31 thg 12, 2014

Cây thuốc lạ của người từng bị hư thận

            
Thứ Hai, 15/09/2014 09:00 SA báo Phú Yên: http://www.baophuyen.com.vn/89/120641/cay-thuoc-la-cua-nguoi-tung-bi-hu-than.html


Anh Lạc giới thiệu về cây thuốc bí ẩn - Ảnh: Y.LAN
Bị hư cả hai quả thận, tiền bạc lại không có, anh Ngô Sĩ Lạc ở thôn Nguyên Trang, xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa) cứ ngỡ mình sẽ sớm lìa khỏi cuộc đời. Trong hoàn cảnh bế tắc, anh tìm uống thuốc nam và hết bệnh nên hăm hở chia sẻ cây thuốc lạ lùng này với nhiều người, mong giúp họ tìm lại được sức khỏe. 

CÂY THUỐC NAM KỲ LẠ

Năm 1993, anh Ngô Sĩ Lạc mắc bệnh thận. Căn bệnh này suýt nữa thì cướp đi mạng sống của anh. “Tôi điều trị ở bệnh viện tại Phú Yên, vô bệnh viện TP Hồ Chí Minh rồi ra bệnh viện ở Vinh, Nghệ An. Bác sĩ đều nói cả hai quả thận bị hư, tôi phải ghép thận, nếu có tiền”.

Anh Lạc làm gì có tiền, có thận để mà ghép! Năm 1984, từ Diễn Châu (Nghệ An), anh đến huyện miền núi Sơn Hòa lập nghiệp. Rồi anh đi bộ đội, sang chiến trường Campuchia. Bị bệnh sốt rét hành hạ, anh Lạc xuất ngũ một năm sau đó. Trở về Sơn Hòa, anh lập gia đình. Hai vợ chồng mưu sinh trên rẫy. Đến khi anh Lạc ngã bệnh, vợ chồng anh phải chuyển nhượng 1,5ha đất rẫy để chạy chữa, thuốc thang. Không có tiền ghép thận, anh đành buông xuôi, mặc cho số phận. Anh được đưa về nhà và bị căn bệnh quái ác hành hạ, dẫn đến phù, co rút hai chân, không thể đi được. Khi đó, người đàn ông sinh năm 1967 này yếu đến mức được vợ và bạn dìu hai bên, cũng không còn sức để đứng lên.

Cứ ngỡ mình sẽ chết thì ngày nọ, anh Lạc hay tin ở Tuy Hòa có một người đào vàng bị hư cả hai quả thận, bệnh viện “chê”, trả về. Rồi bệnh nhân đó uống thuốc của một người dân tộc thiểu số ở Phú Túc (Krông Pa, Gia Lai) và khỏe mạnh trở lại.

Như người sắp chết đuối vớ được cọc, anh Lạc nhờ em trai lên Phú Túc, lặn lội tìm người đàn ông kia để mua thuốc. “Em tôi mua được 2 khúc cây, mỗi khúc dài khoảng nửa mét, to bằng cổ tay với giá 150.000 đồng, về nhà vạt mỏng, rang vàng hạ thổ rồi nấu sôi kỹ để tôi uống thay nước. Đêm đó, sau khi uống hết ấm thuốc đầu tiên, tôi rất mệt, nhưng sáng hôm sau thì thấy đỡ nhiều. Tôi liền bảo em lên Phú Túc mua thêm thuốc. Uống đúng một tháng thì khỏe, tôi đi siêu âm lại, bác sĩ bảo: Thận không có vấn đề gì” - anh Lạc tươi cười kể về chuyện mình đã thoát khỏi bệnh một cách kỳ diệu.

Cây thuốc đã được bào nhỏ - Ảnh: Y.LAN

CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG

Khỏi bệnh, anh Lạc vô cùng tò mò muốn biết cây thuốc gì đã giúp mình bước qua “cửa tử” nên đem khúc cây đến gặp nhiều người dân tộc thiểu số sống ở địa phương để tìm hiểu. Tuy nhiên, tất cả đều lắc đầu, chẳng biết đó là cây gì. Bởi vì trước khi bán thuốc cho gia đình anh Lạc, người đàn ông ở Phú Túc đã chặt cây thuốc ra thành từng khúc và trên cây không còn một cái lá nào, vì vậy, người ta không thể “nhận diện” được.

Khỏe mạnh trở lại, anh Lạc tiếp tục làm rẫy và mua cây thuốc “trữ” trong nhà. “Mỗi lần lên Phú Túc, tôi mua từ 1 đến 2 triệu đồng tiền thuốc để dành trong nhà, ai cần thì tôi chia lại cho họ” - anh Lạc cho biết.

Cách đây 3 năm, anh Cao Văn Thìn ở thôn Nguyên Trang, đồng hương với anh Lạc, mắc bệnh sốt rét, sau đó tiểu ra máu rất nhiều. Anh Thìn đến bệnh viện khám thì được khuyên nhập viện để điều trị. “Lúc đó vợ tôi cũng bệnh, đang lúc mùa màng mà gia đình lại neo người nên tôi không nhập viện. Anh Lạc hay tin, đưa cho tôi một khúc cây, bảo về sắc uống thử. Tôi uống vào thấy đỡ, nước tiểu trong trở lại. Công nhận cây đó hay, cách sử dụng cũng rất đơn giản” - anh Thìn kể.

Anh Thìn cho biết sau khi uống hết 4 ấm thuốc, anh khỏi bệnh cho tới bây giờ. Khúc cây thuốc mà anh Lạc đưa, giờ vẫn còn một ít, anh Thìn cất kỹ, để dành. “Nó chẳng bị mối mọt gì cả, dù tôi cứ để khơi khơi như thế” - anh Thìn nói. Rồi, cũng như anh Lạc, anh Thìn rất tò mò muốn biết rốt cuộc đó là cây gì mà hay vậy. “Hai anh em đã lên Gia Lai mua thuốc và “theo dõi” người đàn ông đó vì muốn tìm ra gốc gác cây thuốc, nhưng mà không được” - anh Thìn tươi cười kể.

Không chỉ nhiều người dân ở thôn Nguyên Trang biết về cây thuốc “của anh Lạc”, mà người ở xa cũng gọi điện đến “đặt hàng”. Anh Lạc nói: Tôi đã chia thuốc cho rất nhiều người, gần có, xa có, giờ không thể nào nhớ hết. Có người ở Cam Ranh (Khánh Hòa), uống hết bệnh rồi mà vẫn mua thêm, nói là để “thủ” trong nhà. Một người tên Thi bị phù, ứ nước ở thận, uống thuốc hết bệnh rồi thì mua về bán cho dân trong vùng. Tít trong TP Hồ Chí Minh cũng có người điện ra tìm mua cây thuốc này”. 

Một trong những người ở TP Hồ Chí Minh đã mua thuốc của anh Lạc là anh Nguyễn Đức Thái, sống tại quận Thủ Đức. Qua điện thoại, anh Thái cho biết: “2 năm trước, thận của tôi bị ứ nước độ 2. Nghe người ta mách bảo, tôi mua thuốc của anh Lạc, uống chừng gần một tháng thì khỏi bệnh. Từ đó đến nay, tôi vẫn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết quả đều ổn”. 

Theo lời anh Lạc, cây thuốc mà anh trữ trong nhà “chuyên trị” chứng suy thận, phù do bệnh về thận, thận ứ nước, tiểu ra máu do tổn thương thận, còn bệnh sỏi thận thì cây thuốc này “bó tay”. Khi phóng viên tỏ ý muốn biết “mặt mũi” cây thuốc, anh Lạc kêu vợ mang ra một khúc cây to bằng cổ tay trẻ con, có gai, màu vàng rất nhạt. Rồi anh mang ra một cái máy bào. Tì khúc cây vào cửa, anh Lạc bắt đầu bào và dăm xối xả văng ra. Chốc sau, anh đã có một vốc to dăm mỏng bào từ cây thuốc, có mùi hăng rất nhẹ. Anh Lạc hướng dẫn: Đem cái này rang vàng, hạ thổ rồi cho vào ấm đất, đổ 4 chén nước, đun sôi kỹ rồi uống thay nước, thế thôi. Một ấm thuốc nấu từ 2 đến 3 nước mới bỏ. Cũng theo anh Lạc, người bị suy thận phải uống từ nửa tháng đến một tháng mới có kết quả, còn người bị phù do bệnh về thận thì chỉ cần uống trong năm mười ngày. 

“Có người ở TP Tuy Hòa điện lên hỏi về cây thuốc, rồi hỏi là có cần đưa bệnh nhân đến để bắt mạch không. Trời, tôi đâu phải là thầy thuốc. Tôi may mắn biết được cây thuốc này, cứu được mình, sau đó thì giúp cho bà con thôi” - anh Lạc nói.

Bạn đọc có nhu cầu liên lạc với anh Ngô Sĩ Lạc, thì liên lạc theo số điện thoại: 0168.614.6886. 

Trao đổi xoay quanh cây thuốc “bí ẩn” đang được anh Ngô Sĩ Lạc chia sẻ với nhiều người mắc bệnh thận, đông y sĩ Lê Văn Phước ở TP Tuy Hòa - người đã có nhiều năm sưu tầm, giới thiệu những cây thuốc quý - nói: Muốn biết đó là cây gì, hoạt chất của nó như thế nào thì phải gửi tiêu bản đến Viện Dược liệu để các nhà chuyên môn xác định.
Cũng theo ông Phước, trong nhiều trường hợp, thổ nhưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chiết xuất được dược liệu từ cây thuốc. Và phải thu hái đúng quy trình, nếu thì cũng không có tác dụng.
YÊN LAN
BÌNH LUẬN

30 thg 12, 2014

12 câu nói muôn đời giá trị của Khổng Tử



Là nhà tư tưởng, nhà triết học nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử đã để lại cho đời nhiều câu nói có giá trị đến muôn đời sau.
IMG_4206.JPG
1.Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.
2.Người không có chữ tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
3.Sự nghiệp chớ nên cầu mong không có chông gai, trắc trở vì không có chúng thì ý chí sẽ không kiên định.
4.Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
5.Đừng mong người khác thuận theo ý mình vì nếu được người khác thuận ý sẽ tất sinh tự kiêu.
6.Làm việc đừng mong dễ thành công. Vì nếu dễ thành công thì bản thân thường kiêu ngạo.
IMG_4203.JPG
7.Không nhìn điều sai trái, không nghe điều xằng bậy, không nói điều sai, không làm điều càn quấy.
8.Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán.
9.Người không có nhận thức sâu xa sẽ có ngày sẽ gặp phiền muộn, âu lo.
10.Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.
11.Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
12.Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.
IMG_4202.JPG

28 thg 12, 2014

Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì


Từ ngày tình cờ phát hiện ra công thức trị ho cho trẻnày, mỗi khi con bị ho hắng, sổ mũi hay cảm lạnh…lòng em chẳng còn nóng như lửa đốt.
....
Em vỡ ối, chuyển dạ sớm nên con phải sinh mổ, lại đúng đợt gió mùa đông bắc rất lạnh. Có lẽ cũng vì lý do đó nên ngay từ lúc mới sinh, hệ hô hấp của Nhím đã kém hơn các bạn. Không cứ mùa đông hay mùa hè, hầu như cứ 1,2 tháng con lại bị ho một lần, mỗi lần kéo dài cả tuần, thậm chí cả tháng mới hết. Đến nay đã được gần 2 tuổi, em đếm không hết bao nhiêu lần Nhím phải đi khám, uống đủ loại siro và thậm chí cả kháng sinh mà bác sỹ kê.




Đợt này thời tiết miền Bắc trở lạnh, hầu hết các bạn nhỏ đều bị ho, sổ mũi nên Nhím cứ khỏi được 4,5 ngày thì đi mẫu giáo lại bị lây bạn. Bao nhiêu mẹo trị ho dân gian để cả những loại siro đắt tiền của Nhật, Pháp, Mỹ…em đều đã thử qua cho con. Vậy nhưng Nhím uống hết nguyên lọ mà tình hình vẫn không thấy đỡ. Nhìn con ho đỏ bừng mặt, cả đêm cứ đang ngủ lại bật dậy ho rồi khóc, đờm trong họng nghe đặc quánh mà không thể tự thải ra, cả gia đình em lo lắng mất ăn mất ngủ. Ông bà và chồng cứ giục giã đưa con đi khám nhưng em thì chần chừ không muốn. Nhím đi khám cũng đã nhiều nơi, đơn thuốc vẫn vậy: siro ho và kháng sinh. Em không muốn con phải tiếp tục như vậy.
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 1
Mùa đông, tháng nào con cũng ho, sổ mũi mất 1,2 tuần (ảnh minh hoạ)
Đêm hôm ấy, nửa đêm đang ngủ, Nhím lại tỉnh giấc, ho liên tục 15 phút không nghỉ. Nhớ đến lọ siro tự chế bằng hành tỏi mật ong theo công thức của mẹ Tây mà có lần em tình cờ đọc được, đã tự làm mà chưa dám cho con uống vì sợ mùi hăng con không chịu, em quyết định lấy ra cho Nhím thử xem sao. Kết quả thật bất ngờ, sau khi uống một thìa “thuốc lạ” của mẹ, Nhím đột nhiên ho rồi sặc ra một cục đờm rất to. Tối đấy, con ngủ ngon hẳn không còn một tiếng động nào suốt đêm. Uống thêm 2 ngày nữa thì hầu như mọi triệu chứng hắt xì, chảy nước mũi, ho đờm của con gần như hết hẳn.


Từ ngày tình cờ phát hiện ra công thức này, mỗi khi con bị ho hắng, sổ mũi hay cảm lạnh…lòng em chẳng còn nóng như lửa đốt, cứ thong thả “chế thuốc ho” rồi cho con uống, hầu như không lần nào Nhím ho quá 3 ngày. Bản thân Nhím cũng rất thích uông “thuốc ho” này vì nó không hề có mùi hành, tỏi như em vẫn lo. Tuy nhiên để đảm bảo, sau khi ngâm xong, em luôn cẩn thận chắt nước riêng, hành tỏi bỏ đi để con không phát hiện ra.

Công thức này em đã mách cho nhiều người để trị ho cho trẻ, đều rất hiệu nghiệm. Chị em đang có con bị ho cùng thử xem sao nhé!

- Hành tím 1 củ
- Tỏi nhỏ 2 củ hoặc tỏi to 1 củ
- Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch, thái khoanh tròn.
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 2
Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch, thái khoanh tròn.
- Cho hành tỏi đã thái vào lọ, đổ mật ong ngập miệng rồi ngâm qua đêm hoặc 12 tiếng.
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 3
Cho hành tỏi đã thái vào lọ
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 4
Đổ mật ong ngập miệng rồi ngâm qua đêm hoặc  8 -12 tiếng
- Chắt hành tỏi bỏ đi, lấy nước siro cho con uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe. Bảo quản trong nhiệt độ phòng.
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 5
Nước hành tỏi mật ong cho con uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe
Chúc mẹ thành công!

Người Nhật Bản làm việc như thế nào






Nguồn từ Kicbu! Thanks Kicbu! 

http://kichbu.blogspot.com/2014/12/nguoi-nhat-ban-lam-viec-nhu-nao.html 

Как работают японцы


Маria Karpova

Kichbu theo: zavtra.ru
Nhân viên công ty Epson kể

Có suy nghĩ khuôn sáo rằng ở Nhật Bản làm việc tốt. Ý kiến này xuất phát từ những đồng hương của chúng ta đang làm việc theo lời mời của các công ty nước ngoài, nơi người Nhật cố gắng để điều chỉnh theo mức độ và phong cách của người nước ngoài. Trong khi đó, hệ thống lao động truyền thống của Nhật Bản được tổ chức độc đáo, và tồn tại trong đó khá nặng nề. Chính  vì vậy  người nước ngoài thăng tiến trong các công ty Nhật Bản cổ điển không nhiều đến vậy. Nhân viên của công ty Epson, Marina Matsumono kể về nhân viên văn phòng bậc trung ở Nhật Bản làm việc như thế nào.

Quy định ăn mặc.

Dĩ nhiên, các quy tắc phụ thuộc vào công ty cụ thể, nhưng về nguyên tắc quy định ăn mặc tại Nhật Bản chặt chẽ hơn nhiều so với ở Nga. Việc không tuân thủ các quy tắc của nó sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng đối với nhân viên, cho đến mức bị sa thải ngay lập tức.

Trong công ty truyền thống của Nhật Bản nhất thiết phải mặc trang phục màu đen bất kể thời tiết, ngay cả khi ngoài trời  +40. Người Nhật Bản chịu đựng một cách bình thản cả lúc nóng bức, cả giá lạnh, bởi họ trải qua sự tôi luyện khốc liệt đối với cơ thể khốc liệt từ tấm bé. Gần đây đã một luật mới cho phép mặc áo ngắn tay đến nơi làm việc. Điều này liên quan đến lý do buộc phải tiết kiệm điện, khi bây giờ trong các văn phòng ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức không phải lúc nào cũng sử dụng máy điều hòa không khí.

Trong một số công ty, phụ nữ bị cấm mặc trang phục gây chú ý - trang phục phải tuyệt đối đứng đắn. Váy nhất thiết phải phủ đầu gối.

Đồ nữ trang cũng bị cấm. Tôi có một công ty quan trọng, nổi tiếng thế giới. Nhưng nơi tôi làm việc hầu hết là người Nhật Bản. Tại nơi làm việc của tôi, họ cho phép tôi được đeo chỉ thánh giá - phía trong áo để không ai trong thấy nó, và nhẫn cưới.

Trang điểm không nên lộ rõ. Phụ nữ Nhật Bản thích tô điểm rực rỡ, đôi má rất ửng hồng, hầu hết dùng lông mi giả. Nhưng tại nơi làm việc, phụ nữ nên nom càng ít thu hút đàn ông càng tốt.

Ở một số nơi, phụ nữ chỉ nên để tóc ngắn, không phủ kín tai. Màu tóc - phải là màu đen. Nếu do tự nhiên, chẳng hạn, cô gái tóc vàng - cần phải nhuộm tóc.

Đàn ông ngoại trừ mái tóc để dài, bị cấm để râu quai nón và ria mép. Đó một quy tắc bất thành văn mà tất cả mọi người đều biết. Lối sống ổn cố Yakuza (hình thức truyền thống của tổ chức tội phạm ở Nhật Bản) ngăn cản.

Quan hệ tùng thuộc.

Khi được bố trí vào làm việc, tôi đã ký một loạt các văn bản, nơi tôi cam kết rằng tôi sẽ không trao đổi với khách hàng và đồng nghiệp bất kỳ điều gì ngoài công việc: cả về thời tiết, cả về thiên nhiên. Tại nơi làm việc tôi không có quyền chia sẻ "các dữ liệu cá nhân" của mình - chồng tôi là ai, công việc của tôi như thế nào... Ở nhà, tôi không có quyền kể về công việc của mình. Công việc của tôi không bí mật, nhưng đã chấp nhận và thỏa thuận như vậy trong hợp đồng của tôi.

Đến nơi làm việc chỉ được mang theo những vật dụng cần cho công việc: đối với tôi đó là tài liệu và cây bút. Túi xách, ví tiền và điện thoại tôi không thể mang theo, tất cả phải được để lại ở chỗ kiểm soát ra vào.

Ở Nga có một câu nói được ưa thích: "Xong việc - chơi thoải mái". Tại nơi làm việc ở Nga điều chủ yếu là bạn hoàn thành kế hoạch của hôm nay. Ở Nhật Bản "kế hoạch của hôm nay" không làm ai bận tâm. Bạn đã đến nơi làm việc, và phải làm việc tại đó.

Người Nhật kìm hãm quá trình làm việc như thế nào.

Ở Nga, tất cả chúng ta đều biết rằng tiền lương phụ thuộc vào kết quả công việc của bạn. Nếu làm việc kém - bạn chẳng nhận được gì cả. Nếu làm việc tốt - bạn sẽ được nhận tiền thưởng và thăng tiến trong công việc. Nếu bạn đã hoàn thành tất cả công việc, có thể về sớm hơn hoặc xin làm việc bổ sung để kiếm được nhiều tiền hơn.

Ở Nhật Bản trả tiền theo giờ làm việc. Hầu như tất cả người Nhật Bản nhận tiền làm ngoài giờ. Nhưng điều này thông thường biến thành thực tế là họ kéo dài một công việc có thể thực hiện trong vòng hai giờ - thành một tuần. Thời hạn được quy định bởi công ty cũng không phải luôn luôn tương ứng với mức độ phức tạp của công việc. Người Nhật Bản sẽ dềnh dàng hàng giờ, chúng ta cảm tưởng  rằng họ làm việc vật vờ, còn họ cho rằng đang thực hiện công việc "chăm chỉ". Họ đang kìm hãm quá trình làm việc thật không thể tưởng tượng nổi, bởi vậy làm việc với họ chúng tôi thật khó khăn.

Và, tiện thể nói thêm, đây là một trong những nguyên nhân, theo đó nền kinh tế của họ không phải ở trạng thái tốt nhất. Với hệ thống trả lương theo giờ, họ đã đưa mình vào bẫy. Bởi, trên thực tế, công việc không nhắm vào chất lượng, mà là số giờ tại văn phòng.

Những cuộc trao đổi tràng dang đại hải kéo dài

Chúng ta đều biết rằng "ngắn gọn - mẹ đẻ của tài năng", ở Nhật Bản ngắn gọn - đó là thiển cận trí tuệ. Người Nhật Bản không thể nói một cách ngắn gọn ngay cả về công việc. Họ rơi vào giải thích lê thê và tràng dang mà chúng chỉ nhắm để một người thiển cận hiểu họ nói gì với người ấy. Các cuộc họp có thể kéo dài với hàng giờ không thể tin nổi. Người Nhật Bản cho rằng nếu họ nói nhiều và rất chi tiết về một và chỉ một việc, thì như vậy họ tôn trong người đối thoại.

Phân tầng của xã hội.

Để trồng lúa cần rất nhiều công việc và tổ chức. Bởi vậy, trong lịch sử tại Nhật Bản đã hình thành hệ thống lao động chuyên môn rất hẹp và phân tầng xã hội gay gắt. Mỗi người có nhiệm vụ riêng của mình vị trí của mình trong quá trình sinh sống sản xuất.

Các cộng đồng Nhật Bản luôn luôn được tổ chức rạch ròi. Chẳng hạn samurai không bao giờ chuẩn bị bữa ăn cho bản thân, samurai có thể dễ dàng chết đói nếu như nông dân không cứu giúp.

Như hệ quả của tâm lý này, bất kỳ người Nhật Bản nào thường rất khó tự mình ra quyết định mà không vốn cố hữu theo địa vị. Họ không thể nhận về mình trách nhiệm tối thiểu, mà nó vượt ra ngoài khuôn khổ công việc hàng ngày thông thường của họ thế nào đó. Đặt một dấu phẩy hoặc không đặt - đây cũng là vấn đề mất cả nửa ngày. Chuẩn bị các tài liệu đơn giản - đó là chuỗi của các tham vấn bất tận. Hơn nữa, trách nhiệm của những cuộc tham vấn như vậy làm kinh ngạc. Nếu người lao động dù sao lấy cho mình lòng dũng cảm ra quyết định không theo địa vị, thì tất cả mọi người trong chuỗi tầng bậc liên quan đến người đó sẽ bị khiển trách. Đây là chuyên chế phương Đông trong hành động: "Tôi - con người nhỏ bé, tôi - một người nông dân bình thường, và tôi còn phải làm công việc chỉ dành cho tôi".

Một lần nữa, tất cả mọi vấn đề đều lý giải được: Nhật Bản - một đất nước nhỏ bé với dân số quá lớn, cần  những khuôn khổ và quy tắc nghiêm ngặt. Để sống được ở Nhật Bản - cần nhận thực rõ: giới hạn của tôi là ở đây, và còn đây là giới hạn của người khác, tôi phải tôn trọng . Không ai vượt ra ngoài phạm vi của mình. Nếu người Nhật Bản vượt ra ngoài khôn khổ, thì họ sẽ bị mất hút đúng trong nghĩa đen.

Nga là đất nước mênh mông, rộng lớn. Chúng ta không bị bó hẹp. Chúng ta phóng khoáng. Người Nga có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Và người Thụy Điển, và các những người dân tộc khác… - đây trước hết nói về chúng ta, những người Nga!

Cũng như tất cả mọi người.

Điều thú vị rằng, ở Nhật Bản bạn không nên thể hiện sự khác biệt hoặc ưu thế về trí tuệ. Bạn không thể bày tỏ tính độc đáo, riêng biệt của mình. Điều này không được chào đón. Tất cả cần phải giống nhau. Từ nhỏ ở đó tính độc đáo đã bị tận diệt, bởi vậy Nhật Bản sẽ không mang lại cho thế giới Einstein hay Mendeleev.

Các công nghệ nổi tiếng của Nhật Bản - huyền thoại. Như quy luật, đó là những ý tưởng được hình thành không phải bởi người Nhật Bản. Họ biết làm tốt việc gì, thì đó là khéo léo bắt chước đúng lúc và hoàn thiện điều này. Còn chúng ta ngược lại - chúng ta có thể tạo ra điều vĩ đại và quên ...

Để tồn tại được trong xã hội Nhật Bản, bạn cần phải giống như mọi người. Ở Nga, trái lại, nếu bạn cũng giống như mọi người - bạn sẽ bị mất hút. Luôn cần những ý tưởng mới để chinh phục và lấp đầy không gian rộng lớn.

Thăng tiến.

Trong công ty cổ điển Nhật Bản, người ta xây dựng con đường thăng tiến lâu dài. Thăng tiến nghề nghiệp phụ thuộc vào độ tuổi, chứ không phải công lao. Một chuyên gia trẻ, thậm chí rất tài năng sẽ giữ chức vụ không quan trọng, phải làm nhiều việc và lương thấp, bởi vì anh ta người mới. Vì tổ chức quá trình lao động như vậy, người Nhật Bản phải cạnh tranh ngày càng khó khăn trên thị trường quốc tế. Đúng vậy, tồn tại khái niệm chất lượng Nhật Bản, nhưng điều này không cứu được họ, bởi vì kinh doanh được thực hiện quá ư là Nhật Bản.

Lương.

Chính thức tại Nhật Bản lương cao. Nhưng trừ tất cả các khoản thuế, chiếm xấp xỉ 60%, mọi người được nhận tận tay trung bình một nghìn dollars. Những người trẻ tuổi nhận được thậm chí ít hơn. Vào tuổi 60, lương món tiền khá lớn.

Kỳ nghỉ và những ngày nghỉ.

Tại Nhật Bản, không có kỳ nghỉ. Ngày nghỉ - đó là thứ Bảy hoặc Chủ Nhật. Và tùy thuộc vào công ty mà bạn thể có một số ngày nghỉ bổ sung trong năm. Chẳng hạn, 10 ngày, nhưng không thể nghỉ ngay lập tức. Cần phải chia nhỏ các ngày nghỉ. Chẳng hạn như lấy một ngày nghỉ trong tuần - và đi đâu đó theo công việc. Ở công ty của tôi, tôi có nghĩa vụ phải thông báo về điều này trước một tháng để tất cả mọi người hợp lại và thay thế tôi. Trong số các công ty khác, những thời hạn còn thậm chí nhiều hơn. Một sự kiện bất ngờ vắng mặt tại nơi làm việc là cả vấn đề.

Nếu bạn bị ốm vào thứ hai và không nghĩ rằng không đi làm việc,thì họ sẽ không hiểu bạn. Tất cả mọi người hăng hái đi làm việc.

Ngày lễ có thể là ngày nghỉ: ngày tưởng nhớ người chết - Obon vào trung tuần tháng Tám. Nhưng chuyên gia trẻ này không có cơ hội này, và phải làm việc hay năm đầu tiên không có ngày nghỉ thêm.

Năm mới được nghỉ 1-3 ngày. Nếu chúng trùng vào thứ Bảy và Chủ nhật, thì không như ở Nga, không ai chuyển ngày nghỉ sang thứ Hai thứ Ba.

Còn có thêm "tuần lễ vàng" vào tháng Năm, khi diễn ra liên tục những ngày lễ tôn giáo và nhà nước. Chồng tôi làm việc cả các ngày, tôi có 3 ngày nghỉ.

Ngày làm việc.

Ngày làm việc tiêu chuẩn từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối. Nhưng điều quan trọng nhất, bạn cần nhớ rằng, nếu đã quy định ngày làm việc từ chín giờ, thì không nên đến đúng giờ này.Thậm chí nếu bạn đến vào lúc 8.45 - xem rằng bạn đã bị muộn. Cần phải đến nơi làm việc ít nhất trước nửa giờ, một số đến trước một giờ. Cho rằng con người cần thời gian để lấy tinh thần làm việc, chuẩn bị cho công việc.

Kết thúc ngày làm việc chính thức không có nghĩa rằng bạn có thể về nhà. Không chấp nhận về trước sếp của mình. Nếu sếp còn nán lại văn phòng thêm hai giờ, thì bạn cũng phải ở lại thêm hai giờ nữa, và điều này không được tính là làm ngoài giờ. Những trường hợp cá nhân của bạn - đó là vấn đề của bạn mà như tôi đã đề cập, theo hợp đồng tôi đã ký với đồng nghiệp, là không trao đổi.

Tiếp xúc ngoài giờ.

Ở Nhật Bản có khái niệm như thế này - "nomikay" - "uống với nhau", gợi nhớ đến phường hội Nga. Đâu đó "nomikay" diễn ra hàng ngày, trong công ty của tôi - hai lần một tuần. Dĩ nhiên, có thể từ chối, nhưng họ sẽ "ngấm nguýt" bạn. Tại sao uống? - Bởi vì ở Nhật Bản xem uống  rượu với thái độ tích cực. Thần  đạo Shinto muốn làm lễ tế cho các vị thần thông qua rượu. Các bác sĩ Nhật Bản cho rằng uống rượu hàng ngày là hữu ích. Không ai nói uống bao nhiêu là vừa.

Người Nhật Bản không biết uống rượu, và, thường uống rất say. Với bạn việc uống sẽ chẳng đáng giá bao nhiêu, hoặc là sếp, hoặc là công ty luôn luôn trả tiền cho chầu rượu.

Bây giờ, để kích thích thêm viếc đến các quán bar với các đồng nghiệp - người lao động bắt đầu thậm chí trả tiền cho "nomikay." Đây là một phần của văn hóa Nhật Bản - cùng nhau làm việc và cùng nhau uống. Vậy ra rằng gần như 24 giờ một ngày của 365 ngày một năm bạn chỉ dành thời gian chỉ với các đồng nghiệp.

Ngoài "nomikay", cần phải uống với khách hàng, đối tác, quan chức mà công ty có quan hệ.

Thật vậy, ở Nga có cái gì đó tương tự, nhưng điều đó hoàn toàn không thể so sánh với quy mô uống rượu như ở Nhật Bản. Đúng vậy và sau đó ở Nga người ta xem uống rượu xấu xa hơn nhiều.

***

Bây giờ bạn có thể hình dung bức tranh toàn cảnh. Người Nhật Bản ra khỏi nhà lúc 7 giờ sáng. Tại nơi làm việc, nó tồn tại trong khuôn phép nghiêm ngặt theo địa vị của mình. Sau khi kết thúc ngày làm việc chính thức mọi người sẽ làm thêm giờ, bởi cần họ nuôi sống gia đình. Sau đó họ  đi uống rượu với các đồng nghiệp trở về nhà từ đó lúc 2 giờ sáng, có nhiều khả năngsay. Họ làm việc vào các ngày thứ Bảy. Chỉ thấy gia đình mình vào ngày Chủ nhật.  Thêm vào đó họ ngủ hoặc uống rượu suốt ngày nghỉ cho đến tối, bởi vì họ bị căng thẳng khủng khiếp vì chế độ làm việc như vậy.

Ở Nhật Bản, có một khái niệm riêng biệt - "Chết vì quá nhiều việc". Đó  chuyện rất thường xảy ra khi người ta chết sau bàn làm việc hoặc, không chịu được sức ép, đã kết  thúc cuộc đời mình bằng tự tử. Đối với Nhật Bản, đó là sự kiện thường tình, mà thực tế họ không phản ứng với nó. Người ta thậm chí sẽ nổi giận nếu ai đó tự tử gây khó dễ cho công việc của họ. Mọi người đều nghĩ rằng: "Tại sao cậu không làm điều này ở một nơi kín đáo, yên tĩnh, tôi vì cậu sẽ không đi làm đúng giờ !!".

Cần phải hiểu rằng xã hội Nhật Bản không ngồi yên và không nghĩ ra cho mình các quy tắc này. Tất cả  hình thành vì đặc trưng lịch sử và địa lý của Nhật Bản. Có lẽ, tất cả sẽ đồng ý rằng họ có những lý do xác đáng để động viên như vậy của xã hội, luôn luôn sẵn sàng cho bất cứ điều gì đó. Lãnh thổ nhỏ, đông dân, chiến tranh, động đất, sóng thần - vào bất cứ lúc nào tất cả đều có thể sụp đổ. Vì vậy, người Nhật từ thời thơ ấu đã học được cách làm việc theo nhóm, học  để tồn tại trên một rẻo đất của mình. Trong thực tế, toàn bộ nền giáo dục Nhật Bản được xây dựng không phải để dạy cho con người điều gì đó, phát triển nó, dạy cho con người trở thành người Nhật Bản thực sự, trở thành người có khả năng cạnh tranh chính trong xã hội Nhật Bản.. Không phải tất cả mọi người có thể chịu đựng nổi cuộc sống này, bởi vì điều này thực sự khó khăn.

14 thg 11, 2014

Tiền công trái và tiền tiết kiệm đi về đâu?

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam./ RFA

Chủ nhân của rất nhiều sổ tiết kiệm những năm 1975 - 1980
Những ngày gần đây, câu chuyện người dân cầm sổ tiết kiệm đến ngân hàng nhận tiền thì bị trả lời là cuốn sổ không còn giá trị hoặc số tiền nhận được không đủ mua một ổ bánh mì trong khi trước khi nhận hai mươi năm, họ đã bán cả lượng vàng để gởi tiết kiệm, rồi những tấm phiếu công trái khi mua với số lượng hàng chục lượng vàng, khi thanh toán thì không đủ một bữa nhậu đang là câu chuyện nhức nhối của xã hội, đặc biệt là những người từng tâm huyết đóng góp xây dựng đất nước.

Cái bẫy đổi tiền và trượt giá

Ông Bàng, chủ của tấm phiếu công trái trị giá bốn lượng vàng lúc mua, hiện sống tại Bình Thạnh, Sài Gòn, chia sẻ: "Công trái hồi đó nó bán giờ sau này mất hết, tại vì nó bán thời đó cả chỉ vàng mà sau này mua không được tô phở. Giá nó lên vùn vụt chứ không như bây giờ. Tiền in ra chừng vài năm sau như giấy lộn à. Tại vì sau 1975 thì nó đổi tiền thành 'tiền giải phóng'. Một đồng 'tiền giải phóng' ăn tới 500 đồng Bắc Việt lận. Trong khid đó đồng tiền của Bắc Việt chỉ là một tấm tín phiếu, không có giá trị tiền tệ thế giới. mà đồng Việt Nam Cộng Hòa thì đã được định giá trên đồng đô la, mang tính quốc tế rồi. Sau đó thêm mấy lần đổi tiền nữa... Giai đoạn sau này đồng tiền in ra chừng một năm đến hai năm đã hoàn toàn mất giá trị".

Theo ông, sự trượt giá của đồng tiền trong ba mươi năm nay cũng như lần đổi tiền bất ngờ năm 1985, sáng sớm, lúc 5 giờ sáng, đài phát thanh mới thông báo quyết định đổi tiền và ngay ngày hôm đó, việc đổi tiền được tiến hành ở các trụ sở ủy ban cấp xã, phường trên khắp Việt Nam. Chuyện này giống như một cái bẫy mà ngân hàng nhà nước đã giăng sẵn để bất kì người dân nào có tâm huyết xây dựng đất nước hoặc gởi tiết kiệm ở ngân hàng đều bị sập một cách thê thảm.

Nếu như năm 1975, việc đổi tiền ở miền Nam Việt Nam nhằm thống nhất tiền tệ từ tiền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam thành tiền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở hai miền thì năm 1978, việc đổi tiền nhằm thay đổi quốc hiệu ghi trên đồng tiền từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hai lần đổi này nghe ra có vẻ hợp lý và không cần bàn nhiều.

Nhưng lần đổi tiền năm 1985, đây là lần đổi tiền hết sức bất ngờ và kì cục, chuyển mệnh giá đồng tiền cũ giảm xuống còn 10% giá trị đồng tiền mới. Tờ 50 đồng lúc bấy giờ mang ra tiêu dùng ở bất kì nơi đâu cũng khó vì người bán hàng không đủ khả năng thối tiền thừa. Nhưng đó cũng là sự khởi đầu của lạm phát tàn bạo nhất trong lịch sử. Chỉ chưa đầy mười năm sau, tờ tiền mệnh giá 500 đồng ra đời nhưng cũng không trụ được bao lâu, tờ 1000 đồng ra đời, rồi 2000 đồng, 5000 đồng, 10,000 đồng, 50,000 đồng và liền sau đó là 100,000 đồng, hiện tại, tờ 500,000 đồng ra đời tuy chưa đầy 10 năm nhưng giá trị của nó rất thấp, mua không được một phần tư chỉ vàng.

Trong khi đó, lúc chuẩn bị đổi tiền, năm 1984, một lượng vàng có giá dao động từ 2000 đồng đến 2700 đồng, tính theo tiền mới sau năm 1985 thì nó trị giá 200 đồng đến 270 đồng. Và một người muốn sỡ hữu tờ 50 đồng trên tay, phải bán ra ba chỉ vàng. Nếu gởi tiết kiệm ba trăm đồng, phải bán đi hơn một lượng vàng và gởi 1000 đồng vào tiết kiệm phải mất đi gần bốn lượng vàng. Tiền mua công trái cũng vậy. Và đây là giai đoạn mà người ta gởi tiền kiệm bằng vàng và nhận cả lãi lẫn gốc sau này bằng cám heo.

Một cuốn sổ tiết kiệm có mệnh giá 1000 đồng lúc đó trị giá gần bốn lượng vàng, sau hơn hai mươi năm, tính cả lãi lẫn gốc, nếu như cuốn sổ vẫn còn giá trị thanh toán thì chủ của nó nhận chưa đầy  một 200,000 đồng. Sau hơn hai mươi năm gởi tiết kiệm để làm giàu bằng bốn lượng vàng, người ta nhận được số tiền mua chưa được một phân vàng. Tính theo tỉ giá thì nó trị giá chưa được 0,25% lúc gởi vào!

Tiền công trái, tiền tiết kiệm và tiền cổ phần hợp tác xã đi về đâu?

Một người tên Hiền, ở Bình Chánh, Sài Gòn, chia sẻ: "Đến năm 1985 thì nó tạm mở cửa, cởi trói gì đó vì nghe rằng Mỹ nó mở cấm vận. Nên bắt đầu tạm ổn nhưng mà tiền vẫn mất giá như thường, nhất là hồi Liên Xô sụp đổ đó, tiền nó lên vùn vụt, vùn vụt à. Một lần nữa sôi động về tiền, một cái nhà thời đó giá là 10 cây thì sau đó nó lên 150 cây. Trước năm 75 không dễ làm giàu như bây giờ, công chức trước 1975 không dễ tham nhũng như bây giờ vì luật lệ nó rất đàng hoàng. Hồi đó anh tỉnh trưởng không dễ kiếm tiền như bí thư tỉnh ủy, như chủ tịch tỉnh như bây giờ đâu. Không dễ buôn lậu từ Trung Quốc về bằng tàu lửa như bây giờ đâu, bây giờ làm giàu (bất chính) dễ chứ không như hồi đó đâu, kể cả cán bộ."

Theo ông Hiền, nếu như tính kĩ số vàng mà người dân đã mất đi trước và sau đổi tiền năm 1985 và đồng tiền bị trượt giá từ năm 1985 đến nay thì nhiều không thể tưởng tượng được. Vì những năm 1975 đến 1980, ngoài chuyện có nhiều gia đình bị tịch biên tài sản, mất hàng ngàn lượng vàng, còn có thêm tin đồn sau "giải phóng", vàng sẽ được dùng làm đai cuốc và cán mác. Và có bao nhiêu vàng người ta cũng mang ra đổi đồ, bán lấy tiền nhét vào ống tre, cột nhà để dự trữ. Đùng một cái, đổi tiền, số tiền  dự trữ chỉ còn bằng 10% và sau ba lần đổi tiền, đồng tiền trượt giá, số vàng bán đi để dự trữ bằng tiền mặt xem như thành mây thành khói, vàng mất mà tiền cũng không còn giá trị.

Trong khi đó, sau khi đổi tiền, một số không ít các gia đình bỏ ra mua công trái, gởi tiết kiệm, cả hai khoản tiền này xem như đổ sông đổ biển vì đồng tiền trượt giá quá nhanh. Nhưng câu chuyện không dừng ở đó, những năm 1990, các vùng thôn quê lại có thêm chuyện đặt cọc tiền trước khi sử dụng điện nhà nước. Thường thì mỗi hộ phải nộp vào hợp tác xã 50 ngàn đồng, tương đương với 3 phân vàng, rồi sau đó mới tự mua dây điện, bóng đèn để kéo điện về nhà. Mãi cho đến bây giờ, hơn hai mươi năm sau, số tiền đặt cọc để đóng điện của người dân đã hoàn toàn mất dấu, khộng biết đòi ai vì hợp tác xã đã giải thể, vấn đề điện thắp sáng giao cho điện lực trực tiếp quản lý, trong khi đó tiền cọc lại nộp cho hợp tác xã.

Lại thêm chuyện bất kì xã viên nào cũng bị bắt buộc đóng tiền cổ phần vào hợp tác xã sản xuất với mức tiền tương đương một chỉ vàng những năm 1980. Nhưng mãi cho đến nay, loại hình hợp tác xã giải thể đã lâu vẫn không thấy tiền cổ phần hoàn trả cho xã viên. Cùng lắm thì mỗi dịp tết, các thôn bắc loa gọi dân đi nhận tiền lãi cổ phần của một năm với 15,000 đồng. Mọi năm đều thế, dịp Tết tới đây cũng không ngoại trừ. Và nếu xã viên có đi rút lại cổ phần cũng chẳng biết tìm ai để rút!

Tính cho đến nay, các khoản tiền công trái, tiết kiệm và cổ phần xã viên hợp tác xã mà hàng chục triệu dân đã tham gia xem như mất trắng, không có một lời cám ơn, thậm chí còn bị biến thành trò cười trong câu chuyện phiếm của các nhân viên ngành ngân hàng hiện tại!

21 thg 10, 2014

Điệp viên hoàn hảo - Larry Berman

Link sách: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmnmnvnvn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1
Larry Berman
Điệp Viên Hoàn Hảo
Dịch giả: Nguyễn Đại Phượng
LỜI TỰA
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: PERFECT SPY
Larry Berman và Nguyễn Đại Phượng
Copyright 2007 by Larry Berman Published by arrangement with Smithsonian Books in association with Harpercollins PublishersBản quyền năm 2007 của Larry Berman
Xuất bản có sự thoả thuận với Smithsonian Books kết hợp với Nhà xuất bản HarpercollinsBản quyền tiếng Việt thuộc về Nhà xuất bản Thông tấn.
Phạm Xuân Ẩn
LỜI TỰA
Tháng 4/2007, giáo sư, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho ra mắt độc giả cuốn sách viết về nhà tình báo Việt Nam Phạm Xuân Ẩn với tựa đề Điệp viên hoàn hảo (Perfect Spy). Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tác giả suốt 5 năm, trong đó khắc hoạ chân dung Phạm Xuân Ẩn - một nhà tình báo nổi tiếng của chúng ta.Ngay sau khi phát hành, cuốn sách đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả trong và ngoài nước Mỹ, trong đó có độc giả Việt Nam.Về thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn, cho đến nay đã có khá nhiều tư liệu, tác phẩm, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đánh giá cao về ông. Tuy nhiên, còn nhiều điều "bí ẩn" trong con người Phạm Xuân Ẩn mà bạn đọc muốn biết. Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman đã phần nào đáp ứng mong muốn đó của độc giả.Nếu có thể nói một điều gì chung nhất về Phạm Xuân Ẩn thì đó chính là lòng yêu nước vô bờ bến, lòng trung thành với Đảng, với ngành tình báo của một đảng viên cộng sản trung kiên, một cán bộ tình báo mẫu mực, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Larry Berman đã viết: "Động cơ cuộc sống của Phạm Xuân Ẩn chính là những mục đích cao cả của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Tình yêu dành cho đất nước đã giúp ông tin tưởng vào con đường cách mạng mình đã chọn - con đường mà ông có thể cống hiến tốt nhất cho đất nước."Tôi đã hứa trước Đảng… Tôi còn có nhân dân trông cậy vào tôi và sứ mạng của tôi. và ông đã không phụ lòng tin của Đảng, của nhân dân. Những tin tức tình báo quan trọng kèm theo sự phân tích, đánh giá sắc sảo của ông đã góp phần giúp Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương có cơ sở tin cậy để đề ra quyết sách đúng đắn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Những báo cáo tình báo của Phạm Xuân Ẩn chính xác đến mức Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nhận xét rằng, "dường như chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ".Là một nhà tình báo có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, từng hoạt động trong "vỏ bọc" một nhà báo làm việc cho Tạp chí Time của Mỹ tại Sài Gòn, Phạm Xuân Ẩn không mưu cầu lợi ích cho riêng mình, mà ông hoạt động vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Với nghề tình báo thầm lặng và đơn tuyến, chỉ một sai lầm nhỏ là có thể nguy hiểm tới sự an toàn của tổ chức, tính mạng của bản thân và đồng đội Phạm Xuân Ẩn quả không chút phóng đại khi nói về cái nghiệp đã "vận vào mình": "Người ta có thể nói gì về cuộc sống khi mà luôn chuẩn bị sẵn sàng hy sinh.Để chiến thắng đối phương phải hiểu rõ đối phương. Phạm Xuân Ẩn đã được cơ quan tình báo quân sự của chúng ta cử sang Mỹ học báo chí cũng nhằm mục đích đó. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, Phạm Xuân Ẩn thầm lặng hoạt động trong lòng đối phương. Với nghiệp tình báo mà ranh giới giữa thực và giả thật mong manh, thật khó phân định, thì Phạm Xuân Ẩn - "một con người bị xẻ đôi" như một nhà báo Mỹ từng gọi ông, sẽ luôn là ẩn số đối với chúng ta. Đó chính là thành công của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn.Năm 1975 khi hoà bình lập lại, Phạm Xuân Ẩn bước ra từ "vỏ bọc" trờ về với cuộc sống đời thường của một công dân ở đất nước bao năm oằn mình trong chiến tranh với vô vàn khó khăn. Vì vậy, sự "trở về" ấy không hề đơn giản, nó đòi hỏi ở ông sự thấu hiểu và cảm thông. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi trong con mắt của nhà sử học Mỹ Larry Berman, cuộc đời của nhà cựu tình báo và cuộc đời của một con người bình thường luôn có những mâu thuẫn giằng xé những suy tư trăn trở.Trong cuốn sách Điệp viên hoàn hảo, con người trong "vỏ bọc" mà Phạm Xuân Ẩn "tạo ra" thuở nào nhằm hoàn thành nhiệm vụ tình báo được giao và con người Phạm Xuân Ẩn trong cuộc sống đời thường đã được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Xuyên suốt trong cuốn sách là sự vĩ đại gắn liền với những chiến công to lớn và sự dung dị, gần gũi rất con người trong các mối quan hệ, suy nghĩ, cảm xúc của một nhà tình báo; là tính chất anh hùng, vinh quang đi liền với gian khổ, khó khăn, hy sinh âm thầm của nghề tình báo, những day dứt, thậm chí bi kịch của đời riêng không thể chia xẻ của con người tình báo. Dưới ngòi bút của Larry Berman, tất cả những điều dường như là mâu thuẫn đó đã được thể hiện sống động, thống nhất trong cùng một con người Phạm Xuân Ẩn.Phải chặng đó chính là sự "hoàn hảo" của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn và cũng chính là thành công của tác giả.Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo cung cấp cho độc già nhiều thông tin mới, trong đó có cả những suy nghĩ, nhận xét riêng của tác giả. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, đó chưa phải là toàn bộ thông tin liên quan đến con người và hoạt động của Phạm Xuân Ẩn. Lý do rất đơn giản, gắn liền với một nguyên tắc sống còn của nghề tình báo - nguyên tắc bí mật.Cần nhớ rằng, khi tiếp xúc với Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn vẫn là một nhà tình báo chuyên nghiệp. Ông đồng ý tiếp xúc với Larry Berman để "mở" cho thế giới thấy rõ hơn về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhưng trong ông cũng luôn thường trực ý thức "đóng" để giữ bí mật cho ngành tình báo, cho những đồng đội của ông đang còn đứng trong bóng tối. Chắc chắn có nhiều thông tin Phạm Xuân Ẩn biết nhưng sẽ không bao giờ nói ra. Bời vậy đối với nhiều người, Phạm Xuân Ẩn sẽ vẫn tiếp tức là một "bí ẩn".Giáo sư Larry Berman là một nhà sử học nổi tiếng ở Mỹ, tác giả của nhiều cuốn sách về cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam như: Không hoà bình, không danh dự: Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam, Con đường đi đến bế tắc ở Việt Nam, Vạch kế hoạch cho một thảm hoạ: Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo và những cuốn sách nói trên của ông có giá trị lịch sử giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam và nguyên nhân thất bại của Mỹ.Tuy nhiên, là một nhà nghiên cứu nước ngoài, chưa thể hiểu thật sâu sắc và đầy đủ về lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam, nên cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả trong cuốn sách còn có chỗ khác biệt với chúng ta. Đó cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta có thể chia sẻ và cảm thông với tác giả.Trân trọng công trình nghiên cứu của giáo sư Larry Berman, đồng thời mong muốn cung cấp thêm một nguồn tư liệu để bạn đọc và các nhà nghiên cứu hiểu hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cữu nước của nhân dân ta, qua đó thấy được thắng lợi vĩ đại của dân tộc, sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự hy sinh to lớn của nhân dân, chúng tôi xuất bản cuốn sách này.Trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả một ấn phẩm rất đáng tham khảo.
NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN


Việt Nam đứng áp chót trong bảng xếp hạng "Quốc gia đáng sống" của LHQ

  • Depplus.vn - Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được xếp hạng, thấp hơn nhiều các quốc gia ở Đông Nam Á. Trong khi danh hiệu "Quốc gia đáng sống nhất" thuộc về Ireland
Bảng xếp hạng "Quốc gia đáng sống" dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Có 7 phương diện được xét đến đó là "đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe. từ văn hóa đến đóng góp để cái thiện hành tình và nâng cao sức khỏe cộng đồng".


Theo công bố của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đứng tứ 124/125 đất nước được khảo sát, chỉ đứng trên Lybia - đất nước bất ổn ở Trung Đông.

Cũng theo bảng xếp hạng này Ireland là quốc gia tử tế nhất thế giới. Với tư cách là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất hành tinh, quốc gia này luôn đạt được những thành quả lý tưởng trong việc bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng đến sự thay đổi môi trường trên toàn hành tinh theo hưởng tích cực.


Bên cạnh đó, nhờ được hưởng những điều kiện tốt về các dịch vụ an sinh xã hội, người dân Ireland luôn rất hạnh phúc và cởi mởi. Chính vì vậy, khách du lịch khi đến Ireland luôn được chào đón trong bầu không khí thân thiện, nồng ấm.


Bảng xếp hạng này đã đưa ra một gợi ý tuyệt vời cho những người muốn tìm một địa điểm du lịch tốt nhất với không khí trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, an toàn và thân thiện với du khách.
10 đất nước đáng sống nhất trên thế giới bao gồm:

1. Ireland
2. Phần Lan
3. Thụy Điển
4. Hà Lan
5. New Zealand
6. Thụy Sĩ
7. Vương quốc Anh
8. Na Uy
9. Đan Mạch
10. Bỉ
Hyo (depplus.vn/MASK)

13 thg 10, 2014

Đất nước những năm tháng thật buồn


Vương Trí Dũng

Khi viết dòng tiêu đề đầu tiên, nước mắt tôi chan chứa không thể nào kìm được. Người đàn ông đã đi qua hai phần ba cuộc đời, trải qua những năm tháng khó khăn gian khổ, sống sót qua khói bom lửa đạn, mà có thể mềm lòng đến thế này ư?
Không, không chỉ riêng mình tôi, chắc chắn có hàng vạn người đàn ông đã mềm lòng như thế. Đất nước những năm tháng thật buồn.

Giả dối lộng hành

Sẽ có người nói là quá quắt. Chỉ nhìn thấy mảng đen. Không đó là sự thật. 

Không chỉ giả đối để lừa đảo trộm cắp. Sự giả dối đó có từ ngàn đời và không bao giờ hết. Nhưng sự giả dối trong xã hội ta hiện nay ở mức đau đớn bởi vì nó hiện diện khắp mọi nơi với mức độ đáng sợ.
Xã hội hiện đại là một xã hội thị trường nơi mà hàng hóa ngự trị. Và ta thử nhìn lại xem, có nơi nào là không có hàng hóa giả. Ngay cả những lĩnh vực nguy hiểm cho sinh mạng con người như thuốc men thực phẩm cũng không ngoại lệ. 

Không chỉ là hàng hóa, đến giấy tờ bằng cấp cũng giả. Thậm chí đến con người cũng giả. 

Sự giả dối không chỉ trong hàng hóa hay hành động. Sự giả dối lộng tràn trong cả nhận thức và hành vi. Không chỉ trong người dân mà trong toàn bộ bộ máy công quyền. Lấy một vài thí dụ cụ thể. 

Để vào bộ máy công quyền, từ vị trí lao công cho đến lãnh đạo, không vị trí nào mà không mất tiền. Điều này ai cũng biết. Nhưng khi các cơ quan chức năng điều tra việc chạy chức chạy quyền thì không phát hiện ra. Thật là một sự giả dối trớ trêu.

Có ai trong bộ mấy công quyền không thấy hệ thống của chúng ta có lỗi phải cải cách căn bản? Có ai trong bộ máy công quyền không thấy cái đuôi “Định hướng Xã hội Chủ nghĩa” là vô nghĩa? Có ai trong bộ máy công quyền không thấy ghi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vào Hiến Pháp là phi lý? Tất cả họ đều thấy nhưng đều giả vờ không thấy. Đó mới là sự giả dối đáng kinh sợ.

Do những người trong bộ máy công quyền giả dối nên xã hội đang được điều hành bằng một bộ máy giả dối. Bộ máy giả dối không chỉ vì những người tham gia có hành vi giả dối. Mà sâu xa hơn, bộ máy giả dối bởi nó không xứng đáng được quản lý. Tất cả những điều giả dối đang tồn tại ngập tràn trong xã hội bởi chính vì xã hội đang được điều hành bởi một bộ máy quản lý giả dối. Đó là tai họa kinh khủng. 

Sự truy sát bạo tàn thời trung cổ

Edward Snowden gây ra biết bao nhiêu khó khăn cho chính phủ Mỹ, nhưng bố mẹ của anh ta vẫn bình yên vô sự. Osama Bin Laden bị truy sát khắp mọi nơi, nhưng người thân họ hàng không ai bị truy sát. 

Nhưng ở chế độ Stalin, Mao Trạch Đông và mọi nơi mà các Đảng Cộng sản thống trị, chỉ cần tuyên bố 4 từ “Kẻ thù chế độ”, “Kẻ thù nhà nước”, “Kẻ thù giai cấp”, là bị thủ tiêu không cần xét xử. Không chỉ có thế, bố mẹ, vợ con, anh em họ hàng, bạn bè đều bị liên đới, bị truy sát, bị đe dọa, bị quản thúc, bị cô lập, bị ngược đãi. Không chỉ một năm, mà cả đời. Không chỉ ở quê nhà, mà khắp mọi nơi cư trú. Một kiểu truy sát bạo tàn kiểu Thương Ưởng.
Đã 69 năm sau ngày cách mạng tháng Tám, nhưng vẫn phải kê khai lý lịch: thành phần trước cách mạng tháng Tám, trong cải cách ruộng đất… Các thế hệ sinh ra trong các thập niên 80, 90 trở lại đây có liên quan gì mà phải phân biệt? Đẻ ra ở đâu, đẻ ra lúc nào không phải là người Việt ư? Chuyện của hôm qua là của hôm qua, sao phải đeo đẳng mãi về sau?

Đã hơn 400 năm rồi, ở châu Âu chỉ thực thi chính sách ai làm người đó chịu. Đằng sau sự dân chủ là một triết lý ngời sáng: Tự do thể hiện. Chỉ có không liên lụy đến bất cứ ai, ngoại trừ bản thân mình, con người mới tự do thể hiện những suy tư sáng tạo, tự do dấn thân vì ước mơ hoài bão. Đó có thể là điều mang lại lợi ích, nhưng cũng có thể là điều tồi tệ. Nhưng cái tôi tự do cho phép mỗi cá nhân được tỏa sáng theo cách của mình. Và xã hội vì thế mà không ngừng phát triển đa dạng. Còn chính sách truy sát bạo tàn thời trung cổ tiêu diệt hết mọi khả năng tỏa sáng, dẫu sự tỏa sáng đó có lợi cho tiến bộ xã hội, nhưng mà bất lợi cho kẻ cầm quyền.

Bất công ngập tràn

Khẩu hiệu của cách mạng là “Người cày có ruộng”. Nhưng chúng ta đã tước đi quyền sở hữu đất đai của người dân. Để ném vào một khái niệm ngu xuẩn: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Thực chất là không thuộc của bất cứ người dân nào cả. Mà chỉ thuộc quyền phán quyết của một thiểu số.

Bởi vậy mới tạo nên hằng hà sa số bất công trong xã hội. Tịch thu, lấy đất đền bù giá rẻ của người này để ban phát cho người khác. Không hoàn toàn vô tư, mà nhiều phần bị chi phối bởi quyền lợi.
Bị thất thoát thảm hại, chúng ta buộc phải đi ngược trở lại, là cổ phần hóa các tài sản của “toàn dân”. Tức là đưa tài sản của nhà nước vào tay một số người. Cũng không phải hoàn toàn vô tư. Mà cũng bởi vì quyền lợi. Bởi thế lại tạo ra một hệ thống bất bình đẳng mới trong xã hội.

Mục tiêu của cái gọi là “Chủ nghĩa Xã hội” là đem lại công bằng cho người dân, nhưng trên thực tế những người cầm quyền đã tạo nên một sự bất bình đẳng phi lý nhất trong lịch sử phát triển dân tộc.

Tiềm lực quốc gia trống rỗng

Một quốc gia hơn 90 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới, mà thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người của Việt Nam chỉ đứng thứ 136/191 vùng quốc gia lãnh thổ (số liệu của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế ngày 13-2-2014). Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt khoảng 170 tỷ USD trong khi Singgapore (5 009 236 người) có GDP là 293 tỷ USD, còn Thái Lan (66 982 746 người) là 370 tỷ USD, và Malaysia (27 763 309 người) đạt 290 tỷ USD.

Đau xót nhất không phải là thứ hạng về thu nhập GDP, mà là tiềm lực công nghiệp – cột sống của sức mạnh kinh tế quốc gia – trống rỗng. Đến cái bu lông cũng không sản xuất được. Vừa qua hãng Samsung đưa ra đơn đặt hàng phụ kiện, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không cung cấp được thậm chí chỉ vỏ điện thoại… là một bằng chứng vô cùng đớn đau.

Chỉ cần nói đến các quốc gia Bắc Âu. Thụy Điển với số dân 9 592 552 người (2013) mà GDP đạt 557,94 tỷ USD. Điều quan trọng hơn là Thụy Điển có nền công nghiệp hàng đầu với những tập đoàn công nghiệp nổi tiếng như Volvo, Ericsson... Năm 2013 xuất khẩu vũ khí của Thụy Điển xếp hàng thứ 11 thế giới. Na Uy có số dân 5 109 059 người, nhưng đạt GDP 512,6 tỷ USD thuộc loại giàu có nhất thế giới. Na Uy có tập đoàn dầu khí khổng lồ Statoil với doanh số 111,6 tỷ USD, tập đoàn thiết bị công nghiệp Norsk Hydro doanh số 16,3 tỷ USD. Còn Đan Mạch (dân số 5 591 000 người) có công nghệ đóng tàu vận tải container bậc nhất thế giới, tập đoàn Novo Nordisk về thiết bị y tế doanh thu 11,6 tỷ USD, có công nghệ xi măng và tourbin gió nhiều nước phải đặt hàng. Phần Lan với dân số 5,4 triệu người và GDP 256,84 tỷ USD (2013), có tập đoàn Nokia danh giá (doanh thu 50,1 tỷ USD), có nền công nghệ lọc dầu Neste Oil tiên tiến (doanh thu 20 tỷ USD). Các nước Bắc Âu, chẳng được “dưới sự lãnh đạo” của ai cả, chẳng phải “định hướng” về đâu cả, mà có nền kinh tế và đời sống xã hội phồn hoa giàu có bậc nhất địa cầu.

Có thể lấy một thí dụ khác là Israel. Dân số vỏn vẹn có 8 252 500 người, nhưng GDP của Israel xếp thứ 16 trên thế giới với 291,36 tỷ USD. Tuy có GDP xấp xỷ Singgapore và thu nhập bình quân đầu người đứng sau Singapore, nhưng Israel xếp thứ 8 về xuất khẩu vũ khí. Tiềm lực của Israel rất khác biệt với Singapore. Singapore giàu có cơ bản vì thương mại, còn Israel hùng mạnh vì khoa học và công nghiệp. Israel xứng đáng là một cường quốc.
Còn Việt Nam thân yêu chúng ta? Càng nghĩ càng ứa nước mắt.

Bị ngoại bang chèn ép

Vì đói nghèo tụt hậu nên bị ngoại bang chèn ép. Bị lũng đoạn về kinh tế. Bị chi phối về nhân sự. Bị ảnh hưởng về đường lối. Bị xâm hại cả tài nguyên lẫn lãnh thổ.

Trong hai mươi lăm năm gần đây, mỗi ngày một thêm bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Điều nguy hiểm không chỉ là nền kinh tế bị Trung Quốc chi phối mà còn ở chỗ người Trung Quốc đang tràn sang sống khắp mọi nơi trên đất Việt Nam. Thảm họa kinh tế có thể khắc phục. Nhưng tai vạ sắc tộc thì khó có thể vượt qua.

Dân tộc bị phân biệt

Mọi dân tộc sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa không đẻ ra sang hèn. Nhưng người Việt Nam bị tra xét thảm hại mỗi lần qua biên giới. Công dân Việt Nam không được bảo vệ, bị xem thường, bị ngược đãi nhiều nơi trên đất nước người.

Những người phụ nữ Việt Nam dịu hiền đáng yêu, chịu thương chịu khó, bị bán đi tìm chồng xứ khác, bị liệt vào hàng thấp cấp, bị trả tiền rẻ mạt ở những chốn ăn chơi.

Tạo hóa không sinh ra đẳng cấp. Con người tự làm nên đẳng cấp. Tất cả là do đói nghèo tụt hậu.Tất cả bởi lỗi tại chính mình.

Ai bắt chúng ta phải đói nghèo?

Trước đây chúng ta nói rằng dân chúng bị lầm than khổ cực là do thực dân phong kiến. Chúng ta đã đánh đuổi thực dân, đã lật đổ phong kiến mà sao không tránh được đói nghèo lầm than? Đừng nghĩ rằng đói nghèo là chỉ bởi thiếu ăn, lầm than là phải lao động khổ cực. Đói nghèo lầm than còn phải hiểu là so với ai và ở vị trí nào trên thế gian này vào cùng thời điểm với các dân tộc khác.
Đã 40 năm rồi sau ngày thống nhất đất nước, dưới sự toàn trị, chúng ta càng ngày càng tụt hậu so với bạn bè quốc tế. Tụt hậu ở tất cả các phương diện. Sự toàn trị là nguyên nhân của tụt hậu. Sự toàn trị là chiếc khóa giam cầm bước tiến của dân tộc. Sự toàn trị đã trở thành kẻ thù của dân tộc.

Chìa khóa là dân chủ. Không ai ngăn cấm ta dân chủ. Không kẻ thù nào cản phá ta dân chủ. Dân chủ nằm trong tay chúng ta. Tại sao chúng ta lại ngăn cản chính mình? Tại sao chúng ta lại tự giam hãm mình?

Trời làm thì trách trời. Người làm thì trách người. Nhưng chính mình tự gây ra cho mình thì không thể không khóc.
Đất nước những năm tháng thật buồn.
V. T. D.