗ thương tổn, khớp sưng đỏ màu rượu vang (rouge - vineux), bóng, phù cứng và đàn hồi. Thường đau giảm về buổi sáng rồi lại đau lại, ngày càng giảm cường độ những đêm sau; thấy xuất hiện vẩy cám ở da trên khớp thương tổn. Toàn bộ các triệu chứng này hợp thành cơn đau của bệnh gút, cơn đau có thể kéo dài chỉ một đêm hoặc kéo dài vài tuần ...”
Bệnh gút là tên của y học cổ truyền, thuộc phạm trù bệnh “Phong thấp”, loại hình “Phong thấp nhiệt chứng.” Về hình thái, bệnh đau ở khớp ngón chân cái nối với bàn chân, nơi có hai kinh can, tỳ đi qua. Giờ phát cơn đau lại vào giờ sửu (1- 3 giờ sáng), giờ và đường kinh phù hợp (hợi tiêu, tý đảm, sửu can thông). Trong nhiều năm, tôi theo dõi bệnh này bằng đo nhiệt độ kinh lạc, thấy ở bệnh gút và bệnh thấp khớp nói chung, trên hai kinh đại trường và kinh can đều có số nhiệt chỉ mức bệnh lý. Kết hợp với vấn chẩn, những người này đều có tiền sử hoặc đang cùng có bệnh viêm đại tràng mạn tính. Lúc đầu do tôi dùng bài thuốc dân gian, cho sắc lá mơ dại uống, chữa khỏi nhiều người bệnh viêm đại tràng mạn tính. Sau dần, tôi dùng sang chữa cho người có bệnh thấp khớp và bệnh gút uống, họ đều khỏi cả.

Cách dùng bài thuốc này là : Lá mơ dại thu hái về còn tươi, sau khi loại bỏ lá sâu và các loại lá tạp, ta đem băm cả dây, lá cho ngắn ra, phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Mỗi ấm thuốc, lấy lượng bằng một bốc tay (khoảng 40gr), đổ thêm nước, sắc đặc. Mỗi ngày sắc một ấm, uống hai lần trong ngày. 

Ngay ngày đầu, sau khi người bệnh uống thuốc, cơn đau đã giảm nhẹ. Từ 4 đến 6 ngày sau, có thể dứt hẳn đau đớn. Nhưng tôi khuyên người bệnh phải kiên trì uống lâu dài. Cụ K uống thuốc được chừng một tháng, do phải ăn kiêng lâu, cụ đã thấy thèm thịt cá. Cụ hỏi tôi: “Tôi không thấy đau nữa, liệu tôi còn phải ăn kiêng hay thôi?” Tôi nói với cụ: “Theo tôi nghĩ, cụ cứ nên ăn kiêng thêm một thời gian nữa. Khi cụ uống thuốc được đủ ba tháng, cụ hãy ăn thử ít một, sau tăng dần lên.” Đến nay, sau hơn một năm rưỡi, cụ K. không thấy đau lại. Hằng ngày cụ vẫn chăm chỉ thức khuya, dậy sớm. Cụ cùng với cụ bà lo cho nồi bún nấu của hai cụ được khách ăn ngon miệng, cũng là ích xã hội, lợi nhà.

Ngày 15 tháng 11 năm 2005, Tỉnh hội Y học cổ truyền Hà Tây tổ chức hội nghị đại biểu, nghe Giám đốc Trung tâm Y tế Thị xã Hà Đông báo cáo chuyên đề: “Chẩn bệnh bằng máy đo nhiệt độ kinh lạc .” Trong cuộc hội nghị này, tôi đã giới thiệu bài thuốc “Dùng lá mơ dại để chữa bệnh gút”, trước các vị lương y lão thành trong tỉnh Hà Tây và ông Lê Lương Đống, Quyền vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, Bộ Y tế. Hy vọng người bị bệnh gút trong tỉnh Hà Tây sớm được chữa khỏi bằng thứ cây cỏ Việt Nam quanh vườn nhà, không phải tốn nhiều đô la để mua thuốc ngoại nhập về để chữa bệnh này.
Nguồn: sách cẩm nang chẩn trị đông y

CHỮA CHỨNG TRẺ EM KHÓC ĐÊM (DẠ ĐỀ)


Ngày xưa có câu: “Cha mẹ nuôi con, công bằng trời, bằng bể.” Câu nói ấy chỉ về nỗi vất vả của tất cả các bậc cha mẹ đối với việc nuôi dạy con cái của mình. Nó càng đúng hơn, khi các bậc cha mẹ có những đứa con ốm yếu, hay bị các chứng sài đẹn... Đối với các cặp vợ chồng muộn mằn, hiếm hoi, khi sinh được một đứa con, đó vừa là nỗi mừng khôn tả xiết, nhưng cũng là nỗi niềm ước mong, lo lắng thường trực trong lòng. Mong sao ơn trời, con mình hay ăn, chóng lớn. Lo lắng cho con mỗi khi trái gió, trở trời. Chăm cho con từ thìa bột, miếng cơm, để con ăn được ngon miệng. Rồi đến tấm tã lót khô, sạch, thơm tho, đồ chơi đẹp đẽ,vui mắt cho con nhìn. Ngày nay, các bậc làm cha mẹ còn rất trẻ, họ chưa được hướng dẫn đầy đủ những kiến thức cơ bản, cần thiết để chăm lo cho con cái mình. Cho nên, phần lớn trách nhiệm ấy thường được ông bà nội, ngoại mở rộng vòng tay ra đón lấy, như một sự tự nguyện thiêng liêng.

Vợ chồng vị đại tá, phó giáo sư, tiến sỹ Tr. Tr. B. là một cặp ông bà nội của thời đại mới như trên. Bởi vì, ông bà vừa mới có cháu đích tôn cách đây chưa lâu. Ông bà Tr. Tr. B. ở hoàn cảnh đã muộn, lại hiếm. Đến tuổi ngót bốn mươi, ông bà mới sinh được một cậu con trai. Với truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, ông bà đặt tên cho cậu là Tr. M. H.. Cậu M. H. lớn lên trong sự chăm lo, dạy dỗ hết lòng của cha mẹ. Đáp lại tấm lòng của cha mẹ, cậu đã học hành ngoan ngoãn. Hết cấp phổ thông, cậu thi đỗ đại học, rồi đến tốt nghiệp đại học. ở cấp học nào, cậu cũng đều đạt mức điểm cao. Trước tết năm ngoái, cậu được ông bà giáo sư cho cậu xây dựng hạnh phúc. Tháng chạp vừa qua, vợ chồng cậu đã sinh cho ông bà nội một cháu bé trai, cháu đích tôn của ông bà. Hồi 8 giờ tối ngày 14- 1 - 2006 vừa qua, tôi được ông B. nói qua điện thoại, ông báo tin mừng về việc ông bà đã có cháu trai nội. Đồng thời ông hỏi tôi về chứng khóc đêm của cháu ông. Qua điện thoại, tôi nói với ông mấy cách chữa bệnh đó. Cuối câu chuyện, tôi khuyên ông nên dùng điếu ngải hơ trên huyệt Bách hội cho cháu. 

Cách cứu bằng điếu ngải, tôi đã giới thiệu kỹ từ những ngày tôi cộng tác với đơn vị ông, cùng nhau làm đề tài cấp nhà nước, ông còn nhớ rất rõ. Ông cẩn thận nhắc lại cách cứu điếu ngải để tôi nghe xem ông nhớ còn đúng không. Ông nói : 
Đốt điếu ngải, phải đợi cho mồi lửa cháy hồng khắp đầu điếu ngải. Tay cầm điếu ngải, cần có hai ngón tay 4-5 để lên đầu cháu bé làm cữ, sao cho mồi ngải cách huyệt khoảng 2-3 cm. Sức nóng từ điếu ngải xông xuống huyệt, làm cho da đầu cháu dần dần ửng hồng lên. Không được hơ gần qúa, sợ gây bỏng da đầu bé. Hơ khoảng 5-7 phút, da xung quanh huyệt ửng hồng lên là được.” 

Tôi khen ông B : “Ông nhớ giỏi lắm.” Ông nói: “Thỉnh thoảng em vẫn tự cứu cho mình và người nhà để chữa những bệnh vặt, nên em còn nhớ chứ.” Gần 10 giờ đêm 17-1- 2006, ông gọi điện thoại đến cảm ơn tôi, và ông nói: “Đêm đầu tiên, em hơ cho cháu, cháu đỡ khóc hơn một ít. Đêm thứ hai, em hơ xong, cháu khóc ít hẳn đi. Sau lần hơ đêm thứ ba, cháu không khóc nữa. May quá, cả nhà em thoát được nỗi khổ mất ngủ, mệt mỏi, vì phải thức theo cháu. Nhất là mẹ cháu và bà nội cháu.” Ông cảm ơn tôi xong, ông lại hẹn với tôi, chừng ít ngày nữa ông sẽ đến chơi thăm tôi. Ông tuy đã nghỉ hưu, nhưng không chịu nghỉ yên. Với khả năng ngoại ngữ thành thạo, ông luôn cộng tác với các đơn vị cần đến vốn liếng tiếng Nga của mình để ông phục vụ. Mỗi khi có điều kiện, ông lại ghé qua thăm tôi. Nhờ đó, tuy đã cách xa những ngày cộng tác ở Học viện Quân y hơn 20 năm, nhưng tình cảm giữa ông và tôi vẫn đằm thắm và tôn trọng lẫn nhau. Tôi quý nhất ở ông là, lúc nào ông cũng tìm hiểu vấn đề một cách khoa học. Vì thế, chắc chắn buổi gặp sắp tới đây, ông sẽ hỏi tôi về nguyên nhân bệnh dạ đề của cháu nội ông. Cho nên tôi chuẩn bị tài liệu để cung cấp cho ông như sau:

Sách Đông y nhi khoa viết: Dạ đề, nghĩa chữ là “kêu đêm”, một loại khóc không có nước mắt. Trẻ em ban ngày thì yên tĩnh, ban đêm thì kêu khóc không yên. Đêm nào cũng thế, giống như có quy luật, cho nên gọi là “dạ đề.”Nếu như bởi có mụn ở miệng, do sữa làm hại; do phát sốt; hoặc trẻ mới được cai sữa; cho tới ban đêm có tập quán ưa nhìn đèn; hoặc bởi có sự thay đổi hoàn cảnh đã dẫn đến khóc đêm, đều không phụ thuộc phạm vi bài này, nên phân biệt để xử lý cho đúng.
Nguyên nhân bệnh:
Có ba nguyên nhân là : Tâm nhiệt, tỳ hàn và sợ hãi.
- Tâm nhiệt : Trẻ em mới sinh, do bẩm thụ nhiệt ẩn náu từ trong thai, tâm hoả tích thịnh, thao nhiễu không yên, đưa đến khóc đêm.
- Tỳ hàn : Trẻ em mới sinh, bẩm phú bất túc, tỳ tạng hư hàn, ban đêm đến âm thịnh, khí trệ, tỳ không vận hoá, đến nỗi uất tích không thư. Hoặc do đau bụng kéo dài, kêu khóc không dứt.
- Sợ hãi : Trẻ em mới sinh, bởi thần khí non nớt, cảm xúc về tiếng động lạ, vật lạ, sợ hãi quá mức làm cho giấc ngủ không yên, khi phát sợ hãi thì khóc...”
Theo thời sinh học cổ Phương Đông, trẻ em sinh ra phạm giờ dạ đề, chúng đều có chứng khóc đêm. Cách tính trẻ sinh phạm giờ dạ đề như sau:
Mùa đông sinh giờ mão. Mùa xuân sinh giờ ngọ. Mùa hạ sinh giờ dậu. Mùa thu sinh giờ tý.
Ngoài phương pháp chữa dạ đề bằng cứu ngải ở huyệt Bách hội ra, còn có bài thuốc khác dễ làm, không đòi hỏi kỹ thuật chuyên nghành như cứu ngải. Sách “Y tông kim giám” chép tên bài thuốc là: “Thiền hoa tán.” Dược vật và cách chế như sau :

Xác ve sầu (Thiền y), bỏ đầu, bỏ chân. Đem nghiền thuốc thành bột nhỏ mịn. Lấy 3 phân Bạc hà (khoảng 1gr) sắc nước. Ngoáy với bột xác ve sầu đã làm mịn, từ 1 đến 3 phân (khoảng 0,5 đến 1 gr), đổ cho trẻ uống. Hy vọng ông B. có thể đem kinh nghiệm của bản thân đã chữa cho cháu mình, ông sẽ phổ biến cho nhiều người biết. Các bạn đồng nghiệp trẻ cũng như mọi bậc ông bà, cha mẹ trẻ, nếu đọc được bài viết này sẽ có một kinh nghiệm quý cho gia đình mình.
Nguồn: sách cẩm nang chẩn trị đông y