10 thg 12, 2017

CÂU CHUYỆN CHỮA GÚT BẰNG LÁ MƠ LÔNG DẠỊ CỦA THẦY LÊ VĂN SỬU


Mùa hè năm 2005 vừa qua, trên các báo hàng ngày, báo tuần, xuất bản ở Hà Nội, đều đăng bài có nội dung về việc ông sư giả mạo L. Q. H chữa bệnh gút cho tiến sỹ y khoa Ng. H. K.. Báo viết về lời của ông K. tả lại, ông H đã tiêm cho ông một mũi thuốc biệt dược, với số tiền là 12 ngàn đô la Ông K thấy sau khi được tiêm, bệnh ông có đỡ, nhưng chưa biết được bệnh có khỏi lâu dài hay không. Điều mà ông K còn băn khoăn, đó là: Không biết tên thuốc, thành phần của thuốc ra sao, và xuất xứ của thuốc do hãng nào, nước nào sản xuất. Nhận thấy ở nước ta có nhiều người bị bệnh gút, bệnh gây ra rất đau đớn, lại được coi là bệnh khó chữa. Từ nhiều năm nay, tôi đã để tâm tìm hiểu, thu lượm bài thuốc dân gian, bằng cây cỏ nước ta, tiến hành chữa thử cho một số người bị bệnh này. Người nào đã được tôi chỉ cho họ cách tự làm thuốc chữa cho mình, họ cũng đều khỏi cả. Nay tôi muốn phổ biến bài thuốc kinh nghiệm này đến mọi người. Tôi xin kể một trường hợp cụ thể, mong đồng nghiệp có thêm niềm tin.

Cụ K. ở cụm dân cư số 9, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nhà cụ cùng khu tập thể tôi ở hiện nay, nhưng bên dãy nhà A 5, tầng một. Tôi ở tầng hai, đầu dãy A 3. Từ cửa sổ đầu hồi nhà tôi, tôi nhìn xuống cửa chính nhà cụ rất rõ. Cụ hơn tôi chừng dăm tuổi, nhưng người cụ nhỏ nhẹ, và cụ còn rất nhanh nhẹn. Chúng tôi thường quan hệ, giúp đỡ nhau những chuyện nhỏ trong đời sống hàng ngày. Một hôm, vào mùa hè năm 2004, khi tôi đi chợ, qua ngách nhỏ gần nhà cụ, gặp cụ từ chợ về. Cụ gọi tôi đứng lại và hỏi tôi về bệnh tật của cụ. Cụ kéo ống quần chân trái lên, để lộ từ bắp chân trở xuống cho tôi xem. Cụ nói: “Ông thầy thử xem giúp tôi, chân tôi sưng đau như thế này, vậy nó là bệnh gì ?.” Một phần, vì gặp nhau ngay giữa nơi nghách hẹp, không tiện đứng lâu xem chân cụ được. Phần nữa, tôi cũng muốn cụ đi khám ở cơ sở y tế, để có được chẩn đoán chắc chắn, sau đó tôi mới bàn với cụ về phương án chữa cho tiện lợi nhất. Vì thế tôi đã hỏi cụ: “Chân cụ bị sưng đau như thế này mấy hôm rồi ?.” Cụ nói: “Mới hai ba hôm nay thôi.” Tôi khuyên cụ: “Chân cụ sưng đau thế này, có thể là do nhiều loại bênh khác nhau gây ra, cụ nên đi khám ở bảo hiểm y tế ngay. Khám xong, cụ về cho tôi biết, họ chẩn đoán bệnh của cụ thế nào. Cụ đừng cho họ tiêm thuốc, cũng đừng uống thuốc gì, như thế, khi tôi xem xong mới dám bàn với cụ.”Tối hôm đó, cụ gặp tôi và nói: “Họ chẩn đoán là tôi bị bệnh gút.” Tôi nói với cụ: “Thế thì không đáng ngại.” Cụ hỏi tôi: “Nghe nói bệnh này khó chữa lắm phải không ông thầy ?.” Tôi nói với cụ: “Ngày mai cụ phải đặt ở hàng thuốc Nam, mua loại lá mơ dại, mua được càng nhiều càng tốt. Khi có lá thuốc về, tôi sẽ hướng dẫn cụ cách chế biến để sắc uống.” Về đến nhà, tôi mở sách, xem lại những thông tin chính về bệnh gút, để đối chiếu với chứng đau ở chân cụ. 

Trong cuốn sách “Sổ tay lâm sàng.” của Nhà xuất bản Y học Hà Nội năm 1994, có những thông tin chính như sau:

 “Định nghĩa : Rối loạn chuyển hoá a xít u ríc, thường do nguồn gốc gia đình có đặc trưng a xít u ríc máu tăng, biểu hiện bằng những cơn đau khớp cấp, u rát kết tủa dưới da ở quanh các khớp (cục u rát) và tổn thương thận.

Bệnh căn : Sự liên quan giữa tăng a xít u ríc máu và những biểu hiện ở khớp của bệnh gút chưa được biết rõ. Thực tế, tăng a xít u ríc máu có thể hoàn toàn không có triệu chứng, hình như những biến đổi nhanh của a xít u ríc máu thuận lợi cho sự kết tủa u rát.

1 - Bệnh gút tiên phát : Tăng a xit u ríc máu do sản xuất tăng và hoặc do a xít u ríc bài xuất giảm. Trong 10 - 20% các trường hợp, thấy có tiền sử gia đình trong tiền sử bệnh. Những khiếm khuyết di truyền của một số en zim đã được xác định trong một số trường hợp (xem tăng a xít u ríc máu di truyền). Gần như là bệnh gút chỉ gặp ở đàn ông (95% các trường hợp) từ 30 tuổi; ở phụ nữ chỉ gặp ở tuổi mãn kinh.
2 - Bệnh gút thứ phát: (lược)…

... Triệu chứng : Tiến triển của bệnh gút tiên phát thường rất chậm và đặc trưng bởi các cơn đau của bệnh gút cấp : Sau một bữa ăn quá thịnh soạn, mệt mỏi thể chất hoặc chấn thương cục bộ. Khoảng cách tự do ngày càng ngắn lại. Cơn gút cấp (viêm khớp cấp) : Cơn đau đánh thức người bệnh vào khoảng 2 giờ sáng. Trong đa số trường hợp, đau ở ngón chân cái (khớp xương bàn chân - đốt một ngón chân). Các nơi khác cũng có thể bị : Háng, đầu gối, tay. Lúc đầu, đau vừa phải, sau đó tăng dần rồi đau ghê gớm. Người bệnh giãy giụa và tăng cảm giác khiến không chịu đựng được sức nặng của chăn đắp trên người. Khám tại chỗ thương tổn, khớp sưng đỏ màu rượu vang (rouge - vineux), bóng, phù cứng và đàn hồi. Thường đau giảm về buổi sáng rồi lại đau lại, ngày càng giảm cường độ những đêm sau; thấy xuất hiện vẩy cám ở da trên khớp thương tổn. Toàn bộ các triệu chứng này hợp thành cơn đau của bệnh gút, cơn đau có thể kéo dài chỉ một đêm hoặc kéo dài vài tuần ...”
Bệnh gút là tên của y học cổ truyền, thuộc phạm trù bệnh “Phong thấp”, loại hình “Phong thấp nhiệt chứng.” Về hình thái, bệnh đau ở khớp ngón chân cái nối với bàn chân, nơi có hai kinh can, tỳ đi qua. Giờ phát cơn đau lại vào giờ sửu (1- 3 giờ sáng), giờ và đường kinh phù hợp (hợi tiêu, tý đảm, sửu can thông). Trong nhiều năm, tôi theo dõi bệnh này bằng đo nhiệt độ kinh lạc, thấy ở bệnh gút và bệnh thấp khớp nói chung, trên hai kinh đại trường và kinh can đều có số nhiệt chỉ mức bệnh lý. Kết hợp với vấn chẩn, những người này đều có tiền sử hoặc đang cùng có bệnh viêm đại tràng mạn tính. Lúc đầu do tôi dùng bài thuốc dân gian, cho sắc lá mơ dại uống, chữa khỏi nhiều người bệnh viêm đại tràng mạn tính. Sau dần, tôi dùng sang chữa cho người có bệnh thấp khớp và bệnh gút uống, họ đều khỏi cả.

Cách dùng bài thuốc này là : Lá mơ dại thu hái về còn tươi, sau khi loại bỏ lá sâu và các loại lá tạp, ta đem băm cả dây, lá cho ngắn ra, phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Mỗi ấm thuốc, lấy lượng bằng một bốc tay (khoảng 40gr), đổ thêm nước, sắc đặc. Mỗi ngày sắc một ấm, uống hai lần trong ngày. 

Ngay ngày đầu, sau khi người bệnh uống thuốc, cơn đau đã giảm nhẹ. Từ 4 đến 6 ngày sau, có thể dứt hẳn đau đớn. Nhưng tôi khuyên người bệnh phải kiên trì uống lâu dài. Cụ K uống thuốc được chừng một tháng, do phải ăn kiêng lâu, cụ đã thấy thèm thịt cá. Cụ hỏi tôi: “Tôi không thấy đau nữa, liệu tôi còn phải ăn kiêng hay thôi?” Tôi nói với cụ: “Theo tôi nghĩ, cụ cứ nên ăn kiêng thêm một thời gian nữa. Khi cụ uống thuốc được đủ ba tháng, cụ hãy ăn thử ít một, sau tăng dần lên.” Đến nay, sau hơn một năm rưỡi, cụ K. không thấy đau lại. Hằng ngày cụ vẫn chăm chỉ thức khuya, dậy sớm. Cụ cùng với cụ bà lo cho nồi bún nấu của hai cụ được khách ăn ngon miệng, cũng là ích xã hội, lợi nhà.

Ngày 15 tháng 11 năm 2005, Tỉnh hội Y học cổ truyền Hà Tây tổ chức hội nghị đại biểu, nghe Giám đốc Trung tâm Y tế Thị xã Hà Đông báo cáo chuyên đề: “Chẩn bệnh bằng máy đo nhiệt độ kinh lạc .” Trong cuộc hội nghị này, tôi đã giới thiệu bài thuốc “Dùng lá mơ dại để chữa bệnh gút”, trước các vị lương y lão thành trong tỉnh Hà Tây và ông Lê Lương Đống, Quyền vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, Bộ Y tế. Hy vọng người bị bệnh gút trong tỉnh Hà Tây sớm được chữa khỏi bằng thứ cây cỏ Việt Nam quanh vườn nhà, không phải tốn nhiều đô la để mua thuốc ngoại nhập về để chữa bệnh này.
Nguồn: sách cẩm nang chẩn trị đông y

CHỮA CHỨNG TRẺ EM KHÓC ĐÊM (DẠ ĐỀ)


Ngày xưa có câu: “Cha mẹ nuôi con, công bằng trời, bằng bể.” Câu nói ấy chỉ về nỗi vất vả của tất cả các bậc cha mẹ đối với việc nuôi dạy con cái của mình. Nó càng đúng hơn, khi các bậc cha mẹ có những đứa con ốm yếu, hay bị các chứng sài đẹn... Đối với các cặp vợ chồng muộn mằn, hiếm hoi, khi sinh được một đứa con, đó vừa là nỗi mừng khôn tả xiết, nhưng cũng là nỗi niềm ước mong, lo lắng thường trực trong lòng. Mong sao ơn trời, con mình hay ăn, chóng lớn. Lo lắng cho con mỗi khi trái gió, trở trời. Chăm cho con từ thìa bột, miếng cơm, để con ăn được ngon miệng. Rồi đến tấm tã lót khô, sạch, thơm tho, đồ chơi đẹp đẽ,vui mắt cho con nhìn. Ngày nay, các bậc làm cha mẹ còn rất trẻ, họ chưa được hướng dẫn đầy đủ những kiến thức cơ bản, cần thiết để chăm lo cho con cái mình. Cho nên, phần lớn trách nhiệm ấy thường được ông bà nội, ngoại mở rộng vòng tay ra đón lấy, như một sự tự nguyện thiêng liêng.

Vợ chồng vị đại tá, phó giáo sư, tiến sỹ Tr. Tr. B. là một cặp ông bà nội của thời đại mới như trên. Bởi vì, ông bà vừa mới có cháu đích tôn cách đây chưa lâu. Ông bà Tr. Tr. B. ở hoàn cảnh đã muộn, lại hiếm. Đến tuổi ngót bốn mươi, ông bà mới sinh được một cậu con trai. Với truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, ông bà đặt tên cho cậu là Tr. M. H.. Cậu M. H. lớn lên trong sự chăm lo, dạy dỗ hết lòng của cha mẹ. Đáp lại tấm lòng của cha mẹ, cậu đã học hành ngoan ngoãn. Hết cấp phổ thông, cậu thi đỗ đại học, rồi đến tốt nghiệp đại học. ở cấp học nào, cậu cũng đều đạt mức điểm cao. Trước tết năm ngoái, cậu được ông bà giáo sư cho cậu xây dựng hạnh phúc. Tháng chạp vừa qua, vợ chồng cậu đã sinh cho ông bà nội một cháu bé trai, cháu đích tôn của ông bà. Hồi 8 giờ tối ngày 14- 1 - 2006 vừa qua, tôi được ông B. nói qua điện thoại, ông báo tin mừng về việc ông bà đã có cháu trai nội. Đồng thời ông hỏi tôi về chứng khóc đêm của cháu ông. Qua điện thoại, tôi nói với ông mấy cách chữa bệnh đó. Cuối câu chuyện, tôi khuyên ông nên dùng điếu ngải hơ trên huyệt Bách hội cho cháu. 

Cách cứu bằng điếu ngải, tôi đã giới thiệu kỹ từ những ngày tôi cộng tác với đơn vị ông, cùng nhau làm đề tài cấp nhà nước, ông còn nhớ rất rõ. Ông cẩn thận nhắc lại cách cứu điếu ngải để tôi nghe xem ông nhớ còn đúng không. Ông nói : 
Đốt điếu ngải, phải đợi cho mồi lửa cháy hồng khắp đầu điếu ngải. Tay cầm điếu ngải, cần có hai ngón tay 4-5 để lên đầu cháu bé làm cữ, sao cho mồi ngải cách huyệt khoảng 2-3 cm. Sức nóng từ điếu ngải xông xuống huyệt, làm cho da đầu cháu dần dần ửng hồng lên. Không được hơ gần qúa, sợ gây bỏng da đầu bé. Hơ khoảng 5-7 phút, da xung quanh huyệt ửng hồng lên là được.” 

Tôi khen ông B : “Ông nhớ giỏi lắm.” Ông nói: “Thỉnh thoảng em vẫn tự cứu cho mình và người nhà để chữa những bệnh vặt, nên em còn nhớ chứ.” Gần 10 giờ đêm 17-1- 2006, ông gọi điện thoại đến cảm ơn tôi, và ông nói: “Đêm đầu tiên, em hơ cho cháu, cháu đỡ khóc hơn một ít. Đêm thứ hai, em hơ xong, cháu khóc ít hẳn đi. Sau lần hơ đêm thứ ba, cháu không khóc nữa. May quá, cả nhà em thoát được nỗi khổ mất ngủ, mệt mỏi, vì phải thức theo cháu. Nhất là mẹ cháu và bà nội cháu.” Ông cảm ơn tôi xong, ông lại hẹn với tôi, chừng ít ngày nữa ông sẽ đến chơi thăm tôi. Ông tuy đã nghỉ hưu, nhưng không chịu nghỉ yên. Với khả năng ngoại ngữ thành thạo, ông luôn cộng tác với các đơn vị cần đến vốn liếng tiếng Nga của mình để ông phục vụ. Mỗi khi có điều kiện, ông lại ghé qua thăm tôi. Nhờ đó, tuy đã cách xa những ngày cộng tác ở Học viện Quân y hơn 20 năm, nhưng tình cảm giữa ông và tôi vẫn đằm thắm và tôn trọng lẫn nhau. Tôi quý nhất ở ông là, lúc nào ông cũng tìm hiểu vấn đề một cách khoa học. Vì thế, chắc chắn buổi gặp sắp tới đây, ông sẽ hỏi tôi về nguyên nhân bệnh dạ đề của cháu nội ông. Cho nên tôi chuẩn bị tài liệu để cung cấp cho ông như sau:

Sách Đông y nhi khoa viết: Dạ đề, nghĩa chữ là “kêu đêm”, một loại khóc không có nước mắt. Trẻ em ban ngày thì yên tĩnh, ban đêm thì kêu khóc không yên. Đêm nào cũng thế, giống như có quy luật, cho nên gọi là “dạ đề.”Nếu như bởi có mụn ở miệng, do sữa làm hại; do phát sốt; hoặc trẻ mới được cai sữa; cho tới ban đêm có tập quán ưa nhìn đèn; hoặc bởi có sự thay đổi hoàn cảnh đã dẫn đến khóc đêm, đều không phụ thuộc phạm vi bài này, nên phân biệt để xử lý cho đúng.
Nguyên nhân bệnh:
Có ba nguyên nhân là : Tâm nhiệt, tỳ hàn và sợ hãi.
- Tâm nhiệt : Trẻ em mới sinh, do bẩm thụ nhiệt ẩn náu từ trong thai, tâm hoả tích thịnh, thao nhiễu không yên, đưa đến khóc đêm.
- Tỳ hàn : Trẻ em mới sinh, bẩm phú bất túc, tỳ tạng hư hàn, ban đêm đến âm thịnh, khí trệ, tỳ không vận hoá, đến nỗi uất tích không thư. Hoặc do đau bụng kéo dài, kêu khóc không dứt.
- Sợ hãi : Trẻ em mới sinh, bởi thần khí non nớt, cảm xúc về tiếng động lạ, vật lạ, sợ hãi quá mức làm cho giấc ngủ không yên, khi phát sợ hãi thì khóc...”
Theo thời sinh học cổ Phương Đông, trẻ em sinh ra phạm giờ dạ đề, chúng đều có chứng khóc đêm. Cách tính trẻ sinh phạm giờ dạ đề như sau:
Mùa đông sinh giờ mão. Mùa xuân sinh giờ ngọ. Mùa hạ sinh giờ dậu. Mùa thu sinh giờ tý.
Ngoài phương pháp chữa dạ đề bằng cứu ngải ở huyệt Bách hội ra, còn có bài thuốc khác dễ làm, không đòi hỏi kỹ thuật chuyên nghành như cứu ngải. Sách “Y tông kim giám” chép tên bài thuốc là: “Thiền hoa tán.” Dược vật và cách chế như sau :

Xác ve sầu (Thiền y), bỏ đầu, bỏ chân. Đem nghiền thuốc thành bột nhỏ mịn. Lấy 3 phân Bạc hà (khoảng 1gr) sắc nước. Ngoáy với bột xác ve sầu đã làm mịn, từ 1 đến 3 phân (khoảng 0,5 đến 1 gr), đổ cho trẻ uống. Hy vọng ông B. có thể đem kinh nghiệm của bản thân đã chữa cho cháu mình, ông sẽ phổ biến cho nhiều người biết. Các bạn đồng nghiệp trẻ cũng như mọi bậc ông bà, cha mẹ trẻ, nếu đọc được bài viết này sẽ có một kinh nghiệm quý cho gia đình mình.
Nguồn: sách cẩm nang chẩn trị đông y

28 thg 11, 2017

Bài thuốc chữa suy thận bằng cây nhọ nồi và đỗ đen

Hiện nay, bệnh suy thận đang là nỗi lo lắng của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cây thuốc chữa suy thận hiệu quả có thể tìm được ở quanh nhà, vườn như bài thuốc từ cây nhọ nồi và đỗ đen.
Theo số liệu thống kê, ở nước ta hiện có khoảng 6 triệu người bị bệnh thận mạn chiếm 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 bệnh nhân ở tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế nhưng chỉ có 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu. Trên thực tế, tỉ lệ này có thể cao hơn và ngày càng gia tăng.
Khi bị suy thận cấp không chữa trị kịp thời, để bệnh chuyển sang mãn tính sẽ rất khó chữa trị. Ngược lại, nếu kịp thời xử lí, bệnh nhân có thể phục hồi được chức năng thận hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn.
Vị thuốc đơn giản, dễ tìm
Cỏ mực là một loại cây mọc hoang trên các bờ ruộng, ruộng cao trồng hoa màu hoặc vườn nhà. Trong dân gian, cây cỏ mực dùng để chữa nhiều bệnh cho cả người và động vật nuôi. Cỏ mực giúp cầm máu, chữa bệnh đi tiểu ra máu, kiết lị... ở người. Theo Đông y, cỏ mực có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc cũng có tác dụng tốt trong chữa bệnh thận.
Đỗ đen là một loại hạt cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Theo Đông y, đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, chứa nước nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy bổ thận, giải độc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh suy thận.
Bài thuốc chữa suy thận bằng cây nhọ nồi và đỗ đen - Ảnh 1
Cây cỏ mực có thể tìm quanh vườn, nhà
Bài thuốc chữa suy thận từ cây nhọ nồi và đỗ đen là bài thuốc mà khi bị bệnh ở giai đoạn đầu mà bạn có thể tham khảo. Cả 2 loại thảo dược này đều có dược tính chữa suy thận rất tốt và rất dễ tìm.
Bên cạnh đó, bài thuốc này tương đối lành tính và phù hợp với tất cả cơ địa cũng như thể trạng người bênh. Tác dụng của bài thuốc này là loại bỏ tình trạng tiểu đêm, hay mộng mị khi ngủ, hạn chế đau nhức lưng...
Khi áp dụng bài thuốc này một cách đều đặn trong vòng vài tháng người bệnh sẽ thấy giảm bớt những triệu chứng suy thận, có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, do cơ địa và thể trạng của mỗi người không giống nhau nên hiệu quả của bài thuốc này với từng người bệnh cũng khác nhau.
Bài thuốc kết hợp cỏ mực, đỗ đen
Đầu tiên, bạn hãy tìm hái cây nhọ nồi ở quanh vườn nhà, ngoài ruộng.Trong quá trình hái thuốc, bạn cần chú ý để tránh hái nhầm với loại cây khác vì có nhiều cây nhìn bề ngoài tương đối giống cây thuốc cỏ mực. Tiếp đến, bạn đem về rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô, sao màng để cất dùng dần.
Sau đó mỗi ngày dùng 30g cây nhọ nồi đã được sao vàng nấu cùng 40g đỗ đen rang cháy và 2 lít nước, nấu cho đến khi sôi được khoảng 15 phút thì chắt lấy nước uống cả ngày. Sau khi uống hết nước đầu tiên, bạn hãy đổ thêm nước và đun tiếp thêm vài ba lần rồi thay thang thuốc mới.
Khi đã sử dụng bài thuốc này, người bệnh cần thực sự kiên trì thực hiện trong thời gian dài và khi đã sử dụng thời gian dài mà bệnh không cải thiện hoặc xuất hiện dấu hiệu suy thận khác lạ thì nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Bài thuốc chữa suy thận bằng cây nhọ nồi và đỗ đen - Ảnh 2
Đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, chứa nước có tác dụng tốt trong điều trị bệnh suy thận
Dược tính của hai loại thảo dược này dùng để chữa suy thận, giải rượu rất tốt, tuy nhiên người bệnh cần áp dụng ngay từ giai đoạn đầu, nếu để đến giai đoạn nặng hơn thì chỉ có thể đi lọc máu, chạy thận… chứ không có thuốc gì chữa khỏi.
Chữa bệnh suy thận bằng thuốc nam tuy không gây ra tác dụng phụ nhưng những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ mới nên áp dụng những bài thuốc này. Về cơ bản, những phương thuốc chữa suy thận trên đây chỉ có tính chất hỗ trợ ở giai đoạn đầu. Muốn đạt được hiệu quả chữa suy thận, ngay khi bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh sớm gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ trị liệu thích hợp.
Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ khám sức khỏe định kì sẽ giúp bạn sớm phát hiện những dấu hiệu suy thận nếu có từ đó có hướng xử trí kịp thời khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nếu bạn muốn chữa bệnh suy thận bằng thuốc nam, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên hữu ích.
Hữu Lan (TH)


6 thg 11, 2017

Chữa cảm


Diện Chẩn điều trị cảm nóng, cảm lạnh và cảm nước

Nguyên nhân cảm

Hoặc do tiếp xúc lâu với điều kiện bất lợi cao độ, hoặc tuy không lâu không cao độ nhưng vì cơ thể suy yếu mà bị cảm.
cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước
Cơ thể suy yếu dễ bị cảm
Triệu chứng chính, chẩn đoán nhanh: mệt mỏi lừ đừ, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Triệu chứng phụ (có thể có, có thể không): đau đầu,đau họng ,ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi hoặc cả hai,mắt mờ mỏi muốn nhắm lại.
 Có 3 loại cảm
  1. Cảm nóng: do ở môi trường nóng lâu, đi nắng lâu. Khát nước, sợ nóng, ưa mát. Sờ trán và bàn chân thấy ấm như nhau.
  2. Cảm lạnh: do bị nhiễm lạnh, không khát nước, sợ lạnh, ưa ấm. Trán ấm, bàn chân lạnh.
  3. Cảm nước: do tiếp xúc với nước nhiều, không khát, hơi sợ lạnh,không sợ nóng. Sờ trán và bàn chân mát hoặc ấm như nhau.

Cách điều trị cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

  1. Cảm nóng: dùng một cục nước đá áp vào các huyệt Diện Chẩn theo thứ tự 26,173,3,87. Mỗi huyệt 2 phút, luân phiên nhau cho đến khi thấy người mát mẻ, hết các triệu chứng chính : mỏi mệt lừ đừ, sốt.
  2. Cảm lạnh: dùng máy sấy tóc sấy lòng bàn chân cho nóng lên (nóng như phỏng…như đạp trúng cục than đang cháy đỏ), nghỉ 5 giây, sấy lại cho nóng. Như vậy 3 lần liên tiếp. Mang vớ cho ấm bàn chân, giữ ấm toàn thân. Nếu toát mồ hôi thì lau khô và thay áo khác ngay. Nếu tr.ch. chính vẫn còn thì một giờ sau bạn lập lại các thao tác trên. Cứ thế cho đến khi hết hẳn triệu chứng chính.
  3. Cảm nước: làm như cảm lạnh 1 lần duy nhất, kết quả chỉ giãm chớ không hết hẳn các triệu chứng chính. Cần xông hơi mới mau hết bệnh. Khi xông bằng phòng xông thì trước khi ra khỏi phòng, phải quấn khăn toàn thân, ra khỏi phòng xông cứ giữ như vậy chờ cho mồ hôi không ra nữa và thấy không còn nóng nữa mới được tháo khăn. Nếu tháo khăn sớm, sau này bạn sẽ dể bị chứng ngứa, mề đay…Nếu xông bằng nồi xông thì sau khi vừa ý, bạn rút nồi ra khỏi mền mà vẫn ngồi trùm mền cho đến khi không ra thêm mồ hôi hoặc không thấy nóng nữa. Lúc này bạn hé mền một chút cho hơi nóng trong mền và hơi mát bên ngoài hòa trộn nhau. Một lát sau lại hé thêm mền. Chờ cho hai luồng không khí hòa đều. Lúc này mới bỏ hẳn mền ra, thay quần áo khô. Nếu không sau này bạn cũng dể bị ngứa ngoài da, rất khó trị.
Thông thường, hết cảm thì các triệu chứng phụ cũng hết theo. Đôi khi di chứng (triệu chứng phụ) sau cảm còn nặng nề thì bạn trị các bệnh này mà thôi – sẽ lần lượt đưa lên sau.
Riêng với cảm nóng, rất dể bị nhiễm trùng cơ hội các cơ phận hô hấp: mũi,họng,khí phế quản. Nếu trị mà không thấy giãm các triệu chứng này bạn nên theo Tây y.
Nên trị bệnh ngay khi vừa bị cảm. Bởi lúc này các bệnh phụ kèm theo (ho,nghẹt mũi…) chưa nặng lên.

Kinh nghiệm điều trị cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

  • Thông thường, nếu trị sớm và đúng, bạn sẽ hết bệnh ngay trong ngày hay không quá 2 ngày.
  • Dù trị cảm bằng phương pháp nào đã thấy có giãm nhiều (#7/10) mà vẫn không khỏi hẳn triệu chứng chính, kéo dài hơn 2 ngày. Đó là bạn có suy nhược cơ thể, nên uống thêm thuốc bổ đa sinh tố.
  • Đôi khi bạn bị cảm theo cả 2, 3 nguyên nhân cùng lúc. Như khi đi nắng lâu, vừa về đến nhà, không chịu chờ cho cơ thể dịu lại bạn lập tức nhào vô tắm, và tắm lâu cho đến khi thấy mát lạnh cho “đã”. Sau đó bị cảm, thì ít nhất bạn có 2 nguyên nhân gây bệnh trở lên. Lúc này bạn sẽ thấy các tr.ch. rất lộn xộn khó chẩn đoán. Cụ thể như vừa thấy nóng vừa thấy lạnh, khát nước nhưng uống vào lại thấy ngán không uống được. Thèm nước đá nhưng uống vào một lát thì thấy lạnh người hơn. Sờ trán và bàn chân cũng khó nhận định vì chúng thay đổi liền liền. Bạn cứ bình tĩnh trị theo cảm lạnh,xông, cho đến khi chỉ còn các hiện tượng của cảm nóng mà thôi (dựa theo tr.ch. chính),nên theo dỏi bản thân ít nhất 4 giờ đồng hồ để biết chắc chỉ còn cảm nóng. lúc bấy giờ bạn trị theo cảm nóng là xong. Trường hợp này, bạn cần uống thuốc bổ sau khi các tr.ch. chính đã hết, vì sức đề kháng của bạn đã bị suy giãm. Các tr.ch. phụ cũng sẽ kéo dài chứ không hết ngay.

Đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

Lưu ý: mỗi khi bị cảm là sức khỏe của bạn phải bị giãm sút ít hay nhiều, tạo điều kiện cho các bệnh khác nảy sinh. Cho nên không nên để bị cảm. Bạn nên tập lại các thói quen:
  • Hạn chế tối đa việc uống nước đá, nước ướp lạnh. Khi trời quá nóng nực bạn có thể dùng thức uống lạnh nhưng chậm rãi, lắng nghe cơ thể thấy dịu lại hết cảm giác nóng bức là ngưng ngay, cho dù đó là một ly cam vắt hay cà phê sữa đá ngon tuyệt.
  • Không cho cơ thể chịu đựng nhiều với môi trường nóng, lạnh, ẩm ướt cao độ. Có nghĩa là cơ thể cần được bảo vệ khi đi nắng, đi mưa…vv.
  • Sau khi đi nắng hoặc làm việc mệt nhọc, phải chờ cho cơ thể dịu lại, hết mệt mới đi tắm. Không tắm khi quá đói hay quá no.
Lương y Tạ Minh

Thuốc đắp chữa bệnh tim

CHỮA BỆNH TIM CHỈ BẰNG ĐẬU XANH VÀ DẦU MÈ – TOA THUỐC BÍ TRUYỀN CỦA VỊ CAO TĂNG THÍCH TUỆ HẢI

“Khi biết bệnh tình của tui, thầy Hải suy nghĩ rất lâu rồi đồng ý chỉ cho tui bài thuốc trị bệnh tim bằng đậu xanh và tinh dầu mè.” bà Thắm nói.



Bà Thắm kể chuyện bệnh tim của mình và cơ duyên có được bài thuốc đậu xanh, dầu mè trị bệnh cứu người miễn phí

Hết bệnh, phải dùng bài thuốc cứu đời


Bà Trương Thị Thắm (43 tuổi, ngụ tổ 6, ấp Định Nghĩa, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) kể: “Năm tui 28 tuổi thì tự nhiên bị mệt trong người. Đi khám bệnh ở Bệnh viện Cù Lao Minh (huyện Mỏ Cày Nam), bác sĩ phát hiện tui mắc chứngnhồi máu cơ tim do bị hở van tim giai đoạn 2 rất nặng”.

Trong suốt 3 năm, bà Thắm ra vào Bệnh viện Cù Lao Minh liên tục. Có khi trong 10 ngày, bà phải nhập viện điều trị bệnh tim 2 lần. Điều trị ròng rã nhưng bệnh tình của bà Thắm không thuyên giảm nên Bệnh viện Cù Lao Minh đã chuyển bà lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM. Mấy năm sau đó, bà chuyển hết sang Bệnh viện 115, rồi Bệnh viện Việt Pháp TP. HCM điều trị nhưng bệnh tình không chuyển biến.

Bà Thắm nhớ lại: “Tui nhớ lúc đó tui điều trị bệnh tim ở Bệnh viện Việt Pháp suốt 4-5 năm, mỗi tháng tốn gần 12 triệu đồng tiền thuốc mà bệnh tình mỗi ngày một nặng hơn. Chẳng những bị bệnh tim nặng, tui còn có 2 khối u ở ngực, bị u nang buồng trứng, gai cột sống nặng và bị sỏi thận 7,3mm.

Lúc đó tiền trong nhà đã cạn sạch, 300 triệu đồng của mẹ tui đi làm thuê dành dụm được, 6 cây vàng tiền bán 2 công đất vườn dừa, 50 triệu đồng vay ngân hàng đều đổ vào trị bệnh cho tui. Nhìn tui, gia đình, bà con lối xóm ai cũng nói tui chỉ có chết chứ không thể qua khỏi những căn bệnh nan y”.

Bài thuốc của thầy Thích Tuệ Hải với thành phần chủ lực là đậu xanh và dầu mè

Năm 2004, bà Thắm đến Linh Quang Tịnh xá (quận 4 TP. HCM) lễ Phật thì tình cờ gặp được thầy trụ trì Thích Từ Giang. Nghe bệnh tình của bà Thắm, thầy Thích Từ Giang cho bà 1 chiếc đĩa DVD do thầy Thích Tuệ Hải ở Đồng Nai hướng dẫn thực dưỡng trị bệnh bằng gạo lứt, muối mè.

Bà Thắm về ăn gạo lứt muối mè một thời gian như hướng dẫn thì khi đi khám lại các khối u không còn, nhưng căn bệnh tim thì không thuyên giảm.

Trong một lần đi Đồng Nai gặp thầy Thích Tuệ Hải để cảm ơn, bà Thắm và chồng là ông Nguyễn Văn Cường (44 tuổi) may mắn được thầy Hải chỉ cho thêm bài thuốc trị bệnh tim để về áp dụng. “Khi biết bệnh tình của tui, thầy Hải suy nghĩ rất lâu rồi đồng ý chỉ cho tui bài thuốc trị bệnh tim bằng đậu xanh và tinh dầu mè.

Ông nói, không phải người nào ông cũng cho bài thuốc trị bệnh tim bí truyền này mà chỉ hướng dẫn cho những người có cơ duyên. Điều kiện duy nhất của thầy Hải đưa ra với vợ chồng tui lúc đó rất đơn giản: Sau khi đắp thuốc trị hết bệnh tim cho bản thân thì 2 vợ chồng tui bắt buộc phải dùng bài thuốc này trị bệnh miễn phí cho những người nghèo khó bị mắc bệnh tim”, bà Thắm nhớ lại.


Sau khi có được bài thuốc của thầy Thích Tuệ Hải với thành phần chủ lực là đậu xanh và dầu mè, bà Thắm và chồng về nhà áp dụng. Chỉ sau 20 ngày đắp thuốc đậu xanh và dầu mè, bà Thắm cảm thấy trong người hoàn toàn khỏe mạnh, không còn những cơn mệt mỏi, vật vã khó thở như trước.

Chỉ sau 20 ngày đắp thuốc đậu xanh và dầu mè, bà Thắm cảm thấy trong người hoàn toàn khỏe mạnh

“Cuối năm 2005, khi tui đi lên các bệnh viện ở TP. HCM khám lại, các bác sĩ cứ hỏi tui uống thuốc gì mà khỏi bệnh? Bởi theo bác sĩ ở đây, bệnh tim của tui chỉ có uống thuốc Tây cầm cự hoặc phải phẫu thuật mới cứu vãn được. Lúc đó tui không dám nói thật là đắp đậu xanh, dầu mè mà khai với bác sĩ là về nhà chỉ thuốc Nam, thuốc Bắc gì cũng uống, bệnh hết hồi nào không hay”, bà Thắm kể.

Câu chuyện bà Thắm hết bệnh tim nhờ phương pháp đắp đậu xanh, dầu mè chẳng mấy chốc lan truyền ra khắp vùng quê Định Thủy. Rất nhiều người không tin, tìm đến tận nhà xem thử thực hư và tận mắt nhìn thấy bà Thắm tươi tỉnh, mạnh khỏe chăm sóc vườn tược, may quần áo gia công, không còn xanh xao vàng vọt nằm một chỗ như trước.

Từ đó, nhiều người bị bệnh tim trong vùng đã tìm đến, nhờ vợ chồng bà cứu giúp họ qua cơn bệnh hiểm nghèo.

Cứu hàng ngàn người miễn phí nhưng bị cấm

Bà Thắm nhớ lại: “Lúc nhiều người tìm đến vợ chồng tui nhờ đắp thuốc trị bệnh tim, tui nhớ đến lời căn dặn của thầy Thích Tuệ Hải, nên không từ chối một ai hết. Lúc đầu chỉ có vài người trong xã lui đến, sau đó người này chỉ dẫn người khác, càng ngày người bệnh tìm đến nhờ đắp thuốc càng đông”.

Theo những hồ sơ bệnh án của người bệnh để lại nhà bà Thắm để chứng minh, thì có người ở các huyện, thị của tỉnh Bến Tre, có người bệnh ở Tiền Giang, nhiều người khác ở tận TP. HCM. Người có bệnh, hễ ai chỉ nơi có bài thuốc hay, là xa ở đâu họ cũng tìm tới…

Mỗi ngày vợ chồng bà Thắm đắp thuốc trị bệnh miễn phí cho 40- 50 người bệnh từ khắp nơi tìm đến. Nhà chật hẹp, lúc đầu bà Thắm không có chỗ cho bệnh nhân nằm đắp thuốc, nên nhiều người bệnh phải tự kê ghế bố, ghế xếp ngoài sân, bên hiên nhà để nằm đắp thuốc.

Những tháng nắng thì đỡ vất vã, nhưng những tháng mùa mưa, tìm chỗ nằm khô ráo cho bệnh nhân rất khó khăn. Thấy vậy, nhiều bệnh nhân đã tự nguyện góp tiền, cây gỗ… cất 1 căn trại rộng khoảng 40m2, có đầy đủ giường chiếu sạch sẽ, sát bên căn nhà của bà Thắm để người bệnh có nơi nằm đắp thuốc trị bệnh yên ổn.



Bà Thắm khoe bịch thuốc Tây trị bệnh tim của bà bị bỏ hơn 10 năm sau khi bà hết bệnh nhờ bài thuốc đậu xanh, dầu mè

Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên vợ chồng bà Thắm chỉ nhận đắp thuốc trị bệnh miễn phí. Còn đậu xanh, tinh dầu mè và giấy vệ sinh (dùng để thấm dầu sau khi hết thời gian nằm đắp thuốc) đều do người bệnh tự mua mang tới để sử dụng. Tức vợ chồng bà không hề thu một đồng nào của người bệnh.

Bà Thắm kể: “Hồi trước vợ chồng tui đắp thuốc trị bệnh miễn phí từ sáng đến chiều mỗi ngày, buổi sáng thì trị bệnh cho phụ nữ do tui đảm trách. Còn buổi chiều, đắp thuốc cho bệnh nhân nam do chồng tui thực hiện.

Nhưng sau đó các bệnh nhân thấy gia cảnh vợ chồng tui quá khó khăn, tui may gia công quần áo còn chồng đi làm thuê, lại phải nuôi 2 đứa con đang ăn học ở TP. HCM, nên bà con đề nghị mỗi ngày chỉ trị bệnh 1 buổi sáng, còn buổi chiều để vợ chồng tui làm lụng kiếm tiền lo cuộc sống gia đình. Từ đó tui đắp thuốc trị bệnh cho bà con từ 3 giờ sáng đến 13 giờ chiều thì nghỉ”. 

Nguyên tắc đắp thuốc trị bệnh tim của bà Thắm cũng rất khắt khe: Người bệnh khi đến đắp thuốc phải mang đầy đủ hồ sơ bệnh án, kết quả siêu âm được bệnh viện xác định là mắc bệnh tim thì vợ chồng bà Thắm mới nhận đắp thuốc giùm.

Bệnh nhân nào không có hồ sơ bệnh án của bệnh viện thì vợ chồng bà Thắm cương quyết từ chối. Lý do đơn giản là không biết bị bệnh gì thì không thể đắp thuốc trị bệnh tim.

“Hầu hết bệnh nhân đến nhờ vợ chồng tui đắp thuốc trị bệnh tim đều bị các chứng hở van tim nặng. Trong thời gian đắp thuốc, nếu tui thấy ai khỏe mạnh trở lại thì yêu cầu họ ngưng đắp thuốc, đi bệnh viện khám lại xem bệnh tình ra sao. Nếu bị tình thuyên giảm thì có thể quay trở lại đắp thuốc tiếp, còn nếu khỏe mạnh hoàn toàn thì ngưng luôn, không đắp nữa”, bà Thắm cho biết.

Theo bà Thắm, bài thuốc trị bệnh tim của thầy Thích Tuệ Hải rất đơn giản và không tốn kém quá nhiều tiền: đậu xanh bỏ vỏ xay nhuyễn pha với nước ấm thành bột đắp lên chỗ tim bị bệnh thành 1 vòng tròn, sau đó lấy 10ml tinh dầu mè hâm nóng ở nhiệt độ vừa phải rồi chế vào trong vòng tròn đậu xanh, giữ nguyên 2 giờ đồng hồ cho thuốc thấm vào bên trong cơ thể (người bệnh phải nằm ngửa bất động trong thời gian đắp thuốc).

Tùy theo cơ địa của người bệnh mà mỗi lần đắp thuốc kéo dài 15 ngày đến 30 ngày.

Theo bà Thắm, hiện nay các bệnh lý do hở van tim khi phẫu thuật rất tốn kém, chi phí lên đến vài trăm triệu đồng/ca, những bệnh nhân nghèo hầu như không có tiền để chữa trị. Trong khi đó mỗi ca điều trị bệnh tim bằng bài thuốc của bà Thắm chỉ tốn khoảng 200.000 đồng, gồm chi phí mua 2kg đậu xanh (đã bỏ vỏ), 2 chai dầu mè tinh chất và 2 cuộn giấy vệ sinh…

Theo tuổi trẻ

30 thg 10, 2017

Sau 7 ngày hết đau nhức xương khớp

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, với cường độ làm việc căng thẳng, bệnh đau nhức xương khớp không chỉ ở người già mà còn lan rộng sang cả những người trẻ tuổi do thời gian làm việc bàn giấy nhiều giờ, hay chơi game, ít vận động, làm việc nặng nhọc dẫn đến thoái hóa, thoát vị đĩa đệm gây lên chứng đau nhức xương khớp không tài nào chịu được. Còn ở người già thì chứng đau nhức xương khớp phổ biến do nguyên nhân phong – hàn – thấp (tức là gió – lạnh – ẩm). Những tác nhân môi trường này đi vào cơ thể con người gây giảm chức năng của xương khớp và kèm theo những biểu hiện đau đớn. Các cụ hay nói đùa là bản thân không khác gì “đài dự báo thời tiết” vì quả thực khi trời sắp mưa hay độ ẩm cao chứng đau tê phong thấp lại gia tăng.Theo Đông Y, chứng tê đau phong hàn thấp chia đại thể thành 3 dạng
– Thể phong thấp
      Triệu chứng: Các khớp và thân thể đau nhức, đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia, đau di chuyển, các khớp khó cử động , cơ thể phát sốt, toàn thân mệt mỏi giống với bệnh viêm khớp, thích nằm.
– Thể tê thấp
      Triệu chứng: Đau nhức nặng nề, da thịt tê bì, đi lại chậm chạp khó khăn giống với bệnh tê bì chân tay, đau dai dẳng, nhận biết cảm giác bị giảm. Nếu bệnh nặng có thể bị tê liệt một bên cơ thể. 
– Thể hàn thấp
       Triệu chứng: Đau ở một khớp hoặc nhiều khớp, đau cố định, không chạy như phong thấp. Càng lạnh càng đau. Đau nhiều về đêm. Các khớp khó co duỗi. Chân tay lạnh, da lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn, đại tiện thường lỏng.Đau lâu ngày, thường sinh ra thể thứ 4 là:
– Thể nhiệt tí
        Triệu chứng: Các khớp sưng nóng đỏ đau, đau có mủ hay đau đến toát mồ hôi, đồng thời kèm theo một trong những biểu hiện đau của các thể trên.
       Xin chia sẻ với tất cả mọi người, một bài thuốc hiệu quả, đơn giản, cơ bản, nguyên liệu dễ kiếm rẻ tiền để chữa tất cả các chứng đau kể trên.
Gồm: 
- Lá đinh lăng 30 gam khô hoặc 50 – 60 gam tươi
- Lá cây trinh nữ 30 gam khô hoặc 50 – 60 gam tươi
- Lá lốt (cả rễ) 30 gam khô hoặc 50 – 60 gam tươi
- Rửa sạch bỏ 1,5 lít nước đun còn 1 lít uống cả ngày.
Theo Đông y, Lá lốt vị cay, tính ấm, trị được phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại. ỉa chảy, thận bàng quang lạnh,…Lá cây trinh nữ vị ngọt, hơi se, tính hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Lá cây xấu hổ được dùng an thần, chữa mất ngủ. Kinh nghiệm người dân miền Trung đào rễ cây về chữa đau xương khớp, thoát vị có hiệu quả cao.Lá đinh lăng vị bùi, đắng, thơm mát. Lá đinh lăng bổ huyết, tăng sức đề kháng của cơ thể. Mà theo y lý, khi chính khí là khí huyết mạnh thì sẽ tự đuổi tà khí (phong – hàn – thấp) ra ngoài.