Hiển thị các bài đăng có nhãn cảm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cảm. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 9, 2023

CHỮA CẢM, CÚM - Phùng Văn Chiến

Lấy nước của một quả dừa, đập vào một nhánh gừng bằng ngón tay cái, đun sôi kỹ.
Cho một cái lòng đỏ trứng gà vào bát, chắt nước gừng dừa sôi ở trên vào ngoáy đều, uống nóng, nằm tránh gió khoảng 1 giờ.

Thường làm một lần là khỏi, nếu trường hợp quá nặng thì làm thêm một đến hai lần nữa.
Đây là bài của y sĩ Tám Kiều thời Nam bộ kháng chiến chữa khỏi cho một người cảm nặng, gia đình đóng hòm sẵn chờ chôn. Hội y học dân tộc tỉnh Hậu Giang truyền bá.

P V Chiến và bạn bè dùng cho các chứng cảm, cúm đều thấy hiệu quả. Nước dừa làm thư giãn gân cơ, giúp gừng thẩm thấu tốt hơn. Trứng bồi bổ. Đại ý thế thôi nhưng hiệu quả thì như ý.

28 thg 8, 2021

CẢM MẠO LÀ ĐẦU MỐI CỦA NHIỀU BỆNH MÃN TÍNH.

 CẢM MẠO LÀ ĐẦU MỐI CỦA NHIỀU BỆNH MÃN TÍNH.

*
Ngày mới vào y học, khi nói đến cảm mạo tôi thường không chú ý lắm. Cứ nghĩ nó đơn giản qua loa, nhiều lúc còn tặc lưỡi cảm ấy mà. Sau này học trên trung ương hội đông y lớp chuyên sâu, Thầy Vũ Xuân Quang giảng về cảm mạo. Câu đầu tiên thầy nói: "Bách bệnh do phong gây ra..."
Thầy lại nói: "Thầy thuốc bình thường hay coi thương cảm, thầy thuốc giỏi thì rất sợ cảm..."
Tôi vẫn thấy hoài nghi, thầm nghĩ: "Lớp chuyên sâu phải học những bệnh khó chữa chứ, sao lại học cả cảm mạo...?"
Đến bây giờ, mỗi lần bàn về y học tôi lại vẫn như nghe rõ tiếng thầy nhấn mạnh: "Bách bệnh do phong gây ra..." và thấy thật may mắn đươc nghe bài Thầy giảng và vô cùng biết ơn thầy !
Hôm nay con chia sẻ bài viết này thay cho nén hương thơm trước vong linh của Thầy. Cầu mong Thầy được về nơi Cưc lạc !
**
Viết về cảm mạo cho thật đầy đủ có thể phải một cuốn sách dày mới hết được. Ở bài viết này tôi chỉ đi sâu vào 2 hai dạng thường gặp và điển hình để dễ phổ cập đến những người không chuyên về y học cũng có thể tiêp thu và ứng dụng được vào việc phòng bệnh và chữa bệnh.

Cảm có chia ra phong hàn và phong nhiệt.

Cả 2 đều có triệu chứng chung là: Đau đầu, phát sốt, cứng gáy, ho, đau họng...
Khác nhau là:
Phong nhiêt thì khát nước, sợ nóng, tịt mũi...
Phong hàn thì không khát hoặc khát mà thích uống nước nóng; Sợ lạnh, nước mũi chảy dòng dòng...

Nguyên nhân cảm là do Phong tà xâm nhập vào cơ thể.


Bắt đầu đi qua huyệt Phong môn, thuộc kinh Bàng quang chạy 2 bên cột sống. Phong là gió, môn là cánh cửa (Phong môn là cửa của gió).
Tại sao sốt? Sốt là do tà khí và chính khí giao tranh. Tà khí muôn xâm nhập, chính khí thì đẩy ra.
Đau cứng cổ gáy: Là do cơ chế tự co cơ để đóng cửa lại.
Ho, chảy nước mũi hoặc tịt mũi, mất tiếng là do phế làm chủ bì mao, chủ âm thanh, khai khiếu ra mũi thông với họng nên khi phong tà phạm bì mao tức là phạm phế.
Bệnh cảm mới mắc phải, nếu giải cảm kịp thời bệnh sẽ nhanh hết và không để lại hệ quả. Ngược lại, nếu không kịp thời và giải hết phong tà sẽ đi sâu vào bên trong, gọi là cảm nhập lý thành các chứng: đau bụng tiêu chảy, ho, có thể dẫn tới viêm phổi...
Cảm lạnh không chữa kịp thời, bệnh nặng có thể dẫn đên tử vong rất nhanh...

Hệ quả của cảm:

Đây là vấn đề ít được quan tâm một cách thấu đáo. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, do nhịp sống của thời đại công nghiệp vốn khẩn trương, lại có nhiều loại thuốc hạ sốt rất nhanh... Trong khi chúng ta chưa ý thức được hết về hệ quả của nó nên thường chủ quan, dùng thuôc tây lại nhanh.
Cứ nghĩ hết sốt là hết cảm. Không biết rằng các bệnh viêm xoang, viêm mũi, ho hen, đường ruột mãn tính, đau đầu kinh niên..., đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt... Và những rối loạn của tạng phủ gây ra không biết bao nhiêu bệnh nặng khác lại có nguyên nhân từ cảm mạo mà thành...!

Về nguyên tắc, chữa cảm phải giải cảm triệt để bằng cách làm ra mồ hôi, Đông y gọi là hãn pháp.

Có nhiều cách phát hãn (làm ra mồ hôi). Đối với chứng cảm mới mắc như sốt, ho mất tiếng, đau vai gáy không có mồ hôi,
Cách tốt nhất là nấu một nồi nươc xông, rồi xông cho ra mồ hôi. Cách này vừa nhanh vừa giải cảm triệt để. Hoặc có thể đến các phòng dịch vụ xông hơi để giải cảm... Nếu bị lâu ngày, có thể phải xông nhiều lần.

Chống chỉ định:

Cảm mà đã ra mồ hôi thì cấm xông vì khi ấy mồ hôi sẽ ra quá nhiều, sẽ biến chứng nguy hiểm...
Cách khác: Cạo gió hay đánh cảm cũng rất tốt.

Cách đánh cảm:

- Đối với cảm nhiệt nhanh nhất là đánh cảm bằng trầu không và dầu hoả.

Cách làm như sau: Đổ một ít dầu hoả ra bát rồi vò lá trầu không, chấm vào dầu hoả đánh dọc 2 bên sống lưng (đánh xuôi từ trên xuống). Đánh từ vùng huyệt Phong trì (chỗ hõm sau gáy) xuống đến hông. Rồi quay lại đánh tiếp như cũ lần nữa. Đánh thấy càng đỏ càng hiệu quả. Thông thường đánh đến đâu bệnh thấy nhẹ đến đó.
Rồi đánh 2 cung lông mày: đánh từ đầu mày đến thái dương. Rồi qua trước tai xuống cằm. Đánh nhẹ nhàng từ vùng Ấn đường xuống Sơn căn. Đánh đến khi bệnh nhân hết sốt hoặc bớt sốt nhiều là được.
Có người đánh một lần là hết. Có trương hơp bệnh nhân đỡ đươc 1 hoặc 2 h lại sốt lại, ta lại đánh tiếp như trên.
Nếu không có dầu hoả thì dùng quả chanh tươi cắt đôi ra rồi đánh như trên cũng rất tốt.

- Đối với cảm lạnh thì đánh bằng dầu nóng hoăc cao Sao vàng hay cao Bạch hổ.

Cách đánh như nhau. Rồi dùng điếu ngải cứu hơ vào vùng huyệt Phong trì, Phong môn, Phế du.
Nếu không biết chính xác huyệt thì cứ hơ ngải vào vùng cổ gáy là được...

- Cảm mãn tính: Đây là chứng bệnh của thời nay.

Khi cảm không được giải, Phong tà sẽ lưu lại ở bì phu. Ta thấy nhiều người vẫn than rằng hơi tí là cảm. Có người hàng chục năm không diện được áo dài vì hơi lạnh một tý là cảm, trong người lúc nào cũng có thuốc hạ sốt, thuốc ho...
Tại sao vậy ? Vì Phong tà còn lưu ở trong người nên cứ gặp gió là bị vì theo thuyết Đồng khí tương cầu (đồng khí thì tìm về với nhau).
Phong sẽ tìm đến phong khác nào như con chim mồi luôn nằm sẵn ở đó. Lại thêm hiện nay bị nhiễm lạnh và gió của điều hoà nhiệt độ (phong nhân tạo) nên bệnh cứ từ năm này qua năm khác, dương khí mất dần (hoả mất dần) cho nên thấy chân tay thường lạnh đăc biệt là bàn chân.
Mọi chuyện băt đầu từ đây. Vì khi hoả suy thì tỳ dương không đủ không vận hoá được thuỷ cốc (cơm nước) dẫn đến kém ăn, ăn không tiêu, đau dạ dày... Tỳ suy thì không nuôi được phế (tỳ thổ sinh phế kim) phế kém thì chân lông sơ hở lại dễ mắc cảm mạo (phế khí chủ bì mao).
Phế khai khiếu ra mũi thông với họng. Các bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm họng mãn tính, viêm phế quản đều ít nhiều có nguyên nhân từ đây. Tôi sẽ trình bày cụ thể từngt bệnh ở một bài khác.
Ở bài này tôi chỉ chia sẻ tổng thể và khái quát mong mọi người lưu tâm.
Cần lưu ý một điểm nữa là khi bàn chân lạnh thì toàn bộ cơ thể sẽ bị lạnh theo.
Vì bàn chân cũng phản chiếu toàn bộ nội tang cơ thể. Cho nên ta thấy trẻ em về mùa lạnh không đi tất se dễ bị viêm đường hô hấp. Người lớn cũng vậy.
Xem đồ hình phản chiếu nội tạng trên bàn chân của giáo sư Bùi quốc Châu...
Còn rât nhiều điều cần bàn trong vấn đề này nhưng để dịp khác, chúng ta thảo luận...
***

Sau đây là cách khắc phục hệ quả của cảm mãn tính dẫn đên cơ thể bị lạnh và phát sinh các bệnh trên:

Hàng ngày tốt nhất là dùng ngải cứu hơ ấm 2 bàn chân. Rồi hơ 2 bên cột sống từ dưới lên đến cổ gáy. Hơ thấy người âm ấm lên là đạt. Người bệnh lâu ngày có thể phải hơ hàng tháng. Rồi thỉnh thoảng phải hơ nhắc lại...
Nhiều học viên diện chẩn sau khi áp dụng cách này cho bản thân và người nhà đều mang lại hiệu quả như: ngủ ngon, khoẻ người, huyết áp được nâng lên (đối với người huyết áp thấp);
Ăn ngon, các bệnh mãn tính như viêm xoang, mũi họng, viêm phế quản, thoái hoá đốt sống... được cải thiện. Có người gần như khỏi hẳn.
Trên đây là bài viết chia sẻ với cộng đồng qua kinh nghiệm của tôi sau 30 năm chũa bệnh bằng Đông y và Diện chẩn. Tất nhiên, còn nhiều hạn chế, mong mọi người bổ khuyết...!
LY. Đồng Xuân Toán.
#cam, #cammao, #chuabenhbangmaysaytoc

5 thg 9, 2017

Lá chanh

Lá chanh là một nguyên liệu không thể thiếu khi ăn thịt gà nhưng ít ai biết lá chanh cũng là tiên dược chữa được nhiều bệnh.

Theo các sách Đông y ghi chép: lá chanh có vị ngọt cay, tính bình, chỉ khái, sát khuẩn, tiêu đờm. Trong các bài thuốc nam, lá chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông. Nguyên nhân là trong lá chanh có tinh dầu thơm dễ chịu, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Khi dùng làm thuốc, lá chanh thu hái về rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi khô ở nơi không có nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc có thể dùng tươi. Sau đây là một số công dụng của lá chanh.
Trong lá chanh có tinh dầu thơm dễ chịu, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thểTrị sốt rét dai dẳng
Dùng lá chanh 100g, rượu 30o 100ml. Lá chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3-5 ngày liền.
Chữa sâu quảng
Lá chanh non, lá diếp cá, lá húng chanh, lá mùi tàu, tất cả hái khi còn tươi, mỗi thứ một nắm, thái nhỏ trộn cho đều, gói vào lá chuối hơ nóng, rạch cho thoáng rồi buộc lên vết loét, sau 24 giờ mới mở và thay miếng khác.
Chữa nhức đầu, giải cảm
Một nồi nước lá xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần đồng thời bỏ thêm bạc hà, sả và tỏi sẽ giúp bạn đánh bật virus cảm cúm và bệnh đau đầu ra khỏi cơ thể. Hoặc nếu sợ xông, bạn hãy sử dụng cách uống như sau: lá chanh 16g, tỏi 4-6g, lá dung hoặc lá mít 16g, nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
Loading…

Lá chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông, chữa nhức đầu, giải cảm
Chữa ho do lạnh
Gừng tươi và lá chanh, mỗi thứ một ít, sắc từ 400ml nước xuống còn 100ml. Khi uống cho thêm một ít đường. Cổ họng sẽ hết ho và ngứa.
Mát gan
Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được. Chia bát nước ra làm 2, uống sau bữa sáng và tối. Kiên trì thực hiện trong vòng 15 ngày để có kết quả tốt nhất. Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được.
Giúp tóc bóng mượt
Chuẩn bị lá bưởi, hương nhu và lá chanh tươi (mỗi vị 30g), rửa sạch nấu lấy nước gội đầu. Chỉ cần tuần gội 1 lần là sẽ có mái tóc bóng mượt hẳn.
Nước gội đầu từ lá chanh giúp bạn có một mái tóc bóng mượt hơn
Chữa cảm sốt không ra mồ hôi
Cảm không ra mồ hôi thường lâu và hay để lại biến chứng. Điều cần làm là để cơ thể tiết mồ hôi trở lại để thải độc tố. Để làm được điều này, cần 10g lá chanh tươi, sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc muốn tăng hiệu quả, ngoài lá chanh, có thể sử dụng thêm lá cúc tần, lá bưởi, vỏ quýt, lượng bằng nhau sắc uống trong ngày.
Điều trị hen phế quản
Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.
Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ)
Lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt rồi băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp mụn nhọt giảm sưng đau nhanh chóng.
Chữa đầy bụng, bí tiểu ở trẻ em
Khi trẻ em bị đầy bụng, bí tiểu có thể lấy lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn.
Ngoài chữa cảm sốt, lá chanh còn có thể chữa đầy bụng, bí tiểu ở trẻ em hay bảo vệ răng,…
Bảo vệ răng
Nếu răng lung lay, yếu hãy lấy 40 gr lá chanh tươi, đun cách thủy lấy nước. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút, sau 3-5 ngày làm răng chắc hơn.
Trị nám sau sinh
Bắc nồi nước lá chanh còn nóng và xông mặt trong 20 phút phút để đẩy tinh chất ngấm sâu vào da để trị nám làm da trắng sáng mịn màng. Với cách xông mặt trị nám sau sinh này bạn phải thực hiện kiên trì ít nhất trong 3 tháng mới cho kết quả. Hơn nữa, chỉ áp dụng khi đã sinh con được 4 tháng trở lên để đảo bảo sức khỏe cho làn da. Và mỗi lần xông khoảng 15-20 phút thực hiện 3 lần/tuần giúp làm mờ nám làm đẹp da.
Chữa bệnh viêm xoang
Tinh chất có trong lá chanh chống lại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh xoang. Dùng lá chanh khô, đun sôi trong vòng 10 phút. Sau đó chắt lấy nước và sử dụng nó để súc miệng mỗi ngày giúp thông mũi, thông họng, và hạn chế chất nhầy.
Theo Songkhoe

8 thg 6, 2014

Bài thuốc đơn giản rẻ tiền trị cảm cúm

Bài thuốc đơn giản rẻ tiền trị cảm cúm Mất khoảng 20 phút, và chưa tới 10.000 đồng một ngày, bạn đã có bài thuốc trị cảm cúm hiệu nghiệm đến bất ngờ. Tất cả những thứ bạn cần là quất, nghệ và mật ong. 
Đây là bài thuốc "Quân bình âm dương" của giáo sư Bùi Quốc Châu được ông giới thiệu năm 1979, khiến những ai từng dùng đều ngạc nhiên vì sự đơn giản, an toàn, tính kinh tế và trên hết là hiệu quả của nó.
Bài thuốc này được bác sĩ chỉ định chữa các bệnh do nóng hay lạnh như cảm lạnh, cảm nóng, viêm mũi họng, viêm xoang…

Công thức:

  • Nghệ xà cừ (khi cạo vỏ thấy màu vàng sậm): Một củ bằng ngón chân cái người bệnh. Nghệ tính dương.
  • Quất tươi xanh (không dùng quất chín): một quả. Quất có tính âm.
  • Mật ong: 3 thìa cà phê (hoặc đường phèn).
  • Nước nóng: 1/2 chén.

Cách làm:

- Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Quất cắt đôi, để nguyên hột, bỏ vào bát, thêm 3 thìa mật ong và 1/2 chén nước đem chưng cách thủy 15 phút. Uống ấm sau 2 bữa cơm chính trong ngày (2 lần một ngày). Không dùng trước khi ăn.
- Liều dùng: Người lớn 5 thìa cà phê một lần (có thể ăn cả xác nghệ và quất). Trẻ em: 2-3 thìa cà phê một lần. Trẻ sơ sinh bú mẹ: Mẹ uống rồi cho con bú.
Thuốc dùng xong có thể cất trong tủ lạnh để dùng tiếp. Uống đến khi hết triệu chứng bệnh.
Theo kinh nghiệm của các bệnh nhân, thông thường, tới cuối ngày thứ hai bệnh bắt đầu chuyển biến, các biểu hiện đau họng, sổ mũi bắt đầu thuyên giảm. Trong đa số trường hợp, cuối ngày thứ ba người bệnh khá lên rất nhiều. Nhiều cháu bé phải sang ngày thứ tư mới thấy cải thiện nhưng sau đó bệnh lui rất nhanh.
Các mẹ có con nhỏ, khi đi chơi xa nên mang theo quất, nghệ, mật ong để nếu cần là có thể dùng ngay. Hy vọng bài thuốc này sẽ thực sự hữu ích cho các bạn và người thân.

Lưu ý:

- Với bệnh lạnh và người hư nhược, yếu ớt phải giảm liều quất xuống còn 1/2 quả.
- Với bệnh nóng thì tăng liều quất lên thành 2 quả và giảm liều nghệ xuống còn 1/2 đốt ngón tay út.
- Thuốc này thơm ngon và công hiệu nhưng cũng không nên lạm dụng vì sẽ bị phản tác dụng.
- Dấu hiệu bệnh nhiệt (nóng): Không sợ trời lạnh, không sợ gió, không sợ nước lạnh, hơi thở nóng, môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khát nước, tiểu nóng, vàng. Mạch cổ tay đập nhanh, mạnh.
- Dấu hiệu bệnh hàn (lạnh): Ngược lại với các dấu hiệu trên, sợ khí hậu lạnh, sợ gió, sợ nước lạnh, hơi thở lạnh, môi khô, lưỡi không đỏ, rêu lưỡi trắng, không khát nước, tiểu trong. Mạch cổ tay đập chậm, yếu.
Bác sĩ Thu Thủy