9 thg 4, 2014

Phim "Mùa len trâu"

Chuyện phim dựa trên tác phẩm Mùa len trâu trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, kể về cuộc sống của những người nông dân miền Nam đầu thế kỷ 20. Mỗi khi mùa mưa về, nước tràn ngập mọi nơi, có những người làm nghề "len trâu", đưa trâu đi tìm cỏ để sống qua mùa lũ.

Mùa len trâu đã tham dự gần mười liên hoan phim khu vực và quốc tế và đã dành được những giải thưởng đáng kể...

Giải đặc biệt ở LHP Locarno, Thụy Sĩ
Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago, Mỹ
Giải cao nhất, Grand prix của LHP Amiens, Pháp
Giải đặc biệt của LHP Amazonas, Brasil


7 thg 4, 2014

Bài thuốc trị viêm xoang trong 8 ngày với mướp

ST

Mướp rất lành và trị được nhiều bệnh như mề đay, hen suyễn, bệnh trĩ... trong đó một bài thuốc được nhiều người biết tới là dùng mướp sao khô, tán nhỏ trị viêm xoang.

Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6–8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin. Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.
Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào, những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc, dùng nấu nước uống giúp lợi sữa cho phụ nữ mới sinh, có thể nấu với móng giò lợn để ăn.
- Xơ mướp là vị thuốc lương huyết, hoạt huyết, thông kinh giải độc, giảm đau, cầm máu; dùng chữa chảy máu ruột, băng huyết, lỵ ra máu.
- Trái mướp: Trong trái mướp có chứa nhiều chất nhớt, nó có tác dụng giúp dễ tiêu hóa và kính thích tuyến sữa, tăng cường sự tuần hoàn máu..
- Lá mướp có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, ho gà, trị vết thương chảy máu, trị mụn...
- Hạt có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trị ho nhiều đờm, tiểu khó ...
- Dây có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
- Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Có thể dùng trị chứng viêm xoang mũi, đau lưng.
Dưới đây là công dụng tuyệt vời của quả mướp
Trị viêm xoang
Mướp khô dùng nồi rang teo lại, nghiền nhỏ thành bột mịn, mỗi lần uống 6g, vào buổi sáng sớm khi bụng trống rỗng dùng nước ấm hòa tan uống, uống liên tục 8 ngày.
Trị viêm yết hầu
Mướp mềm rửa sạch xay nhuyễn thành nước, thêm một lượng đường thích hợp, mỗi ngày uống 1 thìa,chia 3 lần uống.
Trị phong hàn ho
Mướp tự phơi khô, nghiền thành bột mịn, trộng với mật ong làm thành viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g.
Trị khuẩn lợi
Gốc, rễ, lá mướp đều được. Rửa sạch xong xay nghiền nhỏ thành nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa.
Tăng tiết sữa
Phương pháp 1: 60g mướp, 1 cái chân giò, nấu chín nhuyễn ăn.
Phương pháp 2: Mướp già 1 quả, sấy khô, nghiền nhỏ, uống với rượu vàng lượng thích hợp, mỗi lần uống 9g.
Trị hen suyễn do dị ứng
Phương pháp 1: Dây mướp rửa sạch xay nghiền thành nước, mỗi lần uống 1 thìa, chia uống 3 lần.
Phương pháp 2: Mướp sống 2 quả, cắt ngắn, cho vào nồi luộc nhừ, lấy ra vắt nước đặc uống, khoảng 150ml, mỗi ngày uống 3 lần.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.
Trị đau nhức thần kinh
Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.
Trị da sưng nhọt
Mướp tươi 1 quả, sau khi xay nhuyễn đắp lên chỗ đau, sau đó dùng vải màn băng lại, mỗi ngày thay 1 lần.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị hói từng vùng
Mướp già chia thành miếng, dùng lực xát lau vào vùng không có tóc, cho tời lúc vùng đó phát nóng là được, mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
Trị mồ hôi chân quá nhiều
Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.

3 thg 4, 2014

Những chú ý khi sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn


ST

TPO - Những năm gần đây, những người có bệnh tim mạch thường mách nhau tìm mua loại thuốc có giá rất đắt (khoảng 1 triệu đồng 1 viên) gọi là “An cung ngưu hoàng hoàn”.

Nghe nói, thuốc này cấp cứu tai biến mạch máu não rất tốt, mỗi gia đình đều cần dự trữ ít nhất một viên phòng khi nguy cấp, ngoài ra thuốc còn có thể dùng để dự phòng tai biến mạch máu não...
Xin cho biết: Khi sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn cần chú ý những vấn đề gì? Thuốc có độc và tác dụng phụ nguy hiểm?
(Câu hỏi của nhiều độc giả)
+ Đáp:
Nhờ có tác dụng nhanh và hiệu quả rõ rệt, “An cung ngưu hoàng hoàn” (ACNHH) đã trở thành một loại thuốc quý của Đông y, dùng để cấp cứu trong các trường hợp bị hôn mê, rối loạn thần chí trong các bệnh sốt cao, viêm não, tai biến mạch máu não ... ACNHH vốn là bài thuốc cổ, do danh y Ngô Cúc Thông, đời Thanh (Trung Quốc) bào chế và được ghi trong sách “Ôn bệnh điều biện”; Thành phần của ACNHH gồm:
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
Ngưu hoàng 30g, uất kim 30g, tê giác 30g, hoàng cầm 30g, hoàng liên 30g, hùng hoàng 30g, sơn chi 30g, chu sa 30g, mai phiến 7g, xạ hương 5g, trân châu 15g. Tất cả tán bột thật mịn, luyện với mật làm viên, mỗi viên 3g, lấy vàng lá làm áo, bao sáp. 
Từ nhiều năm nay, vì tê giác đã trở thành động vật quý hiếm, đưa vào sách đỏ, cấm săn bắt, nên sừng tê giác đã được thay bằng bột sừng trâu cô đặc, mà vẫn có tác dụng tốt như khi dùng tê giác.
Theo Đông y, ACNHH có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh, khai khiếu, hoát đàm (trừ đờm). Chủ trị nhiệt tà nội hãm tâm bào trong ôn nhiệt bệnh, đàm nhiệt nghẽn tắc tâm khiếu, dẫn đến các triệu chứng: sốt cao phiền táo, hôn mê, nói sàm, hoặc lưỡi rụt, tay chân lạnh toát. 
Do tác dụng cấp cứu nhanh và hữu hiệu, từ xưa thuốc đã được xếp hàng đầu trong “Ôn bệnh tam bảo” (3 loại thuốc quý chữa ôn bệnh, bao gồm ACNHH , “Chí bảo đan” và “Tử tuyết đan”).
Trong Đông y, “cung” chỉ “Tâm bào cung”. “Tâm bào” là cơ quan bọc ngoài tâm (tim). Ôn nhiệt tà độc khi xâm phạm vào tâm, trước hết tác động đến tâm bào. ACNHH là thuốc có khả năng giải trừ tình trạng “đàm nhiệt nội hãm tâm bào”, dẫn tới hôn mê, thần minh nhiễu loạn (rối loạn thần kinh trung ương), tê liệt, nói sàm, chân tay quyết lạnh ... Thuốc có tác dụng giải trừ bệnh lý ở tâm bào (an cung) và thành phần quan trọng nhất là “ngưu hoàng”, nên được đặt tên là “An cung ngưu hoàng hoàn”.
Những năm gần đây ACNHH được sử dụng để cấp cứu và điều trị đột quỵ, nhồi máu não rất hiệu quả và nhanh chóng. Nhiều người bị hôn mê, tiên lượng rất xấu, uống ACNHH đã tỉnh lại và sức khỏe dần dần hồi phục. Tuy nhiên, ACNHH không phải là “thần dược chữa đột quỵ” và không thể áp dụng trong tất cả các trường hợp đột quỵ – tai biến mạch máu não. 
Đột quỵ tương ứng với bệnh “Trúng phong” trong Đông y. Trúng phong là bệnh có bệnh cơ và triệu chứng hết sức phức tạp. Căn cứ vào nguyên nhân và chứng trạng cụ thể, Trúng phong được Đông y chia thành những loại hình (thể bệnh) khác nhau; đối với mỗi thể bệnh cần áp dụng những phương pháp, bài thuốc thích hợp, mới có thể mang lại hiệu quả mong muốn. 
Nói cụ thể hơn, trên lâm sàng Trúng phong được phân chia thành hai loại hình (thể bệnh) lớn: Trúng kinh lạc và Trúng tạng phủ. Mỗi thể lớn lại được phân thành một số thể nhỏ. Trúng tạng phủ được chia thành 2 thể nhỏ: “Nhiệt bế” (Dương bế) và “Hàn bế” (Âm bế). Thuốc ACNHH chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp “Nhiệt bế” – Với các triệu chứng chính: Đột nhiên hôn mê bất tỉnh nhân sự, hai hàm răng cắn chặt, miệng mím chặt, hai tay nắm chặt, thân và tứ chi co cứng; Mặt đỏ người nóng, thở thô, miệng hôi, phiền táo , rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền hoạt. 
Nói chung, khi sử dụng ACNHH ít nhất cần chú ý đến bốn vấn đề sau:
1. Chống chỉ định 1: Hôn mê kèm theo các triệu chứng: Mặt trắng bệch, môi tái nhợt, nằm yên bất động, rêu lưỡi trắng nhớt, tay xòe, chân tay lạnh, mồ hôi trán dính như dầu, chất lưỡi trắng nhớt, ... đó là “hàn bế”; không được uống ACNHH mà cần dùng loại thuốc có tính năng “ôn khai”, như “Tô hợp hương hoàn” . ACNHH là bài thuốc được lập ra để chữa trường hợp hôn mê do “nhiệt bế”, nếu sử dụng đối với “hàn bế” sẽ khiến cho bệnh càng thêm trầm trọng..
2- Chống chỉ định 2: Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện triệu chứng sợ rét, chân tay lạnh, sắc diện trắng nhợt, vã mồ hôi lạnh, mạch đập yếu, ... , cần lập tức ngừng sử dụng. Đó là hiện tượng Đông y gọi là từ “bế chứng” chuyển sang “thoát chứng”.

3. Đối với phụ nữ mang thai: Trong thành phần của ACNHH có xạ hương và ngưu hoàng là những vị thuốc dễ gây trụy thai. Do đó, phụ nữ đang mang thai cần rất thận trọng khi sử dụng.
4. Không sử dụng quá liều: Trong thành phần của ACNHH có chu sa và hùng hoàng là hai vị thuốc có tính độc. Chu sa có thành phần chính là sunfua thuỷ ngân thiên nhiên (chứa thuỷ ngân (Hg) 86,2% và sunfua (S) 13,8%); Hùng hoàng có thành phần chủ yếu là asen sunfua (AsS) trong đó asen chiếm chừng 70,1%, sunfua 29%. Do đó không được sử dụng với liều cao hoặc sử dụng dài ngày ACNHH. Người chức năng gan thận không kiện toàn sử dụng càng cần thận trọng.
Lương y Hư Đan Tri Thức Trẻ
An cung ngưu hoàng hoàn là gìAn cung Ngưu hoàng hoàn là thuốc cấp cứu Đông y truyền thống, được dùng cấp cứu và điều trị đột quỵ, nhồi máu não cực kì hiệu quả và nhanh chóng, nhiều người bị hôn mê, nằm viện mấy ngày không tỉnh tiên lượng rất xấu, uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đã tỉnh lại và hồi phục.
Thành phần : Ngưu hoàng , Tê giác (hoặc Thuỷ tê giác),  Trân châu (Ngọc trai), Hoàng liên, Chu sa, Hùng hoàng, hoàng cầm, sơn chi, xạ hương, uất kim.....
 ACNHH là gì?
Là phương thuốc do danh y Ngô Đường, tự Cúc Thông, người đời Thanh (Trung Quốc), đại biểu trọng yếu của học phái ôn bệnh, sáng chế, được ghi trong sách “Ôn bệnh điều biện” nổi tiếng của ông với thành phần gồm: ngưu hoàng 1 lạng, uất kim 1 lạng, tê giác 1 lạng, hoàng cầm 1 lạng, hoàng liên 1 lạng, hùng hoàng 1 lạng, sơn chi 1 lạng, chu sa 1 lạng, mai phiến 2 tiền 5 phân, xạ hương 2 tiền 5 phân, trân châu 5 tiền. Tất cả tán bột thật mịn, dùng mật làm hoàn, mỗi hoàn 1 tiền, lấy vàng lá làm áo, bao sáp.

Công dụng của ACNHH ra sao?
Theo dược học cổ truyền, ACNHH có công dụng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu, dục đàm. Chuyên trị ôn nhiệt bệnh, nhiệt tà nội hãm tâm bào, đàm nhiệt ủng bế tâm khiếu dẫn đến sốt cao phiền táo, thần hôn thiềm ngữ (hôn mê, rối loạn ngôn ngữ) hoặc thiệt kiển chi quyết (lưỡi rụt, tay chân giá lạnh), trúng phong khiếu bế, tiểu nhi kinh quyết thuộc đàm nhiệt nội bế.
Đây là một trong ba phương thuốc lương khai trọng yếu (lương khai tam bảo hay ôn bệnh tam bảo) cùng với chí bảo đan và tử tuyết đan, là một trong những dược vật cấp cứu hữu hiệu của Y học cổ truyền. “Cung” là chỉ tâm bào, tâm bào là cái màng ở ngoài bọc lấy tim; ôn nhiệt độc tà nội hãm, khi xâm phạm vào tâm, trước hết là tác động đến tâm bào. Nếu nhiệt tà quá thịnh sẽ làm nhiễu loạn thần minh mà dẫn đến tình trạng thần hôn thiềm ngữ. ACNHH có đủ khả năng thanh hóa đàm nhiệt nội hãm tâm bào, nhiệt thanh đàm hóa thì tâm thần tất an, vì thế mà gọi là “an cung”.
Trong phương, ngưu hoàng, tê giác và xạ hương có công dụng thanh tâm tả hỏa giải độc, dục đàm khai khiếu, tức phong định kính, là quân dược; hoàng cầm, hoàng liên, sơn chi thanh nhiệt tả hỏa giải độc; uất kim tán tà hỏa; mai phiến phương hương khứ uế, thông khai bế; chu sa, trân châu và vàng lá trấn tâm an thần; mật ong hòa vị điều trung.
Tác dụng dược lý của ACNHH là gì?
Tác dụng trấn tĩnh và chống co giật
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, ACNHH khi cho chuột uống hoặc tiêm vào trong ổ bụng đều làm cho chúng giảm thiểu hoạt động tự chủ, xuất hiện hiện tượng yên tĩnh, làm tăng tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương và kéo dài thời gian gây ngủ của phenobarbital và pentothal. ACNHH còn chống tác dụng hưng phấn và gây co giật của amphetamin và làm giảm thấp tỷ lệ tử vong do thuốc này gây nên.
Tác dụng hồi tỉnh
Khi tiêm vào ổ bụng của chuột bạch 0,8 – 1ml thanh khai chú xạ dịch, một chế phẩm của ACNHH, liên tục trong 5 ngày, nhận thấy hoạt tính của acetylcholin esterase trong nhân lục (locus cerulerus) gia tăng, chứng tỏ hoạt tính của acetylcholin trong nhân lục có thể kích phát hoạt tính của catecholamine trong các neuron, làm hồi phục công năng hướng tâm của cấu trúc lưới trong chất não, từ đó đạt được tác dụng hồi tỉnh. Nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi sự tác động bất lợi của carbon tetrachloride, làm hồi tỉnh hôn mê gan do nhiễm độc.
Tác dụng giải nhiệt
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh ACNHH có tác dụng làm hạ thấp thân nhiệt của thỏ được gây sốt bằng độc tố của vi khuẩn, tác dụng kéo dài từ 5 – 6 giờ, so với nhóm chứng có sự khác biệt rõ rệt. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh tác dụng giải nhiệt của ACNHH trong các trường hợp sốt do tiêm vắc-xin tam liên, thông thường sau khi tiêm vắc-xin chừng 60 phút thân nhiệt tăng cao, dùng ACNHH có thể làm cho thân nhiệt giảm rất nhanh.
Tác dụng chống viêm tiêu thũng
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh tác dụng rõ rệt của ACNHH đối với tình trạng viêm khớp ở chuột. Trên mô hình gây viêm tai chuột bằng dinathylbenzene, ACNHH tỏ ra có tác dụng ức chế rõ rệt quá trình viêm. ACNHH còn có tác dụng kích thích khả năng thực bào của đại thực bào, làm tăng chỉ số và tỷ lệ % thực bào, làm cho đại thực bào to ra và gia tăng số lượng các túi thực bào.
Tác dụng đối với hệ tim mạch
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ACNHH có tác dụng làm hạ huyết áp trên động vật thí nghiệm từ 5,4 – 7,5 kPa. Trên tim thỏ cô lập, ACNHH có khả năng ức chế sức co bóp cơ tim và làm giảm tần số tim. Trên chó gây mê, ACNHH làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp nhưng lưu lượng động mạch vành và sức bóp cơ tim lại gia tăng. Chứng tỏ thuốc có khả năng cải thiện công năng tim. Ngoài ra, ACNHH còn có tác dụng làm giảm lượng oxy tiêu thụ cơ tim, kéo dài thời gian sống của động vật thí nghiệm trong điều kiện thiếu oxy.

Nguyên tắc điều trị đột quị1.        Sử lý cấp cứu càng nhanh càng tốt để ngăn chặn cơn đột quị, Việc cấp cứu sớm có ý nghĩa rất quan trọng, do trong vài giờ đầu mới xảy ra đột quị thường có nhiều biến chứng đe dọa tính mạng BN nhưng có thể phòng ngừa hay điều trị được
2.        An thần: tức là làm giảm hưng phấn các tế bào não, từ đó làm giảm lượng oxy tiêu thụ
3.        Khai khiếu thông mạch: làm cho các mạch máu não thư dãn, dãn ra cục máu đông thoát đi được, có một số bệnh viện trên thế giới dùng biện pháp nong mạch hoặc giải phẫu
4.        Hoạt huyết tiêu ứ: Dùng  thuốc hoạt huyết tiêu ứ để tiêu trừ những huyết khối, những mảng xơ vữa trong cơ thể
 AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN – THẦN DƯỢC CHO NGƯỜI ĐỘT QUỊ!
 An cung Ngưu hoàng hoàn là thuốc cấp cứu Đông y truyền thống, được dùng cấp cứu và điều trị đột quỵ, nhồi máu não cực kì hiệu quả và nhanh chóng, nhiều người bị hôn mê, nằm viện mấy ngày không tỉnh tiên lượng rất xấu, uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đã tỉnh lại và hồi phục.
Thành phần : Ngưu hoàng , Tê giác (hoặc Thuỷ tê giác),  Trân châu (Ngọc trai), Hoàng liên, Chu sa, Hùng hoàng, hoàng cầm, sơn chi, xạ hương, uất kim…..
Trong đó các vị thuốc Tê giác, hoàng cầm, Sơn chi, Hoàng liên  …. thanh nhiệt an thần trấn kinh cực mạnh, làm cho các tế bào não giảm hưng phấn, tiêu thụ oxy ít nhất
Xạ hương có tính chất tuyên thông khai khiếu cực mạnh, làm cho tri giác phục hồi, và có khả năng thông mạch, (chính vì tính chất này nên phụ nữ có thai không được dùng vì sẽ bị sẩy thai)
Chính vì có tính chất như vậy nên bài thuốc này điều trị đột quị (Thể chứng bế, nhồi máu não) cực kì hiệu quả. Các bệnh viện ở Trung quốc đều có loại thuốc này để điều trị đột quị.
Tại sao mỗi gia đình nên có một vài viên An cung  Ngưu Hoàng Hoàn để phòng bị ?
Như trên đã trình bầy, khi đột quị xẩy ra, vấn đề cấp cứu kịp thời cực kì quan trọng, sớm được giờ phút nào hay giờ phút đó. Vì vậy khi tai biến xẩy ra, bạn cần phai cho người bệnh uống thuốc kịp thời để tránh cho tế bào não bị tổn thương  càng ít càng tốt. Cho nên mỗi gia đình cần phải dự trữ ít nhất một viên An cung Ngưu Hoàng hoàn để cấp cứu.
  THÀNH PHẦN AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN.

Thành phần an cung ngưu hoàng hoàn
Bài thuốc An cung ngưu hoàng hoàn: Ngưu hoàng:  40; Uất kim:          40; Hoàng cầm:     40; Hùng hoàng:    40
Băng phiến:     10; Trân châu:       20; Chu sa:            40; Tê giác:           40
Hoàng lien:      40; Sơn chi:           40; Xạ hương:       10;
   Cách dùng:
Tất cả các v ị thuốc tán bột thật mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi viên 4g, mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần. Trẻ em tùy tuổi giảm liều.
   Tác dụng:
Thanh nhiệt giải độc, khu đàm, khai khiếu.
   Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu trị chứng sốt cao hôn mê co giật ( Nhiệt nhập tâm bào), nói sảng, lưỡi đỏ thẫm, mạch “ sác” hoặc trẻ em sốt cao, co giật, trong bài, vị Ngưu hoàng thanh tâm giải độc, hóa đờm, khai khiếu, an thần là chủ dược, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử tả tâm hỏa, thanh nhiệt độc, Hùng hoàng cùng với Ngưu hoàng khu đàm giải độc, Uất kim, Băng phiến phương hương hóa trọc thông khiếu khai bế. Chu sa, Trân châu trấn kinh an thần, các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu đàm khai khiếu, trấn kinh an thần.
   Ứng dụng lâm sàng:
Đây là một bài thuốc chủ yếu để thanh nhiệt khiai khiếu khu đàm, đối với những bệnh nhân nhiễm độc nặng, sốt cao, hôn mê, co giật như: Viêm  màng não, Viêm não, tai biến mạch máu não, Lỵ nhiễm độc, viêm phổi nhiễm độc cũng có tác dụng tốt. Trương hợp chứng “ nhiệt nhập tâm bào”, sốt cao hôn mê co giật thêm hội chứng “dương minh phù chứng” (táo bón bụng đầy trướng) có thể dùng bài này thêm với bột đại hoàng 12g chia 2 lần uống, gọi là bài “ Ngưu hoàng thừa khí thang”.

28 thg 3, 2014

Bài thuốc dân gian chữa bệnh chàm tổ đỉa

Bài thuốc dân gian chữa bệnh chàm tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu...
Người bệnh có cảm giác đau, nóng ở bàn tay, bàn chân trước khi xuất hiện đột ngột các mụn nước trong, kết tụ với nhau, giống như hạt trân châu, không có ban đỏ, cảm giác ngứa dữ dội. Do ngứa gãi, chà xát nhiều và điều trị không đúng làm bội nhiễm vi khuẩn gây chàm hóa. Bệnh thường hay tái phát, cứ mỗi đợt, các mụn nước khô đi và bong vảy da làm bàn tay, bàn chân sần sùi có các lỗ sâu nông khác nhau - tổ đỉa. Nếu bội nhiễm vi khuẩn gây các mụn mủ, vẩy tiết, nặng hơn có thể viêm mô tế bào, viêm hạch bạch huyết... Theo Đông y, bệnh tổ đỉa ở bàn tay gọi là nga trưởng phong; ở bàn chân gọi là thấp cước khí. Nguyên nhân do phong, thấp, nhiệt tà hoặc độc tà kết lại ở bì phu bàn chân, bàn tay làm ảnh hưởng đến vận hóa của khí huyết, làm bì phu tấu lý không được nuôi dưỡng nên bị khô, tróc da. Thấp nhiệt với phong tích tụ sinh mụn nước, thấp nhiệt tà lâu ngày hóa nùng làm da có mủ, sưng loét; độc tà hóa táo sinh phong nên ngứa.
Sau đây là một số bài thuốc trị theo vị trí bệnh.
Nga trưởng phong
Bệnh ở lòng bàn tay. Phương pháp chữa: Khu phong, thanh nhiệt. Dùng các bài sau:
Bài thuốc uống:
Bài 1: ké đầu ngựa 16g, cỏ nhọ nồi 16g, ý dĩ 16g, kinh giới 16g, ích mẫu 16g, hoàng bá 12g, sinh địa 16g, tỳ giải 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Kinh giới
Kinh giới
Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: sinh địa 16g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, kinh giới 16g, liên kiều 12g, hoàng bá 12g, thương truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Thuốc dùng tại chỗ:
cây mỏ quạ
cây mỏ quạ
Bài 1: Cao chiết từ cây mỏ quạ. Bôi ngày 2 lần.
Tô mộc
Tô mộc
Bài 2: nước tô mộc hoặc nước lá móng tay sắc đặc ngâm hàng ngày.
Có thể dùng các bài thuốc ngâm rửa trong phần “thấp cước khí”.
Bài 3: thanh đại, phèn phi, ô tặc cốt, bằng sa, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột, rắc vào vết thương sau khi rửa sạch bằng nước tô mộc.
Tổ đỉa ở lòng bàn tay
Tổ đỉa ở lòng bàn tay
Bài 4: thương nhĩ 12g, phù bình 12g, thương truật 12g, khổ sâm 12g, hoàng cầm 12g, hương phụ 10g. Sắc ngâm rửa hàng ngày. Dùng khi nhiều mụn nước.
Bài 5: bán chi liên 60g sắc, ngâm ấm 15 phút. Dùng khi bị loét đỏ.
Thấp cước khí
Bệnh thường ở lòng bàn chân. Phương pháp chữa: thanh nhiệt trừ thấp, khu phong. Dùng các bài sau:
Tổ đỉa ở bàn chân
Tổ đỉa ở bàn chân
Bài thuốc uống:
Bài 1: kim ngân 12g, ké đầu ngựa 16g, ý dĩ 16g, thổ phục 20g, tỳ giải 12g, sinh địa 16g, kinh giới 12g, hy thiêm 16g, cam thảo đất 12g, cây cứt lợn 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Bài 2: Thương linh phức phương gia giảm: ké đầu ngựa 16g, thổ phục 40g, ý dĩ 16g, tỳ giải 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Thuốc dùng tại chỗ: Dùng bài 3, 4, 5 như phần nga trưởng phong.
BS. Tiểu Lan

 

 

BỆNH TỔ ĐỈA NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ






Tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón, Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau

BỆNH TỔ ĐỈA NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Triệu chứng bệnh tổ đỉa



Nguyên nhân bệnh rất đa dạng và phức tạp, một số yếu tố liên quan như dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng dầu, xà phòng, xi măng, do nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đỉa nung mủ; do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân; do thay đổi thời tiết theo mùa, do ảnh hưởng của ánh sáng và nóng ẩm.




Biểu hiện bệnh tổ đỉa



Bệnh biểu hiện với sang thương là mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở mé bên của ngón tay, lòng bàn tay, mặt trên - mặt bên và mặt dưới ngón chân, lòng bàn chân. Bệnh không bao giờ vượt lên mé trên cổ tay và cổ chân. Mụn nước ăn sâu vào thượng bì làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hay xếp thành chùm, sờ vào mụn nước thấy chắc, cảm giác như có một hạt gì nằm xen trong da, kích thước khoảng 1 - 2mm, có thể trở thành bóng nước nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân. Các mụn nước thường xẹp đi và teo đét chứ không tự vỡ, thường có màu hơi ngà vàng, khi bong ra để lộ một nền da hồng, hình đa cung hoặc tròn, có viền vảy xung quanh. Kèm theo rất ngứa, càng gãi càng ngứa, bệnh thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, tróc vảy rồi lành và bệnh hay tái phát.

Triệu chứng



- Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn.



- Vị trí: 90% là gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.



- Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da.



- Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt.



Bệnh tổ đỉa được các thày thuốc ngoài da coi như một loại chàm (eczema). Nhưng khác eczema, tổ đỉa chỉ nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ria ngón tay chân, còn eczema thì có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da. Mặt khác, mụn nước tổ đỉa thường to, sâu, chắc, khó vỡ hơn mụn nước eczema.



Cũng như eczema, tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.




Nguyên nhân gây bệnh



Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:



- Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng, dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông thơm, xà phòng giặt, chất tẩy rửa, dầu thơm, xi măng, vôi v.v...



- Do nhiễm khuẩn trong khi làm việc, tiếp xúc với đất, nước bẩn.



- Dị ứng với nấm kẽ chân.



- Do tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm.



Những yếu tố sau đây có thể thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn:



• Yếu tố tại chỗ: chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều…



• Yếu tố trong không khí: khói thuốc, lông chó mèo, đất bùn, mạt bụi nhà…



• Nhiễm trùng (tụ cầu vàng)



• Thức ăn: hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men, tinh bột…

Điều trị



Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên.



Cũng như đối với eczema, điều trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng trường hợp, thày thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp ( vitamin PP, C, B6 ).



- Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi,làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.



- Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.



- Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân

Điều trị tại chỗ



- Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000có màu hồng.



- Chấm thuốc BSI 1% - 3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần.



- Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine.



- Chiếu tia tử ngoại (Ultra violet) tại chỗ.

Điều trị toàn thân



- Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine…



- Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.


- Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.

Kinh nghiệm chữa ho.

ST
Ai đã từng đau khổ vì BỊNH HO... ho liên tu bất tận, ho đến muốn ngộp thở luôn; ho ran cả ngực, rát cổ họng, cái đầu như sắp bị nứt ra vậy !!! Có nhiều toa thuốc Nam chung qui về các món như chanh muối, mật ong và rượu mạnh.

NHƯNG CÓ MỘT MÓN THUỐC TRỊ HO THẬT ĐƠN GIẢN và CÓ HIỆU LỰC THẬT NHANH CHÓNG.

1- Bốc chừng một nắm lá mơ (thường gọi là lá mơ lông, lá mơ tam thể)


2- Giã nát lá mơ trong một cái cối, giã cho nát bấy ra. Sau đó vắt lấy nước cốt, đựng trong một cái chén nhỏ, độ chừng 30 ml thôi 


3- Lấy một muỗng cà phê MẬT ONG, hòa tan vào 30 ml nước cốt lá 


4- Đem chén nước mơ và mật ong để trong Microwave, bấm chừng 15 giây (15") 


Đem ra thấy ấm ấm và quậy cho mật ong thật hòa tan vào nước mơ. 

Uống từ từ cho hết, để cho thuốc thắm vào cổ họng, chừng 1 hay 2 phút sau rồi sẽ uống 1 ngụm nước tráng miệng thôi. Thuốc có mùi nồng nồng. Chỉ uống 1 lần trước khi đi ngủ và sáng hôm sau là sẽ thấy không còn ho nữa.

PS. Khi ho kèm theo sốt bạn cần gặp bác sỹ. Nhất là ho lâu ngày không thấy đỡ. 

21 thg 3, 2014

Bài thuốc đông y chữa bệnh vẩy nến hiệu quả tốt nhất



Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Bệnh mang tính di truyền, không nguy hại đến tính mạng, không lây nhưng thường kéo dài, tái phát, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Để giúp bạn đọc có thêm kiến thức về bệnh vẩy nến và cách thức điều trị bệnh hiệu quả nhất, chúng tôi đã có dịp trao đổi với Thạc sĩ - bác sĩ Vũ Hồng Hạnh, trưởng ban chủ nhiệm nghiên cứu các bệnh về da liễu của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam.

Chuyên đề đi tìm phương pháp chữa bệnh vẩy nến

PV: Chào bác sĩ Vũ Hồng Hạnh, xin bác sĩ cho chúng tôi và độc giả biết thông tin về bệnh vẩy nến và nguyên nhân gây bệnh?

Ths Vũ Hồng Hạnh: Theo Đông y, bệnh vảy nến gọi là tùng bì tiễn, là bệnh ngoài da mạn tính, hay tái phát. Thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến là đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc nhiều. Nền đỏ này thường có vảy trắng, xám phủ lên trên, phải cạo hết lớp vảy này mới thấy rõ. Bệnh hay phát vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài của tay, chân; nặng thì phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp tay chân.

Nguyên nhân của bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo không nuôi dưỡng được da nên nảy sinh vảy nến.

PV: Với kinh nghiệm nghiên cứu và chữa bệnh của mình, xin bác sĩ cho biết các phương pháp điều trị vẩy nến hiện nay.

Ths Vũ Hồng Hạnh: Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, bệnh nhân bị vẩy nến nên chú ý lựa chọn cho mình một phương pháp trị bệnh an toàn và hiệu quả.

Phương pháp Tây y, thường sử dụng thuốc điều trị tại chỗ như Corticoisteroid, Ciclosporin, Calcipotriene, Anthralin… thuốc dễ sử dụng, có tác dụng nhanh, dung nạp tốt nhưng thuốc lại có một số tác dụng phụ như teo da, giãn mạch, ức chế thượng thận, dễ tái phát, có thể gây kích ứng da, tăng canxi máu, nhuộm màu da, kích ứng da,…

Phương pháp quang trị liệu: Sử dụng tia UVB (Goeckerman), PUVA chiếu vào vùng da bị tổn thương. Phương pháp này có tác dụng khỏi bệnh nhanh, kéo dài, tỉ lệ sạch thương tổn cao. Tuy nhiên, thuốc này có tác dụng phụ như: tổn thương da do ánh sáng, phát ban ánh sáng đa dạng, tăng nguy cơ lão hóa và ung thư da.

Phương pháp Đông y điều trị vẩy nến cũng có hiệu quả không kém gì phương pháp Tây y. Thậm chí phương pháp này còn có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với phương pháp khác. Thành phần thuốc Đông y điều trị bệnh vẩy nến là những dược liệu tự nhiên nên rất lành tính, an toàn, không có tác dụng phụ. Điều trị bằng Đông y có thể điều trị được tận gốc của bệnh, ngăn ngừa tái phát.

PV: Theo như bác sĩ nói thì phương pháp Đông y là phương pháp điều trị bệnh vẩy nến mang lại hiệu quả, tốt nhất hiện nay. Vậy bác sĩ có thể nói cụ thể hơn về bài thuốc mà trung tâm đang sử dụng để điều trị cho bệnh nhân vẩy nến hiện nay?

Ths Vũ Hồng Hạnh: Hiện tại, trung tâm chúng tôi đang sử dụng “bài thuốc Đông y đặc trị bệnh vẩy nến, viêm da”. Bài thuốc này là kết quả của sự chuyển giao từ những bài thuốc quý của dân tộc Việt. Thành phần của thuốc bao gồm: hoàng kỳ, quế chi, qương qui, phòng phong, liên kiều, cam thảo, sinh địa, thổ phục, khương hoạt, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, thăng ma, chích thảo, địa phu tử…

Bài thuốc điều trị theo phương thức kết hợp nội trừ, ngoại tiêu. Thuốc có dạng uống điều trị tận gốc phát sinh của bệnh từ bên trong cơ thể và cao bôi ngoài nhằm điều trị các vết thương bôi ngoài da. Phương pháp điều trị chặt chẽ này nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

PV: Thưa bác sĩ, việc điều trị bệnh vẩy nến không hề đơn giản vì bệnh rất dễ tái phát. Vậy chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh không thưa bác sĩ?

Ths Vũ Hồng Hạnh: Đúng như chị nói, chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến của bệnh nên người bệnh cần có kế hoạch ăn uống, sinh hoạt hợp lý để điều trị bệnh triệt để và tránh tái phát.

Bệnh nhân nên tránh các thức ăn như: Họ cam quýt (cả trái cây lẫn nước ép), đường (cả đường tinh luyện lẫn tự nhiên), thực chiên xào lẫn chế biến sẵn như thịt hộp, thịt nguội, thức ăn nhiều gia vị, hạt tiêu…

Ngược lại những thức ăn giàu kẽm, omega 3 (cá thu, cá mòi, hạt hướng dương, hạnh nhân…), ngũ cốc, lúa mì, rau xanh, đậu lăng… lại rất tốt cho bệnh nhân vảy nến.

Bên cạnh đó bệnh nhân cần uống đủ 2,5 lít đến 3 lít nước một ngày, tinh thần thỏa mái, ngủ ít nhất một ngày 7 tiếng…

PV: Vâng, xin cảm ơn bác sĩ đã tham gia buổi phỏng vấn của chúng tôi. Kính chúc bác sĩ sức khỏe và thành công trong sự nghiệp, chúc trung tâm ngày càng phát triển vững mạnh.

Trong thời gian qua Ban biên tập Cổng thông tin khoa học bệnh vẩy nến, á sừng nhận được rất nhiều câu hỏi về bài thuốc chữa bệnh vảy nến á sừng của Trung tâm thừa kế và phát triển đông y Việt Nam. Để bạn đọc có thể hiểu thêm về bài thuốc. Ban biên tập đã liên lạc và được Trung tâm, trung tâm đã đồng ý cung cấp số điện thoại tư vấn điều trị bệnh vẩy nến á sừng bằng bài thuốc của trung tâm.


Hotline: 0974013296 - (04)62 941 458
Website: http://www.trungtamduoclieu.com/
Email: benhdaday.thuocdantoc@gmail.com
Địa chỉ: Số 3/25 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội

20 thg 3, 2014

Thuốc nam trị lở ngứa


Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số phương tiêu biểu để tham khảo và có thể áp dụng trị bệnh lở ngứa.
Thuốc nam trị lở ngứa
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số phương tiêu biểu để tham khảo và có thể áp dụng trị bệnh lở ngứa.
Cây sài đất
Cây sài đất.
Phương thuốc chữa lở ngứa người lớn: vỏ cây gạo có gai thái tươi phơi khô 40g, ké đầu ngựa sao vàng 20g, dây vảy ốc leo thái tươi phơi khô 20g, cỏ chỉ thiên 16g, cỏ nhọ nồi 16g, dây kim ngân 12g, ô rô nước 8g cho cùng vào sắc uống 3 lần trong ngày.

Gia giảm: Nếu da nơi lở ngứa khô, không mồ hôi, gia hương nhu, hoa kinh giới, trắc bách diệp, bỏ kim ngân và nhọ nồi trong phương trên.

Nơi lở ngứa chảy nước vàng, gia sài đất.

Đái dắt nước vàng nóng, tức bọng đái, gia thổ phục linh, lá cối xay nhưng lại bỏ kim ngân, nhọ nồi trong phương trên.

Phụ nữ ra khí hư, gia lá bạc thau, vòi voi, sài đất, bỏ kim ngân, nhọ nồi.

Người gầy yếu, bỏ kim ngân, nhọ nồi, gia lá sung, lá tiết dê, dây chiều, xích đồng nam, dây tơ hồng xanh.

Phụ nữ sau sinh đẻ bị lở ngứa, ăn yếu, chậm tiêu, sữa ít, chân tay tê mỏi, bỏ kim ngân, nhọ nồi, gia lá sung, lá mít, nàng nàng, cây cà gai, dây chiều, hương phụ chế.

Trị lở ngứa trẻ em: ké đầu ngựa 20g, vỏ gạo gai 20g, dây kim ngân 12g, dây vảy ốc 12g, sài đất 12g, dây và lá bạc thau 8g. Sắc uống đặc ngày 1 thang chia 3 lần, mỗi lần uống có thể thêm đường cho dễ uống hoặc cho vào 7 - 8 khẩu mía. Nếu trẻ nào kèm ho gà, gia vỏ quýt lâu năm, lá chanh, cà gai leo.

Kết hợp: Kiêng dùng xà phòng khi tắm, đun nước sôi để nguội tắm. Có thể cho lá sòi và củ dáy dại đun sôi kỹ chắt lấy nước tắm, không pha nước lã hoặc bất cứ nước gì.

Cần ăn kiêng các thức như tôm, cua, nhộng tằm, ớt, chuối tiêu, thịt gà, thịt chó.
BS. Hoàng Xuân Đại
Theo Sức khỏe & đời sống

Bài thuốc dân gian trị ngứa


Cây đậu săng (đậu chiều, đậu cọc rào).
Cây đậu săng (đậu chiều, đậu cọc rào).

Ngứa là một chứng phổ biến, hay gặp nhiều trong mùa nắng nóng. Dân ta thường xếp ngứa là một trong hai cực hình khó chịu bậc nhất: “đau đẻ, ngứa ghẻ”. Nó bắt phải “sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn” mọi lúc mọi nơi, không chỉ khó chịu mà nhiều khi rất… bất lịch sự.

Trên thực tế, ngứa không chỉ do ghẻ và các ký sinh trùng gây bệnh ngoài da, mà còn do nhiều bệnh khác dẫn tới như: ung thư, đái tháo đường, bệnh gan mật, bệnh thận, rối loạn chức năng thần kinh, dị ứng… Nếu để kéo dài, chứng ngứa sẽ làm cho người bệnh luôn ở trạng thái căng thẳng, cáu gắt, bực bội triền miên, từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến tâm thần, làm giảm sút năng suất, chất lượng công tác, học tập.

Để giải quyết chữa trị một số chứng ngứa thông thường, xin giới thiệu một bài thuốc Nam tâm đắc gồm 7 vị, có thể tìm thấy dễ dàng ở mọi miền trên nước ta. Đó là: Rau má, chó đẻ, cỏ sữa nhỏ lá, đậu săng (mỗi thứ một nắm, khoảng 60g tươi hoặc 30g khô), khoai lang (một củ), đường bát (đường đen xứ Quảng) 1/4  tán, gan heo tươi (1 lạng). Tất cả rửa sạch cho vào ấm sắc thuốc, đổ 2 lít nước, sắc còn 1 lít, chia uống 3 lần trong ngày. Không để qua ngày vì dễ thiu. Có thể tóm tắt như sau:

Rau má, cỏ sữa, khoai lang
Đậu săng, chó đẻ, miếng gan, cục đường.
Chớ chê vị thuốc tầm thường
Bách phương chữa ngứa, chẳng nhường thua ai.

Trong bài thuốc này, gan heo, đường đen, khoai lang là các vị thuốc bổ huyết, bổ tỳ vị (tỳ sinh huyết). Riêng khoai lang còn có tác dụng nhuận trường. Còn các vị rau má, chó đẻ, cỏ sữa (nếu không có loại nhỏ lá có thế thay bằng cỏ sữa lớn lá), đậu săng là thuốc thanh nhiệt tiêu độc.

Tôi đã ứng dụng điều trị bằng cách kê đơn và hướng dẫn người bệnh tự tìm thuốc trong nguồn thuốc Nam hoang dã, hầu như không tốn kém. Theo dõi kết quả, nhận thấy bài thuốc rất thích ứng các chứng ngứa ngoài da mà mắt thường không thấy gì đặc biệt (trừ những tổn thương do gãi). Thường chỉ dùng từ 1 đến 3 thang là có kết quả. Sau đó có thể dùng thêm vài ba ngày nữa (liều lượng giảm 1/2 ) để phòng tái phát.

Đối với các bệnh ngoài da như ghẻ, nấm (có tổn thương da mà mắt nhìn thấy được như nốt ngứa, luống ghẻ...) mà cơ địa người bệnh nóng nhiệt có thể dùng bài này uống trong kèm với thuốc bôi ngoài đặc trị theo từng loại bệnh thì kết quả càng nhanh. Đối với các bệnh khác dẫn đến chứng ngứa cần điều trị bệnh gốc đồng thời có thể kết hợp bài này để giảm ngứa. Nhưng lưu ý, người bệnh có triệu chứng hàn (như sợ lạnh, ăn kém, ỉa chảy lỏng kéo dài...) thì không được dùng bài này.

Xin nói thêm, đây là bài thuốc lưu truyền trong dân gian, do Lương y Lâm Quang Thành ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang trực truyền cho tôi cách đây vài chục năm. Tôi đã để tâm truy tìm nguồn gốc bài thuốc, nhưng trong tất cả các sách thuốc Nam cổ điển và hiện đại mà chúng tôi đang có chưa thấy ở đâu ghi bài thuốc này. Căn cứ vào vị thuốc “đường bát”, rất có thể đây là bài thuốc có xuất xứ từ quê hương Quảng Nam-Đà Nẵng.  
Lương y PHAN CÔNG TUẤN

15 thg 3, 2014

Bài thuốc chữa bệnh gut của người Tày

- Người dân tộc Tày chữa bệnh gút bằng bài thuốc dân gian rất hiệu quả mà lại không tốn nhiều tiền. Tôi đưa lên đây mong được chia sẻ với nhiều người đang phải chịu đau đớn về căn bệnh này. Nguyên liệu của bài thuốc là: 
Hạt đậu xanh. 
Theo Đông Y :- Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt… 
Bài thuốc rất đơn giản: Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát (bát ăn cơm) thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. 
Nếu đau có thể dùng thêm bài thuốc đắp ngoài da:
Hành ta (3 củ), lá Ngải (một nắm), nước Gừng tươi. – Giã đắp vào chỗ đau.( Mỗi ngày thay một lần). 
Có thể uống kết hợp rượu ngâm mật gấu rừng ( mật gấu nuôi không có tác dụng chữa bệnh) hoặc cây mật gấu vào buổi tối ( mỗi ngày một ly nhỏ). 
Lưu ý: 
- Không dùng thuốc gì kết hợp vì đậu xanh làm giã thuốc, thuốc không có tác dụng. 
- Uống nhiều nước trong ngày. 
- Kiêng : Nội tạng động vật, hải sản, thịt chó, nước chè, các chất khó tiêu, các chất kích thích mạnh, cay, nóng. 
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả. 
Bài thuốc món ăn trên tôi đã chia sẻ với rất nhiều người và đều có kết quả tốt. Giờ có thể ăn uống thoải mái mà không phải kiêng khem gì. 
Cháo đậu xanh là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Vậy thiết nghĩ chúng ta không có bệnh nhưng cũng nên ăn thường xuyên để bồi bổ cơ thể và giải độc trong người. Phụ nữ thường xuyên ăn cháo đậu xanh da sẽ rất đẹp. (Mấy lời ngắn ngủi không thể dãi tỏ hết tấm lòng. Mong cho mọi người ai có bệnh thì chữa khỏi bệnh, ai không có bệnh thì thêm sức khỏe và luôn trẻ đẹp. 
Những ai đọc được bài này dẫu thân không bệnh tật cũng nên chia sẻ cho nhiều người được biết. Vì sức khỏe cộng đồng. ) 
MA ĐÌNH TÚ (A TÚ) (vietinfo.eu)

Bài thuốc trị Bệnh Gout ( Thống Phong )
( Ngón chân cái sẻ bị sưng )

1- Hoàng kỳ 15 gram
2- Phòng kỳ 15 gram
3 Ý dỉ nhân 30 gram
4- Phục Linh 12 gram
5- Chế xuyên ô 8 gram
6- Chế thảo ô 8 gram
7- Quế chi 10 gram
8- Phòng phong 12 gram
9- Đương qui 12 gram
10- Bạch truật 10 gram
11- Khương Hoạt 10 gram
12- Độc Hoạt 10 gram
13- Tần giao 12 gram
14- Kê huyết đằng 20 gram
15- Uy linh tiên 12 gram

Nấu với 3 chén nước , còn 8 phân , 1 ngày 1 thang liên tục 3 đến 4 tuần

• Nếu khớp sưng đỏ bỏ vị Quế Chi và bổ xung 4 vị sau đây
• Hải đồng bì 30 gram
• Tri mẫu 10 gram
• Cát căn 10 gram
• Tang chi 30 gramVừa uống thuốc vừa kiên ăn trong vòng 1 năm bệnh sẻ vứt căn
Từ Đạt

13 thg 3, 2014

Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga


Laura Kasperzak, một tín đồ của Yoga, nổi tiếng trên internet nhờ trang instagram ghi lại những bức ảnh tuyệt đẹp của mình và hai con nhỏ trong những tư thế cực kỳ phức tạp.
Tuy đã 36 tuổi và có 2 con nhưng Laura Kasperzak vẫn thon gọn và dẻo dai không ngờ. Laura đã tập yoga được 17 năm. Hiện cô đang dạy ở một số lớp yoga và là thành viên tích cực của các hội thảo về yoga trong khu vực New Jersey.
Trong những bức ảnh chụp trên instagram của mình, những bức ảnh của Laura chụp cùng cô con gái 4 tuổi đang bắt chước những động tác của mẹ được yêu thích hơn cả.
Laura chia sẻ: "Tôi không ép các con tôi tập yoga, niềm đam mê đến với chúng khi được nhìn mẹ luyện tập hàng ngày". Mỗi ngày, 3 mẹ con bỏ ra 15-20 phút để tập yoga cùng nhau. Cô con gái đang ở độ tuổi mẫu giáo của Laura rất thích được anh trai chụp cho những bức ảnh khi tập cùng mẹ. 
Laura đã tập yoga được 17 năm. Hiện cô đang dạy ở một số lớp yoga và là thành viên tích cực của các hội thảo về yoga trong khu vực New Jersey.
Khi được hỏi về cách để có dáng người đẹp như chưa từng sinh con, Laura cười vui vẻ: "Tất cả chỉ là yoga. Tôi tập yoga trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi trải qua hai lần sinh thường. Cho đến bây giờ tôi nhận thấy yoga có một sức mạnh rất lớn, nó không chỉ giữ dáng và còn giúp bạn cực kỳ khỏe mạnh. Có thể bạn không tin nhưng bản thân tôi cũng như lũ nhóc rất ít khi bị ốm đau".
Laura là một minh chứng tuyệt vời cho tác dụng của yoga trong việc giảm cân, giữ dáng và duy trì một nhan sắc tươi trẻ. Ở Việt Nam, nữ ca sĩ Hà Hồ cũng là một bà mẹ xinh đẹp nổi tiếng nhờ chăm chỉ luyện tập yoga.
Cùng ngắm những bức hình tuyệt đẹp của bà mẹ yoga này!
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 1
Những hình ảnh Laura chụp cùng con khi đăng tải trên Instagram được rất nhiều người yêu thích. 
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 2
Cô bé 4 tuổi đã nảy sinh niềm đam mê với yoga từ những lần xem mẹ tập luyện. 
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 3
Một bức ảnh tuyệt vời của hai mẹ con.
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 4
Tình yêu yoga đã gắn kết mọi thành viên trong gia đình Laura với nhau. 
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 5
Trong thời kỳ mang thai và ngay sau khi sinh, Laura vẫn miệt mài luyện tập yoga mỗi ngày.
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 6
Laura và chồng trong một bức ảnh kỉ niệm ngày Valentine.
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 7
Con trai cô cũng rất mê bộ môn yoga. 
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 8
Laura đã biến yoga thành một thứ nghệ thuật tuyệt đẹp.
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 9
Laura cho biết: "Có lúc con bé không tập cùng mẹ, nó tinh nghịch trèo lên người mẹ chơi khi thấy mẹ giữ nguyên một tư thế nào đó trong thời gian dài".
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 10
Cô bé rất thích được anh trai chụp ảnh cho khi đang tập yoga cùng mẹ.
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 11
Con gái Laura mới thực hiện được động tác chổng ngược đầu cách đây không lâu. 
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 12
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 13
Kể cả trong những ngày giá lạnh, Laura vẫn không từ bỏ việc luyện tập của mình. Cô cho biết: "Tập luyện sẽ giúp bạn quên đi cái lạnh".
Mẹ 2 con dáng đẹp hơn mẫu nhờ yoga - 14
Khoảnh khắc tuyệt vời của ba mẹ con do ông xã Laura chụp lại. 

C.Bon/dailymail (Khampha.vn)

Tại sao nên uống cà-phê?

Tại sao nên uống cà-phê?
heartcoffee
Ngày nay các nh à nghiên cứu tin rằng c à-phê đem lại nhiều lợi ích hơn là gây hại cho sức khỏe. Mặc dầu chất caffeine trong cà-phê có thể làm một số người bị hồi hộp hay mất ngủ, nhưng các tích chất đặc trưng của cà-phê—như là chứa nhiều chất chống oxi-hóa mạnh nhiều hơn cả các nguồn thực phẩm khác tại Hoa kỳ kể cả trái cây và rau---có thể giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Tuy vậy, thep bác sĩ Beth Reardon, giám dốc đặc trách dinh dưỡng cho Duke Integrative Medicine, thì chúng ta cần lựa chọn loại cà-phê hữu cơ ( organic coffee) vì cà-phê là một trong những thứ cây trồng được phun nhiều hóa chất nhất.
Dưới đây là năm lý do tại sao chúng ta nên uống cà-phê
1. Cà-phê cắt giảm rủi ro bị bệnh tiểu đường loại 2
 
Nhiều nghiên cứu cho thấy càng uống nhiều cà-phê thì nguy cơ bị tiểu đường loại 2 càng gi ảm. Chẵng hạn như theo một nghiên cứu thực hiện bởi Đại học UCLA Schools of Public Health and Medicine vào năm 2011 thì những phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh uống ít nhất bốn tách cà-phê mỗi ngày có rủi ro bị bệnh tiểu đường loại 2 giảm gần phân nửa so với những phụ nữ không uống cà phê.
Trong thực tế,  báo cáo  đăng trên tạp chí Archives of Internal Medicine vào năm 2009  -- về một cuộc phân tích sâu rộng 18 công trình nghiên cứu khác nhau thực hiện tại Úc  về sự liên quan giữa cà phê và bệnh tiểu đường--  đã cho biết là mỗi tách cà-phê uống thêm có thể giảm được 7 phần trăm rủi ro bị tiểu đường loại 2
Giải thích
Cà-phê được cho là cải thiện khả  năng dung nạp của cơ thể  ( body’s tolerance) đối với glucoz  qua việc tăng nhanh sựchuyển hóa (metabolism) và cải thiện sự dung nạp insulin ( insulin tolerance).
Các nhà khảo cứu thuộc Đại học UCLA đã phát hiện một cơ chế phân tử khả dĩ giải thích điều này. Cà-phê  khi được uống vào làm tăng trong máu chất protein tên gọi là SHBG ( sex hormone-binding globulin). Chất này được cho là có tính chất bảo vệ chống tiểu đường loại 2 cho những người có một loại đột biến di truyền nhất định [ Cà-phê đã khử caffeine -decaf  coffee--không có tác dụng này]
Dĩ nhi ên những ai đã có những dấu hiệu cũa tiền tiểu đường( prediabetes) cần tránh ăn đô-nớt khi uống cà phê
2. Cà phê có thể chống lại tổn thương tế bào do ung thư gây ra
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy cà-phê có tính chất bảo vệ chống lại một số ung thư nhất định qua việc tăng cường sửa chữa DNA
Một trong những bằng chứng vững chắc nhất  có liên quan tới tổn thương gan và ung thư gan mà mỗi năm hơn 18,000 người dân Mỹ vướng mắc phải.  Nhiều nghi ên cứu đã cho thấy mối liên quan đảo nghich  giữa việc uống cà-phê và rủi ro bị ung thư gan, trong đó có một phân tích chín công trình nghiên cứu khác nhau vào năm 2007
Các nhà khảo cứu về phòng chống ung thư đã phát hiện lợi ích tương tự của việc uống cà phê đối với những dạng ung thư khác. Tỉ dụ vào năm 2011 một nhóm nghiên cứu thuộc Đại  học Harvard cho biết là những phụ nữ uống nhiều tách cà phê mổi ngày ( cà-ph ê có hay không có caffeine) đều có rủi ro bị ung thư màng trong tử cung giảm. Một nghiên cứu khác cũng tại Harvard vào năm 2011 đã phát hiện là những đàn ông uống sáu tách cà- phê mổi ngày có rủi ro bị ung thư tuyến tụy “không thễ cứu chữa” thấp hơn 60 phần trăm so với những người không uống cà-phê, và rủi ro bị các loại ung thư tuyến tụy khác cũng thấp hơn 20 phần trăm
Còn có những nghi ên cứu khác cho thấy có sư liên quan giữa việc uống cà-phê và sự giảm  rủi ro bị ung thư kết tràng, ung thư trực tràng, ung thư đường miệng và ung thư thực quản
Giải thích  Cà-phê chứa cả trăm hợp chất hóa học—trong số đó có những chất chống oxi- hóa và chống viêm có khả  năng giảm bớt các “chất đánh dấu” (markers) cho quá trình gây tổn thương của  viêm. Chất chống oxi- hóa có hoạt tính cao--như methylpyridinium chẳng hạn -- hầu như chỉ thấy có trong cà-phê ( cà-phê có hay không có caffeine) nhờ vào quá trình rang hạt cà phê. Cà -phê expresso chứa chất chống oxi hóa này nhiều hơn  cả phê rangvừa phải  từ hai tới ba lần  
3. Cả-phê có thề giảm rủi ro bị sa sút trí tuệ.
Trong một nghiên cứu -- theo dõi việc uống cà-phê của một nhóm 1,400 người trung niên tuổi trung là 21 tại Thuy điển và Phần lan-- các nhà khảo cứu đã phát hiện là những người uống từ ba tới năm tách cà phê mỗi ngày có rủi ro bị sa sút trí tuệ (dementia) giảm 65 phần trăm so với nhóm người chỉ uống hai tách cà phê hoặc ít hơn mỗi ngày.
Giải thích
Các nhà khảo cứu cho rằng các tính chất chống oxi-hóa của cà phê có thể giảm bớt những dạng sa sút trí tuệ do mạch máu (vascular dementia hay post stroke dementia) Tưởng nên nhớ là cà- phê có khả năng bảo vệ chống bệnh  tiểu đường loại 2, một bệnh  mạn tính làm tăng rủi ro bị sa sút trí tuệ
Nghiên cứu trên động vật cũng phát hiện là caffeine trong cà-phê có thể cải thiện hiệu quả của rào càn máu-não (blood-brain barrier) giúp ngăn chặn các tác dụng tiêu cực của cholesterol lên trên chức năng nhận thức. Khi thêm caffeine vào nước uống của chuột người đã thấy chức năng nhận thức của chuột được cải thiện và số lượng amyloid protein bất bình thuờng ( có liên quan tới bệnh Alzheimer) trong não chuột giảm phân nửa.
Cũng còn có khả năng đơn giản là cà phê giúp người uống có thêm năng lực và di động nhiều hơn, do đó theo các nhà khảo cứu tập thể dục cũng có khả năng bảo vệ chống sa sút trí tuệ
4. Cà-phê bảo vệ chống bệnh Parkinson
Nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình Diet and Health Study do National Institutes of Health và AARP đồng thực hiện với sự tham gia của gần 305,000 người cho thấy là những người uống cà phê nhiều nhất có rủi ro bị bệnh Parkinson thấp nhất
Ngoài ra một cuộc phân tích sâu rộng các nghiên cứu trước  đây về vấn đề này đả phát hiện là điều nói trên đây đều đúng cho cả đàn ông lẫn đàn bà
Giải thích
Hiện nay các nhà khào cứu chưa biết rõ cơ chế bảo vệ , thậm chí cũng chưa biết là lơi ích này của cà phê là do caffeine hay do những hợp chất bảo  vệ khác. Theo một nghiên cứu vào năm 2011, di truyền ( genetics) có thể giữ một vai trò nào đó, bởi vì cà-phê có tác dụng bảo vệ thần kinh nhiều hơn đối với những người có mang loại gien GRIN 2A

5. Cà-phê có thể giàm bớt rũi ro bị trầm cảm


Kết quả nghiên cứu thực hiện trên 50,000 y tá trong khuôn khổ chuơng trình Nurses’ Health Study cũa Trường Y khoa Cộng đồng Harvard kéo dài hơn phần tư thế kỷ, cho biết là những người uống bốn tách cà phê hay hơn mỗi ngày có rủi ro bị trầm cảm giảm 20 phần trăm so với những người ít khi uống cà phê. Những người uống từ hai tới ba tách cà phê mỗi ngày thì có rũi ro trên giảm 15 phần trăm
Một nghiên cứu qui mô nhỏ hơn tại Phần lan --liên kết việc uống cà phê với nguy cơ tự tử--đã cho thấy là nguy cơ này giàm đối với những người đàn ông uống 7 ly cà-phê hoặc ít hơn mổi ngày. ( Thế nhưng nguy cơ này lại tăng nếu uống quá 8 tách cà phê mỗi ngày). Cũng có một số bẳng chứng khác cho thấy là cà- phê bảo vệ chống trầm cảm
Giải thích
Môt lý thuyết cho rẳng cà phê khi uống vào có tác dụng nâng cao ngắn hạn nghị lực và tâm trạng. Caffeine có thể là chất gây nên tác dụng này—vìcác nhà khào cứu tại Harvard cũng đã ghi nhân tác dụng này trên những người quen uống nuớc ngọt có caffeine và ăn xô-cô-la, cà hai thứ này đều có caffeine
Các thụ thể của não (brain receptors) đáp ứng với caffeine được tìm thấy nơi hạch cơ bản (basal ganglia), một bộ phận của não mà tại đó các chất truyền thần kinh (neurotransmitters) quan trọng đối với trầm cảm được tập trung.  Kích thích lập đi lập lại các thụ thễ này với liều lượng thấp  có thễ giúp bào vệ chống lại sự phát triển của trầm cảm

( theo 5 Most Surprising Reasons to Drink Coffee – Paula Spencer Scott)