Hiển thị các bài đăng có nhãn cảm mạo phong hàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cảm mạo phong hàn. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 8, 2021

CẢM MẠO LÀ ĐẦU MỐI CỦA NHIỀU BỆNH MÃN TÍNH.

 CẢM MẠO LÀ ĐẦU MỐI CỦA NHIỀU BỆNH MÃN TÍNH.

*
Ngày mới vào y học, khi nói đến cảm mạo tôi thường không chú ý lắm. Cứ nghĩ nó đơn giản qua loa, nhiều lúc còn tặc lưỡi cảm ấy mà. Sau này học trên trung ương hội đông y lớp chuyên sâu, Thầy Vũ Xuân Quang giảng về cảm mạo. Câu đầu tiên thầy nói: "Bách bệnh do phong gây ra..."
Thầy lại nói: "Thầy thuốc bình thường hay coi thương cảm, thầy thuốc giỏi thì rất sợ cảm..."
Tôi vẫn thấy hoài nghi, thầm nghĩ: "Lớp chuyên sâu phải học những bệnh khó chữa chứ, sao lại học cả cảm mạo...?"
Đến bây giờ, mỗi lần bàn về y học tôi lại vẫn như nghe rõ tiếng thầy nhấn mạnh: "Bách bệnh do phong gây ra..." và thấy thật may mắn đươc nghe bài Thầy giảng và vô cùng biết ơn thầy !
Hôm nay con chia sẻ bài viết này thay cho nén hương thơm trước vong linh của Thầy. Cầu mong Thầy được về nơi Cưc lạc !
**
Viết về cảm mạo cho thật đầy đủ có thể phải một cuốn sách dày mới hết được. Ở bài viết này tôi chỉ đi sâu vào 2 hai dạng thường gặp và điển hình để dễ phổ cập đến những người không chuyên về y học cũng có thể tiêp thu và ứng dụng được vào việc phòng bệnh và chữa bệnh.

Cảm có chia ra phong hàn và phong nhiệt.

Cả 2 đều có triệu chứng chung là: Đau đầu, phát sốt, cứng gáy, ho, đau họng...
Khác nhau là:
Phong nhiêt thì khát nước, sợ nóng, tịt mũi...
Phong hàn thì không khát hoặc khát mà thích uống nước nóng; Sợ lạnh, nước mũi chảy dòng dòng...

Nguyên nhân cảm là do Phong tà xâm nhập vào cơ thể.


Bắt đầu đi qua huyệt Phong môn, thuộc kinh Bàng quang chạy 2 bên cột sống. Phong là gió, môn là cánh cửa (Phong môn là cửa của gió).
Tại sao sốt? Sốt là do tà khí và chính khí giao tranh. Tà khí muôn xâm nhập, chính khí thì đẩy ra.
Đau cứng cổ gáy: Là do cơ chế tự co cơ để đóng cửa lại.
Ho, chảy nước mũi hoặc tịt mũi, mất tiếng là do phế làm chủ bì mao, chủ âm thanh, khai khiếu ra mũi thông với họng nên khi phong tà phạm bì mao tức là phạm phế.
Bệnh cảm mới mắc phải, nếu giải cảm kịp thời bệnh sẽ nhanh hết và không để lại hệ quả. Ngược lại, nếu không kịp thời và giải hết phong tà sẽ đi sâu vào bên trong, gọi là cảm nhập lý thành các chứng: đau bụng tiêu chảy, ho, có thể dẫn tới viêm phổi...
Cảm lạnh không chữa kịp thời, bệnh nặng có thể dẫn đên tử vong rất nhanh...

Hệ quả của cảm:

Đây là vấn đề ít được quan tâm một cách thấu đáo. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, do nhịp sống của thời đại công nghiệp vốn khẩn trương, lại có nhiều loại thuốc hạ sốt rất nhanh... Trong khi chúng ta chưa ý thức được hết về hệ quả của nó nên thường chủ quan, dùng thuôc tây lại nhanh.
Cứ nghĩ hết sốt là hết cảm. Không biết rằng các bệnh viêm xoang, viêm mũi, ho hen, đường ruột mãn tính, đau đầu kinh niên..., đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt... Và những rối loạn của tạng phủ gây ra không biết bao nhiêu bệnh nặng khác lại có nguyên nhân từ cảm mạo mà thành...!

Về nguyên tắc, chữa cảm phải giải cảm triệt để bằng cách làm ra mồ hôi, Đông y gọi là hãn pháp.

Có nhiều cách phát hãn (làm ra mồ hôi). Đối với chứng cảm mới mắc như sốt, ho mất tiếng, đau vai gáy không có mồ hôi,
Cách tốt nhất là nấu một nồi nươc xông, rồi xông cho ra mồ hôi. Cách này vừa nhanh vừa giải cảm triệt để. Hoặc có thể đến các phòng dịch vụ xông hơi để giải cảm... Nếu bị lâu ngày, có thể phải xông nhiều lần.

Chống chỉ định:

Cảm mà đã ra mồ hôi thì cấm xông vì khi ấy mồ hôi sẽ ra quá nhiều, sẽ biến chứng nguy hiểm...
Cách khác: Cạo gió hay đánh cảm cũng rất tốt.

Cách đánh cảm:

- Đối với cảm nhiệt nhanh nhất là đánh cảm bằng trầu không và dầu hoả.

Cách làm như sau: Đổ một ít dầu hoả ra bát rồi vò lá trầu không, chấm vào dầu hoả đánh dọc 2 bên sống lưng (đánh xuôi từ trên xuống). Đánh từ vùng huyệt Phong trì (chỗ hõm sau gáy) xuống đến hông. Rồi quay lại đánh tiếp như cũ lần nữa. Đánh thấy càng đỏ càng hiệu quả. Thông thường đánh đến đâu bệnh thấy nhẹ đến đó.
Rồi đánh 2 cung lông mày: đánh từ đầu mày đến thái dương. Rồi qua trước tai xuống cằm. Đánh nhẹ nhàng từ vùng Ấn đường xuống Sơn căn. Đánh đến khi bệnh nhân hết sốt hoặc bớt sốt nhiều là được.
Có người đánh một lần là hết. Có trương hơp bệnh nhân đỡ đươc 1 hoặc 2 h lại sốt lại, ta lại đánh tiếp như trên.
Nếu không có dầu hoả thì dùng quả chanh tươi cắt đôi ra rồi đánh như trên cũng rất tốt.

- Đối với cảm lạnh thì đánh bằng dầu nóng hoăc cao Sao vàng hay cao Bạch hổ.

Cách đánh như nhau. Rồi dùng điếu ngải cứu hơ vào vùng huyệt Phong trì, Phong môn, Phế du.
Nếu không biết chính xác huyệt thì cứ hơ ngải vào vùng cổ gáy là được...

- Cảm mãn tính: Đây là chứng bệnh của thời nay.

Khi cảm không được giải, Phong tà sẽ lưu lại ở bì phu. Ta thấy nhiều người vẫn than rằng hơi tí là cảm. Có người hàng chục năm không diện được áo dài vì hơi lạnh một tý là cảm, trong người lúc nào cũng có thuốc hạ sốt, thuốc ho...
Tại sao vậy ? Vì Phong tà còn lưu ở trong người nên cứ gặp gió là bị vì theo thuyết Đồng khí tương cầu (đồng khí thì tìm về với nhau).
Phong sẽ tìm đến phong khác nào như con chim mồi luôn nằm sẵn ở đó. Lại thêm hiện nay bị nhiễm lạnh và gió của điều hoà nhiệt độ (phong nhân tạo) nên bệnh cứ từ năm này qua năm khác, dương khí mất dần (hoả mất dần) cho nên thấy chân tay thường lạnh đăc biệt là bàn chân.
Mọi chuyện băt đầu từ đây. Vì khi hoả suy thì tỳ dương không đủ không vận hoá được thuỷ cốc (cơm nước) dẫn đến kém ăn, ăn không tiêu, đau dạ dày... Tỳ suy thì không nuôi được phế (tỳ thổ sinh phế kim) phế kém thì chân lông sơ hở lại dễ mắc cảm mạo (phế khí chủ bì mao).
Phế khai khiếu ra mũi thông với họng. Các bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm họng mãn tính, viêm phế quản đều ít nhiều có nguyên nhân từ đây. Tôi sẽ trình bày cụ thể từngt bệnh ở một bài khác.
Ở bài này tôi chỉ chia sẻ tổng thể và khái quát mong mọi người lưu tâm.
Cần lưu ý một điểm nữa là khi bàn chân lạnh thì toàn bộ cơ thể sẽ bị lạnh theo.
Vì bàn chân cũng phản chiếu toàn bộ nội tang cơ thể. Cho nên ta thấy trẻ em về mùa lạnh không đi tất se dễ bị viêm đường hô hấp. Người lớn cũng vậy.
Xem đồ hình phản chiếu nội tạng trên bàn chân của giáo sư Bùi quốc Châu...
Còn rât nhiều điều cần bàn trong vấn đề này nhưng để dịp khác, chúng ta thảo luận...
***

Sau đây là cách khắc phục hệ quả của cảm mãn tính dẫn đên cơ thể bị lạnh và phát sinh các bệnh trên:

Hàng ngày tốt nhất là dùng ngải cứu hơ ấm 2 bàn chân. Rồi hơ 2 bên cột sống từ dưới lên đến cổ gáy. Hơ thấy người âm ấm lên là đạt. Người bệnh lâu ngày có thể phải hơ hàng tháng. Rồi thỉnh thoảng phải hơ nhắc lại...
Nhiều học viên diện chẩn sau khi áp dụng cách này cho bản thân và người nhà đều mang lại hiệu quả như: ngủ ngon, khoẻ người, huyết áp được nâng lên (đối với người huyết áp thấp);
Ăn ngon, các bệnh mãn tính như viêm xoang, mũi họng, viêm phế quản, thoái hoá đốt sống... được cải thiện. Có người gần như khỏi hẳn.
Trên đây là bài viết chia sẻ với cộng đồng qua kinh nghiệm của tôi sau 30 năm chũa bệnh bằng Đông y và Diện chẩn. Tất nhiên, còn nhiều hạn chế, mong mọi người bổ khuyết...!
LY. Đồng Xuân Toán.
#cam, #cammao, #chuabenhbangmaysaytoc

22 thg 8, 2021

Quế Chi: Đặc Điểm, Dược Tính, Công Dụng Chữa Bệnh

 

Quế Chi: Đặc Điểm, Dược Tính, Công Dụng Chữa Bệnh

Quế Chi là những cành quế nhỏ được thu hái từ thân cây quế, dùng làm thuốc trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý như phong hàn, phụ khoa, tiêu hóa, xương khớp… Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, dược tính, công dụng và hiệu quả điều trị bệnh của thảo dược này, bạn đọc có thể theo dõi trong bài viết chi tiết dưới đây.

Thông tin chi tiết về cây Quế Chi

Cây Quế hay còn gọi là Quế, quế đơn, quế bì, nhục quế, ngọc thụ, quế thanh, quế quảng, kía (tiếng Dao), mạy quẻ (tiếng Tày),…

Quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia Presl thuốc họ Long lão – Lauraceae, có tên dược tính là Ramulus cinnamomi.

Quế chi thực chất là những cách quế nhỏ được lấy từ cây quế, sau đó phơi, sơ chế và dùng làm vị thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền. 

Đặc điểm của cây quế chi

Cây quế thuộc dòng cây thân gỗ, có chiều cao khoảng 10-20m, võ thần nhẵn. Lá cây mọc so le, cuống ngắn, cứng, tương đối giòn và đầu lá có thể nhóm hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên của lá có màu xanh sẫm bóng, mặt dưới màu xanh nhạt và hơi có lông.

Quế chi là dược liệu được lấy từ phần cành của cây quế
Quế chi là dược liệu được lấy từ phần cành của cây quế

Hoa quế thường nở vào tháng 6-8, hoa có màu trắng các cụm hoa hình chùm xim, mọc ở nách hoặc phần ngọn của lá.

Quả quế có từ tháng 10-11 và được thu hoạch vào tháng 2-3 năm sau. Quả hạch có hình trứng, khi chín có màu nâu hoặc tím, vỏ nhẵn bóng. 

Quế chi là thuốc được lựa chọn từ những cành con của cây quế, còn quế chi tiêm là những cành được lấy ở phần ngọn của cây. Quế chi sau khi sơ chế sẽ có hình trụ dài khoảng 30-50cm, đường kính 0,3-1cm.

Dược liệu có màu nâu hoặc nâu đỏ, có đường kẻ sọc và vân quanh, khá cứng, giòn và dễ bé gãy. Thái phiến của thảo dược dày khoảng 2-4mm, mặt cắt có màu nâu ở vỏ, phần gỗ bên trong có màu trắng vàng hoặc nâu nhạt. Phần tủy bên trong cùng có hình vuông. 

Khu vực phân bố 

Quế là loại cây rất phổ biến ở nước ta, phân bố ở nhiều vùng, tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là ở các vùng đồi núi như: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh,… 

Trong đó, vùng tập trung trồng với số lượng quế lớn nhất là các khu vực: Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa Nghệ An và khu Quảng Nam, Quảng Ngãi

Bộ phận dùng làm thuốc

Đúng như tên gọi của thảo dược là Quế Chi, bộ phận được sử dụng làm thuốc là cành con của cây quế. Để có dược tính tốt nhất, các cành nhỏ này sẽ được thu vào mùa xuân, sau đó phơi khô trong bóng râm hoặc ngoài nắng (không quá nắng gắt). Cuối cùng cắt thành lát mỏng hoặc miếng có độ dày khoảng 2-4mm.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong quế chi có nhiều thành phần hóa học, hợp chất như: Flavonoid, tannin, phenyl glycosid, coumarin, aldehyd cinnamic, butylacetat, cinnamyl acetate, aldehyd cinnamic,…

Tính vị và công dụng của Quế Chi

Tính vị và quy kinh

Theo y học cổ truyền, Quế chi thuộc nhóm tính vị ngọt, đắng, có mùi thơm và tính ấm. Được quy vào 3 kinh là Tâm, Phế và Bằng Quang.

Dược lý của thảo dược

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra trong quế chi có nhiều hoạt chất, dược tính có tác dụng:

  • Tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình bài tiết, kích thích tiêu hóa và hỗ trợ hô hấp hiệu quả
  • Tăng cường hiệu quả nhu động ruột, kích thích co mạch và co bóp tử cung
  • Ức chế vi nấm phát triển, gây bệnh
  • Tiêu diệt các gốc tự do, chống tình trạng xơ vữa động mạch và hạn chế hình thành các khối u.

Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền quế chi được biết đến là thảo dược, vị thuốc quen thuộc có tác dụng:

Quế chi có nhiều công dụng trong điều trị bệnh
Quế chi có nhiều công dụng trong điều trị bệnh
  • Công dụng: Hoạt huyết, tiêu trừ phong hàn, tăng tiết mồ hôi, làm âm kinh lạc và giảm tình trạng ngoại sinh.
  • Chủ trị: Dùng trong điều trị cảm mạo, phong hàn, đau bụng do lạnh, phù thũng, đau nhức khớp, huyết hàn bế kinh, đau rát cổ họng, họng có đờm,…

Cách dùng và liều lượng thảo dược

  • Cách dùng: Thuốc được dùng theo cách sắc uống. Tùy vào từng bài thuốc, quế chi sẽ được kết hợp với các thảo dược, vị thuốc khác để cho hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
  • Liều lượng: Liều dùng khuyến cáo của thảo dược này là từ 3-10g mỗi ngày, không nên lạm dụng thuốc, sử dụng quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

Quế chi có tác dụng gì? Dùng trong chữa bệnh gì?

Thảo dược quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý như: Cảm mạo phong hàn, ứ huyết, ho hen có đờm, khó khăn trong tiểu tiện, giảm đau nhức xương khớp,… Tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn, bốc thuốc và kết hợp quế chi trong thành phần bài thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Quế chi chữa bệnh gì? – Một số bệnh lý điều trị sử dụng thảo dược này có thể kể đến như:

Bài thuốc chữa cảm mạo phong hàn

Với các tình trạng bị cảm mạo phong hàn thuộc chứng biểu hư, mạch phù hoàn và ra mồ hôi người bệnh có thể sử dụng 2 bài thuốc dưới đây:

  • Thành phần: Quế chi, thược dược, sinh khương mỗi vị 12g, 4g cam thảo, 3 quả đại táo
  • Cách dùng: Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 300ml nước, đun đến khi còn 150ml, bỏ bã, chia làm 3 phần uống trong ngày. 

Quế chi chữa ứ huyết, thai lưu ở phụ nữ

Trường hợp nữ giới có các triệu chứng ứ huyết, kinh bế đau bụng hoặc bị thai lưu có thể sử dụng bài thuốc:

  • Thành phần: Quế chi, thược dược, phục linh, đào nhân, đơn bì mỗi vị 8g.
  • Cách dùng: Tất cả các nguyên liệu sắc uống trong 1 ngày hoặc tán thành bột trộn với nước thành dạng sệt uống trong ngày.

Bài thuốc quế chi chữa u xơ tử cung

Trường hợp phụ nữ bị u xơ tử cung hoặc có khối u trong ổ bụng có thể sử dụng bài thuốc:

  • Thành phần: Quế chi, xích thược, đào nhân, hải tảo, miết giáp, mẫu lệ mỗi vị 16g, 10g hoa hồng, nga truật, nhũ hương, sơn lăng, một dược mỗi vị 8g.
  • Cách dùng: Sử dụng mỗi ngày 1 thang. Cho tất cả thành phần của thang thuốc tán thành bột mịn, trộn với mật ong thành dạng viên vừa uống, mỗi lần uống khoảng 12g với nước ấm, ngày uống 2 – 3 lần để cho hiệu quả tốt nhất.

Quế chi điều trị ho hen có đờm

Trường hợp người bệnh bị ho hen có đờm kèm các triệu chứng mắt mờ, tim đập nhanh,… có thể sử dụng bài thuốc dưới đây:

Khi sử dụng dược liệu này cần tuân theo đơn kê của thầy thuốc
Khi sử dụng dược liệu này cần tuân theo đơn kê của thầy thuốc
  • Thành phần: Quế chi, cam thảo, bạch truật mỗi vị 8g, 12g phục linh
  • Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào sắc với 300ml nước, đun đến khi còn 150ml, bỏ bã chắt lấy nước, chia thành nhiều phần uống trong ngày. Liều lượng ngày 1 thang.

Bài thuốc điều trị tình trạng khó khăn trong tiểu tiện

Với những trường hợp người bệnh bị tiểu tiện không thông, báng và có thêm triệu chứng phù thũng có thể dùng bài thuốc:

  • Thành phần: 4g Quế chi, trư linh, phục linh, trạch tả, bạch truật mỗi vị 12g.
  • Cách dùng: Các thành thảo dược nghiền thành bột, trộn đều chia làm 3 phần khi uống hòa với nước sôi ấm, uống trong ngày. 

Quế chi tán hàn giải cảm 

Trường hợp người bệnh bị cảm hàn lạnh có thể sử dụng bài thuốc:

  • Thành phần: Quế chi, bạch thược, sinh khương mỗi vị 12g, 6g chích thảo, 4 quả đại táo.
  • Cách dùng: Các thảo dược rửa sạch, cho vào ấm sắc với 300ml nước, đun trong 30 phút. Chắt lấy nước uống trong ngày, bỏ bã. 

Bài thuốc trị phong thấp, sưng đau khớp

Người bệnh bị phong thấp, sưng đau các khớp và không có triệu chứng sốt có thể sử dụng bài thuốc sau:

  • Thành phần: Quế chi, sinh khương, phụ tử 12g, 8g cam thảo và 3 quả đại táo.
  • Cách dùng: Mỗi thang thuốc dùng trong 1 ngày, cho tất cả các nguyên liệu vào sắc với 300ml nước, đun đến khi còn 1/3, chắt lấy nước, bỏ phần bã và uống trong ngày khi còn nóng.

Bài thuốc trị đậu trẩn, tán hàn tà

  • Thành phần: Quế chi, cam thảo, cát căn, phòng phong, thăng ma, đạm đậu xạ, xích thược mỗi vị 4g và 3 lát gừng.
  • Cách dùng: Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm, thêm 300ml nước, đun đến khi còn 150ml, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Quế chi trị sởi

Những trường hợp mắc bệnh sởi, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc giải độc để tác động cho sởi mọc lên hoàn toàn và hết bệnh dưới đây:

  • Thành phần: Quế chi, thược dược, cam thảo mỗi vị 4g, ma hoàng, gừng, đại táo mỗi loại 5g, 8g cát cánh.
  • Cách dùng: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc trong 30 phút, bỏ phần bã, chắt lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc trị đa nang buồng trứng

Những trường hợp bị đa nang buồng trứng thể can uất có thể sử dụng bài thuốc:

  • Thành phần: Quế chi 4g; can khương 6g; phụ tử, ngô thù du, trần bì mỗi vị 8g; mẫu đơn bì 10g; quy thân, xuyên khung, bạch thược, phục linh, ngải diệp mỗi vị 12g; thục địa 16g.
  • Cách dùng: Mỗi thang thuốc sắc 2 lần, mỗi lần cho 750ml nước đun đến khi còn 250ml. Trộn 2 lần thuốc với nhau chia thành 3 phần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc quế chi chữa viêm mào tinh hoàn

  • Thành phần: Quế chi, ngô thù du, dương quy, bạch thược mỗi vị 4g; cam thảo 2g; sinh khương, tế tân, mộc thông mỗi vị 3g; chỉ xác, hồng hoa, đại táo mỗi vị 6g; đào nhân 8g, ngưu tất 10g, sài hồ 12g.
  • Cách dùng: Các vị thuốc cho vào sắc với 500ml nước, đun đến khi còn 250ml, lọc lấy nước, bỏ bã. Chia làm 3 phần uống trong ngày, uống sau khi ăn khoảng 1 giờ.

Bài thuốc quế chi chữa bí tiểu

  • Thành phần: Quế chi, bạch truật, trạch tả, trư linh, phụ tử mỗi vị 10g; phục linh, đảng sâm mỗi vị 15g, ô dược 12g.
  • Cách dùng: Các vị thuốc cho vào sắc với 600ml nước, đun đến khi còn 200ml, chia làm 2 phần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

  • Thành phần: Quế chi, bạch chỉ mỗi vị 8g; ý dĩ, tỳ giải, cam thảo, uy linh tiên mỗi vị 12g; thổ phục linh, hy thiêm, ké đầu ngựa mỗi vị 16g.
  • Cách dùng: Mỗi thang thuốc dùng trong 1 ngày. Sắc với 300ml đun đến khi còn 150ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày để cho hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa phong thấp

Trường hợp bệnh nhân bị bệnh phong thấp thể hàn thấp có thể sử dụng bài thuốc sau:

  • Thành phần: Quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 10g; rễ cúc tần, hà thủ ô, tục đoạn mỗi vị 12g; đơn hoa, thổ phục linh, độc hoạt mỗi vị 16g; cỏ xước, xấu hổ mỗi vị 20g.
  • Cách dùng: Tất cả nguyên liệu cho vào sắc với 400ml nước, đun trong 30 phút, chắt lấy nước, chia làm 2 phần uống trong ngày. Dùng liên tục khoảng 10 ngày để cho hiệu quả tốt.

Quế chi điều hòa kinh nguyệt

Trường hợp nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt có thể sử dụng bài thuốc dưới đây:

  • Thành phần: Quế chi, bạch thược, ngưu tất, thục địa, ngải diệp mỗi vị 10g; Tiểu hồi, gừng nướng 6g; Xuyên khung 8g; bac kích 12g; kỷ tử, đương quy mỗi vị 15g; hoàng kỳ 30g.
  • Cách dùng: Tất cả các nguyên liệu sắc với 600ml nước, đun đến khi còn 300ml, chắc nước, bỏ bã, chia làm 3 phần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 10 – 15 ngày giúp điều hòa, ổn định kinh nguyệt. 

Quế chi chữa đau mỏi người

Trường hợp người bệnh có triệu chứng đau mỏi khắp người đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột, có thể sử dụng bài thuốc với quế chi dưới đây:

  • Thành phần: Quế chi, thiên niên kiện mỗi loại 10g; cẩu tích, ngũ gia bì mỗi loại 12g; ngải diệp, trinh nữ, kinh giới mỗi loại 16g; thổ phục linh 20g.
  • Cách dùng: Các vị thuốc cho vào ấm sắc với 400ml, đun sôi trong 30 phút, chia làm 3 phần uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc chữa ngứa da ở người lớn tuổi

  • Thành phần: Quế chi 6g, hồng táo 10 quả, can khương 9g.
  • Cách dùng: Các vị thuốc cho vào sắc với 300ml, đun đến khi còn 150ml, chắt lấy nước, chia làm 3 phần uống trong ngày. Uống đều đặn trong 7 – 10 ngày để các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng

Quế chi còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh như: Ngứa da, thấp tim, phong tê thấp, đau dây thần kinh tọa,… Tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn, bốc thuốc và điều chỉnh liều lượng phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý cần nhớ trong điều trị bệnh bằng Quế chi

Quế chi là dược liệu tốt được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, quá trình sử dụng người bệnh cũng cần lưu ý, cần thăm khám bác sĩ để được bốc thuốc, kê đơn đúng bệnh và liều lượng trước khi sử dụng. Việc dùng thuốc không đúng liều lượng, lạm dụng có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Đặc biệt, quế chi không phải ai cũng có thể sử dụng, một số nhóm đối tượng cần lưu ý khi dùng quế chi gồm: Phụ nữ mang thai, người âm hư hỏa vượng, người bị xuất huyết hay có các tổn thương ở yết hầu. Bởi những nhóm đối tượng này khi sử dụng quế chi có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tình trạng bệnh lý. 

Để mua dược liệu quế chi chất lượng, an toàn và có dược tính tốt nhất, người bệnh nên tìm đến các nhà thuốc, cơ sở cung cấp dược liệu uy tín để mua. Giá quế chi ở mỗi cơ sở cung cấp sẽ có sự chênh lệch khác nhau, bạn tham khảo kĩ trước khi mua để có được dược liệu chất lượng tốt nhất.