Theo tân dược. xếp viêm họng hạt hay viêm họng mạn tính.
Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt: là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...)
Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ... không cho kết quả lâu dài.
Muốn điều trị bệnh này phải điều trị những viêm nhiễm xung quanh theo chỉ định của thầy thuốc. Ðốt điện hạt viêm chỉ là điều trị triệu chứng mà thôi. Nếu chỉ đốt hạt đơn thuần mà không điều trị viêm nhiễm xung quanh, bệnh sẽ dễ tái phát.
Theo Đông y ,xếp viêm họng hạt thuộc chứng “mạn hầu tý” (mạn có nghĩa: lâu ngày; hầu tý có nghĩa: cổ họng bị nghẽn tắc) - Rất khó chữa trị.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới “mạn hầu tý” là do: phế thận âm hư, tỳ vị hư nhược, thận dương hư suy.
Biểu hiện viêm họng hạt: Cổ họng nghẽn tắc, sùi lên như những chuỗi hạt.
Mạn hầu tý có thể do ngoại tà (tác nhân gây bệnh từ bên ngoài) hoặc nội nhân gây nên. Ngoại tà chủ yếu liên quan tới nhân tố môi trường và thời tiết khí hậu. Nội nhân phần nhiều do chức năng tạng phủ mất điều hòa, chủ yếu là 3 tạng Phế, Tỳ và Thận bị thương tổn.
Trên lâm sàng, thường gặp thể bệnh như sau: Là thành sau họng có nhiều hạt lớn nhỏ như đầu ghim hoặc hạt ngô, có nhiều hạt nối liền với nhau bằng những dây máu đỏ. Thường xuyên Cổ họng nghẽn tắc, sùi lên như những chuỗi hạt….Nếu ngồi phòng máy lạnh nhiều hoặc thời tiết thay đổi, hoặc dùng đá lạnh bệnh nhân cảm thấy ngứa, rát và vướng họng có khi húng hắng ho-à>>Rất khó chịu,
Bệnh nhân bị bệnh lâu ngày thường hay có cảm giác nặng đầu, chóng mặt, tinh thần kém tỉnh táo, hơi thở ngắn, chân tay bải hoải, kém ăn, bụng trướng đầy, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có vết răng, rêu lưỡi trắng. (do đã có tổn thương tới tạng tỳ)
Bài thuốc Nam nghiệm phương sau đây do tôi đúc kết được trong quá trình lâm sàng, đã được dùng điều trị cho nhiều bệnh nhân, hiệu quả phải nói là đáng kinh ngạc với thể bệnh nêu trên (tôi tạm đặt tên là "Bát bảo thang")
Thành phần gồm 8 vị thuốc:
1- Cỏ cứt lợn
2- Kim ngân hoa
3- Ké đầu ngựa
4- Dây Vằng
5- Dàn xay
6- Bạc thau
7- Bạch đồng nữ
8- Hà thủ ô
Các vị thuốc được làm sạch , phơi khô và cắt phương thang theo tỉ lệ nhất định, sau đó cho nước vào ngập thuốc và hãm sôi trong vòng 15 phút, cho bệnh nhân uống như nước chè thay nước lọc, thường bệnh lui ngay trong 3 ngày đầu, khỏi trong khoản một tuần đến 10 ngày. Có người lâu nhất cũng chỉ điều trị trong 15 ngày. Bệnh nhân đầu tiên cách đây trên 3 năm, đến nay không thấy bị trở lại.
Bài thuốc xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm, lần mò và điều chỉnh qua nhiều bệnh nhân để đi đến công thức như trên, về mặt biện chứng có thể chưa được chặt chẽ, nhưng hiệu quả thật tuyệt vời.
Tôi viết bài này Xin chia sẻ với các cụ: Nhiều khi hướng tư duy ra khỏi lý thuyết, nhưng tự mình thừa kế chính hiểu biết của mình đem lại thành công ngoài mong đợi!