4 thg 9, 2023

CÁCH LÀM MƠ MUỐI LÂU NĂM THEO PHƯƠNG PHÁP CỔ TRUYỀN NHẬT BẢN


làm mơ muối lâu năm theo phương pháp cổ truyền nhật bản  qua 2 công đoạn: 1.Muối mơ 2.Nhuộm màu mơ bằng lá tía tô.

Công đoạn 1: Muối mơ.

Nguyên liệu :
- Mơ: 1 kg. Nên chọn loại mơ trái to vừa phải, không quá lớn hay nhỏ trong lượng mỗi quả khoảng 15-20 gam là vừa đẹp. Chọn  mơ vừa chín để không bị dập nát khi vận chuyển và trong quá trình muối mơ mơ sẽ chín từ từ từ. Chọn những quả mơ có cuống còn tương xanh là mơ mới và loại bỏ những quả hư, dập, sẹo , bị sâu …

- Muối: 150 gram - 200 gram (15-20%)
- Rượu Shochu, rượu trắng hoặc vodka (nồng độ khoảng 35-39 độ) từ  50 ml-70ml

-Dụng cụ muối mơ: 1 xô nhựa, lọ thủy tinh

- 1 túi nylon dày kích thước khoảng 50x80 cm.

- 1 vật nặng khoảng 1-2 kg (trọng lượng tương ứng với trọng lượng mơ muối hoặc gấp 2 lần): để dằn lên mơ muối đồng thời tạo áp lực lên mơ trong quá trình ngâm mơ

Thực hiện :

Dùng tay nhổ cuống mơ và rửa sạch các vết bám quanh cuống .

Tiến hành vệ sinh mơ và dụng cụ muối mơ bằng rượu.

Dùng dùng khăn giấy lau khô và sạch mơ và dụng cụ muối mơ.

Lấy túi nylon cho vào xô và trải rộng ra.

Cho muối vào xô và đặt mơ lên muối. Làm tuần tự 1 lớp muối 1 lớp mơ cho đến hết. Phía trên cùng phủ 1 lớp muối dày là hoàn tất.

Chú ý : Tuyệt đối không lắc xô vì nếu lắc muối sẽ dồn xuống sẽ có phần mơ không có muối bên cạnh làm hỏng mơ.

-Buộc miệng bịt nylon chặt lại

- Dùng một vật gì đó hình tròn phù hợp đặt lên mặt của lớp mơ (rồi dùng vài viên gạch hoặc vật gì đó nặng có khối lượng bằng 1,5 đến 2 lần trọng lượng mơ.  Không nên dùng vật quá nặng làm nát mơ.

Che bằng miếng vải mềm và để nơi thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời.

Ủ khoảng 20 ngày..

Công đoạn 2 : nhuộm màu bằng lá tía tô

  • Vò lá tía tô

    Lá tía tô rửa sạch, vắt hết nước rồi vớt ra và để ráo.

    Cho hết lá tía tô đã rửa vào 1 cái thau, thêm 1 muỗng canh muối hồng và vò đều tay để khử bớt đi vị đắng của chúng.

    Bạn vò đến khi lá tía tô bắt đầu chảy nước màu hồng tím thì dừng thao tác trên lại, chắt bỏ phần nước đắng của lá tía tô đi.

    Kế đến, cho lá tía tô ra chén, vắt lấy phần nước màu hồng tím đẹp mắt.



  • Ủ mơ với lá tía tô

    Sau 20 ngày, mở miệng túi ủ mơ và cho toàn bộ phần nước và lá tía tô đã vắt vào.

    Bạn dàn đều lá tía tô ra để mơ được thấm đều rồi cột miệng túi lại, ủ tiếp trong khoảng 1 tháng.

  • Phơi khô mơ muối

    Sau 1 tháng, lấy mơ và lá tía tô ra khỏi túi, vắt nhẹ cho ráo bớt nước rồi dàn đều chúng ra từng cái mẹt (hoặc mâm), phơi khô trong khoảng 3 nắng.

    Phần nước ngâm mơ bạn chắt ra, để riêng vào hũ đựng thủy tinh.

    Mách nhỏ: Trong quá trình phơi khô mơ muối và lá tía tô, để chúng được khô đều, bạn nhớ thường xuyên lật 2 mặt nhé.
  • Hoàn thành

    Mơ sau khi đã phơi khô, đợi nguội bạn xếp lần lượt vào hũ thủy tinh, sau đó chắt từ từ phần nước ngâm mơ vào.

    Khi phần nước ngâm mơ đã ngập gần đầy hũ, thêm lá tía tô phơi khô lên trên, đậy nắp hũ và lắc nhẹ cho mơ và lá tía tô thấm nước.

    Ngâm mơ trong khoảng 2 - 3 tháng để chúng thấm muối là có thể lấy ra để thưởng thức.

  • Thành phẩm

    Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - Umaboshi sau khi được ngâm 2 - 3 tháng sẽ có đầy đủ vị ngọt, chua và mặn hòa quyện. Bên cạnh đó, hương thơm từ lá tía tô cũng cực kì hấp dẫn và cuốn hút.

    Món này thưởng thức cùng với cơm trắng sẽ chuẩn vị nhất. Cơm trắng sẽ giúp mơ giảm bớt vị mặn cũng như làm tăng hương vị đặc trưng của mơ muối.

    Nào, còn chần chờ gì nữa, vào bếp làm ngay 1 hũ mơ muối Umaboshi dùng dần cho cả gia đình nhé. Chúc bạn thành công!

Cách thực hiện thành công mơ muối Nhật Bản - Umaboshi

  • Nếu bạn mua mơ còn hơi xanh, hãy ủ 1 ngày để chúng chín vàng rồi mới thực hiện ngâm nhé.
  • Bạn cũng có thể dùng rượu để rửa mơ trước khi ủ. Rượu sẽ giúp loại bỏ nấm mốc (nếu có) trên quả mơ, giúp quá trình ủ diễn ra thành công và an toàn.
  • Khi lấy phần đen còn sót của cuống mơ, bạn lấy cẩn thận tránh làm rách da quả. Nếu quả mơ bị rách da thì trong quá trình lên men, mơ sẽ dễ bị hư.

Cách bảo quản mơ muối Nhật Bản - Umaboshi

  • Bạn có thể bảo quản mơ muối trong ngăn mát tủ lạnh, không chỉ giúp mơ bảo quản được lâu mà còn thấm vị và ngon hơn nữa.
  • Lưu ý nếu muốn bảo quản Umaboshi được lâu hơn thì bạn tăng lượng muối và mơ lên tỷ lệ muối:mơ khoảng 12:100. Nếu chỉ dùng trong thời gian ngắn thì nên ngâm nhạt 1 chút sẽ dễ ăn hơn nhé.
  • Khi lấy mơ muối để dùng, bạn lấy 1 ít và đậy nắp lại thật chặt. Lưu ý là mơ muối lấy ra để dùng bạn không cho lại vào hũ sẽ làm hũ mơ dễ bị hư nhé.

video hướng dẫn: 




CHỮA CẢM, CÚM - Phùng Văn Chiến

Lấy nước của một quả dừa, đập vào một nhánh gừng bằng ngón tay cái, đun sôi kỹ.
Cho một cái lòng đỏ trứng gà vào bát, chắt nước gừng dừa sôi ở trên vào ngoáy đều, uống nóng, nằm tránh gió khoảng 1 giờ.

Thường làm một lần là khỏi, nếu trường hợp quá nặng thì làm thêm một đến hai lần nữa.
Đây là bài của y sĩ Tám Kiều thời Nam bộ kháng chiến chữa khỏi cho một người cảm nặng, gia đình đóng hòm sẵn chờ chôn. Hội y học dân tộc tỉnh Hậu Giang truyền bá.

P V Chiến và bạn bè dùng cho các chứng cảm, cúm đều thấy hiệu quả. Nước dừa làm thư giãn gân cơ, giúp gừng thẩm thấu tốt hơn. Trứng bồi bổ. Đại ý thế thôi nhưng hiệu quả thì như ý.