30 thg 10, 2017

Sau 7 ngày hết đau nhức xương khớp

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, với cường độ làm việc căng thẳng, bệnh đau nhức xương khớp không chỉ ở người già mà còn lan rộng sang cả những người trẻ tuổi do thời gian làm việc bàn giấy nhiều giờ, hay chơi game, ít vận động, làm việc nặng nhọc dẫn đến thoái hóa, thoát vị đĩa đệm gây lên chứng đau nhức xương khớp không tài nào chịu được. Còn ở người già thì chứng đau nhức xương khớp phổ biến do nguyên nhân phong – hàn – thấp (tức là gió – lạnh – ẩm). Những tác nhân môi trường này đi vào cơ thể con người gây giảm chức năng của xương khớp và kèm theo những biểu hiện đau đớn. Các cụ hay nói đùa là bản thân không khác gì “đài dự báo thời tiết” vì quả thực khi trời sắp mưa hay độ ẩm cao chứng đau tê phong thấp lại gia tăng.Theo Đông Y, chứng tê đau phong hàn thấp chia đại thể thành 3 dạng
– Thể phong thấp
      Triệu chứng: Các khớp và thân thể đau nhức, đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia, đau di chuyển, các khớp khó cử động , cơ thể phát sốt, toàn thân mệt mỏi giống với bệnh viêm khớp, thích nằm.
– Thể tê thấp
      Triệu chứng: Đau nhức nặng nề, da thịt tê bì, đi lại chậm chạp khó khăn giống với bệnh tê bì chân tay, đau dai dẳng, nhận biết cảm giác bị giảm. Nếu bệnh nặng có thể bị tê liệt một bên cơ thể. 
– Thể hàn thấp
       Triệu chứng: Đau ở một khớp hoặc nhiều khớp, đau cố định, không chạy như phong thấp. Càng lạnh càng đau. Đau nhiều về đêm. Các khớp khó co duỗi. Chân tay lạnh, da lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn, đại tiện thường lỏng.Đau lâu ngày, thường sinh ra thể thứ 4 là:
– Thể nhiệt tí
        Triệu chứng: Các khớp sưng nóng đỏ đau, đau có mủ hay đau đến toát mồ hôi, đồng thời kèm theo một trong những biểu hiện đau của các thể trên.
       Xin chia sẻ với tất cả mọi người, một bài thuốc hiệu quả, đơn giản, cơ bản, nguyên liệu dễ kiếm rẻ tiền để chữa tất cả các chứng đau kể trên.
Gồm: 
- Lá đinh lăng 30 gam khô hoặc 50 – 60 gam tươi
- Lá cây trinh nữ 30 gam khô hoặc 50 – 60 gam tươi
- Lá lốt (cả rễ) 30 gam khô hoặc 50 – 60 gam tươi
- Rửa sạch bỏ 1,5 lít nước đun còn 1 lít uống cả ngày.
Theo Đông y, Lá lốt vị cay, tính ấm, trị được phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại. ỉa chảy, thận bàng quang lạnh,…Lá cây trinh nữ vị ngọt, hơi se, tính hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Lá cây xấu hổ được dùng an thần, chữa mất ngủ. Kinh nghiệm người dân miền Trung đào rễ cây về chữa đau xương khớp, thoát vị có hiệu quả cao.Lá đinh lăng vị bùi, đắng, thơm mát. Lá đinh lăng bổ huyết, tăng sức đề kháng của cơ thể. Mà theo y lý, khi chính khí là khí huyết mạnh thì sẽ tự đuổi tà khí (phong – hàn – thấp) ra ngoài.

10 thg 10, 2017

Lở loét, mất cả da chân… chỉ vì miếng dán thải độc


9
Bệnh viện Da liễu đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân “tiền mất tật mang” vì sử dụng miếng dán thải độc. Có những người đến viện trong tình trạng, da chân lở loét, sưng tấy, có nhiều mụn mủ đã vỡ ra mủ xanh, mủ vàng, thậm chí có những người bệnh đã mất cả một mảng da chân lớn sau khi lột miếng dán.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc sử dụng miếng dán ở lòng bàn chân khi chưa được chứng minh và thử nghiệm rõ ràng về tác dụng là điều vô cùng nguy hiểm.
Cầu cứu bác sĩ sau khi dán miếng dán thải độc
Theo lời kể của các bác sĩ bệnh viện Da liễu, mới đây có bệnh nhân vào khám với hai gan bàn chân tấy đỏ, bị bỏng rát, nổi mụn nước, đau đớn không thể đi lại. Thú tội với bác sĩ rằng thấy quảng cáo nói chỉ cần dán miếng dán thải độc trước khi đi ngủ hàng ngày thì tất cả những độc tố tồn tại lâu năm trong cơ thể sẽ được hút ra hết.
Tin vào sự “thần kỳ” này, bệnh nhân đã chăm chỉ dán vào gan bàn chân mỗi đêm trước khi đi ngủ. Được 1 tuần thì thấy gan bàn chân sưng đỏ, ngứa nhưng vẫn cố dán thêm vài ngày nữa. Cho đến ngày thứ 10, khi bóc miếng dán đã phải “khóc thét” vì nhiều mụn mước đã vỡ có mủ. Không thể chịu đựng đau đớn, bệnh nhân đành phải vào viện cầu cứu bác sĩ.
Một bệnh nhân khác đến bệnh viện Châm cứu Trung ương khám với gan bàn chân không còn da, chảy nước vàng. Người bệnh này sử dụng miếng dán giải độc trong nhiều ngày và đến khi bóc miếng dán ra đã xé rách cả mảng da. Không biết thải độc được bao nhiêu độc tố trong cơ thể mà phải chịu đôi chân nhức nhối nhiễm trùng.
Việc sử dụng miếng dán ở lòng bàn chân khi chưa được chứng minh và thử nghiệm rõ ràng về tác dụng là điều vô cùng nguy hiểm. Ảnh minh họa.
Bác sĩ khoa Khám bệnh – bệnh viện Bạch Mai còn kể, có bệnh nhân vào cấp cứu giữa đêm do huyết ấp tăng đột biến, người sốt cao, bứt dứt, khó thở. Người nhà khai, bệnh nhân được bà bạn tặng cho mấy miếng dán thải độc, tối tắm rửa xong hăm hở mang dán, chỉ 1 tiếng sau đã phải vào bệnh viện cấp cứu.
Mặc dù cách đây 1 năm các bác sĩ đã khuyến cáo không nên sử dụng các miếng dán thải độc vì chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh, song nhiều người vẫn sử dụng vì tin vào những lời quảng cáo thần kỳ. Hiện miếng dán thải độc vẫn được bày bán khá nhiều tại các hiệu thuốc, các salon và bán trên các trang mạng.
Miếng dán thải độc gây ra mụn nước, lở loét trên lòng bàn chân người sử dụng. Ảnh minh họa.
Vẫn những lời quảng cáo bùi tai như sản phẩm có xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản, với giá bán từ 300.000 – 800.000 đồng/hộp 10 miếng, giúp thải độc trong cơ thể và góp phần giải quyết nhiều bệnh đặc biệt hiệu quả như: Đau đầu, đau lưng, cơ, viêm khớp, mất ngủ; điều trị biến chứng cho người bị bệnh đái tháo đường, điều chỉnh hệ thống tuần hoàn máu…
Để lừa khách hàng, các quảng cáo luôn nhấn mạnh đến nguyên lý có vẻ rất khoa học như “gan bàn chân, nơi có hơn 60 huyệt đạo thông với 360 huyệt đạo trên cơ thể, được cả nền y học phương Đông lẫn phương Tây nhìn nhận là nơi phản ánh sức khoẻ của con người…”. Điều thần kỳ nhất là sau khi dán vào gan bàn chân 6-8 tiếng, miếng dán sẽ chuyển sang màu tối, đen, xám… Các màu sắc đó chính là các chất cặn bã được đào “hút” ra khỏi cơ thể.
Không có chất độc nào đi ra từ lòng bàn chân
Bác sĩ Trần Văn Năm, viện Y dược học dân tộc khẳng định, trong y học cổ truyền chưa có bằng chứng nào công nhận chất độc từ cơ thể có thể đi qua lòng bàn chân ra ngoài. Lòng bàn chân đúng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, là nơi thể hiện các loại bệnh lý nên trong y học cổ truyền thường có những phương pháp tác động lên gan bàn chân như: Day ấn, xoa bóp, bấm huyệt, dùng từ trường… để góp phần chữa bệnh.
Về việc đổi màu của miếng dán, có thể là kết quả của phản ứng giữa mồ hôi vùng da đó bị bít hơi một thời gian dài và một thành phần nào đó của miếng dán chứ không có chuyện chất độc của cơ thể làm miếng dán đổi màu. Việc sử dụng miếng dán thải độc, bác sĩ Năm khuyên người dùng nên cẩn trọng với những sản phẩm chưa được kiểm định và có nguồn gốc không rõ ràng. Không được nghe theo quảng cáo mà bỏ những loại thuốc đặc trị khiến bệnh tình có biến chứng nặng nề hơn.
Để tìm hiểu về tác dụng của miếng dán giải độc, các chuyên gia tại viện Hóa học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành phân tích thành phần. Trên bao bì sản phẩm có ghi các thành phần bao gồm giấm gỗ, dextrin, chitosan, đá tourmaline, bột ngọc trai, silica tinh khiết và axit glycolic. Trong đó, thành phần axit glycolic được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, có tác dụng tẩy da chết vì tính axit cao.
Tuy nhiên, với nồng độ cao thì đây lại là một chất độc, cực kỳ nguy hiểm cho da khi tiếp xúc. Các chuyên gia cũng khẳng định, các thành phần này không có tác dụng hút chất độc, thậm chí còn là hóa chất độc hại có thể gây kích ứng da, nhiễm trùng da, nặng hơn gây nhiễm trùng máu…
Trong y học cổ truyền chưa có bằng chứng nào công nhận chất độc từ cơ thể có thể đi qua lòng bàn chân ra ngoài. Ảnh minh họa.
Cục Quản lý dược cũng xác nhận cho đến nay, Cục chưa cấp phép lưu hành cho sản phẩm miếng dán giải độc nào. Vì vậy, người dân không nên cả tin vào những lời quảng cáo về miếng dán thải độc dẫn đến nguy hại cho sức khỏe.
Việc sử dụng miếng dán ở lòng bàn chân khi chưa được chứng minh và thử nghiệm rõ ràng về tác dụng là điều vô cùng nguy hiểm. Dưới gan bàn chân của có hệ thống dây thần kinh cùng nhiều huyệt quan trọng. Vì thế, những tác động vào phần này, dù rất nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là các cơ quan nội tạng.
Theo Sức khỏe và Đời sống

4 thg 10, 2017

Chữa ho do lạnh bằng lá đinh lăng

Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, là loại cây nhỏ thường được trồng làm cây cảnh trước nhà. Lá của cây này có tác dụng trị ho rất tốt.
Cây đinh lăng có nhiều loại khác nhau ở hình dạng và kích thước của lá, có đinh lăng lá tròn, lá xẻ thùy lông chim, lá kép. Cây thường cao khoảng 1-2m. Thân nhẵn và ít phân nhánh. Lá kép mọc so le, có bẹ, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại. Mỗi tán mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. 
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều chất B1. Ngoài ra, rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người ta dùng cả thân, lá và rễ để chữa rất nhiều bệnh.
Bột rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng: thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Rễ đinh lăng có chứa 20 acid amin, vitamin nhóm B, các nguyên tố vi lượng, trong đó có một số acid amin mà cơ thể người không thể tổng hợp được.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, nước sắc hoặc bột rễ đinh lăng lá nhỏ có tác dụng bồi bổ, tăng lực, khôi phục sức khỏe khi cơ thể bị suy nhược, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân, làm nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi gắng sức.
Lá cây đinh lăng có tác dụng trị ho rất tốt
Cây đinh lăng là một vị thuốc quý. Lương y Trọng Đức (Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam) cho biết, lá đinh lăng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các chứng ho do thời tiết, ho dai dẳng lâu ngày, ho gió, ho khan… đặc biệt có tác dụng long đờm rất hiệu quả.
Cách dùng đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
  • Đinh lăng (tốt nhất là dùng loai đinh lăng lá nhỏ): 10- 12g khô, nếu là lá đinh lăng tươi thì cần một nắm tay
  • Nước: 1,5 - 2 lít
  • Ấm đun
Cách dùng:
  • Lá đinh lăng rửa sạch dưới vòi nước, thái nhỏ, phơi khô và sao vàng.
  • Mỗi ngày dùng từ 10 – 12g lá đinh lăng đã sao vàng đun uống thay nước hàng ngày
  • Chú ý đun ngày nào uống ngày đó, không để sang ngày hôm sau.
  • Nước từ lá đinh lăng có vị thơm rất dễ uống.
Lương y Trọng Đức
Theo lương y Trọng Đức, bài thuốc trị ho rất tốt và được rất nhiều người áp dụng hiệu quả. Với những trường hợp bị ho nặng chỉ cần uống đến ngày thứ 3 thì các triệu chứng đã giảm đi rất nhiều. Bệnh nhân kiên trì uống nước lá đinh lăng đến khi khỏi bệnh thì dừng lại.
Bài thuốc từ lá đinh lăng an toàn cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên, liều lượng trẻ nhỏ từ 1 - 6 tuổi bằng 1 nửa so với liều lượng của người lớn. Đối với trẻ đang bú mẹ thì mẹ uống cho con bú cũng rất tốt. 
Ngoài tác dụng trị ho, lương y Trọng Đức cho biết cây đinh lăng còn có tác dụng rất tốt trong các trường hợp:
  • Chữa phong thấp, thấp khớp (dùng rễ đinh lăng)
  • Chữa ho suyễn (rễ cây đinh lăng)
  • Nổi mề đay, ngứa, dị ứng (dùng lá đinh lăng)
  • Bổi bổ cơ thể, ngừa dị ứng (rễ nấu nước uống) hoặc có thể ngâm rượu, củ đinh lăng dùng trong các bữa ăn hàng ngày
  • Bảo vệ gan