19 thg 11, 2013

Bài thuốc chữa vô sinh do biến chứng quai bị


Với bài thuốc này, nhiều trường hợp vô sinh nam, teo tinh hoàn do biến chứng quai bị đã có con khi tinh trùng trở nên đầy đủ và khỏe mạnh.
Biến chứng viêm, teo tinh hoàn là một biến chừng thường gặp ở bé trai tuổi dậy thì. Trong trường hợp này, khả năng sinh tinh của người bệnh có thể bị kém, số lượng tinh trùng nhiều trường hợp bằng không.
Dưới đây là bài thuốc của bác sĩ Nguyễn Phú Lâm, Chủ tịch Hội Đông y huyện Mang Thít, Vĩnh Long chia sẻ, nhờ bài thuốc này mà nhiều trường hợp vô sinh nam, teo tinh toàn do bị quai bị đã có con.
Theo Đông y, khi đàn ông mất khả năng hoặc khả năng sinh tinh yếu, thiếu là do tạng thận hư yếu, bởi thận tàng tinh và sinh tinh. Thận vừa tàng chứa tinh của ngũ tạng và tinh sinh dục. Do vậy, bài thuốc phải giúp bổ thận, tráng dương, sinh tinh.
Cụ thể 3 bài thuốc chữa vô sinh nam:
Nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm
Nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm
Bài 1: nhục thung dung 200g, thục địa 100g, huỳnh tinh 100g, kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, xuyên khung 30g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, hoàng kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 50g, đơn sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc giác giao 40g, lộc nhung 20g.
Trong đó: thục địa, nhục thung dung, huỳnh tinh, kỷ tử: bổ thận sinh tinh; lộc nhung, lộc giác giao: bổ tinh huyết; nhân sâm, đảng sâm, hoàng kỳ, đan sâm: bổ khí, tăng cường sức khỏe; đương quy, xuyên khung: dưỡng huyết; sinh địa, táo nhân: dưỡng huyết, an thần. Các vị thuốc khác có tác dụng hỗ trợ bổ thận cường dương, sinh tinh huyết.
Bài thuốc này còn chữa bệnh rối loạn dương cương, liệt dương, yếu sinh lý rất hay. Thuốc này dùng để ngâm rượu uống.
Bài 2: Hoàng kỳ 400g, đương quy 240g, thạch hộc 240g, nhân sâm 200g, thỏ ty tử 200g, nhục thung dung 200g, mạch môn 160g, hoài sơn 160g, đỗ trọng 160g, sơn thù 160g, kỷ tử 160g, tỏa dương 160g, sa uyển tật lê 160g, xuyên tục đoạn 120g, xuyên ba kích 120g, ngũ vị tử 80g, hồ lô ba 640g, hồ đào nhục 480g, cật dê 12 cái, cật heo 12 cái.
Cật dê và cật heo hấp chín thái mỏng phơi thật khô, tất cả các vị đều tán bột, dùng mật thắng thành châu làm hoàn mỗi hoàn 10g, ngày uống từ 3 – 4 hoàn.
Trong đó: hoàng kỳ, nhân sâm bổ khí tăng cường sinh lực; thỏ ty tử, nhục thung dung, kỷ tử, tỏa dương, ba kích bổ thận cường dương sinh tinh; thạch hộc, sơn thù, ngũ vị tử, hồ lô ba, hồ đào nhục, xuyên tục đoạn bổ thận âm nuôi dưỡng tinh huyết; mạch môn, sa uyển tật lê dưỡng phế sinh tân dịch.cật dê, cật heo kích thích sinh tinh.
Bài 3: Hai bài trên uống chung với bài Cố bản thập bổ hoàn của Hải Thượng Lãn Ông, thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, phục linh 160g, ngưu tất 120g, đỗ trọng 120g, ngũ vị tử 48g, phụ tử 60g, nhục quế 60g, lộc nhung 100g.
Bài thuốc 3 này làm hoàn mềm uống chung với một trong hai bài thuốc trên (bài 1 hoặc bài 2) thì bổ thận sinh tinh đạt hiệu quả rất cao.
Một số điều cần lưu ý:
Qua kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, người bệnh dùng thuốc cần tuân thủ những điều sau:
- Uống thuốc điều độ theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Thông thường thuốc có tác dụng sau nửa liệu trình, khoảng 1 tháng, nhưng nên kiên trì dùng hết thang thuốc rượu thì kết quả sẽ tốt hơn vì chất lượng tinh trùng tốt hơn.
- Trong thời gian chữa bệnh cần sống điều độ, hạn chế tối đa việc uống rượu bia, hút thuốc lá, nếu được bỏ hẳn. Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh.
Nếu có điều kiện nên đi làm lại tinh dịch đồ để thấy hiệu quả của việc uống thuốc như thế nào, số lượng có tăng không, độ di động như thế nào…
Nguồn: http://nguyentandung.org/bai-thuoc-chua-vo-sinh-do-bien-chung-quai-bi.html

Tắm đúng cách để trị bệnh

Tắm đúng cách để trị bệnh
Theo Đông y, con người là một “tiểu Thiên Địa” với đầy đủ Âm Dương, Ngũ Hành: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Khi tất cả những yếu tố đó vận hành trơn tru thì con người sẽ khỏe mạnh, ngược lại nếu bị rối loạn tất sẽ sinh ra các thứ bệnh tật cho cơ thể! Mà một nguyên nhân thường do chính chúng ta gây nên sự rối loạn là TẮM KHÔNG ĐÚNG CÁCH!

Trong con người có một cơ chế điều hòa nhiệt độ rất tinh vi, giữ cho cơ thể một sự quân bình nhiệt độ hợp lý, nơi nào bất ngờ có sự thay đổi khác với “tiêu chuẩn tối ưu”, ngay lập tức trung tâm não bộ sẽ “can thiệp” để “lập lại trật tự”, điều chỉnh nhiệt độ hợp lý nhất cho cơ thể. Khi nóng, các tuyến mồ hôi sẽ tiết ra chất nước + muối (nước muối khi bay hơi sẽ “lạnh” hơn nước nhạt) làm dịu mát da thịt, chống lại cái nóng. Ngược lại khi lạnh, các mao mạch (mạch máu li ti) sẽ co lại khiến máu di chuyển sâu bên dưới da, tránh bớt sư mất nhiệt của cơ thể. Đó là nguyên lý điều nhiệt cơ bản tối ưu.
Nếu tắm không đúng cách, sẽ làm rối loạn cái cơ chế phức tạp đó và sẽ sinh ra bệnh, nhẹ nhất là cảm lạnh sổ mũi nhức đầu, nếu nặng hơn là sưng phổi và viêm phê ́quản… nhưng về lâu về dài, sau quá nhiều lần cơ thể bị đảo lộn trật tự lạnh nóng bất thường, sẽ bị “rối loạn Âm Dương” và do vậy sẽ sinh ra đủ thứ bệnh tật! Vậy tắm thế nào mới gọi là tắm đúng cách? Tắm đúng cách là trước khi tắm phải khóa huyệt đạo lại không cho các huyệt đạo bị “ngấm nước”! Kế tiếp là phải “tập” cho cơ thể “làm quen” với nhiệt độ nước mà ta sắp tắm! Nói thì nghe phức tạp nhưng thực hiện lại rất dễ dàng! Xin làm theo đúng trình tự sau đây:
1/ Ngậm một ngụm nước (nước mà ta sắp dùng để tắm vào người), dùng lưỡi đảo nước trong miệng vì dưới lưỡi có 2 huyệt đạo rất quan trọng cho cơ thể. 
2/ Hít đầy hơi và nín thở (vậy là ta đang “vận công” đó!).

3/ Xối nước từ rốn (rún) xuống chân, trước và sau cho ướt thật đều.

4/ Lấy tay vốc nước đập đập vào dưới phía trước cần cổ (nơi cổ tiếp giáp với ngực) 2, 3 vốc nước như vậy.

5/ Lại vốc nước đập như vậy nhưng lần này là ngay sau ót (nơi cổ tiếp giáp với lưng) 2, 3 lần.

6/ Dội nước từ cổ trở xuống (nhớ là chỉ từ cổ xuống, chừa đầu lại) cho ướt đẫm, cả trước lẫn sau lưng thật đều.
Dội nước lên đầu cho ướt rồi nhổ bỏ ngụm nước trong miệng.

Tất cả 6 động tác nầy chỉ mất chưa đầy 20 giây nhưng nếu trong lúc đang làm mà cảm thấy thấy ngộp thở, ta có thể tạm ngưng “vận công”, hít thở vài hơi dài rồi lại tiếp tục nín hơi, làm tiếp các động tác còn lại.
Quá đơn giản phải không, thưa quý vị? Nhưng xin quý vị cứ làm đúng như vậy mỗi lần tắm thì chỉ sau 3 ngày (thời gian tối thiểu cho cơ thể tự điều chỉnh và “sửa chữa” lại hệ thống bị rối loạn). Quý vị sẽ thấy mình khỏe hẳn hơn lên, các bệnh thông thường như cảm, sổ mũi, nhức đầu v.v... từ từ “quên” quý vị! Và càng lâu về sau, khi bộ máy “tiểu Thiên Địa” vận hành điều hòa như xưa thì nếu quý vị bất ngờ thấy mình bớt hay khỏi hẳn những căn bệnh hiểm nghèo của tuổi trung niên thường có như
huyết áp cao, tiểu đường (diabète ), tim v.v... thì xin yên tâm là mình sẽ còn sống vui, sống khỏe, sống trẻ trung ...dài dài chỉ là nhờ mình biết tắm đúng cách!
Nguồn: Sức khỏe & đời sống.

14 thg 11, 2013

12 lý do để bạn nên đi xe đạp hàng ngày

Tư thế đi xe đúng cách

Để đạp xe được lâu mà ko bị tê tay hay ê mông thì quan trọng nhất là việc phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trên cơ thể, thứ 2 là điều chỉnh xe cho phù hợp với chiều cao của mình, thứ 3 thì mới đến các "công cụ hỗ trợ" như (găng tay, quần bỉm,...):
- cách cầm ghi đông: tay nắm thoải mái, ko nắm quá chặt hay hờ hững, thả lỏng cổ tay - trùng khửu tay - mở rộng bả vai. Có như vậy, trong quá trình đi 2 tay sẽ kết hợp với lưng và vai để đỡ cơ thể nhún nhịp nhàng theo độ nảy của xe, vừa làm giảm lực đè vào cổ tay cũng như giảm độ xóc của xe khi gặp đường xấu. - cách ngồi: điều chỉnh chiều cao yên phù hợp chiều dài chân, ko để quá trùng gây tù chân và ko phát huy lực đạp, nhưng cũng ko quá cao để phải với, có nhiều công thức để tính chiều cao yên (ví dụ như http://www.ebicycles.com/bicycle-tools/saddle-height). Tuy nhiên, cứ dân dã thì ta cứ ngồi lên yên, đạp mà thấy tương đối thẳng chân, khi pedan ở điểm thấp nhất mà đầu gối chỉ hơi co lên 1 chút xíu là ổn. 
- cách đạp: lên/xuống xe thì ko bao giờ nên dán cái mông vào yên cả, chủ động lúc nào cũng hơi nhấp nhổm, đặc biệt là lúc tăng/giảm tốc độ, lúc lên dốc đổ đèo hay khi gặp đường xấu. Đặc biệt cần tuân thủ chiến thuật 4/4/2: có nghĩa là 4 phút ngồi lệch trọng tâm sang mông phải, rồi 4 phút sang trái, tiếp đến 2 phút ngồi cân giữa. Cách ngồi như vậy kết hợp với phương pháp lúc ngồi lúc nhổm thì 2 quả mông đi được cả trăm km cũng ko thấy ê mấy, mà lại bảo vệ tốt cho cả "thằng em" mình nữa.
- size khung xe: bác nào nhỡ sắm 1e xe có size to/nhỏ hơn cỡ người chút xíu thì vẫn có thể chỉnh đc, chỉ cần điều chỉnh tiến/lùi cái yên ra trước/sau, hoặc xoay sở quay ghi đông, potang lên/xuống là cũng cải thiện được đáng kể đấy.
- còn về cái yên: thì càng đi xa đi lâu ta càng cần chọn loại yên tốt là nhỏ và mỏng. giải thích thì dài dòng, nhưng cứ nôm na là như so sánh khi nằm cái giường đệm mút mềm mềm với cái sập gỗ gụ cứng. Mới nằm thì đệm mút sẽ sướng hơn, nhưng khi nằm lâu thì ta sẽ thấy cái nào thoải mái, thoáng mát mà không bị ê mỏi lưng hơn.  Cuối cùng, xin chúc các bạn luôn đạp xe vui - an toàn trên mọi nẻo đường
Ngày nay, chúng ta phải đối mặt với nhiều bệnh tật do sức khỏe kém. Sức khỏe là vàng và có được nó không phải điều đơn giản. Cũng có nhiều cách để chúng ta có một sức khỏe tốt. Ai cũng biết tập thể dục,vận động một cách khoa học thì có lợi cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có điều kiện,có thời gian để làm được điều đó. Theo tôi, đi xe đạp là cách tập luyện đơn giản và là loại hình vận động nhẹ nhàng mà có nhiều lợi ích.
 

12 lý do để bạn nên đi xe đạp hàng ngày

 
Không chỉ vì giá xăng tăng đâu, càng không phải vì lý do tiết kiệm mà ta hãy nên đi xe đạp thường xuyên vì đó là một trong những cách tốt nhất để rèn luyện sức khỏe đấy! 

Tăng cường hệ thống miễn dịch
Đạp xe là hoạt động vừa phải, đạp xe thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để sống khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, cũng giúp tăng cường hoạt động chống lại các tế bào khối u, giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến u bướu.


Tăng sức mạnh cơ bắp
Trên cơ thể con người có tới hàng trăm cơ bắp. Tuy nhiên để duy trì thể lực và sức khỏe của chúng, ta phải vận động thường xuyên.

Nếu như một tuần bạn không hoạt động sẽ làm giảm 50% sức mạnh của hệ thống cơ bắp và có thể làm cơ bắp yếu ớt lâu dài. Thậm chí không vận động còn là nguyên nhân gây lão hóa cơ bắp, khiến các cơ bị co lại.

Nếu bạn kết thân với xe đạp, hầu hết các cơ bắp của cơ thể sẽ được kích hoạt như phần bụng, vai, cánh tay, bắp chân… Điều này khiến hệ thống cơ bắp được tăng cường mạnh mẽ hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Tăng sức mạnh của hệ xương
Những bộ phận của cơ thể được hỗ trợ với nhau bằng cơ bắp, gân và dây chằng.
Việc đi xe đạp thường xuyên có thể ảnh hưởng tích cực đến mật độ xương, giúp bảo vệ, tăng sức mạnh của hệ xương.


Phòng bệnh cột sống và đau lưng
Tư thế khi bạn đi xe đạp sẽ kích thích cơ bắp ở lưng dưới. Bằng cách này, cột sống cũng sẽ được tăng cường và có thể kích thích các cơ bắp nhỏ của các đốt sống. Điều này giúp giảm nguy cơ đau lưng và các vấn đề khác cho chúng ta.

Giảm căng thẳng
Hoạt động thể chất như đi xe đạp hàng ngày có thể là một liều thuốc làm giảm căng thẳng, tạo ra sự thư giãn và cân bằng bên trong cơ thể.

Đi xe đạp đặc biệt lý tưởng cho việc chống căng thẳng của chúng ta theo 2 cách vừa đáp ứng các nhu cầu về hoạt động hoặc tập thể dục, vừa tạo ra tinh thần thoải mái, thư giãn tâm trạng khi đạp xe…


Đốt cháy chất béo, giảm cân
Đi xe đạp có thể giúp đốt cháy các chất béo dự trữ và làm thay đổi sự cân bằng cholesterol trong cơ thể. Từ đó làm giảm trọng lượng cơ thể và làm giảm cholesterol để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

Giảm huyết áp
Đi xe đạp với thời gian vừa phải hàng ngày có thể ngăn chặn tình trạng huyết áp cao, do đó giúp tránh đột quỵ. Giảm huyết áp cũng giúp giảm nhịp tim thấp hơn nếu bạn đi xe đạp thường xuyên.


Giảm nguy cơ ung thư
  Đạp xe thường xuyên đã được chứng minh làm giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng, ung thư núi đôi, tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy.
  Bên cạnh đó việc luyện tập còn rất tốt cho phổi và giúp chống lại ung thư nội mạc tử cung.

Tăng sức mạnh dẻo dai cho cơ thể
Đi xe đạp cũng giống như các bài tập aerobic giúp giảm căng thẳng cho cơ thể và tăng sức bền, sự dẻo dai của các cơ.

Điều này cũng giúp cải thiện khả năng chịu đựng của bạn, giúp bạn vượt qua mệt mỏi nhanh hơn và thúc đẩy cảm giác hạnh phúc ...


Cơ thể hấp dẫn hơn
Đi xe đạp có thể ảnh hưởng tích cực đến việc kiểm soát trọng lượng cơ thể để vóc dáng trở nên thon gọn và khỏe khoắn hơn.

Ngoài ra, làn da của bạn cũng được hưởng lợi và trở nên hồng hào hơn do quá trình trao đổi chất được kích thích.

Tăng chất lượng cuộc sống
Hoạt động thể chất có ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc và sức khỏe của cá nhân bạn. Đi xe đạp hàng ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống vì nó cung cấp những lợi ích cả về thể chất và tình cảm, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhiều lợi ích khác
1. Bảo vệ môi trường. Khí thải do phương tiện giao thông (CO, CO2...), chiếm >= 13% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Tất nhiên sẽ giảm hẳn tình trạng ấy, nếu tất cả chúng ta cùng...trèo lên yên xe đạp. Đồng thời cũng giảm ô nhiễm tiếng ồn,vì ở thành phố, 80% tiếng ồn có nguồn gốc từ xe cộ.

2. Giảm stress: vì chúng ta có thể trò chuyện với nhau thoải mái khi đi xe đạp. Đặc biệt tạo cơ hội làm quen, bắt chuyện dễ dàng khi các bạn nam muốn kết bạn với các bạn nữ.

3. Tiết kiệm: Chi phí cho việc sở hữu một chiếc xe đạp  không nhiều. Ngoài ra, khỏi lo việc giá xăng tăng

4.  Tranh thủ được thời gian khi đi bằng xe đạp do phương tiện nhỏ, gọn có thể luồn lách được và đậu xe dễ dàng. Trong khi, kẹt xe tắc tắc đường rất phổ biến trong các thành phố lớn.

Một số phương pháp đi xe đạp có lợi cho sức khỏe

Đạp xe ở mức độ chậm
Đạp xe ở mức độ chậm, liên tục trên 20 phút có thể đốt cháy lượng mỡ lớn dư thừa, chính vì thế hình thức luyện tập này rất có lợi với các bạn muốn giảm béo.
Nhịp tim: Không vượt quá 65% nhịp tim tối đa.
Đạp xe với tốc độ nhanh
Hoạt động này rất tốt cho sự săn chắc của các cơ ở đùi, một bài tập tốt cho tim mạch và phổi, đồng thời giúp lưu thông dưỡng khí, hay nói cách khác, nó sẽ giúp bạn tiêu tan cảm giác khó chịu của cơ thể.
Ngoài ra, đạp xe với tốc độ nhanh còn giúp bạn có thể làm việc ở cường độ cao trong thời gian dài.
Nhịp tim: Có thể đạt tới trên 85% nhịp tim tối đa.
Kết hợp đạp xe nhanh-chậm
Ngoài việc giúp lưu thông khí huyết, tác dụng tốt với tim và phổi, đạp xe còn giúp bạn tăng thêm hứng thú vận động nếu biết đạp xe đúng cách, cụ thể ở đây là sử dụng phương pháp luyện tập hợp lí, kết hợp với việc đạp xe nhanh chậm luân phiên.
Đạp xe với tốc độ trung bình
Cách luyện tập cơ thể tốt nhất là kết hợp nhiều phương pháp luyện tập. ngoài ra, người luyện tập lúc mới bắt đầu nên đi xe tốc độ không quá nhanh, trong khoảng thời gian từ 20-40 phút. Trong đó, những lúc mệt mỏi, bạn có thể đi xe chậm từ 1-2 phút để hồi phục lại sức lực. Rồi tăng dần thời gian cũng như cường độ luyện tập.
Nhịp tim: Đó là cách kiểm soát nhịp tim ở mức 65-85% nhịp tim tối đa, là cách luyện tập rất tốt cho tim phổi và điều hòa khí trong cơ thể.