10 thg 8, 2013

Rau sam với bệnh cao huyết áp, những nghiên cứu mới về cây rau sam

Rau sam với bệnh cao huyết áp


Rau Sam là cây cỏ, sống hằng năm, thân có nhiều cành nhẵn, màu đỏ nhạt, dài 10 – 30cm. Lá hình bầu dục, không cuống. Quả nang hình cầu, chứa nhiều hạt đen bóng.



Rau Sam mọc hoang ở các nơi ẩm ướt. Nước ta và một số nước  khác đều dùng rau Sam làm rau ăn, nhất là ở đảo Crêt (Hy Lạp), người dân dùng rau Sam ăn sống, mọi người đều thấy rau Sam ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ, đặc biệt là người dân ở đây ít bị bệnh tim mạch.

Rau Sam có nhiều dinh dưỡng. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ: Rau Sam có 1,4% protit, 3% gluxit, 1,3% tro, 85mg% canxi, 56mg% P, 1,5mg% Fe, 26mg% Vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg% Vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% Vitamin PP. Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy: trong rau Sam tươi có 1% muối kali, trong rau khô có 10%.

Các nhà Dược học Pháp phát hiện trong rau Sam có nhiều axit béo đa dạng không no Omega 3 nhất là axit alpha-linolenic. Các axit béo Omega 3 cải thiện trạng thái lỏng các màng tế bào -  yếu tố chủ yếu của sức sống trong cơ thể. Vai trò của các axit béo Omega 3 trong bảo vệ tim mạch đã được chứng minh rộng rãi, ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng khác như: ngăn ngừa hay điều trị bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn hệ thống thần kinh, các bệnh chức năng… Trong lá rau Sam có nhiều chất chống oxy hoá. Các chất này tăng cường tác dụng bảo vệ các axit béo Omega 3 ở tế bào bằng cách tách các gốc tự do. Các nhà Dược học Pháp đã nghiền cả cây rau Sam khô trong môi trường khí trơ lạnh, bột nghiền được đóng thành viên nhộng, mỗi viên có 400mg bột nghiền để phòng trị bệnh cao huyết áp. Cách dùng: uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên, 2 tháng nhắc lại.

Theo Đông y, rau Sam vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào 3 kinh: tâm, can và tì, trị lỵ ra máu, tiểu tiện đục, khó khăn, trừ giun sán, dùng ngoài trị ác thương. Người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng. Các lương y có nhiều bài thuốc dùng rau Sam chữa bệnh:

- Chữa trẻ đi lỵ, đau bụng mót rặn:
Rau Sam giã vắt lấy nước cốt, đun sôi, chế thêm một thìa đường cho uống.

- Đại tiện ra máu tươi:
Lá rau Sam 300g; Lá Đậu ván 200g. Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.

- Giun kim: Rau Sam 1 nắm lớn. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát, uống lúc đói. Có thể thêm ít muối, giấm thì tốt hơn hoặc ăn canh rau sam nhiều ngày.

- Lỵ ra máu mủ: Rau Sam 100g, Cỏ sữa 100g. Dùng nước sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau Má 24g, Cỏ nhọ nồi 20g. Dùng 4 – 5 ngày.

- Sán xơ mít nhỏ: Rau Sam 1 nắm, nấu lấy 1 bát nước, hoà thêm giấm uống lúc đói, ăn cả xác.

- Sản hậu đi lỵ ra máu, bụng đau, tiểu tiện bí: Rau Sam rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, thêm mật uống.

- Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh rốn, nóng như lửa đốt (sốt phát ban): Rau Sam rửa sạch,giã sống, vắt nước cốt cho uống, bã thì xoa đắp.

- Lậu đái buốt: Rau Sam rửa sạch, vắt lấy nước uống.

- Tích tụ trong bụng: Rau Sam 1 nắm to, cho vào 1 nhúm muối và 1 bát nước giấm, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống. Uống nhiều lần thì tiêu.

- Đái ra máu: Rau Sam nấu canh ăn liên tục 3 – 7 ngày là khỏi.

- Mụn nhọt: Rau Sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra.

- Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau Sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với mỡ lợn, bôi.

- Xích bạch đới: Giã nát rau Sam, vắt lấy nước hoà với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày. Mỗi ngày dùng 100g rau Sam tươi.

Caythuocquy.info.vn

NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ RAU SAM

Tác giả : BS. NGUYỄN VĂN THÔNG (Tổng hợp từ Internet)

Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam cũng khá phổ biến ở châu Âu, người Hà Lan dùng làm dưa chua, người Pháp rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt, hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu dấm... Ngoài ra, rau sam còn là một phương thuốc độc đáo ít người biết đến.


Rau sam có tên khoa học là Portulacea oleracea, thuộc họ Portulacea. Portulaca có gốc từ tiếng Hy Lạp, Porta là mang và laca là sữa vì cây có chất nhựa trắng đục như sữa.

MÔ TẢ

Rau sam thuộc loại thảo, mọc bò với cành phân nhánh nếu cây mọc đơn độc, nhưng nếu mọc tụ từng đám thì thân lại cố vươn lên thẳng đứng. Lá dày hình thuôn, dài khoảng 1-2,5cm, hoa rất nhỏ, màu vàng lưỡng tính, mọc ở ngọn cành. Hạt nhỏ, màu đen, có thể giữ được khả năng nẩy mầm đến 7 năm (khi tồn trữ). Hoa sam thường nở vào mùa xuân hay thu. Cây thích hợp với những vùng đất xốp và nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều.
Có hai loại rau sam, loại mọc hoang và loại được trồng. Loại mọc hoang thường mọc bò và chỉ cao dưới 50cm, lá xanh, cọng đỏ tím. Loại nuôi trồng lá có kích thước lớn hơn và thường màu vàng xanh. Những loại thường gặp nhất là:
- Rau sam xanh (Green Purslane): đây là giống nguyên thủy mọc hoang, có khuynh hướng mọc thẳng đứng hơn bò lan.
- Rau sam vàng (Golden Purslane): có lá màu vàng nhạt, khi nấu chín thì mùi vị giống loại trên.
- Rau sam vàng lá to (Portulaca Grandiflora): Lá dày và to gần như gấp đôi hai giống trước.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Rau sam rất giàu chất dinh dưỡng (tỷ lệ thay đổi tùy theo nơi trồng và mùa thu hái), trong đó nhiều nhất là các vitamin.
Rau sam còn chứa: Các acid hữu cơ như acid malic, acid glutamic, acid nicotinic, acid asparagic; Các acid béo, đặc biệt là acid omega-3 với tỷ lệ cao nhất trong các loại thực vật; Các chất Dopamine, l-noradrenalin (nhất là trong lá tươi), flavonoid, coumadin.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau sam gồm:
- Calori: 16 Cal; Chất đạm: 1,3g; Chất béo: 0,1g; Chất xơ: 0,8g; Calcium: 65mg; Sắt: 1,99mg; Magiê: 68mg; Phốt pho: 44mg; Kali: 494mg; Natri: 45mg; Vitamin A: 1320 IU; Vitamin B1: 0,047mg; Riboflavin (B2): 0,112mg; Niacin: 0,480mg; Vitamin C: 21mg.

RAU SAM TRONG ĐÔNG DƯỢC

Rau sam được xem có vị toan, tính hàn, tác dụng vào các kinh mạch thuộc tâm và đại trường với những đặc tính:
- Hóa giải tình trạng nhiễm độc do “hỏa vượng” và làm mát được huyết dịch, trị kiết lỵ, mụn nhọt, khai thông được sự ứ tắc nơi đường tiểu gây ra tình trạng đau tức.
- Để trị kiết lỵ do “tà nhiệt” với phân có máu, nên uống nước sắc rau sam hoặc ép lấy nước cốt tươi và uống với mật ong.
- Để trị mụn nhọt ngoài da, có thể đắp nước ép rau sam trực tiếp lên vết thương.
- Rau sam được dùng phối hợp với ích mẫu, thổ phục linh để trị các bệnh phụ khoa như xuất huyết tử cung, huyết trắng, xuất huyết sau khi sinh.

NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ RAU SAM

1. Rau sam không độc: Nghiên cứu được thực hiện trên chuột tại Viện Nghiên cứu Dược thảo Nonthaburi, Thái Lan. Chuột thí nghiệm được chia thành 5 nhóm: nhóm chứng, 3 nhóm thử nghiệm và nhóm hồi phục. Nhóm chứng được cho uống 5ml nước cất /kg/ngày. Nhóm thử nghiệm được cho uống chất chiết xuất từ Portulaca grandiflora với các liều 10, 100 và 1.000mg/kg/ngày. Nhóm hồi phục được uống 1000mg/kg/ngày trong 6 tháng, sau đó tiếp tục theo dõi thêm 14 ngày không uống thuốc. Kết quả cho thấy không có sự biến đổi đáng kể nào về máu, sinh hóa hay tế bào trong tất cả các nhóm.
2. Tác dụng làm lành vết thương: Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan. Các nhà nghiên cứu sử dụng lá tươi của cây Portulaca oleracea đắp vào vết thương. Kết quả cho thấy P. Oleracea đẩy nhanh tiến trình kéo da non vết thương.
3. Tác dụng chống lão hóa: Các nghiên cứu tại Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền - Dinh dưỡng - Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ) đã cho thấy: 100g lá tươi P. Oleracea chứa 300-400mg alpha-linolenic acid, 12,2mg alpha-tocopherol, 26,6mg ascorbic acid (vitamin C), 1,9mg beta-caroten và 14,8mg glutathione. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rau sam rất giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy-hóa.
4. Tác dụng diệt khuẩn: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất P. Oleracea có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.
5. Tác dụng của rau sam trên cơ tử cung: Thử nghiệm trên chó và thỏ, chiết xuất P. Oleracea có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung. Thử nghiệm ở phụ nữ sau sinh cho uống chiết xuất này thì thấy cường độ co bóp của tử cung gia tăng.
6. Tác dụng diệt giun móc: Thuốc nước hoặc thuốc viên bào chế từ chiết xuất P. Oleracea rất hiệu nghiệm trong việc trừ giun móc. Thử nghiệm trên 192 bệnh nhân, sau 1 tháng trị liệu 80% không còn trứng giun móc trong phân.
7. Rau sam và bệnh đường tiểu: Trong Dược thư cổ của Anh, còn lưu phương thuốc chữa bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu như sau: đun sôi rau sam (khoảng 25g trong 4 lít nước) trong 30 phút. Gạn lấy nước, uống thay trà trong ngày.
8. Điều trị bệnh Goute: Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute).
9. Phòng ngừa bệnh tim mạch: Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định. 

3 thg 8, 2013

Xem phim - Đường vè nhà của Trương Nghệ Mưu.

Link phim:
http://phimvang.org/xem-phim/duong-ve-nha-the-road-home-2000/10201306.html

Tóm tắt nội dung phim:

Đường về nhà của đạo diễn Trương Nghệ Mưu là bộ phim đầu tiên của mỹ nhân Chương Tử Di, phim hoàn thành năm 1999, lúc đó, cô mới 20 tuổi. Chính nhờ bộ phim này, tài năng của Chương Tử Di được khám phá và tỏa sáng.

“Đường về nhà” – chuyện tình rực rỡ như màu nắng 1

Bộ phim có bối cảnh là một miền quê xa xôi, nghèo khó. Cả làng không có một ngôi trường nhưng ai cũng muốn con em mình được tới lớp. Một ngày nọ, có một thầy giáo từ thành phố về làng dạy học và cùng dân làng góp sức xây trường. Chính từ đây, mối tình giữa thầy giáo trẻ và cô thôn nữ Đệ nảy nở và ngày càng bền chặt.
“Đường về nhà” – chuyện tình rực rỡ như màu nắng 2
Không giống như các bộ phim khác của Trương Nghệ Mưu, Đường về nhà là một câu chuyện rất giản dị, mộc mạc. Tình yêu trong câu chuyện của bộ phim trong sáng, lãng mạn và đáng yêu tới mức khiến người xem rưng rưng, một tình yêu vừa gần gũi, vừa như mơ.

Ngày đầu tiên người thầy giáo về làng dạy học, ra đón thầy là toàn bộ dân làng, trong đó có cô thôn nữ Đệ (Chương Tử Di). Quá choáng ngợp trước người thanh niên trẻ đến từ thành phố, Đệ đã yêu thầy giáo ngay từ cái nhìn đầu tiên bằng một tình yêu vừa mê muội vừa đắm say. Kể từ đây, khán giả sẽ được chứng kiến những biểu hiện tình yêu nồng cháy, chân thành và ngây thơ của Đệ.

“Đường về nhà” – chuyện tình rực rỡ như màu nắng 3

Đường về nhà đã kể lại diễn biến mối tình này bằng những chi tiết rất đắt, khiến khán giả thực sự cảm động, như chuyện Đệ ngày nào cũng đi gánh nước ở cái giếng cũ rất xa để được đi qua trường làng, nghe tiếng thầy giáo giảng bài. Buổi chiều đến, Đệ lại ra đứng ở đường cái để được nhìn thầy giáo và tụi trẻ đi ngang qua… 

Khi thầy giáo phải trở về thành phố, Đệ đuổi theo thầy, mang trong tay là chiếc bát tô đựng sủi cảo còn nóng. Cô gái nhỏ cứ chạy theo để mong đuổi kịp chiếc xe chở người yêu nhưng cô bị ngã làm chiếc bát vỡ thành nhiều mảnh. Hình ảnh cô thôn nữ ngồi khóc giữa con đường vàng rực buồn nhưng rất đẹp, đó là bức tranh tuyệt đẹp về tình yêu mãnh liệt và trong sáng. 

“Đường về nhà” – chuyện tình rực rỡ như màu nắng 4


“Đường về nhà” – chuyện tình rực rỡ như màu nắng 5

Khung cảnh diễn ra câu chuyện tình yêu trong Đường về nhà là nông thôn rực rỡ đầy màu sắc. Đó là màu vàng rực của rừng phong, màu trắng ngà của lau trước gió, màu trắng bát ngát của tuyết mùa đông… Ngay cả khi tiết trời rất lạnh, chiếc áo bông đỏ của cô thôn nữ Đệ cũng làm tô điểm thêm cho khung cảnh màu nóng ấm áp.

Trong bộ phim này, đạo diễn Trương Nghệ Mưu cũng có phá cách trong cách dựng. Thông thường, những đoạn hồi tưởng sẽ có màu đen trắng nhưng Đường về nhà đã làm ngược lại, chính hiện tại của bộ phim mới có màu u ám, còn quá khứ rất rực rỡ, lung linh.

“Đường về nhà” – chuyện tình rực rỡ như màu nắng 6

Tình yêu của Đệ đã được đáp lại, sau rất nhiều biến cố. Cả hai đã sống bên nhau hạnh phúc đến ngày thầy giáo – người chồng của Đệ qua đời. Đến lúc này, Đường về nhà lại càng khiến khán giả cảm động vì tình nghĩa hai người dành cho nhau. 

“Đường về nhà” – chuyện tình rực rỡ như màu nắng 7

Có lẽ không nên kể thêm về nội dung của bộ phim, vì lời lẽ không thể diễn tả được câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp. Xem Đường về nhà, có lẽ khán giả sẽ được gợi ý về bài học giữ gìn, nâng niu hạnh phúc tưởng như đã lỗi thời: phu phụ tương kính như tân – vợ chồng đối đãi với nhau như khách. Bí quyết giữ mãi sự lãng mạn, trong sáng và mê đắm của tình yêu có lẽ chỉ đơn giản như thế thôi. Như trong bộ phim, đến tận khi thầy giáo đã mất, cô thôn nữ Đệ khi xưa vẫn nghe thấy tiếng chồng giảng bài từ ngôi trường làng…

28 thg 7, 2013

Khán giả Hàn háo hức với phim 18+ "lạc lối ở Bắc Kinh"


Xahoi - Phạm Băng Băng đã đích thân thực hiện những cảnh "nóng" trong phim mà không nhờ tới diễn viên đóng thế... Sau khi bị xử lý phần cấm chiếu, bộ phim này mới được ra rạp tại Hàn.


Hình ảnh nhạy cảm trong phim. Hình ảnh nhạy cảm trong phim.
Bộ phim điện ảnh 18+ (chỉ dành cho khán giả trên 18 tuổi) Lost in Beijing cuối cùng sẽ được ra mắt tại Hàn Quốc vào ngày 12 tháng 7 tới đây.
Khán giả Hàn háo hức với phim 18+ "lạc lối ở Bắc Kinh"  | Phạm Băng Băng, Lạc lối ở Bắc Kinh, Phạm Băng Băng Phim 18+, Đồng Đại Vy, Lương Gia Huy, Phim chiếu rạp 2012
Sau nhiều lần trì hoãn công chiếu, bộ phim 18+ của Phạm Băng Băng mới được ra mắt tại rạp chiếu phim Hàn Quốc
Sau khi buộc phải xử lý phân cảnh bị cấm chiếu vì bị đánh giá là khêu gợi, bộ phim Trung Hoa này mới được phép ra mắt khán giả Hàn. Với sự tham gia diễn xuất của Phạm Băng Băng, Đồng Đại Vy, Lương Gia Huy... bộ phim được sản xuất từ năm 2007 phải tới 5 năm sau mới được phép ra mắt tại Hàn Quốc.
Khán giả Hàn háo hức với phim 18+ "lạc lối ở Bắc Kinh"  | Phạm Băng Băng, Lạc lối ở Bắc Kinh, Phạm Băng Băng Phim 18+, Đồng Đại Vy, Lương Gia Huy, Phim chiếu rạp 2012
Khán giả Hàn háo hức với phim 18+ "lạc lối ở Bắc Kinh"  | Phạm Băng Băng, Lạc lối ở Bắc Kinh, Phạm Băng Băng Phim 18+, Đồng Đại Vy, Lương Gia Huy, Phim chiếu rạp 2012
Khán giả Hàn háo hức với phim 18+ "lạc lối ở Bắc Kinh"  | Phạm Băng Băng, Lạc lối ở Bắc Kinh, Phạm Băng Băng Phim 18+, Đồng Đại Vy, Lương Gia Huy, Phim chiếu rạp 2012
Khán giả Hàn háo hức với phim 18+ "lạc lối ở Bắc Kinh"  | Phạm Băng Băng, Lạc lối ở Bắc Kinh, Phạm Băng Băng Phim 18+, Đồng Đại Vy, Lương Gia Huy, Phim chiếu rạp 2012
Cảnh trong Lost in Beijing (tên khác: Apple)
Bộ phim từng được tán dương tại LHP Berlin năm 2007 và nhận giải thưởng đặc biệt tại LHP quốc tế Bangkok 2007, đồng thời nhận được nhiều lời mời và sự khen ngợi tại nhiều LHP quốc tế khác. Đây cũng là một tác phẩm gây nhiều tranh cãi.
Phim được đạo diễn trẻ tuổi Lý Ngọc bấm máy với mong muốn lột tả chân thực đời sống của xã hội hai tầng lớp giàu nghèo khác biệt trong xã hội Trung Quốc, ở đó con người với những ước muốn, tham vọng và khát vọng tình dục luôn thường trực. Ở đó có một cô gái nghèo sống tại nông thôn với ước mơ sau này sẽ thành công.
Cô lên thành phố lớn Bắc Kinh, làm nghề nhân viên massage. Cô có một người chồng làm nghề lau cửa kính ở các căn hộ. Trong một lần đi uống rượu cùng một người bạn, cô trở về tiệm massage và bị ông chủ cưỡng bức. Người chồng đang lau cửa kính bên ngoài đã trông thấy cảnh tượng này.
Sau bi kịch bị lạm dụng đó, cô gái trẻ mang thai. Sự rạn vỡ trong tình cảm vợ chồng của họ lẫn ông bà chủ tiệm massage cũng ngày một lớn dần. Đứa bé trong bụng cô gái trở thành món đồ đổi trác để kiếm tiền. Cuối cùng, sự tham vọng, ích kỷ của người chồng đã không thể giữ chân người vợ khi cô bế con ra đi một mình.
Lý do Lost in Beijing (Lạc lối ở Bắc Kinh) bị cấm chiếu tại Đại Lục và Hàn Quốc bởi trong phim có nhiều cảnh quay chăn gối quá chân thực và chi tiết. Đời sống của cặp vợ chồng nghèo trong phim được miêu tả rõ nét đủ cho thấy những xúc cảm dâng trào, thăng hoa.
Khán giả Hàn háo hức với phim 18+ "lạc lối ở Bắc Kinh"  | Phạm Băng Băng, Lạc lối ở Bắc Kinh, Phạm Băng Băng Phim 18+, Đồng Đại Vy, Lương Gia Huy, Phim chiếu rạp 2012
Đời sống chăn gối được đạo diễn miêu tả chi tiết khiến bộ phim vấp phải những tranh cãi giữa hình cảnh khêu gợi hay tính chân thực
Đặc biệt, điều gây tranh cãi nhất chính là phân cảnh miêu tả cảnh cưỡng bức giữa ông chủ và cô nhân viên massage. Đạo diễn Lý Ngọc, người từng nhận giải thưởng tại Berlin và Venice với tác phẩm đầu tay Cá và voi nói về xung đột mang tính xã hội và tình yêu của cặp đôi đồng tính nữ, một lần nữa gây nên những ý kiến trái chiều về cảnh quay cưỡng bức trong Lost in Beijing.
Khán giả Hàn háo hức với phim 18+ "lạc lối ở Bắc Kinh"  | Phạm Băng Băng, Lạc lối ở Bắc Kinh, Phạm Băng Băng Phim 18+, Đồng Đại Vy, Lương Gia Huy, Phim chiếu rạp 2012
Khi Lưu Bình Quả (tên nhân vật do Phạm Băng Băng thủ vai) trở về tiệm massage trong trạng thái hơi men, cô nằm ngủ một cách hớ hênh vì nghĩ không có ai ở đó. Cảnh tượng đã kích thích dục vọng của ông chủ tiệm, gây nên một hành động bất nhân.
Tuy nhiên, đạo diễn Lý Ngọc lại miêu tả cảnh cưỡng bức ấy một cách khác biệt. Ban đầu là những cử chỉ vùng vẫy của cô gái trẻ khi bị chính ông chủ lạm dụng. Nhưng tiếp sau đó, cô gái cam chịu, không có những hành động và tiếng kêu gào phản đối, thậm chí là sự mềm yếu, đồng tình.
Đây là bước ngoặt của bộ phim, đồng thời được đạo diễn xử lý với những thay đổi tâm lý, hành động từ sợ hãi tới chấp nhận của cô nhân viên Lưu Bình Quả. Để tiết chế sự nhạy cảm so với trường đoạn cảnh "yêu" chân thật của hai vợ chồng Lưu Bình Quả trước đó, cảnh này đạo diễn chỉ để máy quay đứng ở những góc khuất của một phần cơ thể và chỉ tới lúc kết cảnh mới là toàn bộ hình ảnh của một cảnh "yêu".
Khán giả Hàn háo hức với phim 18+ "lạc lối ở Bắc Kinh"  | Phạm Băng Băng, Lạc lối ở Bắc Kinh, Phạm Băng Băng Phim 18+, Đồng Đại Vy, Lương Gia Huy, Phim chiếu rạp 2012
Phạm Băng Băng đã đích thân thực hiện những cảnh "nóng" trong phim mà không nhờ tới diễn viên đóng thế
Cũng chính vì những cảnh chăn gối được miêu tả chi tiết như thật mà một số cảnh trong Lost in Beijing bị kẻ xấu lợi dụng, cắt ghép nhằm bôi xấu hình ảnh của nữ diễn viên chính Phạm Băng Băng, tạo nên những clip dán tựa đề "Phạm Băng Băng đóng phim cấp ba".
Ngay chính ngôi sao này sau khi hoàn thành xong vai diễn cũng ngỡ ngàng không tin rằng mình có thể đảm nhiệm một vai nhiều tâm trạng và chân thực đến vậy. Sự mềm yếu của Lưu Bình Quả trong một cuộc "yêu" không tình yêu với ông chủ không chỉ là sự tranh cãi về tâm lý của phái nữ, nó khiến câu hỏi về mối quan hệ có thể tách rời nhau hay không giữa tình yêu và tình dục trở thành vấn đề tranh luận.
Bản thân Phạm Băng Băng tuyên bố rõ ràng về vấn đề mối quan hệ giữa tình yêu, tiền bạc và dục vọng: "Yêu chỉ là yêu, tiền chỉ là tiền, không nên lẫn lộn làm một. Trong quỹ đạo lớn lên của mình, tôi cảm thấy tiền có thể kiếm được bằng cách làm việc chăm chỉ. Tình yêu và tình dục không thể tách rời, nhưng mãi mãi không thể móc nối với đồng tiền, cuộc sống hiện thực của tôi chính là như thế. Trước đây có rất nhiều tin đồn trên báo chí nói tôi là gái bao, nhưng tôi hiểu rằng các bạn tôi đều biết: cô ấy là người có tính cách như này làm sao có thể trở thành gái bao được. Tính cách của tôi rất rắn rỏi, không cho phép tình yêu và đồng tiền lẫn lộn làm một".


Theo: 24h