Hiển thị các bài đăng có nhãn Thước Lỗ Ban. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thước Lỗ Ban. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 7, 2017

Bảng kê thước lỗ ban đẹp - trong xây dựng

Thước Lỗ Ban 52.2cm: Khoảng thông thông thủy cửa đi, cửa sổ
Thước Lỗ Ban 42.9cm (Dương trạch): Khối xây dựng của bếp, bậc thang, bệ đỡ.
Thước Lỗ Ban 38.8cm (Âm phần): Đồ nội thất bàn, tủ, kệ, giường

Phần mềm tra cứu tại đây: 

http://tinyical.com/2XR6

 


BẢNG SỐ RƠI VÀO CUNG TỐT TRONG CẢ 03 LOẠI THƯỚC LỖ BAN KỂ TRÊN (mm)
200
1320
2340
3400
3910
210
1330
2350
3410
4100
220
1340
2360
3600
4110
230
1520
2540
3650
4460
470
1530
2550
3660
4470
480
1540
2560
3670
4480
810
1550
2600
3680
4670
1050
2100
2610
3690
4680
1060
2110
2620
3700
4690
1070
2120
2800
3850
4740
1080
2130
2810
3860
4880
1250
2140
2820
3870
4930
1260
2310
2830
3880
4940
1270
2320
3380
3890
4950
1280
2330
3390
3900
4960




25 thg 8, 2013

Lỗ Ban Kinh - bản tiếng Việt

  Jo mới sưu tầm được 2 quyển sách:
1. "Lỗ ban toàn thư" bản tiếng Hán, 
2. "Hướng dẫn sử dụng thước Lỗ Ban" bản dịch sang tiếng Việt.

Bạn nào quan tâm mình gửi qua Mail.

Cuốn sách thuộc hàng kinh điển của ngành kiến trúc và phong thủy, kết hợp hài hòa giữa truyền thống tâm linh Á Đông và khoa học duy lý.
Thước lỗ ban - Tác phẩm kinh điển về kỹ thuật, công nghệ xây dựng trong kiến trúc cổ đại. Đúc kết kinh nghiệm quý báu từ dân gian.
Thước lỗ ban là một trong những công cụ do đạc truyền thống chuyên dùng theo thuật phong thủy Trung Hoa, thường được các nghệ nhân ngành mộc và ngành xây dựng dùng tham khảo khi xem xét  các chuẩn mực mỹ thuật, sự hài hòa và tính tiện dụng tối đa khi thiết kế một côn trình kiến trúc.
Mục lục
Lời nói đầu
Chương 1: Chọn yếu tố tốt lành để làm nhà

1. Vào rừng chặt cây lấy gỗ
2. Khởi công bắc giàn giáo
3. San nền và dựng cột xây nhà
4. San nền và dựng cột xây nhà
5. Nghi lễ dựng cột - bắc xà
Chương 2: Loại thước chính được sử dụng trong xây dựng
1. Sơ đồ khởi thảo xác định mặt bằng
2. Thước lỗ ban và thước góc (ê ke)
3. Phương pháp dùng thước hợp nhất
4. Cát hung dựa vào số lượng phòng
Chương 3: Hình dáng, cấu tạo và tạo hình trong kiến trúc
1. Quy định tạo hình của phòng ốc
2. Làm cổng
3. Cấu tạo đi kèm công trình kiến trúc
4. Các kiểu kiến trúc khác
5. Xây dựng chuồng trại gia súc gia câm
Chương 4: Chế tạo dụng cụ gia đình
1. Kích thước của những dụng cụ gia đình chính
2. Những loại đồ dùng có công dụng khác
3.Đồ nội thất cỡ nhỡ
Chương 5: Bài vè phong thủy và yểm chất bùa chú giải ách
1. Khởi công xây dựng nhà ở
2. Phương pháp giải bùa của chủ nhà
3. Nguồn gốc của Lỗ Ban tiên sư.
Trân trọng giới thiệu!

23 thg 8, 2013

Phần mềm thước Lỗ Ban - Cách sử dụng thước Lỗ Ban

Các bạn dowload phần mềm miễn phí tại đây: 

http://ketcau.com/FORUM/showthread.php?t=55175

Cảm ơn bạn Lemanhhung0320 rất nhiều, đã lập nên phần mềm này và phổ biến cho mọi người sử dụng.

" Giới thiệu của bạn Hùng:
Xin giới thiệu với các bạn một phần mềm tra thước Lỗ Ban.

Mình không muốn nói nhiều về thước Lỗ Ban, chỉ xin giới thiệu sơ qua về phần mềm.

  • vLB dùng để tra nhanh thước Lỗ Ban loại 52,2cm, 42,9 và 38,8cm.
  • vLB có sử dụng 3 loại ngôn ngữ tiếng Việt là: không dấu, font chữ TCVN và font chữ Unicode. Bạn có thể tùy chọn cho phù hợp trong lúc làm việc.
  • Giới hạn của thước từ 0m đến 15m.
  • Bạn có thể dễ dàng kéo và thả để di chuyển thước.
Có lần phải chọn kích thước bàn thờ, mình biết rằng kích thước từ bàn thờ, đến nhà cửa, đất cát nếu tuân theo thước Lỗ Ban thì rất tốt cho gia chủ (chưa kiểm chứng được ! Việc tra thước Lỗ Ban đã có rất nhiều phần mềm của các chuyên gia phong thủy. Tuy nhiên do lần đầu phải làm việc với thước Lỗ Ban nên mình rất bối rối. Cộng với việc thông tin trên mạng rất nhiều nên thực sự không biết tra như nào cho chuẩn xác.

Sau một thời gian nghiên cứu mình đã tạo ra phần mềm này, hy vọng những bạn dùng nó sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ như mình lúc đầu."


Cách sử dụng thước Lỗ Ban:

Qua thực tế thiết kế và thi công một số công trình nhà dân, chúng tôi thường được chủ nhà yêu cầu đo đạc cửa nẻo theo thước Lỗ Ban, điều đó cho thấy người dân vẫn rất tin tưởng vào cây thước cổ truyền này. Tuy không phải là những nhà địa lí nhưng do có tham bác qua một vài thư tịch chúng tôi có thể hướng dẫn các bạn nhanh chóng sử dụng được cây thước này.

 Vấn đề còn lại ở đây là liệu đo đạc theo thước Lỗ Ban có phải là một hành động mê tín hay không. Có người cho đó là mê tín vì một lý do hết sức đơn giản, trên cây thước Lỗ Ban toàn những chữ Hán ngoằn ngèo giống bùa chú. Theo quan niệm cá nhân chúng tôi, thước Lỗ Ban là một cây thước kinh nghiệm, nó không thuộc bất kỳ một hệ thống đo đạc nào trên thế giới, nó đúc kết và được thử nghiệm cả ngàn đời nay chỉ để phân định hai chữ tốt xấu. Dĩ nhiên chỉ bằng một cây thước làm sao cải đổi được vận mạng, nhưng có lẽ qua chính sự sử dụng của các bạn mà nghiệm được rằng khi tai họa có đến cũng nhẹ đi một chút, lộc phúc có đến cũng may mắn hơn thêm.
THÂN THẾ LỖ BAN

Lỗ Ban 魯班, truyền thuyết họ Công Thâu  公輸 tên gọi là Ban  般, người nước Lỗ đời Xuân Thu (hiện tại thuộc tỉnh Sơn Đông), cùng thời Mặc Tử - một triết gia nổi tiếng. Vì ông là người nước Lỗ 魯, chữ Ban 般 và Ban 班 là đồng âm, cho nên mọi người đều gọi ông là Lỗ Ban 魯班. Ông là một người thợ nổi tiếng thời cổ đại và cũng là một nhà phát minh xuất sắc. Từ ngàn năm nay, thợ mộc và thợ xây dựng Trung Quốc đều tôn thờ ông như một vị tổ sư.
THƯỚC LỖ BAN
Các nhà địa lí thường họ có cho riêng mình một cây thước Lỗ Ban (bằng gỗ) nhưng chúng ta chỉ sử dụng một lần cho ngôi nhà của mình nên không cần phải tự làm riêng chi cho tốn kém, chỉ cần đến các tiệm bách hóa dọc đường Lê Lợi (Sài Gòn) là có thể mua được một cây thước kéo có kèm thước Lỗ Ban. Xin khẳng định trước để các bạn yên tâm là thước Lỗ Ban này hoàn toàn chính xác, sử dụng được.
Khi kéo cây thước này ra các bạn sẽ thấy có 2 hàng chữ Hán nằm trong các ô, một hàng chữ lớn và một hàng chữ nhỏ. Các bạn cứ lần theo hàng chữ lớn cho đến ô có số 1 nhỏ, đối chiếu ta được 42.9 cm hoặc gần 17 inches, đó chính là chiều dài của một cây thước Lỗ Ban. Như vậy suốt chiều dài cây thước kéo, loại 5 m chẳng hạn, chỉ là một sự lập đi lập lại hơn 11 cây thước Lỗ Ban. Điều đó là một thuận tiện vì nếu sử dụng thước Lỗ Ban gỗ tự làm (chỉ một đoạn 42.9 cm) như các nhà địa lí, khi đo một khoảng cách lớn phải dời thước tới lui gây ra sai số, có thể chệch đi tốt xấu trong gang tấc.Một cây thước Lỗ Ban có 8 cung (hàng chữ lớn, nằm trong ô vuông), là biến thể của đồ hình Bát quái, thay vì sắp theo hình tròn người ta sắp lại theo hàng ngang. Trong 8 cung đó có 4 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen), đi từ trái sang phải sắp xếp theo thứ tự sau
Tài  財 - Bệnh  病 – Li  離 - Nghĩa  義 - Quan  官- Kiếp  劫 - Hại  害 - Bản  本

Trong mỗi cung đó lại chia thành 4 cung nhỏ mà chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ cho các bạn hiểu. Chú ý là chúng ta vẫn đang xem xét hàng chữ lớn.


·
Cung thứ 1 (đỏ, tốt) – Tài 財 : tiền của, chia thành
- Tài Đức  財德 : có tiền của và có đức
- Bảo Kho  寶庫 : kho báu
- Lục Hợp  六合 : sáu cõi đều tốt (Đông-Tây-Nam-Bắc và Trời-Đất)
- Nghinh Phúc  迎福 : đón nhận phúc đến

·
Cung thứ 2 (đen, xấu) – Bệnh 病 : bệnh tật, chia thành
- Thoái Tài  退財 : hao tốn tiền của, làm ăn lỗ lã
- Công Sự  公事 : tranh chấp, thưa kiện ra chính quyền
- Lao Chấp  牢執 : bị tù
- Cô Quả  孤寡 : chịu phận cô đơn

Cung thứ 3 (đen, xấu) – Li 離 : chia lìa, chia thành
- Trường Khố  長庫 : dây dưa nhiều chuyện
- Kiếp Tài  劫財 : bị cướp của
- Quan Quỉ  官鬼 : chuyện xấu với chính quyền
- Thất Thoát  失脫 : mất mát

·
Cung thứ 4 (đỏ, tốt) – Nghĩa 義 : chính nghĩa, tình nghĩa, chia thành
- Thiêm Đinh  添丁 : thêm con trai
- Ích Lợi  益利 : có lợi ích
- Quí Tử  貴子 : con giỏi, ngoan
- Đại Cát  大吉 : rất tốt

·
Cung thứ 5 (đỏ, tốt) – Quan 官 : quan chức, chia thành
- Thuận Khoa  順科 : thi cử thuận lợi
- Hoạnh tài  橫財 : tiền của bất ngờ
- Tiến Ích  進益 : làm ăn phát đạt
- Phú Quý  富貴 : giàu có

·
Cung thứ 6 (đen, xấu) – Kiếp 劫 : tai họa, chia thành
- Tử Biệt  死別 : chia lìa chết chóc
- Thoái Khẩu  退口 : mất người
- Ly Hương  離鄉 : xa cách quê nhà
- Tài Thất  財失 : mất tiền của

·
Cung thứ 7 (đen, xấu) – Hại 害 : thiệt hại, chia thành
- Tai Chí  災至 : tai họa đến
- Tử Tuyệt  死絕 : chết mất
- Bệnh Lâm  病臨 : mắc bệnh
- Khẩu Thiệt  口舌 : mang họa vì lời nói

·
Cung thứ 8 (đỏ, tốt) – Bản 本 : vốn liếng, bổn mệnh, chia thành
- Tài Chí  財至 : tiền của đến
- Đăng Khoa  登科 : thi đậu
- Tiến Bảo  登科 : được của quý
- Hưng Vượng  興旺 : làm ăn thịnh vượng

Tiếp theo chúng tôi giải thích sơ lược phần thước có hàng chữ nhỏ, đây là thước Lỗ Ban kết hợp, nó có chiều dài 38.8 cm


(các bạn sẽ thấy số 1 nhỏ xuất hiện tại vị trí này), và cũng như phần trên nó cũng lập đi lập lại suốt chiều dài thước kéo. Thước này gồm 10 cung, 6 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen). Đi từ trái sang phải, thứ tự như sau


· Cung 1 (đỏ, tốt) – Đinh 丁 : con trai, chia thành
- Phúc Tinh 福星 : sao Phúc
- Cập Đệ 及第 : thi đỗ
- Tài Vượng 財旺 : được nhiều tiền của
- Đăng Khoa 登科 : : thi đậu

· Cung 2 (đen, xấu) –
Hại 害 , chia thành
- Khẩu Thiệt  口舌:  mang họa vì lời nói
- Bệnh Lâm  病臨:  mắc bệnh
- Tử Tuyệt  死絕:  chết mất
- Tai Chí   災至:  tai họa đến

· Cung 3 (đỏ, tốt) –
Vượng 旺 : thịnh vượng, chia thành
- Thiên Đức  天德 : đức của trời ban
- Hỉ Sự  喜事 : gặp chuyện vui
- Tiến Bảo  喜事: được của quý
- Nạp Phúc  納福 : đón nhận phúc

· Cung 4 (đen, xấu) –
Khổ 苦 : khổ đau, đắng cay, chia thành
- Thất Thoát  失脫: mất mát
- Quan Quỉ  官鬼 : chuyện xấu với chính quyền
- Kiếp Tài  劫財: bị cướp của
- Vô Tự  無嗣: không con nối dõi

· Cung 5 (đỏ, tốt) – Nghĩa 義, chia thành
- Đại Cát  大吉: rất tốt
- Tài Vượng  財旺 : nhiều tiền của
- Ích Lợi  益利: có lợi ích
- Thiên Khố  天庫 : kho trời

· Cung 6 (đỏ, tốt) –
Quan 官, chia thành
- Phú Quy  富貴: giàu có
- Tiến Bảo  進寶: được của quý
- Hoạnh Tài  橫財: tiền của bất ngờ
- Thuận Khoa  順科: thi cử thuận lợi

· Cung 7 (đen, xấu) –
Tử 死 : chết chóc, chia thành
- Ly Hương  離鄉: xa cách quê nhà
- Tử Biệt  死別: chia lìa chết chóc
- Thoái Đinh  退丁 : mất con trai
- Thất Tài  失財 : mất tiền của

· Cung 8 (đỏ, tốt) –
Hưng 興 : hưng thịnh, chia thành
- Đăng Khoa  登科: thi đậu
- Quí Tử  貴子 : con giỏi, ngoan
- Thêm Đinh  添丁 : thêm con trai
- Hưng Vượng  興旺: làm ăn thịnh vượng

· Cung 9 (đen, xấu) –
Thất 失 : mất mát, chia thành
- Cô Quả  孤寡: chịu phận cô đơn
- Lao Chấp  牢執 : bị tù
- Công Sự  公事: tranh chấp, thưa kiện ra chính quyền
- Thoái Tài  退財 : hao tốn tiền của, làm ăn lỗ lã

· Cung 10 (đỏ, tốt) –
Tài 財, chia thành
- Nghinh Phúc  迎福:  đón nhận phúc đến
- Lục Hợp  六合sáu cõi đều tốt (Đông-Tây-Nam-Bắc và Trời-Đất)
- Tiến Bảo  進寶: được của quý
- Tài Đức  財德: có tiền của và có đức
CÁCH ĐO ĐẠC
Thước Lỗ Ban được sử dụng đo đạc trong xây dựng dương trạch (nhà cửa) và âm cơ (mộ phần). Ở đây chúng tôi chỉ bàn về xây dựng nhà cửa.

Trong nhà, cái quan trọng nhất là cửa nẻo, chỗ chúng ta hàng ngày vẫn đi qua lại. Sách Đạo Đức Kinh, chương 11, Lão Tử có nói Tạc hộ dũ dĩ vi thất, đương kì vô, hữu thất chi dụng 鑿戶牖以為室當其無有室之用 nghĩa là Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được. Khi đo cửa, các bạn nên nhớ chỉ đo khoảng thông thủy, nghĩa là tính từ mép trong của cửa, điều này rất quan trọng, vì nhiều khi các bạn chừa lỗ cửa đúng kích thước Lỗ Ban nhưng khi lắp cửa vào do có thêm các gờ đố cửa mà làm sai chệch cung tốt – xấu. Cách thức đo là các bạn kéo thước từ mép cửa này sang mép cửa kia, nếu rơi vào cung đỏ là ta được kích thước tốt, rơi vào cung đen là kích thước xấu, đo cả chiều rộng lẫn chiều cao cửa. Nhưng có một điều các bạn đặc biệt lưu ý, do thước Lỗ Ban của chúng ta sử dụng có thêm phần thước kết hợp, tức là phần thước hàng chữ nhỏ, nên có khi cửa đã lọt vào cung tốt ở hàng trên, hàng dưới lại là cung xấu và ngược lại. Đó chính là luật bù trừ trong vũ trụ, ta được ở mặt này lại mất ở mặt khác, không thể có cái gọi là hoàn hảo trên đời này. Như vậy, để được một kích thước tốt, cần phải trên đỏ, dưới đỏ. Ví dụ, cửa phòng bạn có kích thước 85 cm, nghĩa là lọt vào cung Hưng Vượng  興旺, màu đỏ / tốt nhưng đối chiếu hàng bên dưới lại lọt vào cung Tai Chí 災至, màu đen / xấu. Để khắc phục các bạn có thể nới rộng cửa ra từ 86 đến 89 cm chẳng hạn. Cách sửa chữa khi cửa lọt vào cung xấu là các bạn có thể bào bớt cửa, đóng thêm nẹp, hoặc cùng lắm là làm lại khuôn cửa và cánh cửa mới cho đúng kích thước.
Ngoài cửa nẻo ra thì giường nằm và bàn làm việc cũng nên theo kích thước Lỗ Ban. Cách thức đo tương tự.


SỰ ỨNG NGHIỆM CỦA CÁC CUNG

· Cung Tài 財: nghĩa là tiền của, ứng nghiệm tốt nhất với cổng lớn, nơi đón nhận của cải từ ngoài vào.
· Cung Bệnh 病: là đau bệnh, ứng đặc biệt vào nhà vệ sinh. Nơi này thường là góc hung (xấu) của nhà, cửa lọt vào chữ Bệnh sẽ thuận lợi cho bệnh tật sinh ra.
· Cung Ly 離: là chia lìa, rất kị cho cửa trong nhà. Cửa lọt vào chữ Ly, chồng thì làm ăn xa nhà, vợ gặp điều quyến rũ, con cái hoang đàng phá phách.
· Cung Nghĩa 義: rất tốt cho cổng lớn và cửa nhà bếp, cửa các phòng thông nhau thì không nên.
· Cung Quan 官: rất kị ở cổng lớn vì tránh chuyện kiện tụng ra chính quyền, nhưng lại tốt ở cửa phòng riêng vợ chồng vì sẽ sinh con quí tử.
· Cung Kiếp 劫: là bị cướp, tượng trưng cho tai họa khách quan đến từ bên ngoài khiến hao tổn tiền của. Tránh ở cổng lớn, nhất là các cửa hàng, tiệm buôn càng nên lưu ý.
· Cung Hại 害: tượng trưng cho mầm xấu nhen nhúm từ bên trong, kị ở các cửa phòng trong nhà.
· Cung Bản 本: thích hợp cho cổng lớn.

LỜI KẾT

Như vậy là chúng tôi đã trình bày cặn kẽ cây thước Lỗ Ban – một kinh nghiệm cổ truyền quí báu – hòng giúp các bạn tự mình có thể đo đạc tìm ra một kích thước tốt nhất cho cửa nẻo ngôi nhà. Trong cuộc sống, họa phúc khôn lường, như câu chuyện Tái ông thất mã thì rõ ràng họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ nấp của họa. Dẫu biết vậy nhưng đã là con người ai không mong gặp chuyện phúc lành, may mắn tránh bớt điều tai ương, rủi ro. Sử dụng thước Lỗ Ban cũng là vì lí do đó, các bạn nên nhớ rõ cho rằng một cây thước không thể quyết định được vấn đề họa phúc, nó chỉ tạo cho mình một sự vững tâm khi ra ngoài tiếp xúc với xã hội, chính sự vững tâm đó mới mang lại những cơ hội tốt lành cho bản thân.
Cuối cùng chúng tôi mong rằng các bạn sử dụng và yêu mến cây thước Lỗ Ban như một kinh nghiệm của ngày xưa, các bạn đừng quá tôn thờ đặt hết niềm tin vào nó để rồi biến nó thành một trò mê tín dị đoan. Chúng tôi xin được mượn lời của Khổng Tử làm lời kết cho bài viết này, Công hồ dị đoan, tư hại dã dĩ 攻乎異端斯害也已 (Luận Ngữ, chương Vi Chính, tiết 16), nghĩa là Chuyên chú vào những điều dị đoan, chắc chắn có hại.

Sưu tầm

22 thg 8, 2013

Thước Lỗ ban và Hệ thống thước đo thời Nguyễn

ST

Hệ thống thước đo thời Nguyễn


Ðối với mối quốc gia, mỗi dân tộc, hệ thống thước đo là sự biểu hiện một cách trực tiếp và cụ thể phương thức tư duy, cách tính toán và cả đặc trưng văn hóa của họ. Tuy nhiên, đã từ hàng thế kỷ nay, với ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh phương Tây, hệ thước mét có nguồn gốc từ châu Âu đã dần dần "thôn tính" hoàn cầu, khiến ít quốc gia, dân tộc còn giữ được hệ thước đo truyền thống của mình. Việt Nam chúng ta không phải là một ngoại lệ. Thực tế này biểu hiện rất rõ trong mọi mặt của cuộc sống, ngay cả trong những ngành nghề được xem là truyền thống mà chúng ta đang cố gắng giữ gìn như nghề mộc, nề ngõa, chạm khắc, may thêu (trang phục truyền thống) thì việc sử dụng hệ thước Tây đã trở thành phổ biến.vv.. Nhưng việc khôi phục lại hệ thống thước đo xưa có lẽ là rất viễn vông và sẽ không ít người cho là lố bịch nếu chúng ta không hiểu được ý nghĩa và những giá trị văn hóa sâu sắc hàm chứa bên trong nó. Trên tinh thần ấy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin nêu lên một số kết quả trong việc tìm hiểu về hệ thống thước đo được sử dụng trong thời Nguyễn (1802-1945), thời kỳ tồn tại của chế độ quân chủ cuối cùng tại Việt Nam; cũng là thời kỳ chuyển tiếp của lịch sử dân tộc từ Trung Ðại sang Cận Ðại và Hiện Ðại.

Thước đo thời Nguyễn
Liên quan đến các hệ đo lường cũ (gồm cả cân, đong, đo, đếm), từ trước đến nay đã có một số người quan tâm nghiên cứu nhưng các kết quả đã công bố thì vẫn còn rất khiêm tốn. Thực ra, hệ đo lường trước đây của người Việt khá phong phú và có đặc điểm riêng, muốn tìm hiểu nguồn gốc và cách sử dụng thực không phải đơn giản. Ở bài viết này chúng tôi chỉ xin đề cập riêng đến hệ thước đo truyền thống được sử dụng trong thời Nguyễn.

I.Ðôi điều về cách hiểu hiện nay về hệ thước đo truyền thống

Có thể nói, cho đến hiện tại việc hiểu và giải thích về hệ thước truyền thống của chúng ta vẫn còn nhiều điều bất cập, nếu không nói là lộn xộn và còn không ít nhầm lẫn. Thử điểm qua hệ thống từ điển và những công trình lớn đã và đang được sử dụng phổ biến hiện nay thì chúng ta sẽ thấy rõ điều này:

1-Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học do Hoàng Phê chủ biên:

- Chữ Thước có 4 nghĩa, trong đó nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai được giảng như sau: "1.Ðơn vị cũ đo độ dài, bằng khoảng 0,425m (thước mộc), hoặc bằng 0,645m (thước đo vải). 2 Ðơn vị cũ đo diện tích ruộng đất, bằng 24m2(thước Bắc Bộ) hoặc bằng 33m2(thước Trung Bộ). Nhà có dăm thước đất."

+ Chữ Thước mộc thì được định nghĩa: "Ðơn vị cũ đô độ dài, bằng 0,425m"

+ Thước ta d. (kng). Thước mộc, phân biệt với mét (thước tây).
+ Thước thợ d. Thước của thợ mộc dùng để đo góc vuông. (tr.1007)


- Chữ Dặm có 3 nghĩa, trong đó nghĩa thứ nhất là: "Ðơn vị cũ đo độ dài bằng 444,44 mét..."(tr.264).


- Chữ Trượng có 2 nghĩa là: "1 Ðơn vị cũ đo độ dài, bằng 10 thước Trung Quốc cổ(tức là bằng 3,33 mét). 2 Ðơn vị cũ đo độ dài, bằng bốn thước mộc (tức là bằng 1,70 mét). Thang cao hai trượng". (tr. 1093)
2-Theo Hán Việt từ điển của Ðào Duy Anh:
-"Xích : Thước đo, là 10 tấc". (tr.576)
-Chữ Tầm có 5 nghĩa, trong đó có một nghĩa: "Tám thước (xích) là một tầm". (tr.245).
-Chữ Trượng có 2 nghĩa, trong đó có một nghĩa: "Mười thước là một trượng". (tr.519).
3- Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu:
-" Xích: Thước, mười tấc là một thước". (tr.156).
4-Theo Từ lâm Hán Việt từ điển của Vĩnh Cao và Nguyễn Phố:
-"Chữ Xích: (danh) Ðơn vị đo chiều dài, thước (Trung Quốc), mười tấc là một thước, (tương đương 0,33m)". (tr.331).
-Chữ Lý có 2 nghĩa, trong đó nghĩa thứ hai là "Ðơn vị đo độ dài. Gồm có: a.Công lý: Kilomètre (3125 xích). b.Thị lý dài chừng 1562,55 xích. c. ?Dặm, đơn vị độ dài ngày xưa dùng để xây dựng, dài 1800 xích (576m)".(tr.1368).
5- Theo Nguyễn Ðình Ðầu trong Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
*Tập Biên Hòa (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1994):
- Trường xích: 0,4664m
*Tập Thừa Thiên (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997):
- Ðiền xích: (thước đo ruộng) 0,4664m
6-Theo Lê Thành Khôi trong bài Tìm hiểu một số đơn vị đo lường ngày trước đăng trên Kỷ yếu Hội thảo phục hồi điện Cần Chánh (Trung tâm BTDTCÐ Huế & Ðại học Waseda xuất bản năm 2000):
"Dưới triều Nguyễn, thước đo được khoảng 0,425cm. Năm 1890, giá trị của nó được ấn định là 0,4m.
Trượng 10 thước 4m
Ngũ 5 thước 2m
Thước 10 tấc 0,40m
Tấc 10 phân 0,04m
Ngoài từ ngũ, tất cả các đơn vị khác đều mang hình thức thập phân. Ngũ không phải là đơn vị bậc dưới của trượng, nhưng là một đơn vị có thể thay thế trượng. Khi người ta dùng trượng thì không dùng ngũ và ngược lại"(tr.93)
..vv...
Như vậy, ngay cả trong hệ thống từ-tự điển và các sách công cụ đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay, hệ thống thước đo truyền thống vẫn được hiểu không thống nhất, nếu không nói là là vừa thiếu vừa lộn xộn! Ðiều này thể ở những đặc điểm sau:
-Ðịnh nghĩa không đầy đủ.
-Không phân biệt được hệ thống thước đo theo từng loại hình riêng biệt.
-Cách hiểu về một đối tượng giữa các từ điển không giống nhau.
-Nhầm lẫn hoặc hiểu một cách mập mờ về hệ thống thước đo giữa ta và Trung Quốc.
Thực ra, để hiểu một cách chính xác và đầy đủ về hệ thống thước đo truyền thống của dân tộc chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện về loại hình, công năng cũng như lịch sử tồn tại của hệ thống thước đo này.

II. Các hệ thước đo của người Việt trong thời Nguyễn.

Hệ thước đo xưa của người Việt, về cơ bản gồm 3 loại chính là hệ thước đo vải -hay thước may (tên chữ Hán là Phùng xích hay Quan Phùng xích, hệ thước đo ruộng đất-hay thước ruộng (tên chữ Hán là Ðiền xích hay Ðộ Ðiền xích và hệ thước mộc-hay thước ta (tên chữ Hán là Quan mộc xích: hay Mộc xích.
Dưới đây chúng tôi sẽ bước đầu giới thiệu về từng hệ thước, trong đó sẽ đặc biệt chú trọng đến hệ thước mộc

1- Hệ thước đo vải -hay thước may

Chưa rõ hệ thước này có nguồn gốc xuất phát từ đâu, chỉ biết độ dài của nó luôn khác với hệ thước khác. Một số nghệ nhân nghề dệt truyền thống thì cho rằng, chiếc thước này được hình thành và bị "ràng buộc" với khuôn khổ của chiếc khung cửi cổ truyền. Sự hạn chế của phương pháp thủ công khiến kích thước khổ vải dệt ngày xưa ít thay đổi qua thời gian. Bởi vậy, dù kích thước của các cây thước mộc, thước ruộng từng thay đổi rất nhiều qua các triều đại, nhưng đối với cây thước may thì sự điều chỉnh trên hầu như không đáng kể. Hiện nay, tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế vẫn còn lưu giữ được một cây thước rất đẹp, tương truyền là thước của Bộ Công triều Nguyễn (xem ảnh). Toàn bộ cây thước này dài đúng 1 mét Tây (100cm); 3 mặt khắc giá trị của 3 loại thước khác nhau, gồm Kinh xích, Chu Nguyên xích và Phùng xích. Tại mặt khắc giá trị của Phùng xích, tức thước đo vải- thước may, giá trị của 01 thước đo được là 59,80cm, tức xấp xỉ 0,6m(1).
Tuy nhiên, theo các thợ may lão thành vùng Huế, thì giá trị của cây thước may cũng có thể dao động trong khoảng từ 0,6m-0,65m. Những cây thước cổ thường có giá trị lớn hơn, trong khoảng 0,64-0,65m, còn những cây thước muộn thường có giá trị xấp xỉ 0,6m. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học, không rõ căn cứ vào đâu nhưng cũng cho rằng, giá trị cây thước may là 0,645m. Như vậy, bước đầu có thể nhận định rằng, dưới thời Nguyễn, giá trị thực của cây Phùng xích hay thước may nằm trong khoảng 0,6m-0,65m.

2- Hệ thước đo ruộng đất-hay thước ruộng

Căn cứ vào sử sách, có thể khẳng định rằng, hệ thước đo ruộng đất được áp dụng dưới thời Nguyễn là có nguồn gốc từ thời Lê. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thước đo này cũng có diễn biến rất phức tạp.
Nguyên từ thời chúa Nguyễn, các chúa đã cho đo ruộng đất toàn bộ Ðàng Trong để lập địa bạ từ năm 1669. Nhưng không rõ giá trị của cây Ðiền xích lúc ấy là bao nhiêu và có phải nó đúng là cây thước vốn được sử dụng từ triều Lê hay không? Nhưng đến đầu triều Nguyễn, vào năm Gia Long thứ 5 [1806], để thống nhất đơn vị đo ruộng đất trong toàn quốc, nhà vua đã sai chế ra cây thước Trung Bình (Trung Bình xích: Cây thước này được áp dụng đến năm 1810, sau khi một người dân ở xã Cổ Linh, huyện Gia Lâm trình lên cây Ðiền xích của nhà Lê và vua Nguyễn cho áp dụng nó làm cây thước chuẩn để đo đạc lại ruộng đất trong toàn quốc thì mới chấm dứt vai trò. Sách Ðại Nam thực lục của Quốc Sử Qúan triều Nguyễn có ghi rõ: "Tháng 8 [Năm Canh Ngọ, Gia Long thứ 9 (1810)], ban thước kinh đo ruộng cho trong ngoài. Thước kinh do triều Lê cũ chế ra ban hành đã lâu, dân gian vẫn thường dùng. Năm Gia Long thứ 5 [1806] mới dùng thước trung bình, chế hơi dài hơn, bởi thế đo ruộng mẫu số sai nhau nhiều. Vua sai hỏi tìm được thước kinh cũ. Lấy được ở dân xã Cổ-linh huyện Gia-lâm, bèn theo cách thức ấy lấy đồng (nặng 1 cân12 lạng) mà làm ban cho các thành dinh trấn. Những ruộng đất công tư từ trước đã dùng thước trung bình mà khám đạc, thì làm sổ để đó mà theo. Từ nay nếu có việc tranh địa giới hay tố cáo ẩn lậu và báo xin khai khẩn thì dùng thước kinh để đo" (2).
Như vậy, từ năm 1810 trở về sau, cây thước đo ruộng của triều Nguyễn chính là cây Ðiền xích của triều Lê; giá trị của nó được xác định bằng 47cm (lúc này, 01 mẫu ta ruộng đất được tính bằng một diện tích hình vuông, mỗi cạnh là 150 thước, tức bằng 4.970m2). Việc áp dụng cây thước này trên toàn quốc kéo dài đến năm 1867 thì giới hạn lại trong khu vực Bắc Kỳ và Trung Kỳ vì Nam Kỳ đã bị thực dân Pháp chiếm đóng và áp dụng theo hệ thước đo của người Pháp, tức hệ thước mét. Ðến năm 1898, cây thước trên chỉ còn áp dụng tại khu vực Trung Kỳ do tại Bắc Kỳ đã áp dụng một hệ thước có giá trị nhỏ hơn. Sở dĩ chúng ta biết được điều này vì trong Sử cũng ghi rõ, vào ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Pháp Paul Doumer đã ra một nghị định quy định: "Kể từ ngày 1/1/1898, ở Bắc Kỳ, 01 thước ta có độ dài bằng 0,4 mét (tức thụt hơn trước 0,070 mét)"(3) Theo tác giả cuốn Việt Nam những sự kiện lịch sử thì đây thực chất là một thủ đoạn nham hiểm của thực dân Pháp nhằm tăng diện tích ruộng đất lên một cách giả tạo, mục đích là để tăng ngân sách từ việc đánh thuế vào người nông dân. Bởi từ thời điểm này trở đi, 01 mẫu ta áp dụng ở Bắc Kỳ chỉ còn bằng 3.600 m2(4).
Còn ở Trung Kỳ, cây thước Ðiền xích vẫn giữ nguyên giá trị độ dài là 47cm đến khi nhà Nguyễn cáo chung, thậm chí đến tận ngày nay một số người vẫn quen "tư duy" bằng cây thước này.
Có một trường hợp rất thú vị có thể dẫn ra ở đây là tại đình làng Văn Xá, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để "cố định hóa" cây Ðiền xích và để không ai có thể thay đổi được, dân làng Văn Xá đã đem khắc nguyên giá trị của cây Ðiền xích lên cột đình làng. Qua bao nhiêu lần sửa sang tu bổ, cây thước này vẫn không hề suy suyển, giá trị của nó vẫn là 47cm!

3- Hệ thước mộc- hay thước ta:

Ðây là loại thước khá phức tạp bởi bao gồm nhiều hệ khác nhau, cụ thể gồm 3 hệ chính:
+ Hệ thước đo độ dài.
+ Hệ thước kỹ thuật hay thước nghề
+ Hệ thước tín ngưỡng hay thước Lỗ Ban, thước Chu Nguyên.
- Về thước đo độ dài tức cây thước đo chiều dài của cột, kèo, gian, chái, đo chiều dài đường đi hay khoảng cách giữa các khu vực. Ðây là cây thước phổ biến nhất nên được gọi là Thước Kinh. Thước Kinh dưới thời Nguyễn trong giai đoạn đầu có giá trị trong khoảng 42,4cm-42,5cm. Ðiều này được chứng minh bằng kết quả khảo sát đo đạc khu vực Hoàng thành cùng các công trình kiến trúc cung đình của Huế mà chúng tôi đã từng công bố trên Tạp chí Khảo Cổ Học, số 1/1998 (5). Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/1898, theo Nghị định của Toàn quyền Paul Doumer, cây thước này đã bị hợp nhất với cây thước đo ruộng và đều gọi chung là Thước ta, với giá trị là 40cm. Cây thước hiện lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, chắc chắn được làm sau thời điểm này nên mặt Kinh Xích (thước Kinh) của nó có giá trị là 40cm.
- Về hệ thước kỹ thuật hay thước nghề thì có nhiều loại: thước Ðinh, thước Sàm, thước Vuông, thước Nách...Nhìn chung đây đều là những loại thước phục vụ cho người thợ mộc trong quá trình thao tác kỹ thuật. Lê Vĩnh An trong bài Công cụ chế tác nhà rường Huế đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2/2002 đã có sự giới thiệu khá kỹ về các loại thước này. Nhìn chung, các loại Thước nghề thường khắc kèm giá trị của cây thước Kinh để tiện dụng cho người thợ.


- Về hệ thước tín ngưỡng hay thước Lỗ Ban, thước Chu Nguyên thì hết sức phức tạp bởi có rất nhiều loại với quan niệm và cách sử dụng khác nhau.

Lỗ Ban là tên một người thợ mộc lừng danh của Trung Hoa cổ đại, tương truyền là người phát minh ra cưa, đục và các dụng cụ của nghề mộc. Ông được tôn làm Tổ của ngành mộc Trung Quốc. Thước Lỗ Ban tương truyền là do ông sáng chế, nó còn có các tên gọi khác như Môn xích, Bát tự xích. Ðây là loại thước người thợ mộc thời xưa dùng để đo kích thước nhà cửa, phòng ốc, đình viện, giường phòng và các loại khí cụ. 

Theo sách Trung Quốc cổ đại kiến trúc từ điển của Sở Nghiên cứu văn vật Bắc Kinh, hiện nay tại Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh vẫn còn 1 cây Môn Xích, được xem là cây thước chân truyền của đời xưa. Thước dài 46cm, rộng 5,5cm, dày 1,36cm. 2 mặt lớn của thước đều chia làm 8 trực. Một mặt, giữa các trực khắc các chữ "Tài Ðại Tinh, Bệnh Thổ Tinh, Li Thổ Tinh, Nghĩa Thủy Tinh, Quan Kim Tinh, Chấp Hỏa Tinh, Hại Hỏa Tinh, Cát Kim Tinh", 2 bên lại khắc các câu về điều tốt xấu (cát, hung).

Mặt kia, giữa 8 trực khắc các chữ: "Quý Nhân Tinh, Thiên Hội Tinh, Tể Tướng Tinh, v.v... Mỗi trực lớn, ở hai bên lại chia khắc 5 trực nhỏ, phân ra khắc các chữ "Quý Nhân", "Phát Tài", hoặc Tà Yêu, Hội Hại.v.v...( 6)

Nhìn chung trong thời cổ, ở Trung Quốc và các nước ảnh hưởng văn hoá Hán, thước Lỗ Ban được sử dụng rất phổ biến và có nhiều biến dạng.


Hiện nay có 2 loại thước Lỗ Ban chính, lưu truyền không chỉ ở nước ta mà còn ở cả Trung Quốc, Ðài Loan, Hồng Kông là: thước trực 8 (Bát môn xích) và thước trực 10 (Thập môn xích) với giá trị rất khác nhau. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy cả 2 loại thước này cùng in trên cây thước sắt cuốn do Ðài Loan sản xuất (thường in kèm trong thước sắt 7,5m), bán khá phổ biến tại trên thị trường.
Theo 2 loại thước này thì:


1- Loại thước trực 8 (8 tấc) dài tổng cộng 42,8cm, 8 trực là: TÀI-BỆNH-LI-NGHĨA-QUAN-CHẤP-HẠI-BẢN; 

mỗi trực lại chia thành 4 phần chia làm 2 khoảng, mỗi phần khắc 2 chữ:
TÀI: Tài Ðức, Bửu Khố - Lục Hợp, Nghênh Phúc
BỆNH: Thoái Tài, Công Sự - Tể Chấp, Cô Quả
NGHĨA: Thiêm Ðinh, Ích Lợi - Quý Tử, Ðại Cát
QUAN: Thuận Lợi, Hoành Tài - Tấn Ích, Phú Quý
CHẤP: Tử Biệt, Thoái Khẩu - Li Hương, Tài Thất
HẠI: Linh Chí, Tử Tuyệt - Bệnh Lâm, Khẩu Thiệt
BẢN: Tài Chí, Ðăng Khoa - Tấn Bửu, Hưng Vượng
Toàn bộ thước gồm 32 từ kép với 64 chữ.

2 - Loại thước trực 10 dài tổng cộng 38,8cm

10 trực là:
ÐINH-HẠI-VƯỢNG-KHỔ-NGHĨA-QUAN-TỬ-HƯNG-THẤT-TÀI. Mỗi trực lại chia thành 4 phần chia làm 2 khoảng, mỗi phần khắc 2 chữ:
ÐINH: Phúc Tinh, Cập Ðệ - Tài Vượng, Ðăng Khoa
HẠI: Khẩu Thiệt, Bệnh Lâm -Tử Tuyệt, Linh Chí
VƯỢNG: Thiên Ðức, Hỉ Sự - Tấn Bửu, Nạp Phúc
KHỔ: Thất Thoát, Quan Quỷ - Chấp Tài, Vô Tự
NGHĨA: Ðại Cát, Tài Vương - Ích Lợi, Thiên Khố
QUAN: Phú Quý, Tấn Bửu - Hoành Tài, Thuận Khoa
TỬ: Li Hương, Tử Biệt - Thối Ðinh, Thất Tài
HƯNG: Ðăng Khoa, Quý Tử - Thiêm Ðinh, Hưng Vượng
THẤT: Cô Quả , Tể Chấp - Công Sự, Thối Tài
TÀI: Nghênh Phúc, Lục Hợp - Tấn Bửu, Tài Ðức
Toàn bộ thước gồm 40 từ ghép với 80 chữ.
Tuy nhiên trên thực tế tại nước ta, thước Lỗ Ban có nhiều biến thể rất phong phú. Cùng là loại Bát môn xích nhưng có cây thước giá trị là 43,9cm, có cây dài đến 56cm (thước Chu Nguyên xích tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế), cũng có cây chỉ dài 28,4cm... nên thật khó có kết luận chung về loại thûúác này! (xem bảng thống kê các cây thước tiêu biểu của chúng tôi in kèm ở phần Phụ lục).
Trên đây chỉ là một số ý kiến mang tính chất đặt vấn đề của chúng tôi về hệ thước đo truyền thống của dân tộc. Chúng tôi rất mong vấn đề này sẽ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và thảo luận kỹ càng hơn.

Chú thích:

(1). Cây thước tại Bảo tàng MTCÐ Huế mặt khắc 3 cây thước khác nhau là:


1-Chu nguyên xích: 55,8cm, gồm 8 cung, mỗi cung 7cm
2-Kinh xích: 40,5cm, trực 10, mỗi cung=4,05cm
3-Phùng xích: 59,7cm, trực 10, mỗi cung =5,97cm



Trên Chu nguyên xích có khắc 2 dòng chữ Hán,
Dòng bên trái:


Bảo vật hà hội thủ
Phân minh định bất sai
Nhất thân li bệnh tật
Dâm loạn nam nữ ương
Phu thê xung khắc viễn
Nam nữ thất gia hương
Tài lộc toàn gia quý
Trập thằng tích hí phương
Bửu tấn tăng điền trạch`
Thông minh trí huệ anh
Quan sự lâm li tán
Ðạo tặc viễn tức hoành
Phá gia tài thoái tán
Phong vũ bất an ninh
Ngũ âm tài đỉnh xuất
Công hầu phú quý vinh


Bên hữu có hàng dọc:

Tham lang tiến hoành tài
Xứng ý tự nhiên lai
Cự môn hiếu phục thương
Du hí tẩu tha phương
Lộc tồn nhân đa lang
Li biệt hựu bất tường
Văn khúc chuí văn chương
Ðại đại cận quân vương
Vũ khúc quan lộc tinh
Phú quý thộ khang ninh
Liêm trinh tửu sắc sinh
Lộ vong nhân tương tranh
Phá quân chủ năng hoạch
Thập ác bột nghịch hành
Phụ bật suất tướng tinh
Kim ngân đường mẫu dinh.


Theo chúng tôi, kích cở 100cm của cây thước tại Bảo tàng cho thấy nó đã ảnh hưởng Tây và có lẽ làm muộn, trong khoảng cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX. Còn mặt Kinh xích tức loại thước phổ thông hay thước mộc. Nguyên cây thước này có kích thước 40cm (theo quy định áp dụng từ đầu năm 1898 của Toàn quyền Ðông Dương Paul Doumer), khoảng 0,5cm hẳn là do thợ thủ công làm dôi ra. Ðồng thời, theo giới thợ mộc, kích thước của cây THƯỚC ÐINH này là rất đúng quy chuẩn theo "khẩu truyền" của giới làm mộc, tức mặt thước phải rộng 1 tấc(4cm), lưng rộng nửa tấc(2cm). Nhưng điều này cũng cho thấy thước được làm muộn, sau quy định của Toàn quyền Ðông Dương năm 1898, nên mới được hiểu 1thước=40cm.


(2). Quốc Sử Qúan triều Nguyễn, Ðại Nam thực lục. Bản dịch của Viện Sử học. Nxb Sử học, Tập IV, Hà Nội, 1963, tr83.
(3), (4). Dương Kinh Quốc,Việt Nam những sự kiện lịch sử. Nxb Giáo dục. Hà Nội-1999, tr236. 


Theo tác giả, vào ngày 2/6/1897, Toàn quyền Ðông Dương Paul Doumer đã ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1/1/1898, ở địa bàn Bắc Kỳ áp dụng cách tính 1 thước ta =0,40m (tức 40cm). Quy định này đã lấp bằng luôn khoảng cách giữa cây thước ta chính hiệu (tức thước mộc = 0,424m)cây thước đo ruộng (cây Ðiền xích = 047m) để chỉ còn một loại thước ta=0,40m. Chính vì vậy, một sào Bắc Bộ trước kia cũng như sào Trung Bộ, đều bằng 4970m2(tính khoanh vuông, mỗi bề là 150 thước) nhưng từ 1/1/1898 chỉ còn bằng 3600m2, trong khi Trung Bộ vẫn giữ nguyên cách tính cũ.

(5). Trong bài viết ấy chúng tôi đã công bố một phần kết quả phối hợp khảo sát toàn bộ các di tích kiến trúc cung đình Huế giữa đại học Waseda (Nhật Bản) và Trung tâm BTDTCÐ Huế từ năm 1994-1997, trong đó có cây thước mộc của triều Nguyễn.


(6). Sở Nghiên cứu văn vật Bắc Kinh (Chủ biên), Trung Quốc cổ đại kiến trúc từ điển, Bản tiếng Hoa. Bắc Kinh. 1992. phần Công cụ chế tác, tr 92.

TÀI LIÊU THAM KHẢO:

Dương Kinh Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918). Nxb Giáo dục. Hà Nội. 2001
Ðào Duy Anh, Hán Việt từ điển. Nxb Ðà Nẵng. 1993.
Hoàng Phê (Chủ Biên), Từ điển tiếng Việt. Nxb KHXH. Hà Nội, 1988.
Lê Vĩnh An, Công cụ chế tác nhà rường Huế. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2/2002.
Lê Thành Khôi,Tìm hiểu một số đơn vị đo lường ngày trước. Kỷ yếu Hội thảo phục hồi điện Cần Chánh. Trung tâm BTDTCÐ Huế & Ðại học Waseda xuất bản. Huế-Tokyo. 2000.
Nguyễn Ðình Ðầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn. Tập Th ừa Thiên. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997. Tập Biên Hòa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 1994.
Phan Thanh Hải, Những phát hiện mới về Hoàng thành và Tử Cấm thành Huế, Tạp chí Khảo Cổ học, số 1/1998.
Quốc Sử Qúan triều Nguyễn, Ðại Nam thực lục, bản dịch của Viện sử học. Nxb Sử học, Tập IV, Hà Nội. 1963
Sở Nghiên cứu văn vật Bắc Kinh (Chủ biên), Trung Quốc cổ đại kiến trúc từ điển, Bản tiếng Hoa. Bắc Kinh. 1992
Thiều Chửu, Hán Việt tự điển. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 1990
Vĩnh Cao - Nguyễn Phố, Từ lâm Hán Việt từ điển. Nxb Thuận Hóa, Huế. 2001

Ths.Phan Thanh Hải

21 thg 8, 2013

Thước Lỗ Ban nào là đúng?

Theo tác giả Trần Văn Tam trong cuốn xây dựng nhà ở theo địa lý thiên văn dịch lý- Nhà xuất bản văn hoá thông tin năm 2000- trang 662)
- Loại 5: một thước lỗ ban bằng 410mm (Một số người dùng chương trình có gửi thêm tài liệu cho tôi về loại thước 410mm này, Tôi xin đưa thêm vào chương trình để các bạn dùng) Tôi có sưu tập, tổng hợp và gửi theo file tổng hợp nghiên cứu về thước Lỗ ban, các bạn có thể đọc và nghiên cứu thêm về các loại thước Lỗ ban.Dưới đây Tôi xin trình bày một số loại thước Lỗ ban hay được dùng (theo tác giả Trần Văn Tam): 

  a) Loại thước Lỗ Ban bằng 520mm Căn cứ "Địa lý toàn thư" của Lưu Bá Ôn Trung Quốc nói: Thước Lỗ Ban lấy 1 thước 2 Quan xích làm chuẩn. Quan xích ở đây là do Nhà nước qui định. Căn cứ tiêu chuẩn đo ruộng đất ở Miền trung thời phong kiến thì một sào Trung bộ bằng sấp sỉ 500m2. Một thước bằng 33.3333 m2 (500/15=33.3333)Và bằng một "ngũ" nằm (ngang) nhân với 7 "ngũ" chạy (dọc)Một thước Lỗ ban bằng 0.52m, một quan xích sẽ bằng: 0.52/1.2*1.0=0.43333mĐối chiếu lại với phép đo ruộng đất ở Trung bộ ta có:(0.433333 x 5) x (0.43333 x 5) x 7=33.33333m. 1 Ngũ 1ngũ x 7Vậy quan xích Trung bộ là 0.4333m. Thước Lỗ ban loại 52cm (bằng 1,2 quan xích).Thước Lỗ ban 52cm chia thành 8 cung (tấc) mỗi cung dài 6,5cm. Mỗi cung lại chia làm 5 độ, mỗi độ dài 1,3cm. Mỗi cung và mỗi độ được đánh tên (xem hình) Thước Lỗ Ban loại 520mm
Cách đo: Bắt đầu từ cung Quí nhân đến hết cung Tể tướng rồi tiếp tục từ cung Quí nhân. Điểm cuối cùng của kích thước được đo vào các cung Quí nhân, Thiên tài, Nhân lộc, Tể tướng là cát (tốt). Vào các cung Hiểm hoạ, Thiên tai, Cô quả, Thiên tác là hung (xấu). Tốt hay xấu (cát hay hung) chỉ tính cung (tấc) và chi tiết hơn là tính độ chứ không tính bao nhiêu thước. 

b) Loại thước 480mm 
Căn cứ tiêu chuẩn đo ruộng đất thời phong kiến Việt Nam mà đến nay vẫn dùng ở bắc bộ là môt “sào” bắc bộ bằng 360m2. Một sào có 15 thước, mỗi thước bằng 24m2 và bằng một ngũ nhân với 6 “ngũ” chạy. Như vậy mỗi ngũ bằng 2m. Mỗi “ngũ” là 5 “quan xích”.Mỗi “quan xích” = 2m/5 = 0,4m.0,4m là một quan xích ở bắc bộ.Vậy một thước Lỗ ban bằng 48cm = 480mm.(0,4*1,2=0,48m=480mm)Lấy một thước lỗ ban chia làm 8 phần đều nhau, tức là một thước có 8 tấc, mỗi tấc bằng 6cm. Chữ trên thước chỉ 8 tấc là: 1 là Tài, 2 là Bệnh, 3 là Lý, 4 là Nghĩa, 5 là Quan, 6 là Kiếp, 7 là Hại, 8 là Bổn. 8 tấc này còn biểu thị 7 ngôi sao trên chòm sao Bắc đẩu là Tham lang, Phá quân, Vũ khúc, Cự môn, Văn Khúc, Liêm trinh, Lộc tồn và Tả phụ.Cách đo: Bắt đầu từ cung Tài đến hết cung Bổn, lại tiếp từ đầu cung tài… Điểm cuối cùng của kích thước đo vào cung Tài, Lý, Nghĩa, bổn là tốt, vào các cung Bệnh, Quan, Kiếp, Hại là xấu. Tốt hay xấu chỉ tính tấc mà không tính bao nhiêu thước. Loại thước này dựa trên Thất tinh để xác định cát hung. 

c) Thước sưu tầm (3 loại thước này không tìm thấy cơ sở để xác định).
 + Loại thước 429mm (được dùng để đo mộc - đo đồ gỗ)Mỗi thước dài 429,3mm chia lầm 8 cung, 1 cung có 4 độ đo khởi đầu từ cung Tài. 
+ Loại thước 390mm (được dùng để đo thổ - đo đất)Mỗi thước dài 387,5mm chia lầm 10 cung, 1 cung có 4 độ đo khởi đầu từ cung Đinh. 
+ Loại thước 410mm (được khuyến cáo dùng để đo đồ gỗ)Mỗi thước dài 410mm chia làm 8 cung, mỗi cung có 4 độ, đo khởi đầu từ cung Tài. 
Lỗ Ban tương truyền là ông tổ của nghề mộc đã được hoá thân thành Thánh đã phát minh ra cây thước Lỗ Ban. Cây thước Lỗ Ban có rất nhiều thuyết khác nhau liên quan đến xuất xứ của nó. Chỉ biết rằng trong Phong Thuỷ thì nó được ứng dụng để đo chiều dài trong thiết kế nhà cửa và âm phần.
Hiện nay người ta thường sử dụng loại thước Lỗ Ban dài 43cm chia thành 8 cung bằng nhau :


Cung
Ý Nghĩa
Tài
Ứng với sao Tham Lang tức Sinh Khí - Tốt
Bệnh
Ứng với sao Phá Quân tức Tuyệt Mệnh - Xấu
Ly
Ứng với sao Vũ Khúc tức Phúc Đức - Tốt
Nghĩa
Ứng với sao Cự Môn tức Thiên Y - Tốt
Quan
Ứng với sao Văn Khúc tức Lục Sát - Xấu
Kiếp
Ứng với sao Liêm Trinh tức Ngũ Quỷ - Xấu
Hại
Ứng với sao Lộc Tồn tức Hoạ Hại - Xấu
Bổn
Ứng với sao Tả Phụ tức Phục Vị - Tốt

Đo chiều dài của nhà cửa, vật dụng mà rơi vào các cung Tài, Ly, Nghĩa, Bổn là tốt, các cung khác là xấu.
Ngoài ra còn một loại khác dài 51cm chia thành 8 cung bằng nhau như sau :

Cung
Ý Nghĩa
Quý Nhân
Hành Mộc – Tốt
Hiểm Hoạ
Hành Thổ - Xấu
Thiên Tai
Hành Thổ - Xấu
Thiên Tài
Hành Thuỷ - Tốt
Nhân Lộc
Hành Kim – Tốt
Cô Độc
Hành Hoả - Xấu
Thiên Tặc
Hành Hoả - Xấu
Tể Tướng
Hành Thổ - Tốt

Quý vị có thể sử dụng một trong hai loại trên để đo đạc và tính toán. Nếu cẩn thận có thể sử dụng cả hai loại thước trên.
Về tính khoa học của thước Lỗ Ban hiện có rất nhiều cách giải thích khác nhau, có thuyết cho rằng đó là sự trải dài của Bát Quái và việc sử dụng thước tuân theo Bát Quái và Ngũ Hành. Song theo khoa học thì ngay cả trong lòng đất cũng tồn tại những dao động với những tần số khác nhau, nhất là những dao động âm trong lòng đất vồn liên tục tồn tại. Vì vậy, nếu kích thước của nhà ở và các yếu tố trùng với bước sóng thì dễ gây ra cộng hưởng và làm giảm sự bền vững. Có thể, cây thước Lỗ Ban là sản phẩm của sự đúc kết kinh nghiệm trong xây dựng để tránh những sự cộng hưởng hoặc phần bụng sóng dao động mạnh, giảm thiểu được rủi ro, tăng tuổi thọ cho nhà ở và vật dụng.
(theo nicespaces vietnam)