4 thg 4, 2018

Bài thuốc kỳ diệu chữa bệnh thận, suy thận, thận hư nhiễm mỡ

Bài thuốc nam này đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, đây là bài thuốc rất quí, bí truyền của gia đình, nhưng cuối cùng thì tôi quyết định “giải mã” với suy nghĩ cứu người là trên hết.
Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm :
1- Rễ cây Chuối tiêu(chuối hờn, chuối già hương) ( Tên khoa học:Musa spp. họ Musaceae) ( Có hoặc không)
2- Rễ cây Dừa ( cây Dừa- Tên khoa học :Cocos nucifera L. họ Palmae )
3- Rễ cây Cau ( Cây cau-tên khoa học Areca catechu L. họ Palmae )
4- Rễ / lá của cây Lá Gai (Tên khoa học: Boehmeria nivea L.;(Urtica nivea L.) Họ Gai Gaud Urticaceae
5- Rễ cây Dứa (Gọi là cây dứa dại- Không phải cây Thơm);Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectorius Park. ex Z.), thuộc họ Dứa dại – Pandanaceae.
6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Dâu tằm ( Cây Dâu-tên Khoa học Morus alba L họ Moraceae )
7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Sung-Có thể dùng vỏ thân cây sung ( Ficus glomerata Roxb.Var.chittagonga )
8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngái- Khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái ( Tên khoa học:Ficus hispida L. f.,họ Dâu tằm Moraceae)
9- Cây Tầm gửi ( không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít) ( tầm gửi dâu-tên Khoa học Ramulus loranthi, Họ Loranthaceae)
10-Cây Bìm bìm khu chén ( họ bìm bìm- Convolvulaceae )
11-Cây Nàng nàng ( tên khoa học Callicarpa cana L. họ Verbenaceae ) ( còn gọi là cây trứng ếch,..)
12-Cây Sả ( tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Gramineae )
13-Cây Thạch xương bồ ( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Araceae )
14-Cây Rau răm ( tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Polygonaceae ) (dành cho người bệnh nhưng kém tiêu hóa)
15-Cây Mã đề -Tên khoa học : Plantago asiatia L. Họ Plantaginaceae
16- Râu bắp ( ngô )-tên khoa học Stigmata maydis/ của cây Zea mays L họ Gramineae ( Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)
17- Vỏ quả bưởi (bòng) Tên khoa học Citrus maxima, họ cam quit

Thêm : bệnh nhân Nam thêm Vỏ quít – bệnh nhân Nữ thì thêm Cỏ cú
(Bởi có câu : Nam bất thiểu Trần bì – Nam không thể thiếu vỏ quit .Nữ bất ly Hương phụ- Nữ không nên xa Cỏ cú)
Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.
Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) .
Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30 gr (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10gr)
Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ… mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày.
Sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm ! Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian cho bệnh dứt hoàn toàn
Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc nầy để điều trị thì rất tốt.
Đối với những bệnh nhận suy thận đã chuyển sang giai đoạn chạy thận có thể dùng bài thuốc nầy để chữa trị tiếp tục, hiệu quả đã được kiểm chứng thực tế.
Các loại thảo dược đã được đề cập trong bài thuốc đều là các cây có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thức ăn ,thức uống cho người nên rất an toàn cho người sử dụng.
Món ăn bài thuốc cho người bệnh thân.
* Canh đậu phộng và tỏi
- Tác dụng: kiện tỳ, khử thấp, tiêu thũng, giải độc, thích hợp cho người bị phù thũng do bệnh thận, tỳ hư thấp thanh, triệu chứng thường thấy: tứ chi nặng nề, chi dưới sưng phù, ăn uống không ngon, tinh thần mệt mỏi, khó tiểu
- Nguyên liệu: đậu phộng hạt 150g, tỏi lớn 100g.
- Cách làm: Đậu phộng rửa sạch. Tỏi lột vỏ, rửa sạch. Cho cả 2 vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, dùng lửa lớn nấu sôi, bớt lửa hầm đến khi đậu phộng mềm rụt, nêm gia vị là được.
- Món này chia ra dùng hết trong ngày.
* Cháo phục linh, đậu đỏ
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận
- Nguyên liệu: phục linh 25g, đậu đỏ 30g, táo lớn 10 quả, gạo 100g.
- Cách làm: Ngâm đậu đỏ nửa ngày, vớt ra rửa sạch, cùng phục linh, táo và gạo nấu cháo.
- Món này ăn thay cơm sáng và tối, nên ăn nóng.
* Cháo đậu đỏ, rễ tranh
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị bệnh thận
- Nguyên liệu: rễ tranh tươi, đậu đỏ, gạo mỗi thứ 200g.
- Cách làm: Rễ tranh rửa sạch, bỏ vào nồi thêm vào lượng nước thích hợp nấu lấy nước bỏ bã. Gạo và đậu đỏ vo sạch, đổ nước rễ tranh vào nấu cháo.
- Món này chia 3 - 4 lần ăn hết trong ngày.
* Cháo ngô, đậu cô ve, táo
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận
- Nguyên liệu: hạt ngô, táo lớn mỗi thứ 50g, đậu cô ve 25g.
- Cách làm: Đậu cô ve rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng với ngô và táo nấu cháo.
- Món này mỗi ngày ăn 1 lần.
songkhoe.net

26 thg 3, 2018

Chữa bệnh tiểu đường từ lá sung

Chặn đứng bệnh tiểu đường cực đơn giản từ bài thuốc quý từ lá sung
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính gây ra nhiều hệ lụy như suy thận, mù lòa, hoại tử… nhưng bệnh thường không được nhiều người quan tâm và ít phát hiện ra cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường.

Em nhớ lúc đó em mang thai con đầu lòng, ban đầu thì em cũng như những mẹ bầu khác. Em uống nước rất nhiều và thường xuyên có cảm giác khát nước, hầu như đêm nào em cũng thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều. Hậu quả của việc uống nhiều là nhu cầu đi vệ sinh tăng lên.
Nhưng vì nghĩ đang mang bầu nên cơ thể cần cung cấp nhiều nước và việc uống nhiều, đi nhiều là bình thường.  Không những vậy, vùng kín của em cũng bị nhiễm nấm dù đã vệ sinh khá kỹ nhưng vẫn không loại bỏ được tình trạng này.
Trong một lần tình cơ em đứt tay khi đang cắt hoa quả, mặc dù là một vết thương không sâu lắm nhưng lại rất lâu lành, lúc này em mới bắt đầu lo lắng và đi khám. Vào thời điểm này em đang ở tuần thứ thứ 25 của thai kỳ. Theo bác sĩ cho biết, bệnh tiểu đường ở thai phụ trong quá trình mang thai chỉ là 1 triệu chứng tạm thời và sẽ tự biến mất sau khi sinh em bé xong.
Nguyên nhân là do quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Vì trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng. Vì vậy trong suốt quá trình mang thai em đã được bác sĩ giám sát và theo dõi lượng đường trong cơ thể.
Tuy nhiên, phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày. Sau khi sinh xong em nghĩ bệnh đã hết nên ăn uống bình thường trở lại để có đủ sữa cho con bú. Nên lượng đường huyết trong cơ thể em tăng lên và chuyển sang tiểu đường tuýp 2 mà không hề hay biết. Bệnh tiểu đường sẽ có 2 loại cụ thể sau:
Tiểu đường tuýp 1: Loại này thường xảy ra ở trẻ em do tuyến tụy bị một di tật bẩm sinh gây mất khả năng sản xuất insulin nên gây ra bệnh. Xét trong tổng số các trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 chỉ chiếm khoảng 5%.
Tiểu đường tuýp 2: Đây là loại bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất, 90% tổng số bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Khi bệnh nhân mắc phải căn bệnh này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sử dụng insulin một cách hợp lí của cơ thể. Khác với tiểu đường tuýp 1 thì ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ hoặc chất lượng insulin kém. Nhưng vì đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ nên em không muốn mình uống bất cứ loại thuốc nào vì lo ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà con bú vào. Thế nên em tìm đến một bài thuốc dân gian giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Nguyên liệu vô cùng đơn giản chỉ cần 300 g lá sung và 1 lít nước lọc.
Chan dung benh tieu duong cuc don gian tu bai thuoc quy tu la sung
Cách thực hiện: Đổ nước vào nồi, bắc lên bếp rồi cho lá sung vào đun khoảng 15 phút. Mỗi ngày em sẽ uống 1 ly trà này và sau một tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Tình trạng khát nước hay tiểu đêm đã giảm đáng kể và dần trở về mức bình thường. Tình trạng viêm nhiêm vùng kín cũng đã được khắc phục.
Ngoài ra để loại bỏ tình trạng viêm loét trên cơ thể thì em cũng nhai thêm 2-3 lá sung mỗi ngày. Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Lá sung có thể dùng để chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da, trị tiểu đường mạnh mẽ, vốn có thể kiểm soát mỡ máu và huyết áp. Nó có thể trị tiểu đường dễ dàng, đồng thời giảm sự đề kháng insulin trong cơ thể.
Không những vậy, sung cũng giàu chất xơ và canxi, đồng thời cũng là 1 nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Sung chứa magie, đồng, mangan, vitamin A, B, C, K, axit folic, natri và kẽm. Bên cạnh đó, nó cũng chứa kali, vốn cực kỳ quan trọng để điều hòa huyết áp.
Không những trong Đông y chứng nhận mà trong một báo cáo của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cũng cho biết, hàm lượng chất xơ trong trái sung rất cao, do đó có thể kiểm soát được căn bệnh này. Bên cạnh đó, lượng kali trong sung cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường nếu ăn sung thường xuyên.
Mặt khác, lá sung cũng chứa một hoạt chất giúp làm giảm lượng insulin trong cơ thể đáng kể. Trong khi đó, những người tiểu đường thường có nguy cơ thừa insulin do phải tiêm insulin để điều trị.
Ngoài việc giảm cholesterol, lá sung cũng có thể giảm mức triglyceride. Đây là một dạng chất béo được tích trữ trong cơ thể. Nó rất cần thiết cho hoạt động của nội tạng. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều, triglyceride tăng nguy cơ mắc béo phì, tim mạch, thậm chí dẫn tới tử vong.
Đây thật sự là một tin vui đối với những người bệnh tiểu đường khi mang thai như em và nhiều bệnh nhân tiểu đường khác. Tuy nhiên, em cũng xin lưu ý với các mẹ, đây là vị thuốc Đông y nên sẽ có công dụng khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh nhé.
Theo WTT



  • 2 thg 2, 2018

    Chữa thối thịt do nằm nhiều

    Bài Thuốc chữa thối thịt

    Nấu nước lá chè tươi đặc, đun sôi để nguội, rửa sạch vết thương, chờ khô.
     

    Dùng mật ong tốt + rau sam giã nhuyễn đắp vào vết thương, băng lại .
     
    Note: Chỉ đắp vào ban đêm.

     
    Qua đêm lại lấy nước nước chè xanh đặc rửa sạch. Để thoáng.


    Tối lại rửa nước chè tươi đặc, chờ khô lấy rau sam + mật ong đã giã nhuyễn đắp vào.
     
    Bài Thuốc này chữa vết thương chóng lành,thịt đầy lên từng ngày.


    Bà ngoại tôi bị thối thịt do bị liệt nằm quá lâu đã áp dụng bài thuốc này trong vòng nửa tháng vết lở lét mùi hôi từ phần thịt thối k còn nữa.


    Cảm giác khô thoáng dài lâu từ rau sam + mật ong thật là ý nghĩa.


    ST từ phản xạ trị liệu!

    1 thg 2, 2018

    Chữa viêm da, vẩy nến bằng vỏ núc nác

    Kỳ diệu: Hết bệnh vảy nến chỉ với vỏ cây núc nác


    Vẩy nến và viêm da cơ địa là bệnh da liễu khá phổ biến, theo thống kê có khoảng 5% dân số Việt Nam gặp phải. Do là bệnh ngoài da nên ảnh hưởng khá lớn đến tính thẩm mỹ, khiến cho người bệnh đa phần tự ti, mặc cảm dẫn đến tâm lý xa lánh với người xung quanh.

    Những người mắc vảy nến sẽ gặp phải các vấn đề:
    • Không biết nên chữa vảy nến thế nào?
    • Tìm rất nhiều phương pháp từ Tây y đến Đông y
    • Tốn rất nhiều thời gian và công sức để hỗ trợ điều trị nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn. 
    • Tốn hàng chục thậm chí hàng trăm triệu cho các chuyên gia, bác sỹ nhưng hiệu quả rất thấp 
    • Thường mặc cảm về ngoại hình của mình, xa lánh những người xung quanh
    • Ngày qua ngày, họ cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng và mất niềm tin, hạnh phúc vào bản thân

    Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề nêu trên, thì tin vui cho hành trình đưa bạn trở lại cuộc sống bình thường. Cây thuốc quý trong thiên nhiên có thể giúp bạn loại bỏ những vấn đề này.
    Loại cây này có thể chữa được cả bệnh ung thư mà khoa học đang rất chú ý:



    Hết vảy nến chỉ với vỏ cây núc nác

    Để có thể loại bỏ vảy nến trên da, chỉ cần bạn chăm chỉ sử dụng vỏ cây núc nác đun nước rửa các vết ngứa, trong khoảng 1 tháng là các vết vảy nến sẽ biến mất như chưa từng xuất hiện.

     Trường hợp của chị Ngọc Anh (Hà Nội):
    Khoảng 2 năm trước, chị Ngọc Anh bị nổi nhiều chấm đỏ trên da kèm theo ngứa ngáy, khó chịu. Chị  đi khám ở bệnh viện Da liễu Trung ương mới biết bị mắc bệnh vảy nến. Chị dùng theo thuốc mà bác sĩ kê và làm theo lời dặn của bác sĩ như kiêng thịt đỏ, sữa, rượu bia,… nhưng hơn 6 tháng mà không khỏi, chị thấy da mình bị khô và teo da do tác dụng phụ của thuốc nên đã ngưng dùng và thử chuyển sang điều trị bằng thuốc Nam xem sao. Trong một lần tình cờ tham gia vào một diễn đàn dành cho những người mắc Vảy nến, chị đọc được những dòng chia sẻ của một người bị vẩy nến đã khỏi bệnh hoàn toàn nhờ dùng vỏ cây núc nác. Chị về áp dụng theo, đem vỏ cây núc nác nấu nước tắm hàng ngày thì thật sự cảm thấy bớt ngứa hẳn. Sau 3 tháng tắm nước nấu từ vỏ cây núc nác, các nốt đỏ trên da chị biến mất hoàn toàn. Chưa biết bệnh có tái phát không nhưng chị tin đã có cách để xử lý bệnh này.

      Anh Hùng (42 tuổi, Bắc Giang):Cách đây khoảng 3 năm, anh Hùng có triệu chứng của bệnh vẩy nến, da đầu anh bong từng mảng da nhỏ và rất ngứa, về sau lan xuống cổ, gáy, vai, cánh tay…. Anh đi khám ở bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ kết luận anh bị bệnh vẩy nến và tư vấn điều trị. Anh uống thuốc và thực hiện theo lời bác sĩ nhưng hơn 5 tháng mà bệnh vẫn không hề thuyên giảm. Thậm chí, bệnh còn có xu hướng gia tăng khiến anh rất mặc cảm. Anh cũng đã thử 2 liệu trình thuốc Đông y theo quảng cáo trên Facebook, tiêm thuốc theo lời mách của một người bạn nhưng vừa mất tiền lại mà không hề có tác dụng. Khi anh nghĩ bệnh tình của mình đã vô phương cứu chữa thì có người chỉ anh dùng vỏ cây núc nác chữa vảy nến thử xem. Hàng ngày, anh đun vỏ núc nác với nước để lấy nước rửa các vết ngứa thì sau 2 ngày anh thấy các vết vảy nến đã bớt ngứa và đỏ đi kha khá. Cứ thế, anh tiếp tục thực hiện thì 1 tháng sau đó bệnh cũng thuyên giảm đi đáng kể. Anh cũng bày tỏ rằng sử dụng núc nác điều trị vẩy nến tương đối hiệu quả hơn những cây thuốc khác nhưng không thể chữa được bệnh.

    Hình ảnh cây núc nác 

    Tại sao vỏ cây núc nác có thể chữa bệnh vảy nến 

    Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, vỏ núc nác có tác dụng chống dị ứng rõ rệt và làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân độc hại. Vỏ cây núc nác cũng làm ức chế các phản ứng viêm ở giai đoạn cấp tính, chống choáng phản vệ, ức chế phù. Nhiều loại dược phẩm được bào chế từ vỏ cây núc nác chứa flavonoid toàn phần có hiệu quả với các bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay tác hại nào.

    Hiệu quả khi sử dụng thực tế
    • Sau 1 tuần: Hết ngứa rõ rệt
    • Sau 20 ngày: Các vết ngứa không còn bong vảy và hết đỏ
    • Sau 30 - 40 ngày: Các vết vảy nến biến mất đến 90% hoặc hoàn toàn tùy thể trạng từng người.

    6 thg 1, 2018

    Chữa đau dạ dày bằng nghệ - cỏ mực


    Nghệ tuoi 1 củ 30 g 
    Cỏ nhọ nhồi tươi một lắm chặt .
    Cả hai thứ giã nát lấy nước cốt bỏ bã .cho vào đun sôi để nguội 
    Cho 2 thìa mật ong vào uống 
    Uống truoc bữa ăn sáng (chưa ăn gì)
    Chú ý mật ong phải cho vào khi thuốc đã nguội mới ko mất hoạt chất kháng sinh .
    Uống liên tục 10 ngày khỏi .
    Kiêng tuyệt đối rượu bia .đồ cay nóng .chất kich thích .măng tươi đặc biệt là tiêu bắc.
    Không thức khuya .làm việc qúa sức .

    2 thg 1, 2018

    Điều cấm kỵ khi sử dụng ba kích ngâm rượu




    • 27
    Theo các chuyên gia đông y, rễ của cây ba kích rất tốt cho sức khoẻ, có thể ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc. Tuy nhiên nếu không biết dùng rất hại.
    Anh Nguyễn Văn Thắng, trú tại Ninh Giang, Hà Dương 34 tuổi, tâm sự, năm ngoái anh đi Quảng Ninh chơi. Thấy mọi người mua củ ba kích về anh Thắng cũng mua một ít về ngâm rượu.
    Ai cũng nói ba kích bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý. Anh Thắng mua về để dùng riêng cho mình với hi vọng “ông khoẻ bà vui”. Sau khi rửa sạch, phơi héo, anh Thắng cho vào ngâm rượu.
    Một tháng sau ngó bình rượu anh thấy rượu tím rất ngon và thơm, vị mát mát. Ngày nào anh Thắng cũng đều đặn làm 2 cốc trong bữa cơm. Anh cũng mong chờ sự thay đổi trong chuyện chăn gối của mình. Uống hết cả bình 20 lít rượu ba kích, anh Thẳng thấy ngày càng mất cảm giác yêu.
    Ngày trước, một tuần anh có nhu cầu 2 lần thì đến giờ 1 tháng mới có 1-2 lần. Cùng với tâm lý chờ đợi, anh Thắng rơi vào trạng thái trên bảo dưới không nghe.
    Không biết lý do tại sao, anh Thắng rất lo lắng. Anh Thắng tâm sự với bà chị họ. Khi nghe anh kể việc ngâm ba kích, người quen của anh đã bất ngờ vì anh không tước bỏ lõi củ ba kích đi. Lõi củ ba kích không tốt cho sức khoẻ.
    Có thể đã “chữa lợn lành thành lợn què”, anh Thắng tìm đến một vị lương y xem mạch. Bác sĩ bắt mạch thấy anh bị thận hư, có dấu hiệu hư dương, mệt mỏi.
    Anh Đỗ Văn Thận trú tại Thái Bình cũng tâm sự, mấy năm trước được người quen tặng cho ba kích về ngâm rượu. Cứ nghĩ chỉ rửa rồi ngâm nên anh làm theo. Khi mang ba kích củ dài nhìn rất đẹp mắt ra đãi khách không ai dám uống. Những người hiểu về củ ba kích khuyên anh nên đổ bình rượu đi vì anh đã ngâm không đúng cách có thể hại cho sức khoẻ.
    Anh Thận kể chưa biết hại như thế nào nhưng chỉ nghe nói rễ cây ba kích không bỏ lõi sẽ thành thuốc độc là anh bỏ đi luôn không tiếc.
    Dieu cam ky khi su dung ba kich ngam ruou hinh anh 1
    Củ 3 kích.

    Bắt buộc bỏ lõi

    Theo lương y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch hội Đông y Ba Đình, Hà Nội, ba kích (Radix Morindae officinalis) là rễ của cây ba kích hay dây ruột gà (Morinda officinalis How), họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng tua quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn.
    Lương y Minh cho biết trong đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Với những trường hợp bị thận dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm) hoặc phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn con hoặc các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp…
    Có thể sử dụng ba kích để ngâm rượu, hay kết hợp với các bài thuốc khác để tăng thêm tác dụng cho củ ba kích. Lương y Minh cho biết, có một điều không phải ai cũng biết, đó là ngâm củ ba kích nguyên cả dây rễ cần loại bỏ cái lõi của củ ba kích.
    Lõi củ ba kích không tốt, nó có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương. Lương y Minh đã gặp trường hợp bị liệt dương do sử dụng củ ba kích lâu năm mà sai cách. Khi sử dụng củ ba kích dưới bất kỳ hình thức nào bắt buộc chỉ lấy phần thịt của củ.
    Bình thường, khi chế biến, chúng ta có thể rửa sạch ba kích để ráo nước, tiến hành bóc lõi bỏ đi, chỉ lấy lại phần thịt của củ sau đó ngâm rượu hay kết hợp với các bài thuốc khác.
    Ngoài ra, người ta có thể sử dụng ba kích phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng như thuốc hoàn ba kích: ba kích 80g, sừng hươu 200g, tiểu hồi 60g, phụ tử chế 16g, quế nhục 30g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 16 – 20g nếu không uống được rượu.
     http://infonet.vn/dieu-cam-ky-khi-su-dung-cu-ba-kich-ngam-ruou-ma-khong-phai-ai-cung-biet-post201474.info
    Theo P.Thúy/Báo Infonet

    31 thg 12, 2017

    Hoàng bá nam và tác dụng chữa bệnh của hoàng bá nam



    Tên khác: Vỏ Núc nác, Nam hoàng bá. 

    Tên khoa học: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác (Oroxylon indicum Vent.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae). 

    Mô tả: Cây: Cây nhỡ, cao 5-13m. Thân nhẵn, ít phân cành, vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2-3 lần lông chim, dài tới 1,5m. Hoa màu nâu đỏ sẫm mọc thành chùm dài ở ngọn thân. Đài hình ống, cứng, dày, có 5 khía nông. Tràng hình chuông, phình rộng, có 5 thuz họp thành hai môi, 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc. chuông, phình rộng, có 5 thuz họp thành hai môi, 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc. 120cm, rộng 5-10cm, các mảnh vỏ hoá gỗ. Hạt dài 4-9cm, rộng 3-4cm, kể cả cánh mỏng bao quanh. Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ dơi. Hoa và quả từng lúc quanh năm. Các quả chín vẫn ở trên cây khá lâu vào mùa khô khi cây rụng hết lá. 

    Dược liệu: Vỏ cuộn lại thành hình ống hay hình cung, dày 0,6 – 1,3 cm, dài ngắn không nhất định. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, nhăn nheo, có nhiều đường vân dọc, ngang. Mặt trong nhẵn, màu vàng xám hay vàng lục. Mặt bẻ ngang có lớp bần mỏng. Mô mềm vỏ lổn nhổn như có nhiều sạn, trong cùng có lớp sợi dễ tách theo chiều dọc. Bộ phận dùng: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác (Oroxylon indicum Vent.) Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi khắp nước ta. 

    Thu hái: Thu hái quả nang chín màu nâu vào mùa thu và đông, phơi khô ngoài nắng cho vỏ nứt hạt, tách lấy hạt và phơi tiếp cho đến khô. Vỏ cây thu hái quanh năm; khi cần thiết, đẽo vỏ trên cây, thái phiến dài 2 – 5 cm, phơi hay sấy khô. Tác dụng dược lý: Có tác dụng chống viêm, chống dị ứng rõ rệt. Tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân bất lợi từ bên ngoài vào cơ thể. Làm giảm độ thấm của mạch máu. Thành phần hoá học: Vỏ và hạt chứa một hỗn hợp flavonoid và chất đắng kết tinh là oroxylin. Vỏ chứa baicalein và chrysin. Hạt cüng chứa oroxylin và một chất dầu chứa 80,40% acid oleic, acid palmitic, acid stearic và acid lignoceric. 

    Công năng: Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Các flavonoid trong vỏ cây và hạt có tác dụng đối với bệnh mày đay và mẩn ngứa và còn có tính kháng trùng. Công dụng: + Lá hoa và quả khi còn non đều ăn được sau khi đun nấu. Người ta thường lùi quả non vào trong tro than rồi đem bóc bỏ vỏ ngoài, lấy phần trong của quả xào ăn. Hạt, vỏ thân thường được dùng làm thuốc. 

    + Hạt dùng trị: 1. Viêm họng cấp và mạn tính, khan cổ; 2. Viêm phế quản cấp và ho gà; 3. Đau vùng thượng vị, đau sườn. 

    + Vỏ thân được dùng trị: viêm gan vàng da, viêm bàng quang, viêm họng, khô họng, ho khan tiếng, đau dạ dày, dị ứng trẻ em ban trái, sởi. Cüng dùng chữa dị ứng sơn, trị bệnh vẩy nến, hen phế quản trẻ em. 

    Trong dân gian dùng thay Hoàng bá. Cách dùng, liều lượng: Ngày 8 – 16g, dạng thuốc sắc, hoàn tán. 1,5-3g hạt, 8-16g vỏ thân, dạng thuốc sắc. 

    Có thể nấu thành cao hay chế dạng bột. 

    Dùng ngoài nấu nước rửa hoặc dùng cao bôi. 

    Ở nước ta Viện Dược liệu đã sản xuất nunaxin viên 0,25g từ hỗn hợp các flavonoid để chữa mày đay và mẩn ngứa, dùng vỏ Núc nác làm viên Habanin kháng trùng và một loại viên kết hợp 2 dạng thuốc trên. Bào chế: Loại bỏ tạp chất, cạo bỏ lớp bần, rửa sạch, thái phiến chiều dài 2- 5 cm, bề dày 1-3 mm, phơi khô, hoặc sao nhỏ lửa cho đến khi bề mặt dược liệu có màu vàng. 

    Bài thuốc: 1. Ngoài da lở ngứa, bệnh tổ đĩa ngứa giữa lòng bàn tay, bệnh giang mai lở loét: Vỏ Núc nác, Khúc khắc, mỗi vị 30g, sắc uống hàng ngày. 

    2. Chữa đau dạ dày: Dùng vỏ núc nác, sấy khô tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-3g (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). 

    3. Chữa kiết lỵ, đau dạ dày ợ hơi, ợ chua: Dùng hạt núc nác phơi khô, tán thành bột mịn, hoặc sắc uống mỗi ngày 8-10g (Trồng hái và dùng cây thuốc). 

    4. Chữa viêm phế quản, ho lâu ngày: Mộc hồ điệp 10g, đường phèn hay kẹo mạch nha 30g, nước 300ml sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). 

    5. Viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu: Vỏ núc nác, rễ Cỏ tranh, Mã đề mỗi thứ một nắm, sắc nước uống. 

    6. Ho lâu ngày: 5-10g hạt, sắc nước hoặc tán bột uống. 

    7. Lở do dị ứng sơn: Vỏ Núc nác nấu cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở. 

    8. Chữa viêm khí quản cấp tính, ho gà: Dùng mộc hồ điệp 4g, an nam tử 12g, cát cánh 6g, cam thảo 4g, tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm) 12g, khoản đông hoa 12g. Sắc lấy nước, thêm 60g đường phèn vào hòa tan, chia uống nhiều lần trong ngày (Hiện đại thực dụng trung dược). “An nam tử” là tên dùng trong đơn thuốc của vị “bạng đại hải”, tức là hạt “lười ươi” (Sterculia lychnophora Hance.), có mọc ở Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Ðịnh, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Trị… 

    9. Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang: Dùng vỏ núc nác 16g, chi tử (quả dành dành) 20g, mã đề thảo (lá và bông mã đề) 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tz giải 30g, quế chi 4g, cam thảo đất 20g; Sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày vào lúc đói bụng (Thuốc Nam và Châm cứu). 

    Kiêng kỵ: Người hư hàn gây đau bụng, đầy bụng tiêu chảy không dùng. 

    Ghi chú: Hạt Núc nác cüng là vị thuốc, có tên là Mộc hồ điệp, có tác dụng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày. 

    Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh. 

    Nguồn bài viết: http://agarwood.org.vn/hoang-ba-nam-va-tac-dung-chua-benh-cua-hoang-ba-nam-3631.html