31 thg 8, 2013

Chữ Phúc

ST

Mạn bàn về chữ “Phúc”

Trong quan niệm cổ truyền của gia đình người Việt, chữ “Phúc” có vị trí quan trọng hàng đầu. "Nhà có phúc" là ước vọng, là niềm vinh dự của người Việt Nam. Vì lẽ đó, cứ Tết đến xuân về, người ta thường viết chữ “phúc” trên một tờ giấy đỏ vuông dán ngoài cửa và xem như là một lá bùa chúc tụng điều may mắn trong năm.

Uớc vọng đầu năm của hầu hết người dân Việt không thể thiếu chữ "Phúc". Cụ Nguyễn Công Trứ có đôi câu đối vừa hóm hỉnh nhưng không kém phần tinh tế và sâu sắc của hương vị ngày xuân: Chiều ba mươi, nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng "Bần" ra cửa/ Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông "Phúc" vào nhà. Lại nữa, có một câu chuyện trong dân gian kể rằng: đời vua Gia Long, có người lập nhiều công trạng, nhà vua hỏi muốn được thưởng gì thì người ấy thưa rằng: "Hạ thần chỉ xin được một chữ "Phúc" mà thôi".
Vua cười đáp rằng: "Tiền bạc, chức tước thì ta có thể ban, chứ Phúc thì chỉ có trời ban mà thôi, cả dòng họ ta chỉ nhờ có chữ Phúc mà vinh hiển nhiều đời". Thật vậy, dòng họ nhà Nguyễn đã lót chữ Phúc vào tên của mình (vua Gia Long là Nguyễn Phúc Ánh). Trên khắp nước Việt Nam, nhiều địa danh đã chọn chữ "Phúc": tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Phúc Thọ (Hà Nội)...
Chữ "Phúc" là từ Hán Việt, người miền Nam đọc là "phước". Chữ "Phúc" trong giáp cốt văn là hình tượng hai bàn tay bưng hũ rượu đứng trước bàn thờ. Như vậy, chữ "Phúc" vốn được xem là điều tốt lành do cầu cúng mà có được.
Theo đó, "Phúc" có nghĩa là "thuận lợi", "đồng thuận". Thuận có nghĩa là từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài đều thông suốt, không có gì trở ngại. Trên thuận trời đất, dưới thuận vua tôi, dưới nữa thuận cha mẹ, con cái. Đời sống tinh thần bên trong và đời sống vật chất bên ngoài đều thuận lợi không có gì trắc trở, như vậy gọi là thuận, là Phúc. Một điều thật thú vị là câu chúc Tết của người phương Tây thường đề cập đến hạnh Phúc, sức khỏe và thành đạt, đứng ở góc độ nào đó có sự tương đồng như Phúc, Lộc, Thọ mà ở phương Đông người ta tâm niệm.

Cả Âu lẫn Á đều đặt "Phúc" lên vị trí hàng đầu, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thêm một chút mới thấy chữ "Phúc" của phương Đông rất rộng lớn, mênh mông và tinh tế. Người Trung Hoa chơi chữ bằng cách vẽ hai con dơi đâu cánh lại, ngụ ý là trùng phúc, họ còn vẽ thêm một lúc năm con dơi biểu tượng cho ngũ phúc (ngũ phúc lâm môn) mà sách Hồng Phạm viết: "Ngũ phúc, nhất viết Thọ, nhị viết Phú, tam viết Khang minh, tứ viết Du hảo đức, ngũ viết Khảo chung mệnh" (Năm phúc: sống thọ, giàu có, bình an, đức tốt, chết vào tuổi già).
Theo Từ điển Khai Trí Tiến Đức thì "Phúc" là điều hay, điều tốt, do việc làm nhân đức mà ra. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên trong tâm thức của người Việt, từ lâu đã quan niệm phúc bao giờ cũng đi đôi với đức. Thuật ngữ "Phúc đức" luôn gắn liền nhau. Chính điều này đã làm sâu sắc thêm triết lý nhân duyên của nhà Phật và đem lại màu sắc tích cực cho hai chữ họa phúc (Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai). Phúc dày hay mỏng cũng do chính con người can dự quyết định.
Chữ Phúc chính là một ân huệ mà con người tự tạo ra qua những hành động tốt của mình. Nó là những hạt giống tốt được tay người tự gieo trên những mảnh đất mà ta thường gọi là phúc điền (ruộng phước). Do quan niệm họa phúc ở đời là sợi dây gieo nhân gặt quả, nên người Việt Nam chú trọng đến việc "làm ơn, làm phước".
Hơn thế nữa, mỗi hành động, việc làm của chúng ta không những ảnh hưởng đến bản thân ta mà còn lưu lại kết quả cho thế hệ sau. Nhà có phúc là nhà có được cuộc sống bình yên thanh thản, đặc biệt là có hậu vận tốt. Muốn được đức phải có phúc và ngược lại đức sẽ đem lại phúc, đó là quy luật. Nội dung của đức phụ thuộc điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa, tôn giáo,... Ví như đức của Nho giáo là ngũ thường, đức của Phật giáo là ngũ giới (năm điều cấm), đức của Kitô giáo là 10 điều răn của Chúa... Dù văn chương chữ nghĩa có khác nhau, nhưng chung quy về đức ở mỗi dân tộc, mỗi thời đại đều có chung quan niệm nhằm mưu cầu lợi ích cho mọi người.
Ngày nay, khi kinh tế có chiều khởi sắc, dường như người ta ít đặt, hay lãng quên chữ "Phúc" trong mối quan hệ với "đức" hay "thiện" (phúc đức, phúc thiện) mà thường đặt "Phúc" trong mối quan hệ với chữ "đạt" (thành đạt) hay "lợi" (phúc đạt, phúc lợi).
Ngạn ngữ Lào có câu: "Hạnh phúc là kết quả của những hành vi đạo đức". Hi vọng rằng dù lịch sử có thay đổi như thế nào đi nữa thì quan niệm về chữ "Phúc" của dân tộc, của mỗi gia đình, của mỗi người chúng ta sẽ mãi mãi là "mã di truyền" tốt đẹp trong đời sống văn hóa người Việt.

Chữ Phúc
Lưu Nhơn Nghĩa

Được bạn hiền Phạm quốc Bảo tặng cuốn sách " Dấu vết Văn hóa Mỹ ", tập 2 , trang 84-86, bài " Chữ Phúc treo ngược ". Xin kể lại sơ lược câu chuyện trong quán Tàu . Ba người đàn ông Việt, tuổi trên 50 (tính từ 1995 ) ngồi ăn bàn chuyện chữ nghiã.

" Này, nhìn thử ba chữ treo hàng dọc trên tường kia...Đúng đấy ,thấy gì không ?

Ba chữ Tàu treo một hàng dọc như thế, loại dốt như tôi cũng đoán được là Phúc Lộc Thọ chứ gì? Phải không anh Tân? Sao lại cười, tôi đoán sai à?

Cậu đoán đúng, tôi cười vì anh Việt đã nhìn ra chữ " Phúc lộn " ngược.

Lộn ngược ?...Để tôi xem có còn nhớ chữ Tàu nữa không nha anh Tân. Chữ Phúc viết theo Hán văn là từ trái sang phải và từ trên xuống dưới thì gồm bộ " Kỳ "chỉ về thần thánh, trên cùng là chữ nhứt là một, giữa chữ khẩu là miệng, dưới là chữ điền là ruộng. Phúc đạy là Hạnh Phúc, chứ không phải chữ Phúc trong nghiã bạn tâm phúc.

   -Phúc đó là bụng, gồm có bộ " nhục " ( thịt ) và chữ " phục " là trở về. Bộ " nhục " thì khỏi nói, phải nhớ. Còn chữ " phục " thì trên là chữ " nhân "( người ), giữa chữ " nhựt " ( mặt trời ) và dưới là chữ " chỉ " (đi đứng ). Để dễ nhớ, người ta thường diễn tả chữ " phục " là con người ở thôn quê khi mặt trời lên thì ra đồng làm việc khi mặt trời lặn thì đi về nhà. Đúng không anh Tân ?

Anh dân kinh tế mà chữ Hán tài đấy.

   -Thế chữ Phúc tiệm nầy chiết tự ra sao để dễ nhớ, anh biết chứ ?

Ngoài bộ " kỳ " ý nói do thiêng liêng hoặc nhờ may mắn mà có. Chữ Phúc tính từ dưới lên trên có nghiã la ruộng mênh mông. Ruộng ( điền ) nhìn xa chỉ thấy 4 cạnh thôi, ( khẩu ), xa nữa chỉ thấy một cạnh ( nhất ) và xa nữa thì không còn bờ giới hạn.

Hay thật, chữ Phúc đây họ treo ngược thế kia, anh thấy sao ?

Có thể họ " vô tình đóng đinh vào tường rồi nó tự lộn ngược lúc nào không biết để sửa lại. Nhưng đặc biệt giới buôn bán người Trung Hoa cũng có khi cố ý treo ngược chữ Phúc là để tiền bạc vào trong tay họ mà không trở ra được nữa, họ tin tưởng như vậy "

Cái ý ấy lạ và tuyệt thât.....

Hai anh giỏi chữ nghiã, luận nghe sướng tai quá.! Riêng tôi dốt và đơn giản thì cho rằng Phúc là Phúc Đức hay Phúc là cái bụng khác nhau ở chữ với nghiã gì đó là chuyện khác, còn hai chữ Phúc liên quan chặt chẻ với nhau cho con người trước hết cái đã. Phúc đức hay tiền bạc, lý tưởng hay âm mưu gì đó không cần biết, đầu tiên phải cho nó no cái bụng trước tiên, còn mọi sự mọi việc tính sau.

Đó là câu chuyện của ba ông khách quán mì. Để học cho dễ nhớ thì đúng hơn, ông giảng chữ " phúc " ( bụng ) cũng trôi, nhưng ông giảng chữ " phục " gồm chữ nhục ( thịt ) thì đúng, còn chữ bên phải không có nghiã, chỉ mượn âm ( hài thanh, một phần của chữ " phục ", trở lại, chữ " phục ", trở lại gồm bộ " sách ", bên phải trên là chữ " nhơn ", người, chữ " nhựt ", mặt trời, cuối cùng là chữ " truy ", đến sau, chứ không phải nghĩa là " đi đứng ' như ông khách nói. Điều nầy không quan trọng, xưa, học trò chữ Nho phải tìm cách chiết tự để dễ nhớ, vì chữ Nho không thể đáng vần. Chữ Đức chiết tự thành " chèo bẻo vắt vẻo cành tre, Thập trên, tứ dưới, nhứt đè chữ tâm. Chữ Hiếu chiết tự thành " Đất nầy là đất hồ ao ( chữ thổ ), Ai cắm cây sào mà lại cấm xiên, Con ai mà đứng không yên, Đứng thì không vững dựa nghiêng cây sào.

Ông khách giảng chữ " phúc " cũng trôi, nhưng người Tàu chiết tự, giảng khác. Chữ " phúc " gồm bộ " kỳ "( thiêng liêng ), kế bên là chữ " nhứt" ( một ), bên trên chữ "khẩu" ( miệng ), chót là chữ " điền " ( ruộng ). Người được thần thánh phù trì, lại chỉ có một miệng ăn ( ít nhân khẩu ), có ruộng, vậy là có phúc, hay phước. Hai chữ phúc ( bụng ) và " phúc " ( phúc đức ) giảng ra đều hợp lý.

May quá, gỏ tới đây, thằng con tôi dẫn về cô bạn gái gốc Đài Loan, biết chữ Hoa. Cô diễn đạt theo tinh thần Hoa ngữ về chữ " phúc " như sau.

Chữ " phúc ", bên là bộ " kỳ ", cúng bái, cầu xin. Cầu xin cho gia đình có ruộng . Chữ " nhứt khẩu tử " nghiã là gia đình," nhứt khẩu " là gia đình, chứ không phải là một miệng ăn. Cầu xin cho gia đình có ruộng, no đủ. Lại một lối giải thích khác.

Còn chữ " phúc " treo ngược, ông khách cho rằng chủ tiệm đóng đinh vào tường rồi nó tự lộn ngược quên không sửa lại. Ông còn giảng là người Tàu buôn bán có khi cố ý treo ngược chữ " phúc " để tiền bạc không trở ra được nữa...Đây là phần ông chế ra thêm thắt. Xong rồi ba ông khen nhau hay tuyệt, độc giả Việt Nam đọc sao hiểu vậy .

Dân Quảng Châu cố ý treo ngược chữ " phúc ", theo thổ ngữ Quảng Châu, âm " đảo " ( đảo ngược ) gần âm " đáo " ( đến ), họ treo ngược chữ " phúc " , đọc thành " phúc đảo "," phúc đảo " gần âm " phúc đáo " nghiã là " phúc tới ", cầu cho phúc tới .Người sử dụng thổ ngữ Quảng Châu, thủ đô tỉnh Quảng Đông, tiếng nói thông dụng Chợ Lớn, mới dùng chữ Phúc đảo ngược thôi.

Luôn tiện nói tào lao cuối năm. Dân Quảng Châu rất sợ số 4, âm " tứ " trong thổ ngữ Quảng Châu gần với âm " tử " ( chết ), nhiều tiệm bán điểm tâm, không có bàn thứ 14, âm thập tử, bàn 13 tới bàn 15. Họ ưa số 8, gần âm " phát ", phát đạt, họ hay mua bảng số xe 18, 88..

.Dân gốc Triều Châu, một Phủ trong tỉnh Quảng Đông chọn số 4 là số hên," tứ ", số 4 trong thổ âm Triều Châu gần với âm chữ " thế ", đời . 44 đọc theo thổ âm Quảng Châu là " tử tử ", chết chết, trong thổ âm Triều Châu, " tứ tứ " đọc thành đời đời . Chàng rể mang tiền " xởi miềng chí ", tiền rửa mặt hay tiền rửa đít ( xin lổi, người ta dịch như vậy ) cho ông già vợ ngày đám cưới tùy, miễn là số 4, như $44 hay $444, $4444....Ông già vợ biết điều, lấy $4 tượng trưng, trả lại phần kia.

Dân Trung Hoa thích số 9, cửu , đồng âm chữ cửu, mãi mãi. Dân Nhựt sợ số 9, roku, khổ lực, dân Âu Mỹ sợ số 13 .

Luôn tiện nói cho hết. Bài thơ " Rắn đầu biếng học " của Lê quí Đôn, trong Quốc văn Giáo khoa thư, âm ra chữ Quốc ngữ có câu, " Từ nay Châu Lỗ xin siêng học. Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia". Đúng ra là Trâu Lỗ. Nước Trâu thuộc Sơn Đông là quê Mạnh Tử, nước Lỗ quê Đức Khổng Tử. Người Bắc soạn, âm " tr " thành " ch", " Trâu " thành " " Châu ", cũng có người họ Trâu, khác với họ Châu.

Cũng như trường hợp " tiếng bom Sa Điện " của Phạm Hồng Thái, ngày nay, tìm đến nơi mới biết địa danh là Sa Diện, lổi ấn loát, in sai rồi để nguyên, đời sau cứ tiếp tục đọc, lấy đó làm tài liệu viết tiếp.

Cuối năm nói chuyện trà dư tữu hậu. Ông Phạm quốc Bảo ơi, làm ơn tra tự điển hay hỏi người chủ tiệm về chữ " Phúc " treo ngược.  

27 thg 8, 2013

Kinh nghiệm dùng lá lốt chữa khỏi bệnh mồ hôi tay chân

ST

Sau thời gian dài kiên trì dùng lá lốt, tay chân tôi giảm mồ hôi hẳn. Cảm ơn thứ lá cây thơm thảo của đất trời đã giúp tôi lấy lại được sự tự tin.


Cách chữa bệnh)- Sau thời gian dài kiên trì dùng lá lốt, tay chân tôi giảm mồ hôi hẳn. Cảm ơn thứ lá cây thơm thảo của đất trời đã giúp tôi lấy lại được sự tự tin.

Tôi rất thông cảm với những ai bị mắc bệnh đổ nhiều mồ hôi, nhất là mồ hôi tay, chân. Bởi lẽ, chính tôi cũng là nạn nhân của căn bệnh đáng ghét này. Xưa lúc đi học, mùa đông thì đỡ, mồ hôi ít ra. Chứ mùa hè thì thôi rồi, lúc nào tôi cũng phải chuẩn bị khăn mùi soa mang đi học, để thấm mồ hôi ở tay, còn tất chân thì ướt sũng.
Việc đi học còn đỡ, mỗi khi phải thuyết trình, hay phải cầm tay bạn gái, thì đúng là nỗi kinh hoàng, không để đâu hết xấu hổ.
Vì vậy mà tôi mày mò tìm hiểu các cách để trị bệnh này. Trước tiên là tìm hiểu nguyên nhân: 

Nói về nguyên nhân gây ra chứng chảy mồ hôi ở tay, GS.TS Dương Trọng Hiếu cho biết: “Nói theo cách nói của y học cổ truyền, người ta gọi là phế chủ bì mao. Khi mà có bệnh ở cơ quan hô hấp thì rất dễ ảnh hưởng đến việc tiết mồ hôi ở toàn thân cũng như là ở lòng bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thứ hai là do thiếu hụt một số chất, trong đó có canxi trong máu. Nguyên nhân thứ ba, có thể là do bị bệnh lý ở tim mạch”.
ki
Bàn tay khô ráo là ước mơ của nhiều người. Ảnh minh họa


Điều trị chứng ra mồ hôi tay, chân không quá khó, nhưng nếu để quá lâu, sẽ phải phẫu thuật tuyến mồ hôi hay tiêm botox vào bàn tay, bàn chân giúp điều tiết mồ hôi hợp lý. Theo y học cổ truyền, có một cách điều trị chứng ra mồ hôi tay, chân đơn giản mà hiệu quả đó là dùng lá lốt.
Lý giải cho điều này, GS.TS Dương Trọng Hiếu nói: “Ra mồ hôi này người ta gọi là thấp. Nước lá lốt thì có tác dụng là giúp làm bớt cái thấp ở cơ thể”.
Để chữa chứng ra mồ hôi tay bằng lá lốt, chúng ta có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa sạch và cắt nhỏ 30 gam lá lốt tươi.
- Bước 2: Cho lá lốt vừa cắt vào nồi cùng 1 lít nước sạch.
- Bước 3: Đun sôi, cho thêm ít muối vào nồi.
- Bước 4: Để nước ấm sau đó ngâm tay và ngâm chân vào.
Lưu ý là chúng ta nên làm thường xuyên mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ. Mỗi lần ngâm từ 10 đến 15 phút.
Ngoài cách ngâm nước lá lốt, ta có thể sao vàng lá lốt, sắc lấy nước uống hằng ngày để điều trị chứng ra mồ hôi tay cũng rất hiệu quả. Ngoài ra, nên ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc, bởi vì sinh hoạt bất thường, thiếu ngủ… cũng là nguyên nhân gây nên chứng ra mồ hôi tay, chân.


Nhờ bài thuốc dân gian trên mà tôi đã dần dần từng bước hạn chế được mồ hôi, đến giờ chưa hết hẳn nhưng cũng đã giảm được 80% so với xưa và hy vọng sẽ còn giảm được nữa.

Mong rằng kinh nghiệm dân gian của tôi có thể giúp ích cho các bạn nha!
  • Minh Hoàng (Từ Sơn, Bắc Ninh)
Một số kinh nghiệm dân gian:


1. Lát Lốt
Có rất nhiều cách sử dụng lát lốt để trị chứng đổ mồ hôi tay, chân. Cách thứ nhất dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, sắc uống trong 7 ngày liền, nghỉ 4 - 5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Cách thứ hai, nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay trong nước ấm, áp dụng ít nhất một lần trong ngày. Cách thứ 3, chế biến lá lốt thành những món ăn ngon mà lại có tác dụng như những vị thuốc như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, đảm bảo là rất thơm ngon, vừa miệng mà lại có tác dụng chữa bệnh.
ki
Lá lốt, chè xanh, ngải cứu... đều chữa bệnh ra mồ hôi tay hiệu quả! Ảnh minh họa
2. Chè xanh
Có một liệu pháp giúp làn da khỏe đẹp mà ít bạn trẻ để ý đó là tắm bằng nước lá chè xanh. Tắm nước chè xanh sẽ giúp bạn sảng khoái hơn sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Nước trà xanh còn ấm dùng để ngâm tay không những giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn hạn chế mồ hôi chân, tay tiết ra nữa đấy. Giống như lá lốt, trà xanh không khó kiếm, nếu đi chợ sớm để chọn được những bó trà xanh tươi với giá không quá đắt. Không chỉ dùng chữa bệnh mà nếu hãm trà xanh để uống, bạn sẽ dễ giảm cân hơn và cơ thể cũng thanh lọc, hỗ trợ việc "xử lý"" chứng đổ mồ hôi tay, chân từ bên trong. Nếu không có trà xanh thì trà túi hoặc trà mạn là một thay thế không tồi.
3. Ngải cứu
Ngải cứu tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, thần kinh, bệnh ngoài da và những rắc rối về "nguyệt san", ngải cứu còn có tác dụng trong chữa trị chứng đổ mồ hôi chân tay. Vào mùa lạnh, bạn cho cây ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ tay, chân vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân của bạn, hạn chế tình trạng hư hàn - nguyên nhân chính gây chứng đổ mồ hôi tay chân.
4. Lá dâu tằm
Những lá dâu tằm tươi xanh mơn mởn không chỉ dành làm thức ăn cho tằm nhả tơ mà còn có thể đun sôi làm nước uống trị đổ mồ hôi tay, chân nữa đấy. Có thể kết hợp thêm với lá lốt, hạt sen, đường kính để thành một loại thức uống dễ chịu. Không chỉ lá, cành cây dâu kết hợp với cỏ xước, cây mắc cỡ sắc lên uống cũng có tác dụng trong điều trị đổ mồ hôi tay, chân.
5. Muối
Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm ngâm ngập bàn tay và bàn chân vào nước ấm. Ngoài ra, còn hai cách khác là rang muối trên chảo nóng rồi hơ, xông chân tay hay gói muối hạt vào một tấm vải sạch rồi đem chờm vào chân tay. Ba cách này đều có thể giúp bạn trị dần chứng đổ mồ hôi chân, tay đó.
Trên đây là 5 liệu pháp tự nhiên khả dĩ có thể giúp chúng ta vĩnh biệt chứng ra mồ hôi tay chân. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, cả nhà chọn cho mình cách phù hợp nhé.
 

Trường Sinh học - Phương pháp chữa bệnh không mất tiền




          Một trong những phương pháp chữa bệnh hiệu quả không tốn tiền mua thuốc là Trường Sinh học. Đây là “bài thuốc” chữa bệnh bằng ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học của con người, được thu nạp từ vũ trụ, thông qua điều khiển của các Luân xa (tức là điều khiển các huyệt đạo quan trọng trong cơ thể) làm cân bằng thể chất tâm lý, giúp cơ thể có nhiều năng lượng, khỏe lên, lấn át bệnh tật.
 
          Tập đơn giản, hiệu quả cao.
          Trước khi tôi đi chữa bệnh bằng phương pháp Trường Sinh học, ông Trần Quý, chủ nhà hàng trung tâm tiệc cưới Đông Xuyên, Phường Rạch Dừa, Thành phố Vũng Tàu căn dặn: “Chú đi học chữa bệnh phải có niềm tin. Đây là bài thuốc chữa bệnh bằng thu nạp năng lượng từ vũ trụ. Thông qua tác động và suy nghĩ để điều khiển các huyệt đạo làm cho con người cân bằng sinh thái, thông kinh, hoạt huyết, năng lực dồi dào, đẩy lùi bệnh tật”. Tôi vui vẻ đi học với ý nghĩ: “Có bệnh thì vái tứ phương”.
          Tôi đến Tịnh xá Pháp Hải ở Phường 6, Thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) để học. Buổi trưa, ngôi chùa yên tịnh vắng vẻ. Cái nắng như thiêu như đốt cũng không làm chùn bước những ông già bà cả, thanh niên, phụ nữ về đây. Ông Nguyễn Văn Nhân, cán bộ hưu trí ghi chép tên những người vào đăng ký học cho biết: “Đây là khóa học thứ 112 cho người bệnh đến học 6 ngày bằng phương pháp thu nạp năng lượng mà không phải đóng bất cứ chi phí nào”.
 
                        Hướng dẫn học viên vị trí của Luân xa.- Ảnh: Nhật Minh.

          Thời gian học thường bắt đầu vào 12 giờ trưa thứ 2 hàng tuần và kết thúc vào trưa thứ 7 tuần đó. Ông Bảy là người hướng dẫn cho người bệnh về lý thuyết và thực hành. Theo ông Bảy, Trường Sinh học là phương pháp tự trị bệnh bằng thu nạp năng lượng từ vũ trụ vào cơ thể con người thông qua huyệt đạo. Sau khi khai mở Luân xa, người bệnh bắt đầu tập luyện và có năng lượng rồi thì dùng ý chí (suy nghĩ) của mình để điều khiển vào huyệt đạo (Luân xa). Các huyệt đạo sẽ bắt được tín hiệu theo hệ thống năng lượng sinh học để điều khiển khí huyết, cân bằng tâm sinh lý, thông kinh, tinh thần an lạc. Khi chữa, người bệnh ngồi ở tư thế thiền, dùng trí của mình nghĩ về Luân xa (mỗi Luân xa quy định cho một loại bệnh). Sau 6 buổi học, người bệnh về nhà tự chữa, mỗi lần chữa bệnh ít nhất ngồi 30 phút. Các bệnh tật sẽ giảm dần và hết do năng lượng vũ trụ được thu nạp đầy đủ và điều tiết cân bằng cơ thể.
          Theo hướng dẫn của ông Bảy, mỗi người có 7 Luân xa quan trọng. Luân xa số 7 ở giữa đỉnh đầu trị bệnh thần kinh, não; Luân xa số 6 ở giữa trán trị bệnh thần kinh ngoại biên, thần kinh tọa, đau nhức cơ thể, viêm đa khớp; Luân xa số 5 ở dưới đốt xương sống gồ lên đầu tiên sau gáy, trị bệnh về da, dị ứng, các bệnh về khí như phổi, hô hấp; Luân xa số 4 ở điểm giao nhau của đường thẳng dọc đốt xương sống và đường thẳng kẻ từ đầu ngực của người đàn ông vòng qua, trị bệnh tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu; Luân xa số 3 ở đốt sống sau giữa thắt lưng, trị bệnh dạ dày, viêm gan, ruột, lá lách, tụy; Luân xa số 2 ở xương cụt chữa bệnh hiếm muộn, sinh lý yếu, bệnh phụ nữ, tuyến tiền liệt; Luân xa số 1 ở giữa hậu môn và cơ quan sinh dục ngoài (không có chức năng trị bệnh). Người bệnh đau ở đâu thì nghĩ về Luân xa ấy.
          Bắt đầu vào trị bệnh, người bệnh chọn vị trí thoải mái mát mẻ (tránh tiếng động ồn ào, ruồi muỗi hoặc tác động ngoại cảnh). Ngồi xếp bằng tròn, một chân để trên, một chân để dưới (kiểu ngồi thiền). Hai tay mở để lên đầu gối tự nhiên, lòng bàn tay ngửa lên trên, mắt nhìn thẳng, hít vào từ từ bằng mũi, thở ra từ từ bằng miệng, làm như thế 3 lần, sau đó nhắm mắt lại và ngồi tịnh tâm suy nghĩ về Luân xa mà mình cần chữa cho bệnh nào đó, không được uống rượu, bia trước khi chữa bệnh 4 giờ.
 
          Nhiều người tự chữa khỏi bệnh bằng Trường Sinh học.
 
           Học viên đang tập luyện tại Tịnh xá Pháp Hải  - Ảnh: Nhật Minh.

          Có nhiều người đã tự chữa khỏi bệnh bằng phương pháp Trường Sinh học. Trong những người ấy, có ông Trần Quý, chủ nhà hàng trung tâm tiệc cưới Đông Xuyên, thành phố Vũng Tàu. Nói về tính ưu việt của phương pháp tự chữa bệnh này, ông Quý cho biết: “Thoạt đầu khôn tin, bởi tôi đã mất 40 triệu đồng đi chữa bệnh mà không lành. Trước tôi bị bệnh huyết áp cao, viêm gan B, tinh thần uể oải, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng… Sau khi đi học và về nhà tự chữa bệnh qua 7 tháng, đi xét nghiệm lại, men gan ở mức bình thường, huyết áp ở giới hạn cho phép, gam cỏn nhiễm mỡ nhưng ở mức độ nhẹ.
          Theo bà Nguyễn Thị Lài, quê ở Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh hiện đang sinh sống ở Phường 10, thành phố Vũng Tàu thì trước đây bà cũng đủ thứ bệnh, như cao huyết áp, viêm xoang, đau nửa đầu, sỏi thận,… Qua hơn một năm tự chữa bệnh bằng phương pháp Trường Sinh học, bệnh của bà cơ bản đã hoàn toàn chấm dứt, ăn ngủ tốt, da dẻ hồng hào. Bà Lài vui vẻ: “Khi chữa bệnh sang tháng thứ 2, tôi đi tiểu ra sỏi, huyết áp tốt. Có điều phương pháp này phải kiên trì, chữa thường xuyên mới có hiệu quả. Không tốn tiền bạc, mỗi ngày chỉ ngồi vài lần, ít nhất cũng phải được trên 30 phút mỗi lần, hoặc lâu hơn càng tốt,.. Ai cũng có thể đến lớp học rồi về tự chữa cho mình. Bài thuốc này không chỉ chữa khỏi bệnh, mà còn giúp cho người bệnh an về tâm, thịnh về sức”.
          Một nhân chứng khác cũng thành công về chữa bệnh bằng phương pháp Trường Sinh học, đó là chị Nguyễn Thị Minh Huệ, hiện là quân nhân chuyên nghiệp, thuộc Phòng Hậu cần, Lữ đoàn 171 Vùng B Hải quân. Chị Huệ mắc bệnh hiểm nghèo rỗng tủy, phát hiện cách đây gần 2 năm, đã chữa trị tại các bệnh viện lớn như: 108 Hà Nội, 175 TP Hồ Chí Minh. Theo bác sỹ, bệnh của chị Huệ thuộc loại hiểm nghèo, không có khả năng tái tạo tủy. Chị Huệ đi học Trường Sinh học, lúc đầu cũng tự an ủi mình, nhưng sau 3 tháng tự chữa, chị đã mang thai, khỏe lên rất nhiều.
 
Tựa đề bài báo trên Tập san "Người cao tuổi", số 162.

          Sáu ngày học chữa bệnh bằng phương pháp Trường Sinh học đã qua, tôi cũng như bao người bệnh khác trở về trong niềm vui và bắt đầu tự chữa bệnh cho mình. Qua hơn 3 tuần tự chữa, tôi thấy bệnh cũng có phần thuyên giảm, ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn, tinh thần ổn định, da hồng hào. Có một điều không thể phủ nhận là tinh thần sảng khoái hơn và luôn nhân ái hướng thiện.
Tác giả bài viết: TRẦN MẠNH TUẤN
Nguồn tin: Tập san NGƯỜI CAO TUÔI, số 162, tháng 8 năm 2010.

25 thg 8, 2013

Lỗ Ban Kinh - bản tiếng Việt

  Jo mới sưu tầm được 2 quyển sách:
1. "Lỗ ban toàn thư" bản tiếng Hán, 
2. "Hướng dẫn sử dụng thước Lỗ Ban" bản dịch sang tiếng Việt.

Bạn nào quan tâm mình gửi qua Mail.

Cuốn sách thuộc hàng kinh điển của ngành kiến trúc và phong thủy, kết hợp hài hòa giữa truyền thống tâm linh Á Đông và khoa học duy lý.
Thước lỗ ban - Tác phẩm kinh điển về kỹ thuật, công nghệ xây dựng trong kiến trúc cổ đại. Đúc kết kinh nghiệm quý báu từ dân gian.
Thước lỗ ban là một trong những công cụ do đạc truyền thống chuyên dùng theo thuật phong thủy Trung Hoa, thường được các nghệ nhân ngành mộc và ngành xây dựng dùng tham khảo khi xem xét  các chuẩn mực mỹ thuật, sự hài hòa và tính tiện dụng tối đa khi thiết kế một côn trình kiến trúc.
Mục lục
Lời nói đầu
Chương 1: Chọn yếu tố tốt lành để làm nhà

1. Vào rừng chặt cây lấy gỗ
2. Khởi công bắc giàn giáo
3. San nền và dựng cột xây nhà
4. San nền và dựng cột xây nhà
5. Nghi lễ dựng cột - bắc xà
Chương 2: Loại thước chính được sử dụng trong xây dựng
1. Sơ đồ khởi thảo xác định mặt bằng
2. Thước lỗ ban và thước góc (ê ke)
3. Phương pháp dùng thước hợp nhất
4. Cát hung dựa vào số lượng phòng
Chương 3: Hình dáng, cấu tạo và tạo hình trong kiến trúc
1. Quy định tạo hình của phòng ốc
2. Làm cổng
3. Cấu tạo đi kèm công trình kiến trúc
4. Các kiểu kiến trúc khác
5. Xây dựng chuồng trại gia súc gia câm
Chương 4: Chế tạo dụng cụ gia đình
1. Kích thước của những dụng cụ gia đình chính
2. Những loại đồ dùng có công dụng khác
3.Đồ nội thất cỡ nhỡ
Chương 5: Bài vè phong thủy và yểm chất bùa chú giải ách
1. Khởi công xây dựng nhà ở
2. Phương pháp giải bùa của chủ nhà
3. Nguồn gốc của Lỗ Ban tiên sư.
Trân trọng giới thiệu!