Chú ý: Những bài thuốc ở đây chỉ có tính chất tham khảo. Khi sử dụng phải tham vấn ý kiến bác sỹ.
17 thg 10, 2013
10 thg 10, 2013
Bài thuốc dân gian chữa dị ứng
Bài thuốc dân gian chữa dị ứng
Cuộc đời có số phận hẩm hiu khi chồng hi sinh, con qua đời, bà lão Nguyễn Thị Chuyền (77 tuổi, ngụ xóm 1, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) hàng chục năm nay chỉ biết tìm nguồn vui từ những thang thuốc công hiệu chữa bệnh dị ứng, mẩn ngứa giúp người nghèo.
Những vị thuốc… với tay ra hàng rào là bắt gặp
Nguyên nhân của bệnh mẩn ngứa, theo bà lão thì có nhiều lý do như thay đổi thời tiết, dị ứng với thức ăn; khi ốm chưa khỏi mà không kiêng cữ, lại ra ngoài trời gặp gió… Thường thì mọi loại bệnh mẩn ngứa rất dễ chẩn đoán, phân biệt bằng mắt thường, được chia làm hai loại: Nếu nổi những nốt đỏ như rôm sảy thì gọi là “đơn bọ nẹt” theo cách nói của người địa phương, còn nếu nổi nốt to hơn gọi là đơn hỏa (đơn mề đay).
Bà Chuyền tự tin cho rằng mình có thể chữa khỏi 90% các loại bệnh này và không “giấu nghề” mà sẵn sàng kể tên, phương pháp kết hợp những loại cây dại trong tự nhiên để tạo thành bài thuốc. Tùy vào độ tuổi, liều lượng, bài thuốc chữa mẩn ngứa sẽ được bổ sung thêm loại cây thuốc khác nhau.
Có hai bài thuốc dành cho hai lứa tuổi: Trẻ em từ sơ sinh - 10 tuổi; và người lớn từ 10 tuổi trở. Bài thuốc của trẻ em dùng những loại cây sau: Lá cúc tần, cây cam nha, sài đất, phượng vĩ, tía tô, lá rưới, rau má đề, ké đội đầu, râu ngô, sắn dây (lá hay cây đều được), tổng trọng lượng mỗi thang thuốc khoảng 100g. Bài thuốc của người lớn ngoài những loại cây trên còn có thêm cây đơn mặt xanh, kinh giới, đăng cay với trọng lượng mỗi thang thuốc là gấp đôi, khoảng 200g.
Những loại cây này đều phải được hái lúc còn tươi, sau đó rang vàng hạ thổ, theo lý giải của bà Chuyền thì bào chế theo cách này sẽ giúp thuốc phát huy hết tác dụng, đem lại hiệu quả cao nhất. Có một lưu ý là trong trường hợp người bệnh nặng, bị sưng phù, đau nhức; trong đơn thuốc sẽ có thêm cây dáy, và lượng cây má đề phải nhiều lên. Nhìn chung đây là những loại cây cực kỳ dễ gặp, dễ kiếm.
Bà lão hướng dẫn người bệnh sử dụng bài thuốc kết hợp giữa xông và uống. Ngoại trừ trường hợp trẻ nhỏ mới sinh thì không được uống mà chỉ xông, lúc này người mẹ sẽ uống thay con, khi con nhỏ bú sữa mẹ thì bài thuốc cũng sẽ được đứa con hấp thụ.
Cách sử dụng như sau: Nước lá thuốc khi đun xong sẽ lấy khăn sạch hơ nóng, nhúng vào rồi lau vào những vết mẩn ngứa. Với thang thuốc dành cho người lớn, 200g thuốc được sắc thành một ấm, đổ bốn bát nước (tương đương khoảng một lít nước), đun đến sôi và sau khoảng 5 phút “sôi sùng sục” thì nhấc ra để nguội.
Khác với nhiều bài thuốc dân gian khác là có thể cho nhiều nước rồi cô đặc lại thành thuốc, bài thuốc của bà lão Chuyền lại tuân thủ nguyên tắc “cho nhiêu bát nước thì lấy bấy nhiêu bát thuốc”. Bát đầu tiên để cho dễ uống, bệnh nhân có thể cho thêm đường. Còn 3 bát thuốc sau được chia đều uống trong ngày, nhưng đặc biệt lưu ý là không được để qua đêm vì thuốc sẽ hết tác dụng. Đến cuối ngày, khi đã uống hết thuốc, bệnh nhân tận dụng lá thuốc đó cho thêm nước vào đun lần nữa, lấy nước xông hơi, tắm rửa.
Để bài thuốc thêm hiệu quả, bà lang khuyên người bệnh phải kiêng ra gió; tuyệt đối không được tắm nước lã mà phải dùng nước đun sôi để nguội. Bên cạnh đó cần kiêng cứ: Không ăn thịt gà, cá gáy, cua đồng, mắm tôm, thịt ếch, trứng vịt, trứng gà. Tùy theo biểu hiện bệnh và thể chất người bệnh thời gian có thể khỏi lâu hay chậm, thông thường theo bà thì chỉ cần uống từ 2 – 3 thang là bệnh mẩn ngứa biến mất.
Nỗi lo thất truyền
Khách mới đến ngôi nhà cấp 4 đã ngả màu thời gian của bà lão, thường phải cất tiếng gọi bà lão chữa bệnh mẩn ngứa vài câu thì mới thấy tiếng đáp vọng từ phía sau nhà. Những khi rảnh rỗi, bà lão lại cặm cụi cuốc đất trồng thêm những cây thuốc mới mang từ rừng. “Trước đây còn trẻ khỏe thì còn lên rừng kiếm những cây thuôc gắp ít gặp, nhưng giờ già rồi nên mang cây về vườn gây giống. Nhưng đấy chưa phải là nỗi lo lớn nhất của tôi, sợ nhất vẫn là sau khi tôi mất đi bài thuốc sẽ bị thất truyền”, bà lão chia sẻ.
Sinh ra trong một gia đình có 5 anh em có người mẹ từng nức danh chữa bệnh bằng thuốc Nam trong vùng, các anh chị em của bà đều thành đạt và chọn con đường riêng mà không theo nghề của mẹ. Năm 16 tuổi cô thiếu nữ Chuyền lấy chồng, thời gian sau có bầu được khoảng 3 tháng thì niềm vui làm mẹ vuột mất vì sảy thai.
Không lâu sau đó chồng bà đi bộ đội và hi sinh ở chiến trường miền Nam, góa phụ chuyển về ở với mẹ, theo học nghề bốc thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bài thuốc chữa bệnh mẩn ngứa. Bà sống cô độc từ ngày mẹ qua đời, lấy niềm vui là bài thuốc giúp người nghèo.
Gần 80 tuổi nhưng không con cháu, không chịu nghỉ ngơi khi về già, bà lão “cứ như trời đày” như lời dân làng nhận xét, cứ thấy bệnh nhân đến là lại tất tả đi hái thuốc, cặm cụi chế biến. Lấy công việc là nguồn vui chứ không phải vì tiền nên thuốc của bà không có giá, ai có lòng đưa bao nhiêu bà cũng không chê ít nhiều.
Người dân ở đây đa số là những người làm nghề nông nghiệp, người có tiền thì biếu bà 5 – 10 ngàn, “kỷ lục” là 20 ngàn đồng cho mỗi lần bốc thuốc, nhiều người vì hoàn cảnh nghèo quá mà không có tiền thì bà biếu không.
Riêng những người nghèo trong làng thì thậm chí bà còn lọ mọ tìm đến tận nhà chữa giúp vì bệnh nhân kiêng không được ra gió. Một người dân trong xóm xác nhận: “Trong làng cứ ai bị bệnh mẩn ngứa là lại đến bà Chuyền. Bà lão nhiệt tình khám chữa bệnh còn không lấy tiền, thường nói “của nhà trồng được”, giúp được ai thì giúp”.
Vài năm trở lại đây, người anh trai của bà lão là ông Nguyễn Xuân Lưu (80 tuổi) sau hàng chục năm công tác, định cư ở một tỉnh phía Nam trở về sống cùng em gái. Tuy nhiên, do tuổi đã cao nên người anh từ năm ngoái người anh đã không còn bốc thuốc giúp em, hiện chỉ còn mình bà theo nghề gia truyền mẹ để lại.
Tuổi đã cao, lại không có con nối nghề, nỗi niềm bà lão nhiều năm nay lúc nào cũng canh cánh nỗi lo thất truyền: “Góp một phần sức mình giúp người bệnh là tôi cảm thấy vui, chỉ tiếc là tôi già rồi lại không có người kế nghiệp bài thuốc”.
Nguyên nhân của bệnh mẩn ngứa, theo bà lão thì có nhiều lý do như thay đổi thời tiết, dị ứng với thức ăn; khi ốm chưa khỏi mà không kiêng cữ, lại ra ngoài trời gặp gió… Thường thì mọi loại bệnh mẩn ngứa rất dễ chẩn đoán, phân biệt bằng mắt thường, được chia làm hai loại: Nếu nổi những nốt đỏ như rôm sảy thì gọi là “đơn bọ nẹt” theo cách nói của người địa phương, còn nếu nổi nốt to hơn gọi là đơn hỏa (đơn mề đay).
Bà lão Nguyễn Thị Chuyền và một số vị thuốc trong bài thuốc chữa mẩn ngứa
Nếu
không chữa trị kịp thời, những nốt mẩn ngứa ảnh hưởng rất nhiều đến
thẩm mỹ và gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt cho người mắc phải.Bà Chuyền tự tin cho rằng mình có thể chữa khỏi 90% các loại bệnh này và không “giấu nghề” mà sẵn sàng kể tên, phương pháp kết hợp những loại cây dại trong tự nhiên để tạo thành bài thuốc. Tùy vào độ tuổi, liều lượng, bài thuốc chữa mẩn ngứa sẽ được bổ sung thêm loại cây thuốc khác nhau.
Có hai bài thuốc dành cho hai lứa tuổi: Trẻ em từ sơ sinh - 10 tuổi; và người lớn từ 10 tuổi trở. Bài thuốc của trẻ em dùng những loại cây sau: Lá cúc tần, cây cam nha, sài đất, phượng vĩ, tía tô, lá rưới, rau má đề, ké đội đầu, râu ngô, sắn dây (lá hay cây đều được), tổng trọng lượng mỗi thang thuốc khoảng 100g. Bài thuốc của người lớn ngoài những loại cây trên còn có thêm cây đơn mặt xanh, kinh giới, đăng cay với trọng lượng mỗi thang thuốc là gấp đôi, khoảng 200g.
Những loại cây này đều phải được hái lúc còn tươi, sau đó rang vàng hạ thổ, theo lý giải của bà Chuyền thì bào chế theo cách này sẽ giúp thuốc phát huy hết tác dụng, đem lại hiệu quả cao nhất. Có một lưu ý là trong trường hợp người bệnh nặng, bị sưng phù, đau nhức; trong đơn thuốc sẽ có thêm cây dáy, và lượng cây má đề phải nhiều lên. Nhìn chung đây là những loại cây cực kỳ dễ gặp, dễ kiếm.
Bà lão hướng dẫn người bệnh sử dụng bài thuốc kết hợp giữa xông và uống. Ngoại trừ trường hợp trẻ nhỏ mới sinh thì không được uống mà chỉ xông, lúc này người mẹ sẽ uống thay con, khi con nhỏ bú sữa mẹ thì bài thuốc cũng sẽ được đứa con hấp thụ.
Cách sử dụng như sau: Nước lá thuốc khi đun xong sẽ lấy khăn sạch hơ nóng, nhúng vào rồi lau vào những vết mẩn ngứa. Với thang thuốc dành cho người lớn, 200g thuốc được sắc thành một ấm, đổ bốn bát nước (tương đương khoảng một lít nước), đun đến sôi và sau khoảng 5 phút “sôi sùng sục” thì nhấc ra để nguội.
Khác với nhiều bài thuốc dân gian khác là có thể cho nhiều nước rồi cô đặc lại thành thuốc, bài thuốc của bà lão Chuyền lại tuân thủ nguyên tắc “cho nhiêu bát nước thì lấy bấy nhiêu bát thuốc”. Bát đầu tiên để cho dễ uống, bệnh nhân có thể cho thêm đường. Còn 3 bát thuốc sau được chia đều uống trong ngày, nhưng đặc biệt lưu ý là không được để qua đêm vì thuốc sẽ hết tác dụng. Đến cuối ngày, khi đã uống hết thuốc, bệnh nhân tận dụng lá thuốc đó cho thêm nước vào đun lần nữa, lấy nước xông hơi, tắm rửa.
Để bài thuốc thêm hiệu quả, bà lang khuyên người bệnh phải kiêng ra gió; tuyệt đối không được tắm nước lã mà phải dùng nước đun sôi để nguội. Bên cạnh đó cần kiêng cứ: Không ăn thịt gà, cá gáy, cua đồng, mắm tôm, thịt ếch, trứng vịt, trứng gà. Tùy theo biểu hiện bệnh và thể chất người bệnh thời gian có thể khỏi lâu hay chậm, thông thường theo bà thì chỉ cần uống từ 2 – 3 thang là bệnh mẩn ngứa biến mất.
Nỗi lo thất truyền
Khách mới đến ngôi nhà cấp 4 đã ngả màu thời gian của bà lão, thường phải cất tiếng gọi bà lão chữa bệnh mẩn ngứa vài câu thì mới thấy tiếng đáp vọng từ phía sau nhà. Những khi rảnh rỗi, bà lão lại cặm cụi cuốc đất trồng thêm những cây thuốc mới mang từ rừng. “Trước đây còn trẻ khỏe thì còn lên rừng kiếm những cây thuôc gắp ít gặp, nhưng giờ già rồi nên mang cây về vườn gây giống. Nhưng đấy chưa phải là nỗi lo lớn nhất của tôi, sợ nhất vẫn là sau khi tôi mất đi bài thuốc sẽ bị thất truyền”, bà lão chia sẻ.
Sinh ra trong một gia đình có 5 anh em có người mẹ từng nức danh chữa bệnh bằng thuốc Nam trong vùng, các anh chị em của bà đều thành đạt và chọn con đường riêng mà không theo nghề của mẹ. Năm 16 tuổi cô thiếu nữ Chuyền lấy chồng, thời gian sau có bầu được khoảng 3 tháng thì niềm vui làm mẹ vuột mất vì sảy thai.
Không lâu sau đó chồng bà đi bộ đội và hi sinh ở chiến trường miền Nam, góa phụ chuyển về ở với mẹ, theo học nghề bốc thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bài thuốc chữa bệnh mẩn ngứa. Bà sống cô độc từ ngày mẹ qua đời, lấy niềm vui là bài thuốc giúp người nghèo.
Gần 80 tuổi nhưng không con cháu, không chịu nghỉ ngơi khi về già, bà lão “cứ như trời đày” như lời dân làng nhận xét, cứ thấy bệnh nhân đến là lại tất tả đi hái thuốc, cặm cụi chế biến. Lấy công việc là nguồn vui chứ không phải vì tiền nên thuốc của bà không có giá, ai có lòng đưa bao nhiêu bà cũng không chê ít nhiều.
Người dân ở đây đa số là những người làm nghề nông nghiệp, người có tiền thì biếu bà 5 – 10 ngàn, “kỷ lục” là 20 ngàn đồng cho mỗi lần bốc thuốc, nhiều người vì hoàn cảnh nghèo quá mà không có tiền thì bà biếu không.
Riêng những người nghèo trong làng thì thậm chí bà còn lọ mọ tìm đến tận nhà chữa giúp vì bệnh nhân kiêng không được ra gió. Một người dân trong xóm xác nhận: “Trong làng cứ ai bị bệnh mẩn ngứa là lại đến bà Chuyền. Bà lão nhiệt tình khám chữa bệnh còn không lấy tiền, thường nói “của nhà trồng được”, giúp được ai thì giúp”.
Vài năm trở lại đây, người anh trai của bà lão là ông Nguyễn Xuân Lưu (80 tuổi) sau hàng chục năm công tác, định cư ở một tỉnh phía Nam trở về sống cùng em gái. Tuy nhiên, do tuổi đã cao nên người anh từ năm ngoái người anh đã không còn bốc thuốc giúp em, hiện chỉ còn mình bà theo nghề gia truyền mẹ để lại.
Tuổi đã cao, lại không có con nối nghề, nỗi niềm bà lão nhiều năm nay lúc nào cũng canh cánh nỗi lo thất truyền: “Góp một phần sức mình giúp người bệnh là tôi cảm thấy vui, chỉ tiếc là tôi già rồi lại không có người kế nghiệp bài thuốc”.
Lưu ý: Những Thông tin trên mang tính chất tham khảo, để
việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý
kiến của Bác Sĩ trước khi áp dụng!
9 thg 10, 2013
Chữa dị ứng bằng Đông y
Để chữa dị ứng
mẩn ngứa, bạn có thể chọn một trong những vị sau sắc uống: cây đơn kim
15 g, lá đơn tía (đơn lá đỏ) 15 g, cây đơn nem 10 g hoặc lá đơn tướng
quân 15 g.
Đơn lá đỏ.
|
Theo
y học hiện đại, dị ứng là một phản ứng không bình thường của cơ thể khi
có sự xâm nhập của một chất lạ, thường gọi là “dị nguyên”. Dị nguyên có
thể là bụi, phấn hoa, những lông nhỏ trên cành, lá của một vài loại
thực vật, các protein, dịch tiết các loại côn trùng, hóa chất... Khi bị
xâm nhập, lập tức trong cơ thể xuất hiện phản ứng kháng nguyên - kháng
thể và một chất trung gian sinh học histamin được phóng thích khỏi các
tế bào dưới dạng tự do. Chính chất này đã gây nên hiện tượng dị ứng làm
mẩn ngứa, nổi mề đay, ban đỏ, phù nề, hắt hơi, sổ mũi, co thắt phế quản,
khó thở, đôi khi làm giãn mạch, tụt huyết áp...
Sự xâm nhập của các dị nguyên có thể theo
nhiều đường khác nhau như đường hô hấp (do hít phải), đường tiêu hóa
(do ăn uống), đường máu (do tiêm chích, côn trùng đốt) và phần nhiều qua
đường da do tiếp xúc.
Trong Đông y, dị ứng thuộc phạm vi chứng
phong sang. Phong ngứa là từ dân gian quen gọi chỉ hiện tượng dị ứng. Về
nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, ngoài sự xâm nhập của các chất lạ vào
trong cơ thể còn do nhiễm ngoại tà hoặc thời khí ôn dịch làm cho cơ thể
bị phong nhiệt, phong hàn, phong thấp, phong thấp nhiệt... mà gây ra uất
kết ở da, bắp thịt. Mặt khác, do quá trình chuyển hóa, hoạt động của
các tạng phủ thiếu điều độ, chẳng hạn can, phế, vị nhiệt, tỳ thấp quá
thịnh, âm huyết bất túc, huyết hư, huyết trệ mà sinh phong ngứa.
Để điều trị dị ứng, điều quan trọng là xác định được nguyên nhân và loại trừ “dị nguyên”. Có rất nhiều bài thuốc chữa dị ứng:
- Gặp mưa, lạnh, người nổi ban đỏ, ngứa
ngáy khó chịu, dân gian thường gọi bị “lất”: Cần vào chỗ ấm tránh mưa
lạnh. Dùng một miếng vải vó cũ cho vào chảo rang lên cho nóng chừng
40-45 độ C rồi chườm vào vùng bị lất. Có thể lấy 3 lát gừng tươi, giã
nát thêm ít nước sôi và một chút đường cho uống để tăng tác dụng ôn
trung.
- Rễ chàm mèo 12 g, kim ngân hoa 10 g,
đại hoàng 9 g, hoàng bá 8 g, cam thảo 5 g, hoặc phù bình 6 g, thuyền
thoái 3 g; phòng phong, kim ngân hoa mỗi thứ 5 g. Sắc uống.
- Dị ứng mẩn ngứa do ăn phải các chất lạ,
đặc biệt các protein lạ như các loại hải sản, nhộng tằm: Dùng kinh giới
25 g, sao vàng sắc uống, kết hợp lấy một ít lá kinh giới sao với cám
rồi xát nhẹ lên vùng da bị ngứa, ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi. Nếu mẩn
ngứa do tuần hoàn huyết dịch trì trệ, thêm chỉ xác 12 g sắc với kinh
giới; hoặc dùng lá đơn tướng quân 15 g, sài đất, kim ngân hoa mỗi vị 12
g; cỏ nhọ nồi 10 g; núc nác 8 g; thổ phục linh 15 g. Sắc uống. Trường
hợp lở ngứa nổi sần do huyết trệ thêm đan bì, xích thược, quy vĩ mỗi thứ
10 g sắc.
- Trường hợp ngứa phát ban do phong nhiệt
dùng thương nhĩ tử, địa phu tử mỗi thứ 6 g; hoặc dùng bồ công anh 15 g;
cúc hoa, kim ngân hoa mỗi vị 9 g, cam thảo 5 g. Sắc uống ngày một
thang. Có thể dùng lá đơn tướng quân 20 g hoặc nhẫn đông đằng, thổ phục
linh, thương nhĩ tử mỗi vị 20 g. Sắc uống.
- Nếu huyết nhiệt gây ra mụn nhọt, mẩn
ngứa dùng bài Ngũ vị tiêu độc ẩm: Kim ngân hoa 20 g, bồ công anh, cúc
hoa, sinh địa, cam thảo đất mỗi thứ 10 g. Sắc uống.
Phạm Hinh, Sức Khỏe & Đời Sống
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)