30 thg 4, 2014

Boston và không chỉ Boston

copy tu BEO


Cái nôi tri thức, nhưng sao? 
Tôi vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu đến Boston vào năm 2007 để dự một khóa học ngắn hạn khi đi qua hầm ngầm dưới eo biển trong dự án Big Dig rất nổi tiếng mà được dịch ra tiếng Việt là Đường hầm lớn.
Dự án này được xem như một kỳ quan cả về mặt kỹ thuật lẫn chính trị của Hoa Kỳ khi nó kéo dài từ cuối thập kỷ 1970 đến đầu những năm 2000 và được thi công trong những điều kiện và địa hình kết sức phức tạp với kinh phí tăng từ hơn 1 tỷ lên 22 tỷ đô-la cho hơn chục cây số công trình giao thông.
Tất cả những gì tinh vi nhất, phức tạp nhất của nền chính trị Hoa Kỳ được phản ảnh rất rõ trong dự án này. Những công nghệ xây dựng tiên tiến và kỹ thuật quản lý hiện đại nhất thế giới thời bấy giờ đã được áp dụng.
Tuy nhiên, dự án đã gặp vô số rắc rối cả về kỹ thuật và quản lý ở nơi có Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), luôn xếp số 1 thế giới về các ngành kỹ thuật và Đại học Harvard luôn xếp số 1 thế giới về các ngành quản lý.
Khó có nơi nào trên thế giới có thể sánh được với Boston về những thành tựu của giáo dục và khoa học, nhưng những Big Dig vẫn luôn là một phần tất yếu của cuộc sống.
Người Boston thừa nhận vấn đề của mình để họ đạt được những điều tốt hơn, lớn hơn đang ở phía trước chứ họ không có thói quen đổ lỗi.
Vì cách mạng hay chân lý?
Hầu như không ai phản bác Boston là cái nôi của cách mạng Mỹ. Những sự kiện quan trọng nhất đã xảy ra ở đây. Thảm sát Boston (Boston Massacre) và Tiệc trà Boston (Boston Tea Party) mà nó có liên quan mật thiết đến Những đứa con của tự do (Sons of Liberty) là hai sự kiện nổi bật nhất.
Lực lượng quan trọng nhất dẫn đến cuộc cách mạng giải phóng 13 thuộc địa bắc Mỹ chính là Những đứa con của tự do mà nhiều người cho rằng, nếu không có họ thì sẽ không có cuộc cách mạng Mỹ.
Có nhiều giả thuyết về nơi họ bắt nguồn (Boston, New York hay Connecticut), nhưng đóng vai trò quan trọng nhất có lẽ là Những đứa con của tự do ở Boston do John Adams, người sau này trở thành một trong những cha đẻ và tổng thống thứ 2 của Mỹ lãnh đạo cho dù ông không có tên chính thức trong đó do phải hoạt động công khai.
Những đứa con của tự do được ra đời để chống lại chính sách thuế khóa hà khắc của chính quyền thuộc địa của người Anh. Thực chất đây là một hội kín đã tổ chức hàng loạt các hoạt động gây bất ổn hay dựa vào một số sự kiện xảy ra để tạo thanh thế và uy tín của mình, trong đó phải kể đến Thảm sát Boston và Tiệc trà Boston.
Ngày 3/05/1770, trong một vụ đụng độ ở thành Boston, quân đội Anh xả súng làm chết 5 người và làm bị thương 6 người. Mạng người là quan trọng, nhưng với mức thiệt hại này, nhiều người cho rằng đó chỉ là đổ máu của một vụ nổi loạn thông thường.
Tuy nhiên, Những đứa con của tự do đã phóng đại nó thành một vụ thảm sát để dấy lên lòng căm thù với quân đội thuộc địa và tranh thủ sự ủng hộ của công chúng.
Các binh lính Anh dính líu đã bị bắt. Lúc bấy giờ, hầu hết mọi người đều tin rằng những binh lính này là có tội và họ đã không tìm được luật sư bảo vệ cho mình. Cuối cùng họ đã nhờ Luật sư Jonh Adams.
Tuy rất sợ việc bào chữa cho những người đã xả súng vào dân chúng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của mình, nhất là ở vị trí của người lãnh đạo cách mạng, nhưng với lương tâm và nghề nghiệp của mình, luật sư John Adams cùng với Josiah Quincy đưa ra các chứng cứ xác đáng để chứng minh rằng 6 binh lính Anh vô tội, kể cả đồn trưởng Preston. Chỉ có hai người bị kết tội ngộ sát.
John Adams đã có phát biểu nổi tiếng trong vụ này rằng: “Thực tế là những thứ cứng đầu; và cho dù những điều chúng ta mong muốn, những khuynh hướng của chúng ta và những tiếng gọi từ cảm xúc của chúng ta là gì, chúng không thể thay đổi sự thực và chứng cứ.”
Tuy vụ thảm sát có kết cục như vậy, nhưng nó đã dấy lên lòng căm thù của dân chúng thuộc địa để sau đó ba năm xảy ra Tiệc Trà Boston. Ngày 16/12/1773, Những đứa con của tự do đã tổ chức bạo loạn để đổ trà của Công ty Đông Ấn thuộc chính quyền thuộc địa xuống biển ở cảng Boston.
Về vật chất, cuộc nổi loạn này chỉ làm thiệt hại một ít tài sản của các doanh nhân (chưa đến 1 triệu đô-la quy về giá trị hiện nay). Tuy nhiên, nó đánh dấu con đường bạo động để dành độc lập của Mỹ. Một loạt sự kiện đã được kích hoạt sau đó để đến ngày 04/07/1976, nước Mỹ chính thức tuyên bố độc lập.
Thắng đúng, thua sai?
Những đứa con của tự do đã đóng vài trò rất lớn trong Cách mạng Mỹ và hầu hết những người tham gia tổ chức này được coi như những anh hùng, những nhà yêu nước. Tuy nhiên, dưới góc độ khách quan của lịch sử, nhiều người cho rằng trong suốt quá trình hoạt động của mình, nhất là giai đoạn ban đầu, họ chỉ là những người nổi loạn.
Thậm chí, trang USHistory.org viết rằng họ chỉ là những kẻ du thủ du thực. Nếu lịch sử nước Mỹ không sang trang hay theo một chiều hướng khác thì những người này sẽ được viết khác đi.
Trang này cũng viết, trong cuộc cách mạng Mỹ, chỉ có khoảng một phần ba dân số Mỹ là ủng hộ và đi theo cách mạng, một phần ba đi theo chính quyền thuộc địa và một phần ba chẳng theo bên nào cả.
Khi cuộc cách mạng Mỹ thành công thì những người ở bên thắng cuộc được xem là anh hùng còn những người ở phía bên kia bị cho là những kẻ phản bội. Ngược lại, khi chính quyền thuộc địa còn thì những người làm việc cho họ được tôn vinh.
Nhiều người, nhiều gia đình đã phải li hương. Bi kịch nhất là đối với những gia đình có cả người ở cả hai phía. 
Cần phải có thời gian để những vấn đề nêu trên trong cuộc cách mạng Mỹ cũng như cuộc chiến Nam - Bắc sau này nhòa dần đi trong tâm trí người Mỹ. Những thế hệ sau đó đã không còn bận tâm nhiều và họ đã cùng nhau tạo dựng lên nước Mỹ ngày nay.
Lời kết
Nhắc đến Boston những ngày gần đây không thể không nhắc đến vụ đánh bom khủng bố vào ngày 15/04/2013 trong Cuộc thi Marathon được tổ chức ngày Ngày yêu nước (Patriot’s day) của Mỹ từ năm 1897.
Cuộc thi này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Boston nói riêng, nước Mỹ nói chung. Vụ đánh bom xảy ra vào lúc và ở nơi mọi người không ngờ nhất bởi những phần tử cực đoan với động cơ bắt nguồn từ việc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Có rất nhiều điều để nói qua sự kiện này.
Về khía cạnh ứng phó, người dân  Boston nhìn nhận vấn đề rất thực tế và bình tĩnh giải quyết nó. Nhiều người đã tham gia hay hỗ trợ nhà chức tránh việc giải quyết hậu quả, trong khí hầu hết người dân Boston vẫn tập trung vào những công việc hàng ngày của mình.
Rất khó tìm được những ánh mắt tò mò theo dõi sự kiện làm phiền hay gây khó khăn cho việc khi thực thi nhiệm vụ của các nhà chức trách.
Boston với chiến tranh và hòa bình cũng là một vấn đề đáng được mổ xẻ. Nơi tập trung không ít những đỉnh cao tri thức của nhân loại đang kiến tạo hòa bình hay gây ra bất ổn và chiến tranh ở nơi này nơi khác trên thế giới là câu hỏi không dễ trả lời.
Ví dụ, Harvard là ngôi trường danh tiếng vào loại bậc nhất thế giới và rất nhiều người Việt Nam muốn học, nhưng đây là nơi sản sinh ra bom Napal và hình thành tư tưởng diều hâu của Henry Kissinger - những thứ đã gây không ít khổ đau cho dân tộc Việt Nam.  
Qua hành trình đến Boston, đến nước Mỹ, tôi đã hiểu rõ hơn rằng Boston, nước Mỹ hay bất kỳ một nơi nào đó - ở đâu cũng vậy đều có những điều tốt đẹp đi kèm với những thứ bốc mùi.  Mức độ tốt đẹp của cuộc sống tùy thuộc vào sự tương quan của hai nhóm này.
Nếu nhìn theo thuyết âm - dương thì mỗi sự vật, hiện tượng hay mỗi con người đều có phần trắng và phần đen hay nói cách khác vừa như thế này vừa như thế kia. Gần như không thể tìm ra những thứ chỉ trắng hoặc chỉ đen, hoặc chỉ tốt hoặc chỉ xấu.
Ở đâu cũng thế, tâm lý và hành vi của con người là như nhau. Nếu sự việc được nhìn dưới lăng kính tích cực với tinh thần xây dựng muốn cải thiện mọi thứ thì mọi chuyện sẽ tốt lên. Nếu ai nhìn vấn đề dưới lăng kính theo chiều ngược lại thì là người đầu tiên phải chịu sự khổ đau hay chí ít là sự khó chịu cho bản thân mà chúng sẽ bào mòn năng lượng và ý nghĩa của cuộc sống.
Tôi chọn cách nhìn bằng nửa ly nước đầy.
Copy từ facebook Huỳnh Thế Du 

25 thg 4, 2014

Bất ngờ: Thần dược chữa bệnh sởi chỉ là cây rau ăn thường ngày

Rất mong mọi người hãy dành ra 2 phút để giúp con cháu chúng ta đẩy lùi bệnh SỞI...Mình có đọc được bài báo chia sẻ bí quyết chữa bệnh sởi từ rau ngò om (hay còn gọi là rau ngổ) nên muốn chia sẻ với các mẹ để giúp các mẹ có thêm phương pháp chữa bệnh cho con.

Các mẹ hãy ra chợ mua 1 bó rau ngò om (người Bắc và người Trung gọi là rau ngổ, thường được nêm canh chua hay ăn phở), để nguyên cọng rửa thật sạch cho vào luộc cho đến khi nào thấy nước có màu giống màu nước trà thì được. Cho trẻ con hoặc người bệnh uống thay nước vẫn được. Sau khi uống vài lần thì ban sởi sẽ phát ra nhiều hơn trên cơ thể, và đồng thời người bệnh sẽ hạ sốt, ban sởi sẽ phát ra ở bụng, ở lưng và xuống chân là hết hẳn.( đây là bài thuốc gia truyền được ông Mỹ chia sẽ trên báo Tuổi trẻ và Đời Sống, thứ 2, ngày 21/4/2014.số đt ông Mỹ 01217 254 588)


Lưu ý một số vấn đề theo kinh nghiệm dân gian khi áp dụng cho trẻ bị sởi:

- Không cho trẻ tắm, chỉ giặt khăn ấm lau;
- Thay nhiều quần áo hơn cho trẻ bớt ngứa;
- Không bồng ẵm ra gió;
- Không cho người lạ bồng ẵm;
- Không được cho ăn đồ biển và thịt bò;
- Cha mẹ không sinh hoạt tình dục trong thời gian con bị bệnh uống thuốc (dân gian gọi là "mắc hơi").

[IMG]Hình ảnh cây rau ngò om (hay còn gọi là rau ngổ)

Xem đầy đủ: http://vitalk.vn/threads/bat-ngo-than-duoc-chua-benh-soi-chi-la-cay-rau-an-thuong-ngay.910890/#ixzz2zrUgjql0
Follow us: vitalkforum on Facebook

13 thg 4, 2014

Chữa bệnh trĩ

Một bài thuốc chữa khỏi bệnh trĩ

Bài 1.


 Một lần về thăm bố mẹ vợ ở Thanh Xuân Bắc, Hà Nội, tôi ngẫu nhiên gặp mấy ông bà quanh khu vực đến cảm ơn ông cụ vì đã mách cho bài thuốc chữa trĩ hiệu quả, có người bị bệnh nặng mấy chục năm mà dùng bài thuốc này cũng khỏi bệnh. 
Bố vợ tôi cho biết, bài thuốc này ông đọc trên báo Dân trí, thấy hay ông cắt lại rồi mách cho mọi người, trước hết ở dãy nhà C21 nơi ông bà ở. Mọi người dùng có hiệu quả, chuyền tay nhau, bài thuốc ngày càng được phổ biến rộng rãi. 
Tôi tìm mãi mới thấy bản gốc, bài thuốc này đăng trên báo Dân trí số 03, trang 24 từ năm 1998 của tác giả Nguyễn Như An. Theo bài báo, ông An học được bài thuốc này từ những năm 1949 - 1950 khi là “Bộ đội Cụ Hồ” đóng quân ở vùng cao tỉnh Lao Cai, Thanh Hóa. Ông An đã mách bài thuốc này cho nhiều người và đều thu được kết quả cao, cả khi đóng quân ở nước bạn Lào và sau này làm chuyên gia giáo dục ở Angola.
Điều thú vị là bài thuốc này rất dễ tìm, dễ làm và chữa khỏi cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tôi cũng đã giới thiệu bài thuốc này cho nhiều người, những ai tin tưởng và kiên trì đều khỏi bệnh. Bài thuốc này chỉ cần xông, không cần uống. 
Các vị như sau: Lá sung, bỏ cọng, một nắm chặt trong tay. Lá ngải cứu, một nắm. Lá lốt, lá cúc tần, một nắm. Một củ nghệ, rửa sạch, tán nhỏ. Một chén con nước bồ kết đặc.
Cách làm:
Các thứ lá rửa sạch, thái nhỏ, cùng với củ nghệ đã tán nhỏ cho vào nồi, đổ 08 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút.
Khi nước đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ. 
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng bã thuốc chà sát hậu môn, tránh bị sứt sát có thể gây tổn thương và viêm nhiễm. Tuyệt đối kiêng không ăn thịt chó, uống rượu và hạn chế dùng đồ cay nóng.
Qua thực tế, người bệnh nhẹ chỉ cần xông một tuần, có người do bị bệnh hơn hai mươi năm nên đã bền bỉ xông đến hai chục ngày và đều khỏi bệnh, không tái phát.
Trần Vân Hạc
(201 - B4 - Ngõ 189 - Thanh Nhàn P. Quỳnh Lôi, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội Mobile: 0917 331 683)

 Bài 2 từ cây thuốc dân gian:

Khi bị bệnh trĩ ghé thăm, bạn có thể kết hợp 4 loại lá thảo dược:
 Lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu lấy mỗi thứ 1 nắm, thêm một vài lát nghệ.
 
Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc. Sau đó, dùng nước này để xông hậu môn khoảng 15 phút cho tới khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp khoảng 10 – 15 phút nữa.
Tiếp tục lau khô bằng khăn mềm.
Thực hiện theo bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần và kiên trì cho tới khi khỏi bệnh. Trong quá trình sử dụng sẽ thấy hiệu quả búi trĩ co lại và dần biến mất. Nếu trĩ nhẹ, bệnh có thể giảm sau 2 tháng áp dụng.
(Nguồn: Tổng hợp theo Cây Thuốc Dân Gian)

 

 

CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG LÁ VÔNG




Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp và cũng có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Cũng có thể do âm hư gây táo kết lâu ngày, gây khó khăn cho việc đại tiện, lâu ngày gây nên bệnh trĩ. Cũng có thể do khí hư, làm cho chức năng truyền tống của đại tràng kém hoặc bệnh ngay tại đại tràng nhất là thể nhiệt gây táo bón kết. Hoặc cũng có thể do sự gắng sức trong quá trình sinh đẻ. Các nguyên nhân trên đều có thể gây nên bệnh trĩ.

Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh nguy hiểm tuy vậy nó gây ra những bất tiện trong sinh hoạt làm cho người bệnh luôn luôn có cảm giác khó chịu cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể xảy ra các biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc điều trị bệnh trĩ hiện nay trong y học hiện đại có thể dùng phương pháp điều trị ngoại khoa, dùng phương pháp phẫu thụât. Trong Y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp như: Dùng thuốc bôi, thuốc đắp ngoài, thuốc uống trong hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để tăng hiệu quả chữa bệnh. Điều trị bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền vừa hiệu quả lại ít tốn kém, thời gian điều trị bệnh nhanh, đồng thời nâng cao sức khoẻ mọi mặt cho người bệnh, điều trị nguyên nhân gây nên bệnh do vậy ít khi tái phát. Tuy vậy cũng có trường hợp phải điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ mới có kết quả tốt.

Trong phạm vi bài viết này tôi xin giới thiệu phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá Vông (Vông nem) một phương pháp chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả.
CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG LÁ VÔNG
Lá vông chữa bệnh trĩ
Để đưa ra được phương pháp chữa bệnh thích hợp cần thực hiện tốt các bước tứ chẩn. Chú trọng xem thời gian mắc bệnh mới hay đã lâu. Xem búi trĩ ra ngoài dài hay ngắn, màu sắc tươi nhụân hay đen khô, có mắc bệnh khác hay không, xem mạch có kết luận, lựa chọn điều trị.

Phương pháp điều trị:

Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc đắp ngoài hoặc kết hợp giữa dùng thuốc đắp ngoài với thuốc uống trong

- Trường hợp dùng thuốc đắp ngoài: Đối với bệnh nhân không bị mắc các chứng khác, có sức khoẻ tốt, màu sắc búi trĩ tươi nhuận, đô dài búi trĩ ra ngoài từ 1 –2 cm. Khi chẩn mạch các bộ mạch bình thường

Phương thuốc:


- Lá vông từ 7 – 9 lá ( Không nên dùng lá non quá hoặc lá già quá, không dùng lá có bệnh như các lá có đốm trắng, các lá có phần bị khô … )

- Dấm thanh: Từ 30 - 40 ml

Cách dùng: - Lá vông rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội , sau đó ngâm trong nước muối nhạt khoảng độ 3 phút, vớt ra để ráo nước, giã nhuyễn

- Dấm thanh đun sôi để nguội

Sau đó cho lượng dấm thanh vừa phải vào lá vông đã giã nhuyễn sao cho không nên khô quá mà cũng không nên ướt quá.

Trước khi đắp thuốc bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó dùng thuốc đắp vào búi trĩ, dùng băng gạc băng lại. Thời gian đắp từ 3 – 4 tiếng, ngày đắp 3 lần, đắp liên tục trong 3 ngày. Trong thời gian đắp thuốc bệnh nhân cần nằm nghỉ tại chỗ, hạn chế việc đi lại

Trường hợp cần điều trị kết hợp giữa uống thuốc bên trong và đắp thuốc bên ngoài đối với bệnh nhân có kèm theo các chứng bệnh khác: người mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ … độ dài búi trĩ lớn hơn 2 cm và cần chẩn mạch để có kết luận dùng những phương thang cho phù hợp.

Tuỳ theo tình hình cụ thể mà có thể sử dụng các bài gia giảm cho phù hợp: Như bài Bổ trung ích khí, Tứ quân bổ khí, Tứ vật bổ huyết, Bát vật, Thập toàn đại bổ, Quy tỳ thang …

Nhìn chung sự vận dụng các bài thuốc phải theo từng trường hợp cụ thể không nên câu nệ và gia giảm cho phù hợp. Mục đích chủ yếu là chữa bệnh liên quan khác và thiết lập lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể, bồi dưỡng nâng cao thể lực từ đó củng cố tính ổn định của phương thang thúoc đắp, nâng cao hiệu quả trong điều trị.

Trong khi sử dụng thêm thuốc uống trong, bệnh nhân cần kiêng ăn những thức ăn cay, nóng, rượu bia hoặc các thức ăn làm giảm tác dụng của bài thuốc.

Kết quả điều trị:

- Đối với những trường hợp chỉ sử dụng thuốc đắp tỷ lệ khỏi bệnh trên 90%, một số ít có bị lại phải điều trị đợt 2 có kết quả tốt không thấy tái phát lại.

- Đối với những trường hợp có sử dụng thêm thuốc uống trong tỷ lệ khỏi bệnh trên 75% , một số trường hợp bị bệnh đã lâu năm cần được điều trị thời gian có kéo dài hơn và kết hợp tốt với thuốc uống trong nhất là không để bị táo kết và kết hợp điều trị các chứng bệnh khác


Bàn luận

- Lá vông: là một vị thuốc đã được ghi trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ” của Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi. Trong đó có ghi rõ : Nhân dân ta còn uống lá Vông và đắp lá Vông hơ nóng vào hậu môn để chữa bệnh trĩ.

Như vậy đã lâu nhân dân ta đã sử dụng lá vông để chữa bệnh trĩ. Qua kinh nghiệm điều trị của gia đình thấy rằng đây là phương thuốc điều trị rất có hiệu quả.

Trong điều trị có một số trường hợp phải kết hợp với uống thuốc thang bởi vì: Nếu chỉ sử dụng đắp thuốc không thôi thì một số bệnh nặng khó khỏi, dễ bị tái phát. Nếu chỉ điều trị bằng thuốc uống không thôi thì thời gian điều trị kéo dài, tác dụng của thuốc khó tác dụng trực tiếp nên hiệu quả không cao. Như vậy kết hợp giữa dùng thuốc đắp ngoài với thuốc uống trong sẽ phát huy được những mặt mạnh của nhau và bổ sung những mặt yếu của nhau. Một mặt trực tiếp làm cho trĩ co lên, thu lại đúng vị trí, một mặt làm nhiệm vụ cố thủ, giữ vững từ bên trong do vậy hiệu quả sẽ rất cao.

Trên đây là kinh nghiệm chữa bệnh của gia đình, đã chữa bệnh trong nhiều năm qua. Trong quá trình viết bài do trình độ có nhiều hạn chế rất mong có sự đóng góp ý kiến của quý vị.




Theo hoidongykhanhhoa.com

Một kinh nghiệm khác của một bạn đã tự chưa khỏi trĩ:

Các bạn chú ý: 
- Lá thầu dầu tía 1 lần khoảng 3 hoặc 4 lá nhỏ, lá to thì 2 lá cũng được.

- lá vông cũng khoảng 3 lá.

Giã nhỏ nát rồi bọc vào miếng vải mỏng, đắp vào hậu môn ngồi lên đúng 5p là bỏ ra nhé. 

Không phải cứ ngồi lâu là tốt đâu nhé vì trong lá này cũng có độc. Các bạn lên mạng tham khảo người ta cũng có nói đấy.

Mình thấy cách này là đơn giản dễ làm nhất. Giờ mình vẫn đang làm như vậy. Mình không uống cái cây kia nữa. 

9 thg 4, 2014

Phim "Mùa len trâu"

Chuyện phim dựa trên tác phẩm Mùa len trâu trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, kể về cuộc sống của những người nông dân miền Nam đầu thế kỷ 20. Mỗi khi mùa mưa về, nước tràn ngập mọi nơi, có những người làm nghề "len trâu", đưa trâu đi tìm cỏ để sống qua mùa lũ.

Mùa len trâu đã tham dự gần mười liên hoan phim khu vực và quốc tế và đã dành được những giải thưởng đáng kể...

Giải đặc biệt ở LHP Locarno, Thụy Sĩ
Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago, Mỹ
Giải cao nhất, Grand prix của LHP Amiens, Pháp
Giải đặc biệt của LHP Amazonas, Brasil


7 thg 4, 2014

Bài thuốc trị viêm xoang trong 8 ngày với mướp

ST

Mướp rất lành và trị được nhiều bệnh như mề đay, hen suyễn, bệnh trĩ... trong đó một bài thuốc được nhiều người biết tới là dùng mướp sao khô, tán nhỏ trị viêm xoang.

Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6–8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin. Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.
Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào, những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc, dùng nấu nước uống giúp lợi sữa cho phụ nữ mới sinh, có thể nấu với móng giò lợn để ăn.
- Xơ mướp là vị thuốc lương huyết, hoạt huyết, thông kinh giải độc, giảm đau, cầm máu; dùng chữa chảy máu ruột, băng huyết, lỵ ra máu.
- Trái mướp: Trong trái mướp có chứa nhiều chất nhớt, nó có tác dụng giúp dễ tiêu hóa và kính thích tuyến sữa, tăng cường sự tuần hoàn máu..
- Lá mướp có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, ho gà, trị vết thương chảy máu, trị mụn...
- Hạt có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trị ho nhiều đờm, tiểu khó ...
- Dây có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
- Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Có thể dùng trị chứng viêm xoang mũi, đau lưng.
Dưới đây là công dụng tuyệt vời của quả mướp
Trị viêm xoang
Mướp khô dùng nồi rang teo lại, nghiền nhỏ thành bột mịn, mỗi lần uống 6g, vào buổi sáng sớm khi bụng trống rỗng dùng nước ấm hòa tan uống, uống liên tục 8 ngày.
Trị viêm yết hầu
Mướp mềm rửa sạch xay nhuyễn thành nước, thêm một lượng đường thích hợp, mỗi ngày uống 1 thìa,chia 3 lần uống.
Trị phong hàn ho
Mướp tự phơi khô, nghiền thành bột mịn, trộng với mật ong làm thành viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g.
Trị khuẩn lợi
Gốc, rễ, lá mướp đều được. Rửa sạch xong xay nghiền nhỏ thành nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa.
Tăng tiết sữa
Phương pháp 1: 60g mướp, 1 cái chân giò, nấu chín nhuyễn ăn.
Phương pháp 2: Mướp già 1 quả, sấy khô, nghiền nhỏ, uống với rượu vàng lượng thích hợp, mỗi lần uống 9g.
Trị hen suyễn do dị ứng
Phương pháp 1: Dây mướp rửa sạch xay nghiền thành nước, mỗi lần uống 1 thìa, chia uống 3 lần.
Phương pháp 2: Mướp sống 2 quả, cắt ngắn, cho vào nồi luộc nhừ, lấy ra vắt nước đặc uống, khoảng 150ml, mỗi ngày uống 3 lần.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.
Trị đau nhức thần kinh
Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.
Trị da sưng nhọt
Mướp tươi 1 quả, sau khi xay nhuyễn đắp lên chỗ đau, sau đó dùng vải màn băng lại, mỗi ngày thay 1 lần.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị hói từng vùng
Mướp già chia thành miếng, dùng lực xát lau vào vùng không có tóc, cho tời lúc vùng đó phát nóng là được, mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
Trị mồ hôi chân quá nhiều
Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.

3 thg 4, 2014

Những chú ý khi sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn


ST

TPO - Những năm gần đây, những người có bệnh tim mạch thường mách nhau tìm mua loại thuốc có giá rất đắt (khoảng 1 triệu đồng 1 viên) gọi là “An cung ngưu hoàng hoàn”.

Nghe nói, thuốc này cấp cứu tai biến mạch máu não rất tốt, mỗi gia đình đều cần dự trữ ít nhất một viên phòng khi nguy cấp, ngoài ra thuốc còn có thể dùng để dự phòng tai biến mạch máu não...
Xin cho biết: Khi sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn cần chú ý những vấn đề gì? Thuốc có độc và tác dụng phụ nguy hiểm?
(Câu hỏi của nhiều độc giả)
+ Đáp:
Nhờ có tác dụng nhanh và hiệu quả rõ rệt, “An cung ngưu hoàng hoàn” (ACNHH) đã trở thành một loại thuốc quý của Đông y, dùng để cấp cứu trong các trường hợp bị hôn mê, rối loạn thần chí trong các bệnh sốt cao, viêm não, tai biến mạch máu não ... ACNHH vốn là bài thuốc cổ, do danh y Ngô Cúc Thông, đời Thanh (Trung Quốc) bào chế và được ghi trong sách “Ôn bệnh điều biện”; Thành phần của ACNHH gồm:
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
Ngưu hoàng 30g, uất kim 30g, tê giác 30g, hoàng cầm 30g, hoàng liên 30g, hùng hoàng 30g, sơn chi 30g, chu sa 30g, mai phiến 7g, xạ hương 5g, trân châu 15g. Tất cả tán bột thật mịn, luyện với mật làm viên, mỗi viên 3g, lấy vàng lá làm áo, bao sáp. 
Từ nhiều năm nay, vì tê giác đã trở thành động vật quý hiếm, đưa vào sách đỏ, cấm săn bắt, nên sừng tê giác đã được thay bằng bột sừng trâu cô đặc, mà vẫn có tác dụng tốt như khi dùng tê giác.
Theo Đông y, ACNHH có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh, khai khiếu, hoát đàm (trừ đờm). Chủ trị nhiệt tà nội hãm tâm bào trong ôn nhiệt bệnh, đàm nhiệt nghẽn tắc tâm khiếu, dẫn đến các triệu chứng: sốt cao phiền táo, hôn mê, nói sàm, hoặc lưỡi rụt, tay chân lạnh toát. 
Do tác dụng cấp cứu nhanh và hữu hiệu, từ xưa thuốc đã được xếp hàng đầu trong “Ôn bệnh tam bảo” (3 loại thuốc quý chữa ôn bệnh, bao gồm ACNHH , “Chí bảo đan” và “Tử tuyết đan”).
Trong Đông y, “cung” chỉ “Tâm bào cung”. “Tâm bào” là cơ quan bọc ngoài tâm (tim). Ôn nhiệt tà độc khi xâm phạm vào tâm, trước hết tác động đến tâm bào. ACNHH là thuốc có khả năng giải trừ tình trạng “đàm nhiệt nội hãm tâm bào”, dẫn tới hôn mê, thần minh nhiễu loạn (rối loạn thần kinh trung ương), tê liệt, nói sàm, chân tay quyết lạnh ... Thuốc có tác dụng giải trừ bệnh lý ở tâm bào (an cung) và thành phần quan trọng nhất là “ngưu hoàng”, nên được đặt tên là “An cung ngưu hoàng hoàn”.
Những năm gần đây ACNHH được sử dụng để cấp cứu và điều trị đột quỵ, nhồi máu não rất hiệu quả và nhanh chóng. Nhiều người bị hôn mê, tiên lượng rất xấu, uống ACNHH đã tỉnh lại và sức khỏe dần dần hồi phục. Tuy nhiên, ACNHH không phải là “thần dược chữa đột quỵ” và không thể áp dụng trong tất cả các trường hợp đột quỵ – tai biến mạch máu não. 
Đột quỵ tương ứng với bệnh “Trúng phong” trong Đông y. Trúng phong là bệnh có bệnh cơ và triệu chứng hết sức phức tạp. Căn cứ vào nguyên nhân và chứng trạng cụ thể, Trúng phong được Đông y chia thành những loại hình (thể bệnh) khác nhau; đối với mỗi thể bệnh cần áp dụng những phương pháp, bài thuốc thích hợp, mới có thể mang lại hiệu quả mong muốn. 
Nói cụ thể hơn, trên lâm sàng Trúng phong được phân chia thành hai loại hình (thể bệnh) lớn: Trúng kinh lạc và Trúng tạng phủ. Mỗi thể lớn lại được phân thành một số thể nhỏ. Trúng tạng phủ được chia thành 2 thể nhỏ: “Nhiệt bế” (Dương bế) và “Hàn bế” (Âm bế). Thuốc ACNHH chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp “Nhiệt bế” – Với các triệu chứng chính: Đột nhiên hôn mê bất tỉnh nhân sự, hai hàm răng cắn chặt, miệng mím chặt, hai tay nắm chặt, thân và tứ chi co cứng; Mặt đỏ người nóng, thở thô, miệng hôi, phiền táo , rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền hoạt. 
Nói chung, khi sử dụng ACNHH ít nhất cần chú ý đến bốn vấn đề sau:
1. Chống chỉ định 1: Hôn mê kèm theo các triệu chứng: Mặt trắng bệch, môi tái nhợt, nằm yên bất động, rêu lưỡi trắng nhớt, tay xòe, chân tay lạnh, mồ hôi trán dính như dầu, chất lưỡi trắng nhớt, ... đó là “hàn bế”; không được uống ACNHH mà cần dùng loại thuốc có tính năng “ôn khai”, như “Tô hợp hương hoàn” . ACNHH là bài thuốc được lập ra để chữa trường hợp hôn mê do “nhiệt bế”, nếu sử dụng đối với “hàn bế” sẽ khiến cho bệnh càng thêm trầm trọng..
2- Chống chỉ định 2: Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện triệu chứng sợ rét, chân tay lạnh, sắc diện trắng nhợt, vã mồ hôi lạnh, mạch đập yếu, ... , cần lập tức ngừng sử dụng. Đó là hiện tượng Đông y gọi là từ “bế chứng” chuyển sang “thoát chứng”.

3. Đối với phụ nữ mang thai: Trong thành phần của ACNHH có xạ hương và ngưu hoàng là những vị thuốc dễ gây trụy thai. Do đó, phụ nữ đang mang thai cần rất thận trọng khi sử dụng.
4. Không sử dụng quá liều: Trong thành phần của ACNHH có chu sa và hùng hoàng là hai vị thuốc có tính độc. Chu sa có thành phần chính là sunfua thuỷ ngân thiên nhiên (chứa thuỷ ngân (Hg) 86,2% và sunfua (S) 13,8%); Hùng hoàng có thành phần chủ yếu là asen sunfua (AsS) trong đó asen chiếm chừng 70,1%, sunfua 29%. Do đó không được sử dụng với liều cao hoặc sử dụng dài ngày ACNHH. Người chức năng gan thận không kiện toàn sử dụng càng cần thận trọng.
Lương y Hư Đan Tri Thức Trẻ
An cung ngưu hoàng hoàn là gìAn cung Ngưu hoàng hoàn là thuốc cấp cứu Đông y truyền thống, được dùng cấp cứu và điều trị đột quỵ, nhồi máu não cực kì hiệu quả và nhanh chóng, nhiều người bị hôn mê, nằm viện mấy ngày không tỉnh tiên lượng rất xấu, uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đã tỉnh lại và hồi phục.
Thành phần : Ngưu hoàng , Tê giác (hoặc Thuỷ tê giác),  Trân châu (Ngọc trai), Hoàng liên, Chu sa, Hùng hoàng, hoàng cầm, sơn chi, xạ hương, uất kim.....
 ACNHH là gì?
Là phương thuốc do danh y Ngô Đường, tự Cúc Thông, người đời Thanh (Trung Quốc), đại biểu trọng yếu của học phái ôn bệnh, sáng chế, được ghi trong sách “Ôn bệnh điều biện” nổi tiếng của ông với thành phần gồm: ngưu hoàng 1 lạng, uất kim 1 lạng, tê giác 1 lạng, hoàng cầm 1 lạng, hoàng liên 1 lạng, hùng hoàng 1 lạng, sơn chi 1 lạng, chu sa 1 lạng, mai phiến 2 tiền 5 phân, xạ hương 2 tiền 5 phân, trân châu 5 tiền. Tất cả tán bột thật mịn, dùng mật làm hoàn, mỗi hoàn 1 tiền, lấy vàng lá làm áo, bao sáp.

Công dụng của ACNHH ra sao?
Theo dược học cổ truyền, ACNHH có công dụng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu, dục đàm. Chuyên trị ôn nhiệt bệnh, nhiệt tà nội hãm tâm bào, đàm nhiệt ủng bế tâm khiếu dẫn đến sốt cao phiền táo, thần hôn thiềm ngữ (hôn mê, rối loạn ngôn ngữ) hoặc thiệt kiển chi quyết (lưỡi rụt, tay chân giá lạnh), trúng phong khiếu bế, tiểu nhi kinh quyết thuộc đàm nhiệt nội bế.
Đây là một trong ba phương thuốc lương khai trọng yếu (lương khai tam bảo hay ôn bệnh tam bảo) cùng với chí bảo đan và tử tuyết đan, là một trong những dược vật cấp cứu hữu hiệu của Y học cổ truyền. “Cung” là chỉ tâm bào, tâm bào là cái màng ở ngoài bọc lấy tim; ôn nhiệt độc tà nội hãm, khi xâm phạm vào tâm, trước hết là tác động đến tâm bào. Nếu nhiệt tà quá thịnh sẽ làm nhiễu loạn thần minh mà dẫn đến tình trạng thần hôn thiềm ngữ. ACNHH có đủ khả năng thanh hóa đàm nhiệt nội hãm tâm bào, nhiệt thanh đàm hóa thì tâm thần tất an, vì thế mà gọi là “an cung”.
Trong phương, ngưu hoàng, tê giác và xạ hương có công dụng thanh tâm tả hỏa giải độc, dục đàm khai khiếu, tức phong định kính, là quân dược; hoàng cầm, hoàng liên, sơn chi thanh nhiệt tả hỏa giải độc; uất kim tán tà hỏa; mai phiến phương hương khứ uế, thông khai bế; chu sa, trân châu và vàng lá trấn tâm an thần; mật ong hòa vị điều trung.
Tác dụng dược lý của ACNHH là gì?
Tác dụng trấn tĩnh và chống co giật
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, ACNHH khi cho chuột uống hoặc tiêm vào trong ổ bụng đều làm cho chúng giảm thiểu hoạt động tự chủ, xuất hiện hiện tượng yên tĩnh, làm tăng tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương và kéo dài thời gian gây ngủ của phenobarbital và pentothal. ACNHH còn chống tác dụng hưng phấn và gây co giật của amphetamin và làm giảm thấp tỷ lệ tử vong do thuốc này gây nên.
Tác dụng hồi tỉnh
Khi tiêm vào ổ bụng của chuột bạch 0,8 – 1ml thanh khai chú xạ dịch, một chế phẩm của ACNHH, liên tục trong 5 ngày, nhận thấy hoạt tính của acetylcholin esterase trong nhân lục (locus cerulerus) gia tăng, chứng tỏ hoạt tính của acetylcholin trong nhân lục có thể kích phát hoạt tính của catecholamine trong các neuron, làm hồi phục công năng hướng tâm của cấu trúc lưới trong chất não, từ đó đạt được tác dụng hồi tỉnh. Nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi sự tác động bất lợi của carbon tetrachloride, làm hồi tỉnh hôn mê gan do nhiễm độc.
Tác dụng giải nhiệt
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh ACNHH có tác dụng làm hạ thấp thân nhiệt của thỏ được gây sốt bằng độc tố của vi khuẩn, tác dụng kéo dài từ 5 – 6 giờ, so với nhóm chứng có sự khác biệt rõ rệt. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh tác dụng giải nhiệt của ACNHH trong các trường hợp sốt do tiêm vắc-xin tam liên, thông thường sau khi tiêm vắc-xin chừng 60 phút thân nhiệt tăng cao, dùng ACNHH có thể làm cho thân nhiệt giảm rất nhanh.
Tác dụng chống viêm tiêu thũng
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh tác dụng rõ rệt của ACNHH đối với tình trạng viêm khớp ở chuột. Trên mô hình gây viêm tai chuột bằng dinathylbenzene, ACNHH tỏ ra có tác dụng ức chế rõ rệt quá trình viêm. ACNHH còn có tác dụng kích thích khả năng thực bào của đại thực bào, làm tăng chỉ số và tỷ lệ % thực bào, làm cho đại thực bào to ra và gia tăng số lượng các túi thực bào.
Tác dụng đối với hệ tim mạch
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ACNHH có tác dụng làm hạ huyết áp trên động vật thí nghiệm từ 5,4 – 7,5 kPa. Trên tim thỏ cô lập, ACNHH có khả năng ức chế sức co bóp cơ tim và làm giảm tần số tim. Trên chó gây mê, ACNHH làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp nhưng lưu lượng động mạch vành và sức bóp cơ tim lại gia tăng. Chứng tỏ thuốc có khả năng cải thiện công năng tim. Ngoài ra, ACNHH còn có tác dụng làm giảm lượng oxy tiêu thụ cơ tim, kéo dài thời gian sống của động vật thí nghiệm trong điều kiện thiếu oxy.

Nguyên tắc điều trị đột quị1.        Sử lý cấp cứu càng nhanh càng tốt để ngăn chặn cơn đột quị, Việc cấp cứu sớm có ý nghĩa rất quan trọng, do trong vài giờ đầu mới xảy ra đột quị thường có nhiều biến chứng đe dọa tính mạng BN nhưng có thể phòng ngừa hay điều trị được
2.        An thần: tức là làm giảm hưng phấn các tế bào não, từ đó làm giảm lượng oxy tiêu thụ
3.        Khai khiếu thông mạch: làm cho các mạch máu não thư dãn, dãn ra cục máu đông thoát đi được, có một số bệnh viện trên thế giới dùng biện pháp nong mạch hoặc giải phẫu
4.        Hoạt huyết tiêu ứ: Dùng  thuốc hoạt huyết tiêu ứ để tiêu trừ những huyết khối, những mảng xơ vữa trong cơ thể
 AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN – THẦN DƯỢC CHO NGƯỜI ĐỘT QUỊ!
 An cung Ngưu hoàng hoàn là thuốc cấp cứu Đông y truyền thống, được dùng cấp cứu và điều trị đột quỵ, nhồi máu não cực kì hiệu quả và nhanh chóng, nhiều người bị hôn mê, nằm viện mấy ngày không tỉnh tiên lượng rất xấu, uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đã tỉnh lại và hồi phục.
Thành phần : Ngưu hoàng , Tê giác (hoặc Thuỷ tê giác),  Trân châu (Ngọc trai), Hoàng liên, Chu sa, Hùng hoàng, hoàng cầm, sơn chi, xạ hương, uất kim…..
Trong đó các vị thuốc Tê giác, hoàng cầm, Sơn chi, Hoàng liên  …. thanh nhiệt an thần trấn kinh cực mạnh, làm cho các tế bào não giảm hưng phấn, tiêu thụ oxy ít nhất
Xạ hương có tính chất tuyên thông khai khiếu cực mạnh, làm cho tri giác phục hồi, và có khả năng thông mạch, (chính vì tính chất này nên phụ nữ có thai không được dùng vì sẽ bị sẩy thai)
Chính vì có tính chất như vậy nên bài thuốc này điều trị đột quị (Thể chứng bế, nhồi máu não) cực kì hiệu quả. Các bệnh viện ở Trung quốc đều có loại thuốc này để điều trị đột quị.
Tại sao mỗi gia đình nên có một vài viên An cung  Ngưu Hoàng Hoàn để phòng bị ?
Như trên đã trình bầy, khi đột quị xẩy ra, vấn đề cấp cứu kịp thời cực kì quan trọng, sớm được giờ phút nào hay giờ phút đó. Vì vậy khi tai biến xẩy ra, bạn cần phai cho người bệnh uống thuốc kịp thời để tránh cho tế bào não bị tổn thương  càng ít càng tốt. Cho nên mỗi gia đình cần phải dự trữ ít nhất một viên An cung Ngưu Hoàng hoàn để cấp cứu.
  THÀNH PHẦN AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN.

Thành phần an cung ngưu hoàng hoàn
Bài thuốc An cung ngưu hoàng hoàn: Ngưu hoàng:  40; Uất kim:          40; Hoàng cầm:     40; Hùng hoàng:    40
Băng phiến:     10; Trân châu:       20; Chu sa:            40; Tê giác:           40
Hoàng lien:      40; Sơn chi:           40; Xạ hương:       10;
   Cách dùng:
Tất cả các v ị thuốc tán bột thật mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi viên 4g, mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần. Trẻ em tùy tuổi giảm liều.
   Tác dụng:
Thanh nhiệt giải độc, khu đàm, khai khiếu.
   Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu trị chứng sốt cao hôn mê co giật ( Nhiệt nhập tâm bào), nói sảng, lưỡi đỏ thẫm, mạch “ sác” hoặc trẻ em sốt cao, co giật, trong bài, vị Ngưu hoàng thanh tâm giải độc, hóa đờm, khai khiếu, an thần là chủ dược, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử tả tâm hỏa, thanh nhiệt độc, Hùng hoàng cùng với Ngưu hoàng khu đàm giải độc, Uất kim, Băng phiến phương hương hóa trọc thông khiếu khai bế. Chu sa, Trân châu trấn kinh an thần, các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu đàm khai khiếu, trấn kinh an thần.
   Ứng dụng lâm sàng:
Đây là một bài thuốc chủ yếu để thanh nhiệt khiai khiếu khu đàm, đối với những bệnh nhân nhiễm độc nặng, sốt cao, hôn mê, co giật như: Viêm  màng não, Viêm não, tai biến mạch máu não, Lỵ nhiễm độc, viêm phổi nhiễm độc cũng có tác dụng tốt. Trương hợp chứng “ nhiệt nhập tâm bào”, sốt cao hôn mê co giật thêm hội chứng “dương minh phù chứng” (táo bón bụng đầy trướng) có thể dùng bài này thêm với bột đại hoàng 12g chia 2 lần uống, gọi là bài “ Ngưu hoàng thừa khí thang”.