10 thg 11, 2013

Thuốc Nam chữa huyết áp cao - thấp

  ST - Cảm ơn Ma Đình Tú




  HUYẾT ÁP CAO

  NGUYÊN NHÂN:

 
- Người bị huyết áp cao thường hay cảm thấy: Chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, nhức đầu, tai lùng bùng, tim đập mạnh, có khi cảm thấy chân, tay tê buốt như kiến bò.

- Có nhiều nguyên nhân, nhưng thường thấy ở những người ăn uống quá độ, ăn nhiều chất béo mập, nhất là những người đã mập sẵn còn ăn nhiều thịt, bơ sữa, lại không chịu tập thể thao, đi bộ, làm phát sinh nhiều lớp cholesterol bám vào mạch máu làm cho mạch máu cứng lại, khi máu bơm qua, không dãn ra được, nên áp lực máu phải tăng cao lên.

- Những người quá bận suy nghĩ, tính toán trong cuộc sống hằng ngày ...v...v… Khiến đầu óc quá căng thẳng cũng làm huyết áp cao, nguy hiểm.

- Hút thuốc lá, làm cho bệnh càng tăng thêm.

- Bệnh tiểu đường và thận viêm cũng là nguyên nhân áp huyết cao.

- Nếu áp huyết quá cao có thể dẫn đến tử vong vì đứt mạch máu, trường hợp này phải cấp cứu rút  bớt máu ra, cho áp huyết hạ xuống nhanh.


Có trường hợp vì phải làm việc quá sức, bận tâm suy nghĩ khiến tim ngừng đập

 
MUỐN CHỮA TRỊ, TRƯỚC HẾT PHẢI:

 
- Giảm khẩu phần ăn, nhất là chất béo, làm sao cho xuống cân.

- Phải đi bộ, tập thể dục đúng cách hằng ngày.

- Bỏ hay giảm ăn mặn. Không ăn các đồ ngọt, cay nóng, bỏ hay giảm uống rượu hay đồ kích thích.

- Ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc đều hòa, đừng làm quá sức. Khi bệnh nặng, phải nghỉ hoàn toàn, không bận tâm suy nghĩ, kẻo gây đột quỵ

- Nên ăn nhiều trái cây, khoai tây, cá vì có nhiều chất potassium, giúp làm giảm độ máu.
- Đo áp huyết thường xuyên, khi có bệnh, nhất là khi thấy có triệu chứng huyết áp cao, phải đo để biết tình trạng bệnh, để ngăn ngừa kịp thời, nhằm tránh khỏi bị đứt mạch máu

CÁCH CHỮA TRỊ:

 
  Sau đây là một số cách chữa trị thông thường đã mang lại hiệu quả rất cao trong điều trị bệnh cao huyết áp.:

1. Lấy 7 tổ kén con tằm (còn cả con nhộng bên trong), sao thật vàng_ hơi cháy, hạ thổ, sắc nước uống.Bao giờ thấy huyết áp xuống bình thường thì thôi. Cách này rất thần hiệu. Thông thường chỉ trong một tuần là trở lại bình thường.

2. Tỏi 3 củ - Năng Tàu 3 củ - Hành hương 2 củ - Cà chua 2 quả – Rau cần Tàu 200g . Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát. Uống sáng 1 thang, chiều 1 thang. Nghỉ 15 ngày nếu thấy chưa xuống mới uống lại 2 thang như trước, rồi nghỉ 15 ngày, nếu chưa khỏi lại uống tiếp tới khỏi.

 3. Cần ta (sao vàng hạ thổ), chanh 1 quả, hành, tỏi đều 1 củ. Đổ 3 bát nước sắc uống thay trà.

4.  Huyết áp cao, nhức đầu, hoa mắt ù tai, liệt ½ người: Thiên ma, sơn chi, hoàng cầm, đỗ trọng, đều 20g – Câu đằng, dạ giao đằng, tang ký sinh, phục linh đều 40g – Ngưu tất, ích mẫu đều 30g – Thạch quyết minh 50g. Mỗi ngày dùng một thang, đến khi nào đường huyết trở về bình thường thì thôi.

 * Ngoài ra có thể sắc nước lá cây vú sữa hoặc hoa hòe uống thay nước hàng ngày cũng làm hạ huyết áp.


*) HUYẾT ÁP THẤP


_ Những người bị huyết áp thấp thường do yếu tim và thiếu máu.Cách điều trị đơn giản hơn:

1,_   Mỗi tối ăn 2 quả trứng vịt lộn hấp cách thủy với lá ngải cứu (cây thuốc cứu), ăn trong 1 tuần. Sáng uống 1 ly cafe sữa, trưa uống 1 ly trà gừng


2,_ Hạt sen 30g, táo tàu 5 quả, gừng tươi 9 lát. Tất cả sắc với nước uống ngày 2 lần.


MA ĐÌNH TÚ ( A TÚ )

6 thg 11, 2013

Quả sung trị viêm loét dạ dày

B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI   -Thứ Ba, 28/05/2013, 10:20 (GMT+7)
Sung mọc ở những nơi hoang dã và khắp các vùng đồng bằng sông nước, nhiều nhất là trên núi cao, rừng thẳm.
 
Trong thiên nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn và kỳ diệu, chẳng hạn như cây sung, cái mà người ta gọi là trái, thật ra đó là hoa, còn gọi là quả giả và vỏ cây đều có vị thuốc.

Quả sung có vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, phơi khô có hương vị như chà là. Người Trung Quốc dùng loại sung này để trị táo bón và giải độc. Nước ta đang nhập loại sung này về trồng ở một số nơi để làm cảnh và làm thuốc.

Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây thân gỗ, gồm nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi…


Đông y cho rằng, quả sung có tính bình, vị ngọt chát có công hiệu kiện tỳ, thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lỵ, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa… Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có tác dụng giải độc, tiêu thũng nên có thể sử dụng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da… Theo “Bản thảo cương mục” thì nó trị được các chứng như trĩ, đau cổ họng. Còn “Giang Tô thực vật chí” cho rằng, chất nhựa trắng trong quả sung tươi có thể bôi ngoài da trị khỏi mụn cóc. Theo Vân Nam trung thảo dược thì sung bổ tỳ vị, chữa đi ngoài, tiêu viêm, thông khí

Dưới đây là một số món ăn từ sung để trị bệnh.

* Hỗ trợ trị ung thư thực quản: Quả sung tươi 500g, thịt lợn nặc 100g, hầm trong 30 phút, ăn cả cái và uống nước canh.

* Trị viêm họng: Dùng sung tươi 5 - 10 quả gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

* Ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 - 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

* Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung 10 quả, ruột già lợn 250g, nấu chín cắt khúc ruột già cho mỡ vào, gừng, hành, rượu tiêu cho sung hầm kỹ ăn.

* Trị táo bón: Dùng sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

* Trĩ xuất huyết, sa trực tràng: Sung tươi 10 quả đem hầm với 250g ruột già lợn cho nhừ rồi ăn. Hoặc sung tươi 6g, rễ thị 9g, sắc uống. Nếu không có quả, có thể dùng lá sung sắc lấy nước xông ngâm tại chỗ khoảng chừng 30 phút.

* Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau sinh suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

* Trị viêm khớp: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc lấy sung tươi 2 - 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

Rung động thư giãn theo tư thế ôm thân cây

ST
Rung động thư giãn theo tư thế ôm thân cây  - Một phương pháp tập thể dục giúp tăng cường nguồn năng lượng rất dồi dào cho cơ thể 
1. Phương pháp rung động thư giãn theo tư thế ôm thân cây:
Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành, mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng (luôn giữ thẳng lưng và cổ), hai chân dang ra song song ngang vai, hai mắt nhắm lại, miệng ngậm và đầu lưỡi chạm nướu răng hàm trên.
 
Hai cánh tay đưa ra ôm tròn trước ngực giống như đang ôm một thân cây ở trước mặt của mình (10 đầu ngón tay thả lỏng tự nhiên và cách nhau khoản từ 5 đến 10 phân), 2 nách vuông góc với chiều thẳng đứng của cơ thể, các ngón tay khép lại duỗi thẳng tự nhiên (ngón tay cái để hở tự nhiên so với ngón trỏ), lòng bàn tay hướng vào phía ngực, lưng bàn tay hướng ra phía trước. Hít thở điều hòa và từ từ chậm rãi xoay tròn hông, 2 đầu gối từ trái qua phải (xoay thuận theo chiều kim đồng hồ), xoay đều liên tục như vậy trong khoản thời gian từ 20 đến 45 phút cho mỗi lần tập (gần giống như động tác lắc vòng nhưng được thực hiện một cách từ từ chậm rãi và hơi nhúng xoay tròn 2 đầu gối một chút). Trong lúc xoay tròn người từ trái qua phải mọi người hãy cố gắng giữ cho tâm ý trống không (hạn chế tối đa việc nghĩ ngợi lung tung), chỉ chú ý luôn giữ cho hơi thở sâu, chậm rãi và điều hòa.
 
Ghi chú
 
- Việc xoay tròn phải được thực hiện liên tục trong khoản thời gian từ 20 đến 45 phút, tuyệt đối không nên dừng lại một cách quá đột ngột để xử lý một công việc nào đó phát sinh trong lúc mình đang luyện tập vì như thế sẽ dễ gây ra nhức đầu hoặc chóng mặt. Trước khi muốn dừng lại hẳn thì mọi người hãy nói thầm trong đầu mình 3 lần: “Tạm dừng! Tạm dừng! Tạm dừng!”, rồi từ từ vẫn tiếp tục xoay nhẹ theo đà của lực quán tính cho đến khi cơ thể mình dừng lại hẳn rồi mới chuyển sang làm công việc khác.
 
- Trong lúc xoay tròn người như vậy thì mọi người hãy giữ cho 2 cánh tay luôn được cố định theo tư thế ôm tròn trước ngực và 2 nách vuông góc với chiều thẳng đứng của cơ thể. Rất có thể trong những lần tập đầu tiên mọi người sẽ cảm thấy rất mỏi và đau nhức ở 2 cánh tay nhưng khi cố gắng kiên trì thực hiện chuyên cần trong vòng 1 tuần lễ là cơ thể sẽ dần thích nghi với tư thế này.

2. Những ích lợi từ phương pháp rung động thư giản theo tư thế ôm thân cây mang lại:
 
* Tự điều chỉnh cân bằng lại cơ thể:
 
- Khi mọi người rung động thư giản theo tư thế ôm thân cây thì những dây thần kinh chằn chịt, sợi gân, màng hoạt dịch tạo thành cái mà ta có thể gọi là một bộ xương thứ hai. Trong tình trạng này các cơ bắp hầu như bị lãng quên mà chỉ có sự căng thẳng nhẹ xảy ra, các sợi gân sẽ được tăng cường và làm dễ dàng sự vận chuyển dịch não tủy. Chất dịch não tủy này lưu thông trong những sợi gân và dẫn lưu trong hệ thống bạch huyết để nuôi dưỡng các khớp xương, các tế bào và các xương sụn. Rung động thư giản sẽ tác động trên trục não tủy làm kích thích sự sản sinh dịch não tủy vì gân dây chằng bao quanh tủy sống được kéo giãn ra. Đây là tư thế rất lý tưởng cho việc sản xuất loại chất dịch này. Nhờ sự luân chuyển của chất dịch não tủy này sẽ giúp cho cơ thể ngày càng trở nên tự điều chỉnh thẳng và cân bằng hơn, các bệnh lý về cột sống cũng từ từ giảm hẳn và ý thức từ đó cũng sẽ được phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.


 

* Tăng cường và cân bằng nguồn năng lượng âm dương cho cơ thể:
 
- Nhờ rung động thư giản theo tư thế ôm thân cây sẽ giúp cho việc thu năng lượng Âm của đất vào cơ thể qua 2 lòng bàn chân (huyệt Dũng Tuyền) và nguồn năng lượng Dương của Trời qua đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), từ đó giúp cân bằng âm dương trong cơ thể và tăng cường nguồn năng lượng cho cơ thể một cách rất dồi dào. Nhờ vậy mà cơ thể ngày trở nên cường tráng hơn, khí lực cơ thể ngày càng mạnh mẽ, tinh thần minh mẫn, tăng tính miễn dịch, loại trừ sự mệt mỏi…

- Động tác xoay tròn hông sẽ giúp dần dần khai mở được 2 đại huyệt là Mệnh Môn và Quan Nguyên (gần huyệt Khí Hải), từ đó sẽ giúp cho việc tăng cường Nguyên khí để nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể.
 
* Đẩy dần độc tố và các mầm bệnh ra ngoài cơ thể:
 
- Việc dang tay ra, căng hai vai vuông góc với chiều thẳng đứng của cơ thể để mở rộng xương đốt sống cổ thứ 7 (huyệt Đại Chùy) xuống các đường kinh Dương để gặp nhau ở một điểm ngay phía dưới. Việc rung động nhẹ nhàng, mở rộng hai bên nách sẽ giúp cho nguồn năng lượng xấu từ lồng ngực thoát ra phía các ngón tay được dễ dàng hơn.
 
- Rất có thể trong lúc khởi đầu thực hành động tác này mọi người sẽ gặp các phản ứng sau: đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn, ngứa khắp vùng trên cơ thể, mệt mỏi, nước tiểu sậm màu hoặc gia tăng lượng nước tiểu… Các triệu chứng này sẽ dần biến mất sau vài ngày. Nếu là bệnh nặng có thể kéo dài lâu hơn hoặc sẽ có các dấu hiệu trầm trọng hơn. Tuy nhiên dù có hay không có các triệu chứng trên, nếu mọi người luyện tập thường xuyên theo động tác rung động này mỗi ngày thì việc loại bỏ các độc tố và các mầm bệnh vẫn tiếp tục diễn ra mà mình có thể không thể nhận ra. Những ai nhạy cảm sẽ cảm nhận một cách rõ ràng hơn như cảm nhận được cơ thể của mình ngày càng trở nên nhẹ nhàng hơn, phấn khởi hơn. Ở một số người khác thì một vài căn bệnh cũ có thể bị tái phát rồi sau đó sẽ biến đi vĩnh viễn giống như năng lượng đã tẩy rửa những dấu vết độc tố và mầm bệnh tiềm ẩn trong các tế bào của cơ thể.
 
* Giúp khai mở dần các luân xa trong cơ thể, khai thông các đường kinh mạch, dần dần khai mở các tiềm năng trong cơ thể và giúp cơ thể ngày càng nhạy cảm hơn với giác quan thứ 6:
 
- Trong môn Cảm Xạ Học, “Rung động thư giản tư thế ôm thân cây” là một bài tập rất quan trọng và không thể thiếu được vì nhờ động tác này sẽ giúp cho các Cảm Xạ Viên dần dần khai mở được 7 luân xa, khai thông các đường kinh mạch, dần dần khai mở các tiềm năng trong cơ thể và giúp cơ thể ngày càng nhạy cảm hơn với giác quan thứ 6.
Chánh Tuân.