11 thg 1, 2023

TÁC DỤNG THẦN KỲ CỦA LÁ BỎNG




Cây sống đời có tên gọi khác là cây lá bỏng, sở dĩ chúng có tên gọi này là vì có tác dụng chính chữa bỏng. Cây sống đời được nhiều nhà nghiên cứu khoa học đánh giá là loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe. Chúng được nhiều thầy thuốc nam hái về để làm dược liệu. Cây sống đời ngoài chức năng bào chế thuốc còn được nhiều người làm cây cảnh. Hoa của cây sống đời có màu sắc đẹp, mang nhiều ý nghĩa phong thủy nên được nhiều nhà trồng.
Cây sống đời có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh
1. Chữa ho sốt do viêm hong ở trẻ nhỏ. Lấy 3-5 lá sống đời cắt nhỏ cho vào bát thêm 1 cục đường phèn vào hấp nồi cơm. Sau khi cơm chín lấy nước lá này ra cho trẻ nhỏ uống từ 1 đến vài thìa cà phê tùy theo độ tuổi trẻ. Người lớn viêm họng có thể lấy 5-6 lá bỏng nhai với vài hạt muối chữa viêm họng, đau họng.
2. Chữa lở ngứa, sâu bọ đốt:
Rửa sạch vết ngứa lở ngứa, giã lá cây sống đời lấy nước bôi chỗ ngứa
3. Chữa đau dạ dày:
Buổi sáng lấy 6 lá sống đời giã lấy nước uống hoặc nhai và nuốt, có tác dụng chữa viêm dạ dày, trào ngươc dạ dày rất tốt
4. Chữa táo bón: Buổi sáng ngủ dậy lấy 20 lá sống đời giã vắt lấy nước uống, đỡ táo bón
5. Chữa trị nội và trĩ ngoại:
- Trĩ nội: Sáng dùng 6-10 lá nhai nuốt nước, buổi tối 6-10 lá nhai nuốt nước
- Trí ngoại : Sáng dùng 6-10 lá nhai nuốt nước, buổi tối 6-10 lá nhai nuốt nước. Ngoài ra còn làm thêm bài thuốc để trĩ co lên bằng cách lấy 1 nắm lá ngải, 5g phèn chua, mấy quả bồ kết đun nước lên để ấm ngâm rửa, búi trĩ sẽ tự co lên.
6. Trong tạp chí Đông Y cũng đã đề cập đến kinh nghiệm chữa cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường và bệnh thấp khớp bằng lá sống đời.
Bài báo đề cập đến chữa bệnh cho bệnh nhân đái tháo đường hơn 23 năm. Trước ngày chữa trị bằng lá sống đời bệnh nhận luôn trong tình trạng hôn mê, không đủ sức viết bức thư quá 2 phút , huyết áp thường rất cao, nhức đầu mất ngủ,thần kinh căng thẳng, bi quan muốn tự tử 2-3 năm liên tục mất ngủ, liên tục thèm ăn đường, chất bột, thèm ăn khoai lang nhưng phải kiêng cữ có lúc bị chuột rút thể hiện sự thiếu đường trong cơ thể, suốt 23 năm qua bệnh nhân dùng rất nhiều thuốc chữa tiểu đường. Bệnh nhân được chữa bằng lá sống đời, sáng ăn 6 lá sống đời, tối ăn 6 lá sống đời, sau 6 ngày điều trị bệnh nhân đều ngủ rất ngon, không còn đau nhức bắp thịt, có thể viết được 1 bức thư gần 90 phút mà không mệt mỏi, có thể đi xe đạp gần 20 km.
*** Nguồn thầy Vương Văn Liêu ***

Một cách tập luyện chữa suy thận, huyết áp cao

 Một cách tập luyện chữa suy thận, huyết áp cao

 29/04/2022
  1. CHỮA SUY THẬN

CÁCH LÀM:

Mua 100 viên bi xe đạp to, cho vào miếng vải, khâu dàn đều ra mỗi bên 50 viên, cho xuống dưới đáy dày và đi liên tục trong ngày- nếu ở trong nhà thì đi giày Bata.

TÔI ĐÃ THEO DÕI CÁCH LÀM NÀY CỦA 1 BÁC HỌC VIÊN KHÍ CÔNG Y ĐẠO – lúc đó đã 80 tuổi, KHI HỌC Ở CHỖ TÔI CHỮA SUY THẬN ĐỘ 2 , SAU 1 THÁNG TẬP KHÍ CÔNG VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP DẪM LÊN VIÊN BI- ĐI KHÁM SUY THẬN ĐÃ KHỎI.

  1. CÁCH LÀM HẠ HUYẾT ÁP CAO CỦA NGƯỜI LỚN TUỔI( theo Thầy Đỗ Đức Ngọc)

Với nguyên tắc Ý ở đâu khí ở đó, đối với người lớn tuổi không có thể tập thở đúng được, chỉ cần kích thích ý xuống huyệt Dũng tuyền cũng có kết qủa làm hạ áp huyết bằng cách đóng một khung gỗ vuông mỗi chiều 25cm, cao 5-10cm, đổ đá dăm vào khung. Mỗi ngày tập 2-3 lần đi chân không trên đá dăm 10 phút (chân để trần hay đi vớ mỏng), tập khoảng 1 tuần lễ, áp huyết ổn định, ngủ ngon, ngừa tai biến mạch máu não vì công dụng của huyệt Dũng tuyền là thanh thận nhiệt (chữa tiểu đường), giáng âm hỏa (chữa đau nhức nóng trong xương, cao áp huyết, mất ngủ), giải quyết nghịch ( chữa cứng gân cơ, co thắt ống mạch), khai khiếu, định thần, tỉnh não ( chữa tắc máu não, não thiếu oxy, ngừa nhũn não, tăng cường trí nhớ), chỉnh thần kinh (chữa đau đầu chóng mặt) .

CHÚ Ý:

-Phải kiểm tra HA trước và sau ăn 30 phút để biết sự chuyển hóa của gan và dạ dày

- Phải biết đường huyết trong ngày, đói 6-8 mmol/l, sau ăn 8-11 mmol/l mới khỏe mạnh.

- Chữa bệnh bao giờ cũng phải chú ý đến TINH- KHÍ –THẦN, không ăn mà tập cũng chết, ăn mà không tập thì cũng mắc bệnh. THẦN MÀ KHÔNG YÊN THÌ TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP ĐỀU LÀ VÔ ÍCH. THẦN chiếm đến 60% trong điều trị bệnh.

THUỐC BỔ KHÍ HUYẾT TỐT CHO SỨC KHỎE VÀ SẮC ĐẸP CỦA PHỤ NỮ

 THUỐC BỔ KHÍ HUYẾT TỐT CHO SỨC KHỎE VÀ SẮC ĐẸP CỦA PHỤ NỮ

*** Vì sao thuốc bổ khí huyết lại đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ:
Chị em phụ nữ phải trải qua thời kỳ mang thai sinh nở nên sức khỏe cũng từ đó mà bị suy giảm rất nhiều. Một số chị em còn bị sinh mổ nên cơ thể mất đi một lượng máu rất lớn. Khi sinh xong phụ nữ lại bắt đầu thời kỳ nuôi con mọn, thiếu ngủ giấc ngủ không trọn vẹn, một số vùng miền với quan niệm cổ hủ trong ăn uống ăn không đủ chất, kiêng cữ quá nhiều. Chính vì thế mà sức khỏe chị em càng hao hụt, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu máu, máu không đủ để nuôi các tế bào trong cơ thể, dẫn đến hàng loạt các triệu chứng:
- Huyết áp rất thấp, tim đập nhanh, thường xuyên hoa mắt chóng mặt, hụt hơi thở dốc. cơ thể thường xuyên sợ lạnh.
- Tóc rụng nhiều đau đầu, nhức mỏi vai gáy, thoái hóa xương khớp
- Nám, tàn nhang xuất hiện rất nhiều, dễ mãn kinh sớm.
- Kinh nguyệt thưa, kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn, số lượng kinh quá ít, lãnh cảm sau sinh, đau bụng kinh, khó thụ thai ở lần tiếp theo…
Thuốc bổ khí huyết là bài thuốc được điều chế từ nhà thuốc Đông Y Gia truyền Vương Gia, dựa theo cổ phương BÁT TRÂN THANG đã được gia giảm, là thuốc bổ máu nên đáp ứng rất tốt cho phụ nữ gặp phải những triệu chứng trên.
*** Liều lượng:
- Người lớn ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 viên sau ăn 30 phút
- Trẻ em ngày 3 lần mỗi lần dùng ½ viên sau ăn 30 phút.
Người dễ nóng trong, dùng 1 lần ½ viên ngày 2-3 lần
*** Ngoài ra chị em có thể tự làm thêm bài “ĐƯƠNG QUY TỬU CẢI BIÊN”
- Trứng gà luộc chín 2 quả, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ.
- Gừng thái lát, phơi khô, sao cháy (mặt ngoài xém đen nhưng bẻ ra mặt trong vẫn còn màu vàng), đem nghiền thành bột mịn; Muối hạt rang hết nổ lượng vừa đủ. Hai thứ này đem nghiền thành bột mịn làm thành muối gừng(ước lượng sao cho lượng muối trộn với gừng sao khi ăn không mặn).
Cách dùng:
Mỗi ngày lấy 2 lòng đỏ trứng gà đã luộc chín, chấm với 1 thìa nhỏ bột muối gừng ăn. Ăn 10 ngày nghỉ 1 tuần sau đó ăn tiếp đợt 2
Tác dụng:
Bổ máu, tăng huyết áp (ôn bổ Tỳ, Thận).
Bài thuốc này của Cụ Định Ninh Lê Đức Thiếp (một danh y của Việt Nam, nguyên là chủ tịch Hội Đông Y thành phố SG những năm 70 của thế kỷ 20) đã nhiều năm, thấy có tác dụng rất tốt đối với trường hợp người xanh gầy, huyết áp thấp, chân tay lạnh, kém ăn. Người bệnh thường dùng sau 10 ngày da mặt đã hồng hào, người khỏe hơn trước nhiều.
Phân tích bài thuốc:
Lòng đỏ trứng gà rất bổ máu, dùng còn hay hơn Đương Quy. Gừng sao đen và muối dẫn chất dầu của lòng đỏ trứng gà vào Thận. Ngoài ra gừng sao còn làm ấm Tỳ. Chính vì vậy toàn bài này ôn bổ Tỳ Thận rất tốt.
Nguyên liệu dễ kiếm, rất an toàn.
* Có thể dùng cả lòng trắng
Máu đủ , khí huyết tuần hoàn tốt sẽ giúp cơ thể chị em phụ nữ trẻ, khỏe và xinh đẹp hơn.
===================
ST - ĐÔNG Y VƯƠNG GIA

NGẢI CỨU- RAU ĂN, VỊ THUỐC QUÝ

 NGẢI CỨU- RAU ĂN, VỊ THUỐC QUÝ

NGẢI CỨU GIÚP GIẢM EO SAU SINH.
TS Lê Thị Kim Loan - Nguyên Trưởng khoa Bào chế - Viện dược liệu – Bộ Y tế cho biết, có thể dùng toàn bộ phần trên mặt đất của cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng. Ngải cứu có mùi thơm, vị đắng, tính ấm đi vào 3 kinh là can, tỳ, phế. Ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ thống, cầm máu, giảm đau...
Cây ngải cứu hay còn gọi là cây ngải diệp, có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa.Ngải cứucó thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làmthuốc, có thể ép lấy nước uống, ăn thay rau... Dù dùng ở bất kỳ hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và được coi như vị thuốc quý để chữa bệnh.
Ngải cứu là loại cây quen thuộc, có công dụng chữa nhiều bệnh và bồi bổ sức khỏe
Dưới đây là một số công dụng phổ biến và hữu hiệu của cây và lángải cứu:
Công dụng chữa bệnh
1. Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6 - 12gr (tối đa 20gr) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột hay dạng cao đặc. Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày đầu chu kỳ và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10gr, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1 - 2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
2-Giúp an thai:Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3 - 4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích tử cung nên không gây sảy thai.
3-Sơ cứu vết thương:Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức,
4-Trị mụn, mẩn ngứa: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
5. Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt: Lấy 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1 - 2 tuần.
6-Lưu thông máu lên não: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.
7.Suy nhược cơ thể, kém ăn:Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1 - 2 tuần.
8. Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh:Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Hoặc cũng có thể nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3 - 5 ngày.
Món ăn trị bệnh từ ngải cứu
1. Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Đây được xem là bài thuốc quý chữa các bệnh của phụ nữ(kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.
2-Trứng gà tráng ngải cứu:Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
3. Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
Lưu ý khi sử dụng ngải cứu chữa bệnh:
Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…Do đó, khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà trị bệnh, chỉ nên sử dụng khoảng 3 - 5gr khô (9 - 15gr tươi) theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ;Đối với những chị em cần dùng món “trứng gà ngải cứu” để tẩm bổ hoặc để an thai,… chỉ nên dùng 3 - 5 ngọn nhỏ (9 - 15gr tươi), tránh dùng quá liều. Với người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước.
Nguồn: Bảo Nhi H+

ĐƯƠNG QUY TỬU CẢI BIÊN

 ĐƯƠNG QUY TỬU CẢI BIÊN

Nguyên liệu:
- Trứng gà luộc chín 2 quả, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ.
- Gừng thái lát, phơi khô, sao cháy ( mặt ngoài xém đen nhưng bẻ ra mặt trong vẫn còn màu vàng), đem nghiền thành bột mịn; Muối hạt rang hết nổ lượng vừa đủ. Hai thứ này đem nghiền thành bột mịn làm thành muối gừng(ước lượng sao cho lượng muối trộn với gừng sao khi ăn không mặn).
Cách dùng:
Mỗi ngày lấy 2 lòng đỏ trứng gà đã luộc chín, chấm với 1 thìa nhỏ bột muối gừng ăn.
Tác dụng:
Bổ máu, tăng huyết áp (ôn bổ Tỳ, Thận ).
Tôi ứng dụng bài thuốc này của Cụ Định Ninh Lê Đức Thiếp ( một danh y của Việt Nam, nguyên là Chủ Tịch Hội Đông Y thành phố Hồ Chí Minh những năm 70 của thế kỷ 20) đã nhiều năm, thấy có tác dụng rất tốt đối với trường hợp người xanh gầy, huyết áp thấp, chân tay lạnh, kém ăn. Người bệnh thường dùng sau 10 ngày da mặt đã hồng hào, người khỏe hơn trước nhiều.
Phân tích bài thuốc:
Lòng đỏ trứng gà rất giàu chất bổ dưỡng, các chất dầu của nó có thể thay cho Đương Qui ( nếu xét về bổ còn bổ hơn đương Qui). Chính vì vậy ngày xưa nghèo đói, các bà đẻ thường chỉ ăn cơm với trứng gà luộc, chấm muối gừng nhưng rất khỏe mạnh và ít bị bệnh tật. Thực ra, ăn lòng trắng cũng chẳng sao, nhưng muốn cho dạ dày đỡ phải làm việc nhiều hơn với các thứ khác, để tiêu hóa nhanh nên chỉ ăn chỉ lòng đỏ.
Gừng sao đen sẽ đi vào Thận ( theo thuyết Ngũ Hành- màu đen thuộc Thận), vị mặn dẫn thuốc vào Thận, do đó đây là 2 vị thuốc dẫn chất dầu của lòng đỏ trứng gà vào Thận. Theo cơ chế, Thận sinh tinh, tinh sinh tủy; tủy sinh ra hồng cầu.
Gừng sao đen còn có tính nóng, làm ấm tỳ , thận.
Do vậy bài thuốc này có tính chất bổ tỳ thận. Mặt khác, gừng sao cháy và muối mặn còn làm tăng huyết áp( tăng khí). Từ đây thấy rằng bài này bổ cả khí và huyết, những người xanh xao do thiếu máu, người hay bị lạnh dùng rất tốt.
Vương Văn Liêu
· Có thể ăn cả lòng trắng trứng
ST