2 thg 11, 2016

Tướng Mạo Con Người Qua Ca Dao Dân Ca

Người xấu duyên lặn vào trong
Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài

Từ xa xưa, người Việt luôn luôn nhìn nhận về cơ thể mình như một ý thức, một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Ca dao dân ca là nơi để họ giãi bày những nhận định, suy đoán về tính người qua hình dáng cơ thể sau nhiều thế hệ được đúc kết lại.

Tất nhiên, cách nhìn nhận ấy sẽ có đúng và có sai. Bởi đã nói là “đúc kết kinh nghiệm” thì không thể nào hoàn hảo được, dù những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế cuộc sống đi nữa. Dưới góc nhìn của văn hoá dân gian, chúng tôi xin được điểm qua những kinh nghiệm ấy của người bình dân Việt Nam.

1. Nhìn người qua diện mạo, hình dung

1.1. Qua “răng” và “tóc”

Đầu tiên, điều người bình dân quan tâm nhất là hai bộ phận răng và tóc. Bởi lẽ, theo họ “cái răng, cái tóc là góc con người”!

So sánh với kinh nghiệm dân gian của những bà nội trợ khi chọn cá, diện mạo con người cũng được nhìn nhận, xét trong nội hàm câu ca, chúng tôi cho rằng đây dành cho người phụ nữ:

Cá tươi xem lấy đôi mang
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai
Tương tự như vậy, có câu:
Tóc mai dài xuống mang tai
Là người khó tánh ít ai vừa lòng

Một tướng mạo khả ái danh cho khách má hồng:

Tóc thưa, dài, mướt, trắng da
Ở hàng lầu các, dung hòa phu nhân

Ngược lại, đây là hình ảnh lý tưởng:

Tóc đen, thưa, rộng mà dài
Vuông tròn sắc mặt là trai anh hùng

Nhìn tưởng của cả hai: đàn ông lẫn đàn bà:

Đàn ông ít tóc: an nhàn
Đàn bà ít tóc: dở dang duyên tình

Tương tự, và ở chiều người lại, ca dao có câu:

Đàn bà nhiều tóc thì sang
Đàn ông nhiều tóc thì mang nặng đầu

Như vậy, có thể thấy rằng dân gian quan niệm đàn bà nhiều tóc là tốt tướng. Ngược lại, đàn ông ít tóc mới hay, trừ trường hợp:

Cái sọ trọc như không có tóc
Kém công danh lao lực về sau

Hàm răng cũng là nơi để người bình dân đánh giá chân dung con người.
Nhưng lời dành cho phái mạnh:

Trai mà có cặp răng nanh
Gan dạ , chịu đựng, khôn lanh đủ điều

Dành cho thiếu phụ:

Răng cao, miệng nhỏ: điêu ngoa
Răng thấp môi kín: thương cha nhớ chồng

Một câu khác cũng gần tương tự, nhưng có kết hợp với những yếu tố “da trắng” và “mặt sẫm”:

Răng thưa, da trắng: gái hay
Răng thưa, mặt sẫm: đổi thay chuyện tình

1.2. Mặt, trán, má, mày …

Trông mặt mà bắt hình dong, từ quan niệm ấy, nên trong kho tàng ca dao Việt Nam không ít lần người bình dân bày tỏ cách nhận diện con người qua mặt, mày:

Mặt dài tuy nhỏ: vui chơi
Tai to mặt ngắn: chịu lời đắng cay

Ở trán, một bộ phận nằm trên khuôn mặt cũng là nơi thể hiện tính cách, đối với phái nam, dân gian nhận xét:

- Đàn ông gân trán nổi cao
Tánh tình nóng nảy, dạt dào ái ân
- Trán cao có cái đầu vuông
Văn chương, khoa bảng có nhường ai đâu

Còn đây, là lời đúc kết dành cho phận gái:

Gò má mà chẳng cân phân
Cuộc đời cam chịu lắm phần lao đao

Đúng là “má hồng - bạc mệnh”!

Má hồng, trán bóng có duyên
Lương tâm dẫu tốt, đừng hòng tuổi cao

Cái nhìn dành cho cả hai đối tượng:

Đàn ông trán dựng có tài
Đàn bà trán dựng lâu đài soi gương

Môi, miệng cũng là nơi có thể đoán tính người:

Môi mỏng nói điều sai ngoa
Mai sau sinh nở con ra hoang đàng

Mồm mép cũng là những bộ phận không kém phần quan trọng để người ta trông vào:

Môi dày, miệng rộng cân phân
Nhơn trung sâu rộng, tánh chơn khoan hòa

Theo sách nhân tướng xưa, thì điểm giữa môi trên và đầu mũi được gọi là nhân trung
Một câu ca quen thuộc:

Đàn ông miệng rộng thì sang
Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà

Xét nội dung ngữ nghĩa, ta có hiểu cả về dáng hình của miệng rộng, lớn, cũng có thể xem xét ở nghĩa khái quát hơn nói miệng rộng tức là chỉ những người nhiều chuyện, lắm lời!
Nếu như câu ca trên dành cho phụ nữ, thì câu ca dưới đây không có chủ thể hiểu ở cả nữ lẫn nam đều có thể chấp nhận:

Hai môi không giữ kín răng
Là người yểu tướng, nói năng hỗn hào

Chân tướng những người khôn ngoan:

- Những người râu mép ngoảnh ra
Mép dày môi mỏng, ấy là tinh khôn
- Những người thành thật môi dày
Lại thêm ít nói lòng đầy nghĩa nhân

Cũng có khi phải kết hợp nhiều bộ phận từ dáng người đến tóc, môi, …

Người đen mà ốm lại cao
Tóc quăn, môi lớn, lao đao tháng ngày

Đến râu, lông cũng bộc lộ nhân cách.

Râu rìa, lông ngực đôi bên
Chẳng phường phản bạn, cũng tên nịnh thần

Họ không ngần ngại kết luận:

Đàn ông mà kém bộ râu
Văn chương cũng dở, công hầu đừng mong

Nếu râu là bộ phận không thể thiếu cho bậc nam nhi, thì ngược lại nhũ hoa là bộ phận quan trọng không kém của người phụ nữ, bởi thiên chức của nó:

Đàn ông không râu bất nghì
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con

Nơi cửa sổ của tâm hồn là đôi mắt, người bình dân cũng dành những nhận định xác đáng:

Người khôn con mắt đen sì
Người dại con mắt nửa chì nửa than

Một câu ca khác gần tương tự về nội dung như thế:

Người khôn con mắt dịu hiền
Người dại con mắt láo liên nhìn trời!

Câu ca dành để xem nam tướng:

Trán cao, mắt sáng phân minh
Là người học rộng, công danh tuyệt vời

Con mắt của kẻ vô nghì, ham mê tửu sắc:

Mắt tròn dưới mí láng sưng
Là tên tửu bác, không ngừng chơi đêm

Mũi cũng thể hiện được tính cách chủ nhân của nó:

Lỗ mũi mỏng, đầu cong, nhọn hoắc
Ắc lòng tham, hiểm độc gian phi
Tướng này đức đã suy vi
Nếu không tu thiện, hậu thì khó toan

Hay:

Lỗ mũi mà hỉnh ngửa lên
Bạc tiền chồng chất một bên chẳng còn

1.3. Ngoài những sắc diện đã giới thiệu, chúng ta còn thấy dân gian nhìn nhận ở các bộ phận khác trên cơ thể con người:

Một câu ca chỉ đơn thuần nói về hình thể:

Hàm rộng, miệng cọp: anh hùng
Hàm rắn, miệng chuột: bất trung vô nghì

Nhìn thân hình cũng có thể biết:

- Những người béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày

- Ngồi khòm đầu gối quá tai
Là người cực khổ chẳng sai chút nào

Ở phụ nữ, dáng vẻ không thể chê vào đâu được:

Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con.

Bộ phận dưới của tai, theo dân gian cũng bộc lộ nhân cách:
Dái tai như hột châu thòng

Có thành, có quách, dày, hồng sắc tươi
Thiệt người phú quý thảnh thơi
Phong lưu tao nhã trên đời chẳng sai

Đến nốt ruồi cũng quyết định ít nhiều, …

Mụt ruồi màng tang cả làng ăn thép.
Mụt ruồi bên mép, ăn thép cả làng,

Ngón tay, bàn chân cũng là những bộ phận khác trong cơ thể của con người, góp phần hình thành tính cách.
Những người có tướng mạo tốt:

-  Ngón tay thon thỏn búp măng
Tánh tình khoan nhã, thơ văn đủ mùi

- Bàn tay đỏ ửng như son
Không người danh tướng cũng con học hành

- Thông minh, học giỏi, anh tài
Ngón (tay) nhỏ mà dài tựa đọt hành non

Những con người không ra gì, thể hiện ở tay, chân:

- Bàn tay ngang lại lắm lông
Là người nhục dục ắt không phải vừa

- Móng tay mỏng, nhọn: cơ cầu
Tâm tư hiểm độc, hay xâu của người

- Đàn bà chân thẳng ống đồng
Khó con mà lại sát chồng, nguy nan

Dân gian cảnh báo hãy tránh xa!

2. Đoán tính cách con người qua hành động đi đứng, ăn uống, tiếng nói, giọng cười
Nhưng người khôn ngoan bộc lộ qua lời nói:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Bên cạnh đó, chân tướng của những người mà dân gian cho là “không ra gì” biểu hiên qua hành động đi đứng, chưa nói đã cười của họ:

Những cô chưa nói đã cười
Chưa đi đã chạy là người vô duyên

Một câu khác tương tự:

Vô duyên chưa nói đã cười
Chưa đi đã chạy là người vô duyên

Đến khi có chồng rồi, tính cách kia không sửa đổi, điều chỉnh thì chẳng những “vô duyên” mà tác hại còn nặng nề hơn:

Đàn bà chưa nói đã cười
Lương duyên vất vả, cuộc đời truân chuyên

To tiếng cũng là chân dung những phụ nữ không ra gì ở mai hậu:

Vai ngang, mặt lớn, tiếng to
Nhiều chồng mà lúc về già vẫn không

Cùng trong hành động đi, đứng, ta còn gặp hàng loạt câu ca khác:

- Ra đi chân bước nhẹ nhàng
Là người hiếu khách, rõ ràng yên vui

- Bước chân thình thịch, cúi đầu
Bôn ba đây đó, dãi dầu nắng mưa

Cùng một dáng đi, nhưng nam xấu, nữ tốt:

Tướng đi chân bước hai hàng
Nàng thì rộng lượng, còn chàng tiểu tâm

Kết hợp diện mạo, ăn nói, hành động:

Lưng dài vai mập ba gang,
Ăn nhai nửa miệng: khô khan chai lười

Dáng một “hiền nhân”

Mắt ngước, chân bước nhẹ nhàng
Tướng đi khang nhã, rõ ràng hiền nhân

Nhút nhát bộc lộ sự thiệt thòi:

Chưa nói mà đã thẹn thò
Phải chịu thiệt thòi trong việc làm ăn

Hay nhẹ hơn, đây là những hành động chỉ những người luôn luôn sầu tư, ảo não:

Những người chép miệng thở dài
Chỉ là sầu khổ bằng ai bao giờ

Kết hợp cả diện mạo và lời nói, chân tướng của kẻ khôn ngoan:

Khao khao giọng thổ tiếng đồng,
Quăn quăn tóc trán là dòng khôn ngoan.

Giọng nói của người hiểm độc:

- Tiếng nói rít qua kẽ răng
Là người nham hiểm sánh bằng hổ lang

- Những người, lẩm bẩm một mình
Giàu sang chẳng được, lại sinh kém tài

Cũng có khi cùng một gam “giọng nói” nhưng nam thì tốt, mà nữ thì bị xã hội phê phán:

Giọng nói răm rắp tiếng dư
Trai thì can đảm, gái ư gan lỳ

Và “tiếng nói” để nhận diện phụ nữ:

Đàn bà lanh lãnh tiếng đồng
Một là sát chồng, hai là hại con
Hoặc những nam nhân mà mang nhiều “nữ tính”:

Trai mà nói giọng đàn bà
Tánh tình nhu nhược, còn là long đong

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng, dân gian đã căn dặn hậu sinh như thế. Qua đó, có thể thấy rằng không chỉ trong “ăn nói” mà ngay trong hành động ăn uống cũng góp phần thể hiện tính cách.

Ăn uống khoan thai là người thanh cao
Ăn uống nhồm nhoàm là người thô tục

Một người có tài “mồm mép”!:

Trán cao, miệng rộng, mũi dài
Có khoa ăn nói, ít ai sánh bằng

3. Nhìn tướng người và thể hiện thái độ bằng những quan hệ ứng xử

Từ tướng mạo, người bình dân đưa ra hướng ứng xử trong giao tiếp. Tuỳ theo đối tượng, khen chê, trọng khinh được đưa ra.

Đối với với người dịu dàng dễ thương mến

Chẳng tham nhà ngói rung rinh
Tham vì một nỗi anh xinh miệng cười
Miệng cười em đáng mấy mươi
Chân đi đáng nén miệng cười đáng trăm
Những người con mắt lá răm
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền

Lối so sánh vừa khéo léo, tế nhị đã bộc lộ được tất cả những gì người nói muốn nói! Nhưng người có “cao” tướng, ắt hẳn sẽ có hạnh phúc

Đàn ông gối dụm, chân chàn
Chẳng cô gái đẹp cũng nàng nết na

Còn đây, nhưng người mà theo dân gian phải tránh xa:

- Chim sa, cá nhảy chớ nuôi
Những người lông bụng chớ chơi bạn cùng

- Mắt trắng, môi thâm, da thiết bì
Người nhiều lông bụng: vô nghì chớ thân

Hay:

Những người tai mỏng mà mềm
Là phường xấc láo, lại thêm gian tà

Dáng mạo cũng báo trước cho biết những người khó thuỷ chung

- Mi nhỏ như sợi chỉ mành
Tình trong chưa thắm, ngoại tình đã giao

Tính cách không ra gì:

Những người béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày
Những người mặt nạc đóm dầy
Mo nang trôi sấp, biết ngày nào khôn.

- Đàn bà vú lép, to hông
Đít teo bụng ỏng, cho không chẳng cầu

- Những người ti hí mắt lươn
Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người

- Những người mặt nặng như mo
Chân đi bậm bịch, có cho chẳng thèm

Những kẻ bảo thủ, không có ý cầu tiến:

Những người tai ngửa ra sau
Tướng hèn mà lại cứng đầu, chậm nghe

Trên diện mạo đôi lúc chỉ cần đảo vị trí, tính tình cũng quay ngược hẳn ở hai chiều khác nhau:

Mắt dài, mày ngắn: bất bình
Mày dài, mắt ngắn: đệ huynh vẹn toàn

Xem ánh mắt, dân gian không ngần ngại bày tỏ với những cô gái “vô duyên”:

- Con lợn mắt trắng thì nuôi
Những người mắt trắng đánh rồi đuổi đi

- Miệng rộng, môi mỏng, liếc ngang
Con gái như thế chẳng màng làm chi

Dành cho kẻ “sáng say, chiều xỉn”

Lờ đờ như người say rượu
Mắt đỏ hoe, phải liệu mà chơi

Cũng có người mà ngay trong tướng mạo như đã báo trước những điều bất hạnh:

Kẻ nào trống giữa bàn chưn
Hổng không đụng đất thì đừng chơi xa

4. Những nhận con người qua công việc

Ở một cấp độ khác, người bình dân thể hiện thái độ của mình qua việc nhìn nhận đánh giá về công việc thường nhật. Chúng tôi chỉ dừng lại ở thái độ mỉa mai, phê phán những hiện tượng lười biếng, dành cho những hạng người vô tích sự trong cuộc sống.

Dân gian cho rằng người phụ nữ chu đáo, đáng trọng là người biết tảo tần, đảm đang, có chồng phải “gánh giang san nhà chồng”, nên họ khẳng khái dành cho những kẻ “ngồi lê đôi mách”

Đàn bà yếu chân mềm tay
Làm ăn chẳng được lại hay nỏ mồm

Họ quả quyết chắc chắn rằng:

Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác
Đàn ông không biết buộc lạt là đàn ông hư

Và nặng lời chế giễu:

Làm trai cho đáng thân trai
Khom lưng cố sức gánh hai hạt vừng

Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem

Chân dung của những con người vô dụng:

Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì khấn những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh

Hay:

- Chồng người cưỡi ngựa bắn cung
Chồng em thì lấy dây thung bắn ruồi
- Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo, …

5. Kết luận

Qua các cung bậc nhìn nhận đánh giá con người qua tướng mạo chúng ta thấy đời sống tinh thần của người bình dân hết sức đa dạng, phong phú.

Từ đó, mở rộng vấn đề chúng ta nhận thấy chức năng của thể loại ca dao – dân ca không chỉ dừng lại ở cấp độ nghi lễ hay trữ tình, nó còn phản ánh đầy đủ các biểu hiện, các khía cạnh trong đời sống tâm hồn người bình dân. Mảng ca dao tướng mạo – tính cách vừa là kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan hệ ở cánh đồng thửa ruộng, thôn quê tự ngày xưa ấy!

Đã nói là đoán và xem tướng mạo, như chúng tôi đã đề cập ngay trong phần đầu bài viết, nó có thể đúng, cũng có thể sai, song đúng hay sai gì thì những lời ca ấy vẫn tồn tại, vẫn có sức sống lâu bền, sống bằng cách của riêng nó. Tự trong lòng ca dao, dân gian cũng tự nhận định và đánh giá nội dung này:

Sông sâu sào vắn dễ dò
Đố ai lấy thước mà đo lòng người

Hay:

Vẻ cọp chẳng vẻ được xương
Hoạ chăng chỉ thấy mấy đường ngoài da

Xin mượn lời hát đối đáp sau đây để thay lời kết luận với hàm ý muốn nhắc lại những cách đánh giá, nhận định về tướng mạo không ít nội dung bị tư tưởng chủ quan của người trong cuộc quyết định!

- Má bánh bầu xem lâu muốn chửi
Mặt chữ điền tiền rưỡi muốn mua

- Má miếng bầu coi lâu càng thắm
Mặt chữ điền xấu lắm ai ơi!./.

Trần Minh Thương

NHÂN TƯỚNG DIỆN QUA CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM


Trong ca dao Việt Nam cũng có câu: “Người nào ti hí mắt lươn Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người” Câu này cũng đồng nghĩa như câu trên, có khác là ở đàn bà thì họ có số buôn phấn bán hoa, vì đàn ông thì gian manh xảo quyệt. Họ không thành thật với ai bao giờ. Nếu gặp trường hợp những người có ấn tướng như trên thì khuyên quý vị nên tránh càng xa càng tốt. “Những người mũi thẳng dâng cao Chính nhân quân tử, công hầu có khi” 
 
NHÂN TƯỚNG DIỆN QUA CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM
                                       
                                           GS.TS CAO NGỌC LÂN (ĐẠI HỌC THÀNH CÔNG)
  1. Những nghịch lý trong ca dao, tục ngữ
 
Người xưa có câu: “Giàu ba mươi tuổi chớ mừng, khó ba mươi tuổi xin đừng vội lo”, trong khi Khổng Tử nói: “Tam thập nhi lập. Ba mươi tuổi đã nhi lập mà cuộc đời còn bấp bênh chưa biết tương lai sẽ thế nào hỏi sao không e ngại.


Qua kinh nghiệm sống, con người nhận thấy không phải cứ cố gắng mà đạt được điều mình muốn. Cuộc đời thăng trầm nhiều khi dồn con người vào cảnh khốn khó khiến phải tin rằng còn một lẽ nào đó ảnh hưởng đến thực tại tạm gọi là vận số. Nói là vận số vì mình không hiểu được nguyên nhân tại sao. Có những người học hành không cao mà cuộc đời giàu có; lại những người trông vẻ bên ngoài tầm thường nhưng lại rất uy quyền. Lẽ thường tình: “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa ...” thế mà chỉ những người giàu không phải lo lắng bon chen với vật chất mới có thể ngủ muộn; hoặc câu khác: “Những người đói rách tả tơi, của Trời chớ phụ đừng ăn chơi nhiều” lại nghịch thường với thực tế. Chỉ những kẻ nhiều của ăn không hết mới phụ của chứ đói rách làm chi có của mà phụ.


Lại có câu “Buôn bán tàu bè không bằng ăn dè hà tiện” một phần nào đó khuyên mọi người nên tiết kiệm lúc có để lo cho lúc chẳng may, đừng vung tay quá trán, chứ nếu vừa buôn tàu bán bè vừa ăn dè hà tiện thì phải có hơn chứ không thể nào nói đến không bằng. Tuy nhiên, nếu cho rằng đời người đã được phận số định sẵn làm sao “Có chí thì nên” và phải chăng tin vào phận số chỉ làm hao mòn tinh thần tiến thủ?
Xét về phương diện tâm tính đôi khi có những câu thật khó mà hiểu. Chẳng hạn: “Những người lúa đụn tiền kho, ruột bằng sợi chỉ miệng to bằng trời”. Nếu nghĩ ngược lại, những người nghèo nàn, lòng rộng rãi lấy gì mà cho và có rộng rãi thì cũng chỉ giới hạn trong cảnh nghèo của mình. Hơn nữa, thực tế cho thấy, chỉ những người giàu có mới giúp được những người nghèo vì người đã nghèo thì chẳng có nên dù lòng muốn nhưng cái khó nó bó cái khôn, cái nghèo không cho phép bởi chính mình chưa lo nổi cho mình làm sao có thể giúp người.
Lấy gì để minh chứng “Người xấu duyên lặn vào trong, bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài?” Và làm sao để thử nghiệm “Chớ thấy áo rách mà cười, những giống gà nòi lông nó lơ thơ”?
Tuy nhiên có những nhận xét về tướng diện con người nơi tục ngữ, ca dao dựa trên những gì nhìn thấy theo vẻ bên ngoài vì “Khôn ngoan hiện ra mặt, què quặt hiện chân tay”. Những nhận xét tướng diện dựa trên kinh nghiệm chỉ được phần nào áp dụng cho bản thân, và đồng thời được lồng trong khung cảnh kinh tế xã hội Việt qua nhiều thế hệ.
Dĩ nhiên, mặc dầu nói tổng quan về tướng diện nhưng không được coi là những định luật bất di dịch mà bao gồm nhiều luật trừ; lý do dễ hiểu, tướng diện bị ảnh hưởng bởi cái nhìn bề ngoài trong khi con người còn có ẩn tướng mà đã là ẩn tướng ai có thể nhìn thấy ngoại trừ chính người mang nó nhận ra hay không. Hơn nữa sự ảnh hưởng nơi người cha cũng góp phần vào số người con theo tướng học vì cũng người đàn bà có số sinh con làm tướng nhưng gặp ông chồng sống thất đức, phá tướng, sẽ sinh con tướng cướp. Đàng nào cũng là tướng nhưng quý tướng và phá tướng chắc chắn không thể giống nhau.

 
2. Ca dao, tục ngữ trong mối liên hệ với nhân tướng diện
Coi tướng diện không phải là coi số hay coi bói. Coi bói toán, vận số tùy thuộc vào những điều người ta không thể kiểm chứng và số mạng con người nào ai giống ai nên làm sao đúng theo như những quy luật cứng ngắc bất di dịch của lá số, của lời giải đoán ... Thế nên chẳng lạ gì: “Tử vi xem số cho người, số mình thì để cho ruồi nó bâu”. Tướng diện qua kinh nghiệm thấy sao nói lên vậy: “Nhân hiền tại mạo, trắng gạo ngon cơm” chứ không phải rập theo những kinh nghiệm vô căn cứ không hiểu lý do tại sao; chẳng hạn: “Hà tiện mới có, bẩn như chó mới giàu”.  Đã giàu có tại sao lại bẩn như chó ... có lẽ người giàu hiểu rõ hơn về phương diện nào câu tục ngữ này muốn ám chỉ.
Tướng diện được diễn tả qua tục ngữ, ca dao chỉ nói lên phần nào cá tính, tâm tính con người được thể hiện qua diện mạo bên ngoài và kinh nghiệm truyền lại bằng những câu nói ngắn gọn hoặc thêm phần sắp xếp cho có vần điệu. Phần diện mạo dựa trên cách đi đứng, ăn nói tóc tai: “Cái răng cái tóc là gốc con người” hoặc dáng dấp, hình thái kèm theo lối so sánh: “Cây khô không lộc, người độc không con”. Tuy nhiên, sự suy diễn, giải nghĩa tướng diện nơi tục ngữ, ca dao thật ra không theo nghĩa đen mà thường tùy thuộc vào lối ám chỉ, nghĩa bóng.
Coi tướng diện không phải là tin nhảm, dị đoan “Thừa tiền thì đem mà cho, đừng đi coi bói thêm lo vào mình”. Thực ra cũng có những kinh nghiệm không hiểu tại sao, có lẽ vô tình trùng hợp chẳng hạn “Thứ nhất đom đóm vô nhà, thứ nhì chuột rúc, thứ ba bông đèn” hoặc “Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang”. Đôi khi có những điều dị đoan đến độ phi lý: “Đi ra gặp đàn bà thà trở vô nhà mà ngủ” hay “Vợ chồng một tuổi, nằm duỗi mà ăn”.
Lý do coi tướng diện vì ít nhất một phần nào tư cách con người được thể hiện qua phong thái, hình dáng là những nét bề ngoài mọi người có thể nhìn thấy bởi ai chẳng muốn: “Chọn mặt gửi lời, chọn người gửi của” mặc dầu có những trường hợp “Xem tướng ngó dạng anh hào, suy ra nết ở khác nào tiểu nhi”. Thực tâm nhận xét, coi tướng diện cho người khác, ai cũng đều gặp kinh nghiệm 90 phần trăm sai lầm, còn lại những trường hợp vô tình may mắn bởi có những ẩn tướng hoặc nét phá hay hộ cách khó có thể tổng hợp cho đúng. Coi tướng diện mục đích nghiệm nơi chính bản thân để biết mình hơn.
Trước hết, hình thái phong cách nói lên một phần nào tâm tính con người do đó tướng diện bị lệ thuộc vào tâm đức cá nhân. Tướng số có câu: “Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt”. Dĩ nhiên, ai cũng đều nhận ra những người ngay thẳng, chính trực không thể có cặp mắt láo liên hoặc lời ăn tiếng nói đặt điều xằng bậy. Tâm đức tạo nên phong thái bên ngoài cũng như giá trị con người; đó có thể là lý do tại sao “Cái đức nó bức cái tướng”. Cái đức nói theo kiểu bình dân ở đây cũng mang nghĩa thay đổi tướng diện, phong thái một người. Cũng qua kinh nghiệm tướng số, “đức năng thắng số” đã trở thành châm ngôn cho người người cải thiện lối sống ngày một tốt lành hơn. Tướng diện phát từ tâm hồn con người và coi tướng diện để tự sửa đổi chính mình; nói theo Khổng Tử đó là tu thân. Muốn tu thân cần hiểu chính mình. Coi tướng diện để tự tìm hiểu chính mình, tìm ra phần nào tâm tính không nên nơi mình chưa để ý mà sửa đổi.
            Trong ca dao Việt Nam có câu:
“Những người mắt trắng môi thâm Trai thì xảo nguyệt, gái thì điêu ngoa”
            Hai câu ca dao trên đây, mà các nhà tướng số vịnh theo đó mà làm về Ấn tướng để ám chỉ kẻ tiểu nhân, hoặc những phường buôn hương bán phấn.
            Câu trên chỉ về Ấn tướng của mắt, chỉ về con mắt trắng, những người có con mắt mà tròng đen nhỏ, tròng trắng nhiều khi nhìn lên kẻ đối diện cứ tưởng rằng mắt họ chẳng có tròng đen. Những người có cặp mắt như thế thì phần đông là người tiểu nhân, đàn ông thì gian xảo, đàn bà thì trắc nết lăng loàn. Những người như thế thì nên tránh xa là phải, còn những người mà có đôi mắt nhìn chớp lia lịa thì đó là những người thiếu thành thật. Họ có thể nói khác mà đến lúc làm thì lại khác.
            Trong ca dao Việt Nam cũng có câu:
                                                           “Người nào ti hí mắt lươn
                                               Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người”
            Câu này cũng đồng nghĩa như câu trên, có khác là ở đàn bà thì họ có số buôn phấn bán hoa, vì đàn ông thì gian manh xảo quyệt. Họ không thành thật với ai bao giờ. Nếu gặp trường hợp những người có ấn tướng như trên thì khuyên quý vị nên tránh càng xa càng tốt.
 “Những người mũi thẳng dâng cao
   Chính nhân quân tử, công hầu có khi”
            Câu này có ý nói người nào mũi cao và thẳng thì đường công danh thật lớn, có danh vị quan trọng trong xã hội. Dù học thức của họ đến đâu thì những người có mũi này thì sẽ thành công danh mai hậu. Nên biết đây là hiện tượng chứ không phải là ấn tướng. Những người có mũi thấp và nhỏ lông mũi hếch lên, lúc thở nghe hơi khì khì, thì đó là tướng người nghèo khổ, tay làm hay nhai chứ chẳng giàu có, số cơ cực.
            Trong ca dao tướng pháp cũng có câu:
                                                            “Lông mũi uốn lại bò quanh,
                                                      Đó là ấn tướng gian manh trong đời
                                                            Tướng này thích lấy vợ người
                                                         Khi mà hữu sự chạy dài có khi”
            Bốn câu này ám chỉ người nào có lông quăn queo xoắn quanh lỗ mũi, thì tâm tính của người đó bất chính, tà tâm ưa thích sự gian lận không ngay thẳng, khi làm việc thì biếng nhác. Những người này khó mà trung thành với ai. Có thể gọi người này sâu mọt trong xã hội.
Thành ngữ có câu: “Người ba đấng, của ba loài” cuộc đời có kẻ thế này, người thế khác cũng như đồ vật, có món tốt, món xấu chứ không phải tất cả mọi người đều có tâm tính giống nhau, hoặc mọi vật đều như nhaụ Những người khôn thì chóng già vì tâm tính hay suy nghĩ và dĩ nhiên “Người có tiếng phi mạnh thì bạo”.
Những người có tăm tiếng phần nhiều là người có tài; tuy nhiên, cũng có trường hợp gian ngoa độc ác dám dùng mưu chước hại người khác để bước lên đài danh vọng. Nhìn vào tướng diện, nét dễ nhận ra “Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ lộ”. Không hiểu tại sao người xưa lại nói câu này. Nếu xét theo tướng học về lé: "Lưỡng mục bất đồng, tâm can bất chính” cũng chưa chắc những người hai con mắt không ngay ngắn như nhau luôn luôn là bất chính; mà có chăng, người lé, khi thương thì thương nhất mực và khi đã ghét cũng thế ... Hơn nữa, đâu có ai hai con mắt bằng nhau mà thế nào cũng có chút khác biệt.
Nếu nói rằng người lùn hay có tính kiêu căng bởi tâm tính thường hay đối nghịch với hình dáng bên ngoài nên lùn được xếp hạng thứ nhì thì càng trái ngược; đâu thiếu chi người lùn nhã nhặn, khoan hòa. Có điều, theo kinh nghiệm cho thấy một số người không được cao cho lắm rất khôn ngoan lại lắm mưu chước thế nên lùn được xếp vào một trong bốn loại dẫn đầu của tướng diện chăng. Có lẽ răng hô được xếp hàng thứ ba cần phải kèm theo điều kiện môi cong bởi theo sách tướng: “Xỉ lộ thần hân tu phòng dã tử” răng lộ môi cong đề phòng chết đường.
Theo Tướng Mệnh Khảo Luận do Vũ Tài Lục biên soạn, một trong tướng lục ác là “thần bất hô xỉ”. Môi không che được răng là người bất hòa. Răng hô phải đầm xuống đều thì chất phác; răng đâm ngang hay ngưỡng lên, cực đểu giả.
Có nơi ghi lại: “Nhất lé nhì lùn, tam hô tứ sún”. Có thể sún được xếp hàng thứ tư do ảnh hưởng bởi sự không để ý chăm sóc cơ thể, gặp gì ăn nấy, có thể nói tham ăn nên răng bị hạị Tuy nhiên, đó chỉ là phỏng đoán vô căn cứ; biết bao người sún nên làm răng giả nào ai mà biết. Chẳng lẽ tướng diện bị lệ thuộc nét sửa đổi, và nếu như thế, đâu còn gì là tướng diện, mà tâm sinh do sửa hình dáng. Ngoài ra, nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún chưa chắc đã khó thương mà có phần dễ thương tùy thuộc tâm tính từng người.
Kiếm người làm, nhất là trong giới nông nghiệp “Khô chân gân mặt đắt mấy cũng mua”. Người chân khô không bị bịnh tê thấp, ảnh hưởng do sự thay đổi thời tiết không tác dụng nên sức khỏe đều đặn, dù nắng mưa, sương gió không cản trở công việc làm của họ nên mướn được người khô chân giúp, công việc mình không bị đình trệ.
Những người có đường gân máu nổi lên ở mặt chịu đựng cực khổ dẻo dai. Dùng người khô chân gân mặt để làm việc cho mình thì thật đáng đồng tiền bát gạo, chỉ có lợi chứ không sợ bị thua lỗ.
Xét chung, sách tướng có câu: “Ăn nhanh đi chậm là tướng quí nhân”. Ăn nhanh nhưng gọn gàng, cử điệu, thái độ chững chạc, không ngồm ngoàm, nhỏ nhặt như chuột; dáng đi khoan thai, đĩnh đạc, lưng thẳng, gót chân đặt xuống đất ... mang phần quí tướng. Tuy nhiên, không phải quí tướng là bất cứ chi cũng quí bởi còn bị ảnh hưởng do các tướng khác nhất là tâm đức.
Một điều thường làm cho người có tướng quí lận đận là đã quí e khó phú. Tục ngữ có câu: “Phi thương bất phú” mà buôn bán ảnh hưởng tâm tính khiến con người khó chân thành, ngay thẳng làm mất phần quí. Đó cũng có thể là lý do tại sao “Mặt vuông chữ điền đồng tiền chẳng có” bởi người mặt vuông chữ điền, hơi nặng hàm (như gương mặt các mệnh phụ) biểu hiệu tâm hồn đoan chính, không tham lam, tự tin, không bon chen nên thường nghèo. Ngược lại với dáng đi thanh thản của ăn nhanh đi chậm là tướng vội vàng hấp tấp đi chúi người về phía trước.
Những người lam lũ cực khổ thường có dáng đi này: “Cái đầu đi trước, gặp nhiều bước khó khăn”. Người khó tính, mặt hay cau có; khi giận thì làm gì cũng hỏng, không mong chi kết quả; do đó: “Mặt khó đăm đăm, tát nước đầm không cạn”.
Khi trong lòng có chuyện âu lo tất nhiên người ta hay thở dài; những người hay thở dài thường có nội tâm âu sầu thiếu đường giải thoát: “Những người chép miệng thở dài, chỉ là sầu khổ bằng ai bao giờ”. Trái ngược với chép miệng thở dài là vui tươi cởi mở: “Hay cười như thể đười ươi, làm ai cũng tưởng là người vô lo”. Tuy nhiên, người thâm trầm chín chắn, dẫu trong cảnh âu lo vẫn không lộ nét ưu tư sầu khổ. Sự khác biệt giữa nét vui tươi, không ưu phiền lo lắng được thể hiện bởi nét cười là nét vô duyên: “Vô duyên chưa nói đã cười”. Vô duyên ở đây bao gồm nhiều khía cạnh qua cái cười: cười cầu tài, nịnh hót, lẳng lơ, khinh thị ...
Tướng diện bao gồm toàn bộ con người từ hình dáng, cách đi đứng, sự cân đối, ưu điểm hoặc khuyết được thể hiện qua diện mạo bên ngoài. Theo Việt Nam Tự Điển, “Mía đõn đầu là mía sâu, người đõn đầu là người ngốc”. Kinh nghiệm cho biết, người nào có cái đầu ngắn mà bằng phẳng ở trên là người không khôn; cũng như cây mía nào mà lá ngọn còi là cây mía sâu nõn.
Lối nói bình dân có dùng tiếng “mặt thịt”, mặt thịt dĩ nhiên là nhiều thịt hoặc nhìn thấy như nhiều thịt hơn xương. Mặt thịt còn được gọi là mặt nạc; mặt thịt mà dài được gọi là mặt mo vì thịt vun lên giống như chiếc mo cau khô úp vào, “Những người phính phính mặt mo, chân đi chữ bát có cho chẳng màng”. Mặt thịt, mặt nạc, mặt mo biểu hiệu thiếu khôn ngoan, ngu đần.
Mặt thịt kèm theo môi dầy lại càng tệ “Những người mặt nạc môi dày, mịt mù trời đất biết ngày nào khôn”. Theo Vũ Tài Lục, “môi thật dày không có khía môi; môi luôn luôn động là mã khẩu, chỉ sự bần tiện”.
Đàn bà tóc nhiều và dài thì tốt, thuộc tướng sang. Như thế, tướng sang của một người tự bẩm sinh chứ không phải cứ học tập kiểu cách phải thế này phải thế kia mà có thể sang được. Người đã không có tướng sang thì có “học làm sang” cũng không che dấu nổi nét tầm thường của mình. Có lẽ đó cũng là nguyên nhân cho câu “Trưởng giả học làm sang”.
Trái lại, người đã được sinh ra với cốt cách sang trọng, dù có bị sinh trưởng từ gia đình thuộc lớp nghèo hèn, bình dân, tự bản chất đã mang vẻ tướng của mình. Tuy nhiên, xét theo tướng diện, nếu đàn bà tóc rậm, óng mượt, dài, thuộc cốt sách sang trọng thì đàn ông với cái đầu rậm tóc chẳng lợi lộc gì: “Đàn bà tóc rậm thì sang, đàn ông rậm tóc chỉ mang nặng đầu”. Đàn ông, trên đầu không nên nhiều tóc thì dưới cằm lại cần râu. Đàn ông không râu thuộc loại tối kỵ; người không râu mà lại mặt trắng (bạch diện) Vũ Tài Lục gọi là mặt đít ếch. Sách tướng nói: “Bạch diện vô tu chung thân phá bại”. Mặt trắng không râu về già tán gia bại sản.
Đàn ông không râu cũng như đàn bà không vú: “Đàn ông không râu mất nghì, đàn bà không vú lấy gì nuôi con”. Tuy nhiên, nếu đàn ông mà râu rậm hơn lông mày lại đi kèm với cặp mắt sâu sẽ là người nham hiểm đáng sợ, thuộc tướng diện “Rậm râu sâu mắt”. Theo Vũ Tài Lục, râu rậm hay thưa phải tùy thuộc lông mày mới đúng cách. Phần trên cằm là miệng; ngoài miệng có môi. Đôi môi một người nói lên nhiều cá tính theo con mắt tướng diện. Môi cần che kín răng bởi “Môi hở răng lạnh”. Môi là cửa ngõ của miệng lưỡi nên tướng miệng đi kèm với môi. Ca dao nói lên: “Cong môi hay hớt, mỏng môi hay hờn, dày môi ăn vụng”… và đồng thời “Môi thâm hiểm độc trong lòng”.
Dẫu tướng miệng tùy thuộc rất nhiều vào môi nhưng vẫn có những kiểu cách riêng. Thành ngữ dùng câu: “Miệng ngậm hạt thị” chỉ người ăn nói không ra lời, lúng búng trong miệng. Lời nói con người được thoát ra từ cửa miệng nên miệng còn được hiểu theo nghĩa bóng chỉ tâm tính; chẳng hạn: “Miệng hùm gan sứa”. Sứa nào có gan, mà hùm ai không sợ.
 Người lớn lối thường hay nhát gan. Đặc tính này thường ở nơi người hay làm oai bắt nạt hoặc thích kiếm chuyện gây khó dễ cho người khác. Một đặc tính của miệng thuộc tướng tốt nơi đàn ông thì lại không tốt nơi đàn bà: “Đàn ông rộng miệng thì tài, đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng”. Chẳng những thế, miệng rộng nơi đàn bà còn mang thiệt hại nơi gia đình: “Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà”. Có lẽ đàn bà miệng rộng thường là người tiêu xài không tính toán nên gây ra lắm cảnh thiếu hụt. Miệng không phải chỉ được dùng để nói mà còn để ăn; thế nên, “Miệng gàu dai (dây) nhai hết sự nghiệp” và người có “Miệng ống nhổ ăn đổ hết cửa nhà”.

 
Trên miệng là nhân trung và mũi. Người có nhân trung dài sống lâu: “Nhân trung dài sống dai như ông bành tổ”. Nói về sống như thế nào lại tùy thuộc về cái mũi bởi “Những người lỗ mũi hếch lên, của xe chất đống một bên cũng nghèo”. Hơn nữa, chẳng may ai có “Nốt ruồi trên mũi hay tủi tấm thân”. Bộ phận ảnh hưởng đến mũi nặng nề nhất là cặp mắt và đồng thời cũng là bộ vị quan trọng nhất của nhân thân.


Những người thành công đều có cặp mắt tốt kèm theo mũi ngay ngắn trường nhuận. Nhìn vào màu sắc của mắt, người xưa nói: “Người khôn con mắt đen sì, kẻ dại con mắt nửa chì nửa than”. Mắt còn nói lên cá tính hoặc sự khắc thuận của một người thế nào: “Những người con mắt ốc nhồi, trai thời đánh vợ gái thời sát phu”. Mắt trắng dã đi kèm với môi thâm chứng tỏ con người bạc bẽo, hiểm độc ... thuộc tướng xấu: “Môi thâm mắt trắng”. Xét riêng về tướng đàn ông, thành ngữ có câu khá thâm thúy: “Xấu mặt dễ sai, đẹp trai khó khiến”. Điều này không lạ gì bởi cái đẹp bề ngoài đối với con mắt bình thường khác hẳn nét đẹp của tướng diện.
Dĩ nhiên, những người đàn ông mặt hoa da phấn thường hay có số đào hoa. Người mang số đào hoa dễ coi thường những người phụ nữ theo đuổi nên sinh ra bất cần, khó khiến ... Chắc chắn một điều, người có số đào hoa chưa chắc đã mặt hoa da phấn nhưng bình thường, nữ giới cũng như nam giới, ai không mang sẵn cá tính bẩm sinh yêu nghệ thuật, ai không dễ xiêu lòng với nét đẹp hợp nhãn ...
 Đàn ông có một điều tối kỵ đó là lông mọc nơi thân mình: “Mèo vằn chó vá đừng nuôi, râu ria lông ngực là tôi phản thần”. Người râu ria rậm rạp kèm theo lông ngực thuộc loại hay thay lòng đổi dạ. Lông bụng tự mình nó đã chứng tỏ con người giảo hoạt, nhỏ mọn, không chí lớn: “Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng” hoặc “Cá khôn cá lội ra khơi, những người lông bụng chớ chơi mà lầm”. Dẫu ca dao có câu: “Người quân tử đắc ý rung đùi, kẻ tiểu nhân đắc ý gẩy đàn môi” nhưng tướng rung đùi lại là tướng xấu: “Đàn ông ngồi hay nhịp cẳng là sẵn tính phá gia”.


Dân gian nhận xét: “Xem trong bếp biết nết đàn bà”, điều này chẳng lạ gì vì đối với xã hội Việt Nam, đàn bà là nội tướng chuyên lo việc chăm sóc con cái, cơm nước trong gia đình. Dĩ nhiên, “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, bếp núc gọn gàng ... phải là kết quả do sự làm việc của người nội trơ. Nếu nhà cửa bếp núc ngập ngụa, con cái lấm lem nhăng nhăng nhố nhố chắc hẳn người mẹ cần phải đặt lại vấn đề.


Nguyễn Du than trong Đoạn Trường Tân Thanh: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” ám chỉ những người có tài thường hay bị gian truân lận đận ... Đối với khách hồng nhan cũng thế: Hồng nhan đa truân. Những người đàn bà đẹp theo lối nhìn bình thường của nhân gian thường gặp lắm cảnh trớ trêụ Phụ nữ dưới con mắt tướng diện, câu tục ngữ: “Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền” thường đánh lừa khối người bồng bột không để ý về nét ngoắt ngoéo chơi chữ của người xưa.


Trước hết, không ai dùng tiếng mua vợ hoặc mua vợ cho con mà cưới vợ hay dựng vợ gả chồng cho con cái. Ngược lại, người ta chỉ dùng tiếng mua hầu thiếp; đôi khi lịch sự văn vẻ hơn thì mới nói “cưới nàng hầu” trong thời kỳ xã hội Việt Nam còn chấp nhận “Trai năm thê bảy thiếp”. Hơn nữa, ca dao có câu lục bát nói về con mắt lá khoai loại có hình dạng dài gần giống lá răm: “Những người con mắt lá khoai, liếc chồng, chồng chết, liếc trai, trai mù”. Phụ nữ đoan chính không thể bị ghép chữ “liếc trai” mà những hạng “liếc trai, trai mù” thì thuộc loại đa dâm. Thế nên những người “Con mắt lá răm, lông mày lá liễu” là người đa dâm, không thể là vợ một ai mà chỉ đáng nàng hầu nếu không nói đa số là kỹ nữ.


Câu tục ngữ dùng chữ ngược nghĩa “Đáng trăm quan tiền”. Tướng đa dâm nơi nữ giới còn bao gồm: trường túc, trường mi, xích diện và làn thu thủy. Người đàn bà phần chân dài hơn thân mình, lông mày dài và thẳng, mặt lúc nào cũng hồng đôi má và kèm theo cặp mắt ướt như luôn luôn đọng nước ... tướng kỹ nữ hồng trần. Xét về hình dạng, lông mày phái nữ nên hơi cong theo vòng mí mắt; những chị em trang điểm vô tình không để ý thường hay phạm phải điều kỵ này nơi tướng diện.


Không hiểu tại sao ca dao có câu: “Những người béo trục béo tròn, ăn vụng như chớp đánh con cả ngày”. Lý do thật khó hiểu bởi đâu thiếu gì những bà vợ có da có thịt một chút chăm sóc chồng con cẩn thận ... lại thuộc người vượng phu ích tử. Đâu phải cứ béo là hay ăn vụng mà người đã không được ốm cho lắm dẫu có cố gắng ăn ít vẫn cứ chịu khó lên cân ... Thế rồi tại sao "đánh con cả ngày" càng thấy không hợp lý hợp tình chút nào.


Kinh nghiệm thực tế cho thấy, những người mập thường là những người có tính vui vẻ; thật ra, nếu người mập không vui vẻ cởi mở mà khăn kháu, khó tính, dễ bị bịnh áp huyết cao chết bất ngờ. Có thể rằng câu ca dao này bị giới hạn bởi kinh nghiệm riêng tư nào chăng. Ngược lại với hình tướng béo trục béo tròn là tướng thắt đáy lưng ong, eo con kiến: "Những người đáy thắt lưng ong, vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con." Tướng nhiều con của người đàn bà là "Lưng chữ ngũ, vú chữ tâm." Người có lưng hơi cong về phía trước, cặp vú ngang hơi thòng xuống sẽ có nhiều con cái. Ngày xưa, trong thời kỳ ấu thơ con cái được nuôi bằng sữa mẹ khác hẳn với ngày nay nên thường có quan niệm: "Cả vú bụ con." Có lẽ cả vú nhiều sữa cho con bú nên con bụ bẫm chăng!


Sách tướng chia ra: nhất thanh, nhị sắc, tam hình. Chuông trống, dụng cụ âm nhạc làm bằng đồ tốt thì âm thanh tốt. Con người cũng thế, "Tiếng cả nhà thanh;" người có tiếng nói âm hưởng lan rộng và ngân là quí tướng. Âm thanh tiếng nói theo tướng diện khác với lời nói, "Vàng thì thử lửa thử than, chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời." Lời nói phát tự tâm; tiếng nói thuộc về âm thanh, được xếp vào hàng diện mạo. Theo tướng học, tâm đoan chính, âm thanh tiếng nói biểu hiệu chất hào sảng: "Người thanh tiếng nói cũng thanh, chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu." Tiếng nói có âm thanh trầm ấm, âm điệu đĩnh đạc, hơi dài là tốt, là thanh. "Trái ngược với thanh là tục: líu lo, láu táu, thều thào, lí nhí, nói ngắn là xấu, là tục. Nếu "Lầm bầm như chó ăn vụng bột," vừa nói nhỏ, vừa cúi đầu là kẻ gian hoạt, âm hiểm.


Âm thanh tiếng nói hoặc kiểu cách nói của phụ nữ biểu hiệu một vài đặc tính của tướng diện. Điểm tối kỵ của phụ nữ về âm thanh giọng nói là lanh lảnh ré lên như tiếng kèn đồng hoặc tiếng lụa xé, đôi khi được gọi sắc như chẻ tre hoặc sắc như dao chém nước: "Đàn bà lanh lảnh tiếng đồng, một tướng sát chồng hai tướng hại con." Theo Vũ Tài Lục, "Đàn bà chỉ cần một tiếng nói sang cũng đủ làm mệnh phụ phu nhân; chỉ cần một tiếng nói giọng đàn ông cũng đủ làm thịt vài ông chồng."


Sách tướng có câu: "Nữ hữu nam thanh tất hình phu khắc tử; nam hữu nữ thanh tất tiện bần”. Coi tướng âm thanh lại cần phải liên kết với thái độ của người nói chuyện. Nếu cười nói tự nhiên là người có tướng về âm thanh tốt. Nói chưa ra lời mà đã cười mang tướng xấu: "Vô duyên chưa nói đã cười, có duyên gọi chín mười lời không thưa.ạ" Ca Dao là thế nhưng gọi chín mười lời không thưa chưa chắc đã có duyên ... Tuy nhiên, chắc chắn rằng chưa nói đã cười lại kèm thêm "đi như chạy" sẽ là người vô duyên: "Những người chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy là người vô duyên." Ăn nói nơi người đàn bà còn lệ thuộc vào tướng môi: "Cong môi hay hớt, mỏng môi hay hờn, dề môi ăn vụng."


Trong thơ văn, thi sĩ hay dùng tiếng "gót son" để chỉ dáng mảnh mai tơ liễu của tướng đàn bà, tướng quí. Người xưa kinh nghiệm, những người đàn bà có gót chân đỏ sẽ được nhờ cậy nơi con cái sau này: "Những người gót đỏ như son, tướng xuất như vậy có con mà nhờ." Qua cơ cấu gia đình Việt, danh phận người đàn bà lệ thuộc vào danh phận chồng. Ngược lại, theo tướng học, người vợ và người chồng ảnh hưởng lẫn nhau về phận số. Tướng đàn bà cổ cao, ba ngấn sẽ có chồng danh tiếng: "Hỡi cô má đỏ hồng hồng, cổ cao ba ngấn lấy chồng cao sang." Một đặc tính thường có nơi đàn bà đó là ghen. Lẽ thường, "Ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái không hay ghen chồng." Ghen không phải chỉ nơi đàn bà mà đàn ông nhiều khi còn quá quắt nhưng không có câu tục ngữ hay ca dao nào nói về đàn ông ghen. Điều này có thể bị quan niệm "Trai năm thê bảy thiếp..." khỏa lấp chăng. Đàn bà có tóc trán quăn là người ghen ghê gớm; ông chồng nào có vợ mang tướng này phải nên coi chừng, nếu không muốn nói là lang bang sẽ có ngày mang họa, "Đàn bà tóc trán quăn quăn, như vậy mới biết người ghen quá chừng."


 Vô ăn vô lo, sống không cần biết đến ngày mai sẽ ra sao là tướng lẹm cằm. Theo tướng diện, người lẹm cằm mang tướng xấu. Cằm được gọi là "địa các" hay cung "bắc nhạc" chủ về hậu vận. Thế nên, "Thà rằng chịu lạnh nằm không, còn hơn lấy gái lẹm cằm răng hô." Tướng đàn bà bất lợi cho đàn ông là tướng lưỡng quyền cao: "Đàn bà lưỡng quyền cao chỉ mưu mô hiếp chồng." Ngược lại, trên mặt có nốt ruồi nơi rãnh nước mắt sẽ khổ đau về đường chồng con: "Nốt ruồi dưới mắt sẽ nhắc khóc chồng."


 Trong tiết mục "Hỏi Ông Hư Tử" nơi cuốn "Tướng Mệnh Khảo Luận," Vũ Tài Lục có chép: "Tướng có biến không? Tướng thường biến theo tâm. Theo lời Quỷ cốc Tử nói: 'Hữu tâm vô tướng, tướng tùy tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt. Hữu tâm hữu tướng, tướng bất tùy sinh; vô tâm vô tướng, tướng bất tùy diệt." Trong cuộc sống, ai không nhận thấy "Thánh nhân đãi kẻ khù khờ;" vì khù khờ nên không biết hại ai, không mưu đồ gian ác do đó có tâm đức tốt, hướng thiện tất nhiên tướng tùy tâm sinh và số theo đức; trong khi những người ma lanh quỉ quyệt, "Ăn cây táo, rào cây sung," hoặc "Đòn càn hai mũi, đâm bị thóc thọc bị gạo" dù cho có cố tình huênh hoang cũng bị trần ai khốn khổ dầy vò. Nguyễn Du cũng nói lên: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài." (Truyện Kiều).

3. Thay lời kết
 
Người xưa có câu: "Ở hiền gặp lành." Ở hiền tất nhiên tạo tâm đức. Xét như vậy, phận số con người không phải đã được an bài từ trước mặc dầu ai cũng tin rằng "Cha mẹ hiền lành để đức cho con." Dẫu cha mẹ hiền lành, con cái hưởng phần phúc đức, nhưng nếu con cái không biết lo sống đức độ mà đam mê chạy theo những ham muốn xấu, tất nhiên tự mình phá đổ phần phúc đức, tự mình gieo tai họa cho mình bởi tướng tùy tâm diệt và số tòng tâm. Nghĩ như thế, thưởng phạt một phần nào cũng có ngay trong cuộc sống, và do chính mình tạo ra; thuyết nhà Phật gọi là "nhân quả."


Lẽ đương nhiên, không ai kết án con người mà chỉ kết án hành động của con người. Hành động có nhiều cách, nhiều lối từ lời nói đến mưu mô hoặc thực hành sự việc ... Một lời nói thất đức, hại đến danh dự hay dèm pha xúi bẩy tạo cho người khác đi vào ngã chẳng nên có khi gây tổn hại gấp trăm ngàn lần những lỗi lầm vô ý. Ngược lại cũng một lời nói giúp cho người khác thăng tiến, sống tốt lành hơn, tạo nơi mình dầy đường tâm đức. Bình tâm nhận xét, tướng diện học có mục đích giúp mình tự nhận thấy những gì thiếu sót lo sao sống tốt lành hơn để tạo thêm tâm đức.


Như vậy, dẫu một người có tướng diện không hay, chẳng nên ca thán hoặc nghĩ mình bị mang số hẩm hiu; trái lại, nên nhớ câu "Đức năng thắng số." Chỉ có một con đường duy nhất để cải số là sống đức đô.. Con người được sinh ra với tướng không tự mình lựa chọn nhưng cải tướng, chuyển số lại bởi tự chính mình. Nhận ra như thế, chẳng lạ gì, những ai "Gieo gió sẽ gặt bão" và đồng thời người nào "Trồng cây dâu ăn trái dâu." Đó cũng là lý do người xưa có nói "Người trồng cây cảnh người chơi, ta trồng cây đức để đời về sau." Người nhận ra tướng diện mình để tu thân chắc chắn không ai có thể "coi bói" hoặc "Trông mặt mà bắt hình dong" được nữa bởi đã tự cải số nên sinh ra "Tướng diện bất như tướng tâm."


Tuy nhiên, không phải vô lý mà có câu "Trông mặt bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon." Khi một người trong lòng vui tất nhiên mặt sẽ hiện lên nét vui tươi, cởi mở, hoặc trong lòng buồn, nét mặt trở thành lo âu sầu khổ. Cái lý của tướng diện cũng tương tợ như tâm lý để lộ qua hình hài, thái độ. Xét như vậy, nếu do tướng diện mà biết được tâm thì chắc chắn tâm ảnh hưởng tướng diện. Thế nên, muốn đổi tướng trước hết cần chuyển tâm; điều này chẳng có gì nghịch lý mà lại thuận theo nghĩa tương đồng.

19 thg 10, 2016

Chữa phạm phòng

Cây cối xay chữa phạm phòng



.

Một lần đến nhà tôi, thấy mấy cây cối xay đứng ở góc vườn, lương y Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch Hội Dược liệu thành phố Đà Nẵng liền đọc: “Phạm phòng thì có cối xay/ Buồn phiền mệt nhọc trị hay vô cùng”.
Cây cối xay - Abutilon indicum. Ảnh: P.C.T
Cây cối xay - Abutilon indicum. Ảnh: P.C.T
Không biết có phải vì cái “chứng lạ” kia không, mà câu ca đã rạch một đường hằn trên bộ óc của tôi, khiến tôi không thể không chú ý “trên mức bình thường” đến cái cây thuốc vốn mọc hoang khắp nơi chi xứ, từ bờ bãi, mé vườn, đến vệ đường, ngõ xóm.
Cây cối xay, còn gọi là giằng xay (không lầm với cây ngọt nghẽo - Gloriosa superba có độc, cũng có nơi gọi là giằng xay), vì có quả giống hệt cái thớt trên của cối xay lúa bằng tre ngày xưa. Cả người Trung Hoa, có lẽ có cùng kiểu tư duy nông nghiệp như ta nên cũng gọi cây cối xay là... cây cối xay, tất nhiên theo ngôn ngữ của họ, tức là 磨盤́草 - ma bàn thảo (ma là cái cối đá - theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu thì phải đọc âm má mới đúng nghĩa này, bàn là mâm hay thớt, còn thảo là cây vậy). Về cái tên ma bàn thảo, trong một bộ sách dược liệu nổi tiếng của Việt Nam, tên chữ Hán viết kèm rất rõ ràng nhưng tác giả trong một tích tắc sơ ý đã hạ bút phiên âm là ma mãnh thảo (do chữ bàn 盤́ na ná chữ mãnh 艋 chăng?), khiến cho không ít người đã vô tư “bé cái nhầm” sai theo suốt mấy chục năm mà không hay biết.
Trở lại với bài thuốc nói trên, lương y Dũng cho biết nam nữ mới ốm dậy, hoặc đang ốm, mệt nhọc mà sinh hoạt vợ chồng, sau đó thấy người mệt mỏi, buồn phiền, ăn không tiêu, đầy hơi, da vàng, bụng trên trướng lên, bụng dưới nóng ran, khó thở,… Đông y gọi là chứng phạm phòng, để kéo dài rất nguy hiểm. Nên dùng độc vị cây cối xay 50g sắc uống, vài ba thang sẽ khỏi. Bài thuốc kinh nghiệm này lương y Dũng đã chữa cho nhiều bệnh thành công nên rất lấy làm tâm đắc. Khi hỏi về xuất xứ bài thuốc, lương y Dũng cho biết đã đọc được trong một cuốn sách thuốc nhưng vì quá lâu không còn nhớ tên sách là gì.

Vốn ưa “uống nước tận nguồn”, tôi đã để tâm tìm kiếm suốt mấy năm ròng, tra trong nhiều sách thuốc cổ kim, từ Tuệ Tĩnh, Lãn Ông, đến Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi... đều không thấy. Cuối cùng, cũng đã tìm thấy bài thuốc trong mục “Phòng thất” (tức phạm phòng) tại trang 345 sách Y lược Giải âm Tạp chứng của Tạ Phúc Hải soạn thuật, in tại Hà Nội năm 1931. Nguyên văn  sách này giới thiệu rất nhiều bài thuốc bắc, thuốc nam chữa chứng phạm phòng, tùy người tùy chứng mà áp dụng, như đoạn cuối viết “chứng (phạm) phòng chậm phát dùng Bình vị tán, khí hư dùng Tứ quân tử thang, huyết hư dùng Tứ vật thang đều gia Ngũ linh chi 2 đồng (8g), Nhân trần 2 đồng (8g). Hựu phương (hoặc dùng phương): Lá cối xay 1 lạng (40g) sao vàng, Bẹ mèo cau  5 đồng (20g) sao vàng, cùng sắc nước uống”.

Như vậy bài thuốc nam sách nêu ngoài lá cối xay còn có thêm bẹ mèo cau (còn gọi meo cau, tức bẹ bọc hoa cau còn non).  

Chúng tôi sẽ nói thêm về những ứng dụng khác của cây cối xay vào kỳ sau.
PHAN CÔNG TUẤN

Bệnh phạm phòng và bài thuốc hay

Bệnh phạm phòng và bài thuốc hay


Cây cối xay
Nhân đọc bài “Cây cối xay… cùng loay hoay khám phá” của L/y Phan Công Tuấn đăng trên CTQ 89 - 90 tháng 8/2007. Cách đây vài năm, tôi viết bài thuốc chữa bệnh phạm phòng gửi cho một tạp chí, nhưng bị trả lại với lời cám ơn vì không đăng được.
Bệnh phạm phòng, tên có từ lâu rồi, nhưng ít được thông tin nên khi nghe có phần lạ tai và có khi cho rằng không có cơ sở tin cậy.
Người viết không phải thầy thuốc, chỉ được mách bảo hay chứng kiến qua bệnh nhân chữa khỏi mà phổ biến. Nhiều người có bài thuốc hay, khi gặp người bệnh, dù thân quen hay không, họ thường “mau mồm” mách bảo. đó cũng là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam mang ý nghĩa làm phúc, cũng vì thế nên mới có những bài thuốc “dân truyền” , “gia truyền” v.v.
....
Xin trở lại câu chuyện về bệnh phạm phòng đã đăng trên CTQ. Theo L/y Nguyễn Đức Dũng cho biết: nam nữ mới ốm dậy hoặc đang ốm, mệt nhọc mà sinh hoạt vợ chồng, sau đó thấy mệt mỏi, buồn phiền, ăn không tiêu, đầy hơi, da vàng, bụng trên trướng lên, bụng dưới nóng ran, khó thở.. là rất đúng triệu chứng của bệnh. Tôi xin bổ sung: có thể mắt vàng (mắt là cửa ngõ của gan) và theo tôi, đây là bệnh gan thời kỳ đầu.
Năm 1946, tôi mới 9 tuổi, gia đình tản cư lên Chí Chủ, tôi đã được chứng kiến một bác bị bệnh phạm phòng, triệu chứng như L/y Dũng kể. Có điều là bác này ở giai đoạn nặng, có một cụ lang cũng cùng thôn (tôi quên tên) đã chữa cho bác bằng 3 thứ cây, mỗi thứ một nắm, sao vàng sắc đặc uống, gồm: Bông mã đề (cả lá, rễ). Cây cối xay (băm phơi), Củ ráy dại (gọt vỏ ngoài) thái mỏng. Uống mấy thang bác khỏi bệnh và đi lao động bình thường.
Tôi cho rằng đây là bài thuốc hay nên phổ biến rộng rãi. Chúng ta cùng làm việc thiện, những cây thuốc Nam dễ kiếm đối với người nghèo không may gặp bệnh lại càng thấy quý, vì nhiều khi giúp họ xua đi được bệnh hiểm nghèo. Rất cám ơn Tạp chí CTQ đã sưu tầm và cho phổ biến những bài thuốc như vậy.

Đinh Đăng Minh (CTQ số 94)


Cây bìm bịp - bỗng chốc nổi tiếng nhờ tác dụng chữa ung thư?



Vân Hồng |
Cây bìm bịp - bỗng chốc nổi tiếng nhờ tác dụng chữa ung thư?

Câu chuyện về những bệnh nhân chữa khỏi ung thư nhờ ăn lá bìm bịp đang "nóng" ở Châu Á. Liệu cây bìm bịp có mang trong mình "sứ mệnh" cứu sống người bị ung thư hay không?




Cây bìm bịp (cây xương khỉ): Thuốc chữa ung thư đang được săn lùng ráo riết
Có một loại cây mọc tự nhiên chẳng mấy ai biết đến, bỗng chốc nổi tiếng và được người dân Châu Á săn lùng ráo riết, thậm chí còn có người "bay" sang tận Malaysia để gặp đúng người đã nhờ nó mà "thoát chết".
Cây bìm bịp - bỗng chốc nổi tiếng nhờ tác dụng chữa ung thư? - Ảnh 1.
Cây bìm bịp còn có tên khác là cây mảnh cộng, cây xương khỉ. (Ảnh minh họa)
Bà Vương Tú Cầm (người Trung Quốc), là bệnh nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3, sau 10 tháng phát hiện bệnh thì chuyển biến xấu sang ung thư giai đoạn cuối.
Sau khi nhận được thư điện tử của người bạn thân giới thiệu về chuyện ông Lưu Liên Huy ở Malaysia bị ung thư đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất nhờ ăn lá bìm bịp 13 ngày.
Chị đã không chần chừ mà ngay lập tức mua vé máy bay đi Penang, sau đó di chuyển đến Taiping (Malaysia) để tìm ông Lưu với hy vọng mình cũng sẽ may mắn như ông ấy dù chưa biết thực hư ra sao mà chỉ tin lời của bạn.
Khi đến nơi, chị không chỉ được ông Lưu nhiệt tình hướng dẫn cách ăn rau, mà còn được động viên là yên tâm rồi bệnh sẽ đỡ.
Cây bìm bịp - bỗng chốc nổi tiếng nhờ tác dụng chữa ung thư? - Ảnh 2.
Lá bìm bịp có thể xem là cây cỏ, cũng có thể dùng làm rau ăn (Ảnh minh họa)
Chị Vương đã ở lại Malaysia và ăn bìm bịp liên tục 10 ngày, sau đó xin một bọc lá mang về nhà uống tiếp thêm 5 ngày nữa.
Trong lần hóa trị thứ 2 trước khi khi chị xét nghiệm CA125, chỉ số bệnh đã giảm 45%, khối u kích thước 4*5cm cũng đã biến mất.
Trước khi hóa trị lần 2, bác sĩ hỏi chị có bị rụng tóc không nhưng chị cho biết tóc đã không có hiện tượng rụng như các bệnh nhân ung thư đang hóa trị khác.
Bác sĩ khẳng định, lần hóa trị thứ 3 sẽ rất nặng, tóc chắc chắn sẽ bị rụng, tuy nhiên, sau khi hóa trị thì tóc chị lại tiếp tục giữ được an toàn.
Tiếp tục hóa trị lần 4, chỉ số xét nghiệm máu CA125 của chị đã trở lại bình thường, chỉ số hiện tại giảm xuống còn 16,8 (trong khi đó chỉ số an toàn của người bình thường là dưới 36).
Các bác sĩ cho biết, bệnh của chị đã tiến triển rất tốt, theo phác đồ điều trị ban đầu của bệnh án là phải hóa trị 6 lần nhưng chỉ làm đến lần thứ 4 là có thể dừng lại vì hiệu quả chữa bệnh tốt ngoài dự kiến.
Chị Vương cảm thấy rất biết ơn trời đất vì đã nghe bạn mà tin tưởng chữa bệnh theo cách này, đồng thời chị cũng mang một ít cây về trồng tại nhà, tiếp tục ăn thêm trong vòng 4 tuần để nâng cao tác dụng phòng bệnh.
Cây bìm bịp - bỗng chốc nổi tiếng nhờ tác dụng chữa ung thư? - Ảnh 3.
Lá bìm bịp phơi khổ để sử dụng (Ảnh minh họa)
Sau thời điểm đó, báo chí Trung Quốc cũng đã đăng tin về cây bìm bịp có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như trị vàng da, thấp khớp, rối loạn kinh nguyệt, đau xương, bệnh thận…
Ngoài cách ăn rau bìm bịp bằng cách làm nước ép uống, còn có thể nấu như một món canh ăn hàng ngày.
Đây chỉ là bài chia sẻ riêng của chị Vương và chị cũng cho rằng cách chữa bệnh của chị không có căn cứ bởi một bằng chứng nghiên cứu khoa học nào cả, chỉ là cá nhân lựa chọn trong lúc mắc bệnh hiểm nghèo.
Chuyện dùng cây bìm bịp chữa ung thư chưa được giới khoa học xác nhận
Ngoài trường hợp của chị Vương, hiện tại ở Malaysia có rất nhiều bệnh nhân ung thư thực hiện theo cách chữa bệnh này. Ông Lưu cho biết, hàng ngày có hàng trăm cuộc gọi điện hỏi mua lá bìm bịp.
Tác dụng chữa bệnh ung thư của cây bìm bịp còn được bệnh nhân viết riêng 1 trang blog để chia sẻ với cộng đồng. Những trường hợp chứng minh lá bịp bịp có thể chữa ung thư cũng được các trang mạng xã hội đưa tin nhiều.
Cây bìm bịp - bỗng chốc nổi tiếng nhờ tác dụng chữa ung thư? - Ảnh 4.
Báo của người Hoa đăng ảnh bệnh nhân bị ung thư nhờ uống nước ép lá bìm bịp mà "thoát chết" (Ảnh Internet)
Cây bìm bịp - bỗng chốc nổi tiếng nhờ tác dụng chữa ung thư? - Ảnh 5.
Bài báo viết về ông Lưu Liên Huy (Ảnh minh họa)
Cây bìm bịp - bỗng chốc nổi tiếng nhờ tác dụng chữa ung thư? - Ảnh 6.
Hình ảnh chia sẻ của bệnh nhân trên blog về cây bìm bịp (Ảnh Internet)
Cây bìm bịp - bỗng chốc nổi tiếng nhờ tác dụng chữa ung thư? - Ảnh 7.
Kết quả thử máu trước khi sử dụng lá bìm bịp (Ảnh Internet)
Cây bìm bịp - bỗng chốc nổi tiếng nhờ tác dụng chữa ung thư? - Ảnh 8.
Kết quả thử máu sau khi sử dụng lá bìm bịp (Ảnh Internet)
Trên báo NewLife của Malaysia ngày 25/5/2011 cũng đã đăng tải về tác dụng của cây bìm bịp có thể chữa ung thư với tỉ lệ khỏe mạnh lên đến 90% nếu sử dụng đúng cách từ 4-6 tuần.
Nhưng đồng thời khuyến cáo độc giả rằng mỗi thể trạng bệnh đều khác nhau nên đây không phải là một bài thuốc được khoa học công nhận.
Hiện tại các nhà khoa học ở Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác cũng đã quan tâm nghiên cứu về tác dụng của cây bìm bịp nhưng chưa đưa ra kết luận cuối cùng.
Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đầy đủ hơn về tác dụng chữa bệnh của cây bìm bịp và một số công thức làm thuốc để độc giả quan tâm tiện theo dõi.
Cây bìm bịp có thể tìm thấy ở Việt Nam
Cây bìm bịp (tên khoa học là Clinacanthus nutans, có tên khác là xương khỉ, mảnh cộng).
Đây là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao tới 3m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm. Cây được mọc hoang khá phổ biến ở rất nhiều vùng nông thôn Việt Nam và Châu Á. Hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.
Theo y học cổ truyền, cây bìm bịp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau).
Các nghiên cứu còn cho thấy cây bìm bịp chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, tanin, flavon, glycosid, của cerebrosid và glycerol có tác dụng trị mụn rộp ở mép, miệng.
Rau bìm bịp có mùi thơm nhẹ, có thể được ăn sống (khó ăn) và chủ yếu được dùng để luộc hay nấu canh.
Ngày nay rau bìm bịp thường dùng ăn kèm với lẩu cá, lẩu thịt hoặc nấu canh với thịt bằm, canh tôm, canh cua rất ngon và giàu dinh dưỡng.
Đây là loại rau rừng quen thuộc với bộ đội trong chiến khi qua các thời kỳ chiến tranh chống Pháp và Mỹ ở Việt Nam. Trong chiến trường ác liệt loài rau này được dùng thay cho một phần lương thực bị thiếu hụt.
*Tổng hợp

Bản đồ tiền tệ: giá trị tiền Việt thấp thứ 2 thế giới

(VNF) - Trong bản đồ tỷ giá hối đoái các đồng tiền toàn cầu so với đồng USD, tiền Việt Nam có giá trị thấp thứ 2 thế giới chỉ sau đồng tiền của Iran.

Trong một bài báo gần đây của Reuters, các chiến lược gia thị trường tiền tệ đang dự đoán điểm yếu lớn của đồng USD trong vài tháng tới. Trang Howmuch.net ngày 26/4 đã đăng tải một bản đồ tiền tệ của các quốc gia trên toàn thế giới. Theo đó, đồng tiền các nước được so sánh với giá trị hiện tại của 1 USD.
Khu vực Trung Đông, châu Á và Nga
Bản đồ dưới đây thể hiện tỷ giá hối đoái của 45 quốc gia. Trong đó, đồng tiền mạnh nhất khu vực Trung Đông, châu Á và Nga là đồng dinar Kuwait. Tỷ giá hối đoái của đồng dinar Kuwait là 0,30 đổi 1 USD. Đồng tiền yếu nhất là rial của Iran, 1 USD tương đương với 30.165 rial Iran. Trong bản đồ, 4 quốc gia có đồng tiền mạnh hơn so với đồng USD là: Kuwait, Oman, lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh và Jordan.
Trong bản đồ này Việt Nam đồng là đồng tiền yếu thứ hai khu vực và cũng là đồng tiền yếu thứ hai thế giới sau đồng rial của Iran. Tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng so với USD là 22.281 VND đổi 1 USD.
Đồng tiền mạnh nhất
Kuwait: 1 USD = 0,30 dinar Kuwait
Oman: 1 USD = 0,38 Rial Oman
Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh: 1 USD = 0,69 Bảng Anh
Jordan: 1 USD = 0,71 dinar Jordan
Singapore: 1 USD = 1,35 đô la Singapore
Đồng tiền yếu nhất
Iran: 1 USD = 30.165 rial Iran
Việt Nam: 1 USD = 22.281 Việt Nam đồng
Indonesia: 1 USD = 13.236 rupiah Indonesia
Lào: 1 USD = 8.220 kíp Lào
Campuchia: 1 USD = 4.005 riel Campuchia
Khu vực Bắc Mỹ
Trong bản đồ tiền tệ khu vực Bắc Mỹ thể hiện tỷ giá hối đoái so với đồng USD của 21 quốc gia khác nhau. Đồng tiền mạnh nhất là đồng đô la Quần đảo Cayman (Cayman Islands). Tỷ giá hối đoái của đồng đô la Quần đảo Cayman là 0,82 đổi 1 USD. Đồng tiền yếu nhất là đồng tiền Gourde Haiti. 1 USD tương đương với 61,4 Gourde Haiti. Quần đảo Cayman là nước duy nhất có đồng tiền mạnh hơn so với đồng USD.
Bản đồ tỷ giá hối đoái của các đồng tiền khu vực Bắc Mỹ.
Đồng tiền mạnh nhất
Cayman Islands: 1 USD = 0,82 đô la Cayman Islands
Mỹ: quốc gia sử dụng USD làm đồng tiền
Puerto Rico: quốc gia sử dụng USD làm đồng tiền
Panama: 1 USD = 1 Balboa Panama
Cuba: 1 USD = 1 Cuba Convertible Pesos
Bermuda: 1 USD = 1 đô la Bermuda
Đồng tiền yếu nhất
Jamaica: 1 USD = 121,3 đô la Jamaica
Haiti: 1 USD = 61,4 Gourde Haiti
Cộng hòa Dominica: 1 USD = 45,6 peso Dominica
Trinidad và Tobago: 1 USD = 6,6 đô la Trinidad
St. Lucia: 1 USD = 2,7 USD Caribbean
St Kitts Nevis Anguilla: 1 USD = 2,7 USD Caribbean
St. Vincent và Grenadines: 1 USD = 2,7 USD Caribbean
Khu vực Nam Mỹ
Bản đồ tiền tệ khu vực này biểu thị tỷ giá hối đoái của 13 quốc gia. Đồng tiền mạnh nhất là đồng tiền của Guiana (thuộc Pháp). Quốc gia này sử dụng đồng Euro, trong đó 1 USD = 0,88 Euro. Đồng tiền yếu nhất là Guarani Paraguay, 1 USD tương đương với 5.666 Guarani Paraguay. Guiana thuộc Pháp là quốc gia duy nhất có đồng tiền mạnh hơn so với USD
Bản đồ tỷ giá hối đoái của các đồng tiền khu vực Nam Mỹ.
Đồng tiền mạnh nhất
Guiana (thuộc Pháp): 1 USD = 0,88 Euro
Ecuador: quốc gia sử dụng USD làm đồng tiền
Peru: 1 USD = 3,34 sol nuevo Peru
Brazil: 1 USD = 3,61 real Brazil
Suriname: 1 USD = 3,95 đô la Suriname
Đồng tiền yếu nhất
Paraguay: 1 USD = 5.666 Paraguay Guaraní
Colombia: 1 USD = 3.019 peso Colombia
Chile: 1 USD = 675,5 peso Chile
Guyana: 1 USD = 205,0 đô la Guyana
Khu vực châu Âu
Tỷ giá hối đoái của 27 quốc gia khác nhau được thể hiện trên bản đồ tiền tệ châu Âu. Đồng tiền mạnh nhất thuộc về tiền tệ của Isle of Man - đất nước này sử dụng đồng bảng Manx, trong đó có một tỷ giá 1 USD = 0,69 bảng Manx. Đồng tiền yếu nhất là đồng rúp Belarus, 1 USD tương đương với 20.096 đồng rúp Belarus. Trong bản đồ này, 5 quốc gia có đồng tiền mạnh hơn so với đồng USD: Isle of Man, Anh, Liên minh châu Âu, Liechtenstein và Thụy Sĩ.
Bản đồ tỷ giá hối đoái của các đồng tiền khu vực châu Âu.
Đồng tiền mạnh nhất
Isle of Man: 1 USD = 0,69 bảng Manx
Vương quốc Anh: 1 USD = 0,69 bảng Anh
22 quốc gia trong khu vực châu Âu: 1 USD = 0,88 Euro
Thụy Sĩ: 1 USD = 0,96 franc Thụy Sĩ
Liechtenstein: 1 USD = 0,96 franc Thụy Sĩ
Đồng tiền yếu nhất
Belarus: 1 USD = 20.096 đồng rúp Belarus
Armenia: 1 USD = 481,5 dram Armenia
Hungary: 1 USD = 276,9 forint Hungary
Albania: 1 USD = 123,7 lek Albania
Serbia: 1 USD = 108,3 dinar Serbia
Khu vực châu Phi
Tại khu vực này, đồng tiền mạnh nhất là đồng tiền của Zimbabwe, nước này sử dụng đồng USD làm đồng tiền của mình. Đồng tiền yếu nhất là đồng franc Guinea, 1 USD tương đương với 7.573 franc Guinea. Không có quốc gia có đồng tiền mạnh hơn so với USD.
Bản đồ tiền tệ của 49 quốc gia khu vực châu Phi.

Đồng tiền mạnh nhất
Zimbabwe: quốc gia sử dụng USD làm tiền tệ
Libya: 1 USD = 1,37 dinar Libya
Tunisia: 1 USD = 2,01 dinar Tunisia
Ghana: 1 USD = 3,86 Cedi Ghana
Sudan: 1 USD = 6,10 bảng Sudan
Nam Sudan: 1 USD = 6.10 bảng Nam Sudan
Đồng tiền yếu nhất
Guinea (Conakry): 1 USD = 7.573 franc Guinea
Sierra Leone: 1 USD = 3.991 leone của Sierra Leone
Uganda: 1 USD = 3.372 shilling Uganda
Madagascar: 1 USD = 3.183 Malagasy Ariary
Tanzania: 1 USD = 2.186 shilling của Tanzania
Châu Đại Dương
Quốc gia có đồng tiền mạnh nhất khu vực này là Palau, sử dụng đồng USD làm đồng tiền của mình. Đồng tiền yếu nhất là Vatu Vanuatu, 1 USD tương đương với 109,9 Vanuatu Vatu. Không có quốc gia có đồng tiền mạnh hơn so với đồng USD tại đây.
Bản đồ tỷ giá hối đoái so với đồng USD của 28 quốc gia châu Đại Dương.
Đồng tiền mạnh nhất
Palau: quốc gia sử dụng USD
Micronesia:  quốc gia sử dụng USD
Guam: quốc gia sử dụng USD
American Samoa: quốc gia sử dụng USD
Timor-Leste: quốc gia sử dụng USD
Đảo Norfolk: 1 USD = 1,3 đô la Úc
Úc: 1 USD = 1,3 đô la Úc
Đồng tiền yếu nhất
Vanuatu: 1 USD = 109,9 Vanuatu Vatu
French Polynesia: 1 USD = 105,1 franc Pháp Thái Bình Dương
New Caledonia: 1 USD = 105,1 franc Pháp Thái Bình Dương
Quần đảo Wallis và Futuna: 1 USD = 105,1 franc Pháp Thái Bình Dương
Solomon Islands: 1 USD = 7,9 USD Solomon Islands
Ngoài một vài quốc gia, giá trị của đồng USD hầu như cao hơn so với đồng tiền của các nước. Trong thực tế, không có quốc gia châu Phi nào có đồng tiền có giá trị cao hơn USD (chỉ có Zimbabwe sử dụng đồng USD làm đồng tiền). Các quốc gia có đồng tiền mạnh hơn đồng USD bao gồm Kuwait, Oman, Jordan, đảo Man, Vương quốc Anh, các nước khu vực Liên minh châu Âu (EU), Thụy Sĩ, Liechtenstein, và quần đảo Cayman.
Các quốc gia có đồng tiền thuộc top có giá trị thấp nhất thế giới bao gồm Iran, Việt Nam, Guinea, Paraguay, Belarus và Armenia. Phải mất 30.165 Rial Iran mới đổi 1 USD và khoảng 22.280 đồng đổi 1 USD.
Hồ Mai
Theo Howmuch.net