27 thg 6, 2013

7 điều cấm kỵ khi sử dụng mật ong

ST

Về bản chất mật ong thật sự rất tốt, nhưng khi kết hợp với những thực phẩm kỵ cơ thể có thể bị ngộ độc, dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.


7 điều cấm kỵ khi sử dụng mật ong
ảnh minh họa
Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng "mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào...bao gồm nhưng không giới hạn trong, nước và các chất ngọt khác".

Mật ong có nhiều chất ngọt hơn đường kính và có các tính chất hóa học hấp dẫn cho việc làm bánh. Mật ong có hương riêng biệt nên nhiều người thích ăn mật ong hơn đường và các chất ngọt khác.

Phần lớn các vi sinh vật không sống trong mật ong vì mật ong có hoạt tính nước thấp. Tuy nhiên, điều quan trọng là mật ong thường xuyên chứa các nội bào tử các vi khuẩn không hoạt động Clostridium botulinum mà có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ do các nội bào tử này có thể chuyển hóa thành các vi khuẩn tạo ra chất độc trong ruột trẻ nhỏ và dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong (See "Precautions" below).

Những điều cấm kỵ khi sử dụng mật ong

1. Mật ong và cơm

Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.

2. Mật ong kỵ với cây thì là

Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.

3. Mật ong không nên pha với nước đun sôi

Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt.

Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.


4. Mật ong kỵ với hành tây

Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.

5. Mật ong kỵ với đậu phụ

Đậu cũng như các sản phẩm chế biến từ đậu và mật ong đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại không thể kết hợp với nhau để cùng chế biến, nếu không sẽ dẫn đến tiêu chảy.

Không những thế, khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe.

6. Mật ong rất kỵ với cá chép

Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.

7. Mật ong không nên dùng với lá hẹ

Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú. Tuy nhiên, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.


Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu.
Một số lưu ý khi sử dụng mật ong

- Không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.

- Tuy là chất dinh dưỡng tốt nhưng không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ. Mật ong dễ bị trực khuẩn tấn công, chúng sinh sôi nảy nở và thải ra chất độc. Người lớn có sức đề kháng tốt nên ít khi phát bệnh như trẻ nhỏ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy lượng độc tố do 2.000 trực khuẩn sinh ra có thể làm chết 1 đứa trẻ nặng 7kg.

- Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được lâu.

- Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…


Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=634561#ixzz2X7tQcU00
http://www.xaluan.com/

25 thg 6, 2013

Hai bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu, hóc xương hiệu quả

ST


Trong số báo này, lương y Nguyễn Trọng Nơi (SN 1962, ngụ số 4, ngõ 166, đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) chia sẻ bí quyết tự chế hai bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu, hóc xương; bằng những cây thuốc dễ tìm, hiệu quả cao.


Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu
Theo lương y Nơi, có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu như thấp nhiệt đường tiết niệu hoặc thấp nhiệt ở bàng quang gây viêm nhiễm. Ăn, uống các chất kích thích, cay nóng làm nhiệt tồn đọng xuống bàng quang, dẫn đến gây ứ đọng lâu ngày cũng có thể “hóa hỏa” gây tiểu ra máu.
Nhịn tiểu lâu ngày khiến tái hấp thu nhiều lần “chất trọc” (chất đục), đọng lại lâu ngày, cũng gây nên bệnh. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như: Quan hệ tình dục gây nên viêm nhiễm, vệ sinh bộ phận sinh dục không tốt, nguồn nước bị ô nhiễm…, cũng có thể gây bệnh (nhất là ở nữ giới).
Lương y Nơi và bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu
Bệnh nhân thường có những biểu hiện như: Người mệt mỏi khó chịu, có thể sốt nóng, sốt rét, đái dắt, đái buốt, đi vệ sinh nhiều lần, nước tiểu có màu trắng, vàng đục hoặc màu đỏ…

Bài thuốc trị bệnh này bao gồm 7 vị:

- Cây cối xay (còn có tên cây đằng xay, kim hoa thảo) dùng cành, lá, hoa (nếu tươi dùng 50 gr, nếu khô dùng khoảng 15 gr);
- Bồ công anh (còn có tên cây lưỡi bò, rau bồ cóc), nếu tươi dùng 100 gr, khô dùng 20 gr;
- Kim tiền thảo (còn có tên đồng tiền lông, mắt rồng) dùng dây và lá, nếu tươi thì dùng 50 - 80 gr, khô dùng 15 - 20 gr;
- Thèn đen (phèn đen) dùng bộ phận cành, lá, tươi dùng 80 gr, khô dùng khoảng 20 gr;
- Mã đề thảo (xa tiền) dùng tất cả các bộ phận của cây, tươi dùng 50 gr, khô dùng 20 gr;
- Rễ cỏ tranh (mạch mao căn) tươi dùng 100 gr, khô dùng 25 gr;
- Tỳ giải (cúc kim cang) tươi dùng 50 gr, khô dùng 15 gr.

Tùy vào thể trạng cũng như biểu hiện của người bệnh mà có thể gia giảm những vị thuốc cho phù hợp: Nếu viêm do sỏi (thạch lâm) thì gia thêm Hoạt thạch (30 gr), lớp màng màu vàng của mề gà (kê nội kim). Nếu đi tiểu ra máu gia thêm Cỏ nhọ nồi (tươi 100 gr, khô 15 gr), lá cây Cách diệp (tươi 100 gr, khô 20 gr) rửa sạch sao đen. Nếu đau, buốt nhiều, gia thêm củ con cây nghệ (uất kim) (tươi 30 gr, khô 12 gr), chỉ xác (vỏ quả chấp) tươi 30 gr, khô 12 gr.

Những vị thuốc trên tạo thành một bài thuốc hoàn chỉnh, khi sắc thuốc cần được rửa sạch. Lần đầu tiên cho nước đổ vào ngập thuốc, cô cạn lại còn một bát thuốc, để nguội bớt rồi uống. Lần thứ hai, đổ 3 bát nước, đun cạn còn một bát, uống khi ấm. Lần thứ 3, cho 3 bát nước đun cạn còn một bát thuốc, uống khi ấm.
Mỗi ngày bệnh nhân sắc một thang, uống khi không no không đói, uống 3 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 3 tiếng đồng hồ. Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân, lượng thuốc có thể ít hay nhiều, tuy nhiên thông thường chỉ cần uống từ 5 - 7 thang thuốc là bệnh nhân đã thấy được bệnh hiệu quả rõ rệt.

Để đạt hiệu quả cao hơn, ông Nơi khuyên người bệnh kiêng những chất cay, nóng, chất kích thích như: Rượu, bia, nước uống có ga; các loại thực phẩm như: Mỡ động vật, cà muối, dưa chua, thức ăn chế biến không quá mặn… Bệnh nhân nên làm việc nhẹ nhàng, hạn chế sinh hoạt tình dục, với những bệnh nhân đi tiểu ra máu nên hạn chế vận động.

Tác dụng của bài thuốc là thanh nhiệt, lợi thủy, thông lâm (dễ dàng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể - PV), có thể dùng cho viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính đều được.

Cây thuốc chữa bệnh hóc xương hiệu quả

Lương y Nơi còn có bí quyết dùng một vị thuốc chữa hóc xương hiệu quả từ cây Thèn đen (phèn đen). Đây là loại cây bụi, cành gầy, mảnh, hạt ban đầu màu xanh, khi chín chuyển sang màu đen, dễ tìm ở những triền đê, ven đường, mọc nhiều ở các vùng quê.
Lá cây thèn đen giúp chữa hóc xương
Khi ăn cá thịt, một số trường hợp nuốt phải xương sẽ mắc lại nơi cuống họng, đau ở thực quản hay ở khoang miệng. Lúc này người bị hóc xương chỉ cần lấy lá thèn đen tươi rửa sạch, ngâm với nước muối 5%. Sau khi vớt lá lên, lấy khoảng từ 3 - 5 lá/ lần, tự mình nhai, khi đã nhuyễn thì nhẹ nhàng nuốt dần cho nước này thấm xuống, cũng có thể nuốt bã thuốc này từ từ, đến khi nào xương trôi xuống thì thôi.

Lưu ý sau khi chiếc xương đã trôi xuống, người bệnh cần kiêng những chất nóng, cay, kiêng uống rượu bia, không ăn đồ cứng như: Xương, bánh mỳ nướng, thịt nạc nướng… khoảng từ 2 - 3 ngày. 

Giải thích công dụng của lá thèn đen, lương y Nơi cho biết: Lá thèn đen có tác dụng làm mềm xương, tiêu viêm nơi chiếc xương bị hóc. Loại cây này cũng được người dân dùng để kho cá với tác dụng làm mềm xương, nước kho có màu đẹp, lại tránh được ngộ độc.

Gia đình có người họ hàng xa theo nghề thuốc Nam, từ nhỏ cậu bé Nơi ngày nào cũng trốn cha mẹ sang mày mò tìm hiểu. Thấy cháu ham mê, người họ hàng cũng đưa cậu theo lên rừng hái thuốc, bày cho cách chữa những bệnh đơn giản.

Sau khi học xong cấp 3, anh trai làng nhập ngũ. Trên chiến trường, không hiếm cảnh đồng đội đau đớn vì bệnh tật, được ông Nam mách nước nhiều căn bệnh đơn giản có thể chữa bằng thuốc Nam. Đồng đội động tín nhiệm, ông Nơi được tham gia lớp học trung cấp quân y.

Từ chiến trường trở về, với niềm đam mê y học, anh quân y ngày nào tiếp tục học lên chương trình đại học chuyên khoa y học cổ truyền. May mắn được ông Hoàng Thủ, khi đó là viện trưởng Viện y học dân tộc quân đội truyền nghề, ông Nơi đi theo học hỏi, cùng chữa bệnh cho người dân nên rút ra được khá nhiều kinh nghiệm. Từ đó ông luôn quan niệm tìm ra những bài thuốc Nam hiệu quả lại dễ tìm sẽ là cứu cánh cho những bệnh nhân nghèo.

Nam dược trị nam nhân, đó là phương châm chữa bệnh của ông: “Người ở đâu thì sẽ phù hợp với thổ nhưỡng cây cỏ ở đấy, người Việt nên tận dụng cây thuốc Nam bởi vừa hiệu quả, tiện lợi, người dân lại chủ động được nguồn dược liệu. Với những người dân còn nghèo không có tiền chữa bệnh, những loại cây thuốc trong vườn chính đôi khi là “thần dược” vừa hiệu quả lại tiết kiệm được chi phí chữa bệnh. Đây là những bài thuốc dân gian, người dân có thể tự tìm kiếm để chữa cho bản thân”, lương y Nơi chia sẻ.
Trịnh Ninh

23 thg 6, 2013

Móng tay người đốt cháy để… chữa bệnh

ST

Hàng trăm năm qua, trong dân gian có không ít người, nhất là các cụ già vẫn truyền lưu cho con cháu chuyện về những phế phẩm từ cơ thể người như răng, tóc, ráy tai… được các lương y bào chế thành nhiều phương thuốc thần hiệu để chữa bệnh giúp dân trong những tình cảnh khó ngặt.

Y học cổ truyền Việt Nam vốn dĩ là kho tàng phong phú với hàng ngàn vạn bài thuốc huyền diệu, giản đơn mà hiệu quả. Nhưng tiếc rằng với sự phát triển của y học hiện đại và do hậu thế ít quan tâm, gìn giữ nên khá nhiều bài thuốc quý được cha ông sau hàng trăm, có khi cả ngàn năm mới đúc kết được đã bị chìm vào lãng quên, mai một. 

Với mong muốn vén màn bí mật về những phương thuốc dân gian thần hiệu của người xưa, đồng thời để bạn đọc hiểu rõ hơn về kinh nghiệm chữa trị của cha ông ta ngày trước, sau một thời gian dài kiếm tìm, chúng tôi đã biết và làm rõ nhiều bài thuốc thoạt nghe tưởng vô căn cứ, thậm chí đến khó tin. 

Câu chuyện về những phương thuốc thần hiệu từ cơ thể người là minh chứng điển hình ấy!

 Móng tay có khả năng chữa bệnh? 

Biết chúng tôi quan tâm đến những bài thuốc y học cổ truyền dạng bí truyền, ông Nguyễn Tố, 62 tuổi, ngụ đường Quang Trung, quận Gò Vấp (TP.HCM) cho biết, ngay khi nhận quyết định nghỉ hưu, rời bục giảng, ông đã lập tức dồn thời gian tìm hiểu những bài thuốc cổ từ cơ thể người mà ông vốn dĩ rất đam mê. Bài thuốc đầu tiên mà ông Nguyễn Tố muốn nói đến là bài thuốc trị bệnh tiểu ra máu được bào chế từ móng tay người. 

“Những kinh nghiệm chữa trị của cha ông mình huyền diệu lắm”, ông Tố bắt đầu câu chuyện. “Có ai nghĩ cái móng tay, ráy tai, nước bọt, nước tiểu… lại từng được các danh y Việt như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông sử dụng chữa cho nhiều người mắc các chứng bệnh trầm kha (chữa nhiều nơi nhưng không khỏi) rất hiệu nghiệm. 

Bản thân tôi ngày trước từng bị chứng bệnh tiểu ra máu, đi chữa nhiều nơi không khỏi, cơ thể vỗn dĩ hao gầy càng thêm suy nhược tưởng khó qua khỏi. May sao lương y Trần Song, người gốc Bình Định, sinh sống tại Quận 12 là bạn thân của ba tôi khi đến nhà chơi đã mách cho bài thuốc với nguyên liệu từ móng tay người. Nhờ đó mà tôi đã lướt qua bạo bệnh”, ông Tố kể.

Bài thuốc kỳ diệu cứu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần 

Ông Tố cho biết, ông phát bệnh tiểu ra máu lúc 30 tuổi. Khi đó, ông chuẩn bị lấy vợ. Bệnh tình cứ ngày càng tiến triển nặng, nước tiểu càng lúc càng đỏ như máu, chữa nhiều nơi không khỏi nên ông rất bi quan. 

Đến khi được cụ Trần Song đến thăm nhà qua bắt mạch, hỏi bệnh đã cười khùng khụng cam đoan chỉ cần dùng bài thuốc cổ mà cụ đã từng áp dụng cho chính mình thì sẽ dứt bệnh trong nay mai. 

“Khi ấy tôi nghĩ trong đầu hoặc cụ Song lẩm cẩm, hoặc cụ bỡn cợt với nỗi đau của mình nên giận cụ lắm. Nhưng thấy cụ nhất mực quả quyết rằng đó không phải là kiểu chữa bệnh điên rồ, tôi quyết định thử, thử để cho ông già tôi được vui chứ thật lòng tôi chẳng tin gì mấy”, ông Tố chia sẻ. 

Chuyện đã xảy ra hơn 30 năm nhưng mỗi khi kể lại bài thuốc lạ “lấy móng tay người chữa dứt chứng bệnh tiểu ra máu”, ông Tố vẫn nhớ như in, như thể chuyện mới xảy ra ngày hôm qua. 

Khi ấy, cụ thân sinh ông (qua đời năm 2008) đã tụ hợp con cháu trong nhà lệnh phải cắt gọt hết móng tay, được một nhúm, giao cho lương y Trần Song chế thuốc. Ông Tố nhớ lại: “Vì không tin tưởng nên tôi khi ấy tỏ ra rất bất cần. Dầu vậy với suy nghĩ sẽ chứng minh cho ba tôi thấy rằng ông bạn lương y của ông thực chất chỉ là lang băm, chẳng tài cán như ba vẫn thường khen ngợi nên tôi bám riết cụ Song xem mọi nhất cử nhất động của cụ để mai này vạch trần, kết tội.

Chẳng biết khi ấy cụ có cảm nhận được điều ấy hay không nhưng cụ Song vẫn thản nhiên và chỉ bảo tôi cặn kẽ cách chế thuốc từ móng tay. Kiểu chế thuốc của cụ cũng rất quái đản. Nhận được móng tay, cụ bảo tôi kiếm cho mình một miếng ngói rồi hối má tôi nhóm lửa.

Khi lửa đã đượm, cụ kê miếng ngói lên nung cho thật nóng rồi thả hết mớ móng tay lộn xộn lên trên. Ngói đỏ rực khiến mớ móng tay bốc khói rồi trở màu đen, động vào thì rã thành bột. Rồi cụ lấy bột đó pha nước bảo tôi uống. Cảm giác uống móng tay vừa gớm ghiếc vừa tởm lợm”. 

Ngày ấy cuộc sống còn khó khăn, việc vệ sinh thân thể, cắt móng tay chân ít được chú trọng nên móng tay của nhiều thành viên trong gia đình tôi, nhất là mấy đứa nhỏ đóng đầy đất, đen sì. Nay phải uống cái thứ ấy vào bụng, hỏi sao mà không gớm. Dầu vậy tôi cũng cũng ráng bấm bụng uống một mạch cho xong. 

Được 5 phút sau, cụ Song lại bảo tôi uống thêm một ly nhưng lần này cái thứ bột hắc ám kia chỉ bằng phân nửa lần trước. Lúc tôi dùng dằng tỏ ý không bằng lòng, cụ nhẹ nhàng bảo: “Cháu cứ uống đi, ông từng bị như cháu, từng không tin như cháu nhưng nhờ bài thuốc này mà dứt bệnh, từ đó ông quyết tâm theo nghề y”. 

Nghe cụ nói thế, nhất là khi thấy cụ quá nhiệt tình, tôi không nỡ chối từ. Lúc tôi đưa ly lên miệng, nghe rõ mồn một lời nói của cụ với ba rằng ngày mai, nếu cháu nhà anh không giảm bệnh, tôi bỏ nghề”.

Khoảng 1 giờ khi cụ Song chào về, ông Tố “đau tiểu” và lắc đầu khi nước tiểu vẫn đỏ như máu. “Tôi đem chuyện kể với ba thì ông vỗ vai động viên dù gì cũng nên ghi nhận thiện ý của cụ Song. Ai ngờ tối hôm ấy, tôi đi tiểu thì thấy màu máu có phần lờn lợt. Sáng hôm sau thì cái màu đỏ quạch ấy đã giảm còn phân nửa. 

Nghe tin vui, ba tôi hộc tốc đạp xe đến tìm gặp cụ Song kể cho cụ nghe và khi uống hết phần bột móng tay còn lại, tôi hết bệnh, cơ thể lại nhẹ nhõm, dứt các cơn đau rát trong quá trình tiểu tiện, từ đó tôi ăn được ngủ được, lên ký trông thấy”.

Đến khi hết bệnh, ông Tố mới tin bài thuốc bột móng tay người quả thật thần hiệu và kể từ đó, ông rất mến phục tài chữa bệnh của cụ Trần Song. Ông cho biết: “Trước khi cụ mất vì tai nạn giao thông, tôi đã được đàm đạo với cụ mấy lần. Cụ Song bảo rằng y học cổ truyền Việt Nam rất vi diệu. 

Mọi thứ quanh mình đều gắn kết với nhau, hỗ trợ và phục vụ lẫn nhau, nói chung đều có vị thuốc. Khi nghe cụ nói không chỉ móng tay, nhiều bộ phận phế thải của cơ thể người như tóc, nước bọt, ráy tai… cũng có nhiều phép chữa bệnh rất hay, tôi đâm ra mê mẩn và ngỏ ý muốn được theo học nghề của cụ”.

Giải mã bí ẩn… nhân chi giáp!

Chắc hẳn khi nghe câu chuyện của thầy giáo tuổi hưu Nguyễn Tố, không ít người cho đó là chuyện xằng bậy, hoang đường. Cá nhân người viết lúc đầu cũng tin như vậy nhưng càng đi sâu tìm hiểu mới thấy niềm tin của mình trong trường hợp này… nói theo kiểu cách dân gian là “trật lất”. 

Từ ghi chép của các danh y trong các y văn, mới biết móng tay người là bài thuốc hẳn hoi, được y học cổ truyền gọi là “Nhân chi giáp”. Và kỳ lạ hơn, không chỉ chữa dứt căn bệnh đái ra máu như ông Tố từng mắc phải, Nhân chi giáp còn chữa được nhiều chứng bệnh khác.

Trong cuốn Nam dược thần hiệu, Nhân chi giáp được danh y Tuệ Tĩnh gọi là “Trảo giáp - móng tay người”. Về khí chất, Trảo giáp được danh y Tuệ Tĩnh ghi: “Vị ngọt mặn, tính hàn không độc, có công dụng khai thông thúc đẻ, thông lâm chỉ huyết, chữa chứng phạm phòng và chứng thương phong”. Cách dùng Trảo giáp rất giản đơn: “Đốt tồn tính cho uống vào là khỏi ngay”. 

Không dừng lại ở danh y Tuệ Tĩnh, bài thuốc Trảo giáp cũng được Hải Thượng Lãn Ông ghi nhận trong Lĩnh Nam bản thảo: “Trảo giáp gọi tên là móng tay/ Ngọt, mặt, không độc mở thông thay/ Thúc đẻ, chữa huyết lâm, nục huyết/ Dịch phục, thương phong uống khỏi ngay”. 

Từ ghi chép của 2 danh y đất Việt là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông, mới rõ tuy mỗi danh y gọi móng tay người khác nhau (Nhân chi giáp và Trảo giáp) nhưng đều có điểm chung là cùng khẳng định chỉ cần đốt tồn tính thì ai đó mắc các chứng bệnh huyết lâm, nục huyết và dịch phục uống vào sẽ dứt bệnh trông thấy. 

Lại cất công tìm hiểu, người viết mới biết huyết lâm là chứng bệnh tiểu ra máu mà ông Tố từng mắc phải, nục huyết là chứng mũi chảy máu (bệnh chảy máu cam) và dịch phục là chứng bệnh trai (gái) bị bệnh nặng mới khỏi đã vội hành phòng (quan hệ tình dục) làm cho bệnh tái phát. 

Đặc biệt hơn, cuốn Dược tính chỉ nam của Đông y sĩ Hạnh Lâm - Nguyễn Văn Minh ghi Nhân trảo giáp còn có tên gọi khác là “Cân thoái” với cách thức chữa bệnh như sau: “Dùng móng tay người đàn bà có thai tán bột thật nhỏ điểm mắt chữa được chứng đau mắt có màng mộng rất hay”. Không những thế, Cân thoái còn chữa được chứng “trúng gió bị đờm rãi vướng chặt ở cổ”. 

Box: Trong cuốn Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam, nói về móng tay người, bên cạnh kinh nghiệm chữa trị của 2 danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông, TS. Võ Văn Chi ghi: “Ngày nay người ta còn dùng móng tay đốt cháy làm thuốc có tác dụng lợi niệu tiêu thủng, thúc đẻ làm hạ thai, làm thuốc trị mắt mờ và hóc xương”.