16 thg 12, 2013

Hệ số can chi và lục thập hoa giáp

Hệ số can chi và lục thập hoa giáp

Hệ số can chi:

Hệ số quan trọng nhất trong lịch pháp phương Đông là hệ số 10 (thập can), hệ số 12 thập nhị chi, hệ số 60 tức lục thập hoa giáp, 6 chu kỳ hàng chi kết hợp với 10 chu kỳ hàng can 6x10=60 (lục giáp).

Thập can( tức là 10 thiên can): theo thứ tự:

1 - Giáp
2 - Ất
3 - Bính
4 - Đinh
5 - Mậu
6 - Kỷ
7 - Canh
8 - Tân
9 - Nhâm
10 - Quý

Thập nhị chi (12 địa chi): theo thứ tự:


1 - Tý
2 - Sửu
3 - Dần
4 - Mão
5 - Thìn
6 - Tỵ
7 - Ngọ
8 - Mùi
9 - Thân
10 - Dậu
11 - Tuất
12 - Hợi

Can chi nào là số lẻ là dương, can chi nào là số chẵn là âm. Dương can chỉ kết hợp với dương chi, âm can chỉ kết hợp với âm chi.

Sự kết hợp hàng can với ngũ hành và tứ phương

Giáp
: Dương mộc 
Phương Đông
Ất
: Âm mộc
Phương Đông
Bính
: Dương hoả  
Phương Nam
Đinh
: Âm Hoả
Phương Nam
Mậu
: Dương Thổ  
Trung ương
Kỷ
: Âm thổ
Trung ương
Canh
: Dương Kim
Phương Tây
Tân
: Âm Kim
Phương Tây
Nhâm
: Dương Thuỷ
Phương Bắc
Quý
: Âm Thuỷ
Phương Bắc

Sự kết hợp hàng chi với ngũ hành và tứ phương:

Hợi
: Âm Thuỷ
Phương Bắc
: Dương Thuỷ
Phương Bắc
Dần
: Dương mộc 
Phương Đông
Mão
: Âm mộc
Phương Đông
Ngọ
: Dương hoả
Phương Nam
Tỵ
: Âm Hoả
Phương Nam
Thân
: Dương Kim
Phương Tây
Dậu
: Âm Kim
Phương Tây
Sửu
: Âm thổ
Phân bố đều bốn phương
Thìn
: Dương Thổ
Phân bố đều bốn phương
Mùi
: Âm thổ
Phân bố đều bốn phương
Tuất
: Dương Thổ
Phân bố đều bốn phương

Can chi tương hình, tương xung, tương hại, tương hoá, tương hợp;

Tương hình(xấu) (chỉ tính hàng chi):

Trong 12 chi có 8 chi nằm trong 3 loại chống đối nhau:

1.Tý và Mão            Chống nhau
2. Dần, Tỵ và Thân   Chống nhau
3. Sửu, Mùi và Tuất  Chống nhau

Và hai loại tự hình: Thìn chống thìn, Ngọ chống Ngọ (chỉ có Dậu và Hợi là không chống ai)

Tương xung (xấu) hàng can có  4 cặp tương xung (gọi là tứ xung).

Giáp (Phương Đông) xung với Canh (Phương Tây) đều Dương

Ất (Phương Đông) xung với Tân (Phương Tây) đều Âm.
Bính (Phương Nam) xung với Nhâm(Phương Bắc) đều Dương.
Đinh (Phương Nam) xung với Quý (Phương Bắc) đều Âm.

Hàng chi có 6 cặp tương xung (gọi là lục xung):

1 - Tý xung     
7 - Ngọ (đều Dương và Thuỷ Hoả xung khắc)
2 - Sửu xung
8 - Mùi (đều Âm)
3 - Dần xung
9 - Thân (đều Dương và Kim Mộc xung khắc)
4 - Mão xung
10 - Dậu (đều Âm và Kim mộc xung khắc)
5 - Thìn xung 
11 -Tuất (đều Dương)
6 - Tỵ xung
12 - Hợi (đều Âm và Thuỷ Hoả xung khắc)

  • Phương Đông Tây Nam Bắc đối nhau.
  • Khí tiết nóng lạnh khác nhau.

o        Tương hại (xấu) có 6 cặp hàng chi hại nhau:

1. Tý - Mùi   
2. Sửu – Ngọ           
3. Dần - Tỵ
4. Mão - Thìn
5. Thân - Hợi           
6. Dậu - Tuất

o        Tương hoá (tốt) theo hàng can có 5 cặp tương hoá (đối xứng nhau).

1. Giáp-Kỷ hoá Thổ (âm dương điều hoà).
2. Ất-Canh hoá Kim (âm dương điều hoà).
3. Bính-Tân hoá Thuỷ (âm dương điều hoà).
4. Đinh-Nhâm hoá Mộc (âm dương điều hoà).
5. Mậu-Quý hoá Hoả (âm dương điều hoà).

Tuy phương đối nhau nhưng một âm một dương, âm dương điều hoà trở thành tương hoá, hoá để hợp.

o        Tương hoá (tốt): Trong 12 chi có hai loại: lục hợp và tam hợp.

Lục hợp:

Tý và Sửu hợp Thổ.
Dần và Hợi hợp Mộc.
Mão và Tuất hợp Hoả.
Thìn và Dậu hợp Kim.
Thân và Tỵ hợp Thuỷ.
Ngọ và Mùi : thái dương hợp thái âm.

Thuyết “ Tam mệnh thông hội” giải thích rằng: hễ hoà hợp, âm dương tương hoà, thì khí âm khí dương hợp nhau. Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là 6 dương chi gặp Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi 6 âm chi. Một âm một dương hoà hợp với nhau.

Tam hợp có 4 nhóm : cách 3

1. Thân Tý, Thìn hợp Thuỷ.
2. Hợi, mão, Mùi hợp mộc.
3. Dần, Ngọ, Tuất hợp Hoả.
4. Tỵ, Dậu, Sửu hợp Kim.

 
                     Bảng tra Cung mệnh Can chi và Ngũ Hành  
  Tử vi, hay tử vi đẩu số, là một hình thức bói toán vận mệnh con người được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, Can Chi… bằng cách lập lá số tử vi với Thiên bàn, địa bàn và các cung sao; căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người.
               CUNG BÁT TRẠCH NĂM TUỔI CUNG HÀNH NAM NỮ
CUNG BÁT TRẠCH
NĂM
TUỔI
CUNG
HÀNH
NAM
NỮ
1924
Giáp Tý
Tốn
Khôn
Kim +
1925
Ất Sửu
Chấn
Chấn
Kim -
1926
Bính Dần
Khôn
Tốn
Hỏa +
1927
Đinh Mão
Khảm
Cấn
Hỏa -
1928
Mậu Thìn
Ly
Càn
Mộc +
1929
Kỷ Tỵ
Cấn
Đoài
Mộc -
1930
Canh Ngọ
Đoài
Cấn
Thổ +
1931
Tân Mùi
Càn
Ly
Thổ -
1932
NhâmThân
Khôn
Khảm
Kim +
1933
Quý Dậu
Tốn
Khôn
Kim -
1934
GiápTuất
Chấn
Chấn
Hỏa +
1935
Ất Hợi
Khôn
Tốn
Hỏa -
1936
Bính Tý
Khảm
Cấn
Thủy +
1937
Đinh Sửu
Ly
Càn
Thủy -
1938
Mậu Dần
Cấn
Đoài
Thổ +
1939
Kỷ Mão
Đoài
Cấn
Thổ -
1940
Canhthìn
Càn
Ly
Kim +
1941
Tân Tỵ
Khôn
Khảm
Kim -
1942
Nhâm Ngọ
Tốn
Khôn
Mộc +
1943
Qúy Mùi
Chấn
Chấn
Mộc -
1944
GiápThân
Khôn
Tốn
Thủy +
1945
Ất Dậu
Khảm
Cấn
Thủy -
1946
BínhTuất
Ly
Càn
Thổ +
1947
Đinh hợi
Cấn
Đoài
Thổ -
1948
Mậu Tý
Đoài
Cấn
Hỏa +
1949
Kỷ Sửu
Càn
Ly
Hỏa -
1950
Canh Dần
Khôn
Khảm
Mộc +
1951
Tân Mão
Tốn
Khôn
Mộc -
1952
NhâmThìn
Chấn
Chấn
Thủy +
1953
Quý Tỵ
Khôn
Tốn
Thủy -
1954
Giáp Ngọ
Khảm
Cấn
Kim +
1955
Ất Mùi
Ly
Càn
Kim -
1956
Bính thân
Cấn
Đoài
Hỏa +
1957
Đinh Dậu
Đoài
Cấn
Hỏa -
1958
Mậu Tuất
Càn
Ly
Mộc +
1959
Kỷ Hợi
Khôn
Khảm
Mộc -
1960
Canh Tý
Tốn
Khôn
Thổ +
1961
Tân Sửu
Chấn
Chấn
Thổ -
1962
Nhâm Dần
Khôn
Tốn
Kim +
1963
Quý Mão
Khảm
Cấn
Kim -
1964
GiápThìn
Ly
Càn
Hỏa +
1965
Ất Tỵ
Cấn
Đoài
Hỏa -
1966
Bính Ngọ
Đoài
Cấn
Thủy +
1967
Đinh Mùi
Càn
Ly
Thủy -
1968
Mậu Thân
Khôn
Khảm
Thổ +
1969
Kỷ Dậu
Tốn
Khôn
Thổ -
1970
CanhTuất
Chấn
Chấn
Kim +
1971
Tân Hợi
Khôn
Tốn
Kim -
1972
Nhâm Tý
Khảm
Cấn
Mộc +
1973
Quý Sửu
Ly
Càn
Mộc -
1974
Giáp Dần
Cấn
Đoài
Thủy +
1975
Ất Mão
Đoài
Cấn
Thủy -
1976
BínhThìn
Càn
Ly
Thổ +
1977
Đinh Tỵ
Khôn
Khảm
Thổ -
1978
Mậu Ngọ
Tốn
Khôn
Hỏa +
1979
Kỷ Mùi
Chấn
Chấn
Hỏa -
1980
CanhThân
Khôn
Tốn
Mộc +
1981
Tân Dậu
Khảm
Cấn
Mộc -
1982
NhâmTuất
Ly
Càn
Thủy +
1983
Quý Hợi
Cấn
Đoài
Thủy -
1984
Giáp tý
Đoài
Cấn
Kim +
1985
Ất Sửu
Càn
Ly
Kim -
1986
Bính Dần
Khôn
Khảm
Hỏa +
1987
Đinh Mão
Tốn
Khôn
Hỏa -
1988
Mậu Thìn
Chấn
Chấn
Mộc +
1989
Kỷ Tỵ
Khôn
Tốn
Mộc -
1990
Canh Ngọ
Khảm
Cấn
Thổ +
1991
Tân Mùi
Ly
Càn
Thổ -
1992
NhâmThân
Cấn
Đoài
Kim +
1993
Quý Dậu
Đoài
Cấn
Kim -
1994
GiápTuất
Càn
Ly
Hỏa +
1995
Ất Hợi
Khôn
Khảm
Hỏa -
1996
Bính Tý
Tốn
Khôn
Thủy +
1997
Đinh Sửu
Chấn
Chấn
Thủy -
1998
Mậu Dần
Khôn
Tốn
Thổ +
1999
Kỷ Mão
Khảm
Cấn
Thổ -
2000
Canhthìn
Ly
Càn
Kim +
2001
Tân Tỵ
Cấn
Đoài
Kim -
2002
Nhâm Ngọ
Đoài
Cấn
Mộc +
2003
Qúy Mùi
Càn
Ly
Mộc -
2004
GiápThân
Khôn
Khảm
Thủy +
2005
Ất Dậu
Tốn
Khôn
Thủy -
2006
BínhTuất
Chấn
Chấn
Thổ +
2007
Đinh hợi
Khôn
Tốn
Thổ -
2008
Mậu Tý
Khảm
Cấn
Hỏa +
2009
Kỷ Sửu
Ly
Càn
Hỏa -
2010
Canh Dần
Cấn
Đoài
Mộc +
2011
Tân Mão
Đoài
Cấn
Mộc -
2012
NhâmThìn
Càn
Ly
Thủy +
2013
Quý Tỵ
Khôn
Khảm
Thủy -
2014
Giáp Ngọ
Tốn
Khôn
Kim +
2015
Ất Mùi
Chấn
Chấn
Kim -
2016
Bínhthân
Khôn
Tốn
Hỏa +
2017
Đinh Dậu
Khảm
Cấn
Hỏa -
2018
Mậu Tuất
Ly
Càn
Mộc +
2019
Kỷ Hợi
Cấn
Đoài
Mộc -
2020
Canh Tý
Đoài
Cấn
Thổ +
2021
Tân Sửu
Càn
Ly
Thổ -
2022
Nhâm Dần
Khôn
Khảm
Kim +
2023
Quý Mão
Tốn
Khôn
Kim -
2024
GiápThìn
Chấn
Chấn
Hỏa +
2025
Ất Tỵ
Khôn
Tốn
Hỏa -
2026
Bính Ngọ
Khảm
Cấn
Thủy +
2027
Đinh Mùi
Ly
Càn
Thủy -
2028
Mậu Thân
Cấn
Đoài
Thổ +
2029
Kỷ Dậu
Đoài
Cấn
Thổ -
2030
CanhTuất
Càn
Ly
Kim +
2031
Tân Hợi
Khôn
Khảm
Kim -
2032
Nhâm Tý
Tốn
Khôn
Mộc +
2033
Quý Sửu
Chấn
Chấn
Mộc -
2034
Giáp Dần
Khôn
Tốn
Thủy +
2035
Ất Mão
Khảm
Cấn
Thủy -
2036
BínhThìn
Ly
Càn
Thổ +
2037
Đinh Tỵ
Cấn
Đoài
Thổ -
2038
Mậu Ngọ
Đoài
Cấn
Hỏa +
2039
Kỷ Mùi
Càn
Ly
Hỏa -
2040
CanhThân
Khôn
Khảm
Mộc +
2041
Tân Dậu
Tốn
Khôn
Mộc -
2042
NhâmTuất
Chấn
Chấn
Thủy +
2043
Quý Hợi
Khôn
Tốn
Thủy -

                    Cách tính cung mệnh và tuổi làm nhà như sau:
                    Lập Bảng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Nam
Khảm
Ly
Cấn
Đoài
Càn
Khôn
Tốn
Chấn
Khôn
Nữ
Cấn
Càn
Đoài
Cấn
Ly
Khảm
Khôn
Chấn
Tốn
 Cách tính như sau: Lấy năm sinh (âm lịch) chia 9 ta có số dư. Lấy số dư đối chiếu bảng trên ta sẽ được cung mệnh nam hoặc nữ.
Thí dụ: Sinh năm 1980, lấy 1980 chia 9 ta có số dư là 9. Đối chiếu bảng trên ta tính được : nam-cung Khôn; nữ-cung Tốn.
-Sinh năm 1979, lấy 1979 chia 9 ta có số dư là 8. Đối chiếu bảng trên ta có nam và nữ đều cung Chấn.
Để tính nhanh các bạn dùng phương pháp 9 bỏ. Thí dụ sinh 1979-bỏ 2 số 9, còn lại 1+7=8. vậy nam nữ đều cung Chấn.
Nhận xét:
-Cung mệnh có tính chu kỳ 9 năm lặp lại.
-Cung mệnh nam (trừ số 9), theo thứ tự có tính đối cung trong tiên thiên bát quái:
Khảm đối Ly; Cấn đối Đoài; Càn đối Khôn; Tốn đối Chấn.
-Xét cung Nam và cung nữ: Số 8 nam nữ đồng cung Chấn; số 1 nam Khảm, nữ Cấn; số 6 nữ Khảm, nam Khôn. Còn lại có tính hoán vị: nam-Càn, nữ-Ly; nữ-Càn, nam-Ly ...
Ta chỉ cần thuộc tính cung mệnh nam, sau đó dựa vào nhận xét trên là suy ra được cung mệnh nữ.
Sau khi tính được cung mệnh ta phân ra:
- Đông tứ mệnh gồm: Khảm (Bắc), Ly (nam), Chấn (Đông), Tốn (Đông Nam).
- Tây tứ mệnh gồm : càn (TB), đoài (tây), cấn (ĐB), khôn (TN).
 Còn có cách tính khác, Thí dụ1: Bạn sinh năm 1864, dùng phương pháp 9 bỏ (tương đương cộng tổng từng số năm sinh trừ 9 liên tiếp) thì dễ dàng có được số 1, vậy nam cung Khảm, nữ cung Cấn.
 Thí dụ 2: Bạn sinh năm 2150, dễ dàng nhận ra số 8 (2+1+5), vậy nam nữ đồng cung Chấn. Việc dùng 1 phép tính nữa (11- số dư) để chuyển về được số của hậu thiên cũng là 1 cách tính. Phương pháp này cần thêm 1 phép tính, mặt khác gặp trường hợp số dư là 1, thì ta sẽ có: 11-1=10 ? Cách này áp dụng tốt cho người đã thành thạo về Bát quái.

14 thg 12, 2013

Bài Học Từ Hai Quốc Gia

ST


Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan: “Việt Nam không phát triển được vì có quá nhiều tài nguyên”

Theo Hoàng Vân (Trí thức trẻ – 11/12/2013)

Con người Thụy Sĩ từ không có gì tạo ra mọi thứ. Trong khi đó, Việt Nam có tất cả nhưng lại không có gì.



“Tại sao Thụy Sĩ giàu vậy? Về tài nguyên, Thụy Sĩ  không có gì cả, trong khi Việt Nam lại có quá nhiều”, Đó là câu hỏi thường trực của Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan, người đã từng nhiều lần đặt chân lên Thụy Sĩ.

Nếu so sánh kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Sĩ thì quả là quá khập khiễng.  Năm 2012, GDP của Thụy Sĩ đạt hơn 600 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là trên 75 nghìn USD, gấp rưỡi cường quốc Mỹ.

Thụy Sĩ cũng có tỷ lệ bằng sáng chế, tỷ lệ số người đoạt giải Nobel trên đầu người cao nhất thế giới, được xếp hạng là quốc gia cạnh tranh nhất thế giới và hệ thống giáo dục cũng thuộc loại tốt nhất thế giới. Trong ngân hàng , dược phẩm, máy móc, thậm chí dệt may, ở bất cứ lĩnh vực nào công ty Thụy Sĩ cũng xếp hạng cùng với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu lớn nhất và mạnh nhất .
Tuy nhiên, nền kinh tế Thụy Sĩ không phải tự dưng mà có được như ngày hôm nay, nó cũng phải trải qua rất nhiều bước thăng trầm để chuyển mình. Trong buổi ra mắt cuốn sách “Swiss Made – Chuyện chưa từng được kể về những thành công phi thường của đất nước Thụy Sĩ”, Ông Vũ Khoan nhận định, Việt Nam cũng có thể học theo người Thụy Sĩ trong 4 điểm chính: 

Thứ nhất, phát triển kinh tế mũi nhọn. Không phải mũi nhọn theo kiểu nền kinh tế quả mít như của nước ta (ngành nào cũng “nhọn”?). Thụy Sĩ tập trung vào 2 ngành chính: Nông nghiệp và Du lịch, cũng là 2 ưu thế lớn nhất của họ. “Đến ngày nay, Thụy Sĩ đã phát triển nông nghiệp tới mức ai cũng biết Nestlé của Thụy Sĩ, sô-cô-la Thụy Sĩ, pho mát Thụy Sĩ. Còn du lịch ở Thụy Sĩ là số 1 thế giới”, ông Vũ Khoan cho biết.

Trong khi đó, theo Việt Nam cũng có tiềm năng ở cả 2 lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Nhưng tiềm năng chỉ mãi là tiềm năng. Ở mặt nông nghiệp, Việt Nam chưa có thương hiệu nào nổi tiếng, ở mặt du lịch, Việt Nam có những bãi biển, hang động đẹp nhất thế giới nhưng ngành du lịch chưa đem lại nhiều giá trị.

Cái họ không có thì họ tạo nên được, đó là vấn đề đáng học hỏi ở đất nước này. Họ chọn những ngành cần trí tuệ, công nghệ cao và dịch vụ – đó là các ngành nghề phát triển mạnh. Còn Việt Nam chọn lĩnh vực nào – thực sự là chưa rõ. Mặc dù, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều mũi nhọn nhưng tôi nghĩ đó là mũi tù chứ không phải mũi nhọn”.
Điều thứ 2 mà Việt Nam có thể học hỏi từ Thụy Sĩ đó là vấn đề đào tạo nhân lực. Những nước không có tài nguyên thiên nhiên, con người luôn mang yếu tố quyết định. Đất nước này đã có các chương trình đào tạo nhân lực tốt nhưng vẫn đặc biệt chú ý tới dạy nghề. Dạy nghề của người Thụy Sĩ hiện nằm trong top tốt nhất thế giới.

Điều thứ 3, đó là tinh giản bộ máy Nhà nước. “Bộ máy nhà nước của Thụy Sĩ rất nhỏ nhưng tiết kiệm và hiệu quả.

“Tôi nhớ mãi cuộc gặp với Tổng thống Thụy Sĩ, tôi rất ngạc nhiên vì ông ấy tiếp tôi ở một trạm bưu điện, phòng tiếp rất nhỏ. Tìm hiểu mới biết rằng, tất cả các quan chức ở Thụy Sĩ đi công tác tại các địa phương, chỉ được ở nhà bưu điện thôi, chứ không được ở nhà khách sạn. Trong khi, nước mình nghèo nhưng đi họp toàn ở khách sạn 5 sao”– ông Vũ Khoan nói.

Điều thứ 4, đó là chính sách đối ngoại. Là nước nhỏ sống kẹt giữa các nước lớn nhưng Thụy Sĩ luôn được tôn trọng. Về đối ngoại, họ theo đuổi chính sách trung lập tích cực, tức là một chính sách trung lập không đứng về bên nào cả nhưng có vai trò tích cực đối với người dân. Họ biến đất nước của họ thành tụ điểm của toàn cầu.

Kết lại, điều làm nên sự phi thường của Thụy Sĩ vẫn nằm ở con người, họ biết từ không có gì tạo ra mọi thứ. Trong khi đó, Việt Nam có tất cả nhưng lại không có gì. Trong “Swiss Made”, tác giả có đề cập tới việc người Thụy Sĩ cần 1 phương thuốc chữa bệnh tự mãn, . Tôi nghĩ Việt Nam cũng cần thuốc đó để chữa cả bệnh tự mãn và tự ti”, ông Khoan chia sẻ.

24 thg 11, 2013

Chữa rắn cắn bằng đu đủ non

TRỊ RẮN CẮN BẰNG ĐU ĐỦ NON


Rắn là loài động vật săn mồi từ khi trời chập choạng tối đến sáng hôm sau. Vì vậy, hàm lượng và độ độc của nọc rắn lúc này sẽ nhiều hơn thông thường. Nếu bị rắn cắn vào thời điểm này, nạn nhân sẽ gặp nguy hiểm nhiều hơn. Theo kinh nghiệm Đông y, có thể dùng trái đu đủ non để sơ cứu tại chỗ vết rắn cắn nhằm giữ tính mạng cho nạn nhân. Cách thực hiện như sau:
- Thắt garo cách vết rắn cắn 5 - 10cm về tim, xiết vừa đủ chặt. Cứ 20 phút lại nới nhanh về phía tim khoảng 5cm.
- Nặn máu độc ra cho đến khi hết.
- Dùng dao đâm vào trái đu đủ non (cỡ bằng một nắm tay).
- Lấy bông gòn thấm mủ đu đủ rồi đắp lên vết thương do rắn cắn.
- Có thể dùng garo định vị miếng bông gòn trên vết cắn.
- Bổ nhỏ trái đu đủ (lấy cả vỏ lẫn hạt), giã nát.
- Thêm 1 chén nước vào, khuấy đều.
- Vắt lấy nước rồi cho người bị rắn cắn uống. Cứ 15 phút uống một lần. Mỗi lần 3 muỗng canh, cho đến khi muốn đi đại tiện.
- Sau đó, chuyển bệnh nhân đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để tiếp tục chữa trị.


Thuốc đuổi rắn
Ngoài việc sử dụng cây xanh, nếu muốn xua đuổi rắn ra khỏi khu vực sinh sống, hoặc để rắn không lại gần mình, người dân có thể chế thuốc để đuổi rắn bằng cách lấy 10 củ nén giã nhỏ trộn với 5g hùng hoàng hoặc dùng 1 củ tỏi, 10 nhánh hành hương và một ít thuốc lá sợi, giã nhỏ, đựng vào một túi vải, đeo bên mình. Mùi dược liệu bốc ra sẽ làm rắn tránh xa.
(Theo dược sĩ Đỗ Huy Bích)
Quan niệm sai lầm
Một số người cho rằng cây sả, cây lưỡi hổ cũng có tác dụng xua đuổi rắn. Tuy nhiên, theo lương y Công Đức, cây sả chỉ là một loại gia vị thường dùng để làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn làm từ rắn chứ không hề có chức năng đuổi rắn. Còn cây lưỡi hổ (còn gọi là cây lưỡi cọp vằn, hổ thiệt vằn, hổ vĩ) không có tác dụng đuổi rắn. Vì loài cây này không tiết ra tinh dầu hoặc chất gì có thể làm rắn sợ mà tránh xa cả.
SƯU TẦM

Clip: http://www.youtube.com/watch?v=H-zJjw51oDw