12 thg 2, 2012

Hai bài thuốc chữa suy thận mạn

- Kết hợp kinh nghiệm của nhiều lương y và những bài thuốc theo cổ phương của hai danh y Việt Nam là Tuệ Tĩnh và Hải thượng Lãn Ông cùng hai bài cổ phương nổi tiếng còn truyền lại là bài "Lục vị" và "Bát vị", GS.TSKH Hoàng Tuấn, nguyên giám đốc Bệnh viện 19/8 đã giúp nhiều người phục hồi chức năng thận.


GS Lâm Quang Thiệp (số nhà 121 Chung cư đường sắt, 35 Láng Hạ, Hà Nội) cho biết: Tôi bị bệnh gút, uống nhiều thuốc chứa corticoid dẫn tới suy thận độ 2 với chỉ số Creatinin trong máu đã lên tới 230mg. Sau 2 tháng uống "bổ thận dưỡng vinh" chỉ số Creatinin trong máu của tôi đã xuống 100mg gần như bình thường. Tôi tiếp tục uống mỗi năm một vài đợt, đến nay sau 14 năm, thận của tôi vẫn ổn định bình thường. Đặc biệt, nhờ uống thuốc Đông y tôi cũng không phải dùng thuốc gút của Tây y nữa mà bệnh cũng giảm nhiều, không còn các cơn đau nặng nữa". Ông Thiệp cho hay, nếu bài thuốc của GS.TS Hoàng Tuấn không được truyền lại thì thật tiếc cho bệnh nhân.

f
GS.TSKH Hoàng Tuấn đang nói về âm dương ngũ hành chữa bệnh tại Trung tâm Unesco.


Theo GS.TSKH Hoàng Tuấn, người bị suy thận là người còn nguyên hai thận nhưng những đơn vị trong thận đã bị hỏng đến 2/3 (hai quả thận gồm 2,5 triệu đơn vị thận), còn nếu thận bình thường thì kể cả khi "cho" một quả thận, chỉ còn một quả, thận bù trừ vẫn hoạt động bình thường. Chữa suy thận là chữa nội thận (thận bên trong) chứ không phải ngoại thận (tinh hoàn) vì quan niệm thận trong Đông y thường được hiểu là gồm cả cơ quan sinh dục của nam giới.
 
Điều trị suy thận mạn bằng Đông y là sử dụng các bài thuốc nuôi dưỡng cơ thể, giải độc lợi tiểu nhằm chống viêm và phục hồi các tế bào sắp chết vì xơ hóa. Tuyệt đối không được dùng các thuốc cả Đông và Tây y sẽ có hại cho thận. Đối với các bệnh nhân suy thận mạn, ông phối hợp theo quan niệm về âm dương, thủy hỏa... của người xưa, dùng cả hai bài thuốc "Lục vị" và "Bát vị", tùy từng bệnh nhân mà gia giảm các liều lượng cho thích hợp.

Thông thường, một bài thuốc của ông có từ 30 - 35 vị, nhiều vị có  tính "thực phẩm", tự tay ông phải đi chọn thuốc và bào chế cho bảo đảm vì cùng một vị thuốc chỉ cần lấy đoạn khác nhau giữa thân, rễ và cành, kết quả cũng khác nhau. Trong quá trình điều trị của mình, ông đã nghiên cứu trên 28 bệnh nhân bị suy thận mạn, có 5 người suy thận có mức urê từ 350 - 370mg% dùng thuốc đến nay hơn 3 năm vẫn còn sống. Trong khi 3 người khác có mức urê như thế cho đi chạy thận nhân tạo đều tử vong không quá được 6 tháng.


Thúy Nga

Sự liên quan giữa sỏi thận và bệnh suy thận

Sự liên quan giữa sỏi thận và bệnh suy thận

 




Sỏi thận hay bệnh sỏi niệu, sỏi bàng quang v.v, dù tên gọi thế nào thì cũng có một nghĩa chung là có sự hình thành chất khoáng cô đặc trong thận hay ở hệ tiết niệu. Phần lớn sỏi thận được hình thành do giảm lượng nước tiểu hay do tăng lượng khoáng chất tạo thành sỏi trong nước tiểu.
Sỏi tiết niệu có thể hình thành trong thận nơi tập hợp nước tiểu, được gọi là bể thận, bàng quang (là nơi giữ nước tiểu trước khi được đưa ra ngoài cơ thể) hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Sỏi thận có nhiều kích cỡ khác nhau, nó có thể từ cỡ nhỏ như những hạt cát và có sỏi lớn bằng quả bóng golf. Có những sỏi tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có sỏi thận gây đau đớn và không thể tự ra ngoài qua đường tiểu nếu không có sự can thiệp của thuốc men hay các phương pháp điều trị khác.

Sỏi thận là gì?

Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do lượng nước quá ít (từ việc mất nước do uống ít nước hoặc tập thể thao quá sức), sự thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu, và/hoặc mức khoáng chất phân nhỏ hơn mức bình thường trong nước tiểu. Các khoáng chất như canxi, oxalate, uric axit, Natri, cystine hay phốt-pho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo.
Nói chung sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài mà không ảnh hưởng gì, nhưng nếu sỏi lớn, có thể bị mắc lại trên đường ra và  sẽ cần phải có sự trợ giúp của bác sỹ chuyên khoa để lấy sỏi ra ngoài.
Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây sỏi thận và loại sỏi thận, từ đó mới tìm được cách chữa trị tốt nhất và cách phòng tránh. Nếu một người đã từng bị sỏi thận, rất có khả năng sẽ bị hình thành sỏi tiếp. Sỏi tiết niệu có thể gây cản trở cho thận trong việc loại bỏ các chất độc hại. Một viên sỏi trong thận cũng có thể xù xì, lởm chởm hoặc có các cạnh sắc nhọn và có thể làm tổn thương tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến thận bị hỏng và đôi khi gây nên suy thận.

Những triệu chứng của sỏi thận

Bạn có thể không biết rằng mình bị sỏi thận cho đến khi nó gây đau đớn, là sỏi lớn và chặn đường tiểu hoặc đôi khi đi tiểu ra sỏi mới biết. Triệu chứng thông thường là cơn đau dữ dội, không đều bắt đầu từ vùng của thận, là sau lưng ở phía dưới hoặc phía dưới xương sườn. Cơn đau có khuynh hướng di chuyển cùng với sỏi. Nếu sỏi dừng không di chuyển thì cơn đau cũng hết. Ngoài ra còn có các triệu chứng sau:
  • Nước tiểu có máu hoặc màu đục, có mùi
  • Choáng váng và/hoặc nôn
  • Sốt và/hoặc ớn lạnh
  • Cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu
Nếu bạn có bất kể một triệu chứng nào kể trên, hãy đến gặp bác sỹ ngay. Chữa trị sỏi thận sớm có thể ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm như bệnh về thận, đặc biệt nghiêm trọng là có thể gây suy thận.

Các loại sỏi thận và cách hình thành sỏi

Có bốn loại sỏi thận chính: sỏi canxi, sỏi struvite, sỏi cystine và uric acid.
  • Sỏi Canxi là loại sỏi phổ biến nhất. Khoảng 80-90% sỏi thận là canxi với một vài khoáng chất khác (thường là oxalate và phosphate). Lượng canxi dư thừa trong cơ thể không sử dụng hết được loại bỏ qua thận, luợng dư thừa này thường chảy vào nước tiểu. Nếu canxi không được đưa ra ngoài, hoặc đơn giản là quá nhiều để có thể hoà tan trong nước tiểu, nó sẽ rắn lại và kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Sỏi canxi thường xuất hiện ở những nguời có lượng Vitamin D cao hoặc bị cường tuyến giáp (hạch tuyến giáp quá nhạy cảm). Những người bị suy thận thường có khả năng bị sỏi canxi.
  • Sỏi khuẩn là loại sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu. Loại này khá phổ biến ở phụ nữ, do phụ nữ cũng dễ bị viêm đường tiết niệu hơn nam giới. Viêm đường tiết niệu mãn tính tạo ra enzyme làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac dư thừa này làm vi khuẩn có thể phát sinh nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, hoặc phân nhánh thành sừng và kích thước có thể phát triển lớn làm tổn thương đến thận.
  • Sỏi uric acid hình thành do quá nhiều uric acid trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành và kết hợp với canxi cộng oxalate tạo nên sỏi. Loại sỏi này thường có ở nam giới. Một chế độ ăn giàu chất đạm động vật có thể góp phần tăng cao lượng uric acid trong cơ thể. Những người bị bệnh gout có nguy cơ bị sỏi uric acid cao.
  • Sỏi cystine hiếm gặp hơn vì sỏi này thường bị do di truyền. Cystine là một loại amino acid. Một vài người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không thể hút lại xistine vào trong máu. Xistine không được hoà tan tốt trong nước tiểu, vì vậy những dư thừa sẽ tạo thành khối rắn là sỏi cystine. Những người bị bệnh này thường được phát hiện ngay từ khi còn trẻ và sẽ được tiếp tục theo dõi chữa trị.

Điều trị sỏi thận

Để điều trị sỏi thận thì điều quan trọng là bác sỹ phải xác định bạn bị sỏi loại gì, từ đó mới có cách điều trị hiệu quả nhất. Sẽ lấy nước tiểu để xét nghiệm ra loại sỏi, do có nhiều loại sỏi thận nên  cũng có nhiều cách điều trị hiệu quả với từng loại
Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Bạn có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu nếu uống nhiều nước (2-3 lít nước mỗi ngày, nếu bạn không bị bệnh gì cấm uống nhiều nước). Nếu sỏi quá lớn, có thể gây chảy máu hay làm tổn thương thận khi ra ngoài thì  phải dùng cách khác.
Một số cách điều trị sỏi thận:
  • Tán sỏi ngoài cơ thể. Năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm sẽ được chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Bệnh nhân sẽ nằm trên một đệm nước, bác sỹ sẽ xác định vị trí viên sỏi qua chụp X-quang hoặc siêu âm. Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ vừa đủ để nó tự ra ngoài qua đường tiểu. Quá trình tán sỏi diễn ra trong khoảng một giờ. Tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể gây đau nên bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê. Sau khi trị liệu bạn có thể đi tiểu ra máu, có cảm giác hơi bỏng rát sau lưng và ở bụng hoặc đau khi viên sỏi đi ra ngoài.
  • Lấy sỏi thận qua da. Là phương pháp nội soi để lấy sỏi thận khi không tán sỏi được. Một ống soi thận sẽ được đặt vào trong thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống. Mặc dù cách lấy sỏi thận qua da không tạo ra vết mổ hở nhưng vẫn cần dùng thuốc gây tê và giảm đau, bệnh nhân vẫn phải nằm viện hai hoặc ba ngày. Lấy sỏi thận qua da được dùng khi viên sỏi quá lớn không thể dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được hoặc khi đã tán sỏi ngoài mà không hiệu quả. Phương pháp này thường được dùng để điều trị những sỏi có nhiều cạnh nhọn, phân nhánh, sỏi khuẩn. Sau khi lấy sỏi qua da, bạn có thể cảm thấy đau ở đường rạch đặt ống soi và vùng thận. Sau khi hút hết sỏi, bác sỹ sẽ đặt ống thông dẫn nước tiểu ra ngoài, ống thông này sẽ được rút ra sau một vài ngày sau khi phẫu thuật.
  • Tán sỏi niệu quản qua nội soi là dùng một máy soi niệu quản qua bàng quang để lấy sỏi còn mắc trong niệu quản. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Máy soi niệu quản là máy dò có thể đi qua bàng quang lên niệu quản để xác định vị trí sỏi trong niệu quản, khi tìm được vị trí sẽ dùng sóng siêu âm để tán vụn sỏi ra. Bệnh nhân cũng cần được gây mê khi làm tán sỏi niệu quản.

Hãy thay đổi cách sống để phòng ngừa sỏi thận

Vì hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị lại, nên cách tốt nhất là chữa trị và tìm cách phòng ngừa sỏi tái phát. Cách phòng ngừa tốt nhất là thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục.  Những người đã từng bị sỏi thận nên uống khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày (nếu không bị bệnh gì cần phải hạn chế uống nước). Ngoài ra, nếu bạn đã bị sỏi canxi, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalate, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô-cô-la, chè, rau chân vịt, các loại quả mọng như dâu tây. Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, bác sỹ cũng có thể cho bạn uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu.
Một số người bị sỏi thận là do tuyến giáp nhạy quá mức và tiết ra nhiều hóc-môn, cường tuyến giáp cũng làm lượng canxi được giải phóng từ xương ra nhiều, số canxi này sẽ tạo thành sỏi trong thận. Vì vậy để điều trị triệt để có thể phẫu thuật tuyến giáp và sỏi thận sẽ không bao giờ còn nữa.

Mối liên quan giữa sỏi thận và suy thận

Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu sỏi thận không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Một số loại sỏi thận, có cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách chữa trị sỏi thận  triệt để nếu phát hiện ra sỏi.
Nếu bạn có sỏi thận, nghĩa là bạn có nguy cơ bị tổn thương thận, suy thận cao hơn những người khác, vì vậy hãy thực hiện cách phòng ngừa sỏi thận và nếu đã bị sỏi thì thảo luận với bác sỹ để tìm cách chữa trị và ngăn chặn sỏi xuất hiện trở lại.

Minh Huệ(Theo www.davita.com)

Quả đu đủ xanh chữa sỏi thận, sỏi mật

Quả đu đủ xanh chữa sỏi thận, sỏi mật
 Đu đủ xanh.
Tôi năm nay 77 tuổi, bị nhiều bệnh nhưng năm 1990 bị sỏi thận, chạy chữa 5 năm nhiều thầy lang ở nhiều nơi, mất nhiều tiền mới tiêu tan được sỏi. Năm 2005, sỏi lại tái phát thận phải 1 viên 0,7mm, thận trái 1 viên 0,9mm. Tôi rất lo lắng tìm đường chạy chữa. Thật may gặp ông anh cho một quyển sách nhỏ Những bài thuốc gia truyền bằng cây nhà, lá vườn của một cố đạo người Việt cư trú ở Mỹ viết gửi về. Trong đó có bài quả đu đủ xanh chữa sỏi. Cách làm: quả đu đủ xanh cắt đầu đuôi bỏ hết hột, thêm ít muối, đem đun cách thủy, ăn ngày một lần, ăn liền trong một tuần lễ là khỏi. Tôi thực hiện ngay, trẩy quả đu đủ xanh (bằng vốc tay) vừa ăn trong một ngày, ăn 7 quả liền. Sau 7 ngày đi siêu âm quả thật viên sỏi đã biến mất. Tôi thấy cháu Nguyễn Văn Thiết, 35 tuổi đi lưng còm lom khom là bị 2 viên sỏi đường tiết niệu chèn đau không làm được gì. Tôi hướng dẫn trảy ngay quả đu đủ vườn nhà làm như trên để ăn. Cháu ăn đến ngày thứ ba đã giảm đau, đến ngày thứ năm đã khỏi đau đi làm bình thường được. Thấy kết quả, ông anh Nguyễn Minh Xa và Phạm Văn Sáu, nguyên hiệu trưởng trường cấp II đã về hưu cũng thực hiện ăn quả đu đủ xanh trong 7 ngày đi siêu âm cũng tiêu tan sỏi thận. Tôi lại mách và hướng dẫn ông Nguyễn Văn Sướng ở tổ 10, phường Minh Khai - thành phố Phủ Lý, nguyên là Giám đốc khách sạn bị sỏi bùn ở mật chuẩn bị đi mổ và bà vợ là Nguyễn Thị Thịnh bị sỏi thận 3 viên. Hai ông bà cũng thực hiện ăn quả đu đủ xanh trong 1 tuần lễ đi siêu âm cũng tiêu tan hết. Tôi còn mách bảo nhiều người khác. Đây là tin vui bước đầu thực nghiệm theo sách có kết quả tốt và rất nhiều người bị bệnh này, chữa đơn giản không mất nhiều tiền mà khỏi bệnh. Tôi viết bài này mong quý báo đăng để độc giả bị bệnh có thể áp dụng thử khi cần vừa rẻ vừa an toàn.
Trên đây là kinh nghiệm chữa sỏi từ quả đu đủ xanh, của bác Lương Phúc Huyên gửi tới tòa soạn, xét thấy không độc hại gì vì vậy chúng tôi đăng để bạn đọc thử áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng nếu có điều gì bất thường nên đi khám tại bệnh viện để được xử trí đúng. Thực tế, trong Đông y thường dùng đu đủ xanh hầm chân giò giúp lợi sữa dùng cho các bà mẹ sau đẻ ít sữa.
Lương Phúc Huyên

CÁCH LÀM:

Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn);ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẻ hết.

Phương thuốc này đã đựoc kiểm chứng.