27 thg 10, 2013

Thiết kế cầu thang theo phong thủy


Theo phong thủy, nếu nhà bạn có cầu thang không thích hợp thì sẽ ảnh hưởng đến sự may rủi, mất mát tài sản hay bệnh tật ốm đau của gia đình. Nếu cầu thang nhà bạn hợp phong thủy, nó sẽ phân chia đều sự may mắn giữa các phần trong nhà và hiết kế cầu thang theo phong thủy .
Những kiêng kỵ khi bố trí cầu thang
Những kiêng kỵ khi bố trí cầu thang
Tuy nhiên nếu nó không hợp phong thủy thì dòng năng lượng đó sẽ lan truyền các loại bệnh tật, mất mát tài sản và vận rủi cho gia đình.

Các nguyên tắc chung khi thiết kế cầu thang

- Bậc cầu thang không nên bị lõm hay hở bởi nó làm ảnh hưởng đến sự tích lũy của cải.
- Nên có đèn cầu thang để việc đi lại ban đêm dễ dàng hơn.
- Chân và đỉnh cầu thang không bao giờ đối diện cửa chính.
- Cầu thang phải có độ vững chắc. Tránh cầu thang “kẽo kẹt” và lan can “lung lay”.
- Tránh chọn màu đỏ cho cầu thang bởi điều này mang lại những bất hạnh nghiêm trọng.
- Tránh đặt nước (non bộ) dưới chân cầu thang bởi điều này sẽ cản trở sự thành công của thế hệ thứ hai trong gia đình.
- Tránh đặt cầu thang ở chính giữa nhà. Trong trung cung lại chia làm 9 phần như phương pháp tìm trung cung của diện tích đất.
Phần giữa của Trung cung gọi là biệt cung, đặc biệt cấm kỵ đặt bậc cầu thang ở đây.
- Cầu thang không nên bắt đầu hay kết thúc ở trước nhà vệ sinh.
- Tránh đặt cầu thang xoắn ốc vì đây là một điềm gở. Càng nguy hại hơn khi cầu thang đó đặt giữa nhà. Đặc biệt không dùng cầu thang xoắn quanh cột. Loại cầu thang này sẽ tạo một khí xoắn quanh cột khiến Dương khí bị xoắn lại hại gia chủ và người nam trong nhà.
- Hai bên các bậc cầu thang phải có thành cầu thang để che chắn. Những cầu thang xây theo kiểu hiện đại như cầu thang xương cá, cầu thang không có thành chắn đều không được tốt theo quan niệm phong thủy.
- Các trường hợp bất khả kháng thì cũng cố tránh đặt bậc cầu thang đầu tiên vào giữa nhà . Bởi vì Trung cung thuộc hành thổ, sẽ bị cầu thang thuộc Mộc khắc.
- Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầu thang càng dài thì khí càng yếu.
- Lưu ý hành lang, bậc thang nghỉ liên quan đến cầu thang phải có gờ bao phía dưới tay vịn để tránh thoái khí. Cầu thang cũng không được đâm thẳng vào bếp hoặc cửa nhà vệ sinh ở bất cứ tầng nào.Đồng thời, cần lưu ý không để đà ngang (xà nhà) đè lên cầu thang
- Cầu thang nên đặt ở những nơi thoáng đãng, sinh khí dồi dào ở trong căn nhà và đi từ hướng tốt đi lên. Như vậy sẽ bảo đảm được các tầng trên thu được khí tốt của căn nhà.
- Tuyệt đối kiêng kỵ đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên. Bởi vì, khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếu cầu thang đặt đi từ phía sau nhà lên các tầng trên sẽ lần lượt suy khí. Người ở trong nhà sức khỏe, tài lộc sẽ suy giảm. Thậm chí khi dương khí suy kiệt nặng, âm khí vượng sẽ dễ mắc các bệnh hoang tưởng và thần kinh
- Trong Phong Thủy cầu thang còn được coi như khúc ruột trong cơ thể người. Bởi vậy tránh làm cầu thang đứt đoạn. Cụ thể là: Tầng một thì cầu thang đặt ở đầu hành lang, lên tầng 2 – 3 thì cầu thang lại đặt cuối hành lang, hoặc vị trí khác.
Trường hợp này phải khắc phục bằng cách trải thảm nối các bậc và các vị trí cầu thang lại. Trong trường hợp nhà không vượng khí, đủ để dẫn lên các tầng trên qua cầu thang, thì nên có đèn chiếu sáng, để tăng cường sinh khí.

Biện pháp tốt cho phong thủy cầu thang

- Đặt một chiếc đèn chùm phía trên cầu thang.
- Đặt một màn che hay chia cầu thang và cửa chính thành những khu vực khác nhau nếu chúng đối diện nhau.
- Cầu thang có thể làm bằng gỗ, kim loại hoặc bê tông là biểu tượng của ba yếu tố rắn chắc. Cầu thang gỗ thích hợp đặt hướng Nam, Đông và Đông Nam. Cầu thang kim loại tốt nhất nên đặt hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây và Tây Bắc.
- Đặt một cặp Kỳ Lân hai bên cầu thang để chống lại nguồn năng lượng xấu di chuyển lên trên và khuyến khích năng lượng tốt lên trên.
Nguồn:  Phong Thủy Tổng Hợp

19 thg 10, 2013

Khám phá nguyên nhân chính gây cao huyết áp


 
Khám phá nguyên nhân chính gây cao huyết áp
Khám phá nguyên nhân chính gây cao huyết áp
Các nhà khoa học Úc cuối cùng đã khám phá một bí mật vốn là nguyên nhân chính gây bệnh cao huyết áp sau 40 năm nỗ lực tìm kiếm, theo trang tin Top News.
Giáo sư Brian Morris và các cộng sự tại Đại học Sydney đã tìm ra vai trò bí ẩn của enzyme renin trong việc kích hoạt căn bệnh này.
Đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này sử dụng thận của con người. Nó mở đường cho những loại thuốc mang tính nhắm đích nhiều hơn, vốn có thể biến đổi việc điều trị cao huyết áp, một tác nhân rủi ro lớn gây đau tim và đột quỵ.
Ông Morris, một trong những nhà khoa học di truyền hàng đầu của Úc, bắt đầu nghiên cứu renin khi còn là một sinh viên trẻ đầu những năm 70 của thế kỷ trước.
Hiện một nhà khoa học trẻ khác, nghiên cứu sinh tiến sĩ Francine Marques đã tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm dưới sự giám sát của ông Morris và đã phát hiện ra những vấn đề mới có tầm quan trọng quốc tế này.
Trong khi renin được cho là đóng vai trò đáng kể trong bệnh cao huyết áp nhưng nó hoạt dộng như thế nào để đạt được vai trò này là điều vượt quá tầm hiểu biết của giới nghiên cứu trong nhiều năm.
Nhóm nghiên cứu của ông Morris đã xác định được vai trò quyết định của 2 micro-RNA, vật liệu di truyền mới có tác dụng làm mất ổn định sự sản sinh renin từ gien của nó.
Nghiên cứu của họ cho thấy trong thận của người bị cao huyết áp, renin hoạt động nhiều hơn gấp 6 lần trong khi các micro-RNA lại hoạt động ít hơn 6 lần.
“Đó chính là mấu chốt. Hai micro-RNA thấp hơn rất nhiều ở những người cao huyết áp. Vì vậy, nếu bạn mất chúng thì renin tăng lên, khiến huyết áp tăng theo”, ông Morris giải thích.
“Đây là một khái niệm hoàn toàn mới và rất thú vị. Chưa người nào tìm ra được bất cứ điều gì như thế về renin”, ông nhận xét.
Việc phát hiện vai trò của 2 micro-RNA có thể mở đường cho việc bào chế các loại thuốc trị bệnh cao huyết áp, vốn được thiết kế theo kiểu “hạ gục sự biểu hiện của renin ngay tại nguồn của nó”.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Hypertension của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
(Theo TNO)

17 thg 10, 2013

Cỏ mực - thuốc thanh nhiệt và cầm máu



Để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, Y thư cổ Nam dược thần hiệu khuyên lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.
Cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen. Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, dễ gây nhầm lẫn với vị thuốc nhọ nồi lấy từ nồi chảo. Tên chữ Hán là hạn liên thảo (cây có đài quả như sen).

Cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Chủ trị: xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa (uống trong, rửa ngoài).

Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”. Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, rau mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ. Bản kinh (ra đời cách đây 2000 năm) viết: “Máu chảy không cầm, đắp rau mực cầm ngay”.

Kỵ dùng cỏ mực khi có âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn tiêu chảy. Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.

Một số bài thuốc

Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

Tiêu ra máu: Cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).

Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.

Trĩ ra máu: Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày - hành tá tràng: Cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.

Hoặc: Cỏ mực 1-2 kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300-1.000 g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10 g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối (Nữ trinh tử không phải trinh nữ tử).

Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30 g.

Rong kinh: Nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Trẻ tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Cỏ mực chữa sốt xuất huyết

Viện Đông y cùng bệnh viện quận Đống Đa từng dùng cỏ mực chống dịch sốt xuất huyết muỗi truyền vào năm 1969, với 230 bệnh nhân nội trú, kết quả khỏi bệnh 99,6%. Viện Quân y 13, quân khi 5 cũng dùng mấy bài thuốc Nam dạng xiro có thành phần cỏ mực để chữa bệnh này, đem lại hiệu quả cao.

Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cúu tổng kết qua lâm sàng bệnh sôta xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này.

Ngoài ra, theo tài liệu của Trung Quốc, cỏ mực đã được dùng để chữa ung thư các loại (phối hợp với những vị khác) như ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Trong đó, để chữa ung thư họng, chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50 g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.