21 thg 3, 2014

Bài thuốc đông y chữa bệnh vẩy nến hiệu quả tốt nhất



Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Bệnh mang tính di truyền, không nguy hại đến tính mạng, không lây nhưng thường kéo dài, tái phát, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Để giúp bạn đọc có thêm kiến thức về bệnh vẩy nến và cách thức điều trị bệnh hiệu quả nhất, chúng tôi đã có dịp trao đổi với Thạc sĩ - bác sĩ Vũ Hồng Hạnh, trưởng ban chủ nhiệm nghiên cứu các bệnh về da liễu của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam.

Chuyên đề đi tìm phương pháp chữa bệnh vẩy nến

PV: Chào bác sĩ Vũ Hồng Hạnh, xin bác sĩ cho chúng tôi và độc giả biết thông tin về bệnh vẩy nến và nguyên nhân gây bệnh?

Ths Vũ Hồng Hạnh: Theo Đông y, bệnh vảy nến gọi là tùng bì tiễn, là bệnh ngoài da mạn tính, hay tái phát. Thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến là đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc nhiều. Nền đỏ này thường có vảy trắng, xám phủ lên trên, phải cạo hết lớp vảy này mới thấy rõ. Bệnh hay phát vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài của tay, chân; nặng thì phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp tay chân.

Nguyên nhân của bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo không nuôi dưỡng được da nên nảy sinh vảy nến.

PV: Với kinh nghiệm nghiên cứu và chữa bệnh của mình, xin bác sĩ cho biết các phương pháp điều trị vẩy nến hiện nay.

Ths Vũ Hồng Hạnh: Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, bệnh nhân bị vẩy nến nên chú ý lựa chọn cho mình một phương pháp trị bệnh an toàn và hiệu quả.

Phương pháp Tây y, thường sử dụng thuốc điều trị tại chỗ như Corticoisteroid, Ciclosporin, Calcipotriene, Anthralin… thuốc dễ sử dụng, có tác dụng nhanh, dung nạp tốt nhưng thuốc lại có một số tác dụng phụ như teo da, giãn mạch, ức chế thượng thận, dễ tái phát, có thể gây kích ứng da, tăng canxi máu, nhuộm màu da, kích ứng da,…

Phương pháp quang trị liệu: Sử dụng tia UVB (Goeckerman), PUVA chiếu vào vùng da bị tổn thương. Phương pháp này có tác dụng khỏi bệnh nhanh, kéo dài, tỉ lệ sạch thương tổn cao. Tuy nhiên, thuốc này có tác dụng phụ như: tổn thương da do ánh sáng, phát ban ánh sáng đa dạng, tăng nguy cơ lão hóa và ung thư da.

Phương pháp Đông y điều trị vẩy nến cũng có hiệu quả không kém gì phương pháp Tây y. Thậm chí phương pháp này còn có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với phương pháp khác. Thành phần thuốc Đông y điều trị bệnh vẩy nến là những dược liệu tự nhiên nên rất lành tính, an toàn, không có tác dụng phụ. Điều trị bằng Đông y có thể điều trị được tận gốc của bệnh, ngăn ngừa tái phát.

PV: Theo như bác sĩ nói thì phương pháp Đông y là phương pháp điều trị bệnh vẩy nến mang lại hiệu quả, tốt nhất hiện nay. Vậy bác sĩ có thể nói cụ thể hơn về bài thuốc mà trung tâm đang sử dụng để điều trị cho bệnh nhân vẩy nến hiện nay?

Ths Vũ Hồng Hạnh: Hiện tại, trung tâm chúng tôi đang sử dụng “bài thuốc Đông y đặc trị bệnh vẩy nến, viêm da”. Bài thuốc này là kết quả của sự chuyển giao từ những bài thuốc quý của dân tộc Việt. Thành phần của thuốc bao gồm: hoàng kỳ, quế chi, qương qui, phòng phong, liên kiều, cam thảo, sinh địa, thổ phục, khương hoạt, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, thăng ma, chích thảo, địa phu tử…

Bài thuốc điều trị theo phương thức kết hợp nội trừ, ngoại tiêu. Thuốc có dạng uống điều trị tận gốc phát sinh của bệnh từ bên trong cơ thể và cao bôi ngoài nhằm điều trị các vết thương bôi ngoài da. Phương pháp điều trị chặt chẽ này nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

PV: Thưa bác sĩ, việc điều trị bệnh vẩy nến không hề đơn giản vì bệnh rất dễ tái phát. Vậy chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh không thưa bác sĩ?

Ths Vũ Hồng Hạnh: Đúng như chị nói, chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến của bệnh nên người bệnh cần có kế hoạch ăn uống, sinh hoạt hợp lý để điều trị bệnh triệt để và tránh tái phát.

Bệnh nhân nên tránh các thức ăn như: Họ cam quýt (cả trái cây lẫn nước ép), đường (cả đường tinh luyện lẫn tự nhiên), thực chiên xào lẫn chế biến sẵn như thịt hộp, thịt nguội, thức ăn nhiều gia vị, hạt tiêu…

Ngược lại những thức ăn giàu kẽm, omega 3 (cá thu, cá mòi, hạt hướng dương, hạnh nhân…), ngũ cốc, lúa mì, rau xanh, đậu lăng… lại rất tốt cho bệnh nhân vảy nến.

Bên cạnh đó bệnh nhân cần uống đủ 2,5 lít đến 3 lít nước một ngày, tinh thần thỏa mái, ngủ ít nhất một ngày 7 tiếng…

PV: Vâng, xin cảm ơn bác sĩ đã tham gia buổi phỏng vấn của chúng tôi. Kính chúc bác sĩ sức khỏe và thành công trong sự nghiệp, chúc trung tâm ngày càng phát triển vững mạnh.

Trong thời gian qua Ban biên tập Cổng thông tin khoa học bệnh vẩy nến, á sừng nhận được rất nhiều câu hỏi về bài thuốc chữa bệnh vảy nến á sừng của Trung tâm thừa kế và phát triển đông y Việt Nam. Để bạn đọc có thể hiểu thêm về bài thuốc. Ban biên tập đã liên lạc và được Trung tâm, trung tâm đã đồng ý cung cấp số điện thoại tư vấn điều trị bệnh vẩy nến á sừng bằng bài thuốc của trung tâm.


Hotline: 0974013296 - (04)62 941 458
Website: http://www.trungtamduoclieu.com/
Email: benhdaday.thuocdantoc@gmail.com
Địa chỉ: Số 3/25 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội

20 thg 3, 2014

Thuốc nam trị lở ngứa


Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số phương tiêu biểu để tham khảo và có thể áp dụng trị bệnh lở ngứa.
Thuốc nam trị lở ngứa
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số phương tiêu biểu để tham khảo và có thể áp dụng trị bệnh lở ngứa.
Cây sài đất
Cây sài đất.
Phương thuốc chữa lở ngứa người lớn: vỏ cây gạo có gai thái tươi phơi khô 40g, ké đầu ngựa sao vàng 20g, dây vảy ốc leo thái tươi phơi khô 20g, cỏ chỉ thiên 16g, cỏ nhọ nồi 16g, dây kim ngân 12g, ô rô nước 8g cho cùng vào sắc uống 3 lần trong ngày.

Gia giảm: Nếu da nơi lở ngứa khô, không mồ hôi, gia hương nhu, hoa kinh giới, trắc bách diệp, bỏ kim ngân và nhọ nồi trong phương trên.

Nơi lở ngứa chảy nước vàng, gia sài đất.

Đái dắt nước vàng nóng, tức bọng đái, gia thổ phục linh, lá cối xay nhưng lại bỏ kim ngân, nhọ nồi trong phương trên.

Phụ nữ ra khí hư, gia lá bạc thau, vòi voi, sài đất, bỏ kim ngân, nhọ nồi.

Người gầy yếu, bỏ kim ngân, nhọ nồi, gia lá sung, lá tiết dê, dây chiều, xích đồng nam, dây tơ hồng xanh.

Phụ nữ sau sinh đẻ bị lở ngứa, ăn yếu, chậm tiêu, sữa ít, chân tay tê mỏi, bỏ kim ngân, nhọ nồi, gia lá sung, lá mít, nàng nàng, cây cà gai, dây chiều, hương phụ chế.

Trị lở ngứa trẻ em: ké đầu ngựa 20g, vỏ gạo gai 20g, dây kim ngân 12g, dây vảy ốc 12g, sài đất 12g, dây và lá bạc thau 8g. Sắc uống đặc ngày 1 thang chia 3 lần, mỗi lần uống có thể thêm đường cho dễ uống hoặc cho vào 7 - 8 khẩu mía. Nếu trẻ nào kèm ho gà, gia vỏ quýt lâu năm, lá chanh, cà gai leo.

Kết hợp: Kiêng dùng xà phòng khi tắm, đun nước sôi để nguội tắm. Có thể cho lá sòi và củ dáy dại đun sôi kỹ chắt lấy nước tắm, không pha nước lã hoặc bất cứ nước gì.

Cần ăn kiêng các thức như tôm, cua, nhộng tằm, ớt, chuối tiêu, thịt gà, thịt chó.
BS. Hoàng Xuân Đại
Theo Sức khỏe & đời sống

Bài thuốc dân gian trị ngứa


Cây đậu săng (đậu chiều, đậu cọc rào).
Cây đậu săng (đậu chiều, đậu cọc rào).

Ngứa là một chứng phổ biến, hay gặp nhiều trong mùa nắng nóng. Dân ta thường xếp ngứa là một trong hai cực hình khó chịu bậc nhất: “đau đẻ, ngứa ghẻ”. Nó bắt phải “sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn” mọi lúc mọi nơi, không chỉ khó chịu mà nhiều khi rất… bất lịch sự.

Trên thực tế, ngứa không chỉ do ghẻ và các ký sinh trùng gây bệnh ngoài da, mà còn do nhiều bệnh khác dẫn tới như: ung thư, đái tháo đường, bệnh gan mật, bệnh thận, rối loạn chức năng thần kinh, dị ứng… Nếu để kéo dài, chứng ngứa sẽ làm cho người bệnh luôn ở trạng thái căng thẳng, cáu gắt, bực bội triền miên, từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến tâm thần, làm giảm sút năng suất, chất lượng công tác, học tập.

Để giải quyết chữa trị một số chứng ngứa thông thường, xin giới thiệu một bài thuốc Nam tâm đắc gồm 7 vị, có thể tìm thấy dễ dàng ở mọi miền trên nước ta. Đó là: Rau má, chó đẻ, cỏ sữa nhỏ lá, đậu săng (mỗi thứ một nắm, khoảng 60g tươi hoặc 30g khô), khoai lang (một củ), đường bát (đường đen xứ Quảng) 1/4  tán, gan heo tươi (1 lạng). Tất cả rửa sạch cho vào ấm sắc thuốc, đổ 2 lít nước, sắc còn 1 lít, chia uống 3 lần trong ngày. Không để qua ngày vì dễ thiu. Có thể tóm tắt như sau:

Rau má, cỏ sữa, khoai lang
Đậu săng, chó đẻ, miếng gan, cục đường.
Chớ chê vị thuốc tầm thường
Bách phương chữa ngứa, chẳng nhường thua ai.

Trong bài thuốc này, gan heo, đường đen, khoai lang là các vị thuốc bổ huyết, bổ tỳ vị (tỳ sinh huyết). Riêng khoai lang còn có tác dụng nhuận trường. Còn các vị rau má, chó đẻ, cỏ sữa (nếu không có loại nhỏ lá có thế thay bằng cỏ sữa lớn lá), đậu săng là thuốc thanh nhiệt tiêu độc.

Tôi đã ứng dụng điều trị bằng cách kê đơn và hướng dẫn người bệnh tự tìm thuốc trong nguồn thuốc Nam hoang dã, hầu như không tốn kém. Theo dõi kết quả, nhận thấy bài thuốc rất thích ứng các chứng ngứa ngoài da mà mắt thường không thấy gì đặc biệt (trừ những tổn thương do gãi). Thường chỉ dùng từ 1 đến 3 thang là có kết quả. Sau đó có thể dùng thêm vài ba ngày nữa (liều lượng giảm 1/2 ) để phòng tái phát.

Đối với các bệnh ngoài da như ghẻ, nấm (có tổn thương da mà mắt nhìn thấy được như nốt ngứa, luống ghẻ...) mà cơ địa người bệnh nóng nhiệt có thể dùng bài này uống trong kèm với thuốc bôi ngoài đặc trị theo từng loại bệnh thì kết quả càng nhanh. Đối với các bệnh khác dẫn đến chứng ngứa cần điều trị bệnh gốc đồng thời có thể kết hợp bài này để giảm ngứa. Nhưng lưu ý, người bệnh có triệu chứng hàn (như sợ lạnh, ăn kém, ỉa chảy lỏng kéo dài...) thì không được dùng bài này.

Xin nói thêm, đây là bài thuốc lưu truyền trong dân gian, do Lương y Lâm Quang Thành ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang trực truyền cho tôi cách đây vài chục năm. Tôi đã để tâm truy tìm nguồn gốc bài thuốc, nhưng trong tất cả các sách thuốc Nam cổ điển và hiện đại mà chúng tôi đang có chưa thấy ở đâu ghi bài thuốc này. Căn cứ vào vị thuốc “đường bát”, rất có thể đây là bài thuốc có xuất xứ từ quê hương Quảng Nam-Đà Nẵng.  
Lương y PHAN CÔNG TUẤN