2 thg 2, 2014

Triết lí “Vô Vi” của Lão Tử

ST


Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh (道德經) - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖).

Vô vi là tư tưởng của triết gia Lão Tử. Ông nói: "Vi vô vi nhi vô bất vi". Tạm dịch là: Không làm gì mà không gì là không làm. Hiểu một cách nôm na là, nếu bạn không làm gì mà thấy không việc gì thì không nên làm. Thiên nhiên trời đất vốn đã vận hành thành chu kỳ tự nhiên, nếu chúng ta tác động vào một yếu tố nào đó thì cũng là làm đảo lộn chu trình trên. Nếu chúng ta không làm gì cả thì tức là đảm bảo được chu trình trên vẫn hoạt động bình thường.  Thuyết này đặc biệt hiệu quả trong trường hợp chúng ta chưa biết phải làm thế nào khi đứng trước một sự việc, theo Lão Tử thì tốt nhất là không nên làm gì cả. Ví dụ như khi chứng kiến cảnh con hổ vồ con hươu để ăn thịt, nếu chúng ta bắn chết con hổ để cứu con hươu thì chúng ta đã có thể giết hại cả đàn hổ con đang ở nhà chờ miếng ăn của hổ mẹ. Nếu chúng ta giúp con hổ bắt con hươu dễ dàng hơn thì lại có lỗi với con hươu. Nếu chúng ta cứ để cho sự việc xảy ra tự nhiên thì là phải đạo nhất. Lý thuyết này thực sự hiệu quả khi giải thích lý do tại sao phải bảo tồn thiên nhiên, không phải động chạm gì mà chỉ bảo tồn thế là đủ.

 


Trích trong sách Lão Tử Tinh Hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần.

VÔ VI


無為


Vô Vi có thể gọi là danh từ gồm nắm tất cả bộ sách Đạo Đức Kinh. Nó là danh từ tổng yếu bao quát tất cả mọi đề tài đã được giải rõ trong tám mươi mốt chương sách: không có chương nào là không nói đến nó.

Lão Tử nói: “Ngã hữu tam bửu…nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên”

(我有三寶… 一日慈, 二日儉, 三日不敢為天下先)

(Ta có ba vật báu… Một là Từ, hai là Kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ) (Ch.67).

Từ là yêu tất cả mọi người, bất luận đối với người tốt hay kẻ xấu… Người đời không phải thế: Người đời bảo: “dĩ oán báo oán”. Nho gia bảo: “dĩ trực báo oán” (Luận ngữ), đó là đạo hữu vi. Trái lại, Từ là dám xem kẻ thù như người bạn, không lấy oán mà báo oán, cũng không lấy “trực” mà báo oán, nghĩa là không dám châm thêm vào ngọn lửa oán thù đến nỗi gần như không dám biết đến hai chữ thù oán là gì.

Thiên hạ thì lấy xa xỉ, khoa trương làm mục đích tiến thủ, tranh nhau đua đòi trong sự xa hoa lộng lẫy càng nhiều bao nhiêu càng hay bấy nhiêu… Lão Tử trái lại khuyên ta:
“Thánh nhân khứ
thậm, khứ xa, khứ thái” [ĐĐK, ch.29]
聖人去甚,去奢,去泰。
(Thánh nhân từ bỏ sự cực đoan, xa xỉ, và cao sang).
và lấy kiệm ước làm căn bản cho người trị nước. Ông lại còn
khuyên ta “tri chỉ, tri túc” (知止, 知足).

Người đời đều lấy sự ăn ngồi trên trước làm vinh, và suốt đời chạy mãi theo cái bả vinh hoa phú quý… thì Lão Tử lại bảo ta không nên “đứng trước thiên hạ”, cần phải khiêm nhu, từ tốn… và luôn luôn đứng dưới và ngồi sau, biết như con đực hãy làm như con cái.

“Từ”, “Kiệm”, và “bất cảm vi thiên hạ tiên”, đó đều là những hành động Vô Vi trong phương xử thế. Thế thường, theo đạo Hữu Vi, thì phải lấy Mạnh mà thắng Mạnh, còn Vô Vi thì trái lại lấy Nhu mà thắng Cương, lấy Nhược mà thắng Cường… và hơn nữa lấy “cái không tranh mà thắng được một cách vẹn toàn” ( bất tranh nhi thiện thắng. [Đạo Đức Kinh, chương 73]
不爭而善勝 không tranh mà vẫn giỏi khuất phục thiên hạ) là khác! Đó là Vô Vi trong
đạo tranh đấu.

Người đời thường bảo “biết người là Trí”, Lão Tử lại bảo “biết mình là sáng”. Người đời thường bảo “thắng người là có sức”, ông bảo “thắng mình là sức mạnh”. Biết người, thắng người là Hữu Vi, biết mình và thắng mình đó là Vô Vi.

Người đời tranh nhau để làm cho cái Bản ngã của mình càng thêm lớn mạnh bằng sự thu đoạt tích trữ của cải quyền thế cho mình càng nhiều càng tốt; trái lại Lão Tử khuyên ta “ăn ở giản dị, tự nhiên, ít riêng tư, ít tham dục” (kiến tố bảo phác, thiểu tư quả dục 見素抱朴,少私寡欲), nhất định “không nên tích trữ cho mình” (thánh nhân bất tích 聖人不積) (Ch.81) và “lo riêng cho mình” gì cả.

Và hơn nữa “đừng tự xem mình là sáng”, “đừng tự cho mình là phải”, “đừng tự cho mình là có công”, “đừng tự cho mình là trên hết”… một cách thành thật tự nhiên. Đó đều là những hành động Vô Vi trong phương xử kỷ: tiêu diệt cái “Bản ngã” của mình.

Hữu Vi, trái lại giúp ta càng tăng gia cái Bản ngã của mình.

Tất cả các quan niệm trên đây đều do cái thuyết phản và phục của Lão Tử mà ra cả: “Phản giả Đạo chi động” (反者道之動). Thuyết Vô Vi cũng do đó mà ra. Hữu Vi là “đi ra”, là “đi tới”, còn Vô Vi là “trở về”, là “thối lại”.

Vô Vi, không phải là không làm gì cả, mà đừng làm cái gì đến thái quá, vì “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản 物窮則變, 物極則反”. Cái gì mà thái quá cũng đều nguy hại cả.

(Phàm làm việc gì, làm điều gì, xử lý cái gì… cũng nên có giới hạn, vì “Vật cùng tắc biến”: đẩy sự vật đi đến đường cùng thì thế nào nó cũng biến hóa lại khác trước, có khi còn ngược lại với trước nữa. “Vật cực tắc phản”: đẩy sự việc đi đến cùng cực thì chắc chắn sẽ phản lại ngay. Quy luật là thế thôi. – http://www.hunglandesign.com/blog/?p=487)

Mục đích của bất cứ một hành vi nào là cũng để đi đến một kết quả. Nhưng nếu lại đi vào chỗ thái quá, thì kết quả có khi lại còn nguy hiểm cho ta hơn là không làm gì cả. Cho nên Vô Vi, cũng có nghĩa là bớt đi những gì thái quá: “khứ thậm, khứ xa, khứ thái” (去甚, 去奢, 去泰) (Ch.29).

Theo Lão Tử thì phải để cho con người trở về với cái sống tự nhiên giản dị của họ… Cho nên Vô Vi là đừng dụng tư tâm mà xen vào cái sống tự nhiên của mọi vật, càng ít can thiệp đến việc người được bao nhiêu càng quý bấy nhiêu.

Phi dĩ kỳ vô tư dã, cố năng thành kỳ tư (非以其無私耶? 故能成其私) (Ch.7).

Bất tự kiến…, bất tự thị…, bất tự phạt…, bất tự căng… (不自見… , 不自是…, 不自伐…, 不自矜…) (Ch.22).

(Bất tự hiện, cố minh. Bất tự thị, cố chương. Bất tự phạt cố hữu công. Bất tự căng, cố trường. Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh. [Đạo Đức Kinh, chương 22] 不自見故明 ; 不自是故彰 ; 不自伐故有功 ; 不自矜故長。夫唯不爭故天下莫能與之爭。《道德經 • 第二十二章》 Không phô trương, nên sáng; không tự cho mình đúng, nên hiển dương ở đời; không kể công, nên có công; không kiêu căng, nên [không bị ai hại, nhờ đó mà] trường tồn. Vì không tranh với ai, nên không ai tranh với mình. – http://www.thienlybuutoa.org/Books/tutuongdaogia/ttdg10.htm)

進道若退 (Tiến Đạo nhược thoái: Tiến về phía đạo dường như thối lui) (Ch.41).

Căn cứ vào những nguyên tắc trên đây, Lão Tử bàn qua thuyết “Vô Vi nhi trị” của ông về chính trị.

Đồng với Khổng Tử, Lão Tử cũng nhận rằng cấn phải có một bậc Thánh quân cầm đầu trị nước, thì thiên hạ mới hạnh phúc.

Nhưng khác với Khổng Tử, bao giờ cũng cho rằng cần phải “làm” nhiều cho dân… Lão Tử tin rằng càng ít “làm” chừng nào càng tốt, và không làm gì cả, nếu có thể được, lại càng hay. Là vì theo ông, càng dùng cái trị để mà trị nước thì dễ loạn, càng không dùng đến cái trị để mà trị nước thì nước càng dễ trị. Chương 57 sách Đạo Đức Kinh có câu:

“Dĩ chính trị quốc. Dĩ kỳ dụng binh. Dĩ vô sự thủ thiên hạ… Thiên hạ đa kỵ húy, nhi dân di bần; dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn. Nhơn đa kỹ xảo, kỳ vật tư khởi. Pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu”

(以正治國, 以奇用兵, 以無事取天下. 天下多忌諱而民彌貧. 民多利器, 國家滋昏. 人多伎巧, 奇物滋起, 法令滋彰, 盜賊多有).

Nghĩa là cần phải lấy sự ngay thẳng thực thà mà trị nước. Trái lại nếu trị nước mà làm như dụng binh, dùng trá ngụy mà trị thì nguy, vì “lấy trí mà trị nước, là cái vạ cho nước” (dĩ trí trị quốc, quốc chi tặc 以智治國, 國之賊). Huống chi bậc trị nước mà ban hành nhiều điều cấm kỵ thì dân chúng càng nghèo khổ, bởi thiếu tự do hành động và ngôn ngữ…, dân chúng mà đa mưu xảo kế để trục lợi thì nước nhà phải sa vào hỗn loạn tăm tối. Người dân cần thực thà, ít dục vọng, thì nước mới dễ trị. Bậc trị nước mà quá khắt khe, đem pháp lệnh bủa giăng trên đầu dân để đề phòng chúng, thì chúng dân cũng tìm đủ mánh khóe thủ đoạn để trốn tránh; gây ra mưu mô gian trá càng ngày càng thêm; dân càng khó trị thì bọn đạo tặc càng nhiều. Cổ ngữ có câu: “pháp lập tệ sinh 法立弊生”.

Dùng Vô Vi mà trị thì ít can thiệp đến việc người, không dùng tư tâm mà mà hành động, dùng “bất ngôn chi giáo 不言之教” mà dạy dân, lấy gương mẫu của mình mà sửa dân… thì dân không hay là mình có làm gì, nhưng rồi chúng tự sửa đổi lấy mình mà không cần đến sự bắt buộc hay cấm đoán, ban hành pháp lệnh: “Ngã vô vi nhi dân tự hóa” (我無為而民自化).

Vô Vi, về đạo trị nước, cũng có nghĩa là: “phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi” 非以明民, 將以愚之 (Ch.65), nghĩa là “không làm cho dân khôn lanh, mà làm cho dân trở nên thực thà”. Chữ “ngu” ở đây không phải có nghĩa là ngu si, mà là “thực thà”… tức là cái “ngu” của những bậc thánh trí: “minh đạo nhược muội” 明道若昧 (Ch.41).

Tóm lại, Vô Vi là hành động trở về nguồn cội, từ bỏ tất cả những gì phiền phức đa đoan của văn minh giả tạo… đã làm che lấp chân Tánh, cái Đạo nơi lòng. “Vi đạo nhật tổn, tổn”.

Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn. Tổn chi hựu tổn dĩ chí ư vô vi. Vô vi nhi vô bất vi. [Đạo Đức Kinh, chương 48] 為學日益,為道日損。損之又損,至於無為。無為而無不為。《道德經 • 第四十八章》 Theo đuổi việc học thì ngày một biết thêm; đi theo Đạo thì ngày một bớt đi [nhân dục]. Bớt rồi lại bớt cho đến mức [điềm đạm] vô vi. Vô vi nhưng không có gì là không được làm – http://www.thienlybuutoa.org/Books/tutuongdaogia/ttdg09.htm.

“Sáng về Đạo, dường như tâm tối”, nghĩa là cái cực sáng dường như cái cực tối. Chính Lão Tử cũng đã nhận “ngã ngu nhơn chi tâm dã tai” (lòng ta ngu dốt vật thay) (我愚人之心也哉) (Ch.20).

chi hựu tổn, dĩ chí ư Vô Vi” (Ch.48) 為道日損, 損之又損, 以至於無為.

Theo Đạo thì càng ngày càng bớt… Bớt rồi lại bớt nữa, bớt cho đến Vô Vi.

Vô Vi, không phải là không làm gì cả, mà thực sự: “Vi Vô nhi vô bất vi” nghĩa là không làm mà không có gì là không làm, làm một cách hết sức tự nhiên và kín đáo (thiện hành vô triệt tích), đem cái tự nhiên mà giúp một cách tự nhiên, không tư tâm, không vị kỷ.

Người thi ân không biết là thi ân, người thọ ân cũng không dè là thọ ân. Bậc trị nước mà dùng đến cái đạo Vô Vi, dân không hay là mình bị trị… dĩ nhiên được thiên hạ, mà tự mình cũng không bao giờ bị hại.

29 thg 1, 2014

Chữa rắn cắn bằng thuốc nam

ST

Khi bị rắn cắn, cần nhanh chóng ga rô trên vết cắn 2cm (1 giờ lới ga rô 5p’; không để ga rô quá 3 giờ) và vệ sinh chỗ rắn cắn, dùng dao con đã khử trùng nhẹ nhàng cạo kỹ, cạo đi cạo lại chỗ cắn, khi cạo ấn nhẹ dao, nắm bóp để các răng lòi ra hết, chỗ cắn dỉ máu ra càng tốt nếu máu không ra thì nhẹ nhàng khêu vào chỗ vết răng cắn ấy cho rỉ máu ra, sau đó có thể dùng 1 quả chứng gà đập đầu to (không để chứng vỡ), lấy con dao nhẹ nhàng bỏ vỏ và vỏ mềm ở đó đi, to nhỏ tùy theo vết răng cắn, lỗ thủng phải tròn đều và nhẵn khi úp vào chỗ cắn không đau, không bị chảy mất nước trứng, úp vào chỗ cắn giữ trứng ở đấy khoảng 15 phút hoặc lâu hơn cũng được, bỏ quả chứng ấy đi, rửa sạch chỗ rắn cắn lại nặn bóp cho máu rỉ ra rồi lại úp quả chứng khác như thế, thường úp 3 đến 5 quả là hết độc.
Kết hợp với uống thuốc cơ thể dùng 1 trong 10 bài thuốc nam sau:
Bài 1: lấy khoảng 20 gam rau răm, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp vào chỗ rắn cắn.
Bài 2: Lá lưỡi liềm 1 nắm, rễ cỏ may 1 nắm, giã nát vắt lấy nước uống, sau 30p’ cho uống và đắp như vậy một lần nữa.
Bài 3: Cây kim vàng 30g giã mịn, phèn chua 6g chộn đều lọc nước uống, bã đắp vào vết thương. Cứ 30 phút cho uống thêm một lần. Sau 2 giờ cho uống tiếp 1 lần, thường uống 2 – 3 ngày là ổn.
Bài 4: Cây rau ngổ tươi rửa sạch 1 nắm giã nát vắt nước bôi vết thương, sau lấy bã đắp lên vết thương.
Bài 5: Cây cọng tôm, cây cỏ giác, cây dưa chuột trời, lá ớt cay, là sắn dây, lá cây vòng lồ, cây chân vịt, lá cây bồ cu vẽ. Tất cả giã trắt lấy nước uống, hoặc sắc uống, uống càng nhiều giải độc càng nhanh.
Bài 6: Cây lá phèn đen rửa sạch, giã nhỏ vắt nước cho bệnh nhân uống, bã đắp vào vết rắn cắn băng lại. ngày làm 2 lần.
Bài 7: Cỏ chỉ thiên 2 phần, lá xuyên tiêu 2 phần, lá găng có gai 1 phần rửa sạch, sấy khô, tán bột cho vào lọ dùng dần khi bị rắn cắn dùng 20 – 30g bột hòa với nước sôi nóng cho bệnh nhân uống; trộn bột thuốc với nước nóng làm thành dịch dẻo đắp vào vết rắn cắn băng lại ngày uống đắp 2 -3 lần.
Bài 8: Lá cây lưỡi rắn 100 – 150g, thuốc nào 1 điếu, 2 thứ giã nát thêm một bát nước vào đun sôi để nguội vắt nước uống, bã đắp lên vết cắn, ngày làm 2 – 3 lần.
Bài 9: Lá cây bồ cu vẽ tươi 50g giã nhỏ thêm ít nước vắt lấy nước uống với nước muối hùng hoàng. Bã đắp lên vết cắn.
Bài 10: Cây lưỡi rắn 50g, lá phèn đen 40g, lá găng có gai 30g lá rau rắm 20g, rễ cây cúc áo 20g, sao vàng hạ thổ, cho 3 bát nước sắc còn 1 bát, chia 4 lần uống trong ngày, uống liền 4 đến 5 ngày.


                                     TTƯT BSCK II Nguyễn Hồng Siêm

Bài thuốc chữa rắn cắn hiệu quả cực nhanh chỉ từ cây dại dễ kiếm

Dù không một tấm biển quảng cáo nhưng khi đến xã Thọ Lâm (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), hỏi ông Tuấn chuyên chữa rắn cắn bằng lá cây cỏ dại thì ai cũng biết.

Với phương pháp giã lá cây thuốc bí truyền vắt lấy nước uống 1 lần sau 10 phút là có thể vô hiệu hoá tác hại của nọc rắn, ông Tuấn được biết đến là người “khắc tinh” của các loại rắn độc.
Bài thuốc quý từ cây, cỏ dại
Dịp tình cờ trở lại huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) công tác, chúng tôi được nghe người dân rỉ tai râm ran những câu chuyện về tài chữa rắn độc cắn thần kỳ của ông An Văn Tuấn (74 tuổi). Ở xứ Thanh, người ta thậm chí chẳng ngần ngại gọi lão nông đã qua tuổi gần đất, xa trời này bằng biệt danh “vua” trị rắn độc nhờ sở hữu bài thuốc Nam đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.
Để hiểu rõ thực hư, chúng tôi cất công lặn lội về tận thôn Tân Phúc, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân để tìm vị “vua” rắn độc này.
Phải mất nhiều lần hỏi thăm đường, PV mới tìm đến được làng nơi ông sinh sống. Ông Tuấn nay đã bước sang cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng trông dáng vóc vẫn còn quắc thước, nhanh nhẹn lắm. Đang lúi húi bên vườn cây thuốc trước nhà, thấy có khách tới, ông Tuấn bỏ dở công việc cuốc đất, hồ hởi pha trà mời chúng tôi.
Vừa nhấp chén trà đặc, thơm nóng, ông bắt đầu kể cho PV những câu chuyện về cái nghề của mình: “Bài thuốc cứu giúp những người bị rắn độc cắn thoát khỏi tử thần là do một người dân tộc Mường ở Tây Bắc truyền lại cho tôi trong một lần ghé thăm nhà”.
Bài thuốc chữa rắn cắn hiệu quả cực nhanh chỉ từ cây dại dễ kiếm.
Ông An Văn Tuấn – khắc tinh của các loài rắn độc.
Ông Tuấn kể lại, lúc bấy giờ vào năm 1974, ông đang là bộ đội trên vùng Tây Bắc. Có lần đồng đội tôi bị rắn xanh cắn dẫn đến tử vong vì không có thuốc thang và được cứu kịp thời. Xuất phát từ nguyên nhân đó, ông Tuấn đã quyết tâm tìm hiểu các loại cây cỏ dại trong rừng để hy vọng có thể tìm ra một loại thuốc chữa cho những người bị rắn cắn.
Cơ duyên cũng đã đến với ông trong một lần đơn vị được lệnh di chuyển lên phía bắc vùng Tây Bắc. Tối hôm đó, giữa lúc đang trò chuyện tại một nhà người dân trong bản, ông được một người thầy trong bản tên Krong đồng ý dạy cách chữa trị độc rắn bằng lá cây cỏ trong rừng.
Ngay sáng hôm sau, ông Tuấn theo thầy vào rừng nhìn mặt cây thuốc. Sau lần đó, ông ghi chép tất cả những gì được thầy dạy và những cây thuốc vào sách vở để khỏi quên. “Khi mới bắt đầu đi tìm cây thuốc, tôi cũng thấy khó khăn lắm. Giữa rừng đủ các loại cây, việc phân biệt cây thuốc với những cây khác rất khó khăn. Nếu lấy nhầm, thì thuốc sẽ không có tác dụng mà ngược lại nó còn gây hại cho người uống”, ông Tuấn tâm sự.
Sau này, ông tiếp tục đi khắp nơi để tìm hiểu các loại rắn độc cũng như các loại cây thuốc quý để từ đó có những bài thuốc chữa trị tốt nhất. Không ngại ngần chia sẻ những kinh nghiệm cũng như các bài thuốc chữa bệnh, “vua” khắc tinh rắn độc cho biết: “Bài thuốc chữa rắn cắn rất đơn giản, chỉ là những lá cây cỏ dại trong đời sống hàng ngày mà chúng ta cũng có thể bắt gặp như: Lá cây nghể rong, cây phèn đen, lá cây kim hoàng, lá bồ ngót…”. Ông đem trộn lẫn lộn các vị với nhau rồi giã ra lấy nước để uống. Những cây thuốc này nhìn bề ngoài không khác gì những cây thường, nhưng lại có công hiệu đặc biệt với mọi loại rắn độc.
Tùy vào trường hợp bị rắn gì cắn, thời gian bị cắn, ông Tuấn chế những liều lượng khác nhau cho bệnh nhân uống. Uống thuốc xong, ông luôn dặn dò rất cẩn thận về các trạng thái mà người bị rắn cắn có thể sẽ gặp như tức ngực, khó thở hay nôn mửa. Thông thường đối với bài thuốc trị rắn độc cắn, ông chỉ cho uống duy nhất 1 lần và sau 10 phút là bệnh nhân khỏi hoàn toàn.
Tác dụng cực nhanh
Nói chuyện về hành trình gần 30 năm chữa bệnh cứu người, ông Tuấn cho biết: “Khi người bệnh đến, tôi chỉ cần nhìn vào vết cắn là có thể đã xác định được đó là loại rắn nào. Như rắn khô mộc sau khi cắn thường có tấm đỏ xuất hiện nơi chân lông. Rắn hổ mang cắn thì toàn bộ cơ thể nóng ran lên, hoại tử, vết thương phù nề. Rắn lục cắn chỗ nào bị thâm chỗ đó và làm cho máu đông lại nhanh chóng và rất nguy hiểm, còn rắn cạp nia cắn thì không gây đau đớn nên nhiều người tử vong vì chủ quan.
Phương thuốc chữa bệnh của ông Tuấn là tổng hợp của các loại lá. Nhiều cây thuốc ông trồng được trong vườn những cũng nhiêu vị phải đi lấy trên đồi núi. Mỗi một loại cây thì lấy khoảng 4 đến 5 lá, giã nhỏ rồi lấy nước cho bệnh nhân uống ngay. Nếu người nào không há được miệng thì phải cạy miệng ra hoặc dùng ống đổ thuốc vào kịp thời.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo sau khi uống thuốc xong, bệnh nhân phải cấm kỵ việc ăn trứng gà vì nếu sau khi uống thuốc rồi mà ăn trứng thì nọc độc theo đó lại xâm nhập trở lại vào hồng cầu và nó lại phát tác các triệu chứng gây nguy hiểm tới tính mạng. Nói về cuộc đời chữa độc rắn cắn, ông Tuấn cho biết: “Gần 30 năm nay, tôi đã chữa khỏi cho hàng ngàn người bị rắn độc cắn. Những người tìm đến chưa bao giờ tôi phải bó tay. Có trường hợp khi đến trong tình trạng tê liệt toàn thân những sau đó đã lành lặn hoàn toàn”.
Trong mấy chục năm chữa bệnh cứu người, ông vẫn còn nhớ như in họ tên, tuổi, triệu chứng của những ca nặng. Gần đây nhất vào năm 2012, anh Đoàn Văn Quang, trú tại thôn Đăng Lâu, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị rắn khô mộc cắn trong lúc đang chặt củi trên đồi. Do cũng biết một số loại thuốc lá nên anh Quang đã tự mình hái thuốc chữa. Ban đầu thấy dấu hiệu bệnh có vẻ thuyên giảm nên chủ quan dừng uống thuốc.
Sau một thời gian thấy chỗ vết rắn cắn ngày càng thâm đen, phù nề, có dấu hiệu hoại tử. Đang trong lúc tình trạng nguy kịch thì anh được mọi người mách tìm đến ông Tuấn. Khi đến nơi, khắp người anh Quang đã bị nổi mẩn đỏ, cơ thể không còn sức cử động. Tuy nhiên, chỉ sau một chén thuốc của ông Tuấn, anh Quang đã cử động được, các nốt đỏ trên người dần biến mất.
Trường hợp khác là anh Bùi Văn Thành ở Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa lên đồi chặt cây để chuẩn bị trồng keo, bạch đàn bị một con rắn lục xanh cắn vào cổ chân. Hai tiếng sau, toàn thân bị phù nề, khó thở và có biểu hiện co giật mạnh. Hoảng hốt gia đình đưa anh lên đến nhà ông Tuấn. Sau khi được uống thuốc, anh Thành đã thoát chết trong gang tấc.
Không chỉ có tiếng tại vùng mà người dân nơi khác cũng đã tìm đến ông cầu cứu mạng sống. Đó là trường hợp chị Nguyễn Thị Vân, ở Nga Sơn, Thanh Hóa lặn lội đến ông vì bị rắn cạp nia cắn, làm cho toàn cánh tay thâm tím, phù nề. Vì đường xa nên khi đến nơi thì chị Vân đang trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc 10 phút, cánh tay dần dần hết thâm, cơ thể linh hoạt trở lại.
Dù có được bài thuốc bí truyền nhưng ông Tuấn lại không sử dụng bài thuốc này để làm kế mưu sinh, mà hàng ngày vợ chồng ông vẫn cày cấy, làm nông nghiệp để nuôi con cái. Khi nào có người bị rắn cắn, cần đến thuốc giải là ông sẵn sàng giúp đỡ.
Chuyện ông Tuấn chữa độc rắn đã được chứng minh.
Nói về bài thuốc khắc tinh của các loài rắn độc, ông Hoàng Văn Hải, Trưởng thôn Tân Phúc, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân - Thanh Hóa) cho biết: “Việc ông Tuấn dùng lá cây để chữa khỏi rắn độc cắn cho người dân đã được biết đến từ lâu. Chúng tôi không biết ông dùng những thứ lá gì để chữa bệnh. Nhưng thực tế, ông đã chữa khỏi cho rất nhiều người trong và cả ngoài huyện. Nên bà con hàng xóm rất quý mến và gọi ông với cái tên thân mật là khắc tinh của loài rắn độc”.

22 thg 1, 2014

Cơn đau Tim và NƯỚC !

Một bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người:

Cơn đau Tim và NƯỚC !

Khi bạn đứng, cơ thể giữ nước ở phần dưới của cơ thể, khiến chân bạn sưng lên. Khi bạn nằm xuống, cơ thể hạ xuống thấp hơn, do đó, thận thải nước dễ dàng hơn, độc tố cũng dễ dàng loại bỏ hơn.

RẤT QUAN TRỌNG, xin hãy ghi nhớ:


- 2 ly nước sau khi thức dậy - giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng
- 1 ly nước 30 phút trước bữa ăn - giúp tiêu hóa
- 1 ly nước trước khi tắm - giúp giảm huyết áp
- 1 ly nước trước khi đi ngủ - tránh đột quỵ hoặc đau tim.

Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy trước khi đi ngủ, uống một cốc nước có thể giúp phòng ngừa chứng tai biến mạch máu não.


Trong thực tế, những trường hợp tai biến mạch máu não thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu trở nên đặc hơn, và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.

Trong một ngày, máu có lúc đặc lúc loãng, đồng thời có một quy luật nhất định. Buổi sáng, từ 4 giờ đến 8 giờ, là lúc máu đông đặc nhất, sau đó dần dần loãng ra, đến khoảng 12 giờ đêm là thời điểm loãng nhất, rồi dần dần đặc lại, và đến buổi sáng hôm sau lại lên đến đỉnh cao.

Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra.

Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.

LÀM SAO ĐỂ SỐNG QUA CƠN ĐAU TIM KHI BẠN Ở 1 MÌNH

Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập loạn nhịp, yếu. Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải.

Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ còn 10 giây nữa họ sẽ ngất.

Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho rất mạnh, rất dài và rất sâu (như khạc đờm từ sâu trong ngực). Đồng thời, trước và xen kẽ mỗi cơn ho người bệnh hít 1 hơi thật sâu.

Người bệnh cần lặp lại hít thở sâu và cơn ho như trên mỗi 2s,
chỉ dừng lại cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường và người có thể giúp đỡ đến.

Hít thở sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường và mỗi cơn ho dài, mạnh, sâu giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông.

1 bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này
mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.

Xin vui lòng chia sẻ!

Nguồn Dr Azhar Sheikh
(copy từ nhà của BS Tuan Nguyen)

8 thg 1, 2014

Tiềm năng của con người - Chương 22

CHƯƠNG 22
TIỀM NĂNG CỦA CON NGƯỜI


Như trên, chúng ta đã thấy rằng luật nhân quả mang tính liên tục và luôn có sự tương tác, kết hợp giữa nhiều yếu tố phức tạp với nhau. Nói về tính chất liên tục của luật nhân quả thì mỗi một sự việc ta đã làm trong quá khứ đều tạo ra một nghiệp nhân nhất định và liên tục tiến đến gần hơn thời điểm kết quả của nó. Đồng thời, mỗi một hành vi ta đang làm trong hiện tại lại tiếp tục tạo ra nghiệp nhân để hình thành những kết quả trong tương lai. Và như vậy, dòng nhân quả cứ trôi chảy tương tục không có bất cứ một thời điểm nào gián đoạn. Mỗi một thời điểm bất kỳ trong đời sống của chúng ta đều là thời điểm gieo nhân và gặt quả. Hay nói cách khác, khi ta vẫn còn trong vòng sinh tử luân hồi thì mọi tư tưởng, hành vi của ta đều không thể ra ngoài sự chi phối liên tục của luật nhân quả.

Chính điều này đã dẫn đến việc có nhiều khuynh hướng trái ngược nhau có thể đồng thời xuất hiện và tạo nên một sự xung đột bên trong tâm hồn của một người.

Trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, những khuynh hướng về năng khiếu hay tánh tình của một người có thể truy nguyên từ những kinh nghiệm trong kiếp trước. Chẳng hạn như một người kia có những khuynh hướng về âm nhạc đã được tích lũy trong một kiếp trước, nhưng đồng thời cũng có khuynh hướng về ngành sư phạm từ một kiếp trước nữa. Thế là người này có cả hai khuynh hướng về hai ngành khác nhau là âm nhạc và giáo dục.

Những khuynh hướng khác biệt này gây ra một sự xung đột trong tâm hồn, khi người này buộc phải chọn lấy một nghề duy nhất. Ông sẽ làm nhạc sĩ hay giáo sư? Trong nhiều năm, ông bị giày vò bởi một sự lưỡng lự phân vân, không biết chọn lấy nghề nào. Sau cùng sự xung đột ngấm ngầm này phải được giải quyết bằng cách dung hòa cả hai khuynh hướng, hoặc phải từ bỏ một nghề và chỉ chọn lấy một nghề. Sự chọn lựa này đôi khi có thể là tùy theo ý muốn của đương sự, nhưng đôi khi cũng phải phụ thuộc vào hoàn cảnh hay các điều kiện cụ thể, chẳng hạn như nhu cầu tài chánh.

Còn có một sự xung đột khó khăn hơn nữa là khi đương sự chưa trừ bỏ được một tật xấu cũ. Chẳng hạn, một người có thói khinh ngạo từ kiếp trước, và trong kiếp sống đó đã từng lạm dụng quyền thế một cách độc tài đối với người khác. Trong một kiếp sau đó, người này phải đầu thai làm một đứa trẻ tàn tật sống trong một túp lều nghèo nàn. Thói khinh ngạo của ông đã phải nhận lãnh quả báo, và ông đã bắt đầu có thái độ khoan dung, ôn hòa hơn đối với mọi người. Nhưng thói khinh ngạo trong quá khứ vẫn chưa trừ bỏ hoàn toàn và hãy còn biểu lộ một phần nào. Bởi đó trong kiếp này, ông có hai khuynh hướng trái ngược nhau trong tâm tính. Khi thì ông có thái độ khinh ngạo, khi thì có lòng khoan dung.

Chính đương sự cũng biết rõ điều này, và mỗi khi ông nghĩ đến tình thương nhân loại thì ông cố gắng diệt trừ thói khinh ngạo còn tiềm ẩn trong lòng.

Nhưng phần nhiều, người ta không ý thức được vấn đề này. Các tập hồ sơ Cayce có chứa đựng rất nhiều trường hợp như trên, mà dưới đây là một trường hợp rõ rệt nhất.

Một người kia có hai khuynh hướng trái ngược nhau, khi thì khép chặt, cách biệt, lạnh lùng; khi thì lại rất hồn nhiên, cởi mở. Theo một cuộc soi kiếp cho người này thì điều đó có nguyên nhân từ hai loại kinh nghiệm khác hẳn nhau trong quá khứ. Trong một kiếp trước, ông là một tu sĩ thuộc một dòng tu kín của Anh quốc, và chính kiếp sống này đã tạo cho ông một tâm hồn khép chặt và cách biệt. Trong một kiếp trước nữa, ông là người tình nguyện tùng chinh trong cuộc Thánh chiến thời Trung Cổ; và kiếp đó đã giúp ông có tâm hồn cởi mở, yêu đời.

Sự trái ngược đó thường làm cho mọi người xa lánh ông, vì họ thấy khó hiểu được vì sao một người lại có tính khí thất thường như thế; mới hôm qua vừa vui vẻ hồn nhiên, nay đã tỏ ra thật lạnh lùng cách biệt!

Ông Aldous Huxley có thuật chuyện một tu sĩ người Ý hồi thế kỷ 17 tên là Pierre Claver, đã hy sinh tận tụy suốt đời để phụng sự những nô lệ da đen bị mua về từ châu Phi, thường bị dân bản địa ngược đãi và đối xử tàn nhẫn. Vị tu sĩ này thường khuyên những người da đen hãy nhẫn nhịn và cố gắng làm nhiều việc tốt để có một tương lai tốt đẹp hơn. Ông Huxley nói:

- Lời khuyên đó có vẻ như không đúng chỗ, nhưng biết đâu vị tu sĩ ấy có lý, vì cho dù ở vào hoàn cảnh nào con người cũng luôn cần phải biết chuộc lại những lỗi lầm trong quá khứ và hướng đến xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Những sự ngược đãi, hung ác, bất công của người khác đối với ta tuy là quả báo xấu của những hành vi bất thiện trong quá khứ, nhưng cũng có thể được xem như những cơ hội nhắc nhở chúng ta phải biết tránh xa những hành vi xấu ác và cố gắng nhiều hơn trong việc thực hiện các điều thiện.

Ông Huxley còn nêu ra một vấn đề rất quan trọng là đừng bao giờ nuôi cái ảo tưởng rằng ta là người hoàn toàn trong sạch và vô tội. Đa số chúng ta khi lâm vào những nghịch cảnh hay phải chịu đựng những nỗi đau khổ bất công thường nghĩ rằng mình là oan ức, vô tội và phải chịu thiệt thòi, chứ không nghĩ rằng đó là do ta đã từng gây ra những nỗi bất công và đau khổ cho kẻ khác. Chúng ta luôn tưởng rằng mình tốt lành và vô tội. Có lẽ là do thói kiêu căng vốn có từ nhiều kiếp trong mỗi con người.

Nhưng còn một lý do khác nữa, đó là sự lãng quên, một định luật tự nhiên đã khiến ta quên đi mọi sai lầm và tội lỗi trong quá khứ. Một người đàn bà nọ phàn nàn:

- Tôi luôn đối xử tốt lành với tất cả mọi người; nhưng người khác đối xử với tôi quá tệ bạc. Con người thật là bạc bẽo và vô ơn!

Ông Cayce đã trả lời bà ấy rằng:

- Phải, bà đã hết sức tốt lành và lương thiện, nhưng đó là những biểu hiện trong kiếp này, bởi vì bà nhận thấy rằng về phần thể chất bà không tốt đẹp; và bà chỉ có thể thâu phục được lòng người bằng những hành động tốt lành và vị tha. Nhưng đó chỉ là một đức tánh mà bà mới có đây thôi. Trong một kiếp trước, bà là người có một sắc đẹp duyên dáng, sắc xảo, mặn mà nhưng tâm địa rất độc ác! Cho nên, ngày nay bà chỉ gặt hái đúng những gì bà đã gieo trồng trong kiếp trước. Việc bà bị đối xử độc ác và bất công không phải là vô cớ, mà chính là quả báo của những hành vi độc ác mà bà đã gây ra đối với kẻ khác. Bà đã trồng hoa thơm quả ngọt suốt đời, nhưng bà chỉ hái lấy gai nhọn và trái đắng là những thứ mà bà đã gieo trồng trong kiếp trước. Mùa gặt sau sẽ đem lại cho bà những hoa thơm trái ngọt mà bà đã gieo trồng trong kiếp này. Trong khi chờ đợi, bà hãy vui lòng nhận lãnh những quả đắng và gai nhọn, nhưng đừng nên thối chí và hãy tiếp tục làm điều thiện một cách can đảm và đầy tin tưởng...

Những sự khổ đau và nghịch cảnh trong đời đều có thể xem như những cơ hội thử thách và rèn luyện tánh tình, cho dù đó là những tai ách bên ngoài như chiến tranh, dịch lệ, động đất, bão lụt... hoặc là những mối xung đột ngấm ngầm trong tâm hồn.

Chỉ khi nào khoa tâm lý học nhìn nhận rằng tất cả mọi sự đau khổ đắng cay, tai ương và nghịch cảnh của người đời đều có một ý nghĩa nhất định trong việc giúp con người tiến bộ nhiều hơn trên con đường hướng thượng thì ngành học thuật này mới có thể được xem là đã tiến được một bước tiến lớn.

Bí quyết đào tạo khả năng - Chương 21

CHƯƠNG 21
BÍ QUYẾT ĐÀO TẠO KHẢ NĂNG


Những tiết lộ của ông Cayce về khả năng của con người và sự phát triển khả năng một cách liên tục từ kiếp này sang kiếp khác có ảnh hưởng rất sâu xa về phương diện thực tế. Trước hết, điều này cho ta thấy được những triển vọng vô hạn về sự nỗ lực vươn lên của con người và vai trò chủ động của mỗi cá nhân trong sự hoàn thiện chính mình.

Theo cách nhận thức này thì điều tất nhiên là năng lực và đức tánh của mỗi người đều hoàn toàn tùy thuộc vào những cố gắng mà người ấy đã thực hiện trong quá khứ và đã tích lũy trong kho tàng tâm thức. Nhưng điều này cũng đúng với những khả năng của mỗi người trong tương lai. Vì cũng như những khả năng của chúng ta bây giờ là do sự cố gắng tích lũy từ quá khứ, thì những khả năng mà ta sẽ có trong tương lai cũng phải là do những cố gắng trau giồi, tu dưỡng của ta trong hiện tại.

Vì thế, những công sức, thời gian và sự khó nhọc mà chúng ta đang bỏ ra hôm nay sẽ không bao giờ mất đi, mà chắc chắn sẽ mang lại kết quả tương xứng cho ta trong những kiếp tương lai.

Trên thế gian này luôn có hàng trăm nghìn người dành suốt cuộc đời để âm thầm cố gắng theo đuổi một chí hướng nào đó, mặc dầu biết chắc rằng không thực hiện được. Xét theo lối thường tình thì đó thật là một việc đáng buồn và vô ích. Nhưng sự cố gắng của họ thật ra không phải là hoài công vô ích nếu ta nhìn vấn đề từ góc độ của thuyết nhân quả luân hồi.

Một ông lão cố gắng vun trồng những khóm hoa trong vườn nhà, có lẽ không mong ước chiếm giải quán quân về một cuộc thi trồng hoa đẹp; hoặc sẽ được khen tặng và biểu dương trên những tạp chí nông nghiệp. Tuy nhiên trong lúc hiện tại, ông ta đang xây đắp mầm mống cho sự hiểu biết về ngành thực vật học, để rồi trong một kiếp tương lai, nó sẽ đâm chồi nẩy lộc thành những kiến thức sâu rộng về ngành này và giúp ông ta trở thành một nhà trồng trọt trứ danh hay một nhà thực vật học uyên bác.

Những cố gắng thô thiển và vụng về của một người đàn bà đứng tuổi đang tập vẽ tranh, không chỉ là đề tài chế giễu của bạn bè thân quyến trong gia đình như người ta nhìn thấy, mà chính là những bước đầu tiên trên con đường hướng đến một trình độ nghệ thuật cao hơn và chắc chắn sẽ giúp cô trở thành một họa sĩ tài danh vào một kiếp nào đó trong tương lai.

Ông giáo sư âm nhạc trải qua nhiều năm tận tụy với nghề dạy đàn dương cầm, vẫn cố gắng hành nghề một cách âm thầm, không tên tuổi. Với thời gian trôi qua, năm tàn tháng lụn, ông không còn nuôi hy vọng trở thành một nhạc sĩ tài danh nữa, nhưng có lẽ ông ta sẽ tự an ủi nếu biết rằng mình đang dấn bước trên con đường sự nghiệp vẻ vang trong những kiếp tương lai.

Nói tóm lại, theo thuyết luân hồi nhân quả thì không có một sự cố gắng nào là mất đi. Nếu luật nhân quả luôn tác động một cách khách quan và chính xác để hình thành những quả báo tương xứng cho những hành vi bất chính, thì nó cũng mang lại phần thưởng xứng đáng cho những ai biết nỗ lực xây dựng.

Nếu chúng ta thật sự tin tưởng nơi điều rất quan trọng này thì chúng ta sẽ không bao giờ bị thất vọng trên đường đời. Mỗi giờ phút trôi qua, chúng ta đều đang tạo dựng tương lai của chính mình. Cái tương lai đó được tốt đẹp hay không là tùy nơi những cố gắng tốt lành của ta trong hiện tại, và nếu chúng ta lãng phí thời giờ vô ích để tìm những thú vui vật chất phù du giả tạm của cuộc đời trần thế thì chắc chắn ta sẽ không thể mong đợi có một tương lai huy hoàn xán lạn.

Hiểu như thế, người ta sẽ không còn cho rằng giai đoạn cuối cùng của đời người là một giai đoạn bất lực và vô dụng, chỉ có thể nghỉ ngơi, an phận và không làm được gì cả. “Tuổi già” hiểu như thế là một sự bi quan và tiêu cực.

Theo các cuộc soi kiếp của ông Cayce, ở xứ cổ Ai Cập cách đây độ mười ngàn năm, đời sống trung bình của con người là trên một trăm tuổi. Sự ăn uống tiết độ, đúng phép vệ sinh, và bí quyết giữ cho tư tưởng được lành mạnh trong sạch giúp cho con người sống rất lâu, và thậm chí khi tuổi già họ cũng không đến nỗi run rẩy lụm cụm.

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh điều này. Khoa Tâm bệnh học (Psychosomatique) cũng khám phá rằng sự già nua một phần lớn do bởi một bệnh trạng tâm lý của đương sự, theo đó người ta tự nghĩ rằng mình đã là một người vô ích, vô dụng cho xã hội, và đã đến lúc cần phải được thay thế bởi những người trẻ. Sở dĩ họ có thái độ đó là bởi vì họ quan niệm theo “chiều ngang” về cuộc đời, tức là một thói quen hay so sánh mình với những kẻ khác trên cùng bình diện thời gian và không gian.

Nhưng theo thuyết luân hồi nhân quả thì quan niệm đúng thật về cuộc đời phải là một quan niệm theo “chiều dọc”. Tự so sánh mình với những người trẻ tuổi hơn không những là một điều vô lý, mà còn là vô ích vì chúng ta chỉ hoạt động để tự vươn mình và hoàn thiện chính mình, sự tiến bộ của chúng ta không phải là sự tương đối so với kẻ khác, mà là sự so sánh với chính bản thân mình qua từng thời điểm.

Hiểu như thế, ta sẽ không còn thắc mắc ganh tị với những người ở vào một hoàn cảnh tốt lành và thuận tiện hơn hoàn cảnh của ta trong hiện tại. Sự ganh tỵ chỉ là một ảo tưởng vật chất. Trên phương diện tâm linh, ta không ganh tỵ với ai cả. Mỗi người đều tự chịu trách nhiệm về những gì mình làm và không liên quan gì đến sự tốt đẹp hay xấu xa của người khác.

Dầu sao, nói một cách tích cực thì người già không bao giờ nên tự xem mình như một phế nhân bên lề xã hội. Trái lại, chính trong sự lắng đọng và tĩnh lặng của độ tuổi xế chiều mà ta càng nên dành tất cả thời gian còn lại để trau dồi và tu dưỡng tâm tính, như sự chuẩn bị tích cực nhất trước khi bước sang một đời sống khác, và nỗ lực học hỏi những điều cao cả trong đời sống mà trước kia vì bận rộn công việc hoặc vì bổn phận gia đình mà ta đã không có thời gian để theo đuổi một cách tận tâm và trọn vẹn.

Nếu một người già có thể ý thức và thực hiện được như vậy, người ấy sẽ xây đắp nền tảng cho sự tiến bộ tâm linh của mình trong kiếp sau, thay vì chỉ sống những tháng ngày tẻ nhạt và vô vị cuối cùng trước khi chấm dứt đời sống. Chỉ xét riêng về điểm này không thôi, rõ ràng quan điểm luân hồi nhân quả đã có thể mang lại cho ta một sức sống mới và một niềm vui sống vô biên trong lúc tuổi già mà những ai có cái nhìn giới hạn đời sống trong một kiếp này thôi sẽ không có được.

Những cuộc soi kiếp của ông Cayce thường nói rằng, chúng ta nên sống một cách tích cực và nỗ lực xây dựng cho đến giây phút cuối cùng của đời ta. Dưới đây là một vài đoạn rất có ý nghĩa đã được ghi lại:

- Anh hãy sống điều độ trong tất cả mọi việc, không nên làm bất cứ điều gì thái quá. Được như vậy, anh sẽ sống đến trăm tuổi một cách dễ dàng. Nhưng điều quan trọng hơn là anh sẽ phải sống cách nào để xứng đáng với tuổi thọ đó. Anh làm được những gì cho người khác? Nếu anh không làm được gì để giúp đỡ người khác, thì sự sống của anh chẳng có ý nghĩa gì khác hơn là chỉ làm chật đất!

Hỏi: Tôi phải làm sao để tự chuẩn bị cho lúc tuổi già?

Đáp: Cô hãy tự chuẩn bị ngay từ lúc này, rồi tuổi già sẽ giúp cho cô khôn ngoan già dặn hơn nữa. Hãy tỏ ra dịu dàng, khả ái và biết thương yêu mọi người. Như thế, tâm hồn cô sẽ được trẻ trung mãi mãi...

Hỏi: Tôi phải làm gì để không cảm thấy cô đơn khi tuổi già sắp đến?

Đáp: Anh hãy bắt tay ngay vào một việc gì đó để giúp đỡ người khác. Hãy làm cho người khác được vui vẻ hạnh phúc, và hãy tự quên mình để giúp đỡ mọi người quanh ta. Mối liên hệ được tạo ra giữa cá nhân và cộng đồng sẽ giúp anh không còn sợ sệt lo âu về những gì có thể xảy đến cho mình và sẽ không cảm thấy buồn chán, cô đơn.

Hỏi: Tôi phải làm gì để được yên ổn trong lòng và tìm thấy sự an tịnh?

Đáp: Anh hãy tận tình giúp đỡ người khác. Hãy quyết định mỗi ngày phải làm một điều thiện nào đó, cho dù rất nhỏ, hoặc nâng đỡ cho những ai cần đến mình, cho dù đó là người chưa quen biết. Chẳng hạn, anh có thể viếng thăm một người bệnh và trò chuyện an ủi họ. Sự quan tâm thực sự đến người khác sẽ giúp anh thấy trong lòng yên ổn, không có gì cần phải thắc mắc, nghĩ ngợi, lo âu.

Như vậy đời sống của chúng ta mới trở nên thực sự có ý nghĩa và bất cứ lúc nào ta cũng biết chắc rằng mình đang tích lũy được một điều gì đó tốt đẹp hơn cho những kiếp sống tương lai. Hiểu được chân lý đó, người ta sẽ không còn có sự ganh tị đối với kẻ khác, vì sự ganh tị là một điều vô ích, không mang đến cho ta bất cứ kết quả tốt đẹp nào.

Triết gia Emerson nói: “Sẽ có lúc người ta nhận định rằng thói ganh tị là do sự ngu dốt mà ra.”

Điều ấy rất đúng, nhưng nó chỉ được hiểu rõ nhất khi ta hiểu và tin vào luật nhân quả. Những kẻ ganh tị là những người không biết rằng bất cứ điều gì người khác làm được ta cũng có thể làm được; tất cả những gì người khác có được, như sắc đẹp, tài năng, danh vọng, giàu sang, đức hạnh, v.v... ta cũng có thể có được, chỉ cần ta thực sự cố gắng làm những việc tốt lành để gieo nhân mà thôi. Kết quả tốt đẹp chắc chắn sẽ tự nó tìm đến.

Một thái độ xử thế thích nghi về điểm này đã được diễn tả trong cuộc đời của nhạc sĩ trứ danh Paganini. Người ta thuật lại rằng nhạc sĩ này có lần bị hai năm tù vì mắc nợ không trả được. Trong khi bị giam, hằng ngày ông vẫn chơi một cây đàn vĩ cầm cũ, chỉ có ba dây. Sau khi được ra tù, ông trình diễn đàn vĩ cầm trước công chúng với một ngón đàn tuyệt diệu hơn trước, làm cho cử tọa phải ngạc nhiên về tài nghệ xuất chúng của ông.

Ngón đàn đặc biệt của ông là mỗi khi đến những đoạn nhạc khó khăn nhất thì ông bèn cắt đứt sợi dây dưới của cây đàn vĩ cầm và tiếp tục kéo đàn chỉ có ba dây! Ngón đàn tuyệt luân này, ông đã học được trong thời gian hai năm ngồi tù. Việc bị giam cầm là một điều chướng ngại khó khăn và là một nghịch cảnh, nhưng Paganini đã phản ứng một cách tích cực chứ không thối chí hay thất vọng.

Ngày nào con người còn sống giữa thế gian thì chắc chắn vẫn còn có những nghịch cảnh do quả báo đưa đến. Nhưng chúng ta không nên để cho nghịch cảnh đè bẹp hoặc làm cho ta điêu đứng khổ sở; mà trái lại, ngay trong những nghịch cảnh chúng ta cũng vẫn có thể vui sống với một niềm hy vọng và lạc quan.

Khi nghịch cảnh xảy đến không thể tránh khỏi, chúng ta có thể chấp nhận nó một cách kiên nhẫn, can đảm và vui vẻ; và như thế chính là ta đang xây đắp nền tảng cho sự thành công vẻ vang trong tương lai.


Phương châm trong việc chọn nghề - Chương 20

CHƯƠNG 20
PHƯƠNG CHÂM TRONG VIỆC CHỌN NGHỀ


Những câu chuyện về các khuynh hướng nghề nghiệp trong các tập hồ sơ Cayce có thể làm cho người sưu tầm khảo cứu không khỏi nêu ra nhiều câu hỏi. Trước hết, sự khởi đầu nghề nghiệp của một cá nhân là một vấn đề làm cho người ta phải thắc mắc khi cố gắng tìm hiểu cho đến tận những động cơ thúc đẩy ban đầu. Điều đó có nghĩa là, nếu quả thật có các tiền kiếp, thì khi một con người lần đầu tiên đến với một nghề nghiệp nào đó, họ đã chịu sự thúc đẩy của những động lực nào? Tại sao họ lại chọn một ngành hoạt động này mà không phải là một ngành hoạt động khác? Nếu tất cả mọi con người đều có bản chất bình đẳng như nhau thì tại sao có người lại hướng về nông nghiệp, có người lại chọn ngành thương mại, người khác lại hướng về âm nhạc, và người khác nữa lại chọn ngành toán học? Như vậy, phải chăng trong mỗi con người đều có một động lực tế nhị thuộc về cá tính, đã thúc đẩy họ chọn lựa những ngành hoạt động khác nhau? Và nếu quả như thế thì nguyên nhân tối sơ nào đã tạo ra cái cá tính đó, và nó biểu lộ ra bằng cách nào?

Trong những hồ sơ Cayce, không có sự giải đáp rõ ràng những câu hỏi nêu trên, nhưng lại có những tài liệu khá hoàn chỉnh về một điểm khác là nguyên nhân nào làm cho một người phải thay đổi từ một nghề nghiệp này sang một nghề nghiệp khác.

Người ta tìm thấy trong các hồ sơ Cayce có nhiều trường hợp thay nghề đổi nghiệp như vậy, và sự phân tách các tài liệu đó chỉ ra rằng sự thay đổi ấy thường căn cứ trên hai yếu tố căn bản là do lòng ham thích hoặc do luật nhân quả.

Trong nhiều trường hợp đã kể trên, chúng ta thấy rằng lòng ham thích cũng có một sức mạnh đáng kể trong việc gây nhân tạo quả. Một người có thể bắt đầu nảy sinh ý muốn có một khả năng hay một đức tính vào khi họ tiếp xúc với một người khác có cái khả năng hay đức tính đó. Sức mạnh của ý muốn đó thúc đẩy một cá nhân luôn có sự cố gắng trải qua nhiều kiếp để phát triển khả năng hoặc đức tính mà mình mong muốn.

Đôi khi, lòng ham muốn không phải do ảnh hưởng của một người nào, mà vì đương sự cảm thấy bất lực trước một tình trạng nguy cấp mà vì thiếu khả năng cần thiết nên không thể giải cứu người khác hay làm được điều mình muốn làm.

Cho dù với nguyên nhân sinh khởi như thế nào, lòng ham muốn dường như vẫn luôn là một yếu tố quan trọng quyết định khuynh hướng của mỗi con người. Lòng ham muốn đó thường tăng trưởng dần dần và nhắm đến những mục đích ngày càng rõ rệt hơn cho đến khi đủ để bắt đầu phát triển một khía cạnh mới trong những năng khiếu tự nhiên của một cá nhân.

Có lẽ phải trải qua rất nhiều kiếp sống con người mới có thể hoàn toàn thực hiện một sự thay đổi từ một nghề này sang nghề khác do sự thúc đẩy của ý muốn. Nhưng nếu điều này là đúng thì đó là một tín hiệu khuyến khích quí báu cho những ai tự thấy mình quá kém cỏi trong nghề nghiệp hiện tại. Có thể rằng lý do sự kém cỏi của một cá nhân so với tài năng của những người khác là vì cá nhân ấy chỉ mới bắt đầu ngành hoạt động này chưa bao lâu, và chưa đủ thời gian để phát triển tài năng của mình.

Ngoài lòng ham muốn, nghiệp quả cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự thay đổi nghề nghiệp. Chẳng hạn, một quả báo tàn tật về thể xác khi đến lúc chín muồi và xuất hiện có thể làm gián đoạn danh vọng đang lên của một võ sư nổi tiếng, một sự nghiệp mà ông này đã dày công rèn luyện đến mức hoàn thiện trải qua nhiều tiền kiếp. Một quả báo làm gián đoạn một sự nghiệp như thế, tự nhiên là đưa đến sự thay đổi qua một nghề nghiệp khác, và có thể làm khơi dậy một khả năng tiềm tàng khác đã bị chôn vùi và quên lãng từ lâu.

Đó là trường hợp của một thiếu nữ bị bệnh lao xương như đã kể trong chương 5. Sau khi mắc phải chứng bệnh này một thời gian rất lâu, thiếu nữ ấy đã yêu cầu ông Cayce soi kiếp và cho biết xem cô có thể làm nghề gì để trở nên hữu ích cho xã hội. Ông Cayce khuyên cô nên học đàn, và cho biết thêm rằng cô có thiên tư về âm nhạc, vì trong một kiếp trước ở xứ cổ Ai Cập cô đã từng là một nghệ sĩ chuyên về loại đàn dây. Người thiếu nữ nghe theo và nhận thấy rằng mình quả có một năng khiếu đặc biệt về đàn dây, mặc dù trước kia cô chưa học đàn bao giờ. Sau một thời gian ngắn, cô đã có thể biểu diễn trước công chúng, và cho dù tài nghệ của cô chưa đủ để được nổi tiếng nhưng ít nhất cô đã làm được một nghề hữu ích để tìm thấy lẽ sống cùng hạnh phúc trong cuộc đời.

Trong những kiếp trước gần đây, cô đã làm những nghề nghiệp khác. Như vậy, trong trường hợp này, một quả báo xác thân đã xuất hiện thình lình để làm gián đoạn một sự nghiệp, nhưng lại làm sống lại một tài năng khác đã bị quên lãng.

Một vấn đề khác được nêu ra là người ta có thể có kinh nghiệm cùng lúc về nhiều nghề nghiệp khác nhau hay chăng? Thật ra, trong dòng chảy tự nhiên của nhiều kiếp sống, mỗi con người đều phải trải qua rất nhiều kinh nghiệm khác nhau. Vì thế, hầu như không thể có một con người nào có thể được xem như chỉ có kinh nghiệm hoàn toàn về nghệ thuật chẳng hạn, và không biết gì cả về ngành cơ khí, y học, hay xã hội học. Người ta có thể hình dung rằng mỗi con người đều phải trải qua ít nhiều những hiểu biết và kinh nghiệm về tất cả mọi ngành hoạt động khác nhau, chỉ có điều là họ sẽ chọn lấy theo ý muốn sự phát triển vượt trội của một trong các ngành đó qua nhiều kiếp sống của mình.

Trong rất nhiều trường hợp, có một sự liên hệ chặt chẽ giữa vấn đề nghề nghiệp và vấn đề tâm linh. Nói một cách khác, một sự khó khăn về nghề nghiệp có thể có nguyên nhân từ một sự khuyết điểm về tánh tình, cần phải được sửa chữa.

Đó là trường hợp của một người đàn ông độc thân, bốn mươi tám tuổi, làm nhân viên địa ốc, vì tánh tình khó khăn nên càng ngày càng bị lúng túng trong việc hành nghề. Ông đã yêu cầu ông Cayce soi kiếp để biết xem có nên đổi qua nghề khác hay chăng, và nghề nào sẽ thích hợp?

Ông Cayce cho biết rằng trong một kiếp trước ông đã làm nghề dạy học, nhưng ông có một tánh chất hung bạo, cộc cằn và độc đoán. Ông đã mang theo tánh chất cứng rắn và bạo ngược đó trong kiếp này, và nó làm cho ông khó hòa mình trong sự giao tế xã hội.

Ông Cayce khuyên người này không nên đổi nghề mặc dầu ông ta đang bị nhiều nỗi khó khăn trong nghề nghiệp. Trong cuộc soi kiếp, ông Cayce nói:

- Mặc dầu điều đó không phải dễ làm, nhưng nếu cố gắng thì ông sẽ học được những bài học cần thiết.

Có nhiều trường hợp tương tự như thế trong các tập hồ sơ Cayce, làm cho người ta nhớ lại một tư tưởng của Tolstoy. Nhà văn hào này nói rằng những hoàn cảnh trong đời người giống như những giàn giáo dùng để cất nhà. Những giàn giáo này được dựng lên để làm cái sườn chung quanh, nhờ đó mà một ngôi nhà cao tầng được xây dựng ở phía trong. Nhưng cái giàn giáo đó vốn không hề có một giá trị lâu dài. Khi ngôi nhà đã xây xong thì người ta phải dẹp bỏ nó. Có lẽ những sinh hoạt nghề nghiệp của con người cũng cần được hiểu theo cách đó, vì chúng chỉ là những phương tiện và điều kiện cần thiết cho sự tu dưỡng tâm tánh và tiến hóa tâm linh mà thôi.

Những tập hồ sơ Cayce chứa đựng nhiều tài liệu về cuộc đời của một số người có những năng khiếu đã bị quên lãng từ lâu và chôn vùi trong những chỗ thâm sâu kín đáo của tiềm thức. Những cuộc soi kiếp thường nhắc nhở đương sự chú ý đến những khả năng tiềm tàng đó, và trong rất nhiều trường hợp, những khả năng ấy một khi đã được khơi dậy liền có thể phát triển rất mau chóng để trở thành một thiên tư đặc biệt về nghề nghiệp.

Người ta có thể truy nguyên những khả năng đặc biệt này từ những kinh nghiệm mà đương sự đã tích lũy được trong những tiền kiếp. Biết được điều này tức là biết rằng mỗi người trong chúng ta có thể đang chất chứa trong tiềm thức một số vốn kiến thức hay khả năng chưa được dùng đến. Những sự say mê thích thú của ta về một ngành nào đó đều có thể truy nguyên từ những hoạt động của ta trong những kiếp trước về ngành ấy.

Có người chỉ thích thú đặc biệt những sự vật của xứ Tây Ban Nha; hoặc có người chỉ ưa thích những sự vật của Trung Hoa, hay Nhật Bản chẳng hạn; điều đó cho thấy là họ đã từng sống một kiếp trước ở những xứ ấy. Nếu những người ấy biết trau dồi khuynh hướng của họ bằng cách học tiếng Tây Ban Nha, hoặc khảo cứu về lịch sử và văn hóa Trung Hoa hay Nhật Bản... họ có thể làm khơi dậy những ký ức sâu xa trong tiềm thức và những khả năng đã tích lũy được trong kiếp trước ở những xứ ấy. Nhờ đó, họ cũng có thể tiếp xúc với những người mà họ đã từng có dây liên lạc mật thiết trong những kiếp đó.

Sự gặp gỡ với những người mà chúng ta đã có nhân duyên cũ từ kiếp trước có thể hoàn toàn làm thay đổi cuộc đời của chúng ta bằng cách mở cửa cho chúng ta bước vào những địa hạt hoạt động mà ta không hề nghĩ đến.

Việc làm trước tiên trong vấn đề hướng nghiệp là kiểm điểm lại những khả năng của mình và chọn lấy một khả năng nào trội nhất. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đều đồng ý với các nhà chuyên môn về vấn đề hướng nghiệp và thường nêu ra những khả năng trội nhất của đương sự. Nhưng trong những trường hợp khả nghi không quyết đoán, hoặc khi cần đưa ra cho đương sự những cảnh báo đặc biệt nào đó thì ông Cayce thường đưa ra những nguyên tắc đại cương làm tiêu chuẩn cho sự quyết định của họ. Những nguyên tắc đó thường được lặp lại nhiều lần, đến nỗi người ta có thể xem đó như những nguyên tắc căn bản cho việc chọn lựa nghề nghiệp. Dưới đây là một vài nguyên tắc như thế:

Nguyên tắc thứ nhất:

Hãy xác định và nêu cao một lý tưởng.

Điều này có nghĩa là, ta cần phải định rõ mục đích sâu xa của cuộc đời mình và tìm mọi cách nỗ lực thực hiện lý tưởng đó. Sự nêu cao lý tưởng là một điều quan trọng trong vấn đề hướng nghiệp. Những cuộc soi kiếp đều nhấn mạnh rằng ta nên biết rõ về cái lý tưởng mà mình muốn thực hiện. Và lý tưởng đó đối với ta còn cách bao xa?

Ông Cayce cũng nhìn nhận rằng những lý tưởng của một người thường là phức tạp nhưng chúng ta chỉ có thể đi đúng con đường của mình khi nào chúng ta nêu được rõ ràng cái mục đích mà mình muốn đi tới. Sự chọn lựa nghề nghiệp phải căn cứ trên vấn đề xác định và nêu cao lý tưởng trước nhất.

Nguyên tắc thứ hai:

Hãy cố gắng giúp đỡ và phụng sự người khác.

Bằng cách nào ta có thể phụng sự nhân loại một cách hiệu quả nhất? Đó là tiêu chuẩn quan trọng trong việc chọn lựa một nghề nghiệp. Nếu xét thấy một nghề nghiệp nào mà qua đó ta có thể giúp đỡ mọi người quanh ta một cách hiệu quả nhất thì đó chính là nghề nghiệp mà ta nên theo đuổi. Ta đừng bao giờ quên rằng mình là một phần tử của nhân loại. “Giúp đỡ kẻ khác là việc làm cao cả nhất.” Đó là một câu thường được lặp lại nhiều lần trong các cuộc soi kiếp.

Đi kèm với phương châm này, ông Cayce còn nói rằng vấn đề tiền bạc, danh vọng ở đời phải đặt sau lý tưởng phụng sự người khác, và chỉ nên xem đó là những vấn đề phụ thuộc mà thôi.

Một đứa trẻ mười ba tuổi có năng khiếu đặc biệt về nhiều ngành khác nhau và chưa biết nên theo học về ngành nào, đã đặt câu hỏi:

- Tôi phải phát triển khả năng nào để đến lúc trưởng thành tôi có thể kiếm được nhiều tiền bạc nhất?

Câu trả lời của ông Cayce là:

- Em hãy quên đi vấn đề tiền bạc, mà chỉ nên nghĩ đến việc em có thể giúp đỡ người khác bằng cách nào để làm cho cõi đời này trở nên tốt đẹp hơn. Đừng nên lãng phí công lao cố gắng chỉ vì vấn đề tiền bạc. Tiền bạc sẽ tự đến với ta khi ta dùng khả năng của mình để phụng sự tốt cho nhân loại.

Một người khác hỏi:

- Tôi nên theo đuổi ngành hoạt động nào để có thể kiếm được nhiều tiền nhất?

Câu trả lời cho ông vẫn là:

- Anh hãy gác lại vấn đề tiền bạc. Vấn đề tiền bạc phải là kết quả tất nhiên của sự cố gắng giúp đỡ kẻ khác. Sự thịnh vượng về vật chất phải đi sau lý tưởng phụng sự con người.

Một nhà buôn xuất nhập khẩu cũng nhận được lời khuyên sau đây:

- Phương châm của ông phải là: Tôi muốn phụng sự nhân loại, và tiền tài danh vọng sẽ đến với tôi như những kết quả tất nhiên của một cuộc đời tốt lành và phụng sự. Đừng bao giờ xem tiền bạc như những miếng mồi thơm, rồi vì nó mà ta phải hành động trái với lương tâm để chiếm đoạt.

Nguyên tắc thứ ba:

Hãy sử dụng những gì mình đang có trong tay.

Hãy bắt đầu từ vị trí hiện tại của mình. Câu này dường như hơi thừa, vì đó là một lẽ rất hiển nhiên. Tuy vậy, cũng như nhiều sự thật hiển nhiên khác, nó cần được lặp lại và nhấn mạnh, vì người ta vốn có thói quen khinh thường những điều giản dị và gần gũi để luôn hướng đến tìm kiếm những chuyện xa vời, khó khăn.

Có nhiều người muốn phụng sự nhân loại, nhưng lại nêu ra một lý tưởng quá viễn vông, không thiết thực, hoặc không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Trong khi họ chọn cho mình một mục đích cao cả để theo đuổi, thì trong thực tế lại mắc kẹt trong một cuộc đời phức tạp không thể nào thoát ra khỏi. Những trách nhiệm gia đình hay trở lực về tài chánh làm ngăn trở sự thực hiện lý tưởng của họ.

Đối với hạng người này, những cuộc soi kiếp thường khuyên rằng:

- Người ta chỉ có thể sử dụng tốt những gì hiện có trong lúc này. Cuộc hành trình muôn dặm cũng bắt đầu bằng chỉ một bước chân.

Bước chân đầu tiên đó, người ta phải thực hiện ngay từ vị trí hiện tại của mình. Một người đàn bà bốn mươi chín tuổi hỏi ông Cayce:

- Tôi nên làm những công việc gì trong đời? Câu trả lời là:

- Bà hãy giúp đỡ những kẻ yếu đuối và những kẻ vấp ngã; giúp thêm sức mạnh và can đảm cho những kẻ thất bại.

Bà ấy lại hỏi:

- Bằng cách nào tôi có thể làm công việc đó? Ông Cayce đáp:

- Bà hãy bắt đầu ngay từ những cơ hội hiện tại. Hãy sử dụng những gì bà đang có và bắt đầu ngay từ vị trí của bà hiện nay.

Một người đàn bà khác cũng có sự thắc mắc tương tự. Bà ấy đã sáu mươi mốt tuổi, vợ của một vị lãnh sự ở một xứ Bắc Âu. Bà đã từng đi du lịch nhiều nơi ở miền Trung Đông và có nhiều kiến thức sâu rộng. Bà ấy hỏi:

- Tôi phải làm gì để phụng sự nhân loại một cách hữu hiệu nhất?

Câu trả lời cũng giống như trong trường hợp kể trên:

- Bà hãy làm bất cứ việc gì đến với bà hằng ngày. Không phải người làm nên những kỳ công hiển hách, vang dội mới là những kẻ làm được nhiều việc nhất; mà chính những ai biết đón nhận lấy mọi cơ hội phụng sự trong cuộc sống hằng ngày.

Khi những cơ hội hằng ngày luôn được tận dụng triệt để thì những cơ hội tốt lành hơn sẽ có đủ điều kiện để xuất hiện nhiều hơn, và những công việc phụng sự lớn lao sẽ đến ta. Đó là vì khi ta dùng những phương tiện đang có sẵn để phụng sự kẻ khác thì những phương tiện ấy sẽ không bao giờ mất đi, mà tự nó sẽ tiếp tục phát triển một cách dồi dào hơn trước nữa.

Một người khác cũng nhận được lời khuyên tương tự:



- Anh hãy bắt đầu từ vị trí hiện tại của anh. Và khi anh đã làm xong bổn phận, chắc chắn anh sẽ gặp được những cơ hội tốt đẹp và lớn lao hơn nữa!

Lời khuyên đầy tính triết lý này tuy nghe có vẻ rất trừu tượng nhưng lại vô cùng chính xác trong thực tế, và những ai đã tuân theo đều phải thừa nhận nó như một sự thật vô cùng cụ thể. Lời khuyên này không những áp dụng cho những người có ý muốn phụng sự nhân loại, mà cũng được áp dụng như một phương thức hữu hiệu dành cho những ai muốn làm nên sự nghiệp to lớn, vang dội tiếng tăm, cho dù là trên bất cứ lãnh vực hoạt động nào.

Dường như sự lặp lại nhiều lần trong các cuộc soi kiếp về việc “cần phải sử dụng những gì mình đang có và bắt đầu từ vị trí hiện tại” là để chống lại hai khuynh hướng cực đoan thường tình của người đời. Đó là, người ta có thể trở nên hoàn toàn thụ động vì thấy rằng kiến thức của mình quá hẹp hòi nông cạn; hoặc vì có một tầm kiến thức quá bao quát rộng lớn.

Có nhiều người biết rõ mục đích mà họ muốn thực hiện trên các địa hạt nghệ thuật, văn hóa, khoa học hay chính trị. Nhưng vì một sự tính toán sai lầm, họ bỏ dở nửa chừng và không làm gì cả, mục đích của họ dường như không thể thực hiện được. Vì họ không biết rõ về tính liên tục của mọi cố gắng và sinh hoạt trong đời sống con người, nên họ không nhận thức được rằng thời gian không phải là yếu tố giới hạn, vì những gì đã bắt đầu trong kiếp này sẽ đem lại kết quả trong kiếp sau.

Vì lầm tưởng rằng đời sống chỉ giới hạn trong một kiếp sống duy nhất ngắn ngủi nên họ cho rằng mình không thể thực hiện được mục đích vì không đủ thời gian. Họ trở nên hoàn toàn thụ động, tê liệt cả ý chí tiến thủ, và bỏ dở mọi việc. Vì thế, thay vì tích cực thực hiện được phần nào mục tiêu đề ra, họ lại đứng giậm chân tại chỗ không tiến thêm được nữa, và trong những kiếp sau họ lại phải khởi sự từ đầu!

Nhưng nếu người ta biết áp dụng lời khuyên đầy minh triết của ông Cayce là “hãy bắt đầu từ vị trí hiện tại” và “sử dụng những gì hiện có”, thì sự thụ động kia sẽ không còn nữa, và họ sẽ dùng hết nghị lực để hoạt động theo đúng đường lối, với nhiều triển vọng tốt đẹp và tin tưởng nơi sự thành công trong tương lai.

Ngoài ra, có những người nhờ tin vào thuyết luân hồi nhân quả mà hé mở được tầm nhìn vào tương lai, với một viễn ảnh xán lạn huy hoàng, nhưng họ lại không thể hiện được cái đức tin đó ra thành những hành động xử thế hằng ngày.

Nhiều nhà triết học và khoa học mãi đắm chìm trong việc học hỏi khảo cứu các định luật thiên nhiên ảnh hưởng đến sự tiến hóa của nhân loại, nhưng hoàn toàn không biết rằng sự tiến bộ của con người không chỉ được thực hiện bằng sự học hỏi suông. Họ chẳng khác nào người du khách mãi lo nghiên cứu lộ trình trên tấm bản đồ một cách chăm chú và say sưa nhưng lại chưa bao giờ cất bước ra đi!

Những người ấy luôn mải mê chạy theo với những vấn đề trừu tượng siêu hình đến nỗi khi cần phải thực hiện một sự thay đổi tâm tính hay làm một việc hữu ích để giúp đỡ nhân loại thì họ lại thờ ơ chểnh mảng và hoàn toàn bất lực.

Những cuộc soi kiếp của ông Cayce luôn luôn nhắc nhở cho chúng ta biết rằng, dù ta sống trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có thể làm cho hoàn cảnh ấy trở nên thích hợp với những nỗ lực hướng thiện của ta trong hiện tại. Dù cho gặp phải những hoàn cảnh khó khăn trái nghịch, chúng ta cũng nên xem đó như những cơ hội giúp ta rèn luyện và tu dưỡng tâm tính, chứ không nên xem đó như là những chướng ngại.

Khi ta biết vượt qua những hoàn cảnh khó khăn trở ngại thì chúng ta mới xứng đáng bước vào những hoàn cảnh tốt lành và thuận tiện hơn.

Trong một cuộc soi kiếp, ông Cayce có đưa ra lời khuyên như sau:

- Anh hãy nhớ rằng, dù anh sống trong hoàn cảnh nào, điều đó cũng là cần thiết cho sự tiếp xúc hằng ngày với mọi người, và chính nhờ sự cải thiện trong từng ngày, từng giờ, từng phút đó mà anh thực hiện được sự tu dưỡng một cách hiệu quả và vươn đến sự hoàn thiện trong tương lai.

Chính nhờ kiên nhẫn xây lắp từng viên gạch nhỏ mà người ta mới hoàn tất được những ngôi nhà đồ sộ. Khi một người đã phát khởi ý nguyện sẵn sàng phụng sự nhân loại, sự cố gắng không ngừng trong từng giờ từng phút là điều kiện cần thiết cho sự hoàn thành tâm nguyện đó, và từ đó anh ta sẽ gặp được những hoàn cảnh, những cơ hội thuận tiện hơn. Mỗi người chúng ta hãy xây dựng tương lai của chính mình với những gì đang sẵn có trong tay, và phải khởi sự một cách kiên nhẫn ngay từ những việc làm vô cùng nhỏ nhặt. Đó là những viên gạch nhỏ không thể thiếu nếu ta muốn xây dựng một tòa nhà tương lai thật đồ sộ và kiên cố.

Nhân quả đối với nghề nghiệp - Chương 19

CHƯƠNG 19
NHÂN QUẢ ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP


Tất cả chúng ta đều mang trong người vô số những sở trường và sở đoản, những đức tính và thói hư tật xấu, những cái hay và cái dở, ưu điểm và khuyết điểm... được huân tập, tích lũy từ lâu đời. Điều này được biểu hiện rõ ràng trong những cuộc soi kiếp đặc biệt của ông Cayce, nhằm mục đích giúp đỡ trong việc hướng nghiệp cho một số người.

Trước đây, ta đã thấy những ảnh hưởng năng khiếu từ tiền kiếp có thể lưu lại đến kiếp sống này như thế nào, và chính điều đó đã tạo ra những khả năng, năng khiếu đặc biệt quan trọng trong cuộc đời mỗi người.

Một thí dụ điển hình là trường hợp của một thiếu phụ làm nghề sửa sắc đẹp ở New York. Cô làm chủ một thẩm mỹ viện hạng sang, chuyên sửa sắc đẹp cho phụ nữ, từ việc uốn tóc, chải đầu... cho đến tư vấn, hướng dẫn về cung cách ăn nói, dáng điệu... Bản thân cô cũng là một người có sắc đẹp và dáng vẻ rất thùy mị, đáng yêu...

Cuộc soi kiếp cho cô gái này tiết lộ rằng trong ba kiếp trước đây chỉ có hai kiếp là có ảnh hưởng trực tiếp đến khuynh hướng nghề nghiệp của cô bây giờ. Một kiếp diễn ra dưới triều đại vua Louis XV ở Pháp. Khi ấy cô có một ảnh hưởng lớn đối với nhà vua và hoàng triều. Trong kiếp đó, cô là một chuyên gia về ngành giao tế, lễ nghi cùng phép xã giao lịch sự, nghệ thuật trang sức và những bí quyết chỉnh sửa sắc đẹp. Trong kiếp trước nữa, cô sống dưới thời Đế quốc La Mã, và là một trong những người đầu tiên trong hàng quí tộc theo đạo Gia Tô. Lùi xa hơn về dĩ vãng, cô đã sống ở xứ cổ Ai Cập vào khoảng 13.000 năm trước Công nguyên và đã từng làm việc công quả trong một ngôi đền.

Trong kiếp sống ở Pháp, cô đã thâu thập được những kinh nghiệm về đời sống lộng lẫy xa hoa; cô đã phát triển những khả năng đặc biệt về giao tế và phép lịch sự trong đời sống xã hội. Nhưng những kinh nghiệm mà cô đã thâu thập được trong một ngôi đền thời cổ Ai Cập cần được giải thích rõ ràng hơn. Dường như thời kỳ đó ở Ai Cập có hai ngôi đền lớn, gọi là đền Mỹ Lệ và đền Hy Sinh. Người ta thấy rải rác trong vài chục cuộc soi kiếp những mô tả về hai ngôi đền này, và do sự góp nhặt những tài liệu đó, người ta có một ý niệm khá hoàn chỉnh về những gì đã xảy ra ở đó.

Ngôi đền Mỹ Lệ là một kiểu trường đại học, nhưng không chỉ đào luyện về mặt trí dục không thôi mà còn hướng đến việc đào tạo nhân cách toàn diện cho người học. Tất cả những nghệ thuật và khoa học đều được sử dụng để đào tạo nên mộttâm hồn cao thượng và một thể xác kiện toàn cho các học viên, để chuẩn bị cho họ trở nên những người công dân có khả năng, tích cực hoạt động cho xứ sở.

Ngôi đền này còn là trường huấn luyện về mặt tôn giáo và đạo đức tâm linh. Ngôi đền này có bảy trung tâm đào tạo có kỷ luật, theo qui mô của bảy luân xa hay bí huyệt trong cơ thể con người. Điều này cho ta thấy rằng chương trình học tập và kiến trúc của ngôi đền được quan niệm dựa trên sự hiểu biết sâu xa về khoa huyền môn thời cổ.

Một trong những ngành hoạt động của ngôi đền Mỹ Lệ là vấn đề hướng nghiệp căn cứ trên nền tảng tâm linh. Nhiều người trong kiếp này chú trọng đến vấn đề hướng thiện, phát triển nhân cách, hoặc đào tạo nhân phẩm bằng nghệ thuật và tôn giáo, khi truy nguyên ra thì được biết rằng trong kiếp trước, họ là những giáo sư hay sinh viên đã từng theo học ở ngôi đền Mỹ Lệ hồi thời cổ Ai Cập.

Còn đền Hy Sinh thì giống như một bệnh viện, trong đó người ta áp dụng nhiều kỹ thuật cao để giải phẫu và chữa bệnh (có lẽ do người Atlante truyền lại). Phép chữa bệnh này theo một nguyên tắc chính là kiện toàn thể xác và cải tiến giống nòi. Người ta xem trung tâm y khoa này là một ngôi đền vì có ý nhấn mạnh một sự hướng dẫn tâm linh.

Dưới đây là trường hợp của một vị y sĩ chuyên môn chữa bệnh đau khớp xương. Cuộc soi kiếp cho biết rõ bốn tiền kiếp của ông, mà có ba kiếp ảnh hưởng đến phương diện nghề nghiệp của ông trong kiếp này. Ông đã từng làm y sĩ ở châu Mỹ từ giai đoạn ban sơ và có giao thiệp nhiều với thổ dân xứ ấy, nhờ đó mà học được phép chữa bệnh theo lối tự nhiên và bằng các loại thảo dược.

Trong các cuộc soi kiếp, nếu người nào trước kia đã từng có tiếp xúc chặt chẽ với thổ dân châu Mỹ, hoặc chính họ là thổ dân da đỏ trong kiếp trước, đều tỏ ra có khuynh hướng sống một đời sống tự nhiên nơi những chốn rừng cây, ưa thích cảnh trí thiên nhiên, thích làm những công việc lao động tay chân và dùng cách chữa bệnh theo phương pháp tự nhiên.

Trong kiếp thứ hai, vị y sĩ nói trên trông coi các nhà tắm công cộng và chuyên về phép thoa bóp ở La Mã dưới thời kỳ đầu Công nguyên. Trong kiếp thứ ba, ông ta sống ở Ba Tư và trong kiếp thứ tư trước đó ông làm nghề ướp xác bằng đầu thơm ở xứ cổ Ai Cập, khoảng 13.000 năm trước Công nguyên. Có lẽ kinh nghiệm của ông trong kiếp đó đã giúp cho ông có sự hiểu biết sâu xa về những bộ phận bên trong cơ thể con người cùng ảnh hưởng của các chất hương liệu và cỏ thơm đối với con người.

Trường hợp sau đây là của một nghệ nhân ở Hollywood, làm giám đốc chuyên môn về màu sắc trong một hãng phim. Cuộc soi kiếp cho biết ông đã từng sống với ngành mỹ thuật trong ba kiếp trước. Tất cả có bốn tiền kiếp đã được soi thấu. Trong một kiếp, ông làm người trang hoàng nhà cửa vào cuối thời kỳ khai mở thuộc địa ở Bắc Mỹ. Trong kiếp kế đó, ông làm sĩ quan trong quân đội kỵ binh ở Nga. Trong kiếp kế đó nữa ông làm nhà trang trí mỹ thuật cho một bà hoàng ở Đông Dương. Và trong kiếp xa xưa nhất, ông làm người trang hoàng bên trong của ngôi Đền Lớn ở xứ cổ Ai Cập.

Người ta có cảm tưởng rằng nhờ kinh nghiệm trong kiếp làm sĩ quan kỵ binh mà kiếp này ông phát triển những đức tánh linh hoạt, tỉ mỉ, cẩn thận và năng động, cùng với tánh thích chưng diện và lòng háo thắng. Như vậy, nhiều điểm trong tánh tình đã giúp cho công việc làm của ông ở kiếp này có thêm phần sinh khí và linh động, dường như có nguyên nhân từ những kinh nghiệm ở kiếp làm sĩ quan kỵ binh, cho dù nghề quân nhân không có liên quan gì đến mỹ thuật. Còn những kỹ năng sắc sảo về phương diện nghệ thuật thì lại có nguyên nhân từ ba kiếp đã từng hoạt động trong ngành nghệ thuật.

Một nhà soạn nhạc tiếng tăm ở New York cũng đã có những kinh nghiệm về ngành này trong nhiều tiền kiếp. Trong một kiếp trước, hồi thời kỳ khai thác thuộc địa ở Bắc Mỹ, ông đảm nhiệm những lớp dạy âm nhạc và dạy hát trong các trường. Một kiếp khác, ông là người Đức, làm nghề chế tạo các loại đàn dây. Trong kiếp thứ ba, ông là nghệ nhân hài trong triều vua Nabuchodonosor ở xứ Chaldee. Kiếp cuối cùng lui về quá khứ, ông là một người dân Atlante đến xứ Ai Cập và lãnh trách nhiệm coi sóc phần âm nhạc trong những cuộc tế lễ ở các đền thờ. Sự thích thú của ông về âm nhạc trong kiếp này dường như là do bởi kinh nghiệm của ông trong kiếp làm nghề chế tạo đàn. Tánh hài hước và óc linh hoạt của ông được truy nguyên ra từ kiếp làm diễn viên hài; và những khả năng về âm nhạc của ông được truyền lại từ hai kiếp làm nhạc sĩ.

Đôi khi, những thú vui tiêu khiển ngoài vòng hoạt động nghề nghiệp của một người cũng có nguyên nhân từ những tiền kiếp. Chẳng hạn như trường hợp của một viên giám đốc ngân hàng, từ thuở nhỏ đã tỏ ra ham thích các môn thể thao, nhất là môn quần vợt. Khi vị mục sư nhà thờ Baptiste, mà ông là một tín đồ, quở trách việc ông chơi đánh banh vào ngày chúa nhật thì ông tức khắc rời khỏi giáo hội! Ngân hàng đã trở nên ngành hoạt động nghề nghiệp của ông và nhờ đó ông đã gầy dựng được một sản nghiệp lớn. Nhưng ông thường dùng thời giờ rảnh để tham gia một câu lạc bộ quần vợt.

Chúng ta hãy thử xét những nghề nghiệp của ông trong các tiền kiếp. Trước hết, ông là một trong những người khai thác thuộc địa đầu tiên, làm nghề xuất nhập khẩu ở Bắc Mỹ. Trong kiếp kế đó, ông là người La Mã, đảm nhiệm việc tổ chức các trò giải trí công cộng tại các vũ trường. Một kiếp nữa, ông là tù trưởng của một bộ lạc du mục ở Ba Tư, chuyên tổ chức những trung tâm trao đổi hàng hóa. Trong kiếp thứ tư, ông là quan thủ kho của triều đình xứ Ai Cập thời cổ.

Người ta nhận thấy rằng ba kiếp trong số đó đã trực tiếp ảnh hưởng đến nghề nghiệp và ngành ngân hàng của ông bây giờ. Kiếp thứ hai làm nhà tổ chức các cuộc giải trí ở La Mã đã giúp cho ông có khả năng lãnh đạo, nhờ đó có thể tiến lên địa vị giám đốc ngân hàng. Đồng thời, kinh nghiệm ở kiếp đó cũng là nguyên nhân sự thích thú của ông về các môn điền kinh, thể dục ở kiếp này.

Trong các cuộc soi kiếp về vấn đề hướng nghiệp, ông Cayce thường khuyên một số người nên theo đuổi môn học này hay môn học khác, tùy theo những gì ông nhận biết về tiền kiếp của người đó.

Môn chữa bệnh bằng điện ngày nay đã khá phổ biến, và những lời khuyên của ông Cayce đối với một số người về ngành học này thường dựa trên những kinh nghiệm trong tiền kiếp của họ ở Ai Cập hay ở châu Atlantide. Dường như vào khoảng mười ngàn năm trước Tây lịch, vào thời kỳ tai biến cuối cùng trong ba cơn thiên tai lớn đã tiêu diệt châu Atlantide, có nhiều người Atlante đã kịp di cư sang Ai Cập. Họ đã đem theo những kiến thức và sự tiến bộ của họ về nghệ thuật và khoa học. Tuy họ không thể xây dựng lại nền văn minh của họ một cách hoàn chỉnh như trước, nhưng những gì còn sót lại về khoa học và kiến thức của họ đã hỗn hợp với nền văn minh Ai Cập. Trong tất cả những trường hợp mà ông Cayce khuyên đương sự nên theo đuổi ngành chữa bệnh bằng điện đều có một điểm lý thú chung là, tuy ngành này còn khá mới mẻ với con người hiện nay, nhưng đây lại là một ngành học thuật rất cổ mà con người xưa kia đã từng am hiểu.

Trong nhiều trường hợp, khi các đương sự tỏ ra thích thú say mê ngành hàng không, điện tử, vô tuyến điện, thôi miên, nguyên tử lực .v.v... thì những sự thích thú này đều được truy nguyên từ những kinh nghiệm của đương sự trong một kiếp trước ở châu Atlantide.

Từ đó, người ta có thể kết luận rằng khi một người có khuynh hướng hoặc tài năng rõ rệt về một môn học hay một ngành hoạt động nào, thì chắc chắn rằng trong một hay nhiều kiếp trước, người ấy đã từng theo đuổi và thực hành những môn ấy, hoặc ít ra cũng là một ngành hoạt động tương tự.

Nhiều trường hợp khác đưa đến kết luận rằng sự thay đổi nghề nghiệp chưa hẳn đã là một sự thất bại, nếu sự thích thú đối với nghề nghiệp mới chọn có căn cứ chắc chắn trong dĩ vãng, và những khả năng về nghề nghiệp này đã được phát triển trong tiền kiếp.

Thí dụ dưới đây là trường hợp của một người ba mươi mốt tuổi, mặc dầu đã có gia đình nhưng lại quyết định bắt đầu theo đuổi việc học y khoa. Vì những lý do nào đó, ông đã không thể theo học ngành y từ trước đó, mặc dầu cha ông là một bác sĩ.

Ông yêu cầu ông Cayce dành cho một cuộc soi kiếp. Ông muốn biết xem quyết định của ông có thể thực hiện được không, và sau cùng ông có thành công trong ngành y khoa hay không.

Cuộc soi kiếp xác nhận những điều ông mong muốn, và cho biết rằng sự thích thú của ông về ngành y có nguyên nhân từ thời kỳ khởi nghĩa ở Mỹ quốc. Trong tiền kiếp đó, ông là một người lính hầu, làm công việc đưa thư tín trong quân đội. Dường như nhờ thiện chí và khả năng thông cảm nên ông được cấp trên giao cho công tác đi phủ dụ và nâng đỡ tinh thần binh sĩ. Chính trong lúc đó, ông nảy sinh ý muốn trở nên một y sĩ. Cảnh tượng đau khổ của những thương binh ngoài mặt trận làm cho ông muốn có sự hiểu biết và phương tiện nghề nghiệp của một y sĩ để xoa dịu những đau khổ đó.

Chính sự mong muốn này đã khiến ông sinh ra trong một gia đình có người cha làm y sĩ trong kiếp này. Điều này hẳn là một hoàn cảnh thuận tiện để cho ông bước vào ngành y khoa. Tuy rằng người ta không biết rõ lý do vì sao ông quyết định hơi trễ trong việc theo học ngành này, nhưng có lẽ đó là vì ông ta đã lập gia đình hơi sớm. Có thể rằng giữa hai vợ chồng ông ta có một sự hấp dẫn mãnh liệt do duyên nghiệp tạo nên từ kiếp trước, và sự theo đuổi cuộc hôn nhân đó đã làm cho ông tạm gác lại các mục đích khác.

Nhưng điều quan trọng là cuộc soi kiếp đã tiên đoán trước sự thành công của ông trong một ngành mà ông mới bắt đầu theo đuổi khá muộn màng.

Nói tóm lại, việc truy nguyên các năng khiếu nghề nghiệp của một người thường chỉ ra rằng các khả năng đó đã được huân tập từ một hay nhiều kiếp trước đó, vì đương sự đã từng có kinh nghiệm về nghề nghiệp đó hay một nghề tương tự. Một sự thích thú say mê một ngành hoạt động nào đó thường có nghĩa là trong một kiếp trước ngành hoạt động đó là nghề nghiệp chính của đương sự.

Điều đáng nói là, nhiều ngành nghề chỉ mới xuất hiện trên thế giới hiện nay trong thời gian gần đây nhưng thật ra chính là những nghệ thuật và khoa học của nhân loại từ thời cổ đã bị thất truyền, có thể là từ thời đại Atlantide và Ai Cập cổ đại.

Cũng có một số người chỉ mới bước vào một ngành hoạt động nào đó lần đầu tiên, và điều đó cho thấy khả năng thành công của họ trong ngành nghề đó chưa thể nắm chắc. Ngược lại, nếu trong quá khứ họ đã từng say mê và phát triển những khả năng về một ngành nghề nào thì sự thành công trong ngành nghề đó ở kiếp này sẽ là một điều chắc chắn hơn.