Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 9, 2021

110 BÀI THUỐC DÀNH CHO TRẺ EM:

110 BÀI THUỐC DÀNH CHO TRẺ EM:

● BÀI THUỐC 1 : Trị hôn mê không tỉnh lại trong thời gian dài
Sử dụng Địa long khô ( không sử dụng tươi )
• Dùng 50 g nếu bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên, • • Dùng 30 g nếu bệnh nhân từ 5 – 14 tuổi
• Dùng 20 g đối với trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 4 tuổi),
• Đậu xanh và đậu đen (mỗi loại 100 g),
• Rau bù ngót tươi (khoảng 200 – 300 g).
Lấy rau ngót băm nhỏ, sao cho thật thơm và giòn, đậu xanh và đậu đỏ cũng sao cho thơm. Với giun đất thì rọc bụng, rửa sạch rồi sao cho thơm giòn, sau đó giã nát. Cho tất cả vào nồi và nấu (lưu ý nên dùng nồi đất, nồi sành, nồi thủy tinh hay bằng nhôm, bằng gang), sắc với 1,2 lít nước đến khi nước rút còn nửa chén thì cho người bệnh uống (cậy răng đổ vào).
Bài thuốc này thơm ngon và dễ uống, hơn nữa, sau khi dùng thang đầu sẽ thấy hiệu quả ngay. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng 3 thang (3 ngày) để bệnh khỏi hoàn toàn (buổi tối uống nước nhất, buổi sáng uống nước nhì và có thể cho thêm đường vào thuốc)
● BÀI THUỐC 2 : Trị nóng sốt
Lấy một nắm đậu xanh và gạo tẻ bỏ vào nấu cháo. Khi cháo đã chín thì lấy một nắm là tía tô và lá dâu nhỏ rửa sạch, vảy nước cho khô. Sau đó thái lá dâu và lá tía tô thật nhỏ bỏ vào nồi cháo, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 5 đến 10 phút. Ăn lúc còn ấm. Đây là bài thuốc dân gian trị sốt cho trẻ rất hữu hiệu.
● BÀI THUỐC 3 : Trị bỏng
• Lấy ngay cây hoa mười giờ giã nhỏ và đắp lên vết bỏng. Vết bỏng sẽ nhanh chóng hết rát và khỏi.
● BÀI THUỐC 4 : Chữa tiêu chảy hiệu quả cho trẻ.
Sử dụng 10 lá mơ tam thể giã nhuyễn vắt lấy nước thêm vào đó một vài hạt muối rồi cho vào một cái bát nhỏ và hấp trong nồi cơm. Lấy nước đó cho bé uống sẽ khỏi ngay tiêu chảy.
● BÀI THUỐC 5 : Tây giun cho bé
Lấy khoảng 500g rau sam tươi, bỏ thêm một chút muối giã nát vắt lấy nước. Có thể cho thêm một chút đường cho trẻ dễ uống. Làm liên tục như vậy trong 3 đến 4 ngày thì sẽ đạt hiệu quả. Bài thuốc dân gian này còn có tác dụng nhuận trường, giúp trẻ tiêu hóa tốt, chống táo bón.
● BÀI THUỐC 6 : Chữa hăm da
Lấy khoảng 4 đến 5 lá trầu không rửa sạch, đun sôi để nguội, cho thêm một chút muối tinh. Dùng khăn nhúng vào nước lá trầu không đã để nguội rửa vùng da bị hăm.
● BÀI THUỐC 7 :
Chữa tưa lưỡi
Dùng khoảng 12gr lá cây cỏ mực giã nhỏ lấy nước và hòa với 2 thìa mật ong. Dùng que bông gòn chấm vào dung dịch trên và chấm vào những chỗ bị tưa, những đốm trắng trên lưỡi của trẻ. Làm như vậy khoảng 3 ngày thì sẽ khỏi hẳn.
● BÀI THUỐC 8 : Chữa trẻ khóc đêm
Lấy vài lá chè non, rửa sạch, nhai nhuyễn sau đó đặt vào rốn của trẻ, lấy băng cuốn lại. Bé sẽ không còn khóc đêm nữa.
● BÀI THUỐC 9 : Trị ho
Trẻ em bị ho hãy lấy khoảng 600g rau cải cúc rửa sạch, thái nhỏ cho vào một cái bát, sau đó thêm một chút mật ong rồi đem vào hấp cho tiết ra nước. Cho trẻ uống dần rất công hiệu.
● BÀI THUỐC 10 : Cách trị nhiệt
Khi trẻ bị nhiệt miệng mẹ chỉ cần dùng lá của cây rau ngót mang giã nhỏ, vắt lấy nước hòa thêm một chút mật ong rồi bôi lên chỗ bị nhiệt.
● BÀI THUỐC 11 : Giúp trẻ hết ọc sữa
Bé gái lấy 9 hạt gạo lứt, bé trai lấy 7 hạt gạo lứt mang rang sao cho nhìn hạt gạo chuyển sang màu vàng sậm hơi cháy. Lấy nửa bát nước, nửa bát sữa và gạo đã rang mang đi sắc cho đến khi còn một nửa, để nguội cho trẻ uống. Cho trẻ uống vài lần sẽ hết ọc sữa.
● BÀI THUỐC 12 : Trị sốt phát ban cho trẻ
• Cách 1 : Lá bạc hà 4g, kim ngân 4g, kinh giới 6g, sài đất 4g, lá dâu (tang diệp) 6g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
• Cách 2 : Cam thảo nam 6g, kim ngân 10g, kinh giới 12g, sài đất 10g, bạc hà 8g, bồ công anh 10g, ké đầu ngựa 10g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
● BÀI THUỐC 13 : Cách trị ho có đờm
• Quất và đường phèn được chưng cất chung với nhau: Cắt quất ra làm đôi. Trộn chung quất và đường phèn vào một chiếc bát. Sau đó đem hấp vào nồi cơm điện trong khoảng 20 phút. Sau khi nguội, nên ăn hết toàn bộ.
● BÀI THUỐC 14 : Cách trị ho khan, ho có đờm
Lá húng chanh kết hợp cùng với một ít quất và đường phèn. Bỏ chung những nguyên liệu này vào máy xay nhỏ. Sau đó đem đi hấp cách thủy và uống hết. Mỗi ngày nên uống từ 1 đến 2 lần/ ngày.
● BÀI THUỐC 15 : Tăng cân cho trẻ biếng ăn
• Món 1 : Cá chép hấp gừng. Cá chép 1 con 300g sau khi mua về đánh sạch vảy, mổ bụng lấy hết ruột ra và rửa sạch. Vỏ quýt 1-2 cái rửa thật sạch, nhét vào bụng cá cùng các loại gia vị. Hấp cách thủy cá chép cùng với 25g gừng băm nhỏ hoặc nấu chín để cho bé ăn. Nên dỗ bé ăn cả nước lẫn cá. Với món cá chép hấp gừng này. Bé ăn 2 lần trong ngày.
• Món 2 : Cá diếc, thịt dê hấp ý dĩ. Cá diếc 1 con 100g rửa sạch mổ bụng bỏ hết ruột. Thịt dê 100g thái miếng rửa sạch bằng nước sôi cho hết mùi hôi. Ý dĩ 15g đãi sạch vỏ. Tất cả cho vào một nồi hấp chín, cho gia vị vừa ăn. Món ăn này chỉ nên ăn trong ngày không nên để qua đêm. Món này giúp trẻ nhanh lấy lại cảm giác thèm ăn, bồi bổ cơ thể và tăng cân hiệu quả.
Món 3 : Thịt lươn hấp màng mề gà. Lươn 250g bỏ hết ruột, rửa sạch, thái khúc. Màng mề gà 6g sao khô, tán nhỏ, thêm chút muối và gia vị. Hai thứ trộn với nhau đem hấp chín. Món ăn này thích hợp với những trẻ biếng ăn do tỳ khí hư nhược (lưỡi nhạt màu, phân hơi nát, hay bị tiêu chảy).
Chú ý:
Không để trẻ ăn vặt trước bữa ăn; Cho trẻ biết cảm giác đói.
● BÀI THUỐC 16 : Trẻ em bị mồ hôi trộm
• Món 1 : Canh lá dâu
• 50g lá dâu non; 100g thịt lợn nạc; bột ngọt, gia vị vừa đủ. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ, ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, rồi cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được.
Cho bé ăn một 1 lần/ngày với cơm và ăn liên tục trong 1 tuần.
• Món 2 : Cháo trai
• 5 con trai đồng loại vừa; 30g lá dâu non; 50g gạo nếp; 50g gạo tẻ; dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ. Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một tiếng vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc. Nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được.
Cho bé ăn 2 lần/ngày vào lúc đói, cần ăn liền trong 1 tuần.
● BÀI THUỐC 17 : Các bài thuốc dân gian trị viêm phổi ở trẻ
Những bài thuốc điều trị viêm phổi khá đơn giản và hiệu quả như sau :
CÁCH 1 :Trà gừng
• 1cm củ gừng, 1 quả chanh, 1 thì cà phê mật ong, 1 chén nước. Nạo gừng thành bột, sau đó cho một chén nước vào đun sôi. Sau khi đun sôi bột gừng thì lọc lấy nước. Trộn nước gừng vừa lọc được với nước cốt chanh. Cho mật ong vào hỗ hợp khuấy đều rồi uống.
CÁCH 2 : Nước củ cải + mật ong
Lấy khoảng 500g củ cải, 50g mật ong. Đem giã nát củ cải, vắt lấy nước và trộn với mật ong. Mỗi ngày cho trẻ dùng 2 lần.
Lưu ý :
Khi sử dụng mật ong cho trẻ, đặc biệt không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
CÁCH 3 : Sữa nghệ
• 1 ly sữa ấm, nửa muống cà phê bột nghệ, ¼ muống cà phê bột tiêu đen. Trộn bột nghệ và bột tiêu đen vào sữa ấm rồi chỉ việc uống.
CÁCH 4 : Nước chanh
• 1 quả chanh, 1 chút nước ấm. Vắt nước cốt chanh vào nước ấm rồi uống.
CÁCH 5 : Hạt mè đen + Mật ong
• 1 muống canh hạt mè, 1 muỗng canh cà phê mật ong, 1 cốc nước. Đun sối tất cả hạt mè trong nồi rồi lọc lấy nước, cho thêm mật ong vào. Uống hỗn hợp trong khi nó vẫn còn nóng. Mỗi ngày uống hỗn hợp trên 2 lần để đạt được kết quả tốt nhất.
CÁCH 6 :
Kim ngân hoa 16g; thạch cao 20g; tang bạch bì 8g; tri mẫu, hoàng liên, liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 6g; cam thảo 4g. Sắc uống.
Lưu ý :
Khi sử dụng mật ong cho trẻ, đặc biệt không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
CÁCH 7 : Tía tô
• Mỗi ngày dung 3-10g lá tía tô sắc lấy nước để uống.
( Làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm và điều trị viêm phổi và viêm phế quản ở trẻ )
● BÀI THUỐC 18 : Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ
• Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ, nấu với 100g -150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi.
• Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.
● BÀI THUỐC 19 : Trị các loại cam nhiệt của trẻ con:
• Hoàng liên 12g, ngũ cốc trùng 8g, lô hội 8g, bạch vu di 8g, thanh đại 10g, hoa bạch cẩn 8g, hoa phù dung trắng 8g. Sắc uống.
● BÀI THUỐC 20 : Trị chứng táo bón ở trẻ nhỏ
• Lấy 1 – 2 trái chuối chín.
Đem vùi trong bếp lửa đến khi vỏ chuyển sang màu đen là được. Để nguội, bóc vỏ cho trẻ ăn, đợi khoảng 10 – 20 phút là đi đại tiện được.
• Hoặc là có thể sử dụng bài thuốc nầy:
Nướng chỉ xác, bỏ múi, cam thảo mỗi thứ 4g, sắc uống.
NÊN KIÊNG:
• Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
• Tuyệt đối kiêng bánh kẹo, nước ngọt có gas
• Không ăn rau quả có vị chát
NÊN ĂN:
• Bổ sung rau mồng tơi, bắp cải, ăn cải thảo, thêm khoai lang vào thực đơn cho bé, bột sắn dây, nên ăn đu đủ, dưa hấu, sữa chua, uống nhiều nước.
● BÀI THUỐC 21 : Điều trị Co Giật ban đêm ở trẻ nhỏ
• 16g lá tre;
• 12g các loại: sinh địa, mạch môn, câu đằng, lá vông ,
• Chi tử lấy 10g;
• 8g mỗi loại: bạc hà và cương tằm
Sắc nước uống.
Chú ý:
• Trong nhiều trường hợp trẻ sốt cao kèm theo cơn co giật thì phải lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để tránh nguy cơ ảnh hưởng thần kinh. Cũng tuyệt đối không được vỗ lưng trẻ khi trẻ bị co giật.
● BÀI THUỐC 22 : Trị chứng co giật, phong nhiệt, trẻ em bị co giật do sốt cao
CÁCH 1 :
12g câu đằng, 10g quảng tê giác bột, 10g thiên ma, 5g toàn yết, 3g mộc hương, 3g cam thảo. Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc với nước để uống.
CÁCH 2 :
10g câu đằng, 6g thiên ma, 8g cúc hoa, 6g bạc hà, 2g thuyền thoái, 6g kinh giới
Đem các nguyên liệu đi sắc lấy nước cho trẻ uống khi bị ban sởi, sốt cao.
Chú ý: Đối tượng không nên sử dụng
• Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
• Người truyền máu.
• Người bị huyết áp thấp.
• Hoặc đang điều trị và sử dụng các loại tân dược.
● BÀI THUỐC 23 : Trẻ nhỏ bị đái đục (nước tiểu trắng đục như nước vo gạo): rau dừa nước (khô) 12g, rễ cỏ tranh (khô) 10g. Hai thứ sắc uống, dùng 10 - 15 ngày liền.
● BÀI THUỐC 24 : Trị sốt cho trẻ em
• Xuyên khung 6g
• Bạc hà
Xuyên khung tán nhỏ trộn với bạc hà tỉ lệ bằng nhau rồi cho trẻ sử dụng. Hàng ngày dùng theo dạng hít qua đường mũi
● BÀI THUỐC 25 : Lá tre chữa co giật trẻ em
Co giật là một căn bệnh tương đối nguy hiểm, do vậy cần sớm tìm cách khắc phục để tránh kéo dài về sau. Bài thuốc bằng lá tre có thể áp dụng :
• 16g lá tre, 12g sinh địa, 12g mạch môn, 12g câu đằng, 12g lá vông, 10g chi tử, 8g cương tằm và 8g bạc hà trộn đều rồi đem sắc uống.
● BÀI THUỐC 26 : Trị chứng kinh phong mãn tính ở trẻ nhỏ, phiền loạn, phiền não, ruột nhiễm ký sinh trùng, vị hư, gân mạch co quắp, buồn bực
• Hồ phấn 8g, nhũ hương 2g và địa long khoang cổ. Đem địa long giã cho nát, sau đó đem 2 dược liệu còn lại tán bột và trộn đều làm thành viên to bằng hạt mè lớn. Mỗi lần dùng 7 – 15 viên uống cùng với nước hành sắ
● BÀI THUỐC 27 : Trị trẻ nhỏ lỵ lâu ngày, tiêu ra cơm nước không đều
• Chỉ xác, tán bột, mỗi lần uống 4 - 8g.
● BÀI THUỐC 28 : Trị trẻ nhỏ đi tiêu khó
• Nướng chỉ xác, bỏ múi, cam thảo mỗi thứ 4g, sắc uống.
● BÀI THUỐC 29 : Trị bỗng dưng phát điên
Sử dụng địa long khô ( Không sử dụng tươi )
• Dùng 50 g nếu bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên, • • Dùng 30 g nếu bệnh nhân từ 5 – 14 tuổi
• Sử dụng 20 g đối với trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 4 tuổi),
• Đậu xanh và đậu đen (mỗi loại 100 g),
• Rau bù ngót tươi (khoảng 200 – 300 g).
Lấy rau ngót băm nhỏ, sao cho thật thơm và giòn, đậu xanh và đậu đỏ cũng sao cho thơm. Với giun đất thì rọc bụng, rửa sạch rồi sao cho thơm giòn, sau đó giã nát. Cho tất cả vào nồi và nấu (lưu ý nên dùng nồi đất, nồi sành, nồi thủy tinh hay bằng nhôm, bằng gang), sắc với 1,2 lít nước đến khi nước rút còn nửa chén thì cho người bệnh uống (cậy răng đổ vào).
Bài thuốc này thơm ngon và dễ uống, hơn nữa, sau khi dùng thang đầu sẽ thấy hiệu quả ngay. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng 3 thang (3 ngày) để bệnh khỏi hoàn toàn (buổi tối uống nước nhất, buổi sáng uống nước nhì và có thể cho thêm đường vào thuốc)
● BÀI THUỐC 30 : Bồ công anh có tác dụng tốt trong điều trị dị ứng, tróc lở toàn thân ở trẻ em :
• Sài đất 300g, Cam thảo đất 6g, Cỏ Màn chầu 10g, Kim ngân hoa 20g, Kinh giới 4g, Bồ công anh 10g, Thổ phục linh 2g, Thương nhĩ tử 10g. Cách dùng, liều lượng: Các vị cho nước, nấu kỹ lấy 300ml nước cao lỏng. Trẻ em tuỳ tuổi mỗi ngày uống 3 lấn mỏi lần từ 10 - 30 ml pha loãng với nước chín.
● BÀI THUỐC 31 : Chữa sỏi tiết niệu ở trẻ nhỏ
• Lấy 6g cây đuôi chồn sắc chung có 9g cốc tinh thảo, chia thuốc thành 2–3 phần và cho trẻ uống.
● BÀI THUỐC 32 : Điều trị chứng ho và long đờm ở trẻ
Mỗi ngày sử dụng 5 – 10 gram cây đuôi chồn sắc thuốc và chia làm 2 cho trẻ uống trong ngày.
● BÀI THUỐC 33 : Chữa trẻ em viêm họng, viêm phế quản
• Mạch môn, huyền sâm, thiên môn mỗi vị 12g.
Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần.
● BÀI THUỐC 34 : Chữa viêm phế quản đờm không tiết ra được.
• Tiền hồ, tang bạch bì, đào nhân, bối mẫu, mỗi vị 10g; Khoản đông hoa 8g, cát cánh 5g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang.
● BÀI THUỐC 35 : Chữa viêm phế quản cấp tính:
• Tía tô 12g; Lá hẹ, kinh giới, mỗi vị 10g; Bạch chỉ, rễ chỉ thiên, mỗi vị 8g; Xuyên khung, trần bì, mỗi vị 6g.
Sắc uống ngày một thang.
● BÀI THUỐC 36 : Chữa viêm phế quản mạn tính:
• Vỏ rễ dâu, mạch môn, rau má, bách bộ, mỗi vị 10g; Trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 6g.
Sắc uống ngày một thang.
● Bài thuốc 37 : Diếp cá – thuốc trị viêm phế quản cho trẻ rất hiệu quả. • Lấy rau diếp cá tươi nhặt lấy lá ngâm muối sạch, ép lấy nước. Sau đó hòa với nước vo gạo đặc hấp cách thủy trong khoảng 30-40 phút, cho thêm chút đường phèn vào hỗn hợp. Cứ thế liên tục trong 3 ngày sẽ khỏi.
● BÀI THUỐC 38 : Lợi sữa, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Chuẩn bị: 300g giò lợn, 100g cải canh, gừng, và các gia vị cần thiết. Trước tiên cho giò lợn vào nồi nấu đến khi chín nhừ. Sau đó xắt nhỏ rau cải canh và cho vào nấu chín. Thêm gừng và các gia vị như hạt nêm, muối, bột ngọt vào tùy khẩu vị. Sử dụng vài lần trong tuần, sau một thời gian sẽ thấy kết quả rõ rệt.
● BÀI THUỐC 39 : Bồi bổ sức khỏe cho trẻ em.
• Chuẩn bị: 2 lạng cải canh, 1 lạng thịt lợn xay, gừng tươi, hành lá. Đem rau cải canh nấu chung với thịt xay ăn 3 – 4 lần mỗi tuần.
● BÀI THUỐC 40 : Trị vàng da ở trẻ nhỏ
Dùng từ 15-30g tơ hồng xanh nấu canh với đậu phụ, ăn với cơm mỗi ngày.
● BÀI THUỐC 41 : Trẻ bị suy dinh dưỡng, tinh thần uể oải, nóng lòng bàn tay và chân
Cho 60g tơ hồng xanh vào ấm, đổ ngập nước rồi sắc cho còn 1/2 bát, chia ra uống 2 lần trong ngày.
● BÀI THUỐC 42 : Liên nhục giúp chữa bệnh biếng ăn ở trẻ nhỏ
• Đem sao khô trần bì, hạt sen, mầm lúc, đậu ván trắng. Sau đó cán mịn hoặc xay vụn thành bột. Mỗi lần cho sử dụng 1 thìa cà phê hòa cùng nước cơm. Kiên trì sử dụng ngày 3 lần sẽ cải thiện vị giác cho trẻ.
● BÀI THUỐC 43 : Trị tiêu chảy mãn tính
Xa tiền tử (sao muối) 150g, vỏ cây táo (sao vàng) 150g, mạch môn (sao), bạch truật (thổ sao) và sơn dược mỗi vị 200g. Đem các vị tán thành bột mịn và uống trước khi ăn. Trẻ dưới 1 tuổi dùng từ 0.5 – 1g/ lần, trẻ từ 2 – 3 tuổi dùng 2 – 3g/ lần, trẻ từ 4 – 6 tuổi dùng 3 – 4g/ lần. Ngày dùng từ 2 – 3 lần cho đến khi khỏi.
● BÀI THUỐC 44 : Điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
• Lá mơ lông tươi. Rửa lá mơ lông cho sạch rồi đem hơ trên lửa cho héo. Vò lá rồi nhét vào bên lỗ tai bị bệnh. Thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ và để qua đêm. Lá mơ sẽ hút hết mủ và dịch trong tai, đồng thời sát khuẩn, giúp trẻ bớt đau.
● BÀI THUỐC 45 : Điều trị bệnh sốt đêm , nói nhảm cho trẻ em
• Theo Nam dược thần hiệu, y sĩ Tuệ Tĩnh cho rằng dùng nước bã từ vòi măng tre non kết hợp cùng nước gừng. Sẽ giúp chữa trị bệnh sốt đêm ở trẻ. Lưu ý: ngày uống 2 lần, mỗi lần ½ chén rượu con.
Hoặc là có thể sử dụng bài thuốc nầy:
• Xuyên khung 6g
• Bạc hà
Xuyên khung tán nhỏ trộn với bạc hà tỉ lệ bằng nhau rồi cho trẻ sử dụng. Hàng ngày dùng theo dạng hít qua đường mũi
● BÀI THUỐC 46 : Điều trị nôn mửa, tiêu chảy ở trẻ em
Lấy 4g mỗi loại: Tinh tre, gừng sống thái lát , hoắc hương . Chắt lấy nước uống ,khi còn ấm.
● BÀI THUỐC 47 : Trẻ em bị sốt bại liệt, sốt viêm não, quai bị, sốt xuất huyết, sốt phát ban.
• Bọ mẩy, Thạch cao, Kim ngân, Huyền sâm, mỗi vị 20g. Sắc uống mỗi ngày.
● BÀI THUỐC 48 : Trẻ em, người lớn thường lở miệng
• Lá bìm bịp tươi rửa sạch giả nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20-60 g/ngày
● BÀI THUỐC 49 : bài thuốc trị sốt phát ban cho trẻ hiệu quả nhất.
• CÁCH 1: Lá bạc hà 4g, kim ngân 4g, kinh giới 6g, sài đất 4g, lá dâu (tang diệp) 6g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
• CÁCH 2: Cam thảo nam 6g, kim ngân 10g, kinh giới 12g, sài đất 10g, bạc hà 8g, bồ công anh 10g, ké đầu ngựa 10g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Ngoài ra, cần lưu ý một số điều sau khi chăm sóc trẻ để bệnh tình thuyên giảm nhanh hơn:
- Để con nghỉ ngơi trên giường đến khi khỏi hẳn sốt.
- Nếu bé sốt cao hơn 38 độ C, bố mẹ có thể cho bé uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chườm mát cho trẻ bằng nước ấm.
- Khuyến khích bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước chanh, nước ép trái cây tươi…
- Có thể cho bé dùng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để làm dịu tình trạng viêm sưng, đau ở cổ họng. Nên cẩn thận khi dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.
- Thức ăn cho trẻ nên là thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, súp…
- Lau sạch mũi cho bé.
● BÀI THUỐC 50 : Khi trẻ con bị mụn nhọt, sốt cao, sốt xuất huyết, rôm sảy, ban đỏ, tưa lưỡi:
• CÁCH 1 : Lấy cỏ mần trầu tươi (120g) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.
•CÁCH 2 : Cỏ khô 20g sắc với 400ml nước còn 100ml chia uống hai lần.
Chú ý:
• Nên hạ nhiệt cho trẻ bằng cách lau mát bằng khăn nhúng nước ấm (nhiệt độ của nước khi nhúng khăn vào phải thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ).
• Nên chườm ở trán, nách, bẹn và mặc quần áo mỏng, cởi bớt áo, quần và tã lót và cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát (không nên cho trẻ nằm phòng có máy lạnh với nhiệt độ lạnh quá hoặc không cho quạt xoáy vào người trẻ).
• Cần lưu ý là không chườm nước đá hoặc nước lạnh cho trẻ.
• Khi trẻ sốt cao trên 38 độ C, nếu chườm ấm mà thân nhiệt không giảm, nên cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc hạ nhiệt loại đầu đạn vào hậu môn cho trẻ. Loại paracetamol đơn chất được khuyến cáo dùng cho trẻ khi sốt cao, liều lượng trung bình là 10mg/1kg cơ thể của trẻ.
• Có thể làm thông thoáng mũi bằng nhỏ mũi nước muối sinh lý 0,85%. Cần đặc biệt lưu ý là không được nhỏ thuốc nhỏ mũi hoặc uống thuốc ho của người lớn.
• Nếu trẻ còn bú mẹ, cho trẻ bú bình thường hoặc tăng số lần và tăng thời gian cho trẻ bú.
• Cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lượng nước bị mất do trẻ sốt cao gây mất nước và chất điện giải. Loại nước cho trẻ uống tốt nhất là dung dịch oresol (ORS). Có hai loại ORS được các nhà sản xuất đóng gói khác nhau (loại 5,63g/gói và loại 27,5g/gói). Với trẻ em nên dùng loại gói nhỏ 5,63g/gói pha vào 200ml nước đã đun sôi, để nguội, lắc đều cho trẻ uống.
Trẻ nhũ nhi thì uống 50ml/lần, ngày cho uống khoảng 2-3 lần; trẻ trên 2-6 tuổi có thể cho uống 100ml/lần, ngày cho uống 2-3 lần; trẻ trên 6 tuổi - 12 tuổi cho uống mỗi lần khoảng 150ml, ngày cho uống 2-3 lần. Ngoài ra nên cho trẻ uống thêm nước cam, nước chanh tươi.
● BÀI THUỐC 51 : Điều trị ban trái, sởi ở trẻ em
Sử dụng Hoàng bá nam 6g, Kim ngân hoa, Mã đề, Hồng hoa Bạch, Sài hồ, Đương quy mỗi vị 4g, Liên kiều, Kinh giới mỗi vị 6g, Sài đất 5g sắc thành thuốc chia 3 – 4 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
● BÀI THUỐC 52 : chữa bệnh biếng ăn, chậm lớn ở trẻ nhỏ
• CÁCH 1 : Đem sao khô trần bì, hạt sen, mầm lúc, đậu ván trắng. Sau đó cán mịn hoặc xay vụn thành bột. Mỗi lần cho sử dụng 1 thìa cà phê hòa cùng nước cơm. Kiên trì sử dụng ngày 3 lần sẽ cải thiện vị giác cho trẻ.
• CÁCH 2 : Mầm lúa 30g, đậu ván trắng 10g, hạt sen 100g và trần bì 12g.
Đem dược liệu sao qua, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 100g bột thuốc uống cùng với nước cơm, ngày dùng 3 lần.
● BÀI THUỐC 53 : Tráng cốt, trị chứng mềm yếu gân xương, trẻ chậm biết đi, còi xương, suy dinh dưỡng.
• Ngũ gia bì 3–5g,
• Mộc qua 3–5g,
• Ngưu tất 3–5g.
Sắc lấy nước hoặc tán bột, uống với chút rượu loãng; uống hàng ngày.
● BÀI THUỐC 54 : Cây chùm ngây có tác dụng rất tốt cho bé
• Trẻ em ở thời kỳ ăn dặm (từ 6 tháng trở lên) lười uống sữa thì có thể sử dụng lá chùm ngây xay nhỏ, mịn, nấu với bột loãng cho bé ăn.
• Bé nào đã ăn được cháo thịt, có thể lấy rau chùm ngây băm nhỏ hoặc xay cho vào cháo, cho thêm vài giọt dầu olive.
● BÀI THUỐC 55 : Bài thuốc xấu hổ này được sử dụng nhiều từ thời xưa đặc biệt phù hợp với những bé khó cai sữa.
• Mẹ có thể dùng thuốc xấu hổ đem giã ra hòa với một ít nước.
• Khi nào bé đòi bú thì bôi lên đầu ti của mẹ đồng thời thoa nước thuốc xấu hổ lên chân mày của bé, thấy thế bé sẽ sợ và không dám ti nữa.
Hoặc là có thể áp dụng phương pháp nầy:
• Dùng nước cốt của mướp đắng bôi vào đầu vú rồi cho bé ngậm, thấy đăng quá bé sẽ tự sợ.
● BÀI THUỐC 56 : Trị nội tạng xuất huyết
Sử dụng địa long khô ( không sử dụng tươi )
• Dùng 50 g nếu bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên, • • Dùng 30 g nếu bệnh nhân từ 5 – 14 tuổi
• Dùng 20 g đối với trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 4 tuổi),
• Đậu xanh và đậu đen (mỗi loại 100 g),
• Rau bù ngót tươi (khoảng 200 – 300 g).
Lấy rau ngót băm nhỏ, sao cho thật thơm và giòn, đậu xanh và đậu đỏ cũng sao cho thơm. Với giun đất thì rọc bụng, rửa sạch rồi sao cho thơm giòn, sau đó giã nát. Cho tất cả vào nồi và nấu ( lưu ý nên dùng nồi đất, nồi sành, nồi thủy tinh hay bằng nhôm, bằng gang), sắc với 1,2 lít nước đến khi nước rút còn nửa chén thì cho người bệnh uống (cậy răng đổ vào).
Bài thuốc này thơm ngon và dễ uống, hơn nữa, sau khi dùng thang đầu sẽ thấy hiệu quả ngay. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng 3 thang (3 ngày) để bệnh khỏi hoàn toàn (buổi tối uống nước nhất, buổi sáng uống nước nhì và có thể cho thêm đường vào thuốc)
● BÀI THUỐC 57 : Trị trẻ em cấm khẩu
• Dùng 10 gram cam thảo sống sắc với 1 chén nước. Sau khi thuốc cạn còn 7 phân, cha mẹ cho con uống. Sau đó, đợi cho con trẻ nôn hết đàm nhớt ra thi nhỏ vào miệng con ít sữa.
Hoặc là sử dụng bài thuốc nầy:
• Bột địa long trộn với lòng trắng trứng gà, đánh nhuyễn phết trực tiếp vào bìu trẻ em bị sưng đau, tác dụng cũng rất tốt.
● BÀI THUỐC 58 : Trị các loại cam nhiệt của trẻ con: Hoàng liên 12g, ngũ cốc trùng 8g, lô hội 8g, bạch vu di 8g, thanh đại 10g, hoa bạch cẩn 8g, hoa phù dung trắng 8g. Sắc uống.
● BÀI THUỐC 59 : Điều trị cảm sốt, mụn nhọt và lên sởi ở trẻ em:
• Lấy 15 g rễ đậu triều sắc chung với 10 g sài đất, 10 g kim ngân hoa và chắt lấy nước uống trong ngày (3).
● BÀI THUỐC 60 : Trị trẻ nhỏ bị cam tích rồi đi lỵ nặng:
• Ích mẫu, lấy lá non và búp, nấu với cháo cho ăn (Quảng Lợi Thần Hiệu phương).
● BÀI THUỐC 61 : Điều trị cam tích ở trẻ nhỏ
Dùng cây Cúc áo 15 g rửa sạch, lót dưới đáy nồi, sau đó đạt gan lợn 60 g lên trên, đổ đầy nước, nấu chín, dùng ăn 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày.
● BÀI THUỐC 62 : Chữa cam tích, tỳ vị kém, cơ thể gầy yếu bụng to, tay chân buồn bằn, trong tâm phiền nhiệt không yên
• Chuẩn bị: 16g thổ phục linh, 12g dã miên hoa căn
• Cách dùng: Tất cả tán thành bột mịn, đem nấu chung với gan lợn hoặc nấu cháo ăn
● BÀI THUỐC 63 : Chữa chậm mọc tóc, kích thích mọc tóc ở trẻ em.
Hương Nhu cũng được dùng để chữa tình trạng chậm mọc tóc ở trẻ em hoặc kích thích cho tóc nhanh mọc, nhanh dài cho những người bị rụng tóc. Các bài thuốc cụ thể như sau:
CÁCH 1 :
Chuẩn bị 40g Hương Nhu tía sắc với khoảng 200ml nước. Đun cho đến khi nước cô đặc lại thì đem trộn với mỡ lợn. Dùng hỗn hợp này bôi lên tóc của trẻ ngày từ 1 đến 2 lần. Chú ý vệ sinh da đầu trẻ sạch sẽ trước khi bôi để tránh viêm nhiễm.
CÁCH 2 :
Chuẩn bị bao gồm 10g Hương Nhu tía, 10g lá bưởi hoặc vỏ bưởi, 10g bồ kết khô. Sau đó đem các thảo dược này bỏ vào nồi và đun sôi với 3 lít nước.
Đem nước thảo dược đun sôi pha thêm với nước nguội cho vừa ấm và dùng để gội đầu. Bạn nên gội như vậy 2 lần/tuần sẽ giúp tóc nhanh dài và mềm mượt lên trông thấy.
● BÀI THUỐC 64 : Trị chấy
Cách làm này cũng khá đơn giản lại hiệu quả mà chỉ với 1 lần duy nhất. Mẹ hãy lấy hạt Na hoặc Mãng cầu, phơi khô rồi đem rang lên trước khi nghiền nát hoặc giã nhỏ thành bột. Cho chút nước vào đun sôi 1 lúc rồi đem nước này gội đầu cho bé, ủ khoảng 25-30 phút sau đó gội lại với nước bình thường. Đảm bảo sau 1 lần gội chấy sẽ sạch ngay.
● BÀI THUỐC 65 : Trị chảy máu cam
• Ngó sen tươi 40 g, móng giò lợn 1 cái. Ninh nhừ, ngày ăn một lần. Cách 2 ngày ăn lại. Làm liền như vậy 2 tuần lễ, là được. Cách này rất dễ làm, và tiện cho các trẻ nhỏ.
● BÀI THUỐC 66 : Trị chứng chảy dãi nhiều ở trẻ nhỏ
• Chuẩn bị: Sinh bạch truật 10g.
• Thực hiện: Đem xắt nhỏ, cho vào chén và thêm ít nước và chưng cho chín. Sau đó thêm ít đường và cho trẻ uống.
● BÀI THUỐC 67 : Trị chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
• Chuẩn bị: Sữa tươi 50ml và nga truật 4g.
• Thực hiện: Nga truật tán mịn, sau đó hòa với sữa và thêm 1 ít muối. Đun sôi và cho trẻ uống.
● BÀI THUỐC 68 : Ké đầu ngựa trị chốc lở ở trẻ nhỏ.
CÁCH 1 : Ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g, chế thành trà thuốc đóng gói 30g. Ngày uống 1 gói, hãm với nước sôi 500ml. Uống nhiều lần, trẻ dưới 1 tuổi uống nửa gói.
CÁCH 2 : Ké đầu ngựa 10g, bồ công anh 15g, sài đất 10g, kim ngân hoa 5g, cam thảo đất 2g. Chế thành trà thuốc đóng gói 40g. Ngày uống 1 gói hãm nước sôi, uống dần. Trẻ dưới 18 tháng ngày uống nửa gói.
● BÀI THUỐC 69 : Trị giun sán
• Lá cỏ sữa có tác dụng điều trị giun sán và hiệu quả nhất là ở nhóm giun đũa, giun kim ở trẻ em. Chỉ cần hái một nắm lá cỏ sữa, giã nát và vắt lấy nước cốt cho con trẻ uống.
● BÀI THUỐC 70 : Trẻ đái dầm
• Rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 - 4 lần.
● BÀI THUỐC 71 : bài thuốc nầy trị tiêu chảy mãn tính ơ trẻ em:
• ké đầu ngựa, kim ngân đằng, đơn lá đỏ, liên kiều, mỗi vị 10g.
Sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Nên uống trước bữa ăn.
( Bài thuốc nầy trị bệnh kiết ly ơ trẻ em và tiêu chảy mãn tính. )
● BÀI THUỐC 72 : Bài thuốc nầy áp dụng cho đại tiện ra máu hoặc chứng kiết ly ơ trẻ nhỏ, được rất nhiều các thầy thuốc Đông y đánh giá cao về mức độ hiệu quả
• Lấy 20g lá cây đơn lá đỏ, sắc cùng 400ml nước. Chia 3lần uống trong ngày
● BÀI THUỐC 73 : Trị đi ngoài, đi tướt
• Lấy 1 nắm lá khổ sâm tươi ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút rồi để ráo nước.
• Bỏ lá nắm khổ sâm vào nước sôi khoảng 2 phút rồi đổ ra tô. Sau đó giã nát cùng 1 ít muối hột.
• Thêm 200ml nước ấm để nguội rồi chắt lấy nước cốt cho trẻ uống cho tới khi nào hết bệnh.
● BÀI THUỐC 74 : Trị trẻ em bị đau bụng
• 1 ít hoa cà dại. Rửa sạch, hãm với nước sôi và cho trẻ uống.
● BÀI THUỐC 75 : Đối với trẻ em bị chướng bụng, khó tiểu tiện,
• Dùng 80g rễ tươi cỏ mần trầu, thêm 3 bát nước vào sắc còn 1 bát. Chia 3 lần uống trước bữa ăn.
● BÀI THUỐC 76 : Trị trẻ nhỏ nôn mửa, động kinh, nghẹn đàm, co giật:
• Chỉ xác bỏ múi sao với cám, đạm đậu khấu, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 1/2 muỗng cà phê, nặng thì 1 muỗng.
● BÀI THUỐC 77 : Chữa bệnh đường hô hấp ở trẻ em
Bài thuốc này cần khá nhiều thảo dược. Bạn có thể tìm ở các cửa hàng thuốc Đông y những loại sau:
• Hương Nhu tía: 10g
• Cam Thảo: 5g.
• Đắng Sâm: 10g.
• Hoắc dương: 10g.
• Bán hạ: 10g.
• Hoàng cầm: 10g.
• Kinh giới: 10g.
• Phục linh: 10g.
Đem các loại thảo dược này vào nồi và sắc với một lượng nước vừa đủ. Đun sôi và để nhỏ lửa khoảng 30 phút thì tắt bếp.
Mỗi ngày uống từ 3 đến 5 lần. Uống liên tục cho đến khi tình trạng bệnh được khỏi hoàn toàn.
● BÀI THUỐC 78 : Trị bệnh trẻ nhỏ da thịt gầy yếu, nóng trong xương, nước tiểu đỏ, vàng.
• Mạch môn 40g
• Chỉ xác 20g
• Hoàng liên 20g
• Sài hồ 1,2g
• Địa cốt bì 20g
• Tang bạch bì 20g
• Hoàng kỳ 20g
• Nhân sâm 20g
• Thanh hao tử 20g
Dạng thuốc hoàn. Tán bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp, làm hoàn. Ngày uống từ 4-6g thuốc hoàn.
● BÀI THUỐC 79 : Giảm cân từ lá sen cho trẻ nhỏ
Lá sen kết hợp với mạch nha, mỗi loại lấy khoảng 20 gam, vỏ quýt, sơn tra mỗi loại 20 gam, đem sắc lấy nước uống. Cách này dùng cho những trẻ đang ở tuổi vị thành niên, thấy cơ thể có dấu hiệu béo phì, cần giảm ăn tinh bột và kết hợp phương pháp trên.
● BÀI THUỐC 80 : Trị giun đũa ở trẻ em
• Lấy rau đắng tươi 100g, sắc uống.
Ngày một lần.
● BÀI THUỐC 82 : Chữa cảm sốt, mụn nhọt, trẻ em ho, viêm họng:
• Rễ đậu săng 15g, Sài đất 10g, Kim ngân hoa 10g, sắc uống ngày 1 thang.
● BÀI THUỐC 83 : Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật.
Ngày dùng 20-40g lá ba chạc, dạng nước sắc hoặc cao. Uống trong ngày
● BÀI THUỐC 84 : Điều trị kiết lỵ cho trẻ
• Lấy phần lá non và búp của ích mẫu nấu chung với cháo và cho trẻ dùng hàng ngày.
Hoặc là có thể sử dụng bài thuốc nầy:
• Chuẩn bị: Một ít rau sam tươi.
• Thực hiện: Rửa sạch, để ráo và giã nát, vắt lấy nước cốt, đun sôi, thêm ít mật ong vào và cho trẻ uống.
● BÀI THUỐC 85 : Điều trị bệnh lao phổi cho trẻ em
• Sâm bố chính (6-10g), siro cam thảo (200g), nước đun sôi để nguội (180ml).
Trộn đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị để được hỗn hợp hòa quyện. Mỗi lần cho trẻ uống 1 thìa x 1 lần/ngày.
● BÀI THUỐC 86 : Trị di chứng liệt ở trẻ nhỏ: Kỳ xà (bỏ đầu đuôi, nội tạng), sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần với rượu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
● BÀI THUỐC 87 : Bài thuốc trị các giác quan xuất huyết (cửu khiếu xuất huyết).
Sử dụng địa long khô ( không sử dụng tươi )
• Dùng 50 g nếu bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên, • • Dùng 30 g nếu bệnh nhân từ 5 – 14 tuổi
• Dùng 20 g đối với trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 4 tuổi),
• Đậu xanh và đậu đen (mỗi loại 100 g),
• Rau bù ngót tươi (khoảng 200 – 300 g).
Lấy rau ngót băm nhỏ, sao cho thật thơm và giòn, đậu xanh và đậu đỏ cũng sao cho thơm. Với giun đất thì rọc bụng, rửa sạch rồi sao cho thơm giòn, sau đó giã nát. Cho tất cả vào nồi và nấu ( lưu ý nên dùng nồi đất, nồi sành, nồi thủy tinh hay bằng nhôm, bằng gang), sắc với 1,2 lít nước đến khi nước rút còn nửa chén thì cho người bệnh uống (cậy răng đổ vào).
Bài thuốc này thơm ngon và dễ uống, hơn nữa, sau khi dùng thang đầu sẽ thấy hiệu quả ngay. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng 3 thang (3 ngày) để bệnh khỏi hoàn toàn (buổi tối uống nước nhất, buổi sáng uống nước nhì và có thể cho thêm đường vào thuốc)
● BÀI THUỐC 88 : Chữa liệt thần kinh mặt
Lấy khoảng 60g câu đằng và hà thủ ô tươi đem đi rửa sạch và sắc lấy nước uống.
Chú ý: Đối tượng không nên sử dụng
• Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
• Người truyền máu.
• Người bị huyết áp thấp.
• Hoặc đang điều trị và sử dụng các loại tân dược.
● BÀI THUỐC 89 : Trị chứng ăn ngủ kém, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, tiểu tiện ít
• Liên tâm (sao qua) 25%, mạch môn (bỏ lõi, sao khô) 25%, thảo quyết minh (sao đen) 30%, thạch xương bồ (thái nhỏ, sấy giòn) 20%.
Đem các tán thành bột mịn, sau đó luyện với đường làm thành viên nặng 1.5g. Mỗi lần dùng từ 5 – 10 viên, ngày dùng 2 lần (sáng – tối). Nếu dùng cho trẻ em, nên giảm ½ liều lượng
● BÀI THUỐC 90 : Bài thuốc trị chứng tỳ hư gây tiêu chảy kéo dài, ăn kém và mệt mỏi
• Bài thuốc 1: Xa tiền tử (sao muối) 150g, vỏ cây táo (sao vàng) 150g, mạch môn (sao), bạch truật (thổ sao) và sơn dược mỗi vị 200g. Đem các vị tán thành bột mịn và uống trước khi ăn. Trẻ dưới 1 tuổi dùng từ 0.5 – 1g/ lần, trẻ từ 2 – 3 tuổi dùng 2 – 3g/ lần, trẻ từ 4 – 6 tuổi dùng 3 – 4g/ lần. Ngày dùng từ 2 – 3 lần cho đến khi khỏi.
● BÀI THUỐC 91 : Bài thuốc chữa trẻ em bị ra mồ hôi nhiều
Hạt sen 10g, Sâm đại hành 10g, lá Dâu tằm 10gr, Sâm bố chính 10g, ngó sen 10g, Cam thảo nam 3g. Sắc nước uống. Bên ngoài thì lấy lá Dâu tằm nấu nước tắm
Hoặc có thể sử dụng bài thuốc nầy:
• 50g lá đinh lăng
• 20g râu ngô
• 30g cây xấu hổ.
Tất cả đều là khô .Rửa sạch các vị thuốc trên rồi đem sắc với 1,5 lít nước. Sắc đến khi còn khoảng phân nửa là được. Dùng nước này uống thay nước lọc hàng ngày. Đối với trẻ con thì chỉ sắc độc vị lá đinh lăng để uống
NÊN KẾT HỢP NHỮNG MÓN ĂN DƯỚI ĐÂY:
Món 1 : Canh lá dâu
• 50g lá dâu non; 100g thịt lợn nạc; bột ngọt, gia vị vừa đủ. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ, ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, rồi cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được.
Cho bé ăn một 1 lần/ngày với cơm và ăn liên tục trong 5 ngày
Món 2 : Cháo trai
• 5 con trai đồng loại vừa; 30g lá dâu non; 50g gạo nếp; 50g gạo tẻ; dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ. Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một tiếng vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc. Nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được.
Cho bé ăn 2 lần/ngày vào lúc đói, cần ăn liền trong 4-5 ngày.
Món 3 : Chuẩn bị 1 – 2 quả trứng gà ta, 90 – 100g cỏ máu
• Trứng gà luộc chín, bóc vỏ. Cỏ máu rửa sạch, cắt nhỏ
• Cả hai đem nấu thành canh ăn trong bữa cơm. Dùng liên tục một liệu trình khoảng 5 – 7 ngày có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chống ra nhiều mồ hôi trộm.
● BÀI THUỐC 92 : Trị các loại mụn nhọt, nhũ ung, trẻ nhỏ đầu bị lở loét
• Dã thiên ma (Ích mẫu thảo) 20g, cho vào nồi sành, đổ nước đầy ngập gấp đôi, nấu cạn còn phân nửa, chia ra làm 3-4 lần để rửa nơi đau. Tính nó sát được trùng, làm cho khỏi ngứa, thật là thần hiệu.
● BÀI THUỐC 93 : Trị trẻ nhỏ não bị nhiệt, mắt nhắm, thái dương đau, mắt sưng đỏ:
Xuyên khung, Bạc hà, Phác tiêu đều 8g, tán bột, lấy 1 ít thuốc thổi vào lỗ mũi.
● BÀI THUỐC 94 : Chữa trẻ em ghẻ lở chốc đầu:
Dùng Cảo bản sắc nước tắm và giặt quần áo
● BÀI THUỐC 95 : Chống suy dinh dưỡng, đi ngoài phân lỏng, kiết lỵ cho trẻ trên 2 tuổi
• Thành phần: Hoài sơn (30g), sâm bố chính (25g), ý dĩ (20g), bạch chỉ (10g), hạt sen (15g). Có thể sử dụng nguyên liệu với số lượng lớn hơn nhưng cần tuân theo đúng tỷ lệ trên.
• Cách dùng: Tất cả đem sao chín, nghiền thành bột mịn. Trộn bột thuốc chung với một ít nước và đường nấu lên để được một loại cao lỏng. Để trị bệnh uống mỗi ngày 4 – 10g.
● BÀI THUỐC 96 : Chữa trẻ gầy còm suy dinh dưỡng.
• Cành lá trâu cổ tươi 50g, nấu với thịt gà, ăn hàng ngày.
Hoặc là có thể sử dụng bài thuốc nầy:
• Lấy 60g dây tơ hồng xanh, đỗ nước vào vừa ngập mặt thuốc. Sắc cạn còn 1 chén, chia 2 lần uống trong ngày.
● BÀI THUỐC 97 : Trị trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa, đau bụng:
Nga truật, Tam lăng đều 5g, Trần bì 10g, Chế hương phụ 6g, La bặc tử 5g, Sa nhân 3g, Thanh bì, chỉ thực đều 6g, Hồ hoàng liên, Lô hội đều 3g, Hồ tiêu 5g, tất cả tán bột, trộn với hồ làm hoàn, mỗi lần uống 3-6g ngày 2 lần, uống với rượu gạo ấm, kiêng các thức ăn sống lạnh.
● BÀI THUỐC 98 : Cỏ mần trầu tắm cho trẻ sơ sinh
• Để tắm cho trẻ sơ sinh trị viêm da, vàng da, bạn lấy 70g cỏ, sắc lấy nước rồi pha ra tắm cho trẻ.
• Để trị rôm sảy, ngứa ngáy, nổi ban đỏ ở trẻ, thì lấy cỏ tươi, giã lấy 120ml nước nước, pha với nước ấm rồi tắm cho trẻ.
● BÀI THUỐC 99 : Chữa trẻ nhỏ lên canh châu (thủy đậu):
• Để làm giảm các nốt thủy đậu, giúp bệnh mau lành, hạn chế để lại seo rỗ thì có thể lấy 12 – 16g canh châu. Cho vào nồi với 300 – 400ml nước rồi sắc còn khoảng 200ml. Chia thuốc thành 2 – 3 lần uống, uống liền 1 – 2 ngày cho bệnh giảm.
● BÀI THUỐC 100 : Chữa bệnh sởi cho trẻ em:
•Vỏ cây Núc Nác 6g, Kinh Giới 6g, Kim Ngân Hoa 4g, Liên Kiều 6g, lá Diếp Cá 5g, Mã Đề 4g, Sài Đất 5g, hoa Hồng Bạch 4g, Huyền Sâm 8g, Sài Hồ 4g, Cam Thảo 2g, Đương Quy 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia 3 – 4 lần uống trong ngày.
● BÀI THUỐC 101 : Trẻ em bị sốt bại liệt, sốt viêm não, quai bị, sốt xuất huyết, sốt phát ban:
• Bọ mẩy, Thạch cao, Kim ngân, Huyền sâm, mỗi vị 20g. Sắc uống mỗi ngày
● BÀI THUỐC 102 : Trẻ em sốt cao khiến bị câm và liệt nửa người.
• Dùng thang lục quân gia giảm sau: thạch xương bồ, cam thảo, sa nhân, trần bì (mỗi vị 4 g), bạch truật, bạch thược, bạch biển đậu, đương quy (mỗi vị 6 g), đảng sâm, thổ phục linh, bạch giới tử (mỗi vị 8 g), rau má (10 g)
● BÀI THUỐC 103 : Trị các loại nóng của trẻ nhỏ.
• Đại hoàng nướng chín, Hoàng cầm mỗi thứ 40g tán bột, luyện mật làm viên, to bằng hạt mè lớn. Mỗi lần uống 5-10 viên với mật.
● BÀI THUỐC 104 : Chữa nóng sốt, sốt xuất huyết, sốt phát ban
• Dùng 24g cây địa hoàng tươi, 12g lá sen, 12g trắc bá diệp tươi, 8g ngải diệp tươi.
• Các cây thuốc rửa thật sạch, cho vào ấm và sắc thành nước thuốc.
Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, kiên trì sử dụng trong vài ngày sẽ hạ sốt, trị sốt xuất huyết, sốt nổi ban rất hiệu quả.
● BÀI THUỐC 105 : hỗ trợ điều trị teo não:
• 5g thông đất.
• 10g cây đỏ ngọn ( còn gọi là cây thành ngạnh )
Nấu cùng 1 lít nước uống trong ngày thay nước lọc. Kiên trì thực hiện trong 3 tháng sẽ thấy hiệu quả đáng kể.
( Bài thuốc nầy trẻ em có thể sử dụng )
● BÀI THUỐC 106 : Trẻ con chậm mọc tóc.
• Hương nhu 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, bôi lên đầu.
● BÀI THUỐC 107 : Trị trẻ nhỏ bị rụng tóc
• Rễ bạch đầu ông. Giã nát và đắp vào ban đêm.
● BÀI THUỐC 108 : Trị trẻ em trí lực phát triển kém:
Thạch xương bồ kết hợp với Nhân sâm, Viễn chí, Bổ cốt khí, Đậu khấu, sữa bột cacao, đường chế thành Bánh Dưỡng trí tăng lực trẻ em.
Mỗi lần uống 10 - 15g, ngày 2 lần, 2 tuần là một liệu trình, thời gian điều trị 3 tháng.
● BÀI THUỐC 109 : Điều trị bị tưa lưỡi ở trẻ em, viêm họng, lỡ loét:
• Dùng Hoàng liên mài bột hoặc tán bột trôn với mật ong bôi vị trí bị lở loét hoặc ngậm để trị viêm họng và tưa lưỡi.
● BÀI THUỐC 110 : Trẻ em ngứa da có mọc mụn trên da:
• Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 4g, ké đầu ngựa 6g, liên kiều 10g, nhân trần 12g, sa sâm 12g, tân quy 15g. Sắc ngày 1 thang lấy 300ml uống chia 2 lần. Bài thuốc này có thể trị ghẻ lở, ghẻ ruồi, ngứa, mọc mụn toàn thân. Nếu trẻ em từ 4 tuổi đến 12 tuổi uống lượng bằng 1/3 thang thuốc trên.