4 thg 2, 2017

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu hay nước tiểu là điều bạn cần khi đi khám sức khỏe vì các bác sĩ vẫn hay chỉ định bệnh nhân đi làm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên nếu bác sĩ không giải thích thì bạn cũng không thể hiểu được các chỉ số trên kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về cách đọc kết quả xét nghiệm máu.

I. CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÔNG THỨC MÁU

- WBC (White Blood Cell – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu):
Giá trị thường nằm trong khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3, tương đương với số lượng bạch cầu tính theo đơn vị quốc tế là 4.3 đến 10.8 x 109tế bào/l.
Tăng trong viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu...; giảm trong thiếu máu do bất sản, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn...
Giá trị thường nằm trong khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3.
Giá trị thường nằm trong khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3.
- RBC (Red Blood Cell – Số lượng hồng cầu (hoặc erythrocyte count) trong một thể tích máu):
Giá trị thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu tính theo đơn vị quốc tế là 4.2 đến 5.9 x 1012tế bào/l.
Tăng trong mất nước, chứng tăng hồng cầu; giảm trong thiếu máu.
- HB hay HBG (Hemoglobin – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu):
Hemoglobin là một loại phân tử protein có trong hồng cầu chuyên chở oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.
Giá trị thay đổi tùy giới tính, thường nằm trong khoảng từ 13 đến 18 g/dl đối với nam và 12 đến 16 g/dl đối với nữ (tính theo đơn vị quốc tế tương ứng là 8.1 – 11.2 millimole/l và 7.4 – 9.9 millimole/l).
Tăng trong mất nước, bệnh tim và bệnh phổi; giảm trong thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu.
- HCT (Hematocrit – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ):
Giá trị thay đổi tùy giới tính, thường nằm trong khoảng từ 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ.
Tăng trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, ở trên núi cao, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu; giảm trong mất máu, thiếu máu, thai nghén.
- MCV (Mean corpuscular volume – Thể tích trung bình của một hồng cầu):
Giá trị này được lấy từ HCT và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1triệu lít).
Tăng trong thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương; giảm trong thiếu hụt sắt, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì.
- MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin – Số lượng trung bình của huyết sắc tố có trong một hồng cầu):
Giá trị này được tính bằng cách đo hemoglobin và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram.
Tăng trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh; giảm trong bắt đầu thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo.
- MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong một thể tích máu):
Giá trị này được tính bằng cách đo giá trị của hemoglobin và hematocrit. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 32 đến 36%.
Trong thiếu máu tăng sắc: hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.
Trong thiếu máu đang tái tạo: có thể bình thường hoặc giảm do giảm folate hoặc vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu.
- PLT (Platelet Count – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu):
  • Tiểu cầu không phải là một tế bào hoàn chỉnh, mà là những mảnh vỡ của các tế bào chất (một thành phần của tế bào không chứa nhân hoặc thân của tế bào) từ những tế bào được tìm thấy trong tủy xương.
  • Tiểu cầu đóng vai trò sống còn trong quá trình đông máu, có tuổi thọ trung bình là 5 đến 9 ngày.
  • Giá trị thường nằm trong khoảng từ 150.000 đến 400.000/cm3 (tương đương 150 – 400 x 109/l).
  • Số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây mất máu. Số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, làm cản trở mạch máu, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, tắc nghẽn mạch máu...
  • Tăng trong những rối loạn tăng sinh tuỷ xương, bệnh bạch tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách..., dẫn đến các bệnh viêm.
  • Giảm trong ức chế hoặc thay thế tuỷ xương, các chất hoá trị liệu, phì đại lách, đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh...
Lymphocyte giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Lymphocyte giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lymphô):
Lymphocyte giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Có rất nhiều nguyên nhân làm giảm lymphocytes như: giãm miễn nhiễm, nhiễm HIV/AIDS, Lao, sốt rét, ung thư máu, ung thư hạch...
Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 20 đến 25%.
- MXD (Mixed Cell Count – tỷ lệ pha trộn tế bào trong máu):
Mỗi loại tế bào có một lượng % nhất định trong máu. MXD thay đổi tùy vào sự tăng hoặc giảm tỷ lệ của từng loại tế bào.
- NEUT (Neutrophil – Tỷ lệ bạch cầu trung tính):
Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 60 đến 66%. Tỷ lệ tăng cao cho thấy nhiễm trùng máu.
Tăng trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, ung thư, bệnh bạch cầu dòng tuỷ; giảm trong nhiễm virus, thiếu máu bất sản, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị...
- RDW (Red Cell Distribution Width – Độ phân bố hồng cầu):
Giá trị này càng cao nghĩa là độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11 đến 15%.
RDW bình thường và:
  • MCV tăng, gặp trong: thiếu máu bất sản, trước bệnh bạch cầu.
  • MCV bình thường, gặp trong: thiếu máu trong các bệnh mạn tính, mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh enzym hoặc bệnh hemoglobin không thiếu máu.
  • MCV giảm: thiếu máu trong các bệnh mạn tính, bệnh thalassemia dị hợp tử
RDW tăng và:
  • MCV tăng: thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympho mạn.
  • MCV bình thường: thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin.
  • MCV giảm: thiếu sắt, sự phân mảnh hồng cầu, bệnh HbH, thalassemia.
- PDW (Platelet Disrabution Width – Độ phân bố tiểu cầu):
Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 6 đến18 %.
Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm; giảm trong nghiện rượu.
- MPV (Mean Platelet Volume – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu):
Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 6,5 đến 11fL.
Tăng trong bệnh tim mạch, tiểu đường, hút thuốc lá, stress, nhiễm độc do tuyến giáp...; giảm trong thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bạch cầu cấp...
- P- LCR (Platelet Larger Cell Ratio – Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn):
Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 150 đến 500 G/l (G/l = 109/l).

II. CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ SINH HÓA MÁU

GLUCOSE là đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l.
GLUCOSE là đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l.
1. GLU (GLUCOSE): Đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì tăng hoặc giảm đường máu. Tăng trên giới hạn là người có nguy cơ cao về mắc bệnh tiểu đường.
2. SGOT & SGPT: Nhóm men gan
Giới hạn bình thường từ 9,0-48,0 với SGOT và 5,0-49,0 với SGPT. Nếu vượt quá giới hạn này chức năng thải độc của tế bào gan suy giảm. Nên hạn chế ăn các chất thức ăn, nước uống làm cho gan khó hấp thu và ảnh hưởng tới chức năng gan như:
Các chất mỡ béo động vật và rượu bia và các nước uống có gas.
3. Nhóm MỠ MÁU: Bao gồm CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES
Giới hạn bình thường của các yếu tố nhóm này như sau:
  • Giới hạn bình thường từ 3,4-5,4 mmol/l với CHOLESTEROL.
  • Giới hạn bình thường từ 0,4-2,3 mmol/l với TRYGLYCERID.
  • Giới hạn bình thường từ 0,9-2,1 mmol/l với HDL-Choles.
  • Giới hạn bình thường từ 0,0-2,9 mmol/l với LDL-Choles.
Nếu 1 trong các yếu tố trên đây vượt giới hạn cho phép thì có nguy cơ cao trong các bệnh về tim mạch và huyết áp. Riêng chất HDL-Choles là mỡ tốt, nếu cao nó hạn chế gây xơ tắc mach máu. Nếu CHOLESTEROL quá cao kèm theo có cao huyết áp và LDL-Choles cao thì nguy cơ tai biến, đột quỵ do huyết áp rất cao. Nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất mỡ béo và cholesterol như: phủ tạng động vật, trứng gia cầm, tôm, cua, thịt bò, da gà... Tăng cường vận động thể thao. Uống thêm rượu tỏi và theo dõi huyết áp thường xuyên.
4. GGT: Gama globutamin, là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Bình thường nếu chức năng gan tốt, GGT sẽ có rất thấp ở trong máu (Từ 0-53 U/L). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì GGT sẽ tăng lên -> Giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém đi. Dễ dẫn tới suy tế bào gan. Nếu với người có nhiễm SVB trong máu mà GGT, SGOT & SGPT cùng tăng thì cần thiết phải dùng thuốc bổ trợ tế bào gan và tuyệt đối không uống rượu bia nếu không thì nguy cơ dẫn đến VGSVB là rất lớn.
5. URE (Ure máu): là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận.
Giới hạn bình thường: 2.5 - 7.5 mmol/l.
6. BUN (Blood Urea Nitrogen) = ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl.
  • Tăng trong: bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu...
  • Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy kiệt...
BUN: là nitơ của ure trong máu.
Giới hạn bình thường 4,6 - 23,3 mg/dl. -> Bun = mmol/l x 6 x 28/60 = mmol/l x 2,8 (mg/dl).
  • Tăng trong: suy thận, suy tim, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng..
  • Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng..
7. CRE (Creatinin): là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ, lượng tạo thành phụ thuộc khối lượng cơ, được lọc qua cầu thận & thải ra nước tiểu; cũng là thành phần đạm ổn định nhất không phụ thuộc vào chế độ ăn -> có giá trị xác định chức năng cầu thận.
Giới hạn bình thường: nam 62 - 120, nữ 53 - 100 (đơn vị: umol/l).
  • Tăng trong : bệnh thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn, NMCT cấp...
  • Giảm trong : có thai, sản giật...
8. URIC (Acid Uric = urat): là sản phẩm chuyển hóa của base purin (Adenin, Guanin) của ADN & ARN, thải chủ yếu qua nước tiểu.
Giới hạn bình thường: nam 180 - 420, nữ 150 - 360 (đơn vị: umol/l).
Tăng trong:
  • Nguyên phát: do sản xuất tăng, do bài xuất giảm (tự phát) -> liên quan các men: bệnh Lesh Nyhan, Von Gierke..
  • Thứ phát: do sản xuất tăng (u tủy, bệnh vảy nến..), do bài xuất giảm (suy thận, dùng thuốc, xơ vữa động mạch..).
  • Bệnh Gout (thống phong): tăng acid uric/ máu có thể kèm nốt tophi ở khớp & sỏi urat ở thận.
Giảm trong: bệnh Wilson, thương tổn tế bào gan..

9. KẾT QUẢ MIỄN DỊCH

  • Anti-HBs: Kháng thể chống vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH < = 12 mUI/ml).
  • HbsAg: Vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH).
Cập nhật: 08/10/2016 Theo vndoc

3 thg 2, 2017

Ý nghĩa các chỉ số tế bào máu ngoại vi và ứng dụng lâm sàng

1. Mở đầu


– Máy đếm tế bào ra đời đã mở ra thời kỳ mới cho công tác xét nghiệm huyết học.
– Nguyên lý cơ bản của máy đếm tế bào theo dòng (flow cytometry) là nguyên lý biến đổi điện trở của dòng hạt đi qua cửa sổ có tế bào quang điện và một điện trường. Nguyên lý này giúp phân tích sự khác biệt về kích thước các loại tế bào khác nhau, nhưng không nhận diện chính xác từng loại tế bào.
– Các máy đếm tế bào hiện đang được sử dụng có thể chia làm hai loại:
  • Máy đếm tế bào nguyên lý tổng trở: phân biệt từng loại tế bào dựa vào kích thước tế bào.
  • Các máy thế hệ sau: ứng dụng laser và xung điện đa chiều nên có tốc độ cao và phân loại tế bào chính xác hơn. Với những máy sản xuất trước 1996 khả năng phân loại chính xác các thành phần bạch cầu nói chung không quá 90%. Các máy model gần đây, với việc áp dụng tổng hợp các cơ chế tổng trở, xung điện đa chiều, laser và scatter nên khả năng nhận diện tế bào được nâng đến 95%. Một số serie máy có thể phân biệt được các loại bạch cầu ưa a xít, ưa baso, hồng cầu lưới bằng việc kết hợp với các phương pháp nhuộm men peroxydase, nhuộm RNA/DNA, nhuộm huỳnh quang, phân tích huyết sắc tố (CellDyn 4000 của hãng ABBOTT, SE-Advance của hãng Sysmex…).
2. Các chỉ số máy đếm tế bào loại 8 chỉ số:
Note: Click vào ảnh để xem rõ hơn
 
3. Các chỉ số của máy đếm tế bào loại 18 chỉ số:
 
Ghi chú: các giá trị bình thường áp dụng cho người trưởng thành, khỏe mạnh.
4.Với máy đếm tế bào laser, ngoài các thông số trên còn thêm các thông số sau:
 
5. ý nghĩa các chỉ số:
5.1 Số lượng hồng cầu:
Số lượng hồng cầu có trong một lít máu toàn phần.
Đơn vị tính Tera/lít ( T/l = 10^12 /l – 10 mũ 12, tức là 1.000.000.000.000 hồng cầu/ lít).
5.2 Số lượng bạch cầu:

Số lượng bạch cầu có trong một lít máu toàn phần.
Đơn vị tính Giga/lít ( G/l = 10^9/l ).
5.3 Số lượng tiểu cầu:

Số lượng tiểu cầu có trong một lít máu toàn phần.
Đơn vị tính Giga/ lít ( G/l = 10^9/l ).
5.4 Lượng huyết sắc tố:

Hàm lượng huyết sắc tố có trong một lít máu toàn phần.
Đơn vị tính gam/lít (g/l).
5.5 Thể tích khối hồng cầu:

Thể tích khối hồng cầu chiếm chỗ trong một lít máu toàn phần.
Đơn vị tính lít/lít ( l/l ).
5.6 Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (LHSTTBHC) :

Công thức tính: lượng huyết sắc tố/ số lượng hồng cầu = 28 – 32 picogam (pg ).
5.7 Thể tích trung bình hồng cầu (TTTBHC):

Công thức tính: thể tích khối hồng cầu/ số lượng hồng cầu = 85 – 95 femtolit (fl).
5.8 Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (NĐHSTTBHC):

Công thức tính: lượng huyết sắc tố/ thể tích khối hồng cầu = 320 – 360 gam/lít(g/l).
6. Ứng dụng lâm sàng.
6.1. Các chỉ số hồng cầu.
6.1.1. Số lượng hồng cầu.
– Số lượng hồng cầu tăng: cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez).
– Số lượng hồng cầu giảm: có thể đi kèm giảm lượng huyết sắc tố và hematocrit, nhưng không phải mức độ lúc nào cũng song hành.
– Sai số về số lượng hồng cầu:
  • Hồng cầu bị ngưng kết (tan máu tự miễn): số lượng hồng cầu giảm, MCV tăng, MCHC cao trên 380 g/l. Trường hợp này sử dụng được kết quả lượng huyết sắc tố , còn hematocrit thì sử dụng phương pháp ly tâm vi thể tích hoặc ủ mẫu máu ở 370C trong vòng 30 phút rồi đếm lại. Cần kiểm tra kỹ ống máu khi nhận bệnh phẩm.
  • Tăng độ nhớt huyết tương: với thời gian và áp lực hút thông thường của máy đếm tế bào có thể gây ra giảm ba dòng ngoại vi giả tạo do máu bị quánh nên máy hút không đủ máu.
  • Lắc ống máu không kỹ: nếu hút ở phần trên của ống máu sẽ gây hiện tượng giảm hồng cầu rõ rệt và không tương ứng với tình trạng lâm sàng. Nếu hút ở phần đáy ống sẽ gây tăng hồng cầu giả tạo, đồng thời gây giảm rõ rệt số lượng tiểu cầu. Cần kiểm tra và đối chiếu số lượng tiểu cầu trên lam nhuộm giemsa.
  • Do hồng cầu nhỏ, tiểu cầu to, cụm tiểu cầu, mảnh hồng cầu, tan máu, rối loạn đông máu, bạch cầu quá nhiều…
  • Máu bị đông, hồng cầu bị vỡ hoặc lượng máu lấy làm xét nghiệm không đủ… đều dẫn đến sai kết quả.
6.1.2. Lượng huyết sắc tố.
– Thể hiện trung thành nhất tình trạng thiếu máu, đặc biệt trong những tình trạng thiếu máu do nguyên nhân mạn tính. Theo định nghĩa của Tổ chức y tế giới thì Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, sống trong cùng một môi trường sống.
– Đây là chỉ số cơ bản, khá tin cậy và chính xác trên kết quả của máy đếm tế bào tự động để đánh giá tình trạng thiếu máu.
– Đề xuất phân loại mức độ thiếu máu mạn tính dựa vào lượng huyết sắc tố [2] ( chỉ có tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân ).
  • Trên 100 g/l: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
  • Từ 80-100 g/l: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
  • Từ 60-80 g/l: thiếu máu nặng, cần truyền máu.
  • Dưới 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu.
– Sai số: lượng huyết sắc tố có thể bị tăng giả tạo do lấy mẫu làm vỡ hồng cầu, huyết tương bị đục (lấy máu ngay sau khi ăn, bệnh paraprotein ) hoặc số lượng bạch cầu tăng cao.
6.1.3. Thể tích khối hồng cầu (Hematocrit).
– Rất có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản…do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất.
– Sai số do lấy mẫu garo quá lâu làm máu bị cô đặc, do tỷ lệ chất chống đông không đúng, lắc trộn mẫu không đều, máu lấy quá lâu không XN làm thể tích tế bào thay đổi.
– Giá trị hematocrit cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 0.25 l/l hoặc ở mức 0.30 l/l ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối hồng cầu [3].
6.1.4. Áp dụng phân loại thiếu máu
– Phân loại thiếu máu là nhu cầu cần thiết để định hướng và tìm nguyên nhân. Trong các yếu tố để phân loại thiếu máu, hình thái hồng cầu và các chỉ số hồng cầu đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, các chỉ số hồng cầu cũng rất có ý nghĩa trong quá trình theo dõi đáp ứng điều trị theo nguyên nhân.
– Có nhiều cách phân loại thiếu máu: theo mức độ thiếu máu, theo tiến triển của thiếu máu, theo nguyên nhân (tại tủy hay ngoài tủy)…Cách phân loại thiếu máu dựa vào hình thái và các chỉ số hồng cầu dễ áp dụng, phổ biến trong thực tế cũng như trong các sách giáo khoa về huyết học.
– Một số chỉ số cơ bản dùng trong phân loại thiếu máu:
+ Thể tích trung bình hồng cầu (MCV):
  • MCV < 80 fl: hồng cầu nhỏ.
  • MCV > 100 fl: hồng cầu to.
+ Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình HC (MCH, MCHC):
  • Thiếu máu nhược sắc: MCH <28pg và/hoặc MCHC <280 g/l.
  • Thiếu máu bình sắc: MCH và MCHC trong giới hạn bình thường.
  • Nếu MCH>34 pg và/hoặc MCHC >380 g/l: cần kiểm tra lại.
+ Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW):
  • RDW = 11-14%: Hồng cầu kích thước đồng đều
  • RDW >14% : Hồng cầu to nhỏ không đều
Phân loại thiếu máu dựa vào kích thước hồng cầu (MCV) và dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW) [5]
 
Cụ thể một số trường hợp thiếu máu thường gặp:

A/ Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ:
1. Thalassemia thể nặng và trung bình, đơn độc hoặc phối hợp với một bệnh huyết sắc tố khác.
2. Thiếu máu thiếu sắt do mất máu mạn, thiếu dinh dưỡng, kém hấp thu, tăng nhu cầu.
3. Rối loạn chuyển hoá sắt
B/ Thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường:
1. Thiếu máu trong bệnh mạn tính.
2. Mất máu cấp:
·-Giai đoạn cấp tính: hầu như không ảnh hưởng đến MCV và RDW.
-Giai đoạn sau: hiện tượng tăng HC lưới và hiện tượng thiếu sắt. 3. Tan máu
4. Tăng thể tích huyết tương quá mức (có thai, truyền dịch quá nhiều).
5. Suy tuỷ xương.
6. Thiếu máu dinh dưỡng giai đoạn sớm:
  • Lượng huyết sắc tố chưa giảm.
  • Hồng cầu to nhỏ không đều và RDW tăng dần (do có một quần thể mới tạo ra bị thay đổi kích thước: nhỏ hoặc to hơn – tùy vào nguyên nhân). Đây cũng là chỉ số quan trọng để theo dõi đáp ứng điều trị thiếu máu dinh dưỡng.
7. Tuỷ bị xâm lấn
8. Các bệnh về gan, thận, nội tiết.
C/ Thiếu máu bình sắc hồng cầu to:
1. Suy tủy xương
2. Thiếu vitamin B12 và acid folic
3. Rối loạn tổng hợp AND.
Nguồn: Canlamsang.com tổng hợp từ tài liệu của Viện Huyết Học Trung Ương và Bộ Môn Nội Đại Học Y Hà Nội 

1 thg 2, 2017

Khỏi huyết áp cao đầy bất ngờ nhờ lá xương sông và ngải cứu

Có ai khỏi hãy comment!

Bà Đinh Thị Minh (76 tuổi, thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội) bị chứng huyết áp cao hành hạ trong nhiều năm liền. Mỗi khi huyết áp tăng cao, bà thường thấy chóng mặt, đau đầu dữ dội và khó thở.
Đặc biệt, bà thường xuyên thấy nhịp tim mình tăng cao, nặng ở ngực, chân tay thì bị tê liên tục. Có những lúc huyết áp cao tăng đột ngột khiến bà xây xẩm mặt mày, các mạch máu như muốn nổ tung ra. Nhiều lần con cháu lo sợ… bà về với tiên tổ.
Bà Minh tâm sự: “Năm 1970, tôi thấy cơ thể mệt mỏi mất sức, không làm được gì. Tôi đi khám thì được chẩn đoán huyết áp cao. Lúc đó huyết áp của tôi đã gần 200mmHg, nhiều lúc còn vượt ngưỡng đó cơ. Khi ấy nhà nghèo, cơm còn không có mà ăn, lấy đâu ra tiền đi chữa bệnh.
Trong vườn nhà chỉ có rau ngải cứu với lá xương sông, nhiều bữa cả nhà còn phải ăn thay cơm. Sau một thời gian ăn lá ngải cứu trừ bữa và đặc biệt là uống nước xương sông đun lên, tôi thấy người khỏe ra nhiều, không thấy mệt mỏi, hay khó thở nữa”.
Sau một thời gian, huyết áp của bà Minh đã trở về ổn định. Nhưng vài năm trở lại đây, chứng huyết áp cao của bà lại tái phát. Bà Minh cho hay: “Tôi cứ cố nhớ lại ngày xưa mình cũng bị huyết áp cao rồi và mình có ăn và uống mấy thứ lá gì đó rồi không bị huyết áp cao nữa.
Nghĩ mãi không ra, tôi đành lên Bệnh viện Đa khoa Ngọc Hồi khám và mua thuốc, mất tổng cộng 3 triệu đồng tiền thuốc mà bệnh không thuyên giảm. Huyết áp cao hành hạ khiến tôi không làm ăn được gì, nhiều lúc cao trên 200 mmHg.
Một ngày tôi ra vườn tưới cây thì chợt thấy có cây ngải cứu và lá xương sông. Khi đó tôi nhớ ra ngày trước mình đã được cứu sống nhờ những loại cây này. Tôi gọi đây là vị thuốc thiêng liêng”.
1476938825_la-xuong-song-ngai-cuu-chua-huyet-ap-cao-2Uống nước lá xương sông hàng ngày, bệnh huyết áp cao của bà Minh đã hết hẳn (Ảnh BSHN)
Lá xương sông đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu, cho sức khỏe của bà Minh. Trong vườn nhà bà có một góc lớn để trồng xương sông và ngải cứu. Mỗi lần đi chợ, hay đi nhà thờ mà gặp người quen, bà lại hỏi thăm nhà họ có lá xương sông không, rồi xin về dự trữ trong tủ lạnh.
Hàng ngày bà cứ rửa sạch lá xương sông, cho vào nồi nước đun sôi, rồi chắt nước uống. Cách làm của bà giống như luộc rau thông thường.
Bà Minh vui vẻ cho biết: “Tôi mách cho nhiều người trong làng bị huyết áp cao uống. Nhưng họ còn cho cả trứng rồi cá thịt vào nấu lên như canh để ăn, nghe thì bổ béo thật nhưng không có tác dụng gì đâu.
Muốn chữa huyết áp cao bằng xương sông, chỉ cần rửa sạch và đun lên với nước lọc thôi, sôi một lúc thì bắc ra, để ngội và cứ thế chắt lấy nước uống thôi, đừng cho mắm muối gì cả”.
Trong vườn không thể thiếu xương sông, ngải cứu và gừng tươi
Theo bà Minh, trong vườn nhà bà luôn có một luống lớn trồng xương sông và ngải cứu, tủ lạnh luôn dự trữ sẵn gừng tươi. Bởi ba vị thuốc trên rất quan trọng với sức khỏe của bà.
Bà cho hay: “Tôi không chỉ bị huyết áp cao, mà thi thoảng huyết áp cũng xuống thấp.Lúc ấy tôi lại làm nắm ngải cứu đun lên uống, huyết áp lại tăng lên. Bây giờ tôi sắc chung, cả xương sông và ngải cứu vào với nhau, uống thay nước lọc. Vậy là huyết áp ổn định, luôn dưới 150mmHg.
Còn gừng, tôi dùng cho những lúc hệ tiêu hóa có vấn đề, lạnh trong người, hay mỗi khi cảm nhẹ… Nói chung tôi luôn dự trữ ba vị thuốc Nam nói trên, nên lâu nay tôi không phải uống thuốc gì nữa”.
Bà Minh tâm niệm: “Người Việt dẫm lên cây thuốc Nam mà… sống”. Mỗi khi có ai tới hỏi thăm bà cách chữa huyết áp cao, bà lại nhiệt tình chia sẻ về bài thuốc lá xương sông vừa rẻ vừa dễ kiếm.
Con cháu biếu bà nhân sâm hay thuốc bổ đắt tiền, bà cũng bỏ một góc và chỉ chung thành với ba vị thuốc Nam trên. Thậm chí bà còn lo nhà hết gừng tươi, nên lại cẩn thận thái ra, phơi khô để dự trữ mỗi khi cần đến.
Hiện bà Đinh Thị Minh đã ở độ tuổi xưa nay hiếm, nhưng sức khỏe vẫn rất tốt và minh mẫn. Hàng ngày bà vẫn giúp con cháu chăm sóc vườn tược, nấu cơm, tính toán chính xác tiền bán hàng tạp hóa của gia đình. Năm 2015, bà còn được nhận danh hiệu “Tuổi cao Gương sáng” của huyện Thường Tín, Hà Nội.
Cụ Nguyễn Thị Bấc (83 tuổi, hàng xóm của bà Minh) chia sẻ: “Tôi cũng mắc huyết áp cao mấy năm gần đây. Tôi uống rất nhiều thuốc ở viện, rồi con cháu đi làm cứ nghe ai mách ở đâu có thuốc hữu hiệu là đi mua về cho tôi, không quản vấn đề đắt hay rẻ, nhưng mãi cũng chưa khỏi bệnh.
May được bà Minh chỉ cho cách uống lá xương sông để hạ huyết áp, tôi kiên chì làm theo lời bà ấy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp của tôi đã duy chì mức ổn định vì nhà có máy đo huyết áp nên con cháu thường xuyên đo cho tôi”.
1475990048_chua-cao-huyet-ap-bang-thuoc-nam-4Nồi lá xương sông mà bà Minh vẫn uống hàng ngày để duy trì huyết áp ổn định
Bà Đặng Thị Minh vui vẻ tâm sự: “Tôi già rồi, người cũng đầy bệnh tật. Chúa thương cho tôi tìm được những vị thuốc lá lẻo dễ kiếm mà lại hiệu quả. Cách đây 2 năm, tôi bị tụt huyết áp, ngã ở sân giếng gãy cả tay. Tôi được hàng xóm mách đi bó gan cóc và gạo nếp của ông lang bên huyện Thanh Oai, may cũng khỏi nhanh. Từ đó, tôi luôn duy trì uống lá xương sông cùng ngải cứu hàng ngày, vậy là huyết áp luôn ổn định, cơ thể khỏe mạnh”.
Xương sông (tên khoa học là Blumea lanceolaria Druce) từ lâu đã được biết đến là một loại rau, vị thuốc trong mỗi gia đình Việt. Lá cây hình thuôn dài, mép có răng cưa.
Theo Dược học cổ truyền, xương sông có vị đắng cay, tính ấm, có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa, thường dùng để chữa cảm sốt, trúng phong hàn, ho suyễn, mẩn ngứa, nôn mửa…
Một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia hay Trung Quốc, cũng sử dụng xương sông như một loại thuốc chữa các bệnh rất hữu hiệu như: sao khô lá xương sông và chườm lên nơi đau nhức do thấp khớp, uống xương sông khi sản hậu đau khớp xương, đau đầu phong và đòn ngã, trị viêm phế quản, lở loét, viêm miệng và dùng làm thuốc ra mồ hôi…