4 thg 5, 2013

Tạm biệt làn da đen đúa bằng nước lá tía tô

ST
(Tự trang điểm) - “Chắc gái không phải con của bố Thịnh, mẹ Vân rồi. Cả nhà trắng thế, có mỗi cô công chúa lại “cháy nắng” thế này” – lời trêu chọc của các bác hàng xóm ám ảnh tôi suốt những ngày thơ bé. Tôi lớn lên với sự mặc cảm về làn da kém sáng và cũng vì đó, tôi để tuột mất rất nhiều cơ hội trong công việc cũng như trong cuộc sống. Cho tới khi tôi được tặng một bí kíp làm trắng da vô cùng đơn giản, siêu rẻ và đặc biệt an toàn…
Cô bé nhọ nhem
Còn nhớ ngày nhỏ, trưa nào tụi trẻ con chúng tôi cũng chơi đồ hàng, đóng vai hoàng tử, công chúa râm ran cả khoảng sân lớn dưới tán cây đa ở góc đình. Lúc “phân vai”, đứa nào đứa nấy tranh nhau đóng vai “công chúa” vì công chúa sẽ được mặc đẹp nhất, được sánh vai với hoàng tử, được quần thần “dâng” cho mấy quả me chua cong veo đầu lưỡi.
Công chúa của chúng tôi luôn được đội một chiếc khăn voan là chiếc khăn che bụi ti vi hoặc tấm vải trải bàn có hình bông hoa hồng to tướng “mượn tạm” ở nhà. Và như thường lệ, ngôi vị “công chúa” không bao giờ dành cho tôi.
Tụi bạn bảo chẳng có công chúa nào đen đúa, xấu xí như tôi cả. Tôi thường được giao vị trí “hầu nữ”, “nô tì” cho công chúa. Trước sự phân công ấy, tôi có hai quyền lựa chọn: hoặc ngồi dưới gốc cây xem tụi bạn chơi nếu như không nhận vai, hoặc “hoá thân” thành hầu nữ.
Lúc nào nhận vai, mặt mũi tôi cũng bí xị, buồn thiu. Duy có một lần chắc vì thương tôi thua thiệt, tụi con gái đồng ý cho tôi làm “công chúa” một lần. Khỏi phải nói, tôi mừng rơn, hào hứng với “vai diễn” kinh điển, để đời của mình.
Thế nhưng, đến cảnh lãng mạn nhất, lúc “hoàng tử” Tí sứt lật tấm khăn voan và thầm thì lời khen tặng, thề nguyền dành cho công chúa, nó đổi kịch bản quen thuộc, ôm bụng cười sằng sặc chỉ trỏ, gọi tôi là “công chúa nhọ”.
Dùng lá tía tô phơi khô pha trà uống như trà mạn bình thường. Ngày uống 4 – 6 tách trà. Lá tía tô và thân cây tía tô tươi dùng đun nước tắm. Kiên trì dùng trong một thời gian bạn sẽ thấy làn da trắng lên trông thấy.
Dùng lá tía tô phơi khô pha trà uống như trà mạn bình thường. Ngày uống 4 – 6 tách trà. Lá tía tô và thân cây tía tô tươi dùng đun nước tắm. Kiên trì dùng trong một thời gian bạn sẽ thấy làn da trắng lên trông thấy.
Tụi trẻ con phá lên cười nổ trời, còn tôi nước mắt lem nhem bỏ chạy về nhà. Tôi hứa không bao giờ chơi trò công chúa – hoàng tử với tụi con nít đó nữa.
6 tuổi, tôi đã biết ngồi trước gương, len lén nhìn hình ảnh phản chiếu trên tường, lúc sau nước mắt đã kịp ngắn dài trên má. Có lần anh trai tôi bắt gặp, chẳng những động viên cô em út bé bỏng, anh còn vào hùa:
“Nếu anh đổi được làn da cho bé bỏng (cách anh gọi trìu mến) anh cũng sẽ làm ngay”. Tuy là con trai, phái mạnh, nhưng anh được trời phú cho một làn da trắng trẻo, cộng với gương mặt thư sinh, hiền lành thêm tài ăn nói, nhiều cô mê anh như điếu đổ. 
Trong khi đó, tôi trái ngược hẳn. Chẳng hiểu sao tôi đen đúa, xấu xí, bị mọi người gắn mác “đen như củ ấu”. Nhiều lần hậm hực “chất vấn” mẹ: “Tại sao con đen như vậy?”, mẹ chỉ cười xoà bảo “đen nhưng duyên là được con ạ”. Lời động viên của mẹ không xoa dịu nỗi ấm ức và mặc cảm trong tôi.
Dĩ nhiên rồi, “con hát mẹ khen hay”, mẹ sinh ra tôi chẳng lẽ mẹ cũng chê tôi đen xỉn, quê kệch nữa hay sao?
Cuộc sống bề bộn khó khăn, bố mẹ tôi mải mê làm lụng. Họ quen nói chuyện về hạt lúa, củ khoai, mẹt cá đầu chợ, nong tằm trên hiên, đâu có thời gian nghe tôi thở than về làn da rám nắng quá chớn. Miết thành quen, tôi không kêu ca, than vãn.
Tôi giấu nỗi mặc cảm, tự ti vào trong lòng và tự nhiên, tôi giống như con ốc cuộn tròn mình trong vỏ, ngại giao du, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Tôi tự nhủ, chỉ có cách học thật giỏi, thành đạt mới có thể khiến người ta nể trọng, ông trời đã không ưu ái dành cho mình nhan sắc bằng người thì mình phải khẳng định bản thân bằng trí tuệ.
Những vai diễn ngày thơ bé ám ảnh và theo đuổi giấc mơ tôi. Tôi ước được hoá thân vào những vai diễn đa dạng như đời sống, được đồng hành cùng những số phận, cuộc đời gai góc khác nhau và Đại học sân khấu điện ảnh trở thành cơn gió đưa cánh diều mơ ước của tôi thành hiện thực.
Tôi là sinh viên nổi trội trong lớp về học lực, nhưng vẻ ngoại hình kém “ăn hình” nhiều khi cản trở cơ hội của tôi. Tôi biết rõ điều ấy. Có lần, tôi bị huỷ một vai diễn phụ -  niềm ao ước của tất cả sinh viên điện ảnh, được đứng chung sân khấu với các  diễn viên gạo cội, cơ hội để chúng tôi tiếp xúc, trau dồi kỹ năng diễn xuất.
Song, khả năng diễn xuất thôi chưa đủ, cần một chút nhan sắc và yếu tố may mắn. Yêu cầu đầu tiên tôi có, nhưng còn hai yếu tố sau tôi thiếu hụt và tôi bị loại khỏi danh sách diễn viên phụ mặc dù tôi là người đầu tiên được thầy cô giới thiệu cho đoàn tìm kiếm diễn viên.
Vô tình đứng ở cánh gà khi trở lại phòng diễn tập tôi nghe được loáng thoáng lời vị đạo diễn nói với cô giáo chủ nhiệm:
“Cô bé Dương ấy diễn xuất tốt, nhưng chị xem, nó xấu xí, đen sì thế làm tối cả phân cảnh. Em chọn diễn viên khác”. Mặc món đồ bỏ quên trên bục, tôi quay bước chạy ra khỏi cổng phòng, nước mắt mặn chát lăn dài nỗi tủi hờn nghẹn sau lồng ngực.
Tôi nghĩ tới công nghệ làm đẹp như tắm trắng đầy rẫy trên thị trường, nhưng một gói tắm trắng chi phí cả chục triệu đồng, trong khi một cô gái thôn quê, đi lên từ đồng ruộng, quen với mùi rơm rạ như tôi lấy đâu ra số tiền kếch xù ấy.
Chưa kể sau này sẽ phải dùng biết bao kem dưỡng trắng, kem dưỡng ẩm…Tôi làm sao có đủ tiền để thực hiện giấc mơ tân trang xa xỉ, nghĩ đến đây, tự nhiên nỗi tủi thân lại ấm ức trong lòng…
Cứu cánh của giấc mơ
Cô giáo chủ nhiệm lớp diễn xuất của tôi là một phụ nữ vô cùng tinh tế. Có lẽ cô cảm nhận được sự buồn bã và thái độ chán nản, tuyệt vọng của tôi khi đòi bỏ học và cho rằng tôi đã chọn nhầm nghề, cô tìm riêng tôi nói chuyện.
Cô chỉ nói duy nhất một câu: “Gục ngã và từ bỏ không có trong từ điển của người nghệ sĩ chân chính. Nếu đam mê theo đuổi con đường nghệ thuật, em phải vững lòng và hãnh tiến bước lên phía trước. Đừng vì không nắm bắt được cơ hội lần này mà cho rằng vĩnh viễn không còn cơ hội khác gõ cửa”.
Một buổi chiều muộn, như mọi ngày, tôi luôn là người rời lớp học muộn nhất vì muốn tranh thủ đứng trước gương và tập diễn một mình. Tôi sững người thấy cô chủ nhiệm đứng sau tôi tự lúc nào. Cô bảo, cô quan sát khá lâu nhưng vì tôi tập hăng say quá nên không để ý.
Sau khi góp ý cho tôi cách biểu cảm gương mặt trong những tình huống cụ thể, những động tác hợp lý, trạng thái cảm xúc biểu lộ qua ngôn ngữ cơ thể, cô dúi vào tay tôi một bọc nhỏ bảo là quà quê đặc biệt dành tặng tôi.
Về nhà, mở gói quà cô chủ nhiệm gửi, tôi không hiểu bọc lá tía tô có ý nghĩa gì. Mảnh giấy nhỏ ghi những con chữ thẳng thắn, xinh đẹp: “em dùng lá tía tô phơi khô pha trà uống như trà mạn bình thường. Ngày uống 4 – 6 tách trà.
Lá tía tô và thân cây tía tô tươi em dùng đun nước tắm. Điều bí ẩn đang chờ đợi phía trước”. Tôi hoang mang không hiểu điều bí ẩn cô chủ nhiệm nói tới là gì, nhưng không muốn phụ tấm lòng của cô, tôi miễn cưỡng làm theo răm rắp.
Mỗi lần gặp tôi ở lớp học, cô đều hỏi tôi đã sử dụng hết món quà cô gửi chưa, hết cô lại mang đợt mới tới cho.
Sau 2 tháng, tôi mới hiểu điều bí ẩn cô nhắc tới là gì. Có sự thay đổi chính tôi cũng không nhận ra nếu như bạn bè tôi không trầm trồ: “dạo này Dương dùng mĩ phẩm gì mà trắng sáng thế. Trông xinh hẳn”.
Ban đầu nghĩ bạn bè chọc ghẹo, tôi không lưu tâm. Nhưng thấy quá nhiều lời khen tặng mỗi khi gặp gỡ bạn bè, tôi mới bắt đầu phá bỏ suy nghĩ mặc định về làn da đen bóng theo tôi suốt từ thời thơ bé, nhìn kỹ hơn làn da của mình quả thấy sáng bừng, căng mịn hơn hẳn.
Những vết tàn nhang sạm màu ở hai bên gò má, những chấm mụn li ti phân rải khắp mặt biến đi đâu hết cả, thay vào đó là làn da láng mịn, hồng hào. Hoá ra, món quà lá tía tô cô chủ nhiệm gửi tôi bấy lâu có công hiệu tuyệt vời như vậy. Không nói ngay từ đầu, cô muốn dành tặng cho tôi sự bất ngờ đầy thú vị.
Khi da đã trắng sáng hơn, thay bằng việc tắm lá tía tô đều đặn như trước, tôi chỉ tắm 2-3  lần/tuần để giữ da, giúp da giàu độ ẩm, tươi trẻ, giàu sức sống.
Tôi không còn ghét bỏ những chiếc gương soi, không còn mặc cảm về làn da, nhan sắc của mình và quan trọng hơn, tôi thấy vô cùng tự tin về những kiến thức được trang bị trên hành trình đến với nghệ thuật cùng với vẻ ngoài ưa nhìn, thiện cảm.
Hiện tại, tôi vẫn kết hợp uống trà lá tía tô và thi thoảng tắm lá tía tô. Hương vị tê tê gai gai đầu lưỡi, thơm thoảng dễ chịu của tách trà sáng không chỉ giúp răng miệng thơm tho, tinh thần tôi phấn chấn mà còn là một “bí kíp” giúp tôi cải thiện làn da “cháy nắng”.
Tôi còn biết trà tía tô giúp hạn chế quá trình lão hoá da – nỗi sợ hãi của tất cả chị em phụ nữ ưa làm đẹp.
Ngồi bên tách trà tía tô thơm lừng toả khắp gian nhà nhỏ, gọn gàng, tôi và cô chủ nhiệm cười nói râm ran nhắc lại kỉ niệm ngày xưa cũ, khẽ mường tượng cảnh về làng, tụi bạn ngày xưa réo tên inh ỏi “công chúa nhọ nhem”, bất giác thấy lòng phơi phới.
  • Miên Dương

30 thg 4, 2013

Đâu là hồn cốt "Ma chiến hữu"?

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến
Lời thưa: Giải Nobel văn học năm 2012 vừa trao cho nhà văn TQ Mạc Ngôn- tác giả Đàn Hương Hình, Vú To Mông Nở… theo thiển nghĩ của tôi là xứng đáng, mang vinh dự về cho văn học TQ và châu Á. Mấy ngày qua, có lẽ vì quá căm phẫn bọn bá quyền TQ hung hăng bành trướng độc chiếm biển Đông nên có người viết comment trên trang của anh Ba Sàm rằng “Mạc Ngôn còn nợ nhân dân VN một lời xin lỗi về cuốn Ma Chiến Hữu” hoặc như ông Vũ Xuân Tửu viết hẳn một Entry trên trang Nguyễn Trọng Tạo.org rằng “Ma Chiến Hữu xuyên tạc, bài xích VN”. Nhớ lại 4 năm trước, sau vụ án cuốn Rồng Đá, cư dân mạng lại xôn xao bàn luận quanh cuốn Ma Chiến Hữu, kết tội tác giả khá nặng nề nên theo gợi ý của anh GS.Trần Hữu Dũng- chủ trang web viet-studies, tôi đã viết bài về tác phẩm này của nhà văn Mạc Ngôn. Nay công bố lại để mọi người cùng suy ngẫm…
 Từ vài tháng nay, quanh vụ cuốn “Ma Chiến Hữu”, nhiều bạn đọc trong nước và hải ngoại chẳng hiểu sao cứ xem tôi như người trong cuộc. Họ viết thư hỏi tôi sao lại im lặng? Thật lòng mà nói, sau vụ cuốn “Rồng Đá”, tôi thấy mệt mỏi đôi chút. Mặt khác, tôi đang bận tham gia làm một bộ phim tài liệu lịch sử 2 tập về Thái sư Trần Thủ Độ với anh Minh Chuyên, chưa có dịp đọc cuốn “Ma Chiến Hữu” cho cặn kẽ nên không dám viết về nó. Giờ  bình tĩnh đọc lại, tôi cũng muốn viết đôi dòng sao cho chân thực, khách quan.
 Sơ lược về cuốn sách
“Ma Chiến Hữu” là 1 trong bộ tác phẩm gồm 7 cuốn sách của nhà văn TQ- Mạc Ngôn (Ma Chiến Hữu, Châu Chấu Đỏ, Bạch Miên Hoa, Trâu Thiến, Con Đường Nước Mắt, Hoan Lạc và Người Tình Nói Chuyện Mộng Du) do Nxb Văn Học, Chi nhánh phía Nam kết hợp với công ty Phương Nam tổ chức biên dịch và ấn hành khoảng đầu Quý I/2008. Trên bàn làm việc của tôi lúc này đang có đủ 2 cuốn “Ma Chiến Hữu”, 1 ấn hành lần đầu vào tháng 2/2008, còn 1 tái bản vào tháng 1/2009. Cuốn đầu dày 198 trang, giá bìa 23 ngàn, cuốn sau do cách trình bày hơi khác trước nên dày  214 trang, giá bìa 35 ngàn. Hình minh họa và bố cục bìa khác nhau, nhưng cả 2 đều là bìa mềm, chất lượng giấy như nhau, đủ thấy có sự tăng giá theo cung- cầu của thị trường. Nhiều người bảo tôi, cuốn đầu bày bán ê hề gần cả năm trời, nhưng ít người mua. Chỉ khi xảy ra vụ cuốn “Rồng Đá” (11-12/2008), cư dân mạng chợt xôn xao bàn tán về “Ma Chiến Hữu”, sách bỗng nhiên bán chạy và người ta liền đục nước béo cò, vội cho tái bản với giá gấp rưỡi. Mà thôi, đó chỉ là nhận xét tầm phào ở ngoài quán nước vỉa hè, tôi không dám lạm bàn sẽ sinh rắc rối. Vậy nội dung tác phẩm này của Mạc Ngôn nói gì khiến cư dân mạng xôn xao bàn luận?
 Đâu là hồn cốt “Ma Chiến Hữu”?
Giá trị của tiểu thuyết, trước hết phải là hồn cốt câu chuyện hay những thông điệp tư tưởng chuyển tải đến người đọc, thông qua hình tượng nghệ thuật và thủ pháp riêng mới của tác giả làm nên sự cuốn hút. Càng đọc kỹ, tôi càng thêm khẳng định “Ma Chiến Hữu” là tác phẩm Mạc Ngôn phản đối cuộc chiến tranh Trung- Việt (2/1979) rất vô nghĩa và bẩn thỉu. Dường như nhiều người chưa đọc hoặc đọc không kỹ, chỉ bám vào mấy lời PR của Nxb Văn Học ở đầu cuốn sách nên đã kết tội oan tác giả và tác phẩm. Cái gọi là “Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” như lời Nxb viết, nực cười thay đó lại là cách viết mỉa mai của Mạc Ngôn về việc người ta đem khái niệm chủ nghĩa anh hùng rất chung chung, mơ hồ làm thứ Doping tinh thần cho những người lính nông dân mỏng học, nghèo xác để họ mù quáng lao vào cuộc chiến tàn khốc với Việt Nam mà thôi. Lừa lọc và giả trá là bản chất thâm căn cố đế của những kẻ chủ mưu gây nên cuộc chiến này.  Bối cảnh câu chuyện được Mạc Ngôn mở ra bằng một trận lũ lụt bên kia biên giới sao mà giống với cảnh lũ lụt ở Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang hay ở mấy tỉnh miền Trung của Việt Nam đến thế. Vì trận lũ này mới có cuộc gặp gỡ giữa người dẫn chuyện Triệu Kim với hồn ma lính Tiền Anh Hào. 13 năm trước, họ là đồng đội của nhau, ôm giấc mộng vớ vẩn trở thành anh hùng như Đổng Tồn Thụy ngày xưa, nay họ nghe theo lời bịp bợm bảo vệ Tổ Quốc mà tràn qua biên giới đánh nhau với kẻ thù Việt Nam, không nhìn thấy địch, chỉ thấy súng đạn từ phía đối phương bắn sang cũng là súng đạn do Trung Quốc sản xuất. (từ trang 7 –  trang 45). Kể từ đây, cuộc đối thoại âm dương giữa Triệu Kim và hồn ma Tiền Anh Hào đã dẫn dắt bạn đọc vào nghĩa trang có 1600 ngôi mộ lính Trung Quốc tử trận, hằng đêm rên rỉ khóc than, nhớ nhà, nhớ cha mẹ, vợ con đang phải sống điêu đứng lầm than nơi quê nhà xa lắc. Những dòng chữ viết về gia cảnh của hồn ma tử sĩ Hoa Trung Quang và Khương Bảo Châu ở quê nhà khiến người đọc ứa nước mắt. (từ trang 47- trang 73). Cái nghĩa trang tác giả hư cấu kia sao mà giống như trong lời kể của nhà báo Huy Đức rằng, ở Vị Xuyên- Hà Giang có một nghĩa trang gồm 1.680 ngôi mộ liệt sĩ Việt Nam, thì 1.600 người hy sinh ngày 17/2/1979, cũng đủ vừa tròn 1 trung đoàn hồn ma lính chiến như Mạc Ngôn đã viết. Liệu còn bao nhiêu nghĩa trang như vậy ở 2 bên biên giới đang làm nhức nhối lương tâm hai dân tộc?… Bằng bút pháp đồng hiện và thả nổi sự kiện, có lúc ngòi bút của tác giả dắt ta ngược thời gian chứng kiến cảnh những người lính trẻ nông dân đói ăn, đói tình khi rèn cán chỉnh quân ở hậu cứ, trước ngày ra trận. Đọan văn miêu tả hồn ma Tiền Anh Hào thú nhận với Triệu Kim về cuộc làm tình chớp nhoáng giữa anh ta với cô Ngưu Lệ Phương mang tính bi hài, nhưng cũng rất người, rất lính. (từ trang 111- trang 173). Phần cuối cốt chuyện, qua lời kể của hồn ma Tiền Anh Hào, tác giả dành một số trang xúc động, mô tả chuyến hành hương tội nghiệp của ông bố ra biên giới tìm mộ và bốc hài cốt con trai về quê trong sự lưu luyến, buồn tủi của các hồn ma lính khác. Đọc đến đây, tôi bỗng bồi hồi nhớ lại chuyến đi tìm mộ chú em liệt sĩ ở Quảng Nam. Nhờ chuyến đi ấy, tôi đã có thêm tư liệu và cảm hứng viết các truyện ngắn “Vị Phồn Thực”, “Âm Bản Chiến Tranh”, “Chù Mìn Phủ Và Tôi”…
Hình như khi viết cuốn “Ma Chiến Hữu”, tác giả Mạc Ngôn còn muốn đi xa hơn nữa, mượn đề tài cuộc chiến tranh Trung- Việt làm cái cớ để phơi bầy thực trạng bất công, mục nát của xã hội Trung Quốc thời đó, đầy rẫy bi ai, đói khổ và cả những chuyện mua quan bán chức trong xã hội, thậm chí ngay cả trong quân ngũ mà Tiền Anh Hào, Quách Kim Khố, La Nhị Hổ và bao anh lính nông dân khi ra trận vẫn ôm mộng thành anh hùng quân giải phóng! Cái danh hão một thời làm con người trở nên cuồng tín, mù quáng. Cảnh hai ông bố của họ ngồi tâm sự với nhau, người này khuyên người kia đút lót cho sĩ quan phụ trách để con mình được đề bạt, thăng tiến, nhưng họ chợt nhận ra mình chẳng có gì đáng giá trong nhà, đến bán máu lấy tiền lo lót thì máu cũng kiệt khô vì đói còn đâu. Đọc những dòng như thế, tôi rùng mình kinh hãi…
 Thay lời kết
Mạc Ngôn là cây bút nổi tiếng trên văn đàn Trung Quốc đương đại, tài năng của ông được cả tỷ người Trung Quốc thừa nhận, độc giả nhiều nước hâm mộ, song không phải bất cứ tác phẩm nào của ông cũng đều là kiệt tác. Tôi rất đồng ý với TS Nguyễn Xuân Diện cho rằng “Ma Chiến Hữu” là một trong những cuốn sách xuống tay nhất của Mạc Ngôn. Ở tác phẩm này ông sử dụng bút pháp thả nổi sự kiện kết hợp với hiện thực kỳ ảo đã không thành công. Nhiều chỗ không hiểu do dịch giả Trần Trung Hỷ yếu về chuyển ngữ hay do tự thân nguyên tác, văn ông trở nên rối rắm, loãng và nhạt. Độc giả nếu không đủ kiên nhẫn sẽ bỏ dở chừng hoặc đọc nhẩy quãng cho hết cuốn sách. Nói theo ngôn ngữ nghề văn là đọc không trôi trang. Tôi mở trang Web của siêu thị sách lớn nhất Tp Hồ Chí Minh (http://www.saharavn.com) tạm so sánh: Tại thời điểm viết bài này “Ma Chiến Hữu”  có 968 người đọc, kết quả bình chọn là không hay 18 người (82%), bình thường 1 người (4,5%), hay 1 người (4,5%), rất hay 2 người (9%). Trong khi đó mấy cuốn sách hót của tác giả Việt Nam năm 2008 rất trái ngược, có thể đơn cử như “Thời của Thánh Thần” có 4.306 người đọc, kết quả bình chọn là không hay  11 người (6%), bình thường 13 người (7%), hay 16 người (9%), rất hay 137 người ( 78%); “Dưới Chín Tầng Trời” có 2.281 người đọc, kết quả bình chọn là không hay 3 người (13%), bình thường 1 người (4%), hay 6 người (25%), rất hay 14 người (58%); “Rồng Đá” có 3.148 người đọc, kết quả bình chọn là không hay 4 người (2%), bình thường 11 người (6%), hay 21 người (11%), rất hay 156 người (81%)… Xem thế đủ biết bạn đọc Việt Nam đánh giá cuốn “Ma Chiến Hữu” không cao, nhưng nó vẫn được ưu ái cho phép xuất bản rồi tái bản, còn 3 cuốn sách của tác giả trong nước vừa nêu thì bị lên bờ xuống ruộng. Thật bất công, vô lý,  khi cuốn  “Ma Chiến Hữu” và truyện ngắn “Chù Mìn Phủ Và Tôi” cùng chung một đề tài cuộc chiến Việt- Trung, 1 viết bằng tâm thế người Trung Quốc, còn 1 viết bằng tâm thế người Việt chúng ta thì số phận chúng thế nào mọi người đều rõ. Biết nói sao đây? Thôi thì lại như GS Hoàng Ngọc Hiến vẫn thường hay buông lửng: “Cái nước mình nó vậy”!?…  
Hà Nội 18/3/2009
VNT 

29 thg 4, 2013

Thiền Định

Trích từ:

Hai bài Thuyết Trình về Thiền được trình bày tại
Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới
Thể Nhập Thiền Định (Samatha)

Thiền Tuệ (Vipassanā)



Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw
Tiến Sĩ Mehm Tin Mon



Thọ Trì Niệm Hơi Thở (Ānāpānassati)

Niệm Hơi Thở (Ānāpānassati) là một trong những đề mục thiền hiệu quả nhất để tu tập định một cách nhanh chóng. Nó nhận được nhiều sự tán dương của Đức Phật và được sử dụng ở nhiều trung tâm thiền như là đề mục thiền đặc biệt (pārihāriya kammaṭṭhāna) để tu tập định. Nếu thực hành một cách đúng đắn theo chỉ dẫn của Đức Phật, nó có thể tu tập tâm đến tứ thiền sắc giới (rūpāvacara jhāna) theo hệ thống thiền (jhāna) bốn bậc.

Niệm Hơi Thở (Ānāpānassati) nên được tu tập theo bốn bước theo Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm (Ānāpānassati Sutta), đó là, 

(1) nhận biết hơi thở dài, 

(2) nhận biết hơi thở ngắn, 

(3) nhận biết toàn thân hơi thở, 

(4) an tịnh hơi thở. 

Trong thực hành, theo hướng dẫn được đưa ra trong các Chú giải, đầu tiên hành giả được dạy nhận biết hơi thở vào (assāsa) và hơi thở ra (passāsa) bằng phương pháp Đếm (Gaṇanānaya) để phát triển niệm một cách nhanh chóng.

Hành giả (yogi) nên nhận biết hơi thở vào và hơi thở ra nhờ sự xúc chạm nhẹ nhàng của chúng ở đầu mũi hoặc lỗ mũi hay ở môi trên, bất kỳ chỗ nào mà sự xúc chạm là rõ ràng trong khi hành giả ngồi thẳng lưng, buông lỏng với mắt nhắm và thở một cách bình thường.

Chỉ khi hành giả thực hành niệm hơi thở (ānāpānassati) bằng cách an trú niệm trên hơi thở ở điểm xúc chạm rõ ràng với hơi thở vào và hơi thở ra thì hành giả mới hoàn thành đầy đủ định niệm hơi thở (ānāpānassati) và thiền” 

Hành giả nên tập trung tâm mình ở một điểm (điểm xúc chạm) trên hơi thở để phát triển nhất tâm (ekaggatā), là một tâm sở đại diện cho định (samādhi). Hành giả không nên để tâm mình lang thang đến các đối tượng giác quan khác hay bất kỳ cảm giác thân thể nào không phải là đề mục niệm hơi thở (ānāpānassati).

Phương Pháp Đếm

Trong việc đếm hơi thở, hành giả nên thở vào, thở ra và đếm một; thở vào, thở ra và đếm hai, và cứ thế tiếp tục đến tám với sự tôn kính Bát Thánh Đạo. Khi tâm vẫn lặng lẽ gắn chặt vào hơi thở khoảng một giờ đồng hồ trong mỗi thời ngồi thiền, hành giả có thể dừng việc đếm và tiếp tục nhận biết hơi thở một cách lặng lẽ. Khi hành giả có thể tập trung vào hơi thở trong một giờ hay hơn nữa ở mỗi thời ngồi thiền, hành giả ấy nên tiến đến bước tiếp theo.

Nhận Biết Chiều Dài Hơi Thở Cũng Như Toàn Thân Hơi Thở

Chiều dài hơi thở nên được xác định bằng khoảng thời gian diễn ra hơi thở. Nếu dùng nhiều thời gian để thở vào hay thở ra thì hơi thở đó diễn ra dài. Nếu dùng ít thời gian để thở vào hay thở ra thì hơi thở đó diễn ra ngắn.

Hơi thở có thể là dài hay ngắn trong một lúc hay toàn thời ngồi thiền. Bất kể nó là gì, sau khi hành giả nhận biết chiều dài của hơi thở, hành giả cũng nên nhận biết toàn thân hơi thở từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc ở điểm xúc chạm của nó ở đầu mũi hoặc ở lỗ mũi hoặc ở môi trên. Hành giả không nên theo hơi thở đi vào phía trong hay ra bên ngoài. Hành giả nên hành động như một người gác cổng.

Một người gác cổng không kiểm tra từng người ở bên trong hay bên ngoài đô thị vì chúng không phải là việc của anh ta. Nhưng người gác cổng xem xét từng người khi người đó đến cổng. Tương tự, hành giả không quan tâm đến hơi thở đã vào trong hay ra ngoài mũi vì nó không phải là việc của hành giả. Nhưng mối quan tâm của hành giả chính là mỗi lần hơi thở vào hay hơi thở ra đến nơi cửa lỗ mũi.

Hành giả cũng nên hành động như một người thợ xẻ gỗ. Người thợ xẻ tập trung sự chú ý của mình vào các răng cưa ở điểm tiếp xúc với khúc gỗ mà không quan tâm đến các răng cưa đang tiến lại gần hoặc đi ra xa, mặc dù khi chúng làm như vậy, không phải là anh ta không thể biết chúng.

Theo cách tương tự, hành giả an trú niệm trên hơi thở ở điểm xúc chạm với lỗ mũi hoặc với môi trên mà không quan tâm đến hơi thở vào và hơi thở ra khi chúng tiến lại gần hay đi ra xa, mặc dù khi chúng làm như vậy, không phải là hành giả không thể biết chúng.

Khi hành giả có thể tập trung tâm mình một cách lặng lẽ và chú tâm vào lúc bắt đầu, lúc giữa và lúc cuối của hơi thở vào và hơi thở ra trong một giờ đồng hồ hoặc hơn nữa ở mỗi thời ngồi thiền, hành giả nên tiến lên bước thứ tư.

An Tịnh Hơi Thở

Khi hành giả chú tâm quan sát hơi thở vào và hơi thở ra để nhận biết toàn thân hơi thở, hơi thở của hành giả sẽ càng trở nên nhẹ nhàng và vi tế hơn. Trong khi các đề mục thiền khác trở nên càng rõ ràng hơn ở các giai đoạn cao hơn, niệm hơi thở (ānāpānassati) thì không như vậy. Thực tế, khi hành giả tiếp tục tu tập, hơi thở càng trở nên vi tế hơn đối với hành giả ở mỗi giai đoạn cao hơn, và thậm chí đến lúc mà nó không còn rõ ràng hay biểu hiện nào nữa.

Khi hơi thở trở nên không còn rõ ràng nữa, hành giả không nên đứng dậy khỏi chỗ ngồi và bỏ đi. Hành giả nên tiếp tục ngồi thiền như trước và tạm thời thay hơi thở thực tại bằng nơi mà hơi thở bình thường vẫn xúc chạm như là đề mục hành thiền.

Khi hành giả chú tâm theo cách này, niệm của hành giả sẽ tăng trưởng từ từ và hơi thở sẽ xuất hiện trở lại không lâu sau đó. Rồi hành giả nên tiếp tục tập trung sự chú ý vào hơi thở vào và hơi thở ra ở điểm xúc chạm để nhận biết toàn thân hơi thở.

Cách chữa bệnh Gút (Gout) của người dân tộc Tày

ST
- Chữa trị bệnh gout theo Đông y là chữa từ gốc nguyên nhân gây bệnh. Theo cách nhìn của y học cổ truyền, bệnh gout còn gọi là bệnh thống phong thuộc phạm vi chứng tý. Bệnh do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau, co duỗi khó khăn. Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết, tân dịch bị rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục ở quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận.

- Người dân tộc Tày chữa bệnh gút bằng bài thuốc dân gian rất hiệu quả mà lại không tốn nhiều tiền. Tôi đưa lên đây mong được chia sẻ với nhiều người đang phải chịu đau đớn về căn bệnh này. Nguyên liệu của bài thuốc là: Hạt đậu xanh.
[01_Dau-Xanh-Do-Xanh]

Hạt đậu xanh

- Theo Đông Y :- Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…

- Bài thuốc rất đơn giản: Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát (bát ăn cơm) thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày.

- Nếu đau có thể dùng thêm bài thuốc đắp ngoài da: - Hành ta (3 củ), lá Ngải (một nắm), nước Gừng tươi. – Giã đắp vào chỗ đau.( Mỗi ngày thay một lần).

- Có thể uống kết hợp rượu ngâm mật gấu rừng ( mật gấu nuôi không có tác dụng chữa bệnh) hoặc cây mật gấu vào buổi tối ( mỗi ngày một ly nhỏ).

[dau-xanh]

- Lưu ý:

- Không dùng thuốc gì kết hợp vì đậu xanh làm giã thuốc, thuốc không có tác dụng.

- Uống nhiều nước trong ngày.

- Kiêng : Nội tạng động vật, hải sản, thịt chó, nước chè, các chất khó tiêu, các chất kích thích mạnh, cay, nóng.

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

Bài thuốc món ăn trên tôi đã chia sẻ với rất nhiều người và đều có kết quả tốt. Giờ có thể ăn uống thoải mái mà không phải kiêng khem gì.

+ Cháo đậu xanh là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Vậy thiết nghĩ chúng ta không có bệnh nhưng cũng nên ăn thường xuyên để bồi bổ cơ thể và giải độc trong người. Phụ nữ thường xuyên ăn cháo đậu xanh da sẽ rất đẹp.

· (Mấy lời ngắn ngủi không thể dãi tỏ hết tấm lòng. Mong cho mọi người ai có bệnh thì chữa khỏi bệnh, ai không có bệnh thì thêm sức khỏe và luôn trẻ đẹp. Những ai đọc được bài này dẫu thân không bệnh tật cũng nên chia sẻ cho nhiều người được biết.-Vì sức khỏe cộng đồng. )

MA ĐÌNH TÚ (A TÚ) SĐT: 0972.565.268
Blog: http://blog.yahoo.com/thuoc-nam-gia-truyen/articles/page/1
Email: dongygiatruyen1@yahoo.com.vn


[Thuoc-nam-gia-truyen-dan-toc-chua-soi-than-gan-mat-dau-da-day-dai-trang_0A1]

Bài thuốc dân gian điều trị bệnh vảy nến

Đây là chia sẻ của bạn Thanh Vân đã chữa khỏi bệnh vảy nến bằng cây sài đất. Post lên đây để mọi người tham khảo. Cảm ơn bạn Thanh Vân!

Thanh Van has left a new comment on your post "Bài thuốc dân gian điều trị bệnh vảy nến":

"Minh cũng bị vẫy nến như các bạn. Xin đừng nghe lời đồn huyễn hãy thưc tế. Cây sài đất sắc uống và nấu nước tắm không mất gi hêt sau thơi gian ngăn kết quả ngay. Tìm đọc hướng dẫn cây thuôc nam trên Google kết quả tùy theo bệnh nặng nhẹ lâu hay mau Chúc may mắn."


"Mình là Thành Vân xin chia sẻ bài thuốc dân gian trị vẫy nến ma mình đã sông chung hơn 10 năm giờ đã khỏi. Mong các bạn có cùng nổi khổ giờ sẽ vui vì không mât nhiều tiền và thơi gian nữa là cây Sài đất nấu nước uống thương xuyên và tắm. ĐT 01244729309 hướng dẫn tận tình miễn phí đươc tiêp các ban là niềm vui cuôc sông .  "

Mình sẽ hỏi lại liều lượng cách dùng rồi post lên đây sau!

(Được bổ sung ngày 6 - 5- 2016)

ST
Bài thuốc dân gian điều trị bệnh vảy nến
Thân ái chào quý anh chị em!
Bệnh vảy nến là một loại bệnh mà các tế bào da khi chết dày lên tạo thành những nốt vảy da gây ngứa, các vẩy như vảy cá trên da ngày càng phát triển làm cho người bệnh luôn bị ngứa ngáy rất khó chịu.
Chánh Tuân có một người thân bị bệnh vảy nến hơn 10 năm nay, đã đi chữa trị nhiều nơi và sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không thể chữa trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này và được các bác sỹ khuyên nên “sống chung hòa bình” với căn bệnh này.
Thật may mắn vì tình cờ gần đây Chánh Tuân được một người quen chỉ cho hai bài thuốc dân gian để điều trị bệnh vảy nến rất đơn giản, dễ làm, chi phí thấp nhưng lại rất hiệu nghiệm (kiên trì thực hiện liên tục ít nhất 2 tháng sẽ thấy kết quả), đến nay người thân của Chánh Tuân đã gần như khỏi hẳn bệnh. Chánh Tuân cũng đã chia sẻ 2 bài thuốc này đến một vài người quen đang bị bệnh vảy nến và cũng đã giúp cho căn bệnh của họ đã được điều trị khỏi hẳn. 
Mọi người chỉ nên sử dụng một trong hai bài thuốc dân gian sau đây:
1. Bài thuốc thứ nhất (Rất hiệu nghiệm và dễ thực hiện):
Dùng lá và đọt tươi của cây  Muồng Trâu  rửa sạch rồi đâm nhuyễn  lấy nước, sau đó pha với dung dịch kem thuốc điều trị bệnh  lác nhãn hiệu Kentax (loại thuốc được bán rất phổ biến tại các tiệm thuốc Tây dùng để điều trị các bệnh nấm trên da, Tuyp thuốc màu cam, lớn bằng ngón tay út)) theo tỷ lệ 2/3  nước lá và đọt Muồng Trâu tươi với 1/3  dung dịch kem thuốc lác. Sau đó chấm bông gòn thoa  hỗn hợp thuốc này vào vị trí những nơi bị vảy nến.  (Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc này thì mọi người nên hạn chế dùng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào).



Cây Muồng Trâu
(Ở TP.HCM thì cây Muồng Trâu mọc nhiều 2 bên đường tại khu công nghiệp Tân Tạo)

KENTAX

2. Bài thuốc thứ hai:
Lá trầu + rau răm + muối sống (muối hột) + bèo hoa dâu.
Rửa thật sạch bằng nước muối rồi cắt hoặc xé nhỏ tất cả các loại lá trên bỏ vào nồi đun sôi chín nhừ khoản từ 15 - 20 phút, để ấm rồi lấy nước tắm (trước khi tắm nên uống khoảng 1/5 ly rượu nhỏ [loại ly nhỏ dùng để uống rượu] hỗn hợp nước của các loại lá này (Nếu đang mang thai hoặc chuẩn bị có thai hoặc đang cho con bú thì tuyệt đối không nên uống hỗn hợp nước này), sau đó giã nát hỗn hợp các loại lá này rồi lấy bông gòn thấm hút nước từ hỗn hợp lá đã được giã nát này chà xát vào vùng da nơi bị vảy nến để cho các vảy nến bị bong tróc khỏi làn da.
Ghi chú: Số lượng các loại lá được dùng cho mỗi lần nấu nhiều hay ít là tùy thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ (mỗi lần nấu có thể sử dụng từ 7 – 20 lá trầu; từ 10 – 20 lá bèo hoa dâu; từ 2 – 4 nắm rau răm; lượng muối hột vừa đủ mặn (không nên quá mặn); lượng nước từ 2 – 3 lít nước). Mỗi ngày nên tắm và thoa hỗn hợp lá này 2 lần (không nên tắm lại bằng nước sạch ngay mà phải đợi khoản 3 – 4 tiếng đồng hồ sau mới tắm lại bằng nước sạch nhằm giúp cho nước từ hỗn hợp lá này thấm sâu vào những vùng bị vảy nến). Nên ngưng sử dụng các loại thuốc tây điều trị bệnh vảy nến trước đây mình đã sử dụng.


 Lá trầu (có thể trồng ngay trong vườn hoặc mua ở chợ)

Rau răm (có thể trồng ngay trong vườn hoặc mua ở chợ)

 Bèo hoa dâu 
(Thường sống ở các ao sen, có thể nuôi bèo ngay trong các ao gần nhà)


Muối hột (muối sống)

Rất mong quý anh chị em cùng chia sẻ 2 bài thuốc dân gian này đến với những ai bị bệnh vảy nến để giúp họ tìm thấy được niềm vui và sự dễ chịu trong cuộc sống hàng ngày. 
Nếu có điều gì chưa rõ về 2 bài thuốc trên thì quý anh chị em có thể liên lạc với Chánh Tuân qua số điện thoại 0937.68.78.79 để cùng trao đổi thêm.
Quý anh chị em có thể vào đường link sau để tham khảo thêm bài viết về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị vảy nến:
http://tongiaocaodai.blogspot.com/2011/05/ieu-tri-benh-vay-nen-va-che-o-dinh.html

Chánh Tuân.

Người ngoại quốc nhận xét về người VN?

(ST)
Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập… Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.
image
Hình minh họa
Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quí trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quí, Lương tâm Nhân loại…(!), và luôn ép người khác khen mình. Hôm nay, trên Vietnamnet ông Vũ – một chủ hãng cafe Việt, còn đề nghị: Mỹ và TQ lãnh đạo thế giới về chính trị và kinh tế rồi, còn “lá cờ nhân văn” chưa ai nắm và Việt Nam hãy nắm lấy lá cờ nhân văn đó của thế giới để sánh ngang TQ và Mỹ (!)… thì ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của tôi rồi.
image
Hình minh họa
Đấy là lý do trực tiếp làm tôi viết bài này, nên trước khi nói về người Việt như tiêu đề, xin cho tôi có một hai câu về “Lá cờ Nhân văn” thế giới, như sau: Ông Vũ đã đúng khi nói có Lá cờ Nhân văn thế giới. Nhưng ông đã sai khi nói chưa có ai nắm lá cờ đó, và ông càng sai nữa khi nói Việt Nam có thể nắm lấy Lá cờ đó và lãnh đạo thế giới! Thứ nhất, nếu đã tồn tại một lá cờ nhân văn thế giới, thì nhất định nó cũng đang tồn tại chủ nhân tương xứng, cả hai đều chỉ là khái niệm. Chủ đó phải là dân tộc có tính nhân văn nhất thế giới và được các dân tộc khác công nhận, bởi lá cờ này không thể cướp được, đúng không ạ? Ông Vũ nói nó vô chủ là rất cơ hội (hèn chi ông được tham dự ĐH Đảng X với tư cách doanh nhân, nếu tôi không nhầm?). Nhưng theo tôi, nó đang ở trong tay dân tộc nào, đất nước nào đang có nền văn hóa nhân văn nhất (ở thời điểm này) thu hút được nhân tài và thế hệ trẻ được cả thể giới đến học, làm việc và ở lại sống nhiều nhất, sinh ra nhiều người tài năng và thành công nhất cho thế giới. Theo ông Vũ, đó sẽ là Việt Nam? Nước ta đang và sẽ thu hút được bao nhiêu người nước ngoài đến học? Ông hãy góp ý thế cho ĐH XI nhé! Chúc mừng ông.
image
Hình minh họa
Trở lại với tiêu đề chính, cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc complements!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”
Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/họ cười khinh cho.
“Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?” “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!
Nhưng nội dung và diễn biến của cuộc nói chuyện thân tình trên thì tôi dù muốn cũng không bao giờ quên được. Sự thực là tôi đã phải trăn trở rất nhiều, dằn vặt rất nhiều với điều này từng ngày từ đó: Đặc điểm bản chất của người Việt là gì so với người nước khác? Tại sao người nước ngoài lại đang nhìn chúng ta tệ hại như thế: Gian và tham? Tôi đã không thể phản bác được ông bạn người Anh của mình dù tôi với nó “cùng ngôn ngữ”: đều mê The Beatles! Có ăn nhằm gì đâu! Nó vẫn bảo lưu quan điểm! Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?” Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.” Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!” “Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?” “Gần như đúng thế!” “Cả mày nữa?” “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…” “Vậy mày gian thế nào?” Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại. Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa… thì chúng tao mới bình đẳng được!” Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”
image
Hình minh họa
Đó là câu chuyện của hơn 10 năm trước. Tôi đã kiểm tra độ khách quan của đánh giá đó suốt 10 năm qua với rất nhiều người nước ngoài từ các vùng, miền, đất nước có văn hóa và chính trị khác nhau, mà tôi có thể tiếp cận. Đa số câu trả lời kiểm chứng (không phải tất cả) xác nhận sự khách quan và tính gần đúng của nhận xét của bạn tôi. Nhận xét đó đã bắt tôi suốt hơn mười năm qua phải tìm hiểu văn hóa và bản chất dân tộc ta là gì? Tại sao chúng ta lại để đến nông nỗi này?! để người khác nghĩ và đánh giá mình là dân tộc gian, tham?! Người Việt gian tham ư?! Đau xót lắm, nhưng tôi vẫn không phản bác được bạn mình, với những gì tôi và chúng ta vẫn thấy xung quanh trên đất nước chúng ta… Nó là cái văn hóa gì?! Hôm nay, có lẽ tôi đã trả lời được câu hỏi đó cho mình. Dân tộc ta không phải thế! Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì? Chúng ta phải đợi đến vụ gieo hạt sau thôi?
TRẦN THÀNH NAM