21 thg 8, 2013

Thước Lỗ Ban nào là đúng?

Theo tác giả Trần Văn Tam trong cuốn xây dựng nhà ở theo địa lý thiên văn dịch lý- Nhà xuất bản văn hoá thông tin năm 2000- trang 662)
- Loại 5: một thước lỗ ban bằng 410mm (Một số người dùng chương trình có gửi thêm tài liệu cho tôi về loại thước 410mm này, Tôi xin đưa thêm vào chương trình để các bạn dùng) Tôi có sưu tập, tổng hợp và gửi theo file tổng hợp nghiên cứu về thước Lỗ ban, các bạn có thể đọc và nghiên cứu thêm về các loại thước Lỗ ban.Dưới đây Tôi xin trình bày một số loại thước Lỗ ban hay được dùng (theo tác giả Trần Văn Tam): 

  a) Loại thước Lỗ Ban bằng 520mm Căn cứ "Địa lý toàn thư" của Lưu Bá Ôn Trung Quốc nói: Thước Lỗ Ban lấy 1 thước 2 Quan xích làm chuẩn. Quan xích ở đây là do Nhà nước qui định. Căn cứ tiêu chuẩn đo ruộng đất ở Miền trung thời phong kiến thì một sào Trung bộ bằng sấp sỉ 500m2. Một thước bằng 33.3333 m2 (500/15=33.3333)Và bằng một "ngũ" nằm (ngang) nhân với 7 "ngũ" chạy (dọc)Một thước Lỗ ban bằng 0.52m, một quan xích sẽ bằng: 0.52/1.2*1.0=0.43333mĐối chiếu lại với phép đo ruộng đất ở Trung bộ ta có:(0.433333 x 5) x (0.43333 x 5) x 7=33.33333m. 1 Ngũ 1ngũ x 7Vậy quan xích Trung bộ là 0.4333m. Thước Lỗ ban loại 52cm (bằng 1,2 quan xích).Thước Lỗ ban 52cm chia thành 8 cung (tấc) mỗi cung dài 6,5cm. Mỗi cung lại chia làm 5 độ, mỗi độ dài 1,3cm. Mỗi cung và mỗi độ được đánh tên (xem hình) Thước Lỗ Ban loại 520mm
Cách đo: Bắt đầu từ cung Quí nhân đến hết cung Tể tướng rồi tiếp tục từ cung Quí nhân. Điểm cuối cùng của kích thước được đo vào các cung Quí nhân, Thiên tài, Nhân lộc, Tể tướng là cát (tốt). Vào các cung Hiểm hoạ, Thiên tai, Cô quả, Thiên tác là hung (xấu). Tốt hay xấu (cát hay hung) chỉ tính cung (tấc) và chi tiết hơn là tính độ chứ không tính bao nhiêu thước. 

b) Loại thước 480mm 
Căn cứ tiêu chuẩn đo ruộng đất thời phong kiến Việt Nam mà đến nay vẫn dùng ở bắc bộ là môt “sào” bắc bộ bằng 360m2. Một sào có 15 thước, mỗi thước bằng 24m2 và bằng một ngũ nhân với 6 “ngũ” chạy. Như vậy mỗi ngũ bằng 2m. Mỗi “ngũ” là 5 “quan xích”.Mỗi “quan xích” = 2m/5 = 0,4m.0,4m là một quan xích ở bắc bộ.Vậy một thước Lỗ ban bằng 48cm = 480mm.(0,4*1,2=0,48m=480mm)Lấy một thước lỗ ban chia làm 8 phần đều nhau, tức là một thước có 8 tấc, mỗi tấc bằng 6cm. Chữ trên thước chỉ 8 tấc là: 1 là Tài, 2 là Bệnh, 3 là Lý, 4 là Nghĩa, 5 là Quan, 6 là Kiếp, 7 là Hại, 8 là Bổn. 8 tấc này còn biểu thị 7 ngôi sao trên chòm sao Bắc đẩu là Tham lang, Phá quân, Vũ khúc, Cự môn, Văn Khúc, Liêm trinh, Lộc tồn và Tả phụ.Cách đo: Bắt đầu từ cung Tài đến hết cung Bổn, lại tiếp từ đầu cung tài… Điểm cuối cùng của kích thước đo vào cung Tài, Lý, Nghĩa, bổn là tốt, vào các cung Bệnh, Quan, Kiếp, Hại là xấu. Tốt hay xấu chỉ tính tấc mà không tính bao nhiêu thước. Loại thước này dựa trên Thất tinh để xác định cát hung. 

c) Thước sưu tầm (3 loại thước này không tìm thấy cơ sở để xác định).
 + Loại thước 429mm (được dùng để đo mộc - đo đồ gỗ)Mỗi thước dài 429,3mm chia lầm 8 cung, 1 cung có 4 độ đo khởi đầu từ cung Tài. 
+ Loại thước 390mm (được dùng để đo thổ - đo đất)Mỗi thước dài 387,5mm chia lầm 10 cung, 1 cung có 4 độ đo khởi đầu từ cung Đinh. 
+ Loại thước 410mm (được khuyến cáo dùng để đo đồ gỗ)Mỗi thước dài 410mm chia làm 8 cung, mỗi cung có 4 độ, đo khởi đầu từ cung Tài. 
Lỗ Ban tương truyền là ông tổ của nghề mộc đã được hoá thân thành Thánh đã phát minh ra cây thước Lỗ Ban. Cây thước Lỗ Ban có rất nhiều thuyết khác nhau liên quan đến xuất xứ của nó. Chỉ biết rằng trong Phong Thuỷ thì nó được ứng dụng để đo chiều dài trong thiết kế nhà cửa và âm phần.
Hiện nay người ta thường sử dụng loại thước Lỗ Ban dài 43cm chia thành 8 cung bằng nhau :


Cung
Ý Nghĩa
Tài
Ứng với sao Tham Lang tức Sinh Khí - Tốt
Bệnh
Ứng với sao Phá Quân tức Tuyệt Mệnh - Xấu
Ly
Ứng với sao Vũ Khúc tức Phúc Đức - Tốt
Nghĩa
Ứng với sao Cự Môn tức Thiên Y - Tốt
Quan
Ứng với sao Văn Khúc tức Lục Sát - Xấu
Kiếp
Ứng với sao Liêm Trinh tức Ngũ Quỷ - Xấu
Hại
Ứng với sao Lộc Tồn tức Hoạ Hại - Xấu
Bổn
Ứng với sao Tả Phụ tức Phục Vị - Tốt

Đo chiều dài của nhà cửa, vật dụng mà rơi vào các cung Tài, Ly, Nghĩa, Bổn là tốt, các cung khác là xấu.
Ngoài ra còn một loại khác dài 51cm chia thành 8 cung bằng nhau như sau :

Cung
Ý Nghĩa
Quý Nhân
Hành Mộc – Tốt
Hiểm Hoạ
Hành Thổ - Xấu
Thiên Tai
Hành Thổ - Xấu
Thiên Tài
Hành Thuỷ - Tốt
Nhân Lộc
Hành Kim – Tốt
Cô Độc
Hành Hoả - Xấu
Thiên Tặc
Hành Hoả - Xấu
Tể Tướng
Hành Thổ - Tốt

Quý vị có thể sử dụng một trong hai loại trên để đo đạc và tính toán. Nếu cẩn thận có thể sử dụng cả hai loại thước trên.
Về tính khoa học của thước Lỗ Ban hiện có rất nhiều cách giải thích khác nhau, có thuyết cho rằng đó là sự trải dài của Bát Quái và việc sử dụng thước tuân theo Bát Quái và Ngũ Hành. Song theo khoa học thì ngay cả trong lòng đất cũng tồn tại những dao động với những tần số khác nhau, nhất là những dao động âm trong lòng đất vồn liên tục tồn tại. Vì vậy, nếu kích thước của nhà ở và các yếu tố trùng với bước sóng thì dễ gây ra cộng hưởng và làm giảm sự bền vững. Có thể, cây thước Lỗ Ban là sản phẩm của sự đúc kết kinh nghiệm trong xây dựng để tránh những sự cộng hưởng hoặc phần bụng sóng dao động mạnh, giảm thiểu được rủi ro, tăng tuổi thọ cho nhà ở và vật dụng.
(theo nicespaces vietnam)

20 thg 8, 2013

Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh tiểu ra máu

ST



Tiểu ra máu là một chứng do nhiều nguyên nhân bệnh ở đường tiết niệu gây ra như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, lao thận, u bàng quang, u thận... được miêu tả trong phạm vi chứng ngũ lâm (huyết lâm) của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do viêm nhiễm cấp và mạn tính đường tiết niệu, do sỏi đường tiết niệu và các nguyên nhân toàn thân khác. Sau đây là một số bài thuốc điều trị chứng này theo từng thể bệnh.
Tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu,  viêm cầu thận cấp, viêm bàng quang cấp (y học cổ truyền gọi là thể tâm hỏa vọng động, nhiệt tích xuống hạ tiêu gây tiểu ra máu). Người bệnh có biểu hiện tiểu ra máu, miệng khát, sốt, mặt đỏ, ngủ ít, hay mê, mạch hồng sác. Phép chữa là thanh tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc lương huyết chỉ huyết. Dùng một trong các bài:

Bồ công anh.
Bài 1:lá tre 16g, sinh địa 12g, cam thảo đất 12g, mộc hương 12g, cỏ nhọ nồi 16g, tam thất 4g, kim ngân 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2 - Tiểu kế ẩm tử:
sinh địa 20g, tiểu kế 12g, hoạt thạch 16g, mộc thông 12g, chích thảo 6g, bồ hoàng (sao) 12g, đạm trúc diệp 12g, ngẫu tiết 12g, đương quy 6g, chi tử 12g. Để thanh nhiệt giải độc gia kim ngân 12g, liên kiều 12g, bồ công anh 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tiểu ra máu do viêm nhiễm mạn tính đường tiết niệu,
viêm bàng quang mạn, lao thận (y học cổ truyền gọi là thể âm hư hỏa động). Người bệnh có biểu hiện nước tiểu ít, đỏ, khát nước, họng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. Phép chữa là tư âm thanh nhiệt, chỉ huyết. Dùng một trong các bài:

Bài 1:
sinh địa 12g, thạch hộc 12g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, a giao 8g, kỷ tử 12g, cỏ nhọ nồi 16g, rễ cỏ tranh 12g, trắc bá diệp 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2 - Đại bổ âm hoàn gia giảm:
hoàng bá 12g, tri mẫu 8g, thục địa 16g, quy bản 12g, cỏ nhọ nồi 12g, rễ cỏ tranh 12g, chi tử (sao đen) 8g. Sắc uống ngày 1 thang.


 Vị thuốc chi tử.
Tiểu ra máu do sỏi đường tiết niệu (y học cổ truyền gọi là thể huyết ứ). Phép chữa là hoạt huyết chỉ huyết. Dùng bài thuốc: đan sâm 12g, ngưu tất 12g, ích mẫu 12g, uất kim 12g, chỉ thực 6g, cỏ nhọ nồi 16g, huyết dụ 12g, bách thảo sương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tiểu ra máu kéo dài do các nguyên nhân toàn thân khác
(y học cổ truyền cho là do tỳ hư, không thống huyết). Người bệnh có biểu hiện tiểu tiện nhiều lần, có lẫn máu, ăn không ngon, mệt mỏi, sắc mặt vàng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi bẩn, mạch hư nhược. Phép chữa là kiện tỳ chỉ huyết. Dùng bài thuốc: hoài sơn 12g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, thạch hộc 12g, thục địa 12g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 12g, ngải cứu 12g. Sắc uống ngày 1 thang.        
   Lương y  Thái Hòe

Bài thuốc chữa bệnh đi tiểu ra máu

ST


Tiểu ra máu là hiện tượng khi đi tiểu có lẫn máu tươi hay những cục máu đông trong nước tiểu. Đông y cho rằng nguyên nhân chủ yếu do thận hư, bàng quang thấp nhiệt, viêm nhiễm đường niệu hoặc do sỏi. Khi viên sỏi di chuyển làm niệu quản hoặc niệu đạo bị tổn thương, nước tiểu có màu đỏ lẫn máu. Tiểu ra máu thường kèm theo đau buốt, bí tiểu hoặc tiểu nhiều lần. Bệnh nhân có cảm giác bế tắc khó chịu... Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể bệnh.
Tiểu ra máu do sỏi: người bệnh bí tiểu, đau buốt, nước tiểu màu đỏ hoặc sẫm màu. Đau có thể tăng lên làm người bệnh phải lấy hai tay ôm lấy bụng, người còng xuống. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: kim tiền thảo 20g, khổ qua 20g, râu ngô 16g, hương nhu 16g, trúc diệp 20g, cỏ xước 16g, cỏ mực 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống 7 - 9 ngày liền. Công dụng: thanh nhiệt trừ thấp, bài thạch.
Bài 2: mộc thông 16g, kê nội kim 16g, mã đề thảo 20g, rau dừa nước 20g, rau má 20g, trinh nữ 16g, khổ qua 16g, kim tiền thảo 20g, hoa hòe (sao vàng) 16g, đinh lăng 16g, cây và lá cối xay 16g, cỏ mực 20g, kim ngân 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: chống viêm, trừ thấp, chỉ huyết, bài thạch.

Rau dừa nước
Do thận hư lâu ngày: thấp nhiệt tích tụ ở bàng quang làm chức năng thăng giáng lưu thoát bị cản trở dẫn đến nước tiểu sẫm màu, có khi lẫn máu. Người bệnh đau đớn, toàn thân mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép trị: thanh nhiệt chỉ huyết dưỡng âm. Dùng 1 trong các bài thuốc:
Bài 1: sinh địa 16g, mộc thông 16g, trúc diệp 20g, lá dâu 16g, cỏ mần trầu 20g, bạch thược 12g, lá đinh lăng 16g, chi tử 12g, xa tiền 12g, mạch môn 16g, hoa hòe (sao cháy) 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt dưỡng âm chỉ huyết.
Bài 2: sinh địa 20g, hoàng cầm 12g, a giao 5g, cỏ mực 16g, thạch hộc 16g, đậu đen (sao thơm) 24g, chi tử 12g, rau má 20g, đương quy 16g, sâm hành 16g, lá dâu 20g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh thấp nhiệt, dưỡng âm, chỉ huyết.
Trong khi điều trị, nên kết hợp dùng món ăn để hỗ trợ: chè bí đỏ - đậu đen: bí đỏ 250g, đậu đen 100g, đường trắng vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, thái miếng. Đậu đen và bí đỏ cho vào nồi, đổ nước hầm cho chín mềm, cho đường vào quấy đều, thêm 1 - 2 lát gừng giã nhỏ là được. Ăn nguội. Công dụng: nhuận huyết, bổ âm, dưỡng thận, thanh thấp nhiệt.  

Lương y Trịnh Văn