22 thg 2, 2012

Thồm lồm


Bài thuốc trị mụn nhọt mẩn ngứa từ lá Thồm Lồm
Thứ 7, 19 Tháng 09 2015 08:55
Trong dân gian có một số bài thuốc chuyên chữa các chứng bệnh mụn nhọt mưng mủ, lở loét, chóc đầu chóc mép, da nhiễm khuẩn từ cây thuốc Đông y tên Thồm Lồm
Thồm lồm tên khoa học là Polygonum chinense L.. Đây là một loại cây thuộc họ rau Răm, mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, nó còn có tên gọi khác là: Đuôi tôm, là cây bụi, sống dai, thân tròn nhẵn, phân cành nhiều. Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục hoặc hình trứng, mặt trên lá thường có vết rám đen hình chữ V. Cụm hoa mọc ở đầu ngọn thành xim, các xim lại tụ họp thành chùy tròn. Hoa màu trắng hoặc hồng. Quả hình chóp, ba cạnh, khi chín có màu đen.
Toàn cây và lá được dùng làm thuốc, thành phần hóa học chính là Tinh dầu và flavonoid.
[IMG_8367.JPG]


Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh từ cây Thồm lồm:

Bài 1

Bài thuốc chữa chốc đầu, chốc mép, loét kẽ tai, viêm da nhiễm khuẩn
Dây thồm lồm 16g, Kim ngân hoa 16g, Cối xay 16g, Chỉ thiên 16g, Sài đất 16g, sắc uống ngày 1 thang.
Kết hợp thuốc uống là thuốc bôi ngoài, dùng Thồm lồm 20g, Lá trầu không 10g, Lá mỏ quạ 10g, rửa sạch, thêm 5g muối, giã nát, đắp lên vết loét. 

Bài 2

Chữa mụn nhọt mưng mủ:
Lá Thồm lồm, hoa Dâm bụt lá Trầu không, (3 thứ bằng nhau), đem giã nát, đắp lên mụn đang mưng mủ cho đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ.

Bài 3

Chữa mụn nhọt, lở loét lâu ngày không liền miệng:
Lá Thồm lồm, Chó đẻ răng cưa và lá Mỏ quạ, mỗi thứ 50g giã nát, đắp lên.

Bài 4

Chữa mẩn ngứa:
Lá Thồm lồm 50g, lá Trầu không 30g, Ké hoa vàng 50g, tất cả dùng tươi, giã nát, xát nhẹ lên vết mẩn, ngày làm 1-2 lần sẽ khỏi.
Ngoài ra, nếu bị kiết lỵ hay viêm họng, có thể sử dụng bài thuốc sau:
Thồm lồm 12g khô, sao với mật cho vàng. Sắc uống.
Tinh chất từ Thồm Lồm sẽ giảm cơn đau hiệu quả.
Nguồn: dongythoxuanduong.com.vn

Phèn đen sát khuẩn, giải độc



 
Cây phèn đen.
Phèn đen còn gọi là tạo phàn diệp, co ranh (Thái), mạy tẻng đăm (Tày), chè nộc. Tên khoa học: Phyllanthus recticulatus Poir., họ thầu dầu (Euphorbiaceae).

Cây mọc tự nhiên ở bờ bụi, ven đường, ven rừng. Là loài cổ nhiệt đới nên có phân bố rất rộng, vùng Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Tây, Nam Phi…

Bộ phận dùng làm thuốc: rễ và lá. Rễ thu hái vào mùa thu, lá thu hái vào mùa xuân, hạ.

Theo Đông y, phèn đen vị đắng chát, tính mát; có tác dụng làm se, giảm đau, sát khuẩn, giải độc. Chủ trị: Làm thuốc cầm máu, chữa đậu mùa, chữa viêm cầu thận, chữa lỵ tiêu chảy.

Phèn đen được dùng làm thuốc chữa:

- Chữa lỵ cấp tính: rễ phèn đen 20g, dây mơ lông 20g, rễ seo gà 20g, rễ cỏ tranh 20g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày uống 1 thang (Nam dược thần hiệu).

Rễ phèn đen 20g, rễ seo gà 20g, vỏ rụt 10g. Tất cả sao đen, sắc đặc. Ngày uống 1 thang.

- Chữa lỵ, tiêu chảy: rễ phèn đen 20g, vỏ quả lựu 20g. Rễ phèn đen sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu sao vàng. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị 3 - 7 ngày.

- Chữa đòn đánh ứ máu: lá phèn đen tươi 40g, giã nát, thêm 1 chén rượu, ép vắt lấy nước cho uống.

- Chữa nhọt độc mới phát: lá phèn đen tươi, củ chuối tiêu; giã nát đắp chỗ đau.

- Chữa rắn độc cắn: lá phèn đen tươi nhai nuốt nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn đã nặn bớt máu độc.

- Thuốc cầm máu dùng tại chỗ: lá phèn đen 300g, cành lá non cây sim 500g, ngũ bội tử 100g, xạ can 50g. Sắc với nước, cô thành cao đặc tỷ lệ 1:1. Làm thuốc cầm máu khi cắt amidan, đứt chân tay và các vết xước nhỏ có chảy máu. Nên đóng chai và hấp tiệt khuẩn trong 30 phút.

Cây phèn đen được người dân Lào, Campuchia dùng chữa đậu mùa, giang mai; ở Philippines dùng làm thuốc lợi tiểu, lọc máu, làm mát, chữa đau răng, nước sắc chữa lỵ và chữa hen; ở Malaysia dùng nước sắc trị viêm họng; ở Nam Phi dùng bột lá khô rắc lên vết thương giúp mau lành...  

(Theo SK&ĐS)

Toan táo nhân và bài thuốc Toan táo nhân thang chữa mất ngủ.

TOAN TÁO NHÂN

Xuất xứ:

Lôi Công Bào Chích Luận.

Tên khác:

Táo nhân (Dược Phẩm Hóa Nghĩa), Toan táo hạch (Giang Tô Tỉnh Thực Vật Dược Tài Chí), Nhị nhân, Sơn táo nhân, Điều thụy sam quân, Dương táo nhân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học:

Zizyphus jujuba Lamk.

Họ khoa học:

Họ Táo Ta (Rhamnaceae).

Mô Tả:

Cây cao 2-4m, có gai, cành buông thõng. Lá hình bầu dục ngắn hoặc hơi thon dài, mặt trên màu xanh lục nhẵn, mặt dưới có lông trắng, mép có răng cưa, có 3 gân dọc lồi lên rõ rệt. Hoa trắng, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch vỏ ngoài nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín hơi vàng, vỏ quả giữa vị ngọt hơi chua, quả có 1 hạch cứng sù sì, trong chứa 1 hạt dẹt gọi là Táo nhân.

Địa lý:

Mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.

Thu hái:

Về mùa thu, lúc quả chín, hái về, bỏ phần thịt và vỏ hạch, lấy nhân, phơi khô.

Phần dùng làm thuốc:

Hạt quả (Semen Zizyphi). Thứ hạt to, mập, nguyên vẹn, vỏ mầu hồng tía là tốt.

Mô tả dược liệu:

Toan táo nhân có hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục dài 0,6 – 1cm, rộng 0,5 – 0,7cm, dầy khoảng 0,3cm. Mặt ngoài mầu hồng tía hoặc nâu tía, trơn tru và láng bóng, có khi có đường vân nứt. Một mặt hơi phẳng, phía giữa có một đường vân dọc nổi lên, một mặt hơi lồi. Đầu nhọn có một chỗ lõm, hơi có mầu trắng. Vỏ của hạt cứng, bỏ vỏ này thì thấy 2 mảnh của nhân mầu hơi vàng, nhiều chất dầu, hơi có mùi, vị ngọt (Dược Tài Học).

Thành phần hóa học:

+ Sanjoinine, A, B, D, E, F, G1, G2, Ia, Ib, K (Byung Hoon Han và cộng sự, C A, 1988, 108: 198208p).

+ Nuciferine, Frangufoline,  Nornuciferine, Norisocorydine, Coclaurine, N-Methylasimilobine, Zizyphusine, Caaverine, 5-Hydroxy-6-Methoxynoraporphine, Amphibine-D, Sanjoinenine (Byung Hoon Han và cộng sự, Phytochemistry 1990, 29 (10): 3315).

+  Betulinic acid, Betulin, Ceanothic acid, Alphitolic acid  (Tăng Lộ, Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 517).

+ Jujuboside (Tăng Lộ, Dược Học Học Báo 1987, 22 (2): 114).

Tác dụng dược lý:

+ Thực nghiệm chứng minh Táo nhân sống và sao đều có tác dụng an thần, gây ngủ. Thành phần gây ngủ là Saponin Táo nhân (Trung Dược Học).

+ Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ nhiệt. Có tác dụng đối kháng với chứng cuồng do Morphin (Trung Dược Học).

+ Thuốc có tác dụng hạ áp và chống loạn nhịp (Trung Dược Học).

+ Trên thực nghiệm súc vật, Táo nhân phối hợp dùng với Ngũ vị tử có tác dụng chống choáng do phỏng và giảm phù nề vùng phỏng (Trung Dược Học).

Độc tính:

+ Cho chuột nhắt uống nước sắc Toan táo nhân với liều 50g/kg thấy có dấu hiệu trúng độc. Cho dùng liều 1ml/20g thấy có dấu hiệu tử vong (Hoàng Hậu  Sính, Trung Quốc Sinh Lý Khoa Học Hội Học Thuật Hội Giảng Luận Văn Trích Yếu Hối Biên, Nam Ninh 1985: 84).

+ Chích dưới da  liều 20g/kg, 30 – 60% bị chết  (Ngô Thụ,    Đại Liên Y Học Viện Học Báo 1960 (1): 53).

Tính vị:

+ Vị chua, tính bình (Bản Kinh).

+ Không độc (Biệt Lục).

+ Vị chua, ngọt, tính bình (Ẩm Thiện Chính Yếu).

+ Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vị ngọt, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Quy kinh:

+ Vào kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu dương Đởm (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Can, Đởm (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Can, Đởm (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vào kinh Tâm, Can, Đởm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng:

. Dưỡng tâm, an thần, liễm hãn (Trung Dược Học).

. Bổ trung, ích Can khí, kiện cân cốt, trợ âm khí (Biệt Lục).

. Dưỡng Can, ninh Tâm, an thần, liễm hãn (Trung Dược Đại Từ Điển).

. Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chủ trị:

+ Ngủ nhiều: dùng sống, Mất ngủ: dùng Toan táo nhân sao (Bản Kinh).

+ Trị huyết hư, tâm phiền, mất ngủ, mồ hôi trộm, mồ hôi tự ra (Trung Dược Học).

+ Trị hư phiền, mất ngủ, hồi hộp, kinh sợ, phiền khát, hư hãn (Trung Dược Đại Từ Điển).(Trung Dược Đại Từ Điển).

Kiêng kỵ:

+ Phàm kinh Can, Đởm và Tỳ có thực nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Can vượng, phiền táo, mất ngủ do Can cường: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).

+ Toan táo nhân ghét Phòng kỷ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Có thực tà, uất hỏa: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị bị gai đâm vào trong thịt: Toan táo hạch, đốt tồn tính, tán bột, uống 8g với nước sẽ ra ngay (Ngoại Đài Bí yếu).

+ Trị cốt chưng, trong xương nóng âm ỉ, tâm phiền, mất ngủ: Toan táo nhân 40g, sao đen, tán bột, hòa với nước ngâm ít lâu, rồi vắt lấy nước cốt, nấu với cháo cho nhừ, lại thêm 1 chén nước cốt Sinh địa, nấu chín đều, ăn (Thái Bình Thánh Huệ phương).

+ Trị mồ hôi ra nhiều quá, đã uống thuốc cố biểu mà cũng không cầm được mồ hôi: Toan táo nhân 40, sao đen, nghiền nát. Thêm Sinh địa, Mạch môn, Ngũ vị tử, Long nhãn nhục, Trúc diệp, lượng bằng nhau, sắc uống (Giản Tiện phương).

+ Chia 3 tổ nghiên cứu trị 60 ca mất ngủ, dùng Toan táo nhân sao, gĩa nát; Toan táo nhân nửa sao, nửa sống; Táo nhân sống, gĩa nát. Đều dùng 45g, thêm Cam thảo 4,5g, sắc uống trước lúc ngủ đều có kết quả an thần, giúp ngủ tốt hơn. Cả 3 tổ không có khác biệt rõ  và không có tác dụng phụ (Trung Tây Y kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 97).

+ Trị mất ngủ: bột Táo nhân 6g, hòa uống trước khi đi ngủ, trị 20 ca, kết quả tốt  (Trung Tây Y kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 97).

+ Trị mồ hôi trộm do âm hư: Táo nhân (sao) 20g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g. tán bột, uống với nước cơm hoặc sắc uống (Trị Đạo Hãn Phương - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị lao phổi hoặc nguyên nhân khác dẫn đến sốt về chiều, mất ngủ, nhiều mồ hôi: Táo nhân (sao), Sinh địa đều 20g, Gạo tẻ 40g, sắc, uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị huyết hư, tâm thần không yên, hồi hộp, mất ngủ, mồ hôi nhiều, đầu choáng, hoa mắt: Táo nhân (sao) 20g, Tri mẫu, Phục linh đều 12g, Xuyên khung, Cam thảo đều 8g, sắc uống (Toan Táo Nhân Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị thần kinh suy nhược, hay quên, ăn uống kém, mỏi mệt, không có sức: Táo nhân (sao) 16g, Viễn chí (chích), Xương bồ đều 8g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g. Sắc uống hoặc tán bột, uống với nước cơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo:

+ Huyết không quy về Tỳ mà không ngủ được, dùng Toan táo nhân để đại bổ Tâm Tỳ thì huyết sẽ quy về Tỳ mà ngũ tạng được an hòa, tự nhiên sẽ ngủ được (Đan Khê Tâm Pháp).

+ Toan táo nhân, vị ngọt mà nhuận. Dùng chín thì trị Đởm hư không ngủ được, phiền khát, ra mồ hôi do hư; Dùng sống trị nhiệt ở Đởm, ngủ ngon. Vì vậy, nó là thuốc của kinh túc Quyết âm và túc Thiếu dương (Bản Thảo Cương Mục).

+ Ông Chu Đan Khê nói rằng: Người mà huyết không quy về Tỳ, giấc ngủ không  ngon, nên dùng nó, nghĩa là trước hết phải đại bổ Tâm Tỳ thì 5 tạng mới yên, ngủ mới yên giấc. Uống Táo nhân lâu ngày có thể trợ được âm khí, làm yên 5 tạng, làm cho người ta mập mạp, mạnh khỏe tinh thần và sống lâu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Táo nhân sao chín trị mất ngủ do đởm hư. Nói rõ hơn thì chín bổ được Can Đởm, làm cho huyết ở Can Đởm được đầy đủ, tự nhiên sẽ ngủ được. Dùng sống thì tả được Can Đởm, làm cho nhiệt ở Đởm không vượng  thì hồn ổn định và nằm ngủ yên được (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Táo nhân trị  hư phiền không ngủ được, đó là do Can đởm bất túc, dùng Táo nhân bổ Can Đởm mà tàng được hồn.hoàng liên trị tâm phiền, không nằm yên được, do Tâm hỏa hữu dư, cho nên dùng vị đắng của Hoàng liên để tả Tâm hỏa, làm yên tâm thần (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Toan táo nhân vị chua, mầu đỏ, giống hình quả tim, công dụng chủ yếu là trị Can Đởm, trị Tâm là thứ yếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Toan táo nhân và Bá tử nhân đều có công dụng dưỡng huyết, an thần. Trị hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ thường hay dùng hai vị này chung với nhau. Tuy nhiên Toan táo nhân vị ngọt, chua, tính bình, thiên về bổ cho Can, an thần, kiêm liễm Can, sinh tân. Bá tử nhân vị ngọt, tính bình, thiên về bổ Tâm, an thần, kiêm nhuận trường, thông tiện, lý khí, giải uất (Dược Dụng Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).


TOAN TÁO NHÂN THANG (Kim quỹ yếu lược)




Thành phần:


Toan táo nhân 12 - 20g
Phục linh 12g
Cam thảo 4g
Tri mẫu 8 - 12g
Xuyên khung
4 - 6g

Cách dùng: Sắc nước uống, chỉ hai lần chiều và tối, trước khi đi ngủ.

Tác dụng:
Dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.

Giải thích bài thuốc:
Chủ trị chứng Can huyết không đủ sinh ra chứng hư phiền, khó ngủ, tim hồi hộp, váng đầu hoa mắt, ra mồ hôi trộm, mồm họng khô, mạch huyền hoặc tế sác.

Cho nên phép chữa phải lấy dưỡng can huyết an tâm thần làm chính, kiêm thanh nhiệt trừ phiền. Trong bài:

Toan táo nhân: dưỡng can an thần là chủ dược.

Xuyên khung: điều hòa huyết, giúp Táo nhân tăng tác dụng an thần.

Tri mẫu: thanh nhiệt trừ phiền.

Cam thảo: kiện tỳ hòa trung.

Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.

Ứng dụng lâm sàng:

Bài thuốc thường dùng chữa mất ngủ trong bệnh suy nhược thần kinh do Can huyết không đủ, có chứng:

1.     Hư nhiệt thường gia thêm Đương quy, Bạch thược, Sinh địa để dưỡng âm huyết, lương huyết, hòa can thanh nhiệt.

2.     Ra mồ hôi nhiều gia Mạch môn, Ngũ vị để an thần liễm hãn.

3.     Nếu tim hồi hộp nhiều, khó ngủ gia Long xỉ để trấn kinh.

4.     Trường hợp tâm khí hư, người mệt mỏi gia Đảng sâm, Long xỉ để ích khí trấn kinh.


21 thg 2, 2012

Chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân, đông y chữa bệnh tổ đỉa

Chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân

1. Đồng bào Mường có kinh nghiệm lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5 - 7 ngày là khỏi.

2. Lá ớt 1 nắm, mẻ chua 15 gr. Hai thứ giã nát, đắp vào nơi bị tổ đỉa băng qua đêm.

Buổi sáng lấy một trong các thứ lá sau đây đun nước rửa:
- Chua me đất, lá khế chua mỗi thứ một nắm hoặc:
- Lá cây Bạch đồng nữ( cây mò hoa trắng) một nắm hoặc
- Lá Kinh giới, lá cây Húng giổi( Húng quế, Húng chó) mỗi thứ một nắm.

Sử dụng bài thuốc uống sau đây để giải độc, chống dị ứng rất tốt:
    Kim ngân hoa 30 gram, Ké đầu ngựa 15 gr, Thổ phục linh 20 gr, Liên kiều 15 gr, Huyền sâm 20 gr, Sinh địa 20 gr, Cam thảo 5 gr. Tất cả đổ vào nồi cho 1,5 lít nước,  đun sôi kỹ, uống thay nước hàng ngày.

    Đây là những bài thuốc kinh nghiệm, đơn giản,dễ kiếm đã sử dụng hiệu quả trong nhiều năm qua.

Chú ý: khi chữa bệnh không ăn các thức ăn:
- Thịt gà
- Tôm
- Cua
Vương Văn Liêu


Đông y và cách chữa bệnh tổ đỉa

Tác giả : Thạc sĩ HOÀNG HỮU HẢO

Tổ đỉa là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt hay gặp ở những vùng bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp, làng nghề, do rác thải (công nghiệp và sinh hoạt), do hóa chất bảo vệ thực vật… Bệnh thường thấy ở những người mà nghề nghiệp phải tiếp xúc trực tiếp với dầu mỡ (công nhân cơ khí, thợ sửa xe…), với hóa chất công nghiệp, rác thải (công nhân vệ sinh, phân loại rác, bới rác…), với hóa chất bảo vệ thực vật như người trồng rau vùng ngoại thành các thành phố lớn, đặc biệt là những người trồng rau nước (rau muống, rau cần…) ở gần các vùng mà nước thải thành phố chảy qua.

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Cơ địa dị ứng, sự tác động của yếu tố môi trường tiếp xúc như đã kể trên chỉ là yếu tố thuận lợi trực tiếp gây bệnh. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là các mụn nước nhỏ sờ chắc ở bàn tay, bàn chân. Các mụn nước này thường xuất hiện ở mé bên các ngón tay, mặt sau ngón tay, lòng bàn tay; Mặt bên, mặt trên và mặt dưới các ngón chân, lòng bàn chân. Các mụn nước không tự vỡ mà thường xẹp đi, sau đó bong vảy, nếu khêu ra sẽ thấy một ít nước sánh chảy ra. Kèm theo mụn nước là ngứa, có thể ngứa nhiều hoặc ít tùy từng người.
Các tổn thương không bao giờ lan lên quá cổ tay, cổ chân người bệnh. Bệnh thường phát, tái phát hoặc nặng lên về mùa xuân và mùa hè. Khi ngứa, bệnh nhân gãi thường làm vỡ các mụn nước, nếu vệ sinh không tốt sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng tạo thành các nốt mụn mủ, có thể gây ra các bọc mủ nếu nhiễm trùng lan rộng.
Đông y gọi bệnh này là nga trưởng phong nếu bệnh ở bàn tay, là thấp cước khí nếu bệnh ở bàn chân. Nguyên nhân do phong - thấp - nhiệt kết hợp với nhau gây bệnh.

Cách điều trị

Để chữa bệnh, ta có thể áp dụng các phương pháp sau:
1. Dùng một nắm nhỏ lá đào tươi (50g) rửa sạch, giã nhỏ đắp vào tổn thương, sau 30 phút tháo ra để thoáng, ngày đắp 2 lần.
2. Khoảng 100g lá móng tay rửa sạch, sắc trong 1 lít nước, ngâm tay chân bị bệnh trong 15-20 phút, ngày ngâm 2 lần.
3. Nếu ngứa nhiều nhưng không có hiện tượng nhiễm trùng, dùng bột đại hoàng (khoảng 15g gói trong vải mỏng, sạch) tẩm với rượu trắng xoa lên nơi ngứa.
4. Xông khói thương truật: Cho vài miếng thương truật lên bếp than hoa đang cháy nỏ, khi khói thuốc bốc lên, hơ vùng tổn thương trên khói thuốc.
5. Ké đầu ngựa 20g, hy thiêm thảo 20g sao khô, sắc nước uống hàng ngày.
6. Thang thanh nhiệt tiêu viêm: Huyền sâm 30g, liên kiều, thiên hoa phấn đều 16g; Đơn bì, xích thược, mạch môn, ngưu tất, núc nác, hoàng đằng, chi tử, mộc thông đều 12g, cam thảo dây hay cỏ ngọt 8g. Sắc uống ngày 1 thang
Thực tế có thể kết hợp các phương pháp trên trong cùng thời gian điều trị.

Cách phòng bệnh đơn giản

Để phòng bệnh phát sinh hoặc tái phát, nên mang găng tay cao su khi tiếp xúc với các chất kích thích, bụi bẩn, nước bẩn. Giữ bàn chân khô ráo, thoáng mát nhất là về mùa nóng, đặc biệt là khe giữa các ngón chân.
 

Thàn dược cứu mệnh


THẦN DƯỢC CỨU MỆNH
( Bài đăng trên báo Long An - thứ năm từ 21-4 đến 24-4 1997,
năm thứ 34, số 29/97 (1509)

LTS: Ông Nguyễn An Định, cộng tác viên của Báo Long An, hiện nghỉ hưu tại TP.HCM. Với tấm lòng thiết tha với vốn quý y học cổ truyền, lại thêm mối cảm tình với nghề y trong gia tộc (ông là trưởng nam của nhà ái quốc Nguyễn An Ninh), từng có lúc hành nghề y dược. Vừa qua ông có bài viết sau đây; chúng tôi xin giới thiệu, như một tư liệu để bạn đọc tham khảo. Tác giả và tòa soạn báo rất mong nhận được ý kiến đánh giá của các nhà chuyên môn về nội dung y dược học nêu trong bài viết.


THẦN DƯỢC CỨU MỆNH 1

Có quyển sách thuốc Nam, in đầu thế kỷ 20 mang tên "Thần dược cứu mệnh", giới thiệu một bài thuốc thần "cứu người sau bốn khắc". Trong quyển "Hai trăm bài thuốc quý" của ông Lê Văn Tĩnh, Sa Đéc, in khoảng năm 1940, cũng có một bài giống y như vậy, đề là "chủ trị lâm ban, ôn dịch và các bệnh nan y, công hiệu như thần, bệnh lui sau 60 phút".

Quyển "Thần dược cứu mệnh" mở đầu bằng câu "Con người dẫm lên thuốc thần mà không biết, nên vẫn chết". Vị thuốc thần đó chính là vị thuốc có tên "Địa long" - con rồng trong đất. Ở Trung Quốc và Việt Nam, vị Địa long có mặt trong nhiều thang thuốc trị bệnh hiểm nghèo hoặc để cấp cứu người sắp chết. Nhân dân Hàn Quốc có thói quen ăn cháo Địa long trứơc khi ngủ, để tẩm bổ và để trị bá bệnh. Đêm đêm, cháo Địa long có bán tại các thị trấn và ngay cả ở thủ đô. Gần đây trong thời gian Thế vận hội Olempic Seoul, vì ngại người nước ngoài không hiểu vị thuốc quý mà coi thường nhân dân Nam Hàn, nên Chính phủ đã cấm bán cháo Đia long trong thời gian Thế vận hội. Vậy "Địa long" là gì? Nó chính là con trùn đất, loại có màu sẫm đen, ánh xanh ở cổ, to bằng đầu đũa hoặc to hơn, khi đào trúng nó, nó không giãy giụa, co thành một nùi tròn nằm im.


"Thần dược cứu mệnh" phân tích tính dược của trùn đất, cho rằng nó có khả năng: làm dai mạch máu và dây thần kinh, nối liền các chỗ dây thần kinh bị dứt, các mạch mạu bị nứt rách, hồi phục sự sống cho các tế bào đã bị hoại tử, tách ra và đào thải các tế bào đã chết thối, hết phương phục hồi, vực dậy vô cùng nhanh chóng sức chống trả bệnh tật của con người ( ngày nay gọi là vực dậy sức miễn dịch của cơ thể). Cho nên, chỉ sau sáu mươi phút bệnh phải lui, mọi hiện tượng lâm sàng đều biến mất. Do đó Địa long được dùng và công hiệu rất nhanh chóng trong các trường hợp: cửu khiếu xuất huyết, não bộ xuất huyết, ngũ tạng, lục phủ xuất huyết, phù thận, phù gan, phù toàn thân, phù tim, đột ngột phát điên không rõ nguyên do có sốt hoặc không có sốt, bí đại tiểu tiện, bí trung tiện, bụng báng trướng nước, "mắc đằng dưới" (bạch đới nặng, ngày đêm đáy quần ướt sũng hôi hám, người ốm tong, xanh xao...)

Ở hai quyển sách, hai bài thuốc giống nhau, có một nét đặc biệt nổi bật "bênh lui sáu mươi phút sau khi uống thuốc", mà lại chuyên trị những ca rất khó trị. Ví vậy nói "thần dược cứu mệnh" thật không ngoa chút nào.

Lúc nhỏ tôi rất mê nganh y dược. Các sách chữ Pháp dành cho các y bác sĩ nghiên cứu kỹ về nhi khoa, sản khoa, đa khoa, giải phẫu... đọc rất khó hiểu và rất đắt tiền, tôi cũng ráng mua để nghiên cứu. Hai quyển sách thuốc : "thần dược cứu mệnh" và "200 bài thuốc quý" tôi coi như vàng ngọc. Đi kháng chiến, hai quyển đó nằm dưới đáy ba lô tôi, theo tôi suốt chín năm, giúp tôi trị bệnh cứu người. Chỉ riêng năm 1953 và nửa đầu năm 1954, tôi đã cứu gần trăm người, coi như giật lại từ tay thần chết.

Trong cuộc giành giật đó, có lần tôi đã chạm trán cả với một vị danh y, mà trước đó các nhà điền chủ lớn ở Cần Thơ, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu thường đưa xe hơi hoặc ghe máy đến tận nhà để rước ông. Năm đó ở vùng Giáp bốn tỉnh này có một đợt dịch bệnh, phần lớn là các cháu nhỏ từ 9 -10 tuổi đến 15 -17 tuổi, đa số là gái, các cháu trai và người lớn ít bị hơn. Hiện tượng là xuất huyết nội tạng, xuất huyết cửu khiếu, xuất huyết dưới da (nổi vệt đỏ bầm tím, xanh đen khắp người) hôn mê bất tỉnh nằm im như xác chết suốt bảy ngày, có khi lâu hơn, mạch đã lạc không bắt được, hơi thở rật yếu khó nhận thấy, da tái xanh, tay chân lạnh ngắt (nhưng vẫn còn mềm dịu, nếu cứng đơ thì đã bị đem chôn rồi)

Lần đó cháu gái hôn mê đã 8 ngày, mình đầy các vệt tím. Gia đình đã rước được vị danh y nổi tiếng nói trên, nhưng ông đến xong lại từ chối không trị bệnh cho cháu, chỉ vì trong số 30-40 vệt bầm đen trên da cháu, có một vệt đen kịt to bằng đầu ngón tay, nằm đúng giữa hai đầu lông mày. Ông cho đó là điềm báo không thể cứu sống. Sợ mất uy tín thầy, nên ông không hốt thuốc.

Tình cờ tôi đến, thấy má cháu đang quỳ lạy van xin ông cứu cháu, mà ông một mực chối từ. Nghe mạch tại tim, thấy còn tiếng thoi thóp rất yếu, tôi nói:

- Thưa thầy, thầy quyết bỏ, thì con xin phép thầy cho con cứu cháu.

- Em mà cứu được hả? Có thấy vệt đen ngay huyệt Tam tinh không mà em liều mạng vậy? Tôi hỏi em, sau khi em đổ thuốc thì bao lâu cháu tỉnh lại? Em nói được, tôi sẽ để cho em đổ thuốc.

- Thưa thầy bài thuốc của con, cháu uống xong chỉ độ 63-65 phút sau cháu sẽ mở mắt.
Thầy trợn tròn mắt, đỏ mặt tía tai, lườm tôi rồi quát:

- Chủ nhà đâu, đem cho tôi cái đồng hồ bàn.
Ông dằn mạnh đồng hồ lên bàn, nói:

- Được rồi! Có đồng hồ đó. Tôi ở lại coi cháu nhỏ tỉnh dậy.

Có kinh nghiệm cả trăm lần rồi, tôi rất tin ở bài thuốc. Tôi đi nấu rồi cạy răng đổ cho cháu uống. Quả nhiên tới phút 63 cháu mở mắt, đến phút thư 65 cháu đòi đỡ ngồi dậy, đòi uống nước ăn cháo, đòi cho đi tiêu tiểu. Tiếng cháu rất yếu, hai mắt cháu toàn tròng trắng, không thấy tí tròng đen nào. Nhưng tay chân cháu đã ấm, da hết tái xanh. Rõ ràng cháu đã sống lại.
Ông thầy thuốc với hai tay lên đầu, lột khăn đóng xuống chắp tay trước ngực nói:

- Lúc nãy em kêu tôi bằng thầy, bây giờ tôi phải lạy em ba lạy mà kêu em bằng thầy. Xin thầy thông cảm cho, vì thầy trẻ quá, nhỏ hơn con tôi nhiều, do đó tôi không quỳ lạy sợ tổn thọ cho thầy. Tôi chỉ xin xá đủ ba xá thay cho ba lạy.

Nói xong ông trịnh trọng xá tôi ba xá, đầu cúi sâu thật nghiêm túc. Sau đó ông xin tôi bài thuốc.

Năm đó, ngoài các hiện tượng hôn mê sâu nhiều ngày, xuật huyết dưới da, xuất huyết cửu khiếu, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, còn có nhiều ca bệnh khác. Bà nọ phát điên đã 4-5 ngày. Phải vất vả lắm mới đổ được thuốc. Cũng hơn 60 phút bà khỏi hẳn. Ông kia hơn 90 tuổi, cảm gió nằm im sùi bọt mép, mắt trật thị, tay chân lạnh ngắt. Lấy móc tai đâm dưới móng mười ngón tay mút không ra tí máu, máu đã đông. Khi tôi cạy răng đổ thuốc, còn có người nhà nói sau lưng tôi:

- Thuốc hay thì trị được bệnh, chứ cãi làm sao được mệnh của trời. Ông đã trên chín mươi tuổi còn gì. Cứu sao được mà cứu?

Vậy mà sau khi đổ thuốc 65 phút, ông vẫn sống, cãi cả mệnh trời thật!

THẦN DƯỢC CỨU MỆNH 2

Cuối năm 1969, ở Hà Nội có đợt dịch bệnh gọi là sốt xuất huyết, được xác định xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta. Các cháu nhỏ chết la liệt, tại bệnh viện lớn có ngày 15-17 cháu chết. Nghe nói có dịch bệnh gây chết tràn lan, tôi đến các bệnh viện xem. Thấy các dạng bệnh giống y như tôi đã từng gặp, tôi viết ngay một bài, nói rõ về bệnh và phổ biến bài thuốc "Thần dược cứu mệnh", gởi lên Bộ trưởng Bộ Y tế lúc bấy giờ là bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng. Bác gởi phổ biến đi các tỉnh, đồng thời gởi đăng ngay trên báo "Hà Nội mới". Trong bài viết của tôi có câu:

"Đề nghị dùng thuốc này cho các ca bệnh nặng nhất. Bảo đảm 100% sẽ không có tử vong". Bác sĩ Hưởng đã xóa bỏ đoạn "... Bảo đảm 100%...". Đọc báo thấy mất đoạn đó, tôi chạy ngay đến nhà bác Bộ trưởng. Tôi nói:

- Thưa bác, bác bỏ mất đoạn quan trọng nhất trong bài của cháu. Vì cháu nghĩ, vị chủ của bài thuốc nầy là con trùn, nên nó dễ gây ngại dùng. Bắt con trùn còn gớm, làm thuốc càng ớn hơn, vì vậy để câu đó, người ta tin chắc chắn nó sẽ cứu sống người bệnh, do đó người ta ráng không gớm, ráng bằng mọi giá làm thuốc để cứu bệnh nhân.

Bác Hưởng nói:

- Giả dụ người bệnh đến giờ phải chết, 5-10 phút nữa sẽ chết, mà thuốc của cháu lại cần đến 60 phút mới cứu sống. Vậy làm sao bảo đảm 100% được? Thận trọng vẫn hơn cháu à. Trong ngành y không nên nói câu đó.

- Thưa bác, nhưng kinh nghiệm thực tế của cháu đã cho thấy rõ, thuốc có uống khỏi cổ là đã chắc sẽ sống rồi.

Bác Hưởng không bằng lòng nên nói:

- Tôi nhắc lại, ngành y không cho phép nói bảo đảm cứu sống 100%.
Bác cháu tôi tranh luận như vậy. Nhưng vài tháng sau, đến Hội nghị tổng kết dịch sốt xuất huyết toàn miền Bắc, do Sở Y tế Hà Nội tổ chức, tôi nhận được thư mời của đồng chí Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Trong giấy mời đồng chí viết:

- Trong cuộc chống dịch sốt xuất huyết vừa qua, Bộ có sử dụng bốn bài thuốc Nam do nhân dân đóng góp. Nói chung, thuốc Nam trị bệnh này đạt hiệu quả rõ ràng và nhanh chóng hơn Tây y. Tuy nhiên, trong các bệnh nhân dùng ba bài thuốc kia, vẫn có những ca tử vong. Duy chỉ có bài "trùn đất" của đồng chí là cứu sống 100%, không có ca tử vong nào. Mặc dù bài thuốc đó đã dùng cho tất cả các bệnh nhân nặng nhất. Vì vậy, mời đồng chí dự hội nghị tổng kết. Đặc biệt mời đồng chí báo cáo với hội nghị một số vấn đề mà chúng tôi muốn biết. Ví dụ: tại sao đồng chí biết dùng năng lượng của dòng điện 12 von để gọi thức thần kinh trung ương của bệnh nhân hôn mê sâu. Mà lại nói được: sau khi nạp điện lần thứ năm thì bệnh nhân tỉnh dậy?

- Còn một số vấn đề khác, chúng tôi cũng xin đồng chí cho biết rõ hơn. Ví dụ vấn đề 63-65 phút, có trường hợp nào khác đi, kéo dài hơn không? Ngoài bệnh sốt xuất huyết, thuốc còn trị được các bệnh nào khác?

Cuộc họp đó có khoảng hơn 200 người đến dự, gồm Hội đồng Kỹ thuật của Bộ, các giám đốc bệnh viện quận và huyện ngoại thành, các lương y và sư sãi tham gia trị bệnh cứu người. Báo cáo của tôi trả lời các câu hỏi của đồng chí giám đốc sở cùng nhiều câu hỏi khác, đã được hội nghị vỗ tay hoan hô hồi lâu.

Sau hôi nghị đó, bác Hưởng mời tôi tới nhà bác và gợi ý:

- Tôi muốn đề nghị với Bộ Văn hóa biệt phái cháu về Viện Đông y trong thời gian 3-5 năm. Ỡ Viện, tôi sẽ cử cháu phụ trách một tổ nghiên cứu gồm nhiều phó tiến sĩ y dược. Cháu cùng các vị đó sẽ bào chế, biến bài thuốc của cháu thành thuốc chai để uống, sau đó tiến tới biến thuốc thành dạng nước trong cho vào ampoule để chích. Chế được thuốc tiêm, ta sẽ đưa đi điều trị cho bảy - tám chục bệnh nhân. Nếu thời gian chấm dứt các hiện tượng làm sáng tỏ vấn đề là 63-65 phút như thuốc thang, coi như ta thành công. Chừng đó bác sẽ cho sản xuất đại trà, bán rộng ra nước ngoài. Bác sẽ để tên thuốc là AV, ngầm hiểu là antivirus. Vì hiện nay trên thế giới người ta cho là "chưa có thuốc đặc hiệu trị siêu vi trùng", cho nên ta chưa dám đề rõ nguyên chữ antivirus. Khi nào thiên hạ dùng nhiều và xác định thuốc này diệt siêu vi trùng rất có kết quả, lúc đó tự họ sẽ cho thuốc của ta là antivirus.

Hồi đó tôi mới lấy xong bằng đại hoc nghệ thuật từ nước ngoài, mới về nước, nên còn mê công tác văn học nghệ thuật. Chưa biết say mê ngành y, cho nên đã từ chối lời mời của bác Bộ trưởng Bô Y tế, kiêm Viện trưởng Viện Đông y. Tôi nói:

- Thưa bác, cháu làm tổ trưởng tổ nghiên cứu thì làm sao các vị phó tiến sĩ y dược nghe theo lời cháu. Đã lập một tổ chức gồm toàn các vị có chuyên môn cao, sao bác không ra lệnh cho các vị chịu trách nhiệm bào chế cho thành công? Làm như vậy có phải tốt hơn không?

- Cháu ơi, vấn đề phức tạp lắm. Phải nói thật, mặc dù Đảng bảo phải coi trọng Đông y, nhưng những người có học vị cao, đã có mấy người thật sự tin tưởng Đông y! Hơn nữa, bài thuốc của cháu gồm bốn vị, thì con trùn đất dễ bị người ta gớm. Còn ba vị kia: đậu đen, đậu xanh, rau bù ngót, rất dễ làm cho người ta coi thường. Do hai đặc điểm đó nên bài thuốc của cháu có thể khiến người ta thiếu quyết tâm nghiên cứu thật đến nơi đến chốn. Chỉ có cháu, người đã có kinh nghiệm thực tế, đã từng cứu sống hàng trăm người, giành giật họ lại từ tay thần chết, thì cháu mới có đủ quyết tâm và lòng tin, để đưa cuộc nghiên cứu đến thành công. Bác tin cháu, cử cháu làm, bác phải có trách nhiệm theo dõi sát và buộc mọi người phải làm đúng theo lời cháu. Với bài thuốc đó, bác tin là thời gian hoàn thành công trình sẽ rất ngắn. Bởi vì, đặc điểm 65 phút của nó rất đặc biệt. Nó xác định xác bước nghiên cứu của ta bằng cách xem giờ. Bác tin rằng có thể chỉ một năm, ta sẽ hoàn thành công trình này.

Bác Bộ trưởng rất tin ở bài thuốc, tin ở tôi, từng lời bác mang nhiều ý nghĩa khích lệ, động viên tôi dũng cảm nhận trách nhiệm lớn. Tuy nhiên, tôi vẫn ngại, cái lo ngại tự nhiên của một người mặc dù có kinh nghiệm thực tế không phải ít, có đọc sách trình độ cao, nhưng chưa được học có hệ thống lý luận nghiệp vụ chính quy trường lớp.

THẦN DƯỢC CỨU MỆNH 3

Tôi định chép hết cả bài báo của Ông Định, nhưng thấy một số bạn muốn biết ngay bài thuốc nên tôi chép luôn phần 4 của bài báo. Trong khi chép lại, thấy có một số chỗ hơi gợn về từ ngữ, nhưng tôi trung thành chép nguyên không thay đổi theo ý mình hiểu, sợ bản thân chưa nắm hết sẽ hiểu sai ý tác giả. KT

Bỏ mất cơ hội đó, tôi cứ tiếc mãi. Suốt 27 năm qua, cứ mỗi lần đọc báo, xem đài, nghe thấy tin dịch bệnh vẫn hoành hành, các cháu vẫn chết. Vào bệnh viện thấy các cháu nhỏ hôn mê sâu, nằm im như xác chết xanh lè, là tôi không sao cầm được nước mắt. Có lần đang ăn cơm mà tôi phải buông đũa rồi khóc nức nở như trẻ nhỏ. Một lần, kiềm không được lòng mình, tôi đã la lên: Trời ơi! Thuốc đây! Có thuốc đây, tại sao các cháu vẫn chết, hỡi trời?

Gần 30 năm đã trôi qua, mà tôi cứ tự trách mình, tự dằn vặt mãi. Cứ mãi cho rằng do tôi, năm đó tôi đã thiếu trách nhiệm, đã thiếu dũng cảm mà nên. Khổ nỗi ở nước ta, nhiều người vẫn còn gớm con trùn cho nên bài thuốc vẫn không được dùng rộng rãi?

Cuối cùng tôi quyết phải cố gắng viết, đưa vấn đề này lên mặt báo, để bài "Thần dược cứu mệnh" đến tận tay đồng bào, nhất là bà con ở các vùng xa xôi hẻo lánh, đường đi tới bệnh viện có khó khăn, người ta buộc lòng phải tự làm để cứu mạng người thân. Nếu có hàng trăm, hàng ngàn người được cứu sống, thì bài thuốc này sẽ được khẳng định.

Hoặc giả, trong cả triệu nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu sẽ có những người tin tưởng nó, dùng nó để trị bệnh, dùng nó để chế thuốc tiêm, tiện dùng hơn, hiệu quả hơn.

Nếu thật sự có những vị như thế, trong nước như ngoài nước thì khi các vị cần tôi hợp tác, tôi sẽ luôn luôn sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ nơi đâu.

Bài thuốc gồm 3 vị : Trùn đất, đậu đen, bù ngót. Trong quá trình trị bệnh cứu người, tôi có gia thêm vị thứ tư là đậu xanh. Vì tôi nghĩ: đào trùn có khi ở gốc chuối, có thể có những chai lọ hóa chất, hoặc trùn đào tại các cây có độc như xương rồng, sầu đâu, chùm ruột, ít nhiều bị nhiễm độc, sẽ có đậu xanh giải độc.

Từ khi tôi thêm vị đậu xanh, năm 1954 đến nay, thuốc vẫn đẩy lùi bệnh sau 65 phút, y như thang gốc. Nghĩa là hầu hết các trường hợp cứu bệnh tôi kể trên, thuốc đều có 4 vị, tức có thêm đậu xanh.

Bài thuốc như sau:

1/Địa long 50g mỗi thang, tương đương 50 con trùn tươi(Xin mách : ở khu chợ thuốc bắc, đường Hải Thượng Lãn Ông Chơ Lớn lúc nào cũng sẵn, muốn mua cả tạ cũng có ). Nếu không có điều kiện mua Địa Long thì đào trùn tươi (loại màu sẫm rất dai, đào trúng nó, nó không giãy co lại thành 1 núi tròn). 50 con cho liều người lớn hoặc từ 15-16 tuổi trở lên. 30 con cho trẻ từ 5-6 tuổi đến 13-14 tuổi. 20 con cho trẻ từ 1-2 tháng tuổi đến 5-6 tuổi.

2/ Đậu đen, đậu xanh mỗi thứ 100g (sách cổ ghi: 1 bụm to).

3/ Rau bù ngot bằng 2-3 mớ bán ở chợ, khoảng 200-300g, băm nhỏ cả cọng và lá.

Trùn rọc ra, rủa sạch sao thơm giòn, giã nhỏ. Đậu và rau sao thơm, tất cả cho vào siêu hoặc nồi đất hay nồi nhôm gang đều được. Cho vào 4 chén nước, sắc còn 1/2 hoặc 1/3 chén cho người bất tỉnh, phải cạy răng đổ. Thuốc nầy uống 1 thang cũng thấy hết bệnh, nhưng tôi thường cho uống 3 thang trong 3 ngày (tối nước nhất, sáng nước nhì). Hai thang sau để trừ căn và triệt các di chứng (như tai biến mạch máu não có thể di chứng câm, què quặt tay chân, hư mặt, tai ... sốt xuất huyết dễ hư tim, óc ... ) cho nên khi uống thang thứ 2, thứ 3, bệnh nhân đã tỉnh táo. Thuốc có thể pha đường cho dễ uống. Bù ngót sao thật khô giòn, thuốc sẽ có vị thuốc bắc. Bù ngót để tươi sắc không sao, nước thuốc giống chè đậu đen pha đường uống rất ngon.

Thuốc nầy bệnh càng nặng càng thấy rõ hiệu quả 65 phút. Bệnh nhẹ ít thấy rõ kết quả 65 phút, nhưng bệnh vẫn lui. Ở Đại Hàn (Nam Triều Tiên) là xứ sở nhân sâm Caoly, mà người ta còn tẩm bổ bằng cháo trùn. Ở nước ta các dân tộc miền núi phía Bắc trị bụng báng trướng nước bằng cách : trùn băm nhỏ để tươi, trộn với sữa, cứ để thế múc nuốt. Triều Tiên thì cháo trùn là món ăn ngon (đặc sản) chứ không chỉ là món thuốc vừa tẩm bổ vừa trị bá bệnh. Trùn băm nhuyễn, xào thơm, nấu với đậu. Vì quý chất bổ và chất trị bá bệnh của con trùn nên người ta đâu có gớm nó. Huống hồ khi cần trị bệnh nan y hoặc giành giật mạng sống từ tay thần chết, thì có gì mà gớm? Mong rằng đồng bào và các cơ sở y tế hãy mạnh dạn dùng nó trong các bệnh siêu vi trùng, kể cả sida.

Nhân đây tôi xin nói rõ thêm hội nghị tổng kết chống bệnh sốt xuất huyết đợt 1 họp năm 1970. Thông tin nầy được đưa ra toàn thế giới. Nước Nhật nghiên cứu, ứng dụng điều trị. Đến năm 1972, đọc trên tạp chí Đông y của Việt Nam (in bằng khổ quyển Kiến thức ngày nay) tôi thấy có dịch và in lại những bài trong tạp chí Đông y Nhật Bản. Họ hết lời ca ngợi "bài thuốc con trùn của Việt Nam", dùng trị siêu vi trùng rất có hiệu quả. Có lẽ do công bố đó của Nhật mà sanh ra món cháo trùn ở Đại Hàn chăng? Tôi còn nghe một người từ Mỹ về nói bên đó người ta làm thuốc bằng trùn và đậu đen. Điều đó không rõ thực hư thế nào. Nhưng điều chắc chắn là Liên hiệp quốc, trong mấy năm trước đây, có chủ trương: "Tìm về cội nguồn các dân tộc kém phát triển, để học cách trị bệnh bằng cỏ cây và côn trùng". Do đó, ta thường thấy trên tivi và báo chí các cách trị bệnh kỳ lạ của dân da đen, da đỏ.

Càng nghĩ tới các điều đó, tôi càng thấy đau lòng, nhớ lại đề nghị của bác Ba Hưởng muốn tôi bào chế toa thuốc thành thuốc tiêm. Đúng là "không sao kéo lùi lại thời gian đã qua". Nhưng việc bào chế thuốc đó thành thuốc chai (để thêm acid benzoide bột) hoặc chưng cất nó như cất rượu, dù có trễ gần 30 năm, nhưng lúc nào bắt đầu, nó vẫn là việc mới, việc hết sức cần thiết.

Tôi tuy tuổi đã cao nhưng vẫn còn muốn đóng góp. Các cơ sở nghiên cứu, bệnh viện hoặc bệnh nhân cần tôi, tôi vẫn sẵn sàng phục vụ. Ngoài toa "Thần dược cứu mệnh", tôi còn trong tay nhiều bài thuốc quý khác. Ví dụ: bó xương gãy, kể cả xương sống dập nát và xương đòn gánh gãy lìa, chỉ cần thời gian 15 ngày. Bản thân tôi bị dập nát 2 đốt xương sống, quân y Quân khu 9 bó tay, báo tử về đơn vị, nhưng tôi nay vẫn sống mà không tật nguyền, vẫn tập tạ 50kg và đánh quần vợt khi tôi trên 40 tuổi, đang ở nước ngoài có độ lạnh âm 20 độ. Lúc trị lành 2 đốt xương sống không có kẹp nẹp bó bột gì hết. Chỉ nằm sấp dội thuốc nóng vào lưng suốt 15 ngày đêm. Sang ngày thứ 16 tôi ngồi dậy và đi ra đồng cả trăm mét. Nếu tôi có dịp, tôi sẽ lần lượt giới thiệu nhiều bài thuốc quý trên báo để phục vụ bạn đọc.

Dưới đây, tôi cũng xin ghi rõ địa chỉ và số điện thoại của mình, để bạn đọc tiện liên hệ trao đổi thêm về nội dung bài viết. NGUYỄN AN ĐỊNH, (40/10 Hậu Lân-Bà Điểm-Hóc Môn-TPHCM) - ĐT 8914379.



(sưu tầm)_______________________

Bài thuốc dân gian đáng lưu ý chữa ung thư và tim mạch




Bài thuốc dân gian đáng lưu ý

Tương truyền bài thuốc này do một vị tử tù trước lúc chết 3 ngày sợ thất truyền mới tiết lộ bí mật gia truyền (!). Điều đó chưa biết đúng sai, nhưng thực tế bài thuốc đã được nhiều người sử dụng và được đánh giá là một nguồn dinh dưỡng - dược liệu hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh ung thư và tim mạch. Xin giới thiệu cùng bạn đọc:
Thành phần gồm:
1. Hồng táo: 8 quả lớn hay 10 quả nhỏ.
2. Bán chi liên: 1 lạng.
3. Bách hoa xà thiệt thảo: 2 lạng.
4. Bồ công anh: 2 lạng.
5. Lá thiết thụ (lá đu đủ): 1 ngọn (1 lá cả cọng).




Bán chi liên
Cách nấu và liều dùng:
- Lần thứ nhất: nấu 2 giờ liền, từ 2 lít còn lại 1,5 lít, để riêng ra.
- Lần thứ hai: nấu 2 giờ, 2 lít còn 1 lít.
Sau đó hòa nước đã nấu hai lần lại với nhau làm nước uống hằng ngày như ta vẫn dùng nước trà. Có thể uống liên tục trong 3 tháng.

- Lưu ý: Đây là bài thuốc dân gian, nếu cần thiết thì nên tham khảo ý kiến các nhà dược học. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy có nhiều trường hợp bài thuốc có tác dụng tốt. Sau khi uống nếu thấy có lẫn máu trong phân hay nước tiểu thì không phải lo ngại.
Bán chi liên là loại dược liệu thanh nhiệt có tác dụng thải chất bẩn ra ngoài. Vì vậy uống xong thuốc không nên uống thêm nước nóng vì sẽ làm mất hiệu nghiệm của thuốc.

Sưu tầm

Bài thuốc quí chữa bệnh đường ruột trẻ em


Bài thuốc quí chữa bệnh đường ruột trẻ em


Bài thuốc “liêu trai”



Tình trạng trẻ em loạn khuẩn do dùng thuốc kháng sinh hiện rất phổ biến. Hậu quả là trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu và đã có nhiều trường hợp tử vong. Bài thuốc cực kỳ đơn giản, không độc hại sau đây của Thầy thuốc nhân dân, BS Nguyễn Xuân Hướng (ảnh), Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam hy vọng sẽ giúp các bé vượt qua những khó khăn đầu tiên của cuộc đời.
Duyên kỳ ngộ

Một ngày cuối năm, chúng tôi ngồi nghe BS Nguyễn Xuân Hướng, kể về duyên kỳ ngộ của ông với bài thuốc chữa đi ngoài ra máu ở trẻ em. Câu chuyện nhuốm một màu liêu trai, khiến ai đã một lần nghe thì khó có thể quên được.

Năm 1971, sau khi tốt nghiệp bác sĩ Đông y ở Trung Quốc, ông Hướng về Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô công tác. Tại đây, ông gặp lương y Nguyễn Văn Đặng, quê ở Quảng Ngãi, tập kết ra Bắc. Năm đó, lương y Đặng công tác tại Viện Đông y, nay gọi là Viện Y học cổ truyền Việt Nam. Trong hồi ức của ông Hướng, cụ Đặng là người đã tham gia viết nhiều quyển sách, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến cuốn Bào chế Đông dược, nay là cẩm nang của những người theo nghề Đông y.

Đó là một lương y giỏi và đức độ của đất nước. Cụ được điều động sang Bệnh viện Hữu nghị để chăm sóc sức khoẻ cho các cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước. Ông Hướng hồi tưởng: “Cách xem mạch của cụ rất hay. Trong cả cuộc đời làm thuốc, tôi chưa thấy ai bắt mạch chuẩn như vậy. Cụ nói ai chết, người đó khắc chết, ai sống tức là sẽ khỏi bệnh, không chệch vào đâu được”.

Hàn huyên ngày nọ năm kia, mới hay cả hai đều sinh trưởng trong gia đình trên dưới chục đời làm thuốc. Có điều, cụ Đặng mang nỗi buồn là chẳng có con cháu nào chịu theo nghề. Vậy nên, có một bài thuốc Nam gia truyền, cụ chẳng biết truyền cho ai. Đó là một bài thuốc đơn giản, nhưng lại chữa được chứng bệnh nguy hiểm của trẻ: chứng đi ngoài ra máu. “Tôi bàng hoàng vì bỗng nhiên cụ đồng ý sẽ truyền cho tôi - chỉ một mình tôi, như lời cụ nói”.

Một bài thuốc ba vị

Bài thuốc chỉ gồm 7-9 lá mơ tam thể, 3 lá huyết dụ, 2 lóng mía đỏ.

Mía đỏ nướng chín rồi bỏ vỏ, chẻ nhỏ. Dùng dao nứa thái lá huyết dụ và lá mơ tam thể rồi sao vàng, hạ thổ. Nếu hạ thổ trên nền gạch và nền đá thì trải một tờ báo ra, đổ thuốc đã sao vàng, có mùi thơm, sau đó lấy bát sắt hoặc bát sứ úp lại.

Đợi một thời gian, cho thuốc vào nồi sắc. Cách sắc cũng rất thông thường: đổ một bát nước, sắc lấy 2/3 bát, chia hai lần cho trẻ uống trong ngày (dùng trong 3 ngày). Bài thuốc này chỉ áp dụng cho trẻ bị đi ngoài có phân như máu mũi. Theo ông Hướng, cho đến khi truyền lại bài thuốc này, cụ Đặng mới chỉ dùng bài thuốc điều trị cho 20 trường hợp nhưng hiệu quả thì cực kỳ tốt.

Bài thuốc chỉ dùng cho bệnh nhân đi ngoài ra máu do nguyên nhân: Theo cách nói của Đông y, đó là do tì vị của đứa trẻ bị hư; theo cách nói của Tây y là do trẻ dùng quá nhiều kháng sinh mà bị loạn khuẩn, sinh ra bệnh. Bài thuốc không có tác dụng cho các trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra.

Phảng phất liêu trai

“Ngày truyền bài thuốc cho tôi, cụ Đặng dặn: “Đây là bài thuốc gia truyền của bao nhiêu đời nhà tôi. Giận nỗi con tôi theo nghề mộc, không chịu làm nghề y nên tôi không thể để bài thuốc mai một được. Tôi truyền cho đồng chí, và phải đem bài thuốc giúp người. Có điều, nếu cần giúp ai, đồng chí phải tự tay sắc thuốc rồi mang đến cho người bệnh. Nếu đồng chí để người ta tự làm lấy thì bài thuốc sẽ không còn tác dụng”. Tôi nghe, biết thế” – BS Hướng kể.

Mà đúng thế thật. Ngày truyền lại bài thuốc cho ông Hướng, lương y Đặng trực tiếp hướng dẫn ông chữa trị cho một cháu bé. Tại Khoa Đông dược của Bệnh viện Hữu nghị, ông Hướng đã sắc bài thuốc đầu tiên, và rất hiệu nghiệm. Từ đó, trong vòng nhiều năm, ông Hướng chỉ điều trị rải rác cho một vài cháu bé con nhà người quen nên bài thuốc vẫn “nằm yên” một chỗ. Thế rồi sau đó, công tác quản lý khiến ông Hướng bận rộn.

Và một lần, con của một cô y tá bị loạn khuẩn, ông Hướng không có thời gian để sắc thuốc cho bé, ông liền hướng dẫn mẹ bé sắc thang thuốc gia truyền của cụ Đặng. Ông đã phạm phải một sai lầm: con của cô y tá thì khỏi bệnh, nhưng từ đó, ông không dùng được bài thuốc đó nữa. Tay ông đã hết thiêng, chẳng có trường hợp nào ông chữa mà khỏi cả! “Tôi không biết lý giải thế nào, và chỉ biết tự trách mình, vì cụ Đặng đã dặn dò kỹ lưỡng mà lại không làm theo”. Cũng có một vài lần, ông bày cho người khác làm, ai dùng cũng khỏi.

Cuối cùng, ông Hướng đã có một quyết định: truyền bài thuốc này lại cho tất cả mọi người. “Vậy nên hôm nay, tôi quyết định truyền bài thuốc này cho tất cả mọi người. Với tư cách là một thầy thuốc, tôi khẳng định bài thuốc không hề độc. Lá mơ tam thể, lá huyết dụ và kể cả mía đỏ, chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Trong khi đó, bệnh loạn khuẩn do lạm dụng kháng sinh ở trẻ hiện nay đang ngày một nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Tại sao các phụ huynh, các thầy thuốc không thử?”.

- Mơ tam thể còn có tên gọi là dây mơ lông, là một thứ dây leo, lá mọc đối, hình trứng hay mác dài, gốc lá tròn hay hình tim, cuống dài. Hoa tím nhạt, tràng hình ống mọc thành xim kép ở kẽ lá hoặc đầu cành. 

 Quả hình cầu, có đài. Lá mơ tam thể được dùng để chữa lỵ trực trùng Shiga: 30-50g lá mơ tam thể lau sạch, thái nhỏ trộn với một quả trứng gà. Bọc lá chuối đem nướng hoặc đặt lên chảo rán (không có mỡ) cho thơm. Ngày ăn 2-3 lần trong 5-8 ngày.


- Huyết dụ thuộc họ Hành tỏi, có hai loại: loại lá đỏ cả 2 mặt và loại lá mặt đỏ mặt xanh (dùng loại toàn đỏ tốt hơn). Nhân dân dùng làm thuốc cầm máu, chữa lỵ, lậu, xích bạch đới, dùng cho trường hợp băng huyết sau đẻ.


- Nước mía có tác dụng tiêu đờm, hết khát, bổ dưỡng.

 
Theo Khoa học & Đời sống

14 thg 2, 2012

Các bài thuốc chữa bệnh gut

Bài thuốc chữa bệnh Gut của người Sán Dìu
(nguồn: http://pcthang.vnweblogs.com/post/2432/293597)
Một số bạn biết tôi có thâm niên bệnh gut khoảng 15 năm. Đọc sách về gut đã nhiều, quen các bác sĩ cũng lắm. Sưu tầm nhiều bài thuốc Nam chữa bệnh gut được kha khá.

Thuốc tây thì dứt cơn đau nhưng không khỏi bệnh.

Thuốc Nam cũng thế nhưng ít ai biết đến các tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ bài chuối hột + củ ráy làm lợi tiểu, kháng viêm khớp và làm mất luôn nhiều chất vi lượng trong máu, dẫn đến hại tim. Ví dụ lá sa kê cũng chữa gút nhưng lại làm cho ông đàn ông bớt đàn ông, uống nhiều ông có thể biến thành... bà!

Có người bày uống nước gừng, lấy căn cứ là người Nhật ăn nhiều hải sản nhưng rất hay dùng gừng nên ít bị bệnh gut.

Vân vân và vân vân. Rất nhiều bài thuốc Nam theo kinh nghiệm, ai hợp thì tốt, không hợp thì lại đi tìm bài thuôc khác.

Giáo sư Thuận Nghĩa phổ biến rất nhiều bài thuốc hay, song hình như chưa nói gì về gut.

Tết vừa rồi, tôi đến thăm anh Đoàn Ngọc Bông, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Việt nam. Anh Bông rót ly rượu ngoại mời mà tôi không uống, lấy cớ bị gut. Anh Bông liền phổ biến bài thuốc chữa gút của người dân tộc Sán Dìu (bản thân anh Bông là người dân tộc Tày) mà anh đã áp dụng rất hiệu quả. Tôi từng chứng kiến anh Bông uống rượu như điên!

Ra Tết, chọn khoảng thời gian một tháng không đi đâu, tôi bắt đầu "uống" bài thuốc của người Sán Dìu.

Bài thuốc rất đơn giản: Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, không cho thêm bất cứ thứ gì (muối, đường, gia vị...) sáng ngủ dậy ăn một bát (chén ăn cơm loại trung bình) và tối ăn bát thứ 2. Sáng thì thay ăn sáng, tối ăn trước khi đi ngủ. Tùy khẩu vị, có thể nấu khô hoặc nhão. Không kiêng cữ gì. Các bữa trong ngày ăn uống bình thường.

Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày là xong "cua điều trị". Một lạng rưỡi đậu xanh ăn hai ngày, 30 ngày hết chưa tới 2,5kg, chi phí không đáng kể, chủ yếu là cần kiên trì và quyết tâm vì ăn tới ngày thứ 3 là bắt đầu ngán!

Đậu xanh, theo đông y, là lành, mát, khử độc. Chưa có tài liệu nào nói về khả năng chữa bệnh gút của đậu xanh.

Nhưng tôi đã dùng bài thuốc của người Sán Dìu, thấy tốt nên viết lên đây phổ biến cho những ai "đồng bệnh tương liêu".

Các bài thuốc đông y chữa gut:



Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gút là khí huyết suy yếu khiến ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây nghẽn tắc kinh lạc. Hậu quả là khí huyết rối loạn, tà độc tích tụ ở các khớp, gây đau nhức, vận động khó khăn.
Gút (thống phong) là một dạng bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purine gây nên. Biểu hiện chủ yếu là: khớp xương sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức kịch liệt, tái phát nhiều lần. Bệnh lâu ngày có thể dẫn đến dị dạng khớp, nổi u cục quanh khớp và dưới da, sỏi thận, suy thận...

Trong Đông y, thống phong là một loại bệnh Tý (chỉ trạng thái kinh mạch, xương khớp bị nghẽn tắc, đau nhức, vận động khó khăn). Đau xuất hiện ở khắp các khớp xương, đau ghê gớm như bị hổ cắn, nên còn gọi là chứng “Bạch hổ lịch tiết phong” (“lịch” là khắp cả, “tiết” chỉ khớp xương).
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tà sẽ thâm nhập vào sâu bên trong, gây tổn thương các tạng phủ, chủ yếu là hai tạng can, thận. Bệnh kéo dài lâu ngày khiến công năng của các tạng phủ suy yếu dần, khí huyết bị ứ trệ hóa thành cục “đàm” - đọng lại quanh các khớp dưới dạng những khối u. Đông y gọi những khối u đó là “thống phong thạch” (đá thống phong).
Từ xưa, các thầy thuốc Đông y đã nhận thấy thống phong có những biểu hiện bệnh lý rất phức tạp, không thể chỉ dùng một phương thuốc cố định mà chữa khỏi. Các bài thuốc gia truyền, kinh nghiệm dân gian tuy có thể mang lại một số kết quả trị liệu nhất định nhưng ít khi chữa khỏi hoàn toàn, tận gốc. Những người không hợp thuốc còn gặp tác dụng phụ ngoài mong muốn. Vì vậy, cần căn cứ vào các chứng trạng cụ thể để phân loại bệnh và sử dụng các phép trị, bài thuốc tương ứng:
Thể thấp nhiệt nghẽn tắc kinh mạch

Khớp xương đột nhiên bị sưng tấy, nóng đỏ, xung huyết, khó cử động, đau kịch liệt - gân như bị xé, xương như muốn nứt ra. Bệnh thường phát nặng vào ban đêm, kèm theo sốt cao, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.

Dùng phép chữa thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết thông lạc: Phòng phong, hạnh nhân, liên kiều, tàm sa, xích tiểu đậu, khương hoàng, hải đồng bì, sơn chi mỗi thứ 10 g, ý dĩ nhân 30 g, hoạt thạch 15 g, bán hạ 6 g. Sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày.

Nếu khớp xương nóng đỏ nhiều, thêm nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 30 g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 10 g. Nếu đau nhiều, thêm uy linh tiên 15 g, nhũ hương 6 g, cùng sắc uống.
Thể huyết ứ đàm trở
Bệnh kéo dài nhiều ngày, hay tái phát, khớp xương bị biến dạng và cứng lại, vùng da quanh khớp xương đen sạm, đau kịch liệt ở một số vị trí cố định, chân tay tê dại, khó co duỗi. Khi bệnh phát nặng, khớp xương có thể bị sưng, đau, nóng, đỏ, người phát sốt, khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ; hoặc khớp xương lạnh ngắt, gặp thời tiết lạnh đau càng kịch liệt, được chườm nóng thì thấy dễ chịu. Chất lưỡi đỏ tía, có những điểm ứ huyết.
Dùng phép chữa hoạt huyết hóa ứ, hóa đàm thông lạc: Đào nhân, hồng hoa, khương hoạt, tần cửu, đương quy mỗi thứ 12 g, địa long, ngưu tất mỗi thứ 20 g, ngũ linh chi, xuyên khung, mộc dược, hương phụ mỗi thứ 9 g, cam thảo 6 g. Sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày.

Nếu quanh các khớp còn nổi lên những cục “thống phong thạch”, cần thêm bạch giới tử 10 g, bạch cương tàm 10 g, cùng sắc uống.

Thể can thận suy hư

Bệnh kéo dài lâu ngày khiến cơ thể ngày càng tiều tụy, hai tạng can và thận bị hư tổn nặng. Sức đề kháng của cơ thể giảm khiến ngoại tà dễ xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến những cơn đau lúc nặng lúc nhẹ, các khớp xương thỉnh thoảng lại sưng đau, nóng đỏ. Dạng bệnh này còn kèm theo các triệu chứng như: toàn thân mệt mỏi, kém ăn, sốt nhẹ về chiều, lưng đau gối mềm, phiền táo, tai ù, đầu choáng, mắt hoa, miệng háo, ra mồ hôi trộm khi nằm ngủ, đại tiện phân lỏng hoặc tiêu chảy vào lúc sáng sớm (ngũ canh tả), tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi đỏ ít rêu.

Dùng phép trị bổ ích can thận, trừ thấp, thông kinh lạc: Phòng phong, đương quy, địa hoàng, phục linh, tang ký sinh mỗi thứ 15 g, tần cửu, xuyên khung, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất mỗi thứ 10 g, tế tân 3 g, nhục quế 7 g, nhân sâm 12 g, cam thảo 6 g. Sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày.
Thêm phụ tử 8 g, can khương 8 g nếu người bệnh thiên về dương hư, với những biểu hiện như sợ lạnh, da nhợt nhạt, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, lưỡi trắng nhợt. Phụ tử là vị thuốc có độ độc rất cao, cần được bào chế đúng phương pháp mới sử dụng được. Vì vậy, chỉ mua nó ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín. Mặt khác, phải cho phụ tử vào sắc trước - nấu sôi với nước ít nhất 1,5 giờ để độc tố có đủ thời gian phân giải bớt, sau đó mới cho các vị thuốc khác vào cùng sắc uống.

Cần bỏ nhục quế, thêm kỷ tử 15 g, hà thủ ô chế 15 g để tư bổ can thận nếu có triệu chứng thiên về âm hư, với những biểu hiện như hai gò má ửng đỏ từng cơn, sốt cơn về chiều, phiền táo, ra mồ hôi trộm khi nằm ngủ, đầu mặt choáng váng, tai ù, miệng khô khát, chất lưỡi đỏ ít rêu.
Nếu lưng gối đau mỏi nhiều, thêm hoàng kỳ 30 g, tục đoạn 15 g để bổ thận, ích khí. Nếu chân tay tê dại nhiều, cần thêm kê huyết đằng 30 g để dưỡng huyết, thông lạc.



Goute là bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa thường gặp. Bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất purin và tăng nồng độ acid uric máu.

Đông y mô tả bệnh goute trong phạm trù thống phong, chứng tý. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc rất khả quan tùy từng thể bệnh.
Thể phong hàn thấp tý
Phương pháp điều trị: khu phong tán hàn, trừ thấp thông kinh lạc.
Bài 1: Khương hoạt, đương quy, khương hoàng, chích hoàng kỳ, xích thược, phòng phong đều 9g; chích cam thảo, gừng tươi đều 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
- Nếu khớp co duỗi không được gia tế tân 3g, phụ tử 6g.
- Nếu chân tay nặng nề tê dại gia thương truật 9g, phòng kỷ 8g, ý dĩ nhân 12g.
- Nếu các khớp sưng đỏ gia thạch cao 10g, tri mẫu 10g, quế chi 6g, phòng kỷ 9g.
- Nếu đau ở chi trên gia tang chi 9g, uy linh tiên 12g.
- Nếu đau chi dưới nhiều gia ngưu tất 15g, tục đoạn 15g.
Tổn thương ngón chân cái trong bệnh goute.
Bài 2: Khương hoạt 6g, cảo bản 3g, chích cam thảo 3g, mạn kinh tử 2g, độc hoạt 6g, phòng phong 3g, xuyên khung 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
- Nếu hàn nhiều gia xuyên thảo ô 10g, tế tân 1,5 – 3g.
- Nếu thấp tà nhiều, các khớp sưng đau gia phòng kỷ 15g, thương truật 10g, ý dĩ nhân 15g, phục linh 15 – 30g, mộc qua 10g.
Thể phong thấp nhiệt tý
Phương pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.
Bài thuốc: Thạch cao 30g, tri mẫu 9g, ngạnh mễ 9g, chích cam thảo 3g hợp với quế chi thang (gồm quế chi 9g, chích thảo 6g, thược dược 9g, sinh khương 9g, đại táo 5g). Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Thể thấp trọc ứ
Phương pháp điều trị: Lợi thấp tiết trọc, hóa đàm khứ ứ thông lạc.
Bài thuốc: Đào nhân 8g, bạch thược 12g, hồng hoa 6g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, trần bì 8g, bán hạ chế 12g, phục linh 12g, trúc nhự 12g, bạch giới tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Thể tỳ hư ứ trọc
Phương pháp điều trị: Kiện tỳ, tiết trọc, khứ ứ thông lạc.
Bài thuốc: Phòng kỷ 12g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, gia độc hoạt 12g, ý dĩ nhân 12g, thương truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
- Nếu sưng phù chân thì gia quế chi 8g, phục linh 12g.
Ngoài thuốc sắc, dân gian còn nhiều cách chữa bệnh gút như sau:
Thuốc uống trong
Bài 1: Cành dâu 1kg, đường phèn 500g. Trước hết đem cành dâu sắc lấy nước, bỏ bã, thêm đường phèn vào làm thành cao, mỗi buổi sáng uống nửa thìa, hòa vào nước sôi, uống ấm.
Bài 2: Lá vừng tươi 60g. Lá vừng rửa sạch, băm nhỏ, sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Lưu ý: Về mùa đông không có lá vừng có thể thay bằng thân cây vừng. Đơn thuốc này có thể đề phòng viêm khớp tái phát.
Bài 3: Cỏ hy thiêm 12g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 4: Cỏ hy thiêm 90g, cam thảo 10g. Nghiền cả hai vị thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sôi để ấm, ngày uống 3 lần.
Bài 5: Kê huyết đằng (còn gọi là dây máu người) 10-15g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Bài 6: Đậu tương 50g, lá ngô 30g, đào nhân 15g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần. Đây là một nghiệm phương bí truyền trong dân gian, hiệu quả điều trị rất tốt.
Bài 7: Lá vừng 30g, mộc qua 15g, bạch quả (còn gọi ngân hạnh, công tôn phụ Ginkgo biloba) 12g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 – 2 lần.
Bài 8: Vỏ mướp 30g, ý dĩ nhân 30g, gừng khô 3g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Thuốc đắp ngoài
Bài 1: Lá cây phù dung lượng vừa, phơi khô, nghiền thành bột, trộn với nước chè nguội, đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 2: Bạch giới tử nghiền thành bột, trộn vào lòng trắng trứng gà, đắp vào chỗ đau, khoảng 3 giờ thì rửa đi.
Bài 3: Xương bồ 120g, cốt toái bổ tươi 250g. Tất cả giã nát, sao nóng, đắp vào chỗ đau, lấy vải băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 4: Xuyên ô, thảo ô, thương truật mỗi vị 30g. Tất cả nghiền thành bột, trộn vào rượu đun nóng lên, đem đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 5: Củ hành ta 10g, lá ngải cứu sống 60g, cốt toái bổ tươi 15g, nửa chén nước gừng tươi. Tất cả giã nát, đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 6: Bột đại hoàng tẩm nước ấm đắp ở vùng khớp xương đau.
Lưu ý: Người bệnh  gout nên hạn chế ăn những loại thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật (gan, thận, óc…), các loại đậu, thịt tươi đỏ. Bỏ hẳn đồ uống có cồn như rượu, bia, nước trái cây lên men… vì cồn làm giảm bài tiết acid uric qua thận, không nên uống nước ngọt có gas, trà, cà phê… Trong cơn đau tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi vì sự vận động làm phóng thích nhiều hơn các tinh thể muối urat vào trong khớp. Không nên chườm nóng vì sẽ làm cơn đau tăng lên.
Theo BSCKII. Trần Lập Công

Hôm nay tình cờ tìm lại được bài báo đó, mình gõ lại cho những ai cần thì tham khảo nhé:

"Anh Nguyễn Văn Thắng, 39 tuổi , ở 34 Phạm Ngũ Lão, Quy Nhơn là cán bộ xây dựng. Anh bị bệnh gút nên đau nhức và sưng tấy các khớp cổ ngón bàn chân, bàn tay. Từ 1990 anh điều trị bằng nhiều loại thuốc  tân dược nhưng không khỏi bệnh. Đến năm 1997, nhờ người  quen mách, anh đã uống bài thuốc nam: Củ ráy và chuối chát hột chín, sau 1-2 tháng bệnh gút của anh đã khỏi không tái phát.

Củ ráy còn có tên cây ráy dại, dã vũ, mọc hoang ở những vùng ẩm thấp. Để làm thuốc nên dùng ráy có tuổi 2-3 năm. Đào rễ rửa sạch, cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi khô nấu chín hoặc nếu dùng tươi , phải ngâm lâu trong nước. Khi chế biến nên có găng tay vì rất ngứa.
Trái chuối chát hột ngoài chữa bệnh có sỏi đường tiết niệu còn có thêm tác dụng chữa bệnh gút khi phối hợp với củ ráy theo công thức: ráy sao vàng 50g, chuối quả chín thái mỏng, sao vàng 30g sắc uống liên tục hàng tháng. Anh Thắng tuy các khớp không còn đau nhức, nhưng anh vẫn uống nước sắc củ ráy quả chuối hột chín thường xuyên, sức khoẻ tốt, lao động bình thường"

Trên đây là nguyên văn bài báo do BS Trang Xuân Chi giới thiệu trong mục thuốc nam chữa bệnh (báo nào thì mình không biết vì mình chỉ copy lại từ một tờ đã copy trong lần sang chỗ khách hàng làm việc). Các mẹ cần thì có thể liên hệ với anh Thắng theo địa chỉ trên để hỏi lại. Hy vọng sẽ giúp ích cho những ai đang bị bệnh gút hành hạ.

12 thg 2, 2012

Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật, Điều Mà Ít Ai Biết

Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật, Điều Mà Ít Ai Biết


image
Sung là loài cây sống trải rộng khắp nơi trên trái đất. Sung gần gũi với dân quê hiền hòa chất phát, từ đó có những câu hát, câu ca dao truyền từ đời này qua đời khác…
...Đói lòng ăn nửa trái sung
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng...

Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện...

Quả sung dân dã, quê mùa, nhưng ít ai biết sung có công dụng trị nhiều thứ bệnh.
Khi quý vị vào trang google nhập từ TRÁI SUNG sẽ được nhiều thông tin phong phú nói về trái sung.
Trái sung tên khoa học là Ficus carica, họ dâu tằm Moraceae L
Trái sung giàu Phenol, axit béo, omega3 và omega6, tốt cho tim mạch.
Chất xơ trái sung có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan mật, ruột kết và ung thư vú.
Vi chất ổn định đường huyết, ổn định huyết áp…

Đó là những thông tin trong sách báo, trên mạng Internet, nhưng ở vùng miền Trung vùng sâu, vùng  xa hẻo lánh của quê hương tôi người ta dùng để chữa hiệu quả một chứng bệnh, đó là bệnh

                                                           SỎI MẬT

Nghe qua  khó tin nhưng là việc thật. Bỡi thế người Trung Hoa thường bảo “ người Việt Nam chết trên cây thuốc” là vậy.

Vào thời điểm những năm sau 1975, đời sống kinh tế và thuốc men rất là khó khăn khổ cực. đối với mọi người dân, nhất là vùng sâu vùng xa, cho nên mọi người rất sợ đau ốm.

Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại huyện Phù Cát thuộc Tỉnh Bình Định quê hương tôi.

Hôm đó vào khoảng xế chiều trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe lam chỉ có 3 người : một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái ( khoảng 20 tuổi ) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm ngoặc nghẽo trong vòng tay người mẹ.

Bà già trầu cất tiếng hỏi:
- Chị ơi, con bé bị bệnh gì mà trông tội nghiệp quá vậy ?
- Dạ, cháu nó bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng xét nghiệm rồi nói cháu nó máu loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm được máu sẽ chết, thôi thì đưa cháu về cho ăn được gì ăn rồi cháu sẽ chết !
Nói xong 2 hàng nước mắt lăn dài trên đôi má gầy còm của người mẹ.

Nghe xong, bà già tay cầm miếng trầu đang nhai trong miệng vứt xuống đất nghe cái “bộp”, nói một giọng chắc mẩm :

- Wééé...ét……Chết chóc cái gì mà chết, bịnh này mà mổ xẻ cái gì chứ ! Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi cho cháu uống dần sẽ hết bịnh.

- Nghe bà già trầu nói thế  người mẹ mừng quá quên cả cám ơn , về đến nhà trời cũng đã tối, bà con lối xóm nghe con bé về ai nấy đến thăm, nhìn thân hình tiều tụy, mê man mà lắc đầu thương xót.
Khi đưa cô con gái vào nằm trên giường, mặc ai thăm thì cứ đến thăm, riêng bà đốt đèn ra bờ sông soi tìm hái đầy một rổ trái sung.

Về đến nhà mọi người đến thăm ai nấy đã về hết, chỉ còn con gái bà  còn  nằm bất động trên giường. Mặc kệ mày !

Bà cặm cụi xắt mỏng từng trái sung, đêm không nắng không phơi được, hơn nữa thời giờ cấp bách bà chất lửa đốt, bắt chảo lên rang vàng đến khô giòn từng lát  sung, sau đó cho vào nồi nấu đến khi còn lại 1 bát lớn thì trời cũng đã khuya lắm rồi.

-  Dậy uống thuốc nè con
-  Ôi ! Con mệt quá…
-  Ráng uống để sống với người ta đi con ơi, không thì con sẽ chết!
Nửa tỉnh nửa mê nghe nói chết, cô con gái  cũng sợ ráng ngồi dậy uống hết bát thuốc.

Thấy con uống xong, là lúc bà cũng mệt mỏi lắm, nằm ngủ thiếp lúc nào không hay.
 ………..
-Má ơi con đói bụng quá !
Đang nằm ngủ ngon giấc, bà mẹ giật mình ngồi dậy;
- Hã? Con nói gì ?
- Con đói bụng quá, có gì ăn không ?
Trời đất, con nhỏ nó hồi dương rồi sao ? Nằm bệnh viện cả tháng trời nó có chịu ăn uống gì đâu, nó chỉ sống bằng thuốc , bằng dịch chuyền thôi mà, sao nay về nhà nó lại đói bụng đòi ăn ? Vậy là nó hồi dương và sắp chết thật rồi. Bà thầm nghĩ vậy.
- Có ăn cũng để má nấu cơm nóng đã chứ. Còn cơm nguội ăn gì được .
- Kệ má ơi, cho con ăn đi, con đói lắm rồi.
Trời ! Bà còn sợ dữ nữa, nhất định con nhỏ hồi dương rồi, chắc rồi nó cũng chết, thôi cứ cho nó ăn đại cơm nguội, nếu nó có chết cũng là chết no. Nghĩ vậy bà bèn lấy cơm nguội với mắm cho nó ăn.
Nhìn nó ăn ngon lành mà bà thấy buồn thương cho đứa con gái tội nghiệp, rồi đây nó sẽ không còn trên cõi đời này, không còn trong căn nhà này nữa…
           
Sau hơn tháng trời xa nhà nằm bệnh viện, sáng nay nó đi khắp xóm khắp làng gặp nhà ai nó cũng ghé vào nói cười vui vẻ làm ai cũng lo cũng sợ. Cứ nghĩ cô gái này chết rồi mà hồi dương lại đi thăm mọi người rồi về cũng  sẽ chết luôn…(dân quê hay quan miệm vậy mà!)

Đến chiều nhìn đứa con gái xem ra vẫn khỏe hơn, bà nghĩ bụng : vậy là trái sung đã cứu sống con mình rồi. Bà vui mừng đi tìm hái thêm mấy  rổ nữa về làm cho nó uống…

Thưa quý vị, trải qua 34, 35 năm nay cô con gái đó, nay đã trở thành bà nội bà ngoại rồi. Đây là câu chuyện thật 100% ở cùng làng quê tôi.

Thằng em út tôi ( sinh năm 1977) vào năm 1995 làm ăn ở Sài gòn cũng bị chứng sỏi mật nằm bệnh viện Bình dân (đã lên lịch mổ), tối hôm đó tôi có lên thăm thấy mắt, mặt và toàn thân là một màu vàng sạm ( nói xin lỗi, còn xấu hơn da người mới chết ) nhưng sáng hôm sau đã thấy nó vát mặt về nhà.

-Trời ơi, sao mày không nằm để bác sĩ người ta mổ ?

Thì thằng em tôi nó nó nói: “Thôi, em về uống trái sung, sợ mổ lắm”.

Và thưa quý vị quả thật cho đến hôm nay (tháng 2-2011) trải qua 16 năm nó vẫn lao động bình thường, sỏi cũng tiêu đâu mất.

Trải qua 12 năm tôi có tham gia chữa bệnh từ thiện ở các phòng khám của các chùa. Vào năm 2003 tôi đang châm cứu cho một bà bệnh nhân, bà ấy  bảo:

-Thầy ơi châm giùm tôi chỗ cạnh sườn này. Vừa nói bà vừa lấy ngón tay chỉ vào.Tôi hỏi

- Sao lại phải châm chỗ này ?

- Tôi bị sỏi mật, còn 1 tháng nữa là tôi phải đi mổ đó.Giờ châm cho đỡ đau thôi.

Bà còn nói –“bác sĩ cho biết giá mổ xong hoàn tấc là 30 triệu đó”.
Tôi hỏi :
- Vậy ai lo cho bà ?
- Tôi có thằng con làm giám đốc sẽ lo cho tôi về tiền bạc.
Nghe vậy tôi nói nữa đùa nửa thật:
- Vậy nếu tôi chữa cho bà, đến khi tan hết sỏi, khỏi mổ bà cho tôi bao nhiêu ?

Thật tình những lương y chúng tôi phần đông ai cũng nghèo, nhưng vì yêu thích nghề nên ăn cơm nhà đi làm từ thiện miễn phí, giúp cho những bệnh, thỉnh thoảng cũng gặp được những người gia đình khá giả họ cũng có bồi dưỡng cho chúng tôi ít nhiều có tiền uống café với anh em , nay gặp bà bệnh nhân này nói có con làm giám đốc vậy cũng mừng.
Bà ấy nói : Nếu thầy chữa tôi hết bệnh khỏi mổ tôi tạ thầy 10 triệu, nhưng mà…thầy chữa hết không ?

-  Tôi là người lớn, là một lương y không thể nói đùa.

Nghe vậy bà ấy vui mừng 2 bên thỏa thuận bằng miệng với nhau và hứa ngày mai đến gặp tôi lấy thuốc.

Tôi mướn người đi tìm hái trái sung về sao tẩm chế biến,thỉnh thoảng hết thuốc bà thường đến gặp tôi để lấy về uống, liên tục như thế thời gian khoảng 1 tháng, rồi sau đó bà bặt tăm luôn không thấy đến nữa, mà tôi thì quên hỏi số điện thoại nhà bà. Đến chừng 6 tháng sau bà đến chùa, gặp lại bà tôi rất vui và hỏi :

- Lâu quá không gặp bà, bà khỏe không ?
- Khỏe !
- Vậy sỏi mật bà hết chưa ? Có đi bác sĩ mổ không ?
Bà đáp :
- À hết rồi, hết rồi thôi đâu có đi bác sĩ chi nữa.
Tôi hỏi :
- Vậy chứ còn bà hứa sau khi hết bệnh cho tôi 10 triệu bà tính sao ?
Bà cười giả lả : Các thầy có cái tâm đến đây làm từ thiện mà nhắc đến tiền bạc sao ?
 - Trời đất ! Bà nói vậy thôi tôi chịu thua bà luôn.
Từ đó về sau, gặp bà tôi cũng không nhắc đến chuyện đó nữa.

“Làm người thầy thuốc rất vinh hạnh, nhưng cũng lắm phũ phàng” là vậy. Đây là chuyện có thật trong đời làm thuốc của tôi, bạn bè đồng nghiệp làm chung với tôi, biết chuyện ai cũng phì cười.

Là một người Phật tử tin sâu vào Phật Pháp, một lương y tuy có đủ bằng cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng xưa nay phần nhiều làm ở các chùa, tiếp xúc đủ loại bịnh, tuy ít ai biết đến tôi, nhưng tôi cũng có vài bí quyết kinh nghiệm nhỏ, người ta bảo “Thầy dở cũng đỡ xóm làng” ấy mà. Nay tuổi cũng đã xế chiều, trường chay đạm bạc, niệm Phật phát nguyện vãng sanh, không vì danh lợi, muốn được phổ biến, chia sẻ cùng Chư Đạo hữu một vài kinh nghiệm nhỏ.
Nói thế chứ cũng tùy theo cơ địa của từng mỗi người, nhưng những phương tôi chia sẻ từ “cây nhà lá vườn”, bằng trái, hoa, củ quả… uống vào nếu vô thưởng thì cũng vô phạt. .

Khi quý vị gặp bệnh này hãy làm bằng cái tâm (miễn phí) sau khi thấy hiệu quả cũng xin được chia sẻ lại niềm vui đó đến với tôi, tôi sẽ tiếp tục phổ biến những phương khác nữa bằng những câu chuyện như trên.

Thuốc không phân là thuốc mắc hay thuốc rẻ, Thuốc nào trị lành bệnh là thuốc hay !

Pháp Phật không phân biệt Pháp cao hay Pháp thấp, Pháp nào hạp căn cơ, cứu cánh là Pháp đó hay !

                                    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT