18 thg 2, 2024

Thuốc bổ Khí-Huyết Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin)

 


    Đây là bài thuốc CỔ PHƯƠNG và cách sử dụng theo Thầy Đỗ Đức Ngọc. ĐƯƠNG QUY TỬU với tên thương mại là (Tankwe-Gin) có bán tại một số hiệu thuốc bắc (nếu mọi người muốn tìm mua)
Thuốc bổ Khí-Huyết Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin)
1. Công năng – chủ trị:
   Những bệnh thuộc hư chứng, tây xét xét nghiệm tìm không ra bệnh, nguyên nhân do thiếu khí huyết trầm trọng, áp huyết rất thấp dưới 90/65mmHg, mạch có thể nhanh hay chậm, dễ bị Tây Y chẩn đoán lầm thành bệnh thần kinh, bệnh si khờ, điên, mất trí nhớ, tê bại liệt, ung thư tử cung, ung thư bao tử, ung thư não, không đủ sức làm việc, hay mệt mỏi, hoa mắt, mắt tối xầm tự nhiên té ngã, chân tay yếu đi hay bị té ngã . Những triệu chứng đó Tây Y chữa ngọn dưới nhiều tên bệnh khác nhau, nhưng Đông Y chữa vào gốc bệnh thiếu khí huyết, cần phải bổ khí huyết, khi áp huyết lên được 120-130/75-85mmHg, mạch tim trở lại bình thường 70-80 là khỏi bệnh. Ngoài phương pháp tập động công, tĩnh công thiền, Đông Y cho dùng thuốc bổ khí huyết gọi là đương quy tửu những triệu chứng bệnh thuộc ngọn kể trên đều dứt hẳn.

Chú ý: Kiêng ăn những chất chua, hàn lạnh, sẽ làm mất máu, mất hồng cầu, teo gân cơ, gan teo, không chứa được đủ máu, gan là kho chứa máu bị hư hỏng, thì dù có ăn bổ, sinh ra máu tốt, nhưng chứa trong kho hư hỏng sẽ biến thành máu xấu. Các cơ quan giống như bộ máy, muốn chạy phải có xăng dầu, trong khi xăng dầu không đủ, các cơ quan không thể hoạt động, do đó ăn nhiều chất bổ mà không được bộ máy của các cơ quan chuyển hóa, trở thành ứ đọng, tắc nghẽn. Muốn hết được bệnh này, ngoài việc đổ xăng cho máy, còn phải cho máy chạy, có nghĩa là bổ máu bằng Đương Quy Tửu, thì còn cần phải hoạt động tăng cường khí.

2. Chống chỉ định :
Người cao huyết áp

3. Thành phần:
  • Đương Quy: 12g
  • Xuyên Khung: 12g
  • Thục địa: 12g
  • Bạch Thược: 8g
  • Đảng Sâm: 8g
  • Hoàng Kỳ: 8g
  • Phục Linh: 8g
  • Cam Thảo: 8g​​​​​​
4. Cách sử dụng :
+ Nước thứ nhất đổ 4 chén nước sắc cạn còn 1 chén , nước thứ hai, đổ 3 chén sắc cạn còn 1 chén. Hai chén hoà chung, chia làm 2 lần, sáng và tối mỗi lần uống 1 chén khi còn nóng ấm.
+ Ngâm rượu : 5 thang ngâm với 1 lít rượu gạo 40 độ, sau 1 tuần uống được. Sáng và tối, mỗi lần uống 1 muỗng canh.
+ Phụ nữ không uống được rượu nguyên chất thì nấu 5 thang với 1,5 lít nước, khi cạn còn 700 ml, gạn lấy nước đổ thêm 200ml rượu (loại trên 40 độ) và 200ml mật ong quấy đều, cho vào chai thủy tinh hấp cách thủy 15-20 phút ( khi mở nắp nồi không nghe thấy mùi rượu mà chỉ còn mùi thơm của thuốc). Để nguội cất vào tủ lạnh.
Ngày uống 3 lần, sáng, trưa, tối, mỗi lần 1-2 muổng canh với 1 cốc nước ấm (200ml) trước bữa ăn 5 phút (không được uống lạnh). Uống đến khi hết những triệu chứng bệnh và áp huyết đủ tiêu chuẩn tuổi thì ngưng, không cần phải uống đến suốt đời..
 

Tác giả bài viết: Dongykhicong.com

16 thg 11, 2023

RAU MÁ CHỮA XUẤT HUYẾT CỔ TỬ CUNG

 RAU MÁ CHỮA XUẤT HUYẾT CỔ TỬ CUNG

Bệnh nhân bị viêm cổ tử cung gây xuất huyết, hỏi mua linh chi nhưng TL bảo chưa cần thiết, rồi hướng dẫn lấy một nắm rau má, xay vắt lấy nước cốt, cho ít đường đen vào uống 1 lần/ngày, uống trước sau ăn đều được. Đợt 5-7 ngày rồi ngưng nửa tháng sau dùng lại!
Rau má được Đông y ghi nhận có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, cầm máu. BN dùng 1 đợt, tình trạng xuất huyết giảm dần, thêm một đợt nửa, không còn xuất huyết, giảm đau, bệnh nhân mừng báo tin vui sáng nay.
TL giải thích cho BN hiểu bài thuốc trên chỉ mang tính nhất thời. Về lâu dài cần phải tập trung điều trị tình trạng viêm ổn định, để viêm tới viêm lui dễ bị biến chứng ung thư.
Y sinh Tuệ Lâm

VỊ BÁC SĨ GIÀ VÀ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH SUY THẬN TỪ ĐẬU ĐEN VÀ CÂY CỎ MỰC

 Cụ là Tao Thanh Luật, sn 1932, từng là bác sĩ quân y Quân đoàn 3 Tây Nguyên. Cụ cho biết đã dùng bài thuốc cỏ mực 30g và 40g đậu đen (rang vàng, cả 2 vị đun sôi uống) chữa cho nhiều người bị suy thận!

Tuệ Lâm gặp cụ trên chuyến xe khác đường dài nối giữa 2 tỉnh Khánh Hoà - Đắk Lắk. Cụ ở tuổi ngoài 80 cho biết đi rừng Đắk Lắk tìm thuốc cứu người. Khi biết Tuệ Lâm nhỏ hơn 40 năm tuổi đời cũng đang trên hành trình như mình, cụ nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm của mình về bài thuốc đậu đen + cỏ mực với khẳng định: “Người nào dùng kiên trì, đúng lượng, sinh hoạt kiêng cử, không uống tạp nham, ai dùng bài này cũng hiệu quả!”.
Cụ Luật cho biết theo Đông y, cỏ mực còn có tên gọi khác là cỏ nhọ nồi, hạ liên thảo, thuộc nhóm thuốc cầm máu, cây có vị ngọt, chua, tính lương vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lỵ (cầm tiêu chảy), đại tiện ra máu, làm đen râu tóc: “Ông dùng cỏ mực giã vắt nước uống chữa cho nhiều người bị rong kinh ở nữ, trĩ ra máu, bị thương chảy máu, viêm họng... Ai cũng hết bệnh đấy cháu”.
Tuệ Lâm: Dạ, liều dùng như thế nào vậy ông?
Cụ Luật: Sách y của cụ Đỗ Tất Lợi ghi kiều 30-40g, nhưng bà con trong dân gian thì không biết mà cân đâu, cứ hái một nắm rửa sạch, giã nhỏ chắt lấy nước uống lúc nó lúc đói đều được...
Về đậu đen, cụ Luật biện giải theo y lý là vị thuốc thông tiểu tiện, thông mật và ích thận, liều dùng 20 - 50g hoặc hơn tuỳ thể bệnh: “Đậu đen có 2 loại, loại lòng trắng và loại xanh lòng. Loại xanh lòng còn gọi đậu đen nếp hay đậu đen xanh lòng, ăn ngon và dùng làm thuốc tốt”.
Cụ luật: Cả 2 loại đều bổ thận, không kỵ nhau nên có bệnh về thận yên tâm sử dụng. Nhưng công dụng chậm nên để phát huy tác dụng con phải dùng kiên trì. Ai có bệnh tìm đến ông, ông hướng dẫn dùng bài này, thường sau 1-2 tháng sử dụng đều tìm đến nhà tạ ơn. Ở quê ông chữa không tiền bạc gì, bà con khổ bệnh đến tặng ông khi nải chuối, lúc con cá con gà thôi. Con biêt rõ rồi con giúp người con nhé”.
Y sinh Tuệ Lam