Hiển thị các bài đăng có nhãn nhồi máu cơ tim. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhồi máu cơ tim. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 9, 2021

NHỒI MÁU CƠ TIM

 ● NHỒI MÁU CƠ TIM VÀ CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO :

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành (mạch máu nuôi xung quanh quả tim). Hiện tượng này làm cho máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm một phần cơ tim bị chết đi. Tắc những mạch máu lớn có thể làm cho quả tim ngừng đập hoặc nó có thể gây ra một rối loạn nhịp chết người.
Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất là đau ngực. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại. Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày. Khó thở thường xuất hiện đi kèm với cơn đau ngực. Một số triệu chứng khác cũng có thể đi kèm như lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ. Khi có những cơn đau ngực như vậy, hãy đến một bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp. Hiện nay, tại nước ta đã có hơn 55 trung tâm tim mạch can thiệp trên hơn 20 tỉnh thành trong toàn quốc. Khi nhồi máu cơ tim, các bạn nên đến những trung tâm tim mạch can thiệp này.
Khi có đau ngực, thậm chí không chắc chắn là cơn đau ngực như miêu tả trên, nhưng cũng nên đến bệnh viện kiểm tra.
Chúng ta nên nhớ nên đến viện sớm nhất có thể khi có đau ngực nghi do nhồi máu cơ tim.
● AI LÀ NHỮNG NGƯỜI DỄ BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM ?
1• Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.
2• Những người trước đó đã có nhồi máu cơ tim thì rất dễ bị lại nhồi máu cơ tim lần tới.
3• Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.
4• Những bệnh nhân có đái tháo đường. Những bệnh nhân này có nguy cơ nhồi máu cơ tim tương tự như bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim.
5• Những người có các yếu tố nguy cơ cao như những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.
● SAU ĐÂY LÀ NHỮNG BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU CƠ TIM :
BÀI THUỐC 1 :
• Chích kỳ, Kỷ tử, mỗi vị 15g
• Bạch truật, Thục địa, mỗi vị 20g
• Xuyên khung, Đương quy, Đảng sâm, Bạch thược, Đan sâm, Hương phụ, mỗi vị 12g
• Thăng ma 8g
• Sài hồ bắc 6g
• Chỉ xác 10g
• Bá tử nhân, Toan táo nhân, mỗi vị 5g
• Cam thảo 4g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống tới thang thứ 5 sẽ có tiến triển rõ rệt. Uống trong vòng 15 thang sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
BÀI THUỐC 2 :
• Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Đảng sâm, Bạch truật, Thiên môn, Chỉ xác, Hương phụ, mỗi vị 12g
• Thục địa, Kỷ tử, Đảng sâm, mỗi vị 15g
• Bá tử nhân, Toan táo nhân, Viễn chí, Ngũ vị tử, mỗi vị 6g
• Cát cánh 8g
• Sài hồ bắc 5g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống trong vòng 10 thang sẽ khỏi bệnh.
BÀI THUỐC 3 :
• Hoàng kỳ 30g
• Xuyên khung 10g
• Xích thược, Đan sâm, mỗi vị 15g
• Đương quy 12g
Tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước uống. Phần thuốc chia làm 3 phần, uống trong ngày. Thực hiện bài thuốc liên tục trong 1,5 tháng đến 2 tháng.
BÀI THUỐC 4 :
• Đan sâm 20 g,
• Hồng hoa, xích thược, xuyên khung, mỗi loại 10 g
• Giáng hương 6 g.
Tất cả đem sắc lấy nước uống.
BÀI THUỐC 5 :
• Mạch môn 15,5g
• Thiên môn 12,5g
• Sa sâm, đan sâm, mỗi vị 9g
• Ngũ vị tử, viễn chí, mỗi vị 6g
• Cam thảo 3g
Tất cả đem sắc với 600 ml nước cho đến khi còn 200 ml. Chia đều để uống làm 2 lần trong ngày. Uống liên tục trong thời gian từ 1 đến 2 tháng.
BÀI THUỐC 6 : Nhồi máu cơ tim
Tổ nghiên cứu bệnh mạch vành bệnh viện Phụ Ngoại thuộc Viện Khoa Học Y Học Trung Quốc dùng bài thuốc:
• Hoàng kỳ 30g,
• Xích thược, Đan sâm, mỗi thứ 15g,
• Đương qui 12g,
• Xuyên khung 10g,
Mỗi ngày 1 thang, sắc uống, một liệu trình 4-6 tuần, kết hợp thuốc Tây điều trị triệu chứng, trị 98 ca nhồi máu cơ tim cấp thể khí hư, huyết ứ, kết quả 90 ca hồi phục,
● ĐỂ ĐẠT KẾT QUẢ TỐT NHẤT THÌ NÊN BỔ SUNG NHỮNG MÓN ĂN DƯỚI ĐÂY THƯỜNG XUYÊN:
MÓN 1 : Cháo sơn tra
• Dùng sơn tra 30 g khô hoặc 60 g tươi, gạo tẻ 60 g, đường kính 10 g;
Nấu cháo ăn.
MÓN 2 : Cháo hà thủ ô
• Dùng hà thủ ô chế 30-60 g, gạo tẻ 60 g, hồng táo 3-5 trái, đường đỏ lượng thích hợp; Nấu cháo ăn.
MÓN 3 : Cháo củ kiệu
• Củ kiệu 20 g, gừng tươi 9 g, củ riềng 15 g, gạo tẻ 60 g;
Sắc lấy nước, sau cho gạo vào nấu thành cháo ăn.
MÓN 4 : Canh trứng với táo tàu, kỷ tử: Dùng 2 quả trứng gà, 10 quả táo tàu, 15g câu kỷ tử. Tất cả đem nấu canh để dùng.
MÓN 5 : Trứng gà với hà thủ ô: Hà thủ ô 30g, 2 quả trứng gà (luộc chín). Cho cả hai vào nồi nước nấu, ăn trứng, dùng nước canh.
MÓN 6 : Trứng gà với xuyên khung: Trứng gà 2 quả (luộc chín), xuyên khung 40g, cùng cho vào nồi nước nấu chín, ăn trứng, dùng nước canh.
MÓN 7 : Trứng gà với ích mẫu thảo: Trứng gà 2 quả (luộc chín), ích mẫu 30g, cùng cho vào nồi nước nấu chín, ăn trứng, dùng nước canh.
MÓN 8 : Canh nấm rơm
• Nấm rơm 100g, Đại táo 5 quả. Nấm rơm rửa sạch bổ đôi, đại táo bỏ hạt, tất cả đun trong 1h, cho gia vị vừa ăn, chú ý ăn nhạt.
MÓN 9 : Cháo Đan sâm Đào nhân
• Đan sâm 20g, Đào nhân 10g, Gạo tẻ 50g. Đầu tiên sắc Đan sâm lấy nước sau đó dùng nước nấu cháo gạo tẻ cùng với Đào nhân. Hoặc có thể bọc Đan sâm trong túi vải và nấu cùng.
MÓN 10 : Củ dong riềng đỏ 100g và nửa quả tim lợn.
Đem củ cạo bỏ vỏ, cắt nhỏ và hầm với tim lợn. Một tuần ăn 3 lần để cải thiện bệnh.
( Trên thế giới hiếm cây thuốc nào chữa bệnh tim mà tích hợp được 7 trong 1 như cây dong riềng đỏ. Vì nó vừa chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần, thiếu máu cơ tim )
● CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, TẬP LUYỆN MỘT CÁCH HỢP LÝ THÌ SẼ GIÚP NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM NHANH CHÓNG PHỤC HỒI :
Tùy thuộc vào từng giai đoạn phục hồi, kết hợp với phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp của bác sĩ, người bệnh sẽ cần một trong ba chế độ ăn sau đây:
1. Giai đoạn cấp tính (khoảng 1 tuần đầu tiên)
Các món ăn cho người nhồi máu cơ tim cần được nghiền nhuyễn, chia làm các bữa nhỏ (tối đa 6 bữa một ngày), ăn nhạt hoàn toàn. Thực phẩm nghiền và chia nhỏ bữa giúp giảm gánh nặng cho tim và hệ tiêu hóa, chế độ ăn giảm muối giúp ngăn ngừa tình trạng tích nước gây phù và tạo áp lực lên hệ tuần hoàn.
2. Giai đoạn bán cấp (tuần thứ 2 - 3)
Chế độ ăn uống tương tự như ở giai đoạn trước, nhưng thức ăn không cần quá nhuyễn, người bệnh có thể ăn thêm chút muối (khoảng 3gram/ngày. Đồng thời, lưu ý không uống quá 1 lít chất lỏng (bao gồm nước lọc, nước canh, súp, trà…).
3. Giai đoạn liền sẹo (tuần thứ 4)
Thức ăn không cần nghiền nhuyễn mà chỉ cần xắt nhỏ hoặc cắt thành từng miếng nhỏ, lượng muối tăng lên khoảng 5 – 6 gam/ngày, chất lỏng quy định khoảng 1,1 lít và lượng chất béo, chất đạm cũng tăng dần.
● NHỮNG MÔN THỂ THAO TỐT CHO NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH :
1. Aerobic : Đây là một loại hình tập luyện không quá nặng và cần nhiều sức, chính vì thế nó rất an toàn đối với những người bị bệnh về tim mạch. Đối với những người đang có vấn đề về tim mạch có thể tập luyện khoảng 20-25 phút mỗi buổi tập và nên tập những bài tập nhẹ nhàng khoảng 5 buổi/tuần. Bên cạnh đó cũng nên chú ý không nên tập những bài tập mang tính đột ngột bởi chúng sẽ khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn một cách đột ngột.
2. Đạp xe đạp : Tập với xe đạp không những có thể cải thiện sự dẻo dai cho cơ bắp mà đồng thời còn giúp tăng sức bền cho tim và thúc đẩy cho quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất. Với những bệnh nhân tim mạch, việc đạp xe đạp thể dục tại nhà với máy tập sẽ là phương pháp tập luyện an toàn hơn cả.
3. Đi bộ : Đi bộ có thể giúp con người giảm nguy cơ tăng huyết áp và cholesterol trong máu. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút để đi bộ có thể giảm 18% nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Hay khi bỏ ra 3 tiếng/ tuần để đi bộ thì nguy cơ nhồi máu cơ tim sẽ giảm được 35%.
4. Chạy bộ : Là cách tập luyện rất tốt cho người bệnh tim. Mỗi buổi tập nên bắt đầu chạy chậm, sau đó nhanh dần nhưng vừa sức và đều đặn. Khi thấy mệt thì chạy chậm dần lại trước khi dừng hẳn. Những buổi tập đầu tiên nên chạy những quãng đường ngắn, vài trăm mét hoặc người yếu thì vài chục mét, nhưng sau đó sẽ tăng dần lên. Có thể mỗi tuần chỉ chạy ba - bốn lần, với điều kiện tổng số chiều dài quãng đường được nâng dần lên.
5. Bơi lội : Bơi lội không chỉ giúp cơ thể phát triển cơ bắp mà còn góp phần quan trọng trong việc cải thiện hệ tim mạch. Khó có môn thể thao nào tốt hơn bộ môn này trong việc nâng cao sức khỏe toàn thân, ổn định nhịp tim hiệu quả. Bơi lội thường xuyên giúp ổn định huyết áp và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.
Nên bơi khoảng 30-60 phút/buổi, 3-4 buổi/ tuần có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ, tiểu đường.
● CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM :
NÊN ĂN :
• Thịt bò nạc, thịt bê, gà luộc bỏ da, cá rô
• Ngũ cốc như yến mạch, kiều mạch, gạo, cám lúa mì.
• Rau củ quả: Cà rốt, súp lơ, bí ngô, rau bina, táo, đào, ngô, các loại rau xanh lá.
• Nước trái cây, mật ong (thay cho đường), trà nhạt, sữa, phô mai
• Một số loại đồ khô giàu muối Kali như nho khô, mơ khô, mận khô.
NÊN KIÊNG:
• Bánh ngọt, bánh bao, kem.
• Thịt mỡ, thịt xông khói, đồ hun khói, phủ tạng động vật, thực phẩm chiên xào, đồ hộp, thực phẩm lên men (dưa chua, cà muối…)
• Gia vị, đồ muối, đồ uống có gas.
• Bia rượu, cà phê...
• Rau diếp, củ cải chứa nhiều axit oxalic.
• Tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ hun khói, nước sốt cay, dưa chua… Đồng thời kiêng các loại thực phẩm nhiều cholesterol như thịt mỡ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật. Bởi những loại thực phẩm này làm tăng gánh nặng cho tim, khiến tim bị mệt và chứa nhiều chất oxy hóa gây tổn thương lòng mạch, làm tăng nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim.
• Nên ăn nhiều rau củ quả (đặc biệt là súp lơ), các loại cá biển ít béo, thịt gà, sữa chua ít béo.
Bên cạnh đó :
• Đối với bệnh nhân trong giai đoạn mới được can thiệp động mạch vành qua da cần uống nhiều nước để tăng thể tích tuần hoàn góp phần đào thải thuốc cản quang sau can thiệp.
• Với chế độ ăn, cần hạn chế thức ăn gây nguy cơ bệnh mạch vành, đối với người bệnh đái tháo đường cần phải tuân thủ chế độ ăn cho người đái tháo đường.
• Người bệnh cần tuyệt đối bỏ thuốc lá, chế độ ăn mặn vừa phải để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, không nên ăn thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol như mỡ động vật, phủ tạng động vật (tim, gan, não, bầu dục…). Người bệnh không nên ăn da của các gia cầm 2 chân như gà, ngan, ngỗng.