13 thg 9, 2013

Cây Bồ quân chữa khỏi u xơ tiền liệt tuyến


Cây và quả Bồ QuânTheo kinh nghiệm dân gian, nước sắc rễ cây quân có tác dụng chữa khỏi cho đàn ông chừng 40 - 50 tuổi trở lên mắc chứng đái dắt, đái khó, thường hay mót rặn lâu nhưng có cảm giác đi không hết bãi, hơi thở hôi nồng, đau ê ẩm vùng bọng đái, bàng quang...


Bồ quân hay mùng quân, hồng quân (hay còn gọi là cây quân) có tên khoa học là Flacourtia jangomas (Lour.) Raeusch hoặc tên khác Flacourtia cataphracta Roxb., thuộc họ Bồ quân hay họ Chùm bao lớn Flacourtiaceae. Cây bồ quân thuộc loại thân gỗ, sống lâu năm ở vùng nhiệt đới, thổ nhưỡng và thổ ngơi rất đa dạng.

Chỉ cần dùng vài mẩu rễ cây quân rửa sạch, bỏ vào ống nứa hay nồi nhỏ, nấu  lên  theo công thức 3 bát  nước, sắc cho còn 1 bát, uống trong ngày. Những mẩu rễ này có thể sắc di sắc lại vài lần.

Uống liên tục chừng 3 ngày thì những tình trạng đã nêu trên sẽ hết. Người bệnh có giấc ngủ êm, giảm cho đến hết phản xạ đi tiểu đêm. Chấm dứt tình trạng khét khắm, do quần áo, trang phục nội y dính những giọt nước tiểu sót rỉ ra triền miên trong ngày...

Điều tra tại Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên năm 2001 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến như sau: 61% trường hợp 60 - 74 tuổi, 28% trường hợp 55 - 59 tuổi; 11% trên 75 tuổi. Sau 20 ngày điều trị bằng uống cao lỏng cây quân với liều 0,1ml/kg/ngày, tất cả các triệu chứng rối loạn bài tiết nước tiểu trên lâm sàng đều giảm đi rõ rệt.
Đặc biệt, mất hẳn các triệu chứng cầu bàng quang căng to, đau tức vùng hạ vị.

Trong 20 bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt, sau đợt điều trị bằng uống cao lỏng cây quân đều không cần đòi hỏi  phải phẫu thuật. Hình ảnh siêu âm cuối cùng cho thấy, thể tích khối u giảm trung bình 3,5cm3. Đồng thời, qua siêu âm còn nhận thấy nhiều chỗ vôi hóa biến mất, thể tích bàng quang co trở lại gần như mức bình thường.

Khi thăm khám trực tràng, các bệnh nhân  trên đều có tuyến tiền liệt mềm, nhận biết rõ rãnh giữa điển hình. Có 1 trường hợp thể tích khối u tăng thêm 1cm3 nhưng lại không cần phải mổ vì sau đợt điều trị, các triệu chứng rối loạn bài tiết nước tiểu được cải thiện rõ rệt. Người bệnh đã tiểu tiện thành tia, thành bãi lớn.
Trường hợp này cũng được thăm dò lại trực tràng thấy khối u mềm ra, phân biệt rõ rãnh giữa của tuyến, tuy vẫn còn to.

Các tác giả thống nhất nhận định: Cao lỏng cây quân hoặc nước sắc 3/1 của 100g thân hoặc cành cây quân, uống hàng ngày và liên tục trong một tuần lễ có khả năng điều trị đối với những trường hợp bệnh mới xuất hiện.

Nam giới từ  40 - 50 tuổi trở lên khi đã biết chắc chắn không bị chấn thương, không bị các loại bệnh nhiễm trùng tiết niệu sinh dục, chỉ đơn thuần là đi tiểu khó khăn, khó chịu ở vùng cổ bàng quang, hạ vị, nên dùng cao lỏng cây quân hoặc nước sắc 3/1 của cây quân.

Sử dụng cây bồ quân như trên còn có thể giúp đàn ông lớn tuổi tránh được u xơ tiền liệt tuyến.

 
 Bs Hoàng Sầm
Nghiên cứu viên cao cấp
Viện Y Học bản Địa Việt Nam

31 thg 8, 2013

Chữ Phúc

ST

Mạn bàn về chữ “Phúc”

Trong quan niệm cổ truyền của gia đình người Việt, chữ “Phúc” có vị trí quan trọng hàng đầu. "Nhà có phúc" là ước vọng, là niềm vinh dự của người Việt Nam. Vì lẽ đó, cứ Tết đến xuân về, người ta thường viết chữ “phúc” trên một tờ giấy đỏ vuông dán ngoài cửa và xem như là một lá bùa chúc tụng điều may mắn trong năm.

Uớc vọng đầu năm của hầu hết người dân Việt không thể thiếu chữ "Phúc". Cụ Nguyễn Công Trứ có đôi câu đối vừa hóm hỉnh nhưng không kém phần tinh tế và sâu sắc của hương vị ngày xuân: Chiều ba mươi, nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng "Bần" ra cửa/ Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông "Phúc" vào nhà. Lại nữa, có một câu chuyện trong dân gian kể rằng: đời vua Gia Long, có người lập nhiều công trạng, nhà vua hỏi muốn được thưởng gì thì người ấy thưa rằng: "Hạ thần chỉ xin được một chữ "Phúc" mà thôi".
Vua cười đáp rằng: "Tiền bạc, chức tước thì ta có thể ban, chứ Phúc thì chỉ có trời ban mà thôi, cả dòng họ ta chỉ nhờ có chữ Phúc mà vinh hiển nhiều đời". Thật vậy, dòng họ nhà Nguyễn đã lót chữ Phúc vào tên của mình (vua Gia Long là Nguyễn Phúc Ánh). Trên khắp nước Việt Nam, nhiều địa danh đã chọn chữ "Phúc": tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Phúc Thọ (Hà Nội)...
Chữ "Phúc" là từ Hán Việt, người miền Nam đọc là "phước". Chữ "Phúc" trong giáp cốt văn là hình tượng hai bàn tay bưng hũ rượu đứng trước bàn thờ. Như vậy, chữ "Phúc" vốn được xem là điều tốt lành do cầu cúng mà có được.
Theo đó, "Phúc" có nghĩa là "thuận lợi", "đồng thuận". Thuận có nghĩa là từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài đều thông suốt, không có gì trở ngại. Trên thuận trời đất, dưới thuận vua tôi, dưới nữa thuận cha mẹ, con cái. Đời sống tinh thần bên trong và đời sống vật chất bên ngoài đều thuận lợi không có gì trắc trở, như vậy gọi là thuận, là Phúc. Một điều thật thú vị là câu chúc Tết của người phương Tây thường đề cập đến hạnh Phúc, sức khỏe và thành đạt, đứng ở góc độ nào đó có sự tương đồng như Phúc, Lộc, Thọ mà ở phương Đông người ta tâm niệm.

Cả Âu lẫn Á đều đặt "Phúc" lên vị trí hàng đầu, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thêm một chút mới thấy chữ "Phúc" của phương Đông rất rộng lớn, mênh mông và tinh tế. Người Trung Hoa chơi chữ bằng cách vẽ hai con dơi đâu cánh lại, ngụ ý là trùng phúc, họ còn vẽ thêm một lúc năm con dơi biểu tượng cho ngũ phúc (ngũ phúc lâm môn) mà sách Hồng Phạm viết: "Ngũ phúc, nhất viết Thọ, nhị viết Phú, tam viết Khang minh, tứ viết Du hảo đức, ngũ viết Khảo chung mệnh" (Năm phúc: sống thọ, giàu có, bình an, đức tốt, chết vào tuổi già).
Theo Từ điển Khai Trí Tiến Đức thì "Phúc" là điều hay, điều tốt, do việc làm nhân đức mà ra. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên trong tâm thức của người Việt, từ lâu đã quan niệm phúc bao giờ cũng đi đôi với đức. Thuật ngữ "Phúc đức" luôn gắn liền nhau. Chính điều này đã làm sâu sắc thêm triết lý nhân duyên của nhà Phật và đem lại màu sắc tích cực cho hai chữ họa phúc (Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai). Phúc dày hay mỏng cũng do chính con người can dự quyết định.
Chữ Phúc chính là một ân huệ mà con người tự tạo ra qua những hành động tốt của mình. Nó là những hạt giống tốt được tay người tự gieo trên những mảnh đất mà ta thường gọi là phúc điền (ruộng phước). Do quan niệm họa phúc ở đời là sợi dây gieo nhân gặt quả, nên người Việt Nam chú trọng đến việc "làm ơn, làm phước".
Hơn thế nữa, mỗi hành động, việc làm của chúng ta không những ảnh hưởng đến bản thân ta mà còn lưu lại kết quả cho thế hệ sau. Nhà có phúc là nhà có được cuộc sống bình yên thanh thản, đặc biệt là có hậu vận tốt. Muốn được đức phải có phúc và ngược lại đức sẽ đem lại phúc, đó là quy luật. Nội dung của đức phụ thuộc điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa, tôn giáo,... Ví như đức của Nho giáo là ngũ thường, đức của Phật giáo là ngũ giới (năm điều cấm), đức của Kitô giáo là 10 điều răn của Chúa... Dù văn chương chữ nghĩa có khác nhau, nhưng chung quy về đức ở mỗi dân tộc, mỗi thời đại đều có chung quan niệm nhằm mưu cầu lợi ích cho mọi người.
Ngày nay, khi kinh tế có chiều khởi sắc, dường như người ta ít đặt, hay lãng quên chữ "Phúc" trong mối quan hệ với "đức" hay "thiện" (phúc đức, phúc thiện) mà thường đặt "Phúc" trong mối quan hệ với chữ "đạt" (thành đạt) hay "lợi" (phúc đạt, phúc lợi).
Ngạn ngữ Lào có câu: "Hạnh phúc là kết quả của những hành vi đạo đức". Hi vọng rằng dù lịch sử có thay đổi như thế nào đi nữa thì quan niệm về chữ "Phúc" của dân tộc, của mỗi gia đình, của mỗi người chúng ta sẽ mãi mãi là "mã di truyền" tốt đẹp trong đời sống văn hóa người Việt.

Chữ Phúc
Lưu Nhơn Nghĩa

Được bạn hiền Phạm quốc Bảo tặng cuốn sách " Dấu vết Văn hóa Mỹ ", tập 2 , trang 84-86, bài " Chữ Phúc treo ngược ". Xin kể lại sơ lược câu chuyện trong quán Tàu . Ba người đàn ông Việt, tuổi trên 50 (tính từ 1995 ) ngồi ăn bàn chuyện chữ nghiã.

" Này, nhìn thử ba chữ treo hàng dọc trên tường kia...Đúng đấy ,thấy gì không ?

Ba chữ Tàu treo một hàng dọc như thế, loại dốt như tôi cũng đoán được là Phúc Lộc Thọ chứ gì? Phải không anh Tân? Sao lại cười, tôi đoán sai à?

Cậu đoán đúng, tôi cười vì anh Việt đã nhìn ra chữ " Phúc lộn " ngược.

Lộn ngược ?...Để tôi xem có còn nhớ chữ Tàu nữa không nha anh Tân. Chữ Phúc viết theo Hán văn là từ trái sang phải và từ trên xuống dưới thì gồm bộ " Kỳ "chỉ về thần thánh, trên cùng là chữ nhứt là một, giữa chữ khẩu là miệng, dưới là chữ điền là ruộng. Phúc đạy là Hạnh Phúc, chứ không phải chữ Phúc trong nghiã bạn tâm phúc.

   -Phúc đó là bụng, gồm có bộ " nhục " ( thịt ) và chữ " phục " là trở về. Bộ " nhục " thì khỏi nói, phải nhớ. Còn chữ " phục " thì trên là chữ " nhân "( người ), giữa chữ " nhựt " ( mặt trời ) và dưới là chữ " chỉ " (đi đứng ). Để dễ nhớ, người ta thường diễn tả chữ " phục " là con người ở thôn quê khi mặt trời lên thì ra đồng làm việc khi mặt trời lặn thì đi về nhà. Đúng không anh Tân ?

Anh dân kinh tế mà chữ Hán tài đấy.

   -Thế chữ Phúc tiệm nầy chiết tự ra sao để dễ nhớ, anh biết chứ ?

Ngoài bộ " kỳ " ý nói do thiêng liêng hoặc nhờ may mắn mà có. Chữ Phúc tính từ dưới lên trên có nghiã la ruộng mênh mông. Ruộng ( điền ) nhìn xa chỉ thấy 4 cạnh thôi, ( khẩu ), xa nữa chỉ thấy một cạnh ( nhất ) và xa nữa thì không còn bờ giới hạn.

Hay thật, chữ Phúc đây họ treo ngược thế kia, anh thấy sao ?

Có thể họ " vô tình đóng đinh vào tường rồi nó tự lộn ngược lúc nào không biết để sửa lại. Nhưng đặc biệt giới buôn bán người Trung Hoa cũng có khi cố ý treo ngược chữ Phúc là để tiền bạc vào trong tay họ mà không trở ra được nữa, họ tin tưởng như vậy "

Cái ý ấy lạ và tuyệt thât.....

Hai anh giỏi chữ nghiã, luận nghe sướng tai quá.! Riêng tôi dốt và đơn giản thì cho rằng Phúc là Phúc Đức hay Phúc là cái bụng khác nhau ở chữ với nghiã gì đó là chuyện khác, còn hai chữ Phúc liên quan chặt chẻ với nhau cho con người trước hết cái đã. Phúc đức hay tiền bạc, lý tưởng hay âm mưu gì đó không cần biết, đầu tiên phải cho nó no cái bụng trước tiên, còn mọi sự mọi việc tính sau.

Đó là câu chuyện của ba ông khách quán mì. Để học cho dễ nhớ thì đúng hơn, ông giảng chữ " phúc " ( bụng ) cũng trôi, nhưng ông giảng chữ " phục " gồm chữ nhục ( thịt ) thì đúng, còn chữ bên phải không có nghiã, chỉ mượn âm ( hài thanh, một phần của chữ " phục ", trở lại, chữ " phục ", trở lại gồm bộ " sách ", bên phải trên là chữ " nhơn ", người, chữ " nhựt ", mặt trời, cuối cùng là chữ " truy ", đến sau, chứ không phải nghĩa là " đi đứng ' như ông khách nói. Điều nầy không quan trọng, xưa, học trò chữ Nho phải tìm cách chiết tự để dễ nhớ, vì chữ Nho không thể đáng vần. Chữ Đức chiết tự thành " chèo bẻo vắt vẻo cành tre, Thập trên, tứ dưới, nhứt đè chữ tâm. Chữ Hiếu chiết tự thành " Đất nầy là đất hồ ao ( chữ thổ ), Ai cắm cây sào mà lại cấm xiên, Con ai mà đứng không yên, Đứng thì không vững dựa nghiêng cây sào.

Ông khách giảng chữ " phúc " cũng trôi, nhưng người Tàu chiết tự, giảng khác. Chữ " phúc " gồm bộ " kỳ "( thiêng liêng ), kế bên là chữ " nhứt" ( một ), bên trên chữ "khẩu" ( miệng ), chót là chữ " điền " ( ruộng ). Người được thần thánh phù trì, lại chỉ có một miệng ăn ( ít nhân khẩu ), có ruộng, vậy là có phúc, hay phước. Hai chữ phúc ( bụng ) và " phúc " ( phúc đức ) giảng ra đều hợp lý.

May quá, gỏ tới đây, thằng con tôi dẫn về cô bạn gái gốc Đài Loan, biết chữ Hoa. Cô diễn đạt theo tinh thần Hoa ngữ về chữ " phúc " như sau.

Chữ " phúc ", bên là bộ " kỳ ", cúng bái, cầu xin. Cầu xin cho gia đình có ruộng . Chữ " nhứt khẩu tử " nghiã là gia đình," nhứt khẩu " là gia đình, chứ không phải là một miệng ăn. Cầu xin cho gia đình có ruộng, no đủ. Lại một lối giải thích khác.

Còn chữ " phúc " treo ngược, ông khách cho rằng chủ tiệm đóng đinh vào tường rồi nó tự lộn ngược quên không sửa lại. Ông còn giảng là người Tàu buôn bán có khi cố ý treo ngược chữ " phúc " để tiền bạc không trở ra được nữa...Đây là phần ông chế ra thêm thắt. Xong rồi ba ông khen nhau hay tuyệt, độc giả Việt Nam đọc sao hiểu vậy .

Dân Quảng Châu cố ý treo ngược chữ " phúc ", theo thổ ngữ Quảng Châu, âm " đảo " ( đảo ngược ) gần âm " đáo " ( đến ), họ treo ngược chữ " phúc " , đọc thành " phúc đảo "," phúc đảo " gần âm " phúc đáo " nghiã là " phúc tới ", cầu cho phúc tới .Người sử dụng thổ ngữ Quảng Châu, thủ đô tỉnh Quảng Đông, tiếng nói thông dụng Chợ Lớn, mới dùng chữ Phúc đảo ngược thôi.

Luôn tiện nói tào lao cuối năm. Dân Quảng Châu rất sợ số 4, âm " tứ " trong thổ ngữ Quảng Châu gần với âm " tử " ( chết ), nhiều tiệm bán điểm tâm, không có bàn thứ 14, âm thập tử, bàn 13 tới bàn 15. Họ ưa số 8, gần âm " phát ", phát đạt, họ hay mua bảng số xe 18, 88..

.Dân gốc Triều Châu, một Phủ trong tỉnh Quảng Đông chọn số 4 là số hên," tứ ", số 4 trong thổ âm Triều Châu gần với âm chữ " thế ", đời . 44 đọc theo thổ âm Quảng Châu là " tử tử ", chết chết, trong thổ âm Triều Châu, " tứ tứ " đọc thành đời đời . Chàng rể mang tiền " xởi miềng chí ", tiền rửa mặt hay tiền rửa đít ( xin lổi, người ta dịch như vậy ) cho ông già vợ ngày đám cưới tùy, miễn là số 4, như $44 hay $444, $4444....Ông già vợ biết điều, lấy $4 tượng trưng, trả lại phần kia.

Dân Trung Hoa thích số 9, cửu , đồng âm chữ cửu, mãi mãi. Dân Nhựt sợ số 9, roku, khổ lực, dân Âu Mỹ sợ số 13 .

Luôn tiện nói cho hết. Bài thơ " Rắn đầu biếng học " của Lê quí Đôn, trong Quốc văn Giáo khoa thư, âm ra chữ Quốc ngữ có câu, " Từ nay Châu Lỗ xin siêng học. Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia". Đúng ra là Trâu Lỗ. Nước Trâu thuộc Sơn Đông là quê Mạnh Tử, nước Lỗ quê Đức Khổng Tử. Người Bắc soạn, âm " tr " thành " ch", " Trâu " thành " " Châu ", cũng có người họ Trâu, khác với họ Châu.

Cũng như trường hợp " tiếng bom Sa Điện " của Phạm Hồng Thái, ngày nay, tìm đến nơi mới biết địa danh là Sa Diện, lổi ấn loát, in sai rồi để nguyên, đời sau cứ tiếp tục đọc, lấy đó làm tài liệu viết tiếp.

Cuối năm nói chuyện trà dư tữu hậu. Ông Phạm quốc Bảo ơi, làm ơn tra tự điển hay hỏi người chủ tiệm về chữ " Phúc " treo ngược.  

27 thg 8, 2013

Kinh nghiệm dùng lá lốt chữa khỏi bệnh mồ hôi tay chân

ST

Sau thời gian dài kiên trì dùng lá lốt, tay chân tôi giảm mồ hôi hẳn. Cảm ơn thứ lá cây thơm thảo của đất trời đã giúp tôi lấy lại được sự tự tin.


Cách chữa bệnh)- Sau thời gian dài kiên trì dùng lá lốt, tay chân tôi giảm mồ hôi hẳn. Cảm ơn thứ lá cây thơm thảo của đất trời đã giúp tôi lấy lại được sự tự tin.

Tôi rất thông cảm với những ai bị mắc bệnh đổ nhiều mồ hôi, nhất là mồ hôi tay, chân. Bởi lẽ, chính tôi cũng là nạn nhân của căn bệnh đáng ghét này. Xưa lúc đi học, mùa đông thì đỡ, mồ hôi ít ra. Chứ mùa hè thì thôi rồi, lúc nào tôi cũng phải chuẩn bị khăn mùi soa mang đi học, để thấm mồ hôi ở tay, còn tất chân thì ướt sũng.
Việc đi học còn đỡ, mỗi khi phải thuyết trình, hay phải cầm tay bạn gái, thì đúng là nỗi kinh hoàng, không để đâu hết xấu hổ.
Vì vậy mà tôi mày mò tìm hiểu các cách để trị bệnh này. Trước tiên là tìm hiểu nguyên nhân: 

Nói về nguyên nhân gây ra chứng chảy mồ hôi ở tay, GS.TS Dương Trọng Hiếu cho biết: “Nói theo cách nói của y học cổ truyền, người ta gọi là phế chủ bì mao. Khi mà có bệnh ở cơ quan hô hấp thì rất dễ ảnh hưởng đến việc tiết mồ hôi ở toàn thân cũng như là ở lòng bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thứ hai là do thiếu hụt một số chất, trong đó có canxi trong máu. Nguyên nhân thứ ba, có thể là do bị bệnh lý ở tim mạch”.
ki
Bàn tay khô ráo là ước mơ của nhiều người. Ảnh minh họa


Điều trị chứng ra mồ hôi tay, chân không quá khó, nhưng nếu để quá lâu, sẽ phải phẫu thuật tuyến mồ hôi hay tiêm botox vào bàn tay, bàn chân giúp điều tiết mồ hôi hợp lý. Theo y học cổ truyền, có một cách điều trị chứng ra mồ hôi tay, chân đơn giản mà hiệu quả đó là dùng lá lốt.
Lý giải cho điều này, GS.TS Dương Trọng Hiếu nói: “Ra mồ hôi này người ta gọi là thấp. Nước lá lốt thì có tác dụng là giúp làm bớt cái thấp ở cơ thể”.
Để chữa chứng ra mồ hôi tay bằng lá lốt, chúng ta có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa sạch và cắt nhỏ 30 gam lá lốt tươi.
- Bước 2: Cho lá lốt vừa cắt vào nồi cùng 1 lít nước sạch.
- Bước 3: Đun sôi, cho thêm ít muối vào nồi.
- Bước 4: Để nước ấm sau đó ngâm tay và ngâm chân vào.
Lưu ý là chúng ta nên làm thường xuyên mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ. Mỗi lần ngâm từ 10 đến 15 phút.
Ngoài cách ngâm nước lá lốt, ta có thể sao vàng lá lốt, sắc lấy nước uống hằng ngày để điều trị chứng ra mồ hôi tay cũng rất hiệu quả. Ngoài ra, nên ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc, bởi vì sinh hoạt bất thường, thiếu ngủ… cũng là nguyên nhân gây nên chứng ra mồ hôi tay, chân.


Nhờ bài thuốc dân gian trên mà tôi đã dần dần từng bước hạn chế được mồ hôi, đến giờ chưa hết hẳn nhưng cũng đã giảm được 80% so với xưa và hy vọng sẽ còn giảm được nữa.

Mong rằng kinh nghiệm dân gian của tôi có thể giúp ích cho các bạn nha!
  • Minh Hoàng (Từ Sơn, Bắc Ninh)
Một số kinh nghiệm dân gian:


1. Lát Lốt
Có rất nhiều cách sử dụng lát lốt để trị chứng đổ mồ hôi tay, chân. Cách thứ nhất dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, sắc uống trong 7 ngày liền, nghỉ 4 - 5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Cách thứ hai, nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay trong nước ấm, áp dụng ít nhất một lần trong ngày. Cách thứ 3, chế biến lá lốt thành những món ăn ngon mà lại có tác dụng như những vị thuốc như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, đảm bảo là rất thơm ngon, vừa miệng mà lại có tác dụng chữa bệnh.
ki
Lá lốt, chè xanh, ngải cứu... đều chữa bệnh ra mồ hôi tay hiệu quả! Ảnh minh họa
2. Chè xanh
Có một liệu pháp giúp làn da khỏe đẹp mà ít bạn trẻ để ý đó là tắm bằng nước lá chè xanh. Tắm nước chè xanh sẽ giúp bạn sảng khoái hơn sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Nước trà xanh còn ấm dùng để ngâm tay không những giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn hạn chế mồ hôi chân, tay tiết ra nữa đấy. Giống như lá lốt, trà xanh không khó kiếm, nếu đi chợ sớm để chọn được những bó trà xanh tươi với giá không quá đắt. Không chỉ dùng chữa bệnh mà nếu hãm trà xanh để uống, bạn sẽ dễ giảm cân hơn và cơ thể cũng thanh lọc, hỗ trợ việc "xử lý"" chứng đổ mồ hôi tay, chân từ bên trong. Nếu không có trà xanh thì trà túi hoặc trà mạn là một thay thế không tồi.
3. Ngải cứu
Ngải cứu tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, thần kinh, bệnh ngoài da và những rắc rối về "nguyệt san", ngải cứu còn có tác dụng trong chữa trị chứng đổ mồ hôi chân tay. Vào mùa lạnh, bạn cho cây ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ tay, chân vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân của bạn, hạn chế tình trạng hư hàn - nguyên nhân chính gây chứng đổ mồ hôi tay chân.
4. Lá dâu tằm
Những lá dâu tằm tươi xanh mơn mởn không chỉ dành làm thức ăn cho tằm nhả tơ mà còn có thể đun sôi làm nước uống trị đổ mồ hôi tay, chân nữa đấy. Có thể kết hợp thêm với lá lốt, hạt sen, đường kính để thành một loại thức uống dễ chịu. Không chỉ lá, cành cây dâu kết hợp với cỏ xước, cây mắc cỡ sắc lên uống cũng có tác dụng trong điều trị đổ mồ hôi tay, chân.
5. Muối
Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm ngâm ngập bàn tay và bàn chân vào nước ấm. Ngoài ra, còn hai cách khác là rang muối trên chảo nóng rồi hơ, xông chân tay hay gói muối hạt vào một tấm vải sạch rồi đem chờm vào chân tay. Ba cách này đều có thể giúp bạn trị dần chứng đổ mồ hôi chân, tay đó.
Trên đây là 5 liệu pháp tự nhiên khả dĩ có thể giúp chúng ta vĩnh biệt chứng ra mồ hôi tay chân. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, cả nhà chọn cho mình cách phù hợp nhé.