Hiển thị các bài đăng có nhãn Gai đôi cột sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gai đôi cột sống. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 6, 2021

Chữa gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống bằng cây phèn đen

 Sử dụng cây phèn đen trị gai cốt sống là một trong những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả khả quan cho người bệnh gai cột sống. Nhiều người đã truyền tai nhau cách thực hiện bài thuốc này tuy nhiên, thực sự cây phèn đen có tốt cho người bị gai cột sống không và lưu ý gì trong quá trình áp dụng mọi người cần tìm hiểu kỹ.

Nên đọc

>> Rau dền gai chữa bệnh gai cột sống bạn đã thử chưa?

>> Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ có hiệu quả không?

1. Cây phèn đen và tác dụng của cây phèn đen trị gai cột sống

Bệnh gai đôi cột sống là một trong những căn bệnh gây nhiều phiền phức cho người bệnh và đây được xem là căn bệnh thuộc dòng thoái hóa cột sống nên sẽ ít có khả năng chữa trị dứt điểm được.

Rất nhiều cách chữa trị được áp dụng, trong đó chữa bệnh bằng các cây cỏ tự nhiên được nhiều người ưu ái hơn. Một trong những bài thuốc đang được người bệnh áp dụng phổ biến để trị gai cột sống đó chính là phèn đen. Vậy cây phèn đen là gì và công dụng của cây phèn đen trị gai cột sống hiệu quả ra sao?

Tìm hiểu tác dụng của cây phèn đen trị gai cột sống

Cây phèn đen chữa bệnh gai cột sống

Cây phèn đen là một trong những cây thuốc nam được khoa học chứng minh có tác dụng hiệu quả trong cách trị gai đôi cột sống. Sự kết hợp giữa cây phèn đen và một số cây thuốc khác sẽ làm tăng tính hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh xương khớp.

Tuy nhiên, nếu chưa hiểu rõ về cây phèn đen và tác dụng của cây phèn đen trị gai cột sống nhiều người sẽ nhầm với cây phèn trắng hoặc những cây mọc dại. Cụ thể, cây phèn đen thường ra hoa vào tháng 8 - 10 hàng năm, loại cây thảo này thường mọc ở ven rừng hoang, các khu vực bờ bụi, ven đường, đôi khi chúng được trồng làm hàng rào. Quả phèn đen có màu xanh khi còn non và màu đen tím khi già. Quả phèn đen ăn có vị ngọt và có hạt nhỏ bên trong.

Công dụng của cây phèn đen trong việc chữa trị bệnh gai cột sống

Theo Đông y, phèn đen có tính lạnh, vị chát, giúp trị viêm nhiễm, hạn chế phù nề. Lá phèn đen có tác dụng trong việc thanh nhiệt, sát trùng, lợi tiểu và giải độc. Chính vì thế, cây phèn đen được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó nổi bật với tác dụng cây phèn đen trị gai cột sống.

Mặc dù chưa có cơ sở khoa học chứng minh nhưng thực tế nhiều bệnh nhân bị gai cột sống giai đoạn nhẹ áp dụng theo cách chữa dân gian này đã thấy hiệu quả tích cực. Ngoài gai cột sống phèn đen còn được sử dụng để điều trị một số bệnh xương khớp khác như đau nhức và thoái hóa. 

2. Bài thuốc từ cây phèn đen trị gai cột sống 

Bài thuốc chữa gai cột sống bằng cây phèn đen rất dễ thực hiện, mọi người chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu và tiến hành điều trị gai cột sống theo các bước sau:

  • Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị

- Phèn đen khô 30 gram

- Lá lốt: 30 gram

- Lá bưởi bung: 20 gram

- Rễ gấc: 10 gram

Cây phèn đen trị gai cột sống thực hiện như thế nào?

Bài thuốc sử dụng cây phèn đen trị bênh gai cột sống

  • Cách thực hiện bài thuốc từ cây phèn đen trị gai cột sống

- Bước 1: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu

- Bước 2: Lá bưởi bung, lá lốt, rễ gấc đem sao vàng lên

- Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi ngập nước, cho 1 - 2 lít nước vào nồi rồi đun sôi

- Bước 4: Đun lửa nhỏ trong vòng 2 tiếng đồng hồ rồi tắt bếp, sau đó rót nước ra uống.

Chia thuốc từ cây phèn đen trị gai cột sống thành 3 phần bằng nhau, uống ngày 3 lần sau bữa ăn khoảng 30 phút. Kiên trì uống cho đến khi thấy hiệu quả.

3. Lưu ý khi sử dụng cây phèn đen chữa trị bệnh gai cột sống

Một số lưu ý cho người bệnh khi sử dụng phương thuốc cây phèn đen chữa bệnh gai cột sống đó là: 

- Trong quá trình sử dụng cây phèn đen, người bệnh không được sử dụng bia rượu hoặc các chất kích thích có hại cho cơ thể. 

- Người bị gai cột sống tuyệt đối không được ăn nội tạng của động vật, nếu không sẽ làm mất đi hiệu quả của bài thuốc. 

- Người bệnh phải hạn chế ăn những thực phẩm giàu đạm và chất béo, vì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến bệnh gai cột sống.

Lưu ý khi dùng cây phèn đen trị gai cột sống

Người bệnh không dùng rượu bia và chất kích thích khi sử dụng cây phèn đen trị gai cột sống

Thực chất, cây phèn đen không chỉ có tác dụng chữa trị bệnh gai cột sống mà còn có hiệu quả đối với rất nhiều căn bệnh khác. Nếu muốn nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh gai cột sống bằng cây phèn đen thì người bệnh cần kết hợp với một số biện pháp chữa trị bằng Tây y hoặc Đông y,…. Người bệnh cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh và có chế độ ăn uống hợp lí để giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Trên đây là bài thuốc từ cây phèn đen trị gai cột sống rất hiệu quả mà chúng tôi chia sẽ. Hy vọng sẽ cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho người bệnh.

12 thg 9, 2016

BẤT NGỜ VỚI CÁCH CHỮA GAI CỘT SỐNG TỪ CÂY NGẢI CỨU

http://phucminhduong.com/bat-ngo-voi-cach-chua-gai-cot-song-tu-cay-ngai-cuu


Ngải cứu là món ăn hàng ngày đáp ứng đủ 3 tiêu chí: ngon, bổ và rẻ. Nhưng ít ai biết rằng thứ rau chúng ta thường dùng này lại chính là thần dược chữa gai cột sống đó! Có tên khoa học Artemisia vulgaris L, cây ngải cứu được dân gian gọi bằng nhiều cái tên quen thuộc như là cây thuốc cao, cây thuốc cứu, ngải điệp, nhả ngải…

Cùng tìm hiểu cách chữa chữa gai cột sống từ cây Ngải cứu


Ngải cứu thuộc loại cây thân thảo. Lá cây ngải cứu ở phần ngọn có hoa không chẻ. Cây ngải cứu là loài cây ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con. Cây ngải cứu cực kỳ ưa mưa, trồng ngải cứu bạn sẽ thấy rõ, sau mỗi cơn mưa chúng thường mọc la liệt như nấm vậy.
Cây ngải cứu thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng vào mùa đông, mùa mưa hoặc rất trong mùa hè. Ngoài công dụng là thứ rau ngon lành để chế biến các món ăn chúng còn có tác dụng như được một loại thuốc khi được sao khô hoặc dùng tươi.

chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Chữa chữa bệnh gai cột sống từ cây Ngải cứu

Bất kỳ dạng nào của ngải cứu đều có thể trở thành thứ thần dược bổ dưỡng cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là trong việc điều trị gai cột sống.
Từ ngàn xưa, ngải cứu đã được truyền tay nhau làm phương thuốc truyền thống quý báu chữa gai cột sống, đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt,…Đến ngày nay, khi nhiều loại thuốc điều trị bệnh gai cột sống được bày bán ở rất nhiều nơi, thì vẫn luôn có không ít người “trung thành” với bài thuốc dân gian này.
Cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu được thực hiện như thế nào? Để chữa bệnh gai cột sống, bạn có thể dùng ngải cứu như loại thuốc uống hoặc dùng ngải cứu như một loại thuốc thoa ngoài da. Tuy cả 2 phương pháp đều có cách thức thực hiện khác nhau nhưng hiệu quả điều trị gai cột sống mà ngải cứu mang lại thì không thể nào phủ nhận được. Trước khi tiến hành bạn không được quên 2 nguyên tắc vàng là dụng cụ sạch và nguyên liệu tươi đâu nhé!

1. Thuốc uống ngải cứu


cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Ngải cứu bài thuốc chữa bệnh gai cột sống vô cùng hiệu quả
Nguyên liệu:
- Ngải cứu: 300gram
- Mật ong: 2 muỗng
Tiến hành:
- Đầu tiên, bạn hãy nhặt bỏ lá vàng, úa và sơ chế sạch với nước
- Bạn giã nát ngải cứu và vắt lấy nước vào cốc thủy tinh
- Bạn hòa nước ngải cứu tinh khiết với 2 thìa mật ong đã chuẩn bị sẵn
Liều dùng:
Sauk hoàn thành khâu chuẩn bị, bạn đã có ngay 1 ly nước ngải cứu mật ong thơm nồng rồi. Hãy uống vào buổi trưa và buổi tối mỗi ngày nhé. Chỉ sau 2 tuần bạn sẽ thấy những hiệu quả bất ngờ đó. Chứng đau nhức sẽ nhanh chóng tan biến và bệnh gai cột sống cũng thuyên giảm hẳn.
Để thấy được nhanh chóng công dụng tuyệt vời của ngải cứu trong quá trình chữa gai cột sống bạn nên kết hợp với phương pháp bôi ngải cứu ngoài da nữa nhé!

2. Thuốc thoa ngoài da từ ngải cứu

Nguyên liệu:
- Ngải cứu
- Giấm nuôi
Bạn cũng cần chuẩn bị thêm dụng cụ là mảnh vải sợi cotton mềm và mỏng nhé!
Tiến hành:
- Đầu tiên, bạn hãy nhặt bỏ lá vàng, úa và sơ chế sạch với nước
- Bạn giã nát ngải cứu
- Bạn tiếp tục đun nóng giấm nuôi cho tới khi đủ nóng
- Bạn đổ 2 nguyên liệu đã tinh chế trên lại với nhau
Liều dùng:
Bạn bọc hỗn hợp vừa làm xong vào trong mảnh vải cotton và lăn dọc đều trên lưng, bạn xoa đều tay trong vòng 15 phút để hỗn hợp có thể ngấm đều vào da. Sau đó, bạn nên nằm nghỉ ngơi khoảng 10 phút, nếu được nên để lưng được massage sau khi lăn vải bọc ngải cứu để hiệu quả hơn nhé! Để hỗn hợp bọc trong vải luôn nóng sẽ tốt hơn cho người bệnh.
Bạn cần điều trị ít nhất 1 tháng và thường thì sau 3 tháng đa số người bệnh sẽ cảm thấy bệnh được thuyên giảm và thậm chí là chấm dứt hẳn.
Ngải cứu là phương pháp điều trị, chữa gai cột sống vô cùng hiệu nghiệm, giá thành rất rẻ và đảm bảo an toàn nữa. Nếu bạn đang bị gai cột sống tấn công, đừng quên thử nghiệm bằng thần dược ngải cứu nhé! Chúc bạn vui khỏe!

11 thg 7, 2013

Gai đôi cột sống

ST



thuannghia | 07 December, 2010 06:43

Rất nhiều người, bị đau lưng, đau cổ gáy, khi đi khám bác sĩ chuyên khoa có chụp X-quang và chụp cắt lớp, kết quả chỉ định là bị "Gai Đôi Cột Sống", và tất nhiên Bác sĩ sẽ nói cho họ biết đó là bệnh nan y, chưa có phương pháp chữa trị hữu hiệu. Nhưng rất ít ai biết rằng Gai đôi cột sống không phải là một bệnh lý và bản thân nó rất ít khi tạo nên hội chứng đau nhức cột sống. Thực chất gai đôi cột sống chỉ là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển các loại bệnh lý về cột sống mà thôi.
  

Gai đôi cột sống là một hiện tượng bẩm sinh hoặc bị hình thành sau khi bị tổn thương
Gai đôi cột sống dịch từ chữ spina bifida tiếng latin nghĩa là cột sống bị tách đôi (split spine). Đây là dị tật bẩm sinh từ lúc sinh do trong qua trình hình thành từ bào thai ống thần kinh (neural tube) không đóng hoàn toàn và phần xương sống nằm phía trên của phần dây sống cũng không đóng hoàn toàn.
  
Bạn có thể hình dung như thế này cho dễ hiểu: để hình thành phần dây sống (spinal cord) có 1 tấm thần kinh sẽ cuộn tròn lại và bọc kính lại, tuy nhiên vì điều kiện tố chất không đầy đủ của bào thai, việc cuốn kính bó thần kinh này sẽ bị hở, phần xương bao bên ngoài cũng bị cuốn hở như vậy nên cột sống không được đóng kín, điều này sẽ làm cho màng bao quanh dây sống lòi ra ngoài theo chỗ hở này khi đó gọi là thoát vị màng não (meningocele).
 

Gai đôi cột sống chia làm ba loại: gai đôi cột sống ẩn (spina bifida occulta) gai đôi có nang (spina bifida cystica) và thoát vị màng não. Vị trí hay gặp là ở vùng thắt lưng và vùng xương cùng, rất hiếm gặp ở vùng cổ gáy. Dạng gai đôi có nang là dạng đáng quan tâm nhất vì dẫn tới mất chức năng 1 phần cơ thể của người bị và cho dù có mổ để đóng lại thì cũng không cải thiện chức năng của dây sống.
 

Hiện nay, người ta cho rằng tỉ lệ bị gai đôi cột sống ở bào thai có thể giảm tới 70% khi người mẹ được cho uống acid folic bổ sung trước khi có thai.
  

Tỉ lệ bị gai đôi cột sống khá cao, khoảng 1-2 trẻ sơ sinh bị trên 1000 trẻ được sinh ra. Tỉ lệ này có khác nhau tuỳ theo dân tộc và vùng địa lý.
  

Biểu hiện bệnh rất thay đổi tuỳ thuộc loại nào, có loại nặng thì bệnh nhân có thể bị liệt, mất cảm giác, không kiểm soát được đường ruột và bàng quang, vẹo cột sống.
  

Loại ẩn là loại nhẹ,  không bị hở mà chỉ có phần xương không đóng kín thôi, lỗ cột sống cũng nhỏ nên dây sống không trồi ra ngoài được. Rất nhiều người bị nhưng hầu như không thấy triệu chứng bệnh lý gì cả.
  

Cũng có người bị triệu chứng bệnh lý thần kinh ở chân và bàng quang do dây sống bị kẹt bên dưới phần cột sống bị hở trong quá trình phát triển của cột sống. Nghiên cứu có hệ thống các nghiên cứu bằng X quang cho thấy không có sự liên quan giữa đau lưng và gai đôi cột sống, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy gai đôi cột sống không phải là hoàn toàn vô hại.
  

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong số những bệnh nhân bị đau cột sống, nếu có gai đôi thì bị nặng hơn, một nghiên cứu khác cho thấy gai đôi có thúc đẩy chuyện bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm rằng không phải cứ 100% người bị gai đôi là bị đau lưng và thoát vị đĩa đệm đâu. Nó chỉ là điều kiện góp phần thúc đẩy trong các loại bệnh về cột sống do quá trình lão hóa mà thôi.
 
Gai đôi cột sống là khái niệm khác hoàn toàn với  Gai cột sống. Gai cột sống không phải là hội chứng bẫm sinh, mà nó là loại bệnh về cột sống, được hình thành trong quá trình phát triển và lão hóa của cơ thể.
 
Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:
Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.
Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.
Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.
  

Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác... Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.
Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.
   

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi "cái gai" đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.
  

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.
Yoga, khí công cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.
  

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.
  

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.
 

Về cơ bản thì chưa có cách chữa trị tuyệt nộc bệnh này. Nhưng có rất nhiều phương pháp để hạn chế triệu chứng bệnh.
  

 Khi điều trị thì thường thường người ta tập trung ở 3 điểm chính: (1) nguyên nhân gây ra cái gai, (2) điều trị dấu hiệu tức là sự đau, (3) điều trị sự hiện diện của gai.
  

Với cái nguyên nhân thì chúng ta biết rằng việc giảm cân để giảm sức nặng lên cơ thể là điểm quan hệ mà chúng ta cần phải làm; thứ hai nữa là tránh những va chạm, những chấn thương mà nó có thể ảnh hưởng thêm lên tình trạng của cái gai.
  

Về điều trị dấu hiệu, tức về vấn đề đau nhức, thì khi cái gai bắt đầu hành tức là nó gây ra viêm - sưng thì trong thời gian ngắn này chúng ta cần phải nghỉ ngơi, tại vì nếu chúng ta hoạt động, nếu chúng ta cử động thì sự viêm - sự sưng đó càng nhiều hơn và nó sẽ càng làm đau hơn.
  

Thế thì chúng ta có thể dùng nước đá để làm giảm cái đau; ngoài ra có những loại thuốc chống viêm không có steroid là những thứ thuốc rất công hiệu làm giảm những cơn đau, thí dụ Ibuprofen hoặc là Paracetamol.
  
Ngoài ra vật lý trị liệu hoặc luyện tập cơ thể cũng giúp rất nhiều, giải toả những ảnh hưởng của gai. Trong một số trường hợp gọi là đau nhiều lắm thì bác sĩ có thể chích steroid tại chỗ để làm giảm viêm và giảm đau tại chỗ.
  

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều loại thuốc chống đau hoặc do nhập cảng hoặc được sản xuất tại chỗ, trong đó người ta có pha thêm steroid trong đó. Tất nhiên là khi pha thêm steroid vào đó thì cái tác dụng chống viêm sẽ rất mau, nhưng mà thuốc đó có thể gây ra một số những tác dụng phụ rất nguy hiểm cho cơ thể.
  

Điểm thứ ba tức là điều trị chính cái gai, trong trường hợp này thì bác sĩ có thể nghĩ đến vấn đề giải phẫu để cắt bỏ cái gai. Hiện thời phương pháp vi phẫu thuật rất là chính xác. Sau khi cắt đi thì cái gai có thể mất đi, tuy nhiên, khi cắt đi rồi thì cái gai có thể mọc trở lại. Về điểm này cần lưu ý là không phải cái gai nào cũng cắt bỏ, mà chỉ cắt bỏ khi được chỉ định hoặc khi gai chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu như tê chân tay hoặc rối loạn đại tiểu tiện.
  
Như đã nói trên Gai đôi sống cổ không phải là bệnh lý nó chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hội chứng bệnh lý về cột sống, như thoái đốt cột sống cổ, thoái hóa đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm. Đây mới là những bệnh cơ bản của đốt sống cổ và gây nên tình trạng đau nhức

   
gai đốt sống và thoái hóa đốt sống
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh.
  

     1- Đốt cột sống.      2- Đĩa sụn (đĩa đệm)     3- Tủy sống và dây thần kinh
 

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc...
 
 
thoát vị đĩa đệm
 
 


thoái hóa đĩa đệm

Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
  

Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, mới đầu chỉ là hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.Khi mắc bệnh, có thể một thời gian dài người bệnh không thấy có cảm giác khác thường, sau đó có các biểu hiện sau:
-Triệu chứng : đau rễ thần kinh cổ cánh tay: Gặp trên 70% bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ có thoát vị đĩa đệm, tổn thương chủ yếu ở các đốt từ C5 đến C7, đau thường xuyên xuất hiện từ từ, lan dần từ cổ xuống vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay, tê bì các ngón 4,5. Đsu 1 bên, ở một vị trí cố định, ngoài ra bệnh nhân còn có cảm giác đau ngoài da vùng thoát vị đĩa đệm, biểu hiện rối loạn vận mạch, rối loạn dinh dưỡng như toát mồ hôi, nôn nao, chóng mặt, teo cơ các vùng chi bị chi phối bởi các nhánh thần kinh ở vị trí tổn thương của cột sống như teo cơ ô mô cái, rối loạn phản xạ cơ tam đầu, gân cơ nhị đầu...
- Nhức đầu chủ yếu vùng chẩm, lan ra thái dương, trán, hố sau mắt, đau tăng khi có thay đổi tư thế, không có dấu hiệu tổn thương thần kinh
- Hội chứng rối loạn thần kinh giao cảm cổ: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt ù tai, mờ mắt, loạn cảm họng, nuốt vướng.
- Đau ngực, đau vùng bả vai lan ra ngực trái, có thêr lan xuống cánh tay, đau tương tự như cơn đau do co thắt mạch vành tim nhưng các xét nghiệm về điệntâm đồ hoàn toàn bình thường
- Nếu có dấu hiệu chèn ép tuỷ cổ: Bệnh nhân thường thấy có dấu hiệu liệt nửa người hoặc tứ chi tăng dần. Khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên.Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não.
Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, "tư thế vẹo cổ", tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.Thoái hóa đốt sống cổ ở đoạn C1-C2 có liên quan trực tiếp tới quay đầu cổ, tới sự nâng giữ đầu. Nếu thoái hóa ở đoạn C4 sẽ liên quan đến sự vận động của cơ hoành. Khi tổn thương ở đoạn đốt sống này người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt...
- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt
Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương. Để đề phòng hiện tượng gãy, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi, gây nguy cơ tử vong, tuyệt đối không được vặn cổ, ấn cổ bệnh nhân, người bệnh tránh nằm gối đầu quá
cao.
  
Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí kịp thời.
- Người bệnh cảm thấy cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau.
- Đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai
- Đau đầu không rõ nguyên nhân
-Trong một số trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt- Đau nhức mỏi từ bả vai lan xuống cánh tay hoặc như có kim châm tê tê suốt dọc phía trong cánh tay, khiến người bệnh khó khăn khi nâng tay lên hoặc hạ xuống. Nếu trầm trọng, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng phức tạp hơn như cảm giác khó nuốt, thấy vướng ở cổ, choáng váng...- Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)... làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Những bệnh thường gặp ở đốt sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là bệnh viêm khớp, làm cho đốt sống cổ thoái hóa nặng, hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau.
Bệnh có thể diễn ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lồi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoái vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào hinh ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI
 
Do vậy người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện và xử trí kịp thời.
Lưu ý: Hình ảnh Xquang không thể nhìn thấy được các hình ảnh tổn thương do chèn ép tuỷ, chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh hẹp các khe khớp, hẹp lỗ liên hợp các ống sống, hình ảnh chồi xương, mọc thêm xương. Bệnh có thể chủ yếu điều trị nộị khoa tức là dùng thuốc kết hợp với các phương pháp không dung thuốc khác, cũng như cần được khám, chẩn đoán loại trừ các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa.
Một số cách điều trị:
- Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau như alaphan, viatril-s nhằm làm tăng tái tạo sụn khớp, hạn chế quá trình thoái hóa. kết hợp với biện pháp trị liệu, xoa bóp vùng gáy, vùng mặt và vùng bụng. Nên dùng thêm vitamin E 400 UI, ngày một viên và uống đều đặn hằng ngày
1/ Thuốc điều trị tác dụng nhanh:
- Thường dùng các thuốc chống viêm không steroid như Voltaren, Felden, Diclophenac...trong đó cácthuốc có thời gian bán huỷ nhanh thường tốt hơn loại chậm, liều dùng cần giảm liều ở người già và thận trọng với những người suy gan, tim, thận,.
- Các thuốc giảm đau: Đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoái hoá khớp nói chung, nhóm này ít độc với dạ dày và thận hơn là nhóm thuốc chống viêm không steroid, cách dùng thuốc giảm đau cũng tuân theo sơ đồ bậc thang của OMS (thăm dò để tìm ra liều tối thiểu mà có tác dụng điều trị trên bệnh nhân), thuốc thường dùng là Paracetamol.
2/ Thuốc chống thoái khớp tác dụng chậm: Đây là một nhóm thuốc điều trị mới, được đặc trưng bởi hiệu quả đối với triệu chứng xuất hiện muộn (trung bình khoảng 2 tháng), tuỳ từng loại thuốc cụ thể mà có tác dụng chủ yếu là kích thích tế bào sụn khớp sản xuất ra proteoglycan có cấu trúc bình thường hoặc có tác dụng giảm huỷ sụn khớp, hoặc có tác dụng bôi trơn và bao phủ sụn khớp, ngăn cản sự mất proteoglycan bởi các khuôn sụn... Hiệu quả này được duy trì cả sau khi ngừng điều trị(sau 2 đến 3 tháng). Tuy nhiên, thường thuốc phải được dùng kéo dài từ 1 đến 2 tháng hoặc hơn nữa trong một liều trình, thuốc thường được dung nạp tốt, ít tác dụng phụ, gồm một số các thuốc như sau: Glucosamin sulphat; Chondroitine suphat, Acide Hyaluronic...
Sản phẩm mới Cartoxll : với những tính năng tối ưu và hiệu quả điều trị cao , Đặc hiệu với tất cả các dạng bệnh xương,Thoái hoá khớp ,thoái hoá đốt sống nguyên phát thứ phát như thoái hoá khơp cổ thoái hoá khớp vai cánh tay ,viêm quanh khớp ,thoái hoá cột sống,loãng xương, đau lưng,gãy xương ,loạn dưỡng xương khớp,viêm khớp mãn tính và cấp tính

Liều dùng :Người lớn uống từ 2 đến 4 viên/ngày *3 lần mỗi ngày trong khoảng thời gian 1 tháng tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh .Thông thường điều trị từ 2 đến 3 tháng thì đáp ứng điêu trị đáng kể .Bệnh nhân sẽ thấy thuyên giảm rõ rệt .Có thể kết hợp với Viartril-s hoăc Glumin 500 để đạt hiệu quả điều trị cao
    

Tóm lại mà nói khi bị đau lưng cổ đi khám bác sĩ, và bị chỉ định bệnh lý là Gai Đôi Đốt Sống Cổ, không có nghĩa là bạn đang bị đau nhức hoặc có các triệu chứng liên quan khác do nguyên nhân Gai Đôi Đốt Sống Cổ gây ra, mà chính là do các hệ quả bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây ra.
  
Chỉ định giải phẩu chỉ khi có tình trạng thoái hóa hoặc thoát vị đã chèn ép lên dây thần kinh, hoặc vẹo lệch cột sống, hoặc hoạt động quá khó khăn mà thôi.
 
Cho dù là y lý cổ truyền, ta hay tây y, biện pháp tối ưu nhất vẫn là Vật Lý trị liệu mà thôi. Châm cứu cũng chỉ là biện pháp giảm đau tức thời không có giá trị đào thải tuyệt nộc căn bệnh
  
Đặc biệt trong hội chứng gai đốt sống, thì giải phẫu, châm cứu hay thuốc uống cũng chỉ là những biện pháp dập tắt triệu chứng tạm thời.
  
Biện pháp mà nền y khoa nào (cổ truyền hay hiện đại) cũng cho là tối ưu nhất là xoa bóp, vận động thích hợp, tập luyện và thư giãn.
   
Trong đó Khí Công là một biện pháp mà hiện nay giới Tây Y đánh giá là liệu pháp an toàn, chắc chắn, và hiệu quả nhất
   
Sau đây là bộ Khí Công "Song Thủ Tứ Linh Công", một bộ khí công đặc trị có công hiệu cao cho hội chứng thoái hóa đốt sống cổ và gai đốt sống cổ:

(xem tiếp phần 2)
(Sưu tầm và biên soạn Thuận Nghĩa)