6 thg 9, 2017

Chữa bệnh mồ hôi chân tay

Tôi lấy cả rễ của chúng, cắt bỏ phần ngọn rồi chặt thành từng khúc dài bằng 2 đốt ngón tay.
Lúc này, bạn cần rửa thật sạch lá lốt rồi đem ra phơi cho tái dưới nắng. Sau đó mới đem chúng đi sao vàng. Khi sao mẻ lá lốt chuyển sang màu vàng, bạn hãy đổ chúng xuống nền nhà sạch để chúng tự nguội đi. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy nhiều người gọi đó là biện pháp hạ thổ đấy.
Kết quả hình ảnh cho cây lá lốt trị mồ hôi tay chân


Cứ thế, mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy một nắm lá lốt đã sao và cho vào xoong hoặc ấm đun nước đun sôi chừng 15 phút. Bạn có thể uống nước này cả ngày thay cho nước lọc. Song lưu ý là không nên uống nước lá lốt quá loãng hay quá đặc nhé.

Bạn cứ uống liên tục trong vòng 7 ngày. Nhưng sau khi ngừng uống 4-5 ngày thì bạn lại tiếp tục uống thêm 1 tuần nước lá lốt nữa nhé. Tôi tin chắc bạn cũng sẽ như tôi và tác giả chia sẻ kinh nghiệm hay này sẽ khỏi đổ mồ hôi tay chân đấy.
Được biết, nhiều năm qua, chính tác giả của kinh nghiệm trị mồ hôi bằng lá lốt này đã mách nước cho rất nhiều người về mẹo hay này. Và hầu như người nào khi áp dụng thì đều phản hồi lại đã thành công. Bản thân tôi mới áp dụng đúng 1 năm nay cũng thấy đúng như vậy. So với mùa hè năm trước và mùa hè năm nay, quả đúng tôi thấy biện pháp này thật hiệu quả.
Cong-dung-ngua-chung-ra-mo-hoi-tay-chan-cua-la-lot

Như vậy, với những người đang khổ sở vì mồ hôi tay chân quá nhiều, hãy thử chữa theo biện pháp trên xem sao nhé. Biện pháp này vừa không tốn kém, không mất thời gian cũng như không lích kích mà lại tự nhiên và không có tác dụng phụ nguy hiểm nào với sức khỏe. Thêm nữa, lá lốt lại là cây luôn có sẵn trong mảnh vườn nhà bạn.
Ngoài ra còn một số công thức khác với lá lốt như:
Nguyên liệu cần có:
30 gam lá lốt
Muối trắng
Cách thực hiện:
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước sau
- Bước 1: Rửa sạch và cắt nhỏ 30 gam lá lốt tươi.
- Bước 2: Cho lá lốt vừa cắt vào nồi cùng 1 lít nước sạch.
-  Bước 3: Đun sôi, cho thêm ít muối vào nồi.
-  Bước 4: Để nước ấm sau đó ngâm tay và ngâm chân vào.
Ngam-tay-chan-vao-nuoc-la-lot-dun-soi

Ngâm tay chân vào nước lá lốt đun sôi để trị chứng ra mồ hôi.
Lưu ý là chúng ta nên làm thường xuyên mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ. Mỗi lần ngâm từ 10 đến 15 phút. Với cách làm này bạn có thể hạn chế được chứng ra mồ hôi tay chân một cách hiệu quả, Vì theo Đông y lá lốt tính ôn ấm, tác dụng trừ hàn
CÔNG DỤNG KHÁC CỦA LÁ LỐT
Cây lá lốt có thể chữa được bệnh hôi miệng rất hay, sử dụng cây lá Lốt nấu nước súc miệng mỗi ngày sẽ làm miệng bạn thơm tho thoát khỏi mùi hôi khi ta nói chuyện với mọi người, và nó còn có thể chữa ngộ độc một số loại nấm hay bệnh thấp khớp”.
Với  bệnh hôi miệng bạn chỉ cần lấy một nắm lá Lốt rửa sạch sau đó đun sôi, để nguội rồi lấy nước đó súc miệng mỗi ngày bệnh hôi miệng sẽ nhanh chóng khỏi. Còn với bệnh thấp khớp ta dùng cây lá Lốt kết hợp với một số dược liệu như sau: Lá lốt cả cây và rễ 20g, vòi voi 40g, ké đầu ngựa (cây thương nhĩ) 20g, cỏ xước 20g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 500ml nước cho sôi còn còn khoản 200ml chia 2 lần uống trong ngày, uống 15 ngày.

Với bệnh ngộ độc nấm chỉ cần lấy 20g lá Lốt, 20g lá khế, 20g lá hoặc quả đậu ván đỏ tất cả giã nát pha với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống một lần có thể giải các độc tố trong cơ thể bạn khi bạn bị ngộ độc nấm. 

5 thg 9, 2017

Lá chanh

Lá chanh là một nguyên liệu không thể thiếu khi ăn thịt gà nhưng ít ai biết lá chanh cũng là tiên dược chữa được nhiều bệnh.

Theo các sách Đông y ghi chép: lá chanh có vị ngọt cay, tính bình, chỉ khái, sát khuẩn, tiêu đờm. Trong các bài thuốc nam, lá chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông. Nguyên nhân là trong lá chanh có tinh dầu thơm dễ chịu, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Khi dùng làm thuốc, lá chanh thu hái về rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi khô ở nơi không có nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc có thể dùng tươi. Sau đây là một số công dụng của lá chanh.
Trong lá chanh có tinh dầu thơm dễ chịu, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thểTrị sốt rét dai dẳng
Dùng lá chanh 100g, rượu 30o 100ml. Lá chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3-5 ngày liền.
Chữa sâu quảng
Lá chanh non, lá diếp cá, lá húng chanh, lá mùi tàu, tất cả hái khi còn tươi, mỗi thứ một nắm, thái nhỏ trộn cho đều, gói vào lá chuối hơ nóng, rạch cho thoáng rồi buộc lên vết loét, sau 24 giờ mới mở và thay miếng khác.
Chữa nhức đầu, giải cảm
Một nồi nước lá xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần đồng thời bỏ thêm bạc hà, sả và tỏi sẽ giúp bạn đánh bật virus cảm cúm và bệnh đau đầu ra khỏi cơ thể. Hoặc nếu sợ xông, bạn hãy sử dụng cách uống như sau: lá chanh 16g, tỏi 4-6g, lá dung hoặc lá mít 16g, nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
Loading…

Lá chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông, chữa nhức đầu, giải cảm
Chữa ho do lạnh
Gừng tươi và lá chanh, mỗi thứ một ít, sắc từ 400ml nước xuống còn 100ml. Khi uống cho thêm một ít đường. Cổ họng sẽ hết ho và ngứa.
Mát gan
Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được. Chia bát nước ra làm 2, uống sau bữa sáng và tối. Kiên trì thực hiện trong vòng 15 ngày để có kết quả tốt nhất. Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được.
Giúp tóc bóng mượt
Chuẩn bị lá bưởi, hương nhu và lá chanh tươi (mỗi vị 30g), rửa sạch nấu lấy nước gội đầu. Chỉ cần tuần gội 1 lần là sẽ có mái tóc bóng mượt hẳn.
Nước gội đầu từ lá chanh giúp bạn có một mái tóc bóng mượt hơn
Chữa cảm sốt không ra mồ hôi
Cảm không ra mồ hôi thường lâu và hay để lại biến chứng. Điều cần làm là để cơ thể tiết mồ hôi trở lại để thải độc tố. Để làm được điều này, cần 10g lá chanh tươi, sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc muốn tăng hiệu quả, ngoài lá chanh, có thể sử dụng thêm lá cúc tần, lá bưởi, vỏ quýt, lượng bằng nhau sắc uống trong ngày.
Điều trị hen phế quản
Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.
Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ)
Lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt rồi băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp mụn nhọt giảm sưng đau nhanh chóng.
Chữa đầy bụng, bí tiểu ở trẻ em
Khi trẻ em bị đầy bụng, bí tiểu có thể lấy lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn.
Ngoài chữa cảm sốt, lá chanh còn có thể chữa đầy bụng, bí tiểu ở trẻ em hay bảo vệ răng,…
Bảo vệ răng
Nếu răng lung lay, yếu hãy lấy 40 gr lá chanh tươi, đun cách thủy lấy nước. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút, sau 3-5 ngày làm răng chắc hơn.
Trị nám sau sinh
Bắc nồi nước lá chanh còn nóng và xông mặt trong 20 phút phút để đẩy tinh chất ngấm sâu vào da để trị nám làm da trắng sáng mịn màng. Với cách xông mặt trị nám sau sinh này bạn phải thực hiện kiên trì ít nhất trong 3 tháng mới cho kết quả. Hơn nữa, chỉ áp dụng khi đã sinh con được 4 tháng trở lên để đảo bảo sức khỏe cho làn da. Và mỗi lần xông khoảng 15-20 phút thực hiện 3 lần/tuần giúp làm mờ nám làm đẹp da.
Chữa bệnh viêm xoang
Tinh chất có trong lá chanh chống lại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh xoang. Dùng lá chanh khô, đun sôi trong vòng 10 phút. Sau đó chắt lấy nước và sử dụng nó để súc miệng mỗi ngày giúp thông mũi, thông họng, và hạn chế chất nhầy.
Theo Songkhoe

Kinh nghiệm chữa viêm khớp

Em không ngờ loại cây dại mà ngày bé tụi em hay hái chơi lại có tác dụng chữa bệnh viêm khớp của mẹ em thần kỳ đến vậy

Mẹ em năm nay mới tầm 45 tuổi thôi mà trong già và yếu hơn khi so với mấy cô, mấy dì cùng sớm lắm. Tại mẹ em bị chứng viêm khớp nên đi lại rất khó khăn, chân yếu và thường xuyên đau nhức khi thời tiếc thay đổi hay những tháng chuyển mùa.
Nhà em cũng đưa mẹ đi khám nhiều bệnh viện lớn ở Sài Gòn nhưng bệnh vẫn vậy, cứ uống hết thuốc mà ngừng không uống nữa là người lại đau nhức. Nhưng uống nhiều thì cơ thể lại bị trữ nước, người phù nề lên, nhìn rất là sợ.


Có lần mẹ em sợ uống thuốc bị trữ nước nước nên bỏ liền một tháng không uống thuốc thì tình trạng sức khỏe tệ lắm. Đêm nào mẹ cũng không ngủ được vì các khớp xương đau nhức dữ dội, chân thì sung tấy lên nên mẹ em không thể tự đứng lên hay ngồi xuống một mình mà phải có người đỡ. Hầu như mẹ em nằm liệt trên gường trong suốt một tháng đó.
Nhìn mẹ bị vậy em xót lắm. Khi em đang loay hoay tìm bện viện tốt hơn để đưa mẹ đi chữa bệnh thì có một người quen chỉ cho một bài thuốc trị bệnh viêm khớp bằng cây xấu hổ. Thật ra em cũng sợ, vì cậy này nào giờ tụi em biết nhưng có thấy ai làm thuốc uống bao giờ. Nhưng thấy mẹ bệnh ngày một nặng thêm, em chưa tìm bệnh viện phù hợp để chạy chữa mà kinh tế cũng khó khăn.
Suy đi tính lại rất nhiều lần rồi 2 mẹ con cũng quyết định làm thử. Vì nghe đâu cũng có người khỏi bệnh rồi. Bài thuốc trị bệnh khớp cho mẹ em rất đơn giản các mẹ ạ.
Rễ cây xấu hổ thái thành từng miếng mỏng, mang phơi khô chỗ mát. Mỗi ngày lấy 120g đem sao vàng. Sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại sao vàng cho khô thuốc. Đổ thêm 600ml nước, đun nhỏ lửa (nên sắc bằng ấm đất hoặc ấm sứ) sắc còn 200-300ml nước, chia uống 2-3 lần/ngày.
Em với mẹ kiên trì áp dụng bài thuốc này chưa đến một tuần thì bắt đầu thấy có những tác dụng tích cực. Mẹ em không còn cảm thấy đau nhức quá nhiều khi về đêm nữa nên ngủ cũng ngon giấc hơn. Các chỗ sưng tấy đã bắt đầu có dầu hiệu xẹp xuống, giảm đau nhức xương khớp rõ rệt.
Ngoài ra, dùng rễ cây xấu hổ kết hợp với rễ cỏ xước, nam tục đoạn mỗi vị 20g; kinh giới, ngải diệp, đơn hoa, mỗi vị 16g; quế vỏ 10g nấu cùng với 1 lít nước, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày. Bài thuốc này rất thích hợp cho những người bị viêm khớp lâu ngày.
Cây xấu hổ còn được gọi bằng một cái tên khác là cây trinh nữ hay cây thẹn có tác dụng trừ phong thấp, bổ tâm an thần, chống viêm, chống sởi… Đặc biệt, cây xấu hổ dùng có hiệu quả nhất trong trị bệnh về thận, tiết niệu và phong tê thấp…
Một số bài thuốc hay từ cây xấu hổ:
Đau thần kinh vai, cổ do nhiễm phong hàn: cây xấu hổ, rễ bưởi bung, mỗi vị 20g; phong phong, kinh giới, thiên niên kiện, tất bát, mỗi vị 12g; tục đoạn, ngũ gia bì, rễ cúc tần, mỗi vị 16g; quế vỏ, trần bì, mỗi vị 10g; tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trị tiểu buốt, tiểu dắt do bàng quang bị thấp nhiệt: cây xấu hổ, mã đề thảo, đinh lăng, dấp cá, mỗi vị 20g; chi tử, hoàng cầm, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trị sỏi thận: rễ cây xấu hổ, ích mẫu, kim tiền thảo, đinh lăng, thài lài tía mỗi vị 20g; cây cối xay 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Nên uống từ 5 – 8 ngày.
Loading…

Trị căng thẳng thần kinh, stress: cây xấu hổ, tang diệp, đinh lăng, mỗi vị 20g; thảo quyết minh (sao kỹ), xuyên khung, đương quy, mỗi vị 16g; táo tàu 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trị tăng huyết áp: cây xấu hổ, trắc bách diệp, hoa dại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt muồng ngủ sao, thân lá bạch hạc, mỗi vị 6g, hà thủ ô, tang ký sinh mỗi vị 8g, địa lang 4g. Sắc uống mỗi ngày. Có thể tán bột, luyện thành viên, ngày uống 20-30g.
Trị đầy bụng khó tiêu: Lá và cành xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16g. Sắc làm hai lần, uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng 3-5 ngày sẽ có hiệu quả.
Lưu ý: Cây xấu hổ có độc tính của Mimosin, độc tính cấp và độc tính trường diễn đều thấp. Có tác dụng gây mê, tê nên không được dùng liều cao và phụ nữ có thai cấm kỵ dùng.
Sau thời gian áp dụng bài thuốc trị viêm khớp từ cây xấu hổ mà bệnh tình của mẹ em đã dần thuyên giảm. Tình trạng đau nhức đã bớt đi rất nhiều, đi lại cũng dễ dàng hơn, không cần phải có người đỡ mỗi khi đứng lên hay ngồi xuống nữa.
Em thấy hay nên lên chia sẻ với các mẹ, ai có người thân mắc phải những căn bệnh này thì áp dụng thử xem sao, vì đôi khi còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người nữa. Nhưng em cam đoan là trường hợp của mẹ em áp dụng có hiệu quả rất tốt nhe cả nhà.
Theo VTC

Tổ bọ ngựa

Đông y cho rằng tổ bọ ngựa có vị ngọt, mặn, tính bình. Quy vào các kinh can và thận. Có công năng ích thận, cố tinh, bổ hư. Chủ trị Di tinh, đái dắt, liệt dương, kinh nguyệt bế, đau thắt lưng.
Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu, có tên thuốc Cotheca Mathidis. Tên khoa học là Ootheca Manthidis. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ tổ con bọ ngựa làm tổ trên cây dâu (Mantis religiosa L. thuộc họ Mantidae). Là tổ hình trứng dài, nhẹ, sắc nâu vàng hoặc nâu đen, bên trong có nhiều xếp, mỗi xếp có nhiều ngăn, mỗi ngăn có một trứng. Người ta lấy tổ khi trứng còn chưa nở, đem về sấy khô cho chín trứng.
Các trường hợp thận dương hư có biểu hiện như xuất tinh, mộng tinh, khí hư, đái dầm ban đêm, thường phối hợp tang phiêu tiêu với long cốt, mẫu lệ, thỏ ty tử, bổ cốt chỉ thành thang để trị liệu. Liều dùng trung bình dưới dạng thuốc sắc là từ 4 - 12g/ngày. Lưu ý không sử dụng cho người nóng ở bàng quang kèm đi tiểu nhiều lần; dùng ít khi người hỏa thịnh.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc có dùng tang phiêu tiêu:
Ngo ngang truoc cong dung chua benh cua to bo ngua, khac tinh cua benh tri, liet duong - Anh 1
Phương Tang phiêu tiêu tán (trong Bản thảo diễn nghĩa), thuốc có tác dụng An thần hồn, định tâm chí, Trị chứng hay quên, lao tâm thận, tiểu nhiều. Phương gồm đương quy 40g, long cốt 40g, nhân sâm 40g, bạch linh 40g, quy bản (nướng giấm) 40g, tang phiêu tiêu (nướng muối) 40g, thạch xương bồ (sao muối) 40g, viễn chí (bỏ lõi) 40g. Tất cả tán bột mịn, mỗi lần 8g uống với nước sắc nhân sâm.
Toàn phương thấy có tang phiêu tiêu bổ thận, sáp tinh, long cốt sáp tinh, an thần, 2 vị này làm quân. Nhân sâm, bạch linh, xương bồ, viễn chí ích khí, dưỡng tâm, an thần, định chí làm thần. Đương quy, quy bản dưỡng huyết, tư âm làm tá.
Chữa Trĩ nội bằng tang phiêu tiêu: Tang phiêu tiêu 15g, đốt nghiền nhỏ trộn với dầu hạt cải, sau lấy bôi vào nơi có Trĩi, ngày bôi 2 - 3 lần.
Trị đái dầm ở trẻ nhỏ: Tang phiêu tiêu 10 tổ đem sấy khô, tán bột cho thêm chút đường cát trộn uống ngày 1 thang, chia 2 lần trong ngày, mỗi lần 10g. Cần uống liền 15 - 20 ngày.
Chữa đau lưng đái són (tác dụng bổ thận): Tang phiêu tiêu 30g, ba kích 30g, thạch hộc 20g, đỗ trọng 20g, tất cả thái nhỏ phơi khô, tán bột mịn, luyện mật làm viên chừng 6g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên chiêu với rượu đã hâm nóng.
Ngo ngang truoc cong dung chua benh cua to bo ngua, khac tinh cua benh tri, liet duong - Anh 2
Tổ bọ ngựa cho vị thuốc tang phiêu tiêu.
Hoặc: Tang phiêu tiêu 10g, kim anh 10g, liên tu 10g, sơn dược 12g, sắc còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày. Với người cao tuổi thang này rất công hiệu.
Xuất huyết dạ dày, phổi: Tang phiêu tiêu sao vàng tán bột mịn. Lấy bạch cập 15g, sắc lấy 100ml nước. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, chiêu với nước sắc vị bạch cập.
Chữa tiểu tiện không thông: Tang phiêu tiêu 8g, hoàng cầm 10g, cho vào cùng sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Ngo ngang truoc cong dung chua benh cua to bo ngua, khac tinh cua benh tri, liet duong - Anh 3
Trị đái dắt, đái nhạt: Lấy tang phiêu tiêu cùng quả kim anh lượng hai thứ như nhau, nướng cháy, tán bột mịn uống mỗi lần 8g chiêu với rượu vào lúc bụng còn đói.
Chữa bạch đới, khí hư: Tang phiêu tiêu (tẩm rượu) sao khô tán mịn, mỗi lần uống 8g, chiêu với nước gừng, ngày uống 2 lần.
Di mộng tinh, hoạt tinh: Tang phiêu tiêu 10 tổ, sao cháy, tán bột, trộn vào chút đường vừa phải, uống ngày 3 lần vào trước khi đi ngủ, mỗi lần 8g. Cũng có thể phối hợp với long cốt nghiền thành bột mịn, trộn đều, ngày uống 2 lần trong 3 ngày liền.
Chữa chứng viêm tai giữa: Tang phiêu tiêu 10g đốt tồn tính, xạ hương 0,5g, hai thứ tán nhỏ trộn đều, dùng tăm bông thấm thuôc bôi vào tai ngày 2 lần.
T/H