Hiển thị các bài đăng có nhãn rắn cắn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn rắn cắn. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 8, 2017

Chữa rắn cắn bằng mã đề

Rắn độc cắn, chó dại cắn là một tai nạn hay gặp, đặc biệt ở nông thôn và miền núi. Nếu không biết cách sơ cứu kịp thời, nhiều khi bị biến chứng dẫn đến tàn phế, thậm chí trong một số trường hợp nặng có thể tử vong.
Hàng năm trên thế giới có 30.000 đến 40.000 người bị rắn độc cắn, trong đó tử vong khoảng 2000. Nước Mỹ có 6000 đến 8000 người bị rắn cắn mỗi năm, tử vong do rắn hổ cắn là 9%, do rắn lục là 0,2%. Tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Bạch mai, Hà nội, tỷ lệ tử vong do rắn hổ cắn trong những năm 1987 - 1991 là 20%, thời gian 1991 - 1993 là 11,9% (trong tổng số 71 bệnh nhân), thời gian tháng 1 đến tháng 10/1998 là 7% (86 bệnh nhân), không có tử vong do rắn lục cắn.
Cay ma de: Bai thuoc quy hut doc to, cuu song nguoi bi ran can, cho dai can chi trong 1 phut - Anh 1
Cây mã đề có tác dụng hút độc khi bị rắn cắn
BÀI THUỐC CHỮA RẮN CẮN BẰNG HẠT CHANH
Tai nạn rắn cắn thường xảy ra vào mùa hè (vì rắn là loại động vật ngủ đông). Khi nhìn vết răng cắn để lại trên da, có thể phân biệt rắn độc với rắn thường. Vết răng rắn thường cắn là một vòng cung, đều nhau. Còn rắn độc sẽ để lại 2 vết sâu hơn hẳn các vết răng khác, đó là 2 móc độc. Nọc rắn đi vào cơ thể theo đường bạch mạch, do đó khi bị rắn cắn cần ga rô bạch mạch mới có tác dụng, không ga rô động mạch hay tĩnh mạch.
Tuy nhiên, khi bị rắn cắn, chó dại cắn, bạn nên bình tĩnh, rửa thật sạch vết thương bằng nước muối 9%. Không nên nặn, bóp quá nhiều làm nọc độc vận chuyển nhanh về tim gây nguy hiểm cho người bị rắn cắn.
Cay ma de: Bai thuoc quy hut doc to, cuu song nguoi bi ran can, cho dai can chi trong 1 phut - Anh 2
Cây mã đề có tác dụng hút độc khi bị chó dại cắn
BÀI THUỐC LÁ ỚT CỨU SỐNG NGƯỜI TAI BIẾN
Theo lương y Âu Văn Định (Hội Đông y tỉnh Tuyên Quang) thì cây mã đề có tác dụng rất tốt trong việc hút độc ở các vết thương do rắn cắn, chó dại cắn.
Mã đề, còn gọi mà mã đề thảo, xa tiền, nhà én, su ma… có tên khoa học là Plantago asiatica L.(Plantago major L. var. asiatica Decaissne). Cây thuộc họ Mã đề. Sở dĩ có tên là mã đề, xa tiền là vì người ta cho rằng loại cây này mọc ở vết chân ngựa kéo xe
Mã đề là loại cây sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở gọn và gốc lá.
Hoa mã đề mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa đều, lưỡng tính, đài 4, xếp chéo, hơi dính nhau ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá dài.
Theo các nghiên cứu hiện đại, mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ. Trong lá và thân mã đề có chứa một loại chất hóa học có tên là aucubin được chứng minh là có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.
Chính vì vậy, mã đề thường được sử dụng để hút những mảnh vụn, chất độc, thậm chí là mảnh thủy tinh nhỏ khỏi da. Loại lá này cũng được sử dụng để làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc.
Cay ma de: Bai thuoc quy hut doc to, cuu song nguoi bi ran can, cho dai can chi trong 1 phut - Anh 3
Cây mã đề có tác dụng hút độc trong các vết thương
NGƯỜI KẾ THỪA BÀI THUỐC TRỊ TAI BIẾN THỜI LÊ
Cách dùng đơn giản như sau:
Ngay khi bị rắn cắn hoặc chó dại cắn, hãy lấy khoảng 10 ngọt lá cây mã đề (bao gồm cả lá và cuống lá) cho người bị rắn cắn nhai kỹ trong miệng và nuốt phần nước, phần bã của mã đề sẽ dùng để đắp vào vết cắn để cấp cứu giải độc.
Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh thì dùng lá mã đề giã nát, chắt phần nước đổ vào miệng nạn nhân, phần bã dùng để đắp vào vết thương.
Chất aucubin trong mã đề sẽ hút sạch độc tố nhanh chóng và hiệu nghiệm.
Chú ý: Bài thuốc áp dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì liều lượng khác nhau. Ngay sau khi sơ cứu người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nơi thường trú.

An Bình
Theo Đời sống Plus

29 thg 1, 2014

Chữa rắn cắn bằng thuốc nam

ST

Khi bị rắn cắn, cần nhanh chóng ga rô trên vết cắn 2cm (1 giờ lới ga rô 5p’; không để ga rô quá 3 giờ) và vệ sinh chỗ rắn cắn, dùng dao con đã khử trùng nhẹ nhàng cạo kỹ, cạo đi cạo lại chỗ cắn, khi cạo ấn nhẹ dao, nắm bóp để các răng lòi ra hết, chỗ cắn dỉ máu ra càng tốt nếu máu không ra thì nhẹ nhàng khêu vào chỗ vết răng cắn ấy cho rỉ máu ra, sau đó có thể dùng 1 quả chứng gà đập đầu to (không để chứng vỡ), lấy con dao nhẹ nhàng bỏ vỏ và vỏ mềm ở đó đi, to nhỏ tùy theo vết răng cắn, lỗ thủng phải tròn đều và nhẵn khi úp vào chỗ cắn không đau, không bị chảy mất nước trứng, úp vào chỗ cắn giữ trứng ở đấy khoảng 15 phút hoặc lâu hơn cũng được, bỏ quả chứng ấy đi, rửa sạch chỗ rắn cắn lại nặn bóp cho máu rỉ ra rồi lại úp quả chứng khác như thế, thường úp 3 đến 5 quả là hết độc.
Kết hợp với uống thuốc cơ thể dùng 1 trong 10 bài thuốc nam sau:
Bài 1: lấy khoảng 20 gam rau răm, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp vào chỗ rắn cắn.
Bài 2: Lá lưỡi liềm 1 nắm, rễ cỏ may 1 nắm, giã nát vắt lấy nước uống, sau 30p’ cho uống và đắp như vậy một lần nữa.
Bài 3: Cây kim vàng 30g giã mịn, phèn chua 6g chộn đều lọc nước uống, bã đắp vào vết thương. Cứ 30 phút cho uống thêm một lần. Sau 2 giờ cho uống tiếp 1 lần, thường uống 2 – 3 ngày là ổn.
Bài 4: Cây rau ngổ tươi rửa sạch 1 nắm giã nát vắt nước bôi vết thương, sau lấy bã đắp lên vết thương.
Bài 5: Cây cọng tôm, cây cỏ giác, cây dưa chuột trời, lá ớt cay, là sắn dây, lá cây vòng lồ, cây chân vịt, lá cây bồ cu vẽ. Tất cả giã trắt lấy nước uống, hoặc sắc uống, uống càng nhiều giải độc càng nhanh.
Bài 6: Cây lá phèn đen rửa sạch, giã nhỏ vắt nước cho bệnh nhân uống, bã đắp vào vết rắn cắn băng lại. ngày làm 2 lần.
Bài 7: Cỏ chỉ thiên 2 phần, lá xuyên tiêu 2 phần, lá găng có gai 1 phần rửa sạch, sấy khô, tán bột cho vào lọ dùng dần khi bị rắn cắn dùng 20 – 30g bột hòa với nước sôi nóng cho bệnh nhân uống; trộn bột thuốc với nước nóng làm thành dịch dẻo đắp vào vết rắn cắn băng lại ngày uống đắp 2 -3 lần.
Bài 8: Lá cây lưỡi rắn 100 – 150g, thuốc nào 1 điếu, 2 thứ giã nát thêm một bát nước vào đun sôi để nguội vắt nước uống, bã đắp lên vết cắn, ngày làm 2 – 3 lần.
Bài 9: Lá cây bồ cu vẽ tươi 50g giã nhỏ thêm ít nước vắt lấy nước uống với nước muối hùng hoàng. Bã đắp lên vết cắn.
Bài 10: Cây lưỡi rắn 50g, lá phèn đen 40g, lá găng có gai 30g lá rau rắm 20g, rễ cây cúc áo 20g, sao vàng hạ thổ, cho 3 bát nước sắc còn 1 bát, chia 4 lần uống trong ngày, uống liền 4 đến 5 ngày.


                                     TTƯT BSCK II Nguyễn Hồng Siêm

Bài thuốc chữa rắn cắn hiệu quả cực nhanh chỉ từ cây dại dễ kiếm

Dù không một tấm biển quảng cáo nhưng khi đến xã Thọ Lâm (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), hỏi ông Tuấn chuyên chữa rắn cắn bằng lá cây cỏ dại thì ai cũng biết.

Với phương pháp giã lá cây thuốc bí truyền vắt lấy nước uống 1 lần sau 10 phút là có thể vô hiệu hoá tác hại của nọc rắn, ông Tuấn được biết đến là người “khắc tinh” của các loại rắn độc.
Bài thuốc quý từ cây, cỏ dại
Dịp tình cờ trở lại huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) công tác, chúng tôi được nghe người dân rỉ tai râm ran những câu chuyện về tài chữa rắn độc cắn thần kỳ của ông An Văn Tuấn (74 tuổi). Ở xứ Thanh, người ta thậm chí chẳng ngần ngại gọi lão nông đã qua tuổi gần đất, xa trời này bằng biệt danh “vua” trị rắn độc nhờ sở hữu bài thuốc Nam đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.
Để hiểu rõ thực hư, chúng tôi cất công lặn lội về tận thôn Tân Phúc, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân để tìm vị “vua” rắn độc này.
Phải mất nhiều lần hỏi thăm đường, PV mới tìm đến được làng nơi ông sinh sống. Ông Tuấn nay đã bước sang cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng trông dáng vóc vẫn còn quắc thước, nhanh nhẹn lắm. Đang lúi húi bên vườn cây thuốc trước nhà, thấy có khách tới, ông Tuấn bỏ dở công việc cuốc đất, hồ hởi pha trà mời chúng tôi.
Vừa nhấp chén trà đặc, thơm nóng, ông bắt đầu kể cho PV những câu chuyện về cái nghề của mình: “Bài thuốc cứu giúp những người bị rắn độc cắn thoát khỏi tử thần là do một người dân tộc Mường ở Tây Bắc truyền lại cho tôi trong một lần ghé thăm nhà”.
Bài thuốc chữa rắn cắn hiệu quả cực nhanh chỉ từ cây dại dễ kiếm.
Ông An Văn Tuấn – khắc tinh của các loài rắn độc.
Ông Tuấn kể lại, lúc bấy giờ vào năm 1974, ông đang là bộ đội trên vùng Tây Bắc. Có lần đồng đội tôi bị rắn xanh cắn dẫn đến tử vong vì không có thuốc thang và được cứu kịp thời. Xuất phát từ nguyên nhân đó, ông Tuấn đã quyết tâm tìm hiểu các loại cây cỏ dại trong rừng để hy vọng có thể tìm ra một loại thuốc chữa cho những người bị rắn cắn.
Cơ duyên cũng đã đến với ông trong một lần đơn vị được lệnh di chuyển lên phía bắc vùng Tây Bắc. Tối hôm đó, giữa lúc đang trò chuyện tại một nhà người dân trong bản, ông được một người thầy trong bản tên Krong đồng ý dạy cách chữa trị độc rắn bằng lá cây cỏ trong rừng.
Ngay sáng hôm sau, ông Tuấn theo thầy vào rừng nhìn mặt cây thuốc. Sau lần đó, ông ghi chép tất cả những gì được thầy dạy và những cây thuốc vào sách vở để khỏi quên. “Khi mới bắt đầu đi tìm cây thuốc, tôi cũng thấy khó khăn lắm. Giữa rừng đủ các loại cây, việc phân biệt cây thuốc với những cây khác rất khó khăn. Nếu lấy nhầm, thì thuốc sẽ không có tác dụng mà ngược lại nó còn gây hại cho người uống”, ông Tuấn tâm sự.
Sau này, ông tiếp tục đi khắp nơi để tìm hiểu các loại rắn độc cũng như các loại cây thuốc quý để từ đó có những bài thuốc chữa trị tốt nhất. Không ngại ngần chia sẻ những kinh nghiệm cũng như các bài thuốc chữa bệnh, “vua” khắc tinh rắn độc cho biết: “Bài thuốc chữa rắn cắn rất đơn giản, chỉ là những lá cây cỏ dại trong đời sống hàng ngày mà chúng ta cũng có thể bắt gặp như: Lá cây nghể rong, cây phèn đen, lá cây kim hoàng, lá bồ ngót…”. Ông đem trộn lẫn lộn các vị với nhau rồi giã ra lấy nước để uống. Những cây thuốc này nhìn bề ngoài không khác gì những cây thường, nhưng lại có công hiệu đặc biệt với mọi loại rắn độc.
Tùy vào trường hợp bị rắn gì cắn, thời gian bị cắn, ông Tuấn chế những liều lượng khác nhau cho bệnh nhân uống. Uống thuốc xong, ông luôn dặn dò rất cẩn thận về các trạng thái mà người bị rắn cắn có thể sẽ gặp như tức ngực, khó thở hay nôn mửa. Thông thường đối với bài thuốc trị rắn độc cắn, ông chỉ cho uống duy nhất 1 lần và sau 10 phút là bệnh nhân khỏi hoàn toàn.
Tác dụng cực nhanh
Nói chuyện về hành trình gần 30 năm chữa bệnh cứu người, ông Tuấn cho biết: “Khi người bệnh đến, tôi chỉ cần nhìn vào vết cắn là có thể đã xác định được đó là loại rắn nào. Như rắn khô mộc sau khi cắn thường có tấm đỏ xuất hiện nơi chân lông. Rắn hổ mang cắn thì toàn bộ cơ thể nóng ran lên, hoại tử, vết thương phù nề. Rắn lục cắn chỗ nào bị thâm chỗ đó và làm cho máu đông lại nhanh chóng và rất nguy hiểm, còn rắn cạp nia cắn thì không gây đau đớn nên nhiều người tử vong vì chủ quan.
Phương thuốc chữa bệnh của ông Tuấn là tổng hợp của các loại lá. Nhiều cây thuốc ông trồng được trong vườn những cũng nhiêu vị phải đi lấy trên đồi núi. Mỗi một loại cây thì lấy khoảng 4 đến 5 lá, giã nhỏ rồi lấy nước cho bệnh nhân uống ngay. Nếu người nào không há được miệng thì phải cạy miệng ra hoặc dùng ống đổ thuốc vào kịp thời.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo sau khi uống thuốc xong, bệnh nhân phải cấm kỵ việc ăn trứng gà vì nếu sau khi uống thuốc rồi mà ăn trứng thì nọc độc theo đó lại xâm nhập trở lại vào hồng cầu và nó lại phát tác các triệu chứng gây nguy hiểm tới tính mạng. Nói về cuộc đời chữa độc rắn cắn, ông Tuấn cho biết: “Gần 30 năm nay, tôi đã chữa khỏi cho hàng ngàn người bị rắn độc cắn. Những người tìm đến chưa bao giờ tôi phải bó tay. Có trường hợp khi đến trong tình trạng tê liệt toàn thân những sau đó đã lành lặn hoàn toàn”.
Trong mấy chục năm chữa bệnh cứu người, ông vẫn còn nhớ như in họ tên, tuổi, triệu chứng của những ca nặng. Gần đây nhất vào năm 2012, anh Đoàn Văn Quang, trú tại thôn Đăng Lâu, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị rắn khô mộc cắn trong lúc đang chặt củi trên đồi. Do cũng biết một số loại thuốc lá nên anh Quang đã tự mình hái thuốc chữa. Ban đầu thấy dấu hiệu bệnh có vẻ thuyên giảm nên chủ quan dừng uống thuốc.
Sau một thời gian thấy chỗ vết rắn cắn ngày càng thâm đen, phù nề, có dấu hiệu hoại tử. Đang trong lúc tình trạng nguy kịch thì anh được mọi người mách tìm đến ông Tuấn. Khi đến nơi, khắp người anh Quang đã bị nổi mẩn đỏ, cơ thể không còn sức cử động. Tuy nhiên, chỉ sau một chén thuốc của ông Tuấn, anh Quang đã cử động được, các nốt đỏ trên người dần biến mất.
Trường hợp khác là anh Bùi Văn Thành ở Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa lên đồi chặt cây để chuẩn bị trồng keo, bạch đàn bị một con rắn lục xanh cắn vào cổ chân. Hai tiếng sau, toàn thân bị phù nề, khó thở và có biểu hiện co giật mạnh. Hoảng hốt gia đình đưa anh lên đến nhà ông Tuấn. Sau khi được uống thuốc, anh Thành đã thoát chết trong gang tấc.
Không chỉ có tiếng tại vùng mà người dân nơi khác cũng đã tìm đến ông cầu cứu mạng sống. Đó là trường hợp chị Nguyễn Thị Vân, ở Nga Sơn, Thanh Hóa lặn lội đến ông vì bị rắn cạp nia cắn, làm cho toàn cánh tay thâm tím, phù nề. Vì đường xa nên khi đến nơi thì chị Vân đang trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc 10 phút, cánh tay dần dần hết thâm, cơ thể linh hoạt trở lại.
Dù có được bài thuốc bí truyền nhưng ông Tuấn lại không sử dụng bài thuốc này để làm kế mưu sinh, mà hàng ngày vợ chồng ông vẫn cày cấy, làm nông nghiệp để nuôi con cái. Khi nào có người bị rắn cắn, cần đến thuốc giải là ông sẵn sàng giúp đỡ.
Chuyện ông Tuấn chữa độc rắn đã được chứng minh.
Nói về bài thuốc khắc tinh của các loài rắn độc, ông Hoàng Văn Hải, Trưởng thôn Tân Phúc, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân - Thanh Hóa) cho biết: “Việc ông Tuấn dùng lá cây để chữa khỏi rắn độc cắn cho người dân đã được biết đến từ lâu. Chúng tôi không biết ông dùng những thứ lá gì để chữa bệnh. Nhưng thực tế, ông đã chữa khỏi cho rất nhiều người trong và cả ngoài huyện. Nên bà con hàng xóm rất quý mến và gọi ông với cái tên thân mật là khắc tinh của loài rắn độc”.

24 thg 11, 2013

Chữa rắn cắn bằng đu đủ non

TRỊ RẮN CẮN BẰNG ĐU ĐỦ NON


Rắn là loài động vật săn mồi từ khi trời chập choạng tối đến sáng hôm sau. Vì vậy, hàm lượng và độ độc của nọc rắn lúc này sẽ nhiều hơn thông thường. Nếu bị rắn cắn vào thời điểm này, nạn nhân sẽ gặp nguy hiểm nhiều hơn. Theo kinh nghiệm Đông y, có thể dùng trái đu đủ non để sơ cứu tại chỗ vết rắn cắn nhằm giữ tính mạng cho nạn nhân. Cách thực hiện như sau:
- Thắt garo cách vết rắn cắn 5 - 10cm về tim, xiết vừa đủ chặt. Cứ 20 phút lại nới nhanh về phía tim khoảng 5cm.
- Nặn máu độc ra cho đến khi hết.
- Dùng dao đâm vào trái đu đủ non (cỡ bằng một nắm tay).
- Lấy bông gòn thấm mủ đu đủ rồi đắp lên vết thương do rắn cắn.
- Có thể dùng garo định vị miếng bông gòn trên vết cắn.
- Bổ nhỏ trái đu đủ (lấy cả vỏ lẫn hạt), giã nát.
- Thêm 1 chén nước vào, khuấy đều.
- Vắt lấy nước rồi cho người bị rắn cắn uống. Cứ 15 phút uống một lần. Mỗi lần 3 muỗng canh, cho đến khi muốn đi đại tiện.
- Sau đó, chuyển bệnh nhân đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để tiếp tục chữa trị.


Thuốc đuổi rắn
Ngoài việc sử dụng cây xanh, nếu muốn xua đuổi rắn ra khỏi khu vực sinh sống, hoặc để rắn không lại gần mình, người dân có thể chế thuốc để đuổi rắn bằng cách lấy 10 củ nén giã nhỏ trộn với 5g hùng hoàng hoặc dùng 1 củ tỏi, 10 nhánh hành hương và một ít thuốc lá sợi, giã nhỏ, đựng vào một túi vải, đeo bên mình. Mùi dược liệu bốc ra sẽ làm rắn tránh xa.
(Theo dược sĩ Đỗ Huy Bích)
Quan niệm sai lầm
Một số người cho rằng cây sả, cây lưỡi hổ cũng có tác dụng xua đuổi rắn. Tuy nhiên, theo lương y Công Đức, cây sả chỉ là một loại gia vị thường dùng để làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn làm từ rắn chứ không hề có chức năng đuổi rắn. Còn cây lưỡi hổ (còn gọi là cây lưỡi cọp vằn, hổ thiệt vằn, hổ vĩ) không có tác dụng đuổi rắn. Vì loài cây này không tiết ra tinh dầu hoặc chất gì có thể làm rắn sợ mà tránh xa cả.
SƯU TẦM

Clip: http://www.youtube.com/watch?v=H-zJjw51oDw